\
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN VÀ GIÁO DỤC TRẺ
SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỆN, NƯỚC TRONG
TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP
Người thực hiện:
Mai Thị Mỵ
Chức vụ:
Hiệu trưởng
Đơn vị công tác:
Trường mầm non Nga Giáp
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lý
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
THANH HÓA, NĂM 2015
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu
cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh, trong khi khả năng cung cấp năng lượng
trong nước có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế. Chính vì thế, nguy cơ thiếu hụt
năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu. Đặc biệt là năng lượng điện và
năng lượng nước - là những năng lượng hàng ngày, hàng giờ mỗi con người,
mỗi gia đình chúng ta đều cần đến và trực tiếp sử dụng. Chúng ta hãy thử tưởng
tượng nếu không có điện, không có nước thì cuộc sống xung quanh sẽ ra sao?
Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết gìn giữ, bảo vệ thì nguồn năng
lượng sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, thiếu nước, mất
nước ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.
Thực trạng ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là
ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bán hàng;
nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều
phòng làm việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nhiều
nơi mắc điện đường xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100-300W, hiệu suất chiếu
sáng của bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí điện.
Bên cạnh lãng phí nguồn điện thì nguồn nước sạch cũng đang bị con Người làm Ô
nhiễm, sử dụng không có kế hoạch như bơm xả, rót nước quá mức cần dùng…
Năng lượng rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy việc thực
hiện và tiến hành giáo dục trẻ Mầm non biết tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là
năng lượng điện, nước sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo
ra một lớp người có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề thực hành tiết kiệm. Thực
hiện tiết kiệm năng lượng điện, nước sẽ góp phần làm giàu cho bản thân, gia
đình và xã hội, không những thế tiết kiệm năng lượng có giá trị đạo đức rất lớn
đối với con người.
Đối với các trường Mầm non nói chung và trường Mầm non Nga Giáp nói
riêng được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác chăm sóc
giáo dục trẻ như: Nồi cơm điện, Tủ lạnh, Ti vi, Quạt, Đầu đĩa, Máy chiếu, Máy vi
tính… nên việc sử dụng điện trong một ngày ở trường là rất lớn. Do đó, thực hiện
sử dụng điện, nước một cách hợp lý sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu sử dụng trước
mắt và giữ gìn nguồn năng lượng cho tương lai. Bên cạnh đó, theo sự chỉ đạo của
Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường Mầm non lồng ghép giáo dục theo các
chuyên đề trọng tâm, trong đó có chuyên đề “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm - hiệu quả”. Nội dung giáo dục Trẻ tiết kiệm nhiên liệu, và khi sử dụng các
thiết bị điện nước như Ti vi, bóng điện, quạt… xong phải tắt ngay để tiết kiệm
điện, nước như thế nào? Là Hiệu trưởng quản lý nhà trường, tôi xét thấy mình
phải có trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện tiết kiệm Điện, Nước góp phần thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí cho trường. Chính vì vậy vào đầu năm học, Tôi
quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện và giáo dục Trẻ sử
dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước trong trường Mầm non Nga Giáp” làm
đề tài nghiên cứu và ứng dụng vào thực hiện năm học 2014 - 2015 tại nhà trường.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí là những phẩm chất cơ bản
trong hệ thống quan điểm đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh - Người là tấm
gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Nhận thức
đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí đặc biệt làm theo tấm gương đạo đức của Bác là nội dung quan trọng
thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong năm 2008, đồng thời là một trong những biện pháp thiết thực xây
dựng Đảng, xây dựng Nhà nước - Và thực tế ở nhà trường góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong di chúc, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đặc biệt quan tâm đến ngành
giáo đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “Thực hiện
và giáo dục tiết kiệm năng lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho Giáo viên, Nhân
viên và Học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, bởi Trẻ em như một cây non, cần
được uốn nắn ngay từ đầu”. Vì ở lứa tuổi này các em rất dễ tiếp cận, học hỏi
những điều hay lẽ phải, vì thế chúng ta phải chú trọng giáo dục ý thức tiết kiệm
năng lượng cho Trẻ ngay từ lứa tuổi này, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết đơn
giản về sức khỏe bản thân, gần gũi và biết tiết kiệm năng lượng điện, nước.
Để giáo dục Trẻ ý thức tiết kiệm năng lượng hiệu quả, Bộ Giáo dục và đào
tạo đã ra Quyết định số 4020/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2008 chỉ đạo đưa nội dung
giáo dục Năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào hệ thống giáo dục Quốc dân.
Thực hiện Quyết định số 4020/QĐ-BGDĐT, năm học 2009 - 2010 Bộ giáo
dục và đào tạo đã soạn thảo chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”
và triển khai đưa vào lồng ghép, giáo dục Trẻ Mầm non ý thức tiết kiệm năng
lượng.
Trước khi bước vào các năm học 2009 - 2010 đến nay, và năm học gần đây
là năm học 2014 – 2015 Bộ Giáo dục đào tạo đã có công văn số 4318/BGDĐTGDMN ngày 14/8/2014 về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Mầm non. Nội dung
công văn cũng đã nêu “Tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc tích hợp các nội
dung giáo dục vào Chương trình giáo dục mầm non gồm: giáo dục an toàn giao
thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu; phòng chống thảm họa thiên tai”.
Để thực hiện nội dung chuyên đề thì chúng ta phải nhận thức được rằng:
Đối với trẻ ở độ tuổi Mầm non trẻ học qua sử dụng tất cả các giác quan, trẻ học
ở mọi lúc mọi nơi, tiếp thu kiến thức qua trải ngiệm thực hành. Trẻ học sẽ nhớ
tốt, nhớ lâu hơn. Khi trẻ được trải nghiệm, thực hành trẻ sẽ hứng thú và lĩnh hội
tốt những nội dung, kiến thức, khác sâu kiến thức một cách vững chắn làm tiền
đề phát triển nhân cách cho Trẻ sau này.
Như vậy, Việc lồng ghép thường xuyên vấn đề này vào các hoạt động của
các thời điểm trong ngày cho Trẻ rất quan trọng và sẽ mang lại hiệu quả không
3
nhỏ. Hơn nữa, nếu ngay trong cuộc sống hàng ngày, các Bác, các Cô trong
trường là người đi tiên phong, làm gương trong việc tiết kiệm năng lượng điện,
nước… thì hiệu quả giáo dục Trẻ sẽ tăng lên gấp đôi. Vì vậy việc làm này đã
thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường, các cơ quan và
trong mỗi người Việt Nam.
II. THỰC TRẠNG:
Đầu năm học Tôi cùng các đồng chí Ban giám hiệu khảo sát thực tế về
tình hình điện nước ở trường Tôi thấy có những thuận lợi khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đã đạt Chuẩn mức độ I nên
tương đối đầy đủ.
- Được Đảng ủy - UBND, các ban ngành đoàn thể xã rất quan tâm đầu tư
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
- Phụ huynh trong trường - Đặc biệt là Ban đại diện hội Cha mẹ học sinh
rất quan tâm đến tất cả các hoạt động trong trường trong đó có đầu tư tu sửa cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác Nuôi dưỡng - Chăm sóc
- Giáo dục Trẻ của Nhà trường.
- Đa số Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên trong trường có ý thức thực hành tiết
kiệm - Đặc biệt là tiết kiệm điện, nước.
- Đa số Trẻ trong trường ngoan, thông minh, vâng lời Cô giáo.
2. Khó khăn:
- Tiền điện tháng 5/2014 của trường năm học trước rất cao 1.530.000đ.
