MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.3. Giải pháp, Biện pháp tổ chức thực hiện nâng cao
chất lượng dạy học phân môn TLV
2.4. Kiểm nghiệm
2.5. Bài học kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2.Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
TRANG
1
1
1
1
2
3
3
5
8
18
19
20
20
20
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình Tiểu học hiện hành ra đời chú trọng đặc biệt đến nhiệm vụ
hình thành và phát triển 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết (mục
tiêu hình thành và phát triển kĩ năng được đưa lên hàng đầu) nhằm tạo ra ở học
sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập và giao tiếp. Giúp trẻ sử dụng tốt Tiếng
Việt trong học tập và giao tiếp tức là làm cho việc dạy Tiếng Việt hoà nhập với
xu hướng chung của việc dạy tiếng trên thế giới, hướng vào việc chuẩn bị cho
học sinh thích ứng với đời sống xã hội hiện đại, đồng thời góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn Tập làm văn có thể nói là một trong những phân môn khó nhất
của bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đó là một phân môn mang tính thực hành
tổng hợp bởi nó mang tính tích hợp cao. Muốn học tốt phân môn Tập làm văn,
học sinh phải đọc và nghe tốt văn bản; nắm được các kiến thức cơ bản về từ và
câu, về văn bản ... mà đây thường là những kiến thức khó, trừu tượng đối với
học sinh Tiểu học.
Thực tế qua việc dạy học phân môn TLV ở Trường Tiểu học Xuân Lộc thì
học sinh đã đạt được những kĩ năng cơ bản như: viết được các văn bản nghệ
thuật (tả cảnh, tả người) và các văn bản thông dụng ở mức độ đơn giản. Nhưng
bên cạnh đó thì việc dạy và học phân môn Tập làm văn còn nhiều bất cập và hạn
chế như: giáo viên chỉ chú trọng đến việc rèn kĩ năng viết mà chưa chú trọng
lắm đến việc rèn kĩ năng nói, nghe,... học sinh chưa phân biệt được sự khác nhau
giữa lời văn trong văn bản nói và văn bản viết, giáo viên cũng mới chỉ hướng
dẫn học sinh viết văn chủ yếu theo mẫu mà chưa có sự sáng tạo, chưa thể hiện
được dấu ấn cá nhân của mình trong từng bài viết, trong từng hoàn cảnh cụ thể,
nhất là ở những đề văn đòi hỏi bài làm phải mang tính sáng tạo cao thì phần lớn
học sinh chưa làm được. Bởi vậy, nhìn chung chất lượng dạy học phân môn TLV
còn hạn chế. Mặt khác, theo cấu trúc và ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 và
lớp 5 theo Thông tư số: 22/2016/TT-BGDĐT thì phân môn tập làm văn được coi
trọng cả về thời lượng và số điểm. Đây là điều mà nhiều nhà giáo trăn trở đang
tìm hướng giải quyết. Với cương vị là một cán bộ quản lí chuyên môn nhà
trường tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 và lớp 5 ở trường tiểu học Xuân
Lộc” để nghiên cứu cho bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm hiểu sâu hơn về các biện pháp chỉ đạo dạy học nâng cao chất lượng
phân môn TLV ở lớp 4 và lớp 5. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng và hiệu quả
việc dạy học phân môn TLV. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác dạy học phân môn TLV, để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về cấu trúc, vị trí và mục tiêu của phân môn TLV
lớp 4 và lớp 5 ở trường tiểu học.
2
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học phân môn TLV ở trường tiểu học Xuân Lộc
- Một số giải pháp và biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học
phân môn TLV ở lớp 4 và lớp 5.
- Kết luận qua nghiên cứu, ứng dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu trong tài liệu
- Khảo sát
- Thực hành
- Nghiên cứu trên thực tiễn trong nhà trường, hội thảo, trao đổi.
- Quan sát, so sánh
- Kiểm tra, đánh giá
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Vị trí, cấu trúc chương trình.
