Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bộ giáo án hóa 10 + 11 mới 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.61 KB, 10 trang )

ANĐEHIT
I-MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
Học sinh biết:
- Định nghĩa (khái niệm) về anđehit.
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, cấu trúc và phân loại của anđehit.
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của anđehit-xeton và ứng dụng của
một số anđehit tiêu biểu.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của anđehit.
- Các phương pháp mới sản xuất anđehit.
- Bản chất của các phản ứng.
b. Về kĩ năng
- Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit. Kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Đọc đúng tên anđehit theo IUPAC và theo danh pháp thông thường.
- Làm được các thí nghiệm trong bài.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất của anđehit.
c. Thái độ
- Tin tưởng vào khoa học, yêu thích bộ môn hóa học, tìm hiểu được ý nghĩa của hóa
học đối với cuộc sống.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực thực hành hóa học, sử dụng ngôn ngữ hóa học,
- Năng lực phát hiện và giải quyết tình huống thông qua hóa học


- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:


-

Mô hình phân tử hợp chất hữu cơ.

-

Thí nghiệm: dung dịch CH3CHO làm mất màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4

-

Thí nghiệm CH3CHO thực hiện phản ứng tráng gương.

-

Bộ câu hỏi định hướng với các phiếu học tập.

2. Học sinh:
-

Kiến thức về gọi tên, viết đồng phân, ancol không bền, cách xác định số oxi hóa

-

Hoàn thành phiếu học tập sô1 1 trước khi đến lớp theo yêu cầu của GV

III - CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu chung
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm kết nối
a. Mục tiêu hoạt động

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới
của HS
- Nội dung HĐ : Tìm hiểu khái niệm, phân loại, cách gọi tên anđehit
b. Phương thức tổ chức HĐ
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
- Mời các nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ :
Dựa vào thông tin đã cho trong phiếu học tập, kết hợp với các kiến thức đã học : HS
có thể nêu được định nghĩa, cách phân loại anđehit. Nếu học sinh gặp khó khăn phần
này, GV có thể gợi ý HS xem lại định nghĩa, phân loại, cách gọi tên ancol.


Khi viết công thức chung của các axit cacboxylic dưới dạng R(CHO) n (R là nguyên tử
H hoặc gốc hidrocacbon, trừ trường hợp OHC – CHO, R là nhóm – CHO khác. HS có
thể gặp khó khăn về nêu cách gọi tên ở hoạt động đầu tiên này, tuy nhiên có thể tìm
hiểu tiếp ở HĐ hình thành kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
( HS chuẩn bị trước ở nhà )
Cho các anđehit: HCHO, CH3CHO, CH2=CH-CHO, C6H5CHO, OHC – CHO, OHC –
CH2 – CHO
(Nhóm –CHO được gọi là nhóm chức của anđehit)
Trả lời các câu hỏi sau :
1.
a) Nêu định nghĩa và viết công thức chung của anđehit
b) Thế nào là anđehit no, đơn chức, mạch hở? Viết công thức chung của
anđehit no đơn chức, mạch hở.
2. Theo em, anđehit được chia thành các loại nào? Mỗi loại lấy một ví dụ minh họa.
3.
4.


Cách gọi tên anđehit như thế nào?
Phân tích cấu tạo, dự đoán tính chất của anđehit

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động :
- Sản phẩm : HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập 1.
- Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát : Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV quan sát, hỗ trợ hợp
lí khó khăn, vướng mắc của HS.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết
được HS đã có những kiến thứ nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung
ở các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (15 phút) Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được định nghĩa, cách phân loại, danh pháp của anđehit.


- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV cho HS HĐ cá nhân : Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1
và gọi tên các anđehit sau
Anđehit

Tên thay thế

Tên thông thường

HCH=O

Metanal


Anđehitfomic (fomanđehit)

CH3CH=O

Etanal

Anđehitaxetic (axetan dehit)

CH3CH2CH=O

Propanal

Anđehit propionic (propionandehit)

CH2=CH-CHO

Prop-2-en-1-al

Anđehit acrylic

CH3-CH=CH-

But-2-en-1-al

Anđehit crotonic

CH=O
CHO


Anđehit ben zoic (benzandehit )

- HĐ nhóm : GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá
nhân.
- HĐ chung cả lớp : GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ
sung .
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
- HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về cách gọi tên anđehit, phân tích cấu trúc
và dự đoán tính chất hóa học
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm : HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số
1 và gọi tên một số anđehit theo yêu cầu của GV
1. Định nghĩa
a. Định nghĩa chung về anđehit (SGK)