- Cơ sở vật chất của nhà trường xây dựng từ năm 2006 nên một số phòng
nhóm hệ thống cửa kính đã hoen ố, nếu gặp hôm trời mưa, gió to phải đóng cửa
thì trong phòng rất tối, phải sử dụng tất cả các bóng điện, Hệ thống ống khói của
bếp khó thoát khói nên hãm đen toàn bộ khu bếp rất tối. Vì vậy bếp luôn phải
bật điện trong quá trình nấu ăn cho các cháu
- Các tụ quạt trần có hiện tượng hỏng nên quạt mặc dù chạy ở số to nhất
vẫn không đủ mát. Các phòng Y tế, phòng Hiệu trưởng, Phòng Phó Hiệu trưởng,
Phòng Kế toán, Phòng Bảo vệ hầu như chỉ có 1 cá nhân làm việc nhưng vẫn lắp
toàn bộ bằng quạt Trần. Bóng điện trong tất cả các phòng là bóng hệ Neon thế
hệ cũ 40W và chấn lưu bằng sắt nên rất tốn điện.
- Hệ thống đường dẫn nước tới các nhóm lớp và nhà vệ sinh có một số vị trí
bị rò rỉ. Bể nước mưa cũ khối lượng 15m 3 có hiện tượng bị dột đáy bể nên
không đủ nước nấu trong mùa khô.
- Tất cả các khóa vòi nước thuộc hệ vòi nhựa 27 nên mỗi sử dụng nước vòi
chảy rất to nếu không có ý thức tiết kiệm nước sẽ rất tốn.
- Về phía Giáo viên: Vẫn còn có một số ít Giáo viên chưa chú trọng đến rèn
kỹ năng và thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
- Trẻ còn nhỏ chưa ý thức được hành động đúng sai khi sử dụng một số
thiết bị điện và cách sử dụng điện, nước an toàn, chưa quan tâm, chưa có ý thức
4
tiết kiệm nguyên liệu chưa hiểu được hành vi tiết kiệm năng lượng là gì? Và làm
những gì để tiết kiệm năng lượng điện, nước .
- Một số Phụ huynh chưa phối hợp với Giáo viên trong việc giáo dục Trẻ
sử dụng tiết kiệm điện, nước.
3. Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học Tôi tiến
hành khảo sát: Nhận thức, ý thức tiết kiệm điện, nước của Cán bộ, Giáo viên,
Nhân viên trong trường; Về phương pháp giáo dục Trẻ của Giáo viên cũng như
ý thức tiết kiệm điện nước của Trẻ. Kết quả.
- Khảo sát Cán bộ, Giáo viên, nhân viên: Tổng số 21 đồng chí. Trong đó
Tổng
số
Giáo
Viên
Nắm vững lý thuyết
chuyên đề
Nội dung, hình thức,
PP giáo dục Trẻ tiết
kiệm năng lượng điện,
nước.
Xây dựng môi trường
tiết kiệm điện nước để
giáo Trẻ.
Công tác tuyên truyền,
Phối hợp với phụ huynh
GD Trẻ tiết kiệm điện
nước.
Kết quả
chung
Tốt
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
T
B
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
21
4
5
9
3
3
6
10
2
4
6
9
2
4
6
8
3
4
6
9
2
Tỉ lệ
%
19
23.6
28.6
47.6
9.5
19
28,6
42.9
9.5
19
28.6 38.1 14.2
19
28.6
42.9
9.5
42.9
14.3 14.3
- Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ đến trường đầu năm học: 239 cháu. Trong đó:
S Tổng
T số
T trẻ
1
2
3
4
Đạt
Tốt
Nội dung
239 Trẻ có thói quen sống
tiết kiệm điện, nước
239 Trẻ tích cực tham gia
vào các hoạt động gần
gũi về tiết kiệm năng
lượng điện, nước.
239 Biết chia sẻ và hợp tác
với bạn bè và những
người xung quang để
tiết kiệm năng lượng
điện, nước.
239 Có phản ứng với các
hành vi không tiết
kiệm năng lượng điện,
nước.
Chưa đạt
TB
Khá
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
67
28
92
38.5
65
27.2
15
6.3
65
27.2
88
36.8
69
28.9
17
7.1
59
24.7
85
35.6
78
32.6
17
7.1
55
23
85
35.6
78
32.6
21
8.8
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
- Từ thực trạng trên, là người đứng đầu của 1 đơn vị bản thân tôi luôn suy
nghĩ, phải tìm ra các biện pháp để toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên và Trẻ
trong trường có ý thức thực hiện tiết kiện điện, nước hiệu quả và an toàn góp
5
phần tiết kiện chi phí trong trường đạt hiệu quả?
Để thực hiện các hoạt động đó một cách khoa học và có hiệu quả ngay từ
đầu năm học tôi đã lập ra kế hoạch và đưa ra các biện pháp thực hiện trong năm
học 2014 - 2015 đó là:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Xác định được tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện nước trong trường. Tôi
đã xây dựng kế hoạch xuyên suốt cả năm học, định hướng rõ ràng nhiệm vụ của
các bộ phận trong và ngoài nhà trường. Nội dung chính của bản kế hoạch đó là:
* Đối với Ban Giám hiệu:
- Tháng 8/2014: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề tiết kiệm năng
lượng nói chung và năng lượng điện, nước nói riêng. Tham mưu vứi UBND Xã
đầu tư xây dựng, tu sửa CSVC, trang thiết bị. Thực hiện kế hoạch chuyên đề, Tổ
chức cho CBGV dự giờ thực tế để thảo luận, chia sẻ, trao đổi, rút kinh nghiệm
lẫn nhau giữa các nhóm lớp trường.
- Tháng 9/2014: Triển khai đến đội ngũ (CB - GV - NV) trường kế hoạch
thực hiện chuyên đề “Hoạt động với nước - Tiết kiệm điện, nước” trong buổi
họp Hội đồng sư phạm, đưa nội dung cụ thể cho từng bộ phận.
Tổ chức hội nghị Ban đại diện hội phụ huynh toàn trường, và các nhóm lớp
để bàn bạc thống nhất hỗ trợ kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.
Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng phối hợp thực hiện các bảng biểu
và dán tại các khu vực làm việc của từng đối tượng
- Tháng 10/2014: Chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức thảo luận “Ngày hội tiết
kiệm điện, nước” với thành phần tham gia là Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân
viên, Phụ huynh và trẻ Mẫu giáo.
- Kiểm tra việc thực hành tiết kiệm của đội ngũ xuyên suốt các tháng trong
năm kết hợp các buổi dự giờ, thăm nhóm lớp và thực tế hoạt động của từng bộ
phận.
* Đối với Giáo viên:
- Tháng 9/2014: Tổ chức thảo luận qua đĩa hình “Hoạt động với nước”
“Tiết kiệm điện, nước”. Triển khai cụ thể kế hoạch nâng cao chất lượng thực
hiện chuyên đề đến tất cả giáo viên.
- Tháng 10/2014: Vận động Phụ huynh sưu tầm và sáng tác các câu
chuyện, bài thơ, hình ảnh, bài vè, bài hát có nội dung “Tiết kiệm Điện, nước”.
Tổ chức ngày hội tiết kiệm điện nước cho toàn thể các bậc Phụ huynh và Trẻ
tham gia.
- Thực hiện lồng ghép vào các hoạt động trong ngày cũng như phối kết hợp
với Phụ huynh giáo dục Trẻ ý thức tiết kiệm điện, nước trong toàn năm học.
* Đối với nhân viên:
- Thực hiện sử dụng điện, nước hợp lý, tiết kiệm trong trường Mầm non
suốt năm học.
* Đối với Phụ huynh:
Tháng 9/2014, Tháng 12/2014, tháng 3/2015: Tổ chức hội nghị CMHS để
6
triển khai, sơ kết, tổng kết cùng Phụ huynh năm học 2014 - 2015 thảo luận và
thống nhất những nội dung kết hợp cùng nhà trường thực hiện chuyên đề xuyên
suốt cả năm học như sau:
+ Dạy và thường xuyên nhắc nhở bé sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt
hàng ngày tại nhà như: Không tắm quá lâu, không nghịch nước, không mở vòi
nước quá to khi rửa tay, chỉ rót nước vừa đủ uống…
+ Phụ huynh làm gương cho Trẻ qua các hoạt động như: Sử dụng lại nước
rửa rau, rửa chén, giặt quần áo… để cọ rửa nhà tắm, bồn cầu, tưới cây… Kịp
thời sửa chữa những vòi nước hỏng.