•
Về vị trí : Phân môn TLV bao gồm cả hệ thống kiến
thức về ngữ âm, từ, câu, đoạn và văn bản. Bởi vậy, trong một tuần, bao giờ tiết
học TLV cũng được xếp học sau khi học các phân môn như Tập đọc, Chính tả,
LTVC ... để không chỉ nhằm giúp học sinh được tiếp cận một cách có hệ thống
theo chủ điểm học tập được đề cập đến trong tuần mà còn nhằm trang bị cho học
sinh một vốn kiến thức nhất định phục vụ cho tiết học TLV đó.
•
Cấu trúc chương trình Tập làm văn lớp 4, lớp 5. [1];
[2]
* Lớp 4:
Số tiết
Học kì 1
Học kì 2
Cả năm
Loại văn bản
Kể chuyện
Miêu tả
- Khái niệm miêu tả
- Miêu tả đồ vật
- Miêu tả cây cối
- Miêu tả con vật
Các loại văn bản khác
- Viết thư
- Trao đổi ý kiến
- Giới thiệu hoạt động
- Tóm tắt tin tức
- Điền vào giấy tờ in sẵn
Tổng cộng số tiết
* Lớp 5:
Số tiết
19
19
1
6
4
11 (+3)
8
1
10
11 (+3)
8
1
3
3
30
3
2
2
3
3
62
3
2
1
32
Học kì 1
Loại văn bản
Kể chuyện(ôn tập)
Miêu tả
- Miêu tả đồ vật (ôn tập)
- Miêu tả cây cối (ôn tập)
- Miêu tả con vật (ôn tập)
- Miêu tả cảnh
- Miêu tả người
Các loại văn bản khác
- Báo cáo thống kê
- Đơn
- Thuyết trình, tranh luận
- Biên bản
- Chương trình hoạt động
- Chuyển đoạn văn thành kịch
14
8
Học kì 2
Cả năm
3
3
4
3
3
4
7
4
3
3
18
15
3
3
2
3
2
3(bỏ 1 tiết)
6
3
2
3
2
3(bỏ 1 tiết)
4
Tổng cộng số tiết
32
30
62
•
Các kiến thức làm văn:
- Văn kể chuyện
+ Thế nào là kể chuyện?
+ Nhân vật trong chuyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình
của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Cốt truyện
+ Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài trong bài văn kể chuyện. Kết
bài văn kể chuyện.
- Văn miêu tả
+ Khái niệm miêu tả
+ Miêu tả đồ vật
+ Miêu tả cây cối
+ Miêu tả con vật
+ Tả cảnh
+ Tả người (Lớp 5)
- Các loại văn bản khác
+ Viết thư
+ Trao đổi ý kiến
+ Giới thiệu hoạt động
+ Tóm tắt tin tức
+ Điền vào giấy tờ in sẵn.
+ Báo cáo thống kê
+ Đơn
+ Thuyết trình, tranh luận
(Lớp 5)
+ Biên bản
+ Chương trình hoạt động
+ Chuyển đoạn văn thành kịch
- Các loại bài học:
+ Dạy lý thuyết
+ Hướng dẫn thực hành
2.1.2. Mục tiêu dạy học của phân môn TLV lớp 4 , lớp 5 gồm: [1]
* Về kĩ năng: Các kĩ năng làm văn:
- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp
+ Phân tích đề bài
+ Nhận diện kiểu văn bản
- Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp
+ Xác định dàn ý bài văn đó cho sẵn
+ Tìm và sắp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện
+ Quan sát đối tượng, tìm và sắp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện
- Kĩ năng hiện thực hóa hoạt động giao tiếp:
+ Xây dựng đoạn văn .
+ Liên kết các đoạn văn thành bài văn.
5
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp.
+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu
cầu diễn đạt.
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
Như vậy, phân môn TLV giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt: Nghe; nói; đọc; viết; kĩ năng dùng từ đặt câu, dùng các từ ngữ giàu
âm thanh, hình ảnh, các từ ngữ có sức biểu hiện để giúp câu văn thêm sinh
động, gợi cảm; dùng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp
ngữ...) để viết văn (cả lớp 4 và lớp 5); dùng các phép liên kết đơn giản để liên
kết các câu trong đoạn, các đoạn trong bài để bài văn có sức lôi cuốn, hấp dẫn
(Lớp 5)... Tóm lại, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp qua việc
chú trọng rèn đồng thời cả 4 kĩ năng: nghe, đọc (tiếp nhận văn bản), nói, viết
(sản sinh văn bản). Điều này sẽ giúp học sinh không chỉ phát triển kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng ứng xử (các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống thường nhật) mà
còn giúp học sinh phát triển tư duy, làm tiền đề cho việc đào tạo nhân tài cho
đất nước. v..v...
2.1.3. Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
2.1.4. Phân môn TLV còn giúp học sinh nâng cao óc thẩm mĩ và sự
sáng tạo qua cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn sự vật.
Cùng quan sát, chứng kiến, tiếp cận một sự vật hiện tượng nhưng mỗi cá
nhân lại biểu hiện một suy nghĩ riêng, một cách nhìn riêng. Vì vậy, để tạo ra
những cái “Tôi” sáng tạo ở mỗi cá nhân học sinh thì vai trò của việc dạy học
phân môn TLV là vô cùng quan trọng.
2.1.5. Định hướng xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
phân môn TLV lớp 4 - 5:
Tuy phân môn TLV có vai trò quan trọng như vậy nhưng đây lại là một
môn học mà các giáo viên thường “Không hứng thú”dạy nhất và học sinh
thường “Không ham mê ” học nhất vì bản thân nó là một môn học khó, dù các
nhà viết sách đã cố gắng biên soạn ở mức để học sinh có thể tiếp thu được song
đã là văn thì không có một công thức nào cả và viết văn cũng đòi hỏi sự không
lặp lại (của người khác và của chính bản thân mình). Mặt khác, hiện nay PPDH
phân môn TLV dù đã tường minh hơn so với chương trình cải cách song cơ sở
vật chất và điều kiện, phương tiện dạy học phân môn TLV hầu như còn nghèo
nàn, cập kênh, chưa đáp ứng nhu cầu dạy học nên chất lượng dạy học phân môn
này hầu như chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Vì tất cả những lí do đã nêu trên, ta thấy rằng: Việc đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy học phân môn TLV là một đòi hỏi cấp thiết của các trường Tiểu
học.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Hạn chế trong việc giảng dạy:
Mặc dù đổi mới chương trình dạy học đã tiến hành nhiều năm, song để
giáo viên thực sự đổi mới PPDH như yêu cầu đề ra là một việc vô cùng khó
6
khăn vì kiến thức môn học tương đối khó, yêu cầu về kĩ năng tương đối cao mà
kiến thức từ vựng và ngữ pháp của học sinh còn hạn chế, trong khi đó vốn kiến
thức về văn và kĩ năng viết văn của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề phải bàn vì
thực tế có rất ít giáo viên có năng khiếu viết văn, ... Bởi vậy, giáo viên phải đầu
tư rất nhiều thời gian và công sức thì mới dạy tốt phân môn này được. Đặc biệt,
với những đề bài mang tính chất sáng tạo như: Cho sẵn cốt truyện, hoặc cho sẵn
phần kết thúc truyện, hoặc cho sẵn phần mở đầu truyện hoặc tự tưởng tượng cốt
truyện dựa vào tình huống gợi mở hoặc đề bài yêu cầu học sinh tả vật không
quan sát trực tiếp mà được gợi ra nhờ một đoạn văn, bài thơ, câu chuyện như:
Ví dụ: Một buổi đến trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran và thấy
những chùm hoa phượng nở đỏ. Hãy tả lại cảnh đó và cảm xúc của em khi mùa
hè đến.
Đây là những đề bài mang tính sáng tạo cao yêu cầu học sinh chú ý tập
trung tả nét tiêu biểu của cảnh đó, làm cho nó khác với cảnh khác. Lồng với tả
người, tả vật để bài văn sinh động. Tả không phải chỉ để tả mà qua tả người
nghe, người đọc thấy được cảm xúc của người viết ... Nói thì dễ nhưng những
điều này rất trừu tượng với học sinh nên học sinh thụ động, nhiều khi còn trông
chờ nhiều ở sự giúp đỡ của GV. Bởi vậy kết quả học tập chưa cao. Vì thế, học
sinh ngại học TLV và giáo viên "e ngại" dạy TLV vì lẽ đó.
Mặt khác, mục tiêu của phân môn TLV trong chương trình SGK là giúp
học sinh rèn luyện đều cả bốn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: Nghe, nói, đọc, viết
nhưng hiện nay khi dạy TLV, giáo viên thường thiên về dạy và rèn luyện cho học
sinh kĩ năng viết nhiều hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng học sinh thường có kĩ
năng nói kém hơn kĩ năng viết mà trong cuộc sống hiện nay, kĩ năng nói, giao
tiếp, ứng xử trực tiếp lại vô cùng quan trọng bởi đó là kĩ năng sống của con
người. Do vậy, việc dạy học TLV vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mà chương
trình đề ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ dùng dạy học phân môn TLV của giáo viên
cũng còn nhiều hạn chế, nhiều khi chưa khai thác hết được công dụng của đồ
dùng dạy học nên dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao.
Qua kiểm tra, khảo sát tôi thấy những khó khăn của giáo viên khi dạy học
phân môn TLV là:
STT
Hạn chế tồn tại
Tỉ lệ (%)
1 Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng đổi mới PPDH
74.5
2 Lựa chọn và sử dụng PPDH (Phương pháp dạy học)
55.2
3 Kĩ năng sử dụng TBDH (Thiết bị dạy học)
67.5
4 Phối hợp các PPDH tích cực
75.5
5 Thiếu TBDH
78.0
7
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Thứ nhất: Công tác bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế, nội dung bồi
dưỡng về dạy học phân môn TLV chưa cụ thể, sát sao với tình hình thực tế của
từng địa phương.
- Thứ hai: TBDH thiếu về số lượng, đặc biệt thiếu các TBDH hiện đại.
- Thứ ba: Kĩ năng sử dụng PPDH, sử dụng TBDH và kĩ năng tổ chức các
hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong tiết TLV còn hạn chế.
Nhiều hoạt động học tập chưa giúp học sinh tìm tòi, khám phá ra cái mới, cái
hay, cái sáng tạo của riêng mình mà chỉ mang tính giúp giáo viên biểu diễn
PPDH.
- Thứ tư: Công tác kiểm tra, đánh giá dạy học phân môn TLV của giáo viên
nhiều khi còn mang tính cảm tính, chưa toàn diện, thiếu chính xác, thiếu tính
khách quan.
2.2.2. Công tác chỉ đạo của CBQL để nâng cao chất lượng giảng dạy:
Chính vì những tồn tại trên nên trong những năm học qua, mặc dù đã rất
nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng dạy học song hiệu quả thực sự khi dạy
học phân môn TLV vẫn chưa tiến triển được là bao. Đây là vấn đề mà các nhà
quản lí trăn trở, suy nghĩ, tìm cách nâng cao chất lượng dạy học phân môn này
để việc dạy học thực sự là “Dạy thực – học thực” như cuộc vận động “ Hai
không – bốn nội dung” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
Công tác chỉ đạo của CBQL để nâng cao chất lượng dạy học phân môn
TLV ở đây là :
1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về mục tiêu phân môn TLV
và hiệu quả, chất lượng dạy học.
2. Việc đổi mới cách quản lí, chỉ đạo dạy học môn Tiếng Việt nói chung
và cách quản lí chỉ đạo dạy học phân môn TLV nói riêng.
3. Dạy phân môn TLV như thế nào được gọi là thực sự đổi mới PPDH?
4. Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và
chất lượng dạy học phân môn TLV nói riêng.
5. Làm thế nào để tạo động lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy
nhằm nâng cao trách nhiệm của họ với học sinh và nâng cao chất lượng giảng
dạy?
6. Cách đánh giá chất lượng dạy học phân môn TLV như thế nào là phù
hợp, sát với thực tế địa phương và phù hợp với mục tiêu mà chương trình đề ra?
7. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và nâng cao chất lượng dạy
học như thế nào là phù hợp? ...
Từ thực trạng trên, với việc nhận thức được những yêu cầu và nhiệm vụ
cấp bách của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong sự nghiệp giáo
dục nói chung và phân môn TLV nói riêng, với lương tâm và trách nhiệm của
CBQL trường Tiểu học, qua quá trình vừa nghiên cứu vừa thực hành, tôi đã đúc
kết được: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học phân môn
Tập làm văn lớp 4 và 5” với hi vọng sẽ tháo gỡ được một phần khó khăn, lúng
túng cho giáo viên khi dạy phân môn này, nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
8
hiệu quả dạy học TLV; giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt, tạo
tiền đề học tốt các môn học khác và làm nền tảng cho các cấp học trên.
2.3. Các giải pháp, biện pháp và tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng dạy
học phân môn TLV
Sau quá trình điều tra, tìm hiểu và thực hành, tôi đã mạnh dạn đưa ra những
biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy học phân môn này với hi vọng nó
có thể áp dụng cho những trường có điều kiện dạy học như trường tiểu học
Xuân Lộc. Cụ thể:
* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh:
* Đối với giáo viên:
Ta thấy rằng: "Nhận thức đúng thì hành động mới đúng". Bởi vậy, cần làm
cho giáo viên thấy rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc dạy học môn
tiếng Việt nói chung và phân môn TLV nói riêng.
- Sử dụng mục tiêu phân môn TLV lớp 4; 5 để nâng cao nhận thức:
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, làm cho giáo viên nắm vững mục tiêu
cần đạt của phân môn TLV để giáo viên có hướng thực hiện mục tiêu. Cụ thể:
• Mục tiêu về kiến thức:
Chương trình chỉ yêu cầu cung cấp cho học sinh lớp 4; 5 những kiến thức sơ
giản về liên kết câu, liên kết đoạn văn; kiến thức về văn tả người, văn tả cảnh,
văn bản thông thường: đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động;
một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi nhóm, thảo luận.
• Mục tiêu về kĩ năng:
+ Viết: Yêu cầu học sinh có kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả; viết đoạn
văn, bài văn miêu tả theo dàn ý; viết biên bản một cuộc họp, một vụ việc và viết
tóm tắt văn bản (có độ dài vừa phải).
+ Nghe: Nghe và ghi chép một số thông tin, nhân vật, sự kiện,...
+ Nói: Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu,...của địa phương.
* Đối với học sinh:
Qua các tiết dạy và các buổi sinh hoạt tập thể, giáo viên cần làm cho các
em thấy được tầm quan trọng của việc học TLV trong đời sống của các em để
các em nâng cao ý thức tự học, tự trau dồi, rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng
Việt và ý thức quan sát, ghi chép, tìm tư liệu, sưu tầm đồ dùng học tập, ...tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho GV khi giảng dạy môn học này.
- Đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên:
Cần làm cho giáo viên hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong giảng
dạy nếu thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng dạy học, đạt mục tiêu đề ra.
* Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường:
Như trên đã nói: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng dạy học”.
Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học thì cần tăng cường công tác bồi
dưỡng giáo viên. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy giáo viên còn gặp khó
khăn trong dạy học phân môn TLV. Vì vậy cần tăng cường công tác bồi dưỡng
giáo viên với một số nội dung chủ yếu và hình thức phù hợp.
9
Nội dung bồi dưỡng:
- Nâng cao kiến thức môn Tiếng Việt cho giáo viên để giáo viên nắm chắc
kiến thức, từ đó mà xử lí tốt các tình huống dạy học trên lớp và nâng cao chất
lượng dạy học các phân môn trong đó có phân môn TLV.
- Nâng cao kĩ năng xây dựng kế hoạch bài học theo hướng đổi mới PPDH, kĩ
năng lựa chọn và sử dụng các PPDH phù hợp với đặc trưng môn học, kĩ năng sử
dụng TBDH và kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chủ yếu trong tiết TLV.
Hình thức bồi dưỡng:
Để nâng cao kiến thức và kĩ năng dạy học cho giáo viên, đầu mỗi năm
học, tôi thường tổ chức các chuyên đề cụ thể như: Làm thế nào để rèn cho học
sinh cách mở bài theo kiểu gián tiếp một cách hấp dẫn nhất nhằm hút hồn người
đọc? Cách kết bài theo kiểu mở rộng trong bài văn miêu tả như thế nào để đạt
hiệu quả cao nhất? Hoặc: Làm thế nào nâng cao kĩ năng nói cho học sinh trong
các tiết TLV,...nhằm giúp giáo viên bổ sung các kiến thức, các kĩ năng cần thiết
khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Cụ thể, về mặt kiến thức và kĩ năng viết, tôi lưu ý giáo viên hướng dẫn học
sinh:
- Đối với thể loại tả người, cần chú ý tả hình dáng, hoạt động, tính tình. Ba
mặt này thường thống nhất với nhau làm nổi rõ tính cách, thần thái của người
định tả. Nên hướng cho học sinh cách viết đan xen, không tách thành ba phần
riêng biệt hình dáng, hoạt động hay tính tình. Những nét chọn để tả không nhất
thiết phải đẹp hay quá đẹp nhưng nhất thiết phải là những nét riêng biệt và
không bị xáo, ...
- Đối với những đề bài mang tính sáng tạo cao, yêu cầu học sinh chú ý tập
trung tả nét tiêu biểu của cảnh đó, làm cho nó khác với cảnh khác. Lồng với tả
người, tả vật để bài văn sinh động. Tả không phải chỉ để tả mà qua tả người
nghe, người đọc thấy được cảm xúc của người viết, ...
Sau đây là một số biện pháp nhỏ mà tôi đã áp dụng chỉ đạo, hướng dẫn
cho giáo viên con đường, cách thức cụ thể cách dạy các dạng bài TLV nâng cao
chất lượng giảng dạy phân môn này qua các chuyên đề như sau:
+ Biện pháp 1: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện thông
qua các bài thơ:
Ở Tiểu học, Văn kể chuyện được giảng dạy từ lớp 3 nhưng trọng tâm của
thể loại này được học ở lớp 4. Kiểu bài văn kể chuyện được xây dựng với những
đề bài cụ thể và những kĩ năng thực hành đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó.
Ở các tiết học chính khoá, giáo viên đã dạy cho học sinh một số kĩ năng kể
chuyện như cốt chuyện, nhân vật trong truyện, tả ngoại hình nhân vật, tả hoạt
động, tả nội tâm...
Thông qua một số dạng đề bài như: Kể lại chuyện đã nghe, đã học, kể lại
chuyện được chứng kiến tham gia, kể chuyện thay lời nhân vật, kể chuyện dựa
vào cốt chuyện có sẵn, viết tiếp câu chuyện cho hoàn chỉnh... Học sinh được rèn
kỹ năng kể chuyện khá cụ thể cho từng kiểu, từng dạng. Tuy nhiên thời gian
dành cho luyện tập của từng dạng không nhiều. Các dạng bài kể chuyện này còn
10
mờ nhạt trong học sinh, đặc biệt là học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành.
Trong các tiết học ở buổi 2 tôi đã chỉ đạo giáo viên phụ trách thực hiện một số
biện pháp giúp HS rèn kĩ năng kể chuyện và tổng hợp được nhiều yêu cầu của
kể chuyện vào bài viết mà mất ít thời gian đầu tư.
Ví dụ 1: Dựa vào bài thơ “Tiếng vọng” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, em
hãy kể lại câu chuyện về cái chết của con chim sẻ trong cơn bão.
Nội dung bài thơ (Trang 108-T/V lớp5, tập 1)
Để học sinh làm tốt đề bài luyện tập này, giáo viên nên chẻ nhỏ các yêu
cầu để học sinh thực hành.
Cụ thể:
* Bài tập1: Dựa vào bài thơ, hãy kể lại cảnh cơn bão về trong đêm.
* Bài tập2: Dựa vào bài thơ, hãy kể lại cảnh chim mẹ tránh bão.
* Bài tập3: Dựa vào bài thơ hãy tả lại tâm trạng băn khoăn, day dứt của
tác giả về cái chết của chim sẻ. Ví dụ:
Bài tập1: Đêm khuya vắng vẻ, những vì sao trên trời dần dần ẩn khuất,
bóng đêm bao trùm khắp nơi. Gần về sáng, trời nổi gió. Rồi những tiếng rì rào
bắt đầu mạnh dần, to dần. Gió ù ù thổi qua mái nhà, gió vít những cành cây, gió
làm va đập, cành cây gãy răng rắc, tiếng cánh chim đập cửa phành phạch. Cơn
bão đã thật sự đổ bộ về.
Bài tập2:
Chiếc tổ chim trong ống tre đầu nhà chiều nay còn ấm cúng, chim mẹ
đang ấp ủ những quả trứng. Bão về, gió xoáy thẳng vào mái nhà. Chim mẹ giật
mình thức giấc và bất chợt bị gió cuốn bật ra khỏi tổ. Nó hoảng sợ dáo dác bay
tìm nơi trú ẩn giữa màn đêm dày đặc và những trận gió gào thét điên cuồng.
Rồi như loé lên niềm hi vọng, chim mẹ lao tới cánh cửa của ngôi nhà. Cánh
cửa vẫn đóng chặt, con chim mẹ vẫn không mất niềm hi vọng, cứ cố sức chấp
chới đôi cánh rã rời vỗ vào cánh cửa, mong ai đó mở cửa ra cho nó tránh bão
qua đêm. Cậu chủ nhỏ nằm trong chăn ấm nghe tiếng cánh chim đập cửa nhưng
sự ấm áp của gối chăn khiến cậu ngại dậy. Không chống đỡ nổi cái dữ dội của
cơn bão, chú chim sẻ nhỏ đã chết lạnh ngắt ngay trước cửa nhà, để lại những
quả trứng trong tổ mãi mãi không thể nở thành những chú chim non.
Bài tập 3:
Sáng mai thức dậy, nhìn thấy chim mẹ đã chết ngay trước cửa và những
quả trứng trong tổ bơ vơ nằm đó, cậu chủ nhỏ không khỏi ân hận, day dứt, băn
khoăn. Cậu day dứt mãi, giá như cậu chịu khó một chút, bớt vô tâm một chút,
suy nghĩ một chút thì hậu quả thương tâm đã không xảy ra! Và hình ảnh cái
chết lạnh ngắt của chú chim sẻ nhỏ với những quả trứng lăn lóc và những con
chim non mãi mãi chẳng ra đời trở thành một lời cảnh tỉnh mỗi người chúng ta:
"Hãy biết sống có trách nhiệm hơn, đừng vô tình với những sinh linh bé nhỏ
quanh mình". Đó cũng là thông điệp mà tác giả câu chuyện muốn gửi đến tất cả
chúng ta trong cuộc sