Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo dạy học nhằm bồi dưỡng về cách dùng từ cho học sinh lớp 5 trong phân môn tập làm văn thể loại văn miêu tả (tả người) ở trường tiểu học thiệu tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cuộc sống xung quanh ta có biết bao điều kì diệu vẫn diễn ra từng ngày,
từng giờ: Tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng lòng xôn xao thổn
thức, sự vươn mình trỗi dậy của những mầm cây,... Nhưng không phải học sinh
nào cũng có đủ năng lực, sự nhạy cảm, sự tinh tế để có thể cảm nhận được,
tưởng tượng được và đặc biệt là lưu giữ lại, làm sống lại những khoảnh khắc,
những dáng nét, những quá trình đó, để không chỉ cho riêng mình mà còn giúp
những người khác có thể hình dung được những đặc điểm tính chất nổi bật của
các sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho các đối tượng đó như đang
hiện ra trước mắt mình, trước người đọc, người nghe. Có rất nhiều thể loại làm
văn giúp các em có thể phát triển được kĩ năng này nhưng nổi bật nhất vẫn là thể
loại văn miêu tả.
Trong chương trình giáo dục ở Tiểu học, các em được học phân môn Tập
làm văn bắt đầu từ lớp 2. Điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi các em. Ở độ tuổi này, các em thích quan sát, tò mò ham hiểu biết, thích
những cái mới lạ,... Vì thế phân môn này sẽ góp phần thúc đẩy các em tới thế
giới xung quanh mình, khơi gợi cho các em lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu
thích cái đẹp, đặc biệt phát huy khả năng ngôn ngữ cho các em. Bồi dưỡng tình
yêu Tiếng Việt và chính điều này đã hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Cũng từ đó, hình thành cho học sinh những năng lực cảm xúc, óc
thẩm mĩ, sáng tạo, phát triển trí thông minh, sự nhạy cảm của tâm hồn trẻ.
Những cảm xúc thẩm mĩ ấy, thể hiện được lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp của thời
đại; đồng thời hướng các em tới những giá trị Chân - Thiện – Mĩ, bồi dưỡng tâm
hồn và nhân cách cho thế hệ trẻ.
Cũng từ yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học
nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học. Từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động
sáng tạo của mỗi học sinh. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Giáo dục - Đào tạo nhằm hình thành và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho
xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay của đất nước.


Trong quá trình công tác giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn ở Tiểu học, tôi
nhận thấy ở phân môn Tập làm văn, giáo viên không chỉ vững về chuyên môn
1


mà còn phải có vốn hiểu biết về vốn từ ngữ phong phú, đa dạng và sâu sắc sát
với thực tế, phải luôn luôn gần gũi, thân thiện với mọi học sinh. Từ đó dẫn dắt,
giúp các em luôn có ý thức khám phá ra nhiều điều mới mẻ, thú vị trong quá
trình học; giúp cho các em có sự hứng thú, say mê và óc sáng tạo linh hoạt khi
học. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học là: Không áp đặt, không nhồi nhét, không làm thay mà chỉ
gợi mở để học sinh dùng từ ngữ xếp ý, đặt câu, lập dàn ý,...
Với yêu cầu thực tế hiện nay, chúng ta đang thực hiện việc nâng cao kết
quả bài làm văn của học sinh. Nghĩa là chúng ta đang hướng tới những bài văn
hay của các em trong khi có không ít giáo viên gặp nhiều khó khăn. Qua quá trình
thực tế giảng dạy, chỉ đạo, tôi nhận thấy vấn đề sử dụng vốn “từ ngữ” trong phân
môn tập làm văn là một trong những then chốt cơ bản nhất, giúp học sinh có vốn
từ cơ bản, diễn đạt lưu loát, nhanh mà vẫn đảm bảo được tính chính xác, phù hợp,
có tình cảm chân thật, mà sâu sắc, có hình ảnh rõ nét, có sức thuyết phục nhất làm
nổi bật những câu đúng, ý đúng, ý hay trong mỗi bài làm văn của mình.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ
đạo dạy học nhằm bồi dưỡng cách dùng từ cho học sinh lớp 5 trong phân
môn Tập làm văn - thể loại văn miêu tả (tả người) ở trường Tiểu học Thiệu
Tâm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy môn Tập
làm văn lớp 5.
- Tìm hiểu một số biện pháp chỉ đạo dạy học về cách dùng từ cho học sinh lớp
5 nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh thông qua phân môn Tập làm văn.
- Tìm hiểu thể loại văn miêu tả (tả người) của học sinh lớp 5 trường Tiểu

học Thiệu Tâm.
- Đưa ra một số biện pháp chỉ đạo dạy học nhằm dẫn dắt học sinh khi học
phân môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả (tả người) ở học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Thiệu Tâm năm học 2016 - 2017.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp chỉ đạo dạy học nhằm bồi dưỡng cách dùng từ cho học
sinh lớp 5 trong phân môn Tập làm văn - thể loại văn miêu tả (tả người) ở
trường Tiểu học Thiệu Tâm.
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.

3


2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, vận dụng ngôn ngữ để giao tiếp nghĩa là để trao đổi
ý nghĩ và tình cảm của nhau, hiểu biết và cảm thông lẫn nhau. Không có giao
tiếp, con người không thể sống thành cộng đồng, thành xã hội. Tức là không thể
sống thành người. Khi giao tiếp lời nói cần phải có nội dung và hình thức, có khi
ngắn gọn trong một hai câu, có khi kéo dài, mở rộng thành nhiều câu. Giao tiếp
giữa người với người trong xã hội có thiên hình vạn trạng, cho nên lời nói của
con người với con người cũng có muôn màu nghìn vẻ. Lời nói vốn là âm thanh

phát ra rồi mất đi. Để lời nói khỏi mất đi, người ta dùng đến chữ viết. Nhờ chữ
viết, lời nói được ghi lại thành lời văn.
Do vậy khi nói con người nói thành lời nói; khi viết con người viết thành
lời văn. Lời văn phải có ý, có tình, phải thành câu, thành đoạn, thành bài. Câu
là đơn vị nhỏ nhất của lời nói hay lời văn. Câu thường gồm nhiều từ, mỗi từ có
ít nhất một nghĩa, ghép lại thành câu để diễn đạt một ý. Khi một câu diễn đạt
chưa hết ý thì phải dùng đến nhiều câu, nhiều câu hợp lại thành một đoạn.
Nhiều đoạn hợp lại thành một bài. Nếu một bài không chứa hết những điều cần
nói, cần viết thì phải mở rộng ra thành quyển sách gồm nhiều đoạn, nhiều
chương, nhiều phần.
Học làm văn chính là tập viết thành câu, thành đoạn, thành bài với
những cảm xúc, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận xét ý kiến, v.v... của mình để cho
người khác cảm được, hiểu và biết được một cách đầy đủ, đúng đắn. Do đó,
học làm văn là rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ. Đồng thời, học làm văn là phát
triển các năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển thành nhân cách của con
người.
Khi học Tập làm văn thường được bắt đầu bằng lối văn miêu tả. Miêu tả
là dùng lời nói hay lời văn làm sống lại một sự vật, một cảnh tượng, một con
người; làm sao cho người nghe, người đọc có thể tưởng tượng điều đó như đang
ở trước mắt. Tả một bông hoa, phải làm sao cho người đọc như cảm nhận được
hình dáng, màu sắc, mùi thơm của bông hoa. Tả một dòng sông hay một khu
rừng, phải làm sao cho người đọc tưởng tượng như đang đứng trước dòng sông
hay đang đi trong khu rừng đó.

4


Khi tả vật, tả người đều phải như vậy. Tóm lại văn miêu tả có khả năng tái
hiện đối tượng miêu tả trong cảm giác, tri giác, tưởng tượng của người đọc.
2.2. Thực trạng:

2.2.1. Khảo sát chất lượng.
Với thực tế giảng dạy và là một người quản lí ở trường Tiểu học, tôi thấy
việc dùng từ khi làm bài văn miêu tả (tả người) của học sinh còn nhiều hạn chế.
Xác định rõ được mục tiêu của vấn đề tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 5
với đề bài như sau: Em hãy tả hình dáng, tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em
trong những năm học trước mà em nhớ nhất.
Sau khi chấm bài của học sinh lớp 5 kết quả thu được như sau:
Khối lớp

5

Số học sinh
khảo sát
69

Thời điểm
khảo sát

Kết quả

Mức đạt được
Hoàn thành tốt
30/11/2016
Hoàn thành
Chưa hoàn thành

SL
0
55
14


%
0
79,7
20,3

2.2.2. Thực trạng việc sử dụng ngôn từ của học sinh.
Sau khi chấm bài làm của học sinh, bản thân tôi nhận thấy tình trạng chung
của khối là các em làm bài còn theo khuôn mẫu, cứng nhắc, thiếu sự sáng tạo.
Trong khi đó rất nhiều em sử dụng từ ngữ chưa sát với thực tiễn, sai mục đích,
yêu cầu, thậm chí còn làm sai lệch một nội dung, một vấn đề trong khi làm bài.
Ví dụ: Có em viết:
“Cô giáo em cổ cao 2,7 mét” (bài làm của em Kế - lớp 5B). Hay trong
phần kết luận của em Việt Anh lớp 5A có viết: “Em rất tình thân Tùng, bởi bạn
ấy luôn luôn quan tâm, giúp đỡ em trong suốt cả đời người”.[2]
Khi học sinh làm bài viết ở tiết kiểm tra viết - Tuần 16 (sách giáo khoa
Tiếng việt 5 - tập 1 - trang 159), có yêu cầu các em chọn một trong các đề sau để
thực hiện yêu cầu của bài, thì có em lựa chọn đề bài: “Tả một bạn học của em”
để thực hiện bài làm của mình, có em viết như sau:
+ “Mai lúc nào cũng giữ cho mình một vóc dáng mảnh khảnh, khẳng khiu
như que củi. Bạn ấy nặng 101 ki lô gam. Bắp tay, bắp chân của bạn mập ú”[2].
+ “Cặp lông mày của bạn ấy giống hệt như nửa đường tròn đặt trên
trán”[2].
5