+ Phụ huynh chụp ảnh hành vi đúng của trẻ mang vào lớp để Giáo viên
khen ngợi và nêu gương cho các bạn.
- Tháng 10/2014: Tham gia ngày hội tiết kiệm điện nước do nhóm lớp tổ chức.
* Kết quả: Kế hoạch đã được thông qua họp hội đồng Nhà trường. 21/21 =
100% Cán bộ giáo viên, nhân viên nhất trí cao với kế hoạch.
2. Công tác tham mưu với địa phương và phối kết hợp với phụ huynh để
xây dựng tu sửa Cơ sở vật chất, thiết bị điện, nước cho nhà trường.
2.1. Tham mưu với chính quyền địa phương:
- Vào đầu năm học ban giám hiệu đã mời Ban đại diện Phụ huynh tiến hành
khảo khát nắm tình tình cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường nói chung
và cơ sở vật chất - thiết bị điện nước nói riêng.
Sau khi nắm rõ thực trạng, Tôi đã lập tờ trình đề nghị UBND Xã xây dựng,
tu sửa, thay thế các thiết bị điện, nước. Đi kèm cùng với Tờ trình là dự toán tất
cả các hạng mục, các thiết bị cần thay thế để đảm bảo cho các cháu bước vào
năm học mới được an toàn.
Bên cạnh đó, Thực hiện phương châm “Mưa dầm thấm lâu” nên các cuộc
hội nghị Đảng ủy mở rộng thường kỳ, cuộc họp Hội đồng nhân dân xã, và các
hội nghị khác tôi đều tham gia phát biểu. Một mặt là báo cáo về kết quả hoạt
động của nhà trường mặt khác kiến nghị để Địa phương quan tâm đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. Từ đó vào đầu tháng 8/ 2014
địa phương đã thành lập đoàn khảo sát thực tế tại trường Mầm non mời Ban đại
diện Phụ huynh và Ban giám hiệu trường cùng tham gia. Đi cùng đoàn khảo sát
bản thân Tôi đã trực tiếp giới thiệu, phân tích, chỉ ra các hạng mục, các vị trí,
các thiết bị đã hư hỏng, không hợp lý một cách có khoa học.
Ví dụ: Khi khảo sát tại bếp ăn. Tôi giải trình: Hệ thống ống khói bếp khó
thoát khói nên hãm đen toàn bộ khu bếp rất tối phải liên tục thắp điện chiếu
sáng. Bên cạnh đó Khói bụi dễ rơi hoặc ám vào thức ăn của cháu mất vệ sinh,
đặc biệt là không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hoặc: Hệ thống đường dẫn nước tới các nhóm lớp và nhà vệ sinh có một số
vị trí bị rò rỉ. Bể nước mưa khối lượng chỉ đựng được 15m 3 nhưng cũng có hiện
tượng bị dột đáy bể nên không đủ nước nấu trong mùa khô. Vì vậy cần phải sửa
lại bể và xây thêm bể nước mưa giúp nhà trường tiết kiệm được nước và tiền
điện bơm nước. Đường điện lâu năm kém chất lượng, ở các thời gian cao điểm
7
trong ngày thường bị cháy chì, mất điện gây cản trở tất cả các hoạt động của nhà
trường. Một số cửa kính đã vỡ, hoặc hoen ố nên vừa mất an toàn vừa không tận
dụng được ánh sáng tự nhiên cho các cháu khi học tập, vui chơi…
Ban khảo sát thiết kế của xã cũng thấy được những vị trí, những thiết bị nhà
trường đưa ra, đề nghị là hoàn toàn hợp lý và đã họp báo cáo Đảng ủy - UBND Xã
tiến hành xây dựng, tu sửa Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
* Kết quả: UBND xã đã tổ chức thực hiện xây dựng mới cho nhà trường 1
bể nước mưa 15m3 tại khu bếp nấu. 2 bể nước mưa 10m3 tại vị trí góc tường các
khu phòng học để tận dụng nguồn nước mưa cho các nhóm lớp giặt, rửa đồ dùng
cho cháu, đồ chơi giúp tiết kiệm nước máy bơm. Sửa lại đáy bể nước mưa cũ
bằng cách đổ bê tông dày 30cm và ốp bằng gạch ốp lát chống thấm toàn bộ hệ
thống bể. Thay thế tất cả các đường nước bị dột rỉ dẫn nước đến tất cả các nhóm
lớp tránh được lãng phí nước.
Thay toàn bộ 200m đường dây điện loại Cáp 2x10 li chịu lực lớn từ cột
tổng đến tất cả các bảng điện. Lắp 5 quạt tường cá nhân để sử dựng thay quạt
trần ở các phòng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bảo vệ, Kế toán, Y tế. Cải tạo,
tu sửa toàn bộ khu bếp nấu bằng cách vạc lớp hồ bám bụi đen, trát và ốp lát
toàn bộ khu vực bếp bằng gạch trắng có tác dụng tạo ánh sáng, thay các ô cửa
kính từ màu đục thành kính trắng để tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm
điện. Tổng kinh phí đầu tư là 83.670.000đ.
Một góc khu vực sơ chế, chế biến thuộc bếp ăn Nhà trường sau khi đã được
UBND Xã đầu tư cải tạo, tạo sáng tự nhiên và tiết kiệm tối đa năng lượng
điện
2.2. Phối kết hợp với phụ huynh hỗ trợ sửa chữa, thay thế các thiết bị điện, nước:
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng chăm lo cho
sự nghiệp giáo dục. Trước khi vào năm học nhà trường phối hợp với Ban đại
diện hội cha mẹ học sinh khảo sát các thiết bị điện, nước. Lập tờ trình cũng như
8
báo cáo cụ thể các khoản thu - Chi ngoài ngân sách theo đúng như công văn
hướng dẫn các khoản thu - Chi ngoài ngân sách của UBND Tỉnh trong đó có
khoản thu tu sửa các thiết bị điện, nước. Tờ trình và kế hoạch của nhà trường đã
được UBND xã có ý kiến chỉ đạo, vận động nhân dân, phụ huynh cùng góp
công, góp của và cùng chính quyền địa phương chăm lo xây dựng Cơ sở vật chất
nói chung và các thiết bị điện, nước nói riêng để giúp nhà trường thực hiện tiết
kiệm điện, nước và đặc biệt là đảm bảo an tòan cho Trẻ khi đến trường.
Được sự thống nhất của UBND xã nhà trường đã đưa nội dung này trong hội
nghị Phụ huynh đầu năm học và đã được 100% phụ huynh họp nhất trí cao.
Rất thuận tiện là Hội phó hội Cha mẹ học sinh của trường là thợ điện của Xã
nên đã giúp nhà trường khảo sát cụ thể và đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà
trường xây dựng biện pháp kỹ thuật tiết kiệm điện nước cho nhà trường. Ban đại
diện hội Cha mẹ học sinh đã vận động 1 số Phụ huynh Nam biết nghề điện hỗ trợ
các ngày công đến trực tiếp tu sửa, thay thế các thiết bị điện nước cho Nhà trường.
Ví dụ: Đối với các thiết bị điện: Các bóng điện của Nhà trường lắp từ năm
2006 nên là hệ bóng Neon thế hệ 40W chấn lưu bằng sắt ở các phòng học Phụ
huynh đã thay bằng bóng điện Neon thế hệ 36W chấn lưu điện tử. Ở các phòng
cá nhân thay bằng bóng điện ống Huỳnh quang để tiết kiệm điện.