Công thức chung : R(CHO)n; n ≥ 1, nguyên, R là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon,
trừ trường hợp HOC-CHO , R là nhóm –CHO khác.
b. Anđehit no, đơn chức, mạch hở : Là những hợp chất hữu cơ có chứa một nhóm
chức -CHO liên kết với gốc ankyl (trừ H-CHO).
Công thức chung : CnH2n+1CHO (n≥0, nguyên), hoặc CmH2mO (m≥1, nguyên)
2. Phân loại
Theo
gốc Theo số lượng nhóm chức - CHO
hiđrocacbon
Đơn chức
Đa chức
No
hở)


(mạch HCH=O
CH3CH= O

Không no

CH2 =CH–CH=O

Thơm

C6H5 – CHO

Tổng quát

R- CH= O

O=CH – CH=O
O=CH–CH2-CH=O

CH=O
CH=O

R’ – (CH = O)n
n≥ 2

3. Danh pháp
- Tên gọi của anđehit:
+ Tên thường (có nguồn gốc lịch sử).
+ Tên thay thế: tên hidrocacbon + al
GV cần lưu ý : cách chọn mạch cacbon chính, đánh số thứ tự trên mạch chính, bắt đầu
từ nguyên tử C trên nhóm -CHO là nguyên tử C số 1

Hoạt động 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của anđehit
a. Mục tiêu hoạt động :


Nêu được đặc điểm cấu tạo của nhóm -CHO , l hợp chất có chứa nhóm cacbonyl
(C=O)
120o

C

O

- Liên kết C = O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π kém bền
- Góc CCC = 120o
b. Phương thức tổ chức HĐ
- HĐ cá nhân : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm của liên kết C=O trong phân tử anđehit
- HĐ chung cả lớp : GV mời một số học sinh báo cáo, các học sinh khác góp ý, bổ
sung, GV hướng dẫn để HS chốt được kiến thức về đặc điểm cấu tạo của nhóm -CHO
c. Sản phẩm, đánh giá kêt quả hoạt động:
- Sản phẩm : Nêu được đặc điểm cấu tạo của nhóm
CH=O, coùcaá
u taïo: - C

O
H

- Liên kết C = O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π kém bền. Vậy anđehit có tính
chất giống anken. Các anđehit có tính oxi hoá và tính khử.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát : GV hỗ trợ HS khi hoạt động cá nhân

+ Thông qua hoạt động chung: GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về đặc điểm
cấu tạo của nhóm -CHO
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lý
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được một số tính chất vật lý
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- HĐ cá nhân : Từ đặc điểm cấu tạo của phân tử anđehit, kết hợp nghiên cứu SGK, HS
quan sát mẫu anđehit fomic, anđehit axetic tìm hiểu tính chất vật lý và trả lời các câu


hỏi: tại sao nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy (khi có cùng số C) thì của hidrocacbon <
anđehit, xeton < ancol
- HĐ chung cả lớp : GV mời một số học sinh báo cáo, các học sinh khác góp ý, bổ
sung,
c. Sản phẩm, đánh giá kêt quả hoạt động:
- Sản phẩm
+ Do đặc điểm cấu tạo nhóm -CH=O
( không có nhóm –OH), vì vậy không tạo liên kết hiđro.
+ Các anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn so với rượu có cùng số nguyên tử C.
+ HCHO, CH3CHO là chất khí, tan tốt trong nước. Còn lại là chất lỏng hoặc rắn, khi
M càng lớn thì độ tan giảm.
+ Dung dịch HCHO trong nước gọi là fomon, dung dịch bào hoà 37-40% gọi là
fomalin.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua hoạt động chung: GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về đặc điểm
tính chất vật lý của anđehit
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học
a. Mục tiêu hoạt động:
- Hiểu được tính chất hóa học

- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- HĐ nhóm : Từ đặc điểm cấu tạp của anđehit, kết hợp với các kiến thức đã học, yêu
cầu các nhóm dự đoán tính chất hóa học của anđehit. Hoàn thành phiếu học tập số 3,4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Viết CTCT của nhóm > C = O và của nhóm – C = C –
2. Nêu điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 loại liên kết trên?
3. Dự đoán khả năng phản ứng mà anđehit, xeton có thể tham gia?


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1 Tiến hành thí nghiệm anđehit axetic và axeton tác dụng với:
+ nước brom
+ dd KMnO4
+ dd AgNO3/NH3
Cho biết hiện tượng thu được.
2 Viết phản ứng hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên?
3 Giải thích tại sao anđehit có thể cho các phản ứng này mà xeton thì không?
4 Trong các thí nghiệm với nước brom, dd KMnO 4, dd AgNO3/NH3 thì anđehit thể
hiện tính chất gì?
5 Các phương pháp nhận biết anđehit
- Hoạt động chung cả lớp:
+ GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với AgNO 3/
NH3
GV mời một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung
+ Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình
hóa học xảy ra, xác định vai trò của anđehit trong các trường hợp.
GV hướng dẫn học sinh chuẩn hóa kiến thức về tính chất hóa học của anđehit
c. Sản phẩm, đánh giá kêt quả hoạt động:
* Sản phẩm :

Nêu được tính chất hóa học dựa trên cấu tạo phân tử của anđehit, rèn luyện kĩ năng
thực hành thí nghiệm, rút ra được tính chất hóa học của anđehit
Cộng H2 (Ni, to): anđehit, xeton thể hiện tính oxi hóa (phản ứng khử) tạo ancol bậc I
- Andehit dễ bị oxi hóa khi tác dụng với một số chất có tính oxi hóa:
+ Làm mất màu nước brom, tạo axit cacboxylic.


+ Làm mất màu dd KMnO4 ở nhiệt độ thường
+ Thực hiện phản ứng tráng bạc khi tác dụng với dd AgNO3/NH3
Nhận xét được
+ Trong các tính chất trên, anđehit thể hiện tính khử và oxi hóa
+ Dùng phản ứng tráng bạc để nhận biết anđehit.
* Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua hoạt động nhóm : GV quan sát các nhóm thực hành thí nghiệm, kịp thời
phát hiện, hỗ trợ khó khăn cho HS
+ Thông qua hoạt động chung của cả lớp : Đánh giá bằng nhận xét, GV cho các nhóm
nhận xét, đánh giá quá trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm của nhóm mình và các
nhóm khác. GV nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 5: Tìm hiểu phương pháp điều chế, ứng dụng của anđehit
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được phương pháp chung để điều chế anđehit
- Nêu được một số ứng dụng chủ yếu của anđehit
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS hoạt động nhóm :
Nêu các phương pháp chung điều chế anđehit và một số phương pháp điều chế
HCHO, CH3CHO từ hiđrocacbon.
- HĐ chung cả lớp : GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm,
các nhóm khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức
c. Sản phẩm, đánh giá kêt quả hoạt động:
* Sản phẩm :

- Nêu được các phương pháp điều chế anđehit, viết phương trình hóa học
+ Từ ncol bậc I: Tổng quát:
t
R-CH2OH + CuO 
→ R-CHO + Cu + H2O
0

+ Từ hiđrocacbon.
- Điều chế anđehitfomic từ metan:
NO, 700 C
CH4 + O2 
→ HCHO + H2O
0


- Từ etilen ( phương pháp hiện đại)
0

t
→ 2CH3CHO
2CH2 = CH2 + O2 
xt

- Từ axetilen:
HgSO
→ CH3CHO
CH ≡ CH + HOH 
tC
0


4

* Đánh giá kết quả hoạt động
- HS tìm hiểu được phương pháp điều chế anđehit, có sự liên hệ với tính chất hóa học
của ancol.
- Nêu được ứng dụng của anđehit
Hoạt động 6: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
a. Mục tiêu hoạt động:
- Vận dụng được kiến thức hóa học vào đời sống, nâng cao kĩ năng tìm hiểu kiến thức
qua các phương tiện thông tin : máy tính, internet, truyền hình …
- Tạo hứng thú trong học tập
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Về nhà HS hoàn thành các câu hỏi
1. Vì sao để bảo quả xác động vật, người ta ngâm chúng vào fomon?
2. Mục đích khi người ta trong fomon vào bánh phở? Việc trộn fomon vào
bánh phở có hại cho sức khỏe người tiêu dùng như thế nào?
3. Làm sao nhận biết được bánh phở có bỏ fomon?
4. Lý do tại sao người ta dùng axeton để làm nước chùi sơn móng tay, móng
chân?
5. Tại sao phản ứng anđehit tác dụng với dd AgNO3/NH3 được gọi là “phản
ứng tráng gương”?
- Buổi học sau GV sẽ hướng dẫn, trả lời
+ Thông qua hoạt động chung của cả lớp : Đánh giá bằng nhận xét, GV cho các nhóm
nhận xét, đánh giá quá trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm của nhóm mình và các
nhóm khác. GV nhận xét, đánh giá chung.



×