+ “Bạn có mái tóc dài và đen mượt như những hòn than”[2].
Qua một số câu văn miêu tả trên, học sinh cũng đã biết cách dùng biện
pháp nghệ thuật như so sánh để tả. Các em cũng đã biết cách quan sát thực tiễn để
đưa vào bài làm của mình, nhưng các em dùng từ ngữ chưa chính xác, chưa sát

thực ví dụ: “Cặp lông mày giống như nửa đường tròn” hay “Mai có vóc dáng
mảnh khảnh, khẳng khiu như que củi mà lại nặng 101 ki lô gam, có bắp tay, bắp
chân mập ú” hoặc “Bạn có mái tóc được ví như những hòn than”,... làm cho câu
văn mất đi cái đúng, cái thực, cái hay, cái sắc nét của nó.
Thực tế việc dạy Tập làm văn nói chung, đặc biệt là văn miêu tả nói riêng,
rất cần sự hỗ trợ của phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu,...
Nhưng ở phân môn Tập đọc, học sinh được học rất ít các bài tập đọc miêu
tả người riêng biệt, dẫn đến học sinh ít được cảm thụ văn học qua thể loại này.
Cũng như phân môn Luyện từ và câu, suốt cả quá trình học, học sinh học thể loại
văn miêu tả người từ tuần 12 đến tuần 21 nhưng các em chưa được học về mở
rộng vốn từ có liên quan. Mãi đến tuần 30,31,33,34 học sinh mới được học về mở
rộng vốn từ về: Nam- nữ, trẻ em, quyền và bổn phận. Do vậy rất khó khăn cho
giáo viên cũng như việc làm văn của học sinh ở thể loại văn miêu tả người.
Với việc khảo sát bước đầu và qua thực tiễn giảng dạy, chỉ đạo tôi nhận
thấy: Vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh chưa phong phú. Nhiều lúc các em
tìm hiểu, nhận xét bằng cảm tính, nghĩ gì thì viết vậy, chưa có sự chọn lọc về
ngôn ngữ. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức cho các em biết quan sát,
nhận xét thực tế về đối tượng mà các em miêu tả. Có rất nhiều em hiểu về bản
chất của sự vật, sự việc các em định tả, song vốn từ ngữ của các em còn quá
nghèo nàn nên chưa biết chọn lọc, sử dụng như thế nào để sát với thực tế, để gợi
tả và truyền tải được cảm xúc. Chính điều đó dẫn đến bài làm khô khan, câu, ý
lủng củng, nên chất lượng bài làm đạt hiệu quả chưa cao.
Từ việc theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá đã tìm ra nguyên nhân. Tôi đã
vận dụng một số biện pháp để chỉ đạo nâng cao chất lượng trong giảng dạy
nhằm thúc đẩy sự phát huy khả năng của học sinh trong việc tự chiếm lĩnh tri
thức, chủ động sáng tạo trong học tập.
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo dạy học nhằm bồi dưỡng cách dùng từ cho học
sinh lớp 5 trong phân môn Tập làm văn - thể loại văn miêu tả (tả người):
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác tự học, tự bồi dưỡng:
6



Nếu chỉ dừng lại ở những kiến thức mà giáo viên được học trong trường
sư phạm là chưa đủ. Trong thực tế giảng dạy, để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, bắt kịp với quá trình Hiện đại hóa và xu thế phát triển của sự nghiệp
giáo dục thì giáo viên cần phải tự học, tự bồi dưỡng, đặc biệt là công tác bồi
dưỡng thường xuyên theo chỉ đạo của cấp trên. Mỗi giáo viên phải là tấm gương
tự học, tự sáng tạo. Vì thế tôi đã chỉ đạo và luôn khuyến khích tất cả các giáo
viên tự học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trình độ, kiến
thức qua nhiều nguồn như: sách tham khảo, các tài liệu cũng như các video dạy
học trên mạng Internet,… Đặc biệt là trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp qua
những buổi sinh hoạt chuyên môn để củng cố kiến thức, học hỏi lẫn nhau, rút
kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc làm phong phú vốn từ cho học sinh.
Làm phong phú vốn từ cho học sinh là một trong những bước vô cùng quan
trọng trong quá trình giảng dạy. Để thực hiện cho việc thuyết trình hoặc chuẩn bị cho
một bài làm văn thì vốn từ là một trong những yếu tố then chốt để tạo thành lời văn,
câu văn,... nhằm giúp học sinh có vốn từ ngữ phong phú. Muốn làm được như vậy
giáo viên cần phải chuẩn bị thật tốt những tiết Luyện từ và câu để áp dụng vào giảng
dạy, đặc biệt cần quan tâm đến việc mở rộng vốn từ cho học sinh. Tôi đã chỉ đạo giáo
viên xây dựng vốn từ cho học sinh một cách có hệ thống thông qua các câu hỏi gợi
mở,... ngoài những vốn từ mà sách giáo khoa đã giới thiệu cho học sinh, giáo viên
cần khai thác thêm cho học sinh vốn từ ngữ trong đời sống hằng ngày của dân gian,
dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau như đố vui, trò chơi,... để làm thay đổi
không khí qua từng tiết học. Một phần động viên khuyến khích cho học sinh hứng
thú qua từng tiết học để từ đó giúp học sinh tiếp thu bài tích cực hơn, khả năng ghi
nhớ bài học một cách chủ động hơn và ghi nhớ kiến thức một cách bền vững hơn.
Ví dụ: Để dạy tiết Luyện từ và câu ở các tiết mở rộng vốn từ: “Truyền
thống” giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm các từ ngữ: Từ đơn, từ
ghép, từ láy xếp vào các từ tương ứng thuộc từ loại: Danh từ, động từ, tính từ,

hoặc tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về nội dung, chủ đề đó như:
+ Về tình thầy trò: Không thầy đố mày làm nên, một chữ cũng là thầy,
nửa chữ cũng là thầy,...
+ Về người thân: Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
7


Hay: Môi hở răng lạnh, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,....
+ Về tình bạn: Bạn con chấy cắn đôi, học thầy không tày học bạn,...
...
Từ đó hướng dẫn cho các em thi tìm nhanh từ gần nghĩa thuộc mảng kiến
thức, ví dụ như: Tìm từ gần nghĩa với từ “xinh đẹp”. Lúc này học sinh rất có
hứng thú tìm và các em đã tìm được: Xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh...
Sau đó giáo viên giúp học sinh tái hiện lại kiến thức cũ mà các em đã học
trước đó, ở các lớp dưới như các tiết Luyện từ và câu: “Mở rộng vốn từ: Lạc
quan - yêu đời, dũng cảm, sức khỏe,...”
Giáo viên có thể đưa ra một hệ thống bài tập có dạng: Tìm những từ ngữ có
khái niệm “đẹp”. Nhằm giúp các em tìm được một số từ ngữ như: mảnh mai, thanh
thanh, thanh lịch, tuấn tú, khôi ngô, kháu khỉnh, điềm đạm, nết na,…
Để hỗ trợ cho học sinh học tốt các yêu cầu tiếp theo về tả người như tả:
Ông, bà, hoặc tả một chú công an đang làm nhiệm vụ,... giáo viên cần giúp học
sinh tìm ra được vốn từ trong mỗi tiết Tập làm văn ứng với từng yêu cầu của
mỗi bài học để học sinh tham khảo.
Ví dụ: Thông qua hình thức trò chơi “Tìm những từ ngữ thường dùng khi
miêu tả về một cụ già?”. Học sinh sẽ rất hứng thú đưa ra một số từ: da đồi mồi,
da nhăn nheo, gầy guộc, xuất hiện những gân xanh nổi lên như những con giun,
tóc bạc như một ông tiên, phúc hậu, móm mém,...
Hay thông qua hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh: Tìm các từ
miêu tả đặc điểm ngoại hình, nội tâm, trí tuệ của con người?

Thông qua hoạt động này giáo viên giúp học sinh tìm và xếp các từ miêu
tả tìm được vào các nhóm sau:
+ Miêu tả ngoại hình: Cao, thấp, gầy, béo, phục phịch, đẫy đà, lực lưỡng,
tầm thước, cân đối, mập mạp, vạn vỡ, mảnh mai, thon thả,…
+ Miêu tả nội tâm: hiền, ác, thẳng thắn, trung thực, đôn hậu, gian ác, nóng
nảy, điềm đạm, chắc chắn, cương trực, cởi mở, hòa nhã, nhu nhược,…
+ Miêu tả trí tuệ: Thông minh, khôn ngoan, ngốc nghếch, hoạt bát, lanh lợi,…
Hoặc khi yêu cầu học sinh thực hiện đề bài “Em hãy tả một em bé đang
tập đi”, có nhiều em đã đáp ứng được yêu cầu của đề bài đưa ra. Nhưng bài làm
của các em còn nghèo nàn về vốn từ, các em mới chỉ biết sử dụng duy nhất một
từ ngữ “Em bé chập chững bước đi từng bước một” để tả về bước đi của em bé.
8


Nhiều giáo viên đôi khi không để ý đến, nhưng nếu ta sưu tầm từ ngữ thường
dùng trong cuộc sống thì chúng ta sẽ bắt gặp có người dùng từ ngữ tả bước đi
“chập chững” bằng các từ: lò dò, lẫm chẫm,...
Người giáo viên dạy tốt phần này, chính là đã giúp học sinh có vốn từ ngữ
phong phú. Từ đó, sẽ giúp các em có thể chọn lọc để miêu tả các chi tiết trong
bài làm của mình có sự lựa chọn rõ nét, sinh động về vốn từ ngữ thể hiện được
cái dáng vẻ riêng biệt về cái thật, cái hồn, cái thần của mỗi người được thể hiện
qua từng bài viết.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc làm giàu hình ảnh văn học cho học
sinh thông qua một số bài học:
Tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh thông qua tất cả
các bài tập đọc, học thuộc lòng, kể chuyện,... để học sinh biết được cách tả, cách
viết, cách dùng biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của tác giả khi miêu tả.
Điều này nhiều giáo viên chưa để ý đến. Song nó giúp học sinh rất nhiều
khi làm bài Tập làm văn. Mỗi khi dạy xong một bài tập đọc, học thuộc lòng,...
có những đoạn văn hay nào chúng ta cần yêu cầu học sinh học thuộc lòng đoạn

văn đó, hay chép vào một cuốn sổ tay tích lũy về văn học. Điều này cũng
không đồng nghĩa với dạy cho học sinh sao chép văn bản, mà mục đích là giúp
học sinh học cách dùng từ, cách diễn đạt, sau đó vận dụng để làm bài văn của
mình một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung từng yêu cầu cụ thể mà đề bài
yêu cầu.
Ví dụ trong bài: “Bà tôi” (Sách giáo khoa Tiếng việt 5- Tập 1- Trang 122).
Nhiều em đã thuộc lòng cả đoạn như:
+ “Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai
vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên
tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày.”
+ “Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào
trong trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy
nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền
khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má
ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.”

9


Hay bài: Hạng A Cháng - Sách giáo khoa Tiếng việt 5 - Tập 1- trang 119. Ở bài
này giáo viên cần xác định được cách dùng từ miêu tả để từ đó giúp học sinh
nhận ra được cách dùng từ để miêu tả về:
+ Hình dáng của Hạng A Cháng (Sức khỏe của Hạng A Cháng): Ngực nở
vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ, vóc cao, vai rộng,
người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như
một tràng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
+ Hoạt động, tính tình: Lao động chăm chỉ, cần cù, say mê, giỏi, tập trung
cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
Học đến bài: “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa (sách giáo
khoa Tiếng việt 5 - Tập 1- Trang 139). Ở khổ thơ thứ 2:

“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...”
Qua khổ thơ trên, giáo viên cần giúp cho học sinh cảm nhận được thiên
nhiên, đất nước ta dù khắc nghiệt, bão dập, nắng lửa, mưa dầm nhưng người
nông dân vẫn không quản vất vả nhọc nhằn, vẫn xuống đồng lao động sản xuất
để làm ra những hạt gạo dẻo thơm chi viện cho tiền tuyến. Qua đó giáo viên
giúp học sinh tái hiện về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, một nắng hai
sương, lam lũ cực nhọc, cần cù trong lao động, cũng chính từ đây các em hiểu
thêm về đức tính cần mẫn, chịu thương, chịu khó của những người mẹ Việt Nam
từ bao đời nay.
Ngoài những câu văn, đoạn văn hay trong sách giáo khoa, những bài
hát,... giáo viên nên sưu tầm và đọc cho học sinh nghe những câu, đoạn văn
miêu tả hay của một số bài văn mẫu hoặc đạt giải cao trong các kì thi,...
Ví dụ: Đoạn bài văn mẫu của tác giả Đặng Phương Anh tả về người bà
như sau: “... Bà nhìn tôi đôi mắt nhăn nheo vì chói nắng, cặp lông mày rậm, lốm
10


đốm bạc của bà nhíu lại, vừa nói bà vừa cười vui, để lộ hàm răng đen và khấp
khểnh. Dáng người nhỏ nhắn của bà đang lom khom tưới rau, bắt sâu. Bà tôi
ngoài bảy mươi tuổi rồi tóc trên đầu đã bạc phơ. Bà trùm một chiếc khăn vuông
bạc màu che kín đầu chỉ còn chìa ra đôi tai to và dày như tai phật. Bà mặc bộ
quần áo vải thô, rộng thùng thình so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà

đã hóp, thái dương hơi nhô, tay chân có chỗ bắt đầu xương xẩu, nổi gân xanh,...”
Từ đoạn văn trên, để giúp cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của người
bà; giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu những từ ngữ gợi tả về người bà thân
thương (như ở các nét tả về hình dáng) nhưng cũng cho thấy cả vẻ hiền hậu của
bà như: đôi mắt, cặp lông mày, hàm răng, dáng vóc, tóc tai, quần áo, thân hình,
đôi má,... Bằng những từ ngữ gợi tả sinh động, tạo cho người đọc một cảm xúc
thật rung động mãnh liệt về một người bà gần gũi mà thân thương.
Mặt khác học sinh sẽ hiểu thêm về hình ảnh hiền hậu, chất phác của người
phụ nữ Việt Nam nói chung và của người bà nói riêng qua những hình ảnh miêu
tả. Đây cũng là nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
Để làm nên phần hồn trong các bài văn miêu tả người chính là phần miêu
tả tâm trạng của con người, vì thế người giáo viên cần nhấn mạnh, nhắc nhở các
em chú ý điều này. Muốn thế giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý, dẫn dắt
vấn đề cho các em, ví dụ: Em hãy đặt câu miêu tả các trạng thái, tình cảm của
con người như: vui, buồn, thương yêu,… Thông thường học sinh sẽ làm rất đơn
giản như:
+ Em rất vui.
+ Em rất buồn.
+ Em rất thương bạn nhỏ lang thang ngoài đường.
Từ thực trạng đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết làm giàu hình
ảnh văn học thông qua cách diễn đạt mượt mà, trôi chảy hơn, chẳng hạn:
+ Sau ba tháng nghỉ hè, vui biết mấy khi em được gặp lại thầy cô, bạn bè
trong ngày khai trường tưng bừng nhộn nhịp.
+ Ngoài sân trường các bạn đang cười nói, chạy nhảy vui vẻ nhưng lòng
em trĩu nặng nỗi buồn vì mẹ em đang bị ốm phải nằm viện.
+ Những cơn gió mùa đông lạnh buốt, nằm trong chăn ấm mà em thấy
thương và tội nghiệp cho những em nhỏ đang lang thang cơ nhỡ ngoài đường.
...
11



Qua những hoạt động trên, sẽ giúp học sinh dần dần hình thành kĩ năng
bộc lộ trạng thái tình cảm qua từng câu, từng ý,... trong bài văn miêu tả người,
làm cho bài văn trở nên sâu sắc, giàu hình ảnh và truyền cảm hơn..
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên sử dụng từ so sánh cho việc bồi dưỡng vốn từ trong
khi làm bài văn miêu tả người:
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, bản thân đã tìm hiểu thấy một hạn chế lớn
của các em đó là: dùng từ chưa sát hợp, chưa đúng với thực tiễn. Phần lớn nhiều
giáo viên lại chưa chú trọng quan tâm đến nhiều. Chính vì vậy, để cho học sinh
biết cách so sánh đúng, dùng từ đúng giáo viên phải yêu cầu các em giải nghĩa từ
đã chọn sau đó đặt vào trong câu văn cụ thể để so sánh và lựa chọn từ hay nhất.
Ví dụ: Trong bài viết của em Việt Anh học sinh lớp 5A có câu văn tôi đã
nêu ở phần trên:
“Em rất tình thân Tùng, bởi bạn ấy luôn luôn quan tâm, giúp đỡ em trong
suốt cả đời người”.[2].
Ở ví dụ này giáo viên cần phải đưa ra cho cả lớp cùng nhận xét về cách
dùng từ của học sinh để các em tìm ra được cái không hợp lí của từ “tình thân”,
“suốt cả đời người”.
Từ đây giáo viên hướng dẫn cho học sinh thay bằng từ khác như: cảm ơn,
yêu quí, không bao giờ em quên, biết ơn,... thay cho từ “tình thân”. Và cụm từ
sát thực hơn ví dụ như: năm học vừa qua, suốt tuần qua, những năm tháng học
chung dưới mái trường Tiểu học,... thay cho “suốt cả đời người”.
Mặt khác, giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân biệt các từ đồng nghĩa
biểu cảm, để từ đó giúp các em so sánh, biết phân biệt nghĩa của từ, phạm vi sử
dụng để vận dụng vào từng văn cảnh cụ thể phù hợp hơn tạo hiệu quả diễn đạt
hay, chính xác và hấp dẫn hơn.
Ví dụ: Giáo viên nêu ra một số tính từ biểu thị về mức độ, sắc thái khác
nhau về màu trắng như: trắng ngần, trắng nõn, trắng bạc, trắng hồng,… yêu cầu
học sinh lựa chon từ ngữ phù hợp để miêu tả về làn da của em bé. Qua từng hoạt
động học tập, giáo viên giúp cho học sinh tìm và lựa chọn một số từ ngữ: “trắng

ngần, trắng hồng,…” để miêu tả, chứ không thể sử dụng từ: “trắng bạc” để đặt
câu miêu tả làn da cho em bé được.
Hoặc chúng ta đưa ra các từ ngữ sau: băng hà, hy sinh, chết, qua đời,
nghẻo, đi, mất... Và cũng từ đây, nếu học sinh viết về một người thân trong gia
12


đình, chú bộ đội,... thì các em chẳng bao giờ viết: “Cụ ông của em đã nghẻo từ
lâu lắm rồi” mà các em phải biết chọn lọc từ để đặt câu tỏ rõ thái độ, tình cảm
kính trọng, biết ơn, thương tiếc của mình đối với người đã mất, như dùng từ:
“qua đời, mất,...” để thay thế cho từ “nghẻo” trong câu đã nêu ở trên.
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng ngôn ngữ nói cho học sinh:
Với việc hiểu rõ bản chất, nội dung của vấn đề đặt ra, muốn viết văn đúng,
hay thì trước hết phải nói đúng, nói hay. Việc dạy cho học sinh nói có tầm quan trọng
nhất định giúp học sinh viết văn hay. Do vậy người giáo viên phải dạy cho học sinh
nói năng lưu loát, nói rõ ràng, nói cho “gãy góc”, “nói cho có đầu có cuối”.
Trên thực tế khi dạy học, tình trạng chung của học sinh tiểu học là các em còn
nói (diễn đạt) chưa rõ ràng, chưa chính xác, nhiều giáo viên còn chưa chú ý đến cách
rèn kĩ năng nói cho học sinh. Muốn làm được điều này tôi không ngừng chỉ đạo cho
giáo viên phải luôn tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kĩ năng này. Con
đường tốt nhất là thông qua các hoạt động học tập của các em như: trình bày trước
lớp, nhóm, trò chơi,... nhất là đối với những học sinh còn chưa mạnh dạn, còn nhút
nhát trong giao tiếp khi đứng trước mọi người, trước tập thể,... khi các em trình bày
nếu từ nào sai, trình bày chưa đúng, giáo viên cần yêu cầu học sinh đó trình bày lại
ngay và sửa lại cho đúng. Ví dụ như trong quá trình tổ chức trò chơi: “Tìm người
phát thanh viên nhỏ tuổi” yêu cầu học sinh hãy thuyết trình một bài văn miêu tả về
“một ông cụ mà em quen biết” hoặc “một em bé đang tập đi mà em biết”,...
Ví dụ như trong phần trình bày của em Nguyễn Thị Linh học sinh lớp 5B
miêu tả về một ông cụ như sau:
“Ông Khu là người ở quê quán em, năm nay đã ngoài 80 tuổi rồi. Chiều

nào cũng vậy, trên tay ông là một chiếc gậy làm bằng in ốc nhỏ nhắn đã giúp
ông đến sân đình để vui cùng đám trẻ và kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe.
Nhìn thấy ông chống gậy đi, những bước đi chấm phẩy của ông trông thật dũng
mãnh, chúng em lại xúm lại dìu ông tới gốc đa ở sân đình,…”[2].
Sau khi nghe học sinh trình bày xong, giáo viên cần cho học sinh nhận
xét, đánh giá về phần trình bày của bạn; người giáo viên cần hướng tới cho học
sinh tìm ra được một số từ ngữ chưa phù hợp với nội dung văn cảnh bằng những
câu hỏi gợi mở như: Em hãy tìm một từ khác để thay thế cho từ “quê quán” ở
phần trình bày vừa rồi của em (bạn)? Nhằm giúp các em tìm được và thay thế
bằng các từ: làng em, thôn em, xóm em, đội em,…
13


Tiếp theo: Thầy giáo có từ “khập khiễng” và từ “chấm phẩy” theo em
chúng ta dùng từ nào diễn tả bước đi của ông cụ để làm cho câu văn thể hiện
được tình cảm yêu thương, chia sẻ khiến cho người nghe, người đọc cảm nhận
được ý nghĩa sâu sắc trong từng câu, từng ý diễn đạt gần gủi mà thân thiện
hơn?
Từ những cách làm trên giáo viên cần yêu cầu học sinh sửa lại từ “dũng
mãnh” bằng từ: mệt nhọc, nặng nhọc,... cho phù hợp với nội dung văn cảnh.
Từ kinh nghiệm giảng dạy ở kiểu bài văn miêu tả người cho thấy: Nếu
học sinh khi diễn đạt chưa đúng, chưa rõ ràng thì giáo viên cần cho học trình
bày lại ngay, bên cạnh đó giáo viên cần chú ý đến cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ,
ngắt nghỉ (dấu câu) hợp lí sẽ làm tăng thêm sức diễn cảm của câu văn. Hoặc
giáo viên tổ chức cho những học sinh còn hạn chế trong học tập bằng nhiều hình
thức trò chơi khác nhau như trò chơi “tiếp sức”,... để các em có nhiều cơ hội rèn
luyện trong khi trình bày trước lớp.
2.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện:
Qua những biện pháp, việc làm trên, tôi đã tiến hành khảo sát việc nắm
kiến thức và cách dùng từ của học sinh khối 5, thời gian làm bài 30 phút với yêu

cầu đề bài sau:
Tả một người lao động trí óc mà em yêu quý nhất.
Sau khi chấm bài, thu được kết quả như sau:
Khối
lớp
5

Số học sinh
khảo sát
69

Thời điểm
khảo sát

Kết quả

Mức đạt được
Hoàn thành tốt
24/03/2017
Hoàn thành
Chưa hoàn thành

SL
20
49
0

%
28,9
71,1

0

Thực tế chấm bài cho thấy việc sử dụng vốn từ của các em qua các bài
kiểm tra, ngày càng đa dạng, phong phú. Các em đã biết dùng từ gợi tả một cách
linh hoạt; biết dùng từ ngữ so sánh sát với cuộc sống hằng ngày với độ chính xác
cao; lỗi dùng từ trong khi đặt câu cũng giảm đi rất nhiều; bài làm của các em
mạch lạc hơn, những câu văn có hồn hơn, biểu hiện độ tinh tế hơn, giàu hình ảnh
hơn, thể hiện được nét riêng của cá nhân, diễn đạt một cách logic; có một số em
làm bài rất đặc sắc như bài của em:
14


1/ Phùng Thị Yến Nhi
- lớp 5A;
2/ Trần Nguyễn Quỳnh Anh - lớp 5A;
3/ Đinh Thị Phương Anh
- lớp 5A;
4/ Trần Thùy Thanh Trúc - lớp 5A;
5/ Trần Thị Minh Phương - lớp 5B;
6/ Cao Thị Hằng
- lớp 5B;
7/ Trần Thị Yến Nhi
- lớp 5B.

3. Kết luận, Kiến nghị:
3.1. Kết luận:
15


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thấy

việc bồi dưỡng dùng từ cho học sinh trong phân môn Tập làm văn nói chung và
cho thể loại văn “miêu tả người” nói riêng vào trong tiết học cụ thể là một trong
những yêu cầu cần thiết. Bởi vì, muốn phát triển năng lực tư duy, trí tưởng
tượng, óc sáng tạo, khả năng diễn đạt mạch lạc, tạo hứng thú học tập, tạo niềm
vui và lòng say mê yêu thích học tập là vô cùng cần thiết. Cũng từ đó rèn cho
học sinh đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động, góp phần rèn luyện cho học sinh
những đức tính, phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới.
Từ một số biện pháp trên giáo viên đã giúp học sinh biết cách dùng từ ngữ
trong phân môn Tập làm văn nói chung và thể loại văn miêu tả (tả người) nói
riêng. Chính từ đó tôi đã rút ra được một số điều sau đây:
+ Trong khi giảng dạy, giáo viên không nên máy móc, cứng nhắc, rập
khuôn theo sách giáo khoa. Bởi vì nếu chỉ dựa vào vốn từ ngữ ở trong sách đưa
ra thì các em khó có thể có nhiều vốn từ để tìm ý, xây dựng được bài làm của
mình, mà giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu thêm về vốn từ thông qua các
hình thức dạy học ở tất cả các môn học, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu,
Tập đọc.
+ Khi giảng dạy người giáo viên phải tìm ra phương pháp giải quyết linh
hoạt phù hợp giữa lí thuyết với thực hành, giữa rèn kĩ năng thuyết trình (nói) và
viết; tạo nên sự nhạy cảm trong tâm hồn mỗi học sinh.
+ Cần giúp học sinh biết cách chọn lọc từ ngữ, những hình ảnh nghệ thuật
để diễn đạt cho phù hợp với từng đối tượng miêu tả.
+ Việc chấm chữa bài của giáo viên là một trong những bước quan trọng
nhất để chuẩn bị cho tiết trả bài. Muốn để học sinh nhận rõ bài làm của mình có
những ưu điểm, nhược điểm gì, qua tiết trả bài hay nhận xét thường xuyên thông
qua từng hoạt động, tiết học; giáo viên phải nêu ra được những ưu điểm và nhược
điểm chung của lớp. Sau đó đến từng bài làm cụ thể của từng học sinh hoặc một số
em điển hình.
+ Việc động viên, khuyến khích, tuyên dương của giáo viên kịp thời đến
học sinh cũng là một động lực thúc đẩy tinh thần học tập hăng say của các em,
làm cho các em ngày càng hứng thú trong học tập, rèn luyện.

+ Muốn thực hiện tốt một tiết dạy có hiệu quả, gây hứng thú học tập cho
học sinh thì người giáo viên phải tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức
16


phù hợp nhất đối với đối tượng học sinh thông qua từng bài. Để từ đó lôi cuốn
sự tập trung, chú ý học tập của các em.
+ Qua từng tiết dạy, giáo viên cần phải tuân thủ và đi đúng con đường
nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn qua các
hình thức tổ chức dạy học và ngược lại. Vừa củng cố, vừa có tác dụng mở rộng
vốn hiểu biết của học sinh, qua đó học sinh sẽ hiểu được về những nét đẹp bên
trong lẫn bên ngoài luôn ẩn chứa trong mỗi con người chúng ta.
+ Tích cực và không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức và biết
lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để xây dựng cho mình một phương
pháp dạy học mới thích hợp nhất theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2. Kiến nghị:
Muốn thực hiện được việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, thể
loại miêu tả nói riêng; tôi xin đề nghị với cấp trên tạo điều kiện cho học sinh
được đi thăm quan, dã ngoại để làm tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết của các
em trong thực tiễn nhiều hơn.
Bởi điều kiện thời gian có hạn, tôi đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo
nhằm bồi dưỡng cách dùng từ cho học sinh khối lớp 5 trong phân môn Tập làm
văn thể loại văn miêu tả (tả người) ở trường Tiểu học Thiệu Tâm năm học 20162017 mà tôi đã rút ra từ trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự góp ý,
cùng trao đổi của đồng nghiệp. Ngoài ra đề tài còn là cơ sở và là phần quan
trọng cho việc nghiên cứu tiếp nội dung và phương pháp để bồi dưỡng cho học
sinh về dùng từ trong chương trình Tiểu học hiện nay.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Thanh hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình

viết, không sao chép nội của người khác.
Người thực hiện.

Cao Văn Tiếng

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1/ Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng việt lớp 5.
17


2/ Bài kiểm tra của học sinh.
3/ Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tập làm văn ở Tiểu học.
4/ Phương pháp dạy Tập làm văn ở Tiểu học.

18



×