Quạt trần ở các phòng lắp lâu năm, tụ quạt đã kém nên quạt chạy ở số to
nhưng vẫn không mát. Phụ huynh đã đầu tư thay tất cả cả tụ quạt trần vì vậy nên
quạt chạy số nhỏ vẫn mát hơn chạy ở số to khi chưa thay tụ.
Đối với các thiết bị Nước: Thay một số vòi rửa bằng nhựa loại 27 bằng
khóa nước sắt vặn để khi sử dụng nước chảy với lượng vừa phải không quá to
giúp tiết kiệm nguồn nước.
* Kết quả: Phụ Huynh đã đóng góp ngày công cũng như hỗ trợ kinh phí
mua sắm đồ dùng bán trú, đồ dùng học tập, đồ chơi trong đó có cả phần đầu tư
tu sửa, thay thế các thiết bị điện nước trong năm học là 107.524.000đ
3. Xây dựng các giải pháp hành chính và thực hành tiết kiệm điện nước
trong trường:
3.1. Tổ chức khảo sát nắm tình hình sử dụng năng lượng điện, nước toàn trường:
Để làm căn cứ xây dựng các giải pháp hành chính tiết kiệm điện, nước, trước
khi bước vào năm học mới, Ban giám hiệu đã tìm hiểu cũng như theo dõi, kiểm tra
tình hình sử dụng các thiết bị điện, nước trong toàn trường. Kết quả cho thấy tình
hình sử dụng năng lượng điện, nước của một số bộ phận chưa hợp lý như:
* Đối với các thiết bị điện:
- Giáo viên các nhóm lớp có thói quen cứ đến lớp là bật hết quạt, bóng điện
để thông thoáng phòng mặc dù lúc đó mới 6h45 phút - thời tiết còn rất mát mẻ.
- Bảo vệ nhiều khi bật quạt, ti vi rồi ra ngoài quên không tắt.
- Phòng máy tính của Nhà trường Nhân viên khi làm xong việc đứng lên
quên không tắt quạt, tắt bóng điện, tắt máy tính.
* Đối với các thiết bị nước:
9
- Chậu rửa tay trong nhà vệ sinh nhiều cháu vặn nước quá to để rửa tay
hoặc khi rửa xong không tắt vòi.
- Nhân viên, Giáo viên khi bể hết nước bật máy bơm và làm việc khác bể
đầy không nhớ để tắt máy để nước chảy tràn.
3.2. Xây dựng các qui định hành chính tiết kiệm điện, nước:
Từ thực tế việc sử dụng năng lượng điện, nước của một số bộ phận chưa
hợp lý. Tôi đã cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu xây dựng một số qui định
hành chính riêng của nhà trường nhằm tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng điện,
nước cho Nhà trường như sau:
* Qui định chế độ và thời gian sử dụng các thiết bị điện, nước trong nhà
trường đó là:
+ Đối với các nhóm lớp: Khi đến trước 30 phút để thông thoáng phòng,
nhóm phải mở hoàn toàn các cánh cửa để lấy ánh sáng và không khí tự nhiên,
trong lành của buổi sáng tuyệt đối không bật quạt để thông thoáng phòng nhóm.
Mùa hè: Buổi sáng từ 6 giờ 45 phút đến 8 giờ thời tiết lúc này đang mát
nên các nhóm lớp không được bật quạt để nguồn điện mạnh cho tổ nuôi dưỡng
cắm cơm. Với các ngày thời tiết không có mưa, phải liên tục mở các cánh cửa
tận dụng hoàn toàn bằng ánh sáng tự nhiên không bật điện sáng.
Mùa đông: Với những ngày thời tiết xấu hoặc quá rét, chỉ được bật điện
vào thời điểm từ 7 đến 9 giờ và từ 16 - 16 giờ 30 phút. Còn lại tùy thời tiết đẹp
sáng trời thì kéo gọn rèm che các cửa sổ để tận dụng ánh sánh tự nhiên tuyệt đối
không được bật điện.
Khi giáo viên tổ chức hoạt động chiều, giới thiệu trò chơi mới hoặc tổ chức
cho Trẻ hoạt động ngoài trời, nên thực hiện ở ngoài Sân để tận dụng gió mát và
tắt hết các thiết bị điện trong lớp.
Các thiết bị đài, ti vi, đàn..... chỉ được bật khi đang tổ chức các hoạt động
cho Trẻ.
Bình nóng lạnh chỉ được bật vào mùa đông để lấy nước ấm rửa cho các cháu.
Tâm lý của Trẻ Mầm non là rất thích nghịch nước, vì vậy khi cháu đi vệ
sinh hoặc rửa tay, Giáo viên phải đưa cháu đi và hướng dẫn cháu vặn vòi chảy
vừa phải để rửa tay. Phải tắt vòi nước sau khi rửa xong. Trách tình trạng cháu
vặn vòi quá to hoặc rửa tay xong nhưng vẫn đứng lại để vòi chảy và nghịch
nước.
Tuyệt đối không đun nấu bằng điện trong trường.
- Đối với bảo vệ: Đèn hành lang, đèn bảo vệ phải theo qui định bật tắt
theo mùa: Mùa Hè bật vào 19 giờ, tắt vào 5 giờ sáng. Mùa Đông bật vào 18 giờ
30 phút tắt vào 6 giờ sáng.
Các thiết bị đài, ti vi phòng Bảo vệ chỉ được bật buổi tối từ 19 giờ đến 22
giờ đêm, tuyệt đối không mở ban ngày ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà
trường.
Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện, nước khi không cần thiết.
- Đối với tổ nuôi dưỡng:
10
Cắm cơm ở nồi cơm điện, chú ý khi cơm chín phải rút phích điện ra, tránh
để lâu tốn điện.
Phải dùng hoàn toàn nước bơm lên bể để rửa. Tuyệt đối không rửa đồ
dùng, dụng cụ bơm xả trực tiếp nước để rửa tránh lãng phí nước. Khi bơm nước
lên bể chú ý nước đầy rút máy bơm không để tình trạng nước đầy quá chảy tràn
ra ngoài.
- Đối với các bộ phận khác:
Các trang thiết bị điện trong các phòng làm việc như Quạt, máy tính, đàn...
đều phải tắt khi ra khỏi phòng. Vào mùa hè nóng bức khi chỉ có 1 đến 2 người
làm việc không được bật quạt trần mà chỉ được sử dụng quạt treo tường.
Tuyệt đối không sử dụng nước mưa ở bể gần bếp sử dụng nấu ăn bán trú để
rửa tay, chân sau khi làm vệ sinh, lao động....
Vặn nước chảy vừa phải khi rửa và tắt vòi sau khi rửa xong.
* Chế độ kiểm tra, theo dõi:
- Nhà trường đã phân công nhiệm vụ cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ
trách nuôi dưỡng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng các thiết bị
điện, nước theo qui định của nhà trường và có thông báo trên bảng của trường
hàng tuần về những hành vi tốt hoặc không tốt về tiết kiệm điện, nước.
- Tổ chức định kỳ kiểm tra một tháng một lần hoặc kiểm tra đột xuất toàn
trường để nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh lên kế hoạch cho việc sử dụng điện,
nước hợp lý của các nhóm lớp, các bộ phận.
* Chế độ thưởng phạt và động viên thi đua:
- Nhà trường thường xuyên nêu gương tốt, việc làm tốt trong việc tiết kiệm
điện, nước.
- Những sáng kiến về tiết kiệm điện, nước có hiệu quả trong trường đều
đã được nhà trường khen thưởng kịp thời và áp dụng.
- Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện, nước có hiệu quả trong trường được dựa
vào việc chấp hành các chế độ sử dụng, các thiết bị quy định và mức tiêu thụ điện,
nước được giao của từng cá nhân, từng bộ phận.
- Qui định về thực hiện tiết kiệm năng lượng điện nước đã được đưa vào
trong tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua của cá nhân, của nhóm lớp, các bộ phận
hàng tháng và cả năm học và đã đem lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường.
3.3. Chỉ đạo Cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện tiết kiệm điện, nước:
- Tất cả Cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đã được tiếp thu, thảo luận, thống
nhất và đã ký cam kết thực hiện nghiêm túc nội qui tiết kiệm năng lượng điện
nước của nhà trường. Bên cạnh đó Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên trong trường
còn tự giác nêu cao ý thức trách nhiệm chung tay cùng với nhà trường thực hành
tiết kiệm điện, nước.
Ví dụ: - Nhân viên Bảo vệ: Sử dụng nước lau rửa tích chén, rửa tay chân,
rửa mặt... để tưới cây. Thực hiện tắt quạt, ti vi…khi không sử dụng. Thực hiện
nghiêm túc lịch bật tắt điện bảo vệ...
11
- Nhân viên lau dọn vệ sinh đã tiết kiệm nước bằng cách sau khi trẻ hoạt
động chơi nước xong đã sử dụng để rửa đồ chơi ngoài trời từ đó không phải
bơm
nhiều nước để rửa đồng thời cũng tiết kiệm được điện bơm nước…
- Ban giám hiệu, Nhân viên văn phòng thực hiện tiết kiệm chỉ dùng quạt
treo tường khi có một mình trong phòng làm việc. Khi ra khỏi phòng tắt hết các
thiết bị điện. Không bật bóng điện trong phòng mà kéo gọn rèm che cửa sổ để
tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện cắm cơm vào thời điểm điện còn mạnh,
khi cơm chín rút ổ không để nồi ngâm điện lâu tránh lãng phí điện. Trước khi
bắt tay vào rửa bát Nhân viên nuôi đã thực hiện gạn bỏ thức ăn thừa xong mới
rửa. Khi rửa bát, dụng cụ chế biến.... không để nước tràn ra ngoài nhiều hoặc
cấp dưỡng khi rửa rau đã sử dụng lại nước đó để cọ sàn giếng. Sau khi vo gạo,
rửa rau xong lấy nước đó để tưới cây, vừa tiết kiệm được điện, nước vừa giúp
tạo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, tạo không khí trong lành.
Hình ảnh: Nhân viên nuôi tận dụng nước vo gạo hàng ngày để tưới cây
* Kết quả: Nhà trường đã triển khai nội qui trước cuộc họp hội đồng
Trường để toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên được thảo luận. 100% Cán bộ,
giáo viên đã thống nhất và đưa vào thực hiện tốt trong năm học không có bộ
phận nào vi phạm nội qui.
21/21 = 100% Cán bộ, giáo viên, Nhân viên đã nêu cao tình thần trách
nhiệm của mình làm gương về thực hiện tốt các qui định về thực hiện tiết kiệm
điện, nước cho Trẻ noi theo.
4. Chỉ đạo giáo viên giáo dục Trẻ tiết kiệm điện, nước:
4.1. Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục tiết kiệm năng lượng điện, nước
trong và ngoài lớp.
12
* Xây dựng môi trường trong lớp.
- Giáo viên tạo ra môi trường sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng
như: Khi cô cùng Trẻ ra khỏi phòng là tắt điện, tắt quạt và giải thích với Trẻ Tắt
điện và quạt khi ra khỏi phòng giúp tiết kiệm điện hoặc mở hết các cánh cửa để
tận dụng ánh sáng mặt trời giúp tiết kiệm điện. Khi thấy vòi nước chảy thì phải
kịp thời khóa lại, hoặc lấy nước vừa đủ uống giúp tiết kiệm nước…..
- Giáo viên tìm các hình ảnh phù hợp bên dưới có các lời nhắc “Chỉ mở
khi dùng, không dùng tắt ngay” dán vào các đồ dùng sử dụng điện trong lớp. Cô
giải thích cho Trẻ hiểu về hình ảnh và lời nhắc dạy Trẻ học thuộc lời nhắc đó và
khi cô thực hiện tắt mở thiết bị thì đồng thời mời trẻ cùng đọc lời nhắc với Cô.
- Tại các góc chơi Giáo viên luôn chuẩn bị tranh ảnh có hình ảnh về hành
vi đúng sai của tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Từ đó trẻ được thực hành trải
nghiệm theo sự hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: “Góc tạo hình” Trong chủ đề gia đình tại các góc chơi như:
Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh hành vi đúng sai về nội dung tiết kiệm
năng lượng điện, nước hiệu quả để Trẻ thực hiện nhiệm vụ như: Tô hành vi
đúng, gạch chéo hành vi sai của tiết kiệm năng lượng - hiệu quả. Nối nguyên
liệu điện, nước với đồ dùng của nó như: Nối quạt điện với dây điện, nối dòng
nước với chậu. .…..
Ví dụ: Góc phân vai
Giáo viên chuẩn bị các đồ dùng bán hàng như Bóng điện tiết kiệm điện,
gạch, những tấm bin thu nạp năng lượng mặt trời…. để bán cho nhóm chơi xây
dựng mua về xây những ngôi nhà có lắp những tấm Pin thu nạp mặt trời…;
Hoặc các đồ dùng nấu ăn để Trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ” chú ý dạy Trẻ có ý
thức tiết kiệm nước khi chế biến món ăn, rửa, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi
thực hiện xong nhiệm vụ của mình…..
*Xây dựng môi trường ngoài lớp.
- Mỗi nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền Phụ huynh để phụ huynh hiểu
và tham gia đóng góp xây dựng, mua sắm thiết bị và phối hợp với Giáo viên
giáo dục Trẻ ý thức sử dụng năng lượng điện, nước tiết kiệm hiệu quả.
- Ở bên các công tắc, hệ thống điện nước dọc hành lang, nhà vệ sinh …..
có ghi các khẩu hiệu hay lời nhắc nhở trẻ “hãy tắt điện - nước khi sử dụng xong,
xả nước vừa phải khi đi vệ sinh và rửa tay xong”.
- Vườn thiên nhiên của Bé, vườn rau của Bé nhà trường phân công cho mỗi
nhóm lớp 1 khu vực để trồng, chăm sóc từ đó Trẻ được khám phá, thực hành trải
nghiệm như dùng nước rửa mặt, rửa tay chân, rửa rau để tưới cho cây và giáo
dục Trẻ ý thức tiết kiệm nước…
4.2. Chỉ đạo Giáo viên giáo dục trẻ biết tiết kiệm năng lượng điện nước thông
qua các hoạt động trong ngày:
* Trong những giờ đón, trả Trẻ: Chỉ đạo giáo viên:
13
- Trò chuyện và gợi ý để Trẻ kể về những vật dụng trong gia đình cũng như
ở lớp thường sử dụng điện. Trao đổi, thảo luận với để Trẻ biết được những thiết
bị tiết kiệm điện nước như bóng điện Compac, vòi nước vặn….
- Cho Trẻ lựa chọn những đồ dùng sử dụng điện, nước tiết kiệm nước.
- Xem tranh phân biệt hành vi đúng sai trong sử dụng năng lượng điện, nước.
- Giáo viên còn sưu tầm, sáng tác những mẩu chuyện, những bài vè, những
trò chơi có nội dung tiết kiệm điện, nước để dạy Trẻ trong giờ đón trả Trẻ cũng
như ở mọi lúc mọi nơi giúp khắc sâu thêm về nội dung tiết kiệm điện nước hằng
ngày của trẻ.
Ví dụ: Bài vè “Tiết kiệm nước”
Nghe vẻ nghe ve
Đánh răng súc miệng
Nghe vè cô dạy
Phải hứng vào ly
Nước sạch rất quý
Để nước chảy ra
Nên phải giữ gìn
Thật là lãng phí
Mỗi khi uống nước
Vì giọt nước quý
Lấy vừa đủ thôi
Nên phải cùng nhau
Hay khi rửa tay
Nhớ lời cô dạy
Mở vừa đủ nước
Tiết kiệm cái mà tiết kiệm
* Hoạt động học:
Giáo dục trẻ hiểu được giá trị của năng lượng điện nước không phải là một
chủ đề cụ thể. Mà đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức để biết lồng ghép, tích hợp
vào các chủ đề cho phù hợp, góp phần mang lại hiệu quả cao trong giáo dục Trẻ
ý thức tiết kiệm điện, nước.
Ví dụ 1: Chủ đề Gia đình (Lớp 5 - 6 tuổi)
Khám phá khoa học với đề tài “Làm quen với một số đồ dùng trong gia
đình”: Nồi cơm điện, Quạt, Ti vi, Tủ lạnh.
Với chủ đề này ngoài việc chỉ đạo Giáo viên hướng dẫn Trẻ khám phá và
trải nghiệm về Nồi cơm điện, Quạt, Ti vi, Tủ lạnh. Giáo viên còn cung cấp cho
Trẻ kiến thức cho Trẻ biết Nồi cơm điện, Quạt, Ti vi, Tủ lạnh là những đồ dùng
sử dụng năng lượng điện Nhờ điện quạt mới quay cho ta gió mát, Nồi nấu chín
cơm, Tủ lạnh bảo quản được thức ăn…. Từ đó Giáo viên lồng giáo dục Trẻ biết
tiết kiệm năng lượng điện, nước bằng cách đưa ra các tình huống Khi không
dùng Quạt, Ti vi… thì chúng ta phải làm gì? Phải tắt để tiết kiệm điện.
Hoặc Giáo viên gợi mở, hướng lái để Trẻ biết được như: Ngoài nồi cơm
được nấu bằng điện ra chúng ta còn nấu cơm bằng gì? (Nồi gang). Mỗi khi
chúng ta nấu cơm bằng nồi gang sử dụng rơm, rạ, than, củi, ga có thể làm chất
đốt để nấu chín thức ăn cũng như nấu cơm. Từ đó sẽ tiết kiệm được điện. Đặc
biệt ở vùng nông thôn mình những gia đình chăn nuôi nhiều thường xây bể
Bioga để lấy ga làm chất đốt nên tiết kiệm được tiền cho gia đình và làm sạch
môi trường.
Ví dụ 2: Chủ đề Hiện tượng thiên nhiên: Trong hoạt động Âm nhạc (Lớp
Mẫu giáo 4 tuổi) bài nghe hát Mưa rơi. Giáo viên dạy Trẻ biết được nước bắt
nguồn từ đâu, nước có tác dụng gì? Nước rất cần thiết, nếu không có nước thì
14
con người, động vật, cỏ cây hoa lá sẽ chết khát. Vì vậy phải tiết kiệm nước. Khi
tắm, vệ sinh rửa tay chân không mở vòi chảy to quá mà chỉ mở vừa đủ. Khóa
luôn vòi nước ngay sau khi sử dụng….
* Tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm:
Ví dụ: Thực hành trải nghiệm với nước. Trò chơi “Rửa rau”
Mục đích :
Hình thành kỹ năng sống cho trẻ: Kỹ năng khéo léo khi múc nước, rửa rau
Biết rửa cẩn thận: không vầy nước ra đất, lấy nước vừa đủ rửa, không tràn
thau.
Chuẩn bị: 1 xô nước sạch, 1 gáo nhựa 1 cái chậu, 0.5 kg rau xanh (Rau
thật), một rổ để đựng rau.
Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện các động tác: Dùng gáo múc nước từ xô đổ
2/3 chậu - Thả rau vào chậu -> Rửa rau -> Vớt ra rổ (Thực hiện rửa 3 lần) ->
Dùng nước sau khi rửa rau để tưới cho Cây.
Hình ảnh: Cô cùng trẻ tận dụng nước sau khi thực hành rửa rau để tưới cây
* Thông qua các hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động
của Trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho Trẻ về môi trường xung quanh, giáo
dục cho Trẻ những thói quen hành vi với mình nơi công cộng.
Ví dụ: Cho Trẻ tìm hiểu về chiếc Diều để Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm.
Công dụng của nó… Sau đó Giáo viên cho Trẻ chơi trò chơi thả Diều. Qua quá
15
trình tìm hiểu và chơi trò chơi Cô hỏi trẻ vì sao mà Diều bay được, đó là nhờ có
sức gió. Từ đó trẻ hiểu được công dụng và tầm quan trọng của gió.
Thông qua trò chơi cô giáo dục cho Trẻ biết được tầm quan trọng của gió,
nhờ gió làm mát mà ta không phải dùng quạt từ đó chúng ta có thể tiết kiệm
năng lượng điện. Hơn thế nữa khi chúng ta phơi quần áo nếu có gió thì quần áo
sẽ mau khô hơn. Gió mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.
Khi Trẻ hoạt động ngoài trời xong, cô cho trẻ đi rửa tay. Khi rửa tay nhẹ
nhàng nhắc nhở Trẻ phải dùng nước tiết kiệm, dùng vừa đủ nhu cầu không lãng
phí, không vặn to vòi nước, không để nước tràn ra ngoài. Sau rửa tay xong cô
cho cháu vừa tắt vòi nước vừa đọc bài để Trẻ khắc sâu hơn.
Kìa! Tí tách! Tí tách
Đưa tay khóa vòi lại
Vòi nước bị chảy rồi
Bởi vì nước rất quý
Bé chạy lại ngay thôi
Bé ngoan nhớ giữ gìn.
* Thông qua hoạt động góc:
Hoạt động Góc giúp Trẻ thể hiện, tái tạo lại những công việc của người
lớn. Từ đó Trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng của các công việc, giáo dục cho Trẻ
kỹ năng sống nói chung và ý thức tiết kiệm năng lượng nói riêng.
Ví dụ: Ở trò chơi phân vai: Cho Trẻ đóng kịch “Một ngày không có mặt
trời chiếu sáng”. Từ đó giáo dục Trẻ hiểu được lợi ích của ánh sáng mặt trời
chiếu sáng làm khô quần áo, phơi khô lương thực cho các Bác Nông dân… đặc
biệt sử dụng năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm năng lượng điện.
Ở trò chơi học tập: Giáo viên hướng lái Trẻ làm các bài tập về ích lợi của
Điện, nước như: Nối ổ điện với đồ dùng sử dụng điện; Khoang tròn các thiết bị
tiết kiệm điện, nước; Nối nhiên liệu với các nhiên liệu Xăng, dầu, ga….
Ở trò chơi xây dựng: Trẻ biết xây những ngôi nhà có nhiều cửa sổ, trên mái
nhà có gắn các tấm bin thu nạp ánh nắng mặt trời tạo ánh sáng tự nhiên trong
nhà giúp tiết kiệm năng lượng điện …
* Thông qua giờ ngủ.
Trong mỗi việc cô làm cô sẽ đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời, qua đó cô giải
thích thêm về việc làm của cô có ý nghĩa trong tiết kiệm năng lượng để trẻ học
tập theo cô và việc làm đó sẽ được thường xuyên liên tục.
Ví dụ: Khi Trẻ ngủ cô giáo tắt các bóng điện và hỏi Trẻ vì sao khi đi ngủ
cô lại tắt điện. Trẻ trả lời phải tắt điện trước khi ngủ để không bị đèn sáng chói
vào mắt và tiết kiệm điện.
Từ đó cô cho trẻ biết điện cũng là nguồn năng lượng cần thiết cho sinh hoạt
đời sống con người. Vì vậy ta cũng cần tiết kiệm điện như: Không bật quạt khi
trời mát, có gió. Khi cô và Trẻ ra khỏi phòng học nên tắt quạt và tắt điện.
* Thông qua hoạt động chiều:
- Cô cùng Trẻ sắp xếp lại lớp gọn gàng, ngăn nắp để lớp được thoáng mát.
- Cho Trẻ chơi hoạt động tự do ở các góc, xem tranh truyện ở góc thư viện
có liên quan đến sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
- Với những buổi chiều có nội dung giới thiệu trò chơi mới. Cô giáo cho
Trẻ ra bóng mát ngoài sân trường để hoạt động và giáo dục Trẻ: Chúng mình
16
cùng ra sân chơi, trước khi đi phải làm gì ? Phải tắt hết quạt điện. Khi chơi xong
cô giải thích: Ra sân chơi để hít thở không khí trong lành, không phải sử dụng
quạt thì sẽ tiết kiệm được điện.
* Thông qua hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động chính một ngày của bé, Giáo viên còn giáo dục Trẻ
tiết kiệm năng lượng điện, nước ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó khắc sâu hơn cho Trẻ
về việc tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Ví dụ: Khi có ánh nắng mặt trời cô cùng Trẻ phơi ca và khăn nhờ sử dụng
năng lượng bằng ánh nắng mặt trời để làm khô và diệt khuẩn ca cốc không phải
dùng đến máy sấy sẽ tiết kiệm được điện.
5. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục
trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
- Chúng ta cũng biết rằng bản thân Trẻ em chịu sự ảnh hưởng rất lớn của
môi trường gia đình và nhà trường. Vì vậy việc xây dựng môi trường cho Trẻ
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường - Đặc biệt là với Giáo
viên để tạo nên sức mạnh tổng hợp tác động đến Trẻ. Ban giám hiệu đã chỉ đạo
Giáo viên các nhóm lớp kiên trì phát động Phụ huynh về tiết kiệm năng lượng
điện nước bằng cách thông qua các cuộc họp, qua góc tuyên truyền, tranh ảnh áp
phích có nội dung.
- Trường lên kế hoạch cho các lớp tổ chức họp phụ huynh 1 quý/1 lần để
nghe tuyên truyền kiến thức về Nuôi dưỡng - Chăm sóc - Giáo dục nói chung và
tiết kiệm năng lượng điện nước nói riêng. Trong cuộc họp đầu năm đã bầu ra hội
trưởng hội phó phụ huynh của mỗi nhóm lớp có một Ban đại diện Phụ huynh để
nhà trường tiện cho việc tuyền truyền.
- Chỉ đạo cho các nhóm lớp xây dựng được góc tuyên truyền phụ huynh
bên ngoài nhóm lớp về kiến thức nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung
và tuyên truyền Phụ huynh cùng Nhà trường giáo dục Trẻ tiết kiệm năng lượng
điện, nước nói riêng.
- Làm phiếu trưng cầu ý kiến cho phụ huynh về việc sử dụng năng lượng
như thế nào là tiết kiệm hiệu quả để từ đó giáo viên có thể nắm được thực trạng
phụ huynh có ý thức sử dụng năng lượng như thế nào là tiết kiệm, hiệu quả.
- Giáo viên vận động Phụ huynh chụp ảnh hành vi đúng của Trẻ về tiết
kiệm điện, nước mang vào lớp để Cô giáo khen ngợi và nêu gương cho các bạn
noi theo.
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho Giáo viên lên kế hoạch báo trước các bậc Phụ
huynh về vấn đề gì mà Nhà trường, Cô giáo cần phối kết hợp và hướng dẫn
những việc mà Phụ huynh cần biết về con em mình:
Ví dụ: Mời Phụ huynh dự giờ các hoạt động dạy mẫu cũng như tổ chức
“Ngày hội tiết kiệm điện nước” tại nhóm lớp… Đã được phụ huynh đồng tình
ủng hộ. Qua dự các hoạt động tuyên truyền kiến thức về tiết kiệm năng lượng
điện nước… được Phụ huynh đóng góp ý kiến, phụ huynh thấy được công việc
của cô giáo cũng như công việc học hành của con em mình. Đặc biệt Phụ huynh
hiểu được biện pháp cùng với Cô giáo dạy Trẻ tiết kiệm năng lượng điện nước,
17
Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng và thói quen trong việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả góp phần hình thành nhân cách sau này của Trẻ...
- Tổ chức cho Phụ huynh thăm quan các nhóm lớp để Phụ huynh nắm bắt
kịp thời về quá trình hoạt động của Trẻ ở trên lớp, khi Trẻ về nhà gia đình bớt
chút thời gian cùng hoạt động, giao tiếp với trẻ ở nhà về tiết kiệm năng lượng
điện nước, Phụ huynh nên giới thiệu thêm cho trẻ biết về lợi ích của năng lượng
và cách sử dụng đồ điện nước trong gia đình, cách sử dụng 1 số thiết bị điện và
cách xử lý 1 số tình huống khi có sự cố. Qua đó trẻ thể hiện hết khả năng hiểu
biết, kỹ năng thực hành và có ý thức tiết kiệm năng lượng điện nước ở mọi lúc
mọi nơi.
* Kết quả: 100% Phụ huynh đồng tình hưởng ứng và thấy được việc làm
trên của Nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm đề ra có ý nghĩa, thiết thực. Đặc biệt
phụ huynh tin tưởng, yên tâm, đưa con đến trường ngày một đông hơn.
Hình ảnh: Góc trao đổi phụ huynh trong đó có nội dung
tuyên truyền tiết kiệm điện, nước.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Qua một năm học chỉ đạo thực hiện đề tài. Kết quả thật đáng mừng, ý
thức về thực hành tiết kiệm điện, nước của cán bộ giáo viên trong trường
chuyển biến rõ rệt hẳn lên so với đầu năm học:
- Về phía nhà trường:
+ Nhờ nâng cao chất lượng Nuôi dưỡng - Chăm sóc - Giáo dục Trẻ nói
chung và thực hiện chuyên đề tiết kiệm điện, nước nói riêng đã nâng tỷ lệ huy
động trong độ tuổi mầm non ra lớp ngày càng cao hơn. Đầu năm học huy động
239 cháu đến cuối năm học 255 cháu tăng 16 cháu.
+ 100% Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên có ý thức về việc thực hiện tiết kiệm
năng lượng điện, nước. Nhờ vậy mà lượng điện sử dụng của nhà trường đã được
tiết kiệm một cách tối đa. Tháng 4/2015 tiền điện nhà trường đã sử dụng giảm
xuống còn 980.000đ.
18
+ 10/10 = 100% nhóm lớp được sửa sang, lắp đặt thiết bị điện, nước đảm
bảo an toàn, tiết kiệm. 100% các nhóm lớp đã xây dựng môi trường giáo dục tiết
kiệm điện nước để tuyên truyền cho Phụ huynh và giáo dục Trẻ.
+ 100% Cán bộ, Giáo viên, nhân viên có ý thức và thực hiện tốt các qui
định sử dựng điện, nước trong nhà trường.
+ Thành lập được 4 tổ lao động, chia khu cho từng tổ (tổ chức thi đua) dọn
vệ sinh, tận dụng các loại nước vo gạo, nước rửa rau, rửa chân tay…. Để tưới
cây, trồng cây ở khu vực của tổ mình được phân công.
+ Xây dựng được thêm 2 bể nước mưa để từ đó tận dụng nguồn nước thiên
nhiên, tiết kiệm được tiền điện bơm nước. Từ nguồn hỗ trợ kinh phí của phụ
huynh (ngoài kinh phí mua đồ dùng bán trú, đồ dùng học tập, đồ chơi) Phụ
huynh còn hỗ trợ kinh phí tu sửa, thay thế các thiết bị điện, nước đảm bảo an
toàn cho Trẻ và tiết kiệm được điện, nước trong sinh hoạt.
+ Các nhóm lớp đã xây dựng được góc tuyên truyền Phụ huynh trong đó có
nội dung giáo dục Trẻ tiết kiệm điện, nước thể hiện trên góc tuyên truyền để phụ
huynh nắm được các hành vi đúng cùng với Cô giáo dục Trẻ…
- Về phụ huynh:
+ Nhận thức của phụ huynh về xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non được nâng lên rõ rệt, ban đại diện hội Cha mẹ học sinh đã quan tâm
thiết thực đến công tác tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất trong và ngoài trường
học. Đặc biệt đóng góp ngày công lao động để tu sửa, thay thế các thiết bị điện
nước cho nhà trường
+ Phụ huynh nắm bắt được một số kiến thức dạy trẻ là rất quan trọng, cách
sắp xếp, bố trí đồng dùng, đồ chơi, tranh ảnh…trong khu vực trong lớp không
chỉ để cho đẹp mà để đưa vào việc dạy học cho trẻ nói chung và giáo dục cho
Trẻ các hành vi tốt về tiết kiện năng lượng điện nước đúng, có hiệu quả.
+ Phụ huynh tin tưởng, yên tâm vào chất lượng của nhà trường và đưa con
đến trường đi học ngày càng đông.
- Về học sinh:
+ Trẻ có thói quen tốt, sống tiết kiệm điện, nước.
+ Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động gần gũi và trải nghiệm cũng như
tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng điện, nước.
+ Đa số Trẻ trong trường đã có phản ứng với các hành vi không tiết kiệm
điện, nước của người khác.
+ Trẻ trong trường đã thực hiện rất tốt trong việc tiết kiệm điện, nước. Trẻ
lấy vừa đủ số lượng nước cần uống, biết mở vòi nước vừa phải khi rửa tay, rửa
mặt, biết tắt các thiết bị điện nước sau khi sử dụng xong, không cần phải sự
nhắc nhở của Cô giáo khi trẻ ở trường và Bố Mẹ khi trẻ ở nhà. Trẻ biết nhắc nhở
người lớn, nhắc nhở bạn… biết tiết kiệm điện, nước.
* Kết quả khảo sát cuối năm học:
- Kết quả khảo sát Cán bộ, Giáo viên, nhân viên:
19
Tổng
số
Giáo
Viên
Xây dựng môi trường
tiết kiệm điện nước để
giáo dục Trẻ.
Công tác tuyên truyền,
Phối hợp với phụ
huynh GD Trẻ tiết
kiệm điện nước.
Kết quả
chung
Tốt
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
7
9
5
0
8
9
4
0
8
8
5
0
9
8
4
0
8
10
3
0
33.3
42.9
23.8
0
38.1
42.9
19
0
38.1
38.1
23.8
0
19
0
38.1
21
Tỉ lệ
%
Nội dung, hình thức,
PP giáo dục Trẻ tiết
kiệm năng lượng
điện, nước.
Nắm vững lý thuyết
chuyên đề
42.9 38.1
47.6 14.3
0
- Bảng khảo sát Trẻ: Huy động tăng 16 cháu so với đầu năm học:
S
T
T
Tổng
số
trẻ
1
255
2
255
3
4
255
255
Nội dung
Trẻ có thói quen sống tiết kiệm
điện, nước
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt
động gần gũi về tiết kiệm năng
lượng điện, nước.
Biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và
những người xung quang để tiết
kiệm năng lượng điện, nước.
Đạt
Khá
Tốt
Chưa đạt
TB
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
85
33.3
102
40
68
26.7
0
0
81
31.8
92
36.1
82
32.1
0
0
79
31
85
33.3
85
33.3
6
2.4
29.4
91
35.7
82
32.2
7
2.7
Có phản ứng với các hành vi không
75
tiết kiệm năng lượng điện, nước.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN:
Từ hiệu quả thu được khi áp dụng các biện pháp chỉ đạo tiết kiệm điện
nước trong năm học qua tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường cũng như từng Cán bộ giáo viên, nhân
viên phải xây dựng được kế hoạch, đưa ra biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình
hình thực tế của trường và địa phương.
- Làm tốt công tác tham mưu với địa phương, phối kết hợp với phụ huynh
đầu tư xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư Cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho nhà trường.
- Ban giám hiệu - Cán bộ giáo viên trong toàn trường phải có nhận thức
đầy đủ và đúng đắn về thực hành tiết kiệm điện, nước. Từ nhận thức đúng đắn
này sẽ có suy nghĩ và hành động đúng.
- Lên kế hoạch: kiểm tra, giám sát, góp ý và thực hiện tốt, kịp thời chế độ
thưởng phạt đã được qui định của nhà trường.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và thảo luận, góp ý kiến kiến
thức về thực hiện tiết kiệm điện, nước. Từ đó tạo điều kiện về vật chất cũng như
tinh thần động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
20
- Chỉ đạo cán bộ giáo viên đang trực tiếp đứng lớp ở các độ tuổi phải nắm chắc
được đặc điểm tâm sinh lý của độ tuổi mà mình đang trực tiếp giảng dạy, biết phối
kết hợp tốt với phụ huynh đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất
lượng nuôn dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và giáo dục Trẻ tiết kiệm
điện, nước nói riêng nhằm truyền thụ kiến thức, phong cách sống hàng ngày để Trẻ
có ý thức tốt về hành vi tiết kiệm điện, nước.
- Chỉ đạo giáo viên biết tích hợp, lồng ghép các hành vi tốt về tiết kiệm
điện, nước vào các hoạt động trong ngày cho Trẻ, Tìm tòi học hỏi ứng dụng
thêm các hoạt động thực nghiệm đơn giản để giúp trẻ hiểu biết thêm về năng
lượng và các loại năng lượng thay thế. Trong quá trình thực hiện cần có sự kiên
trì bền bỉ, đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn những hoạt động để lồng ghép,
những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi gợi ý kích thích trẻ, thường xuyên
động viên, khuyến khích trẻ và có sự theo dõi thường xuyên của Cô giáo cũng
như Phụ huynh để chỉnh sửa kịp thời.
- Thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng điện nước thì mỗi người lớn thực
sự là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
- Tạo ra một môi trường sử dụng năng lượng điện, nước tiết kiệm, không
chỉ năng lượng điện nước mà còn tiết kiệm các nguồn năng lượng khác.
- Tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh về công tác giáo dục
cho trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Theo phương pháp dạy giáo dục
sử dụng điện, nước tiết kiệm cần cho trẻ thực hành trải nghiệm, phương pháp
giải quyết các tình huống có vấn đề, phương pháp trò chuyện, dùng lời, phương
pháp trực quan hình ảnh minh họa, phương pháp dùng tình cảm khích lệ...
- Giáo dục trẻ thực hiện những việc tốt và hình thành những thói quen tuy
nhỏ nhưng từ những việc nhỏ hàng ngày sẽ làm nền tảng hình thành nhân cách
cho trẻ sau này.
II. ĐỀ XUẤT:
- Đối với UBND Huyện và UBND xã quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ
dùng đồ chơi cho Trẻ được trải nghiệm thực tế để từ đó trẻ hình thành sự hiểu
biết về tiết kiện năng lượng.
- Đối Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT: In ấn nhiều tài liệu, sách truyện tranh, lô
tô có nội dung giáo dục năng lượng tiết kiệm để Giáo viên có phương tiện giáo
dục Trẻ mang lại hiệu quả cao.
Từ những nghiên cứu của bản thân và kết quả thực nghiệm trên, tôi thấy
rằng việc đưa ra một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tiết kiệm năng lượng điện,
nước trong trường Mầm non là phù hợp và vô cùng thiết thực đối với mỗi nhà
trường. Vì vậy các nhà trường cần áp dụng thường xuyên, liên tục để hàng ngày,
hàng giờ mỗi Cán bộ, Giáo viên, nhân viên và Trẻ thực hành tiết kiệm điện,
nước để từ đó tiết kiệm tối đa kinh phí chi phí cho nhu cầu điện, nước,
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện
và giáo dục Trẻ tiết kiệm điện, nước trong trường Mầm non Nga Giáp” năm
học 2014 - 2015. Rất mong sự góp ý, bổ sung của HĐKH các cấp xét duyệt, bổ
21
sung để sáng kiến của Tôi được hoàn thiện và áp dụng thực hiện trong những
năm học tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA P. THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Vũ Thị Từ
Nga Giáp, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
Không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Mai Thị Mỵ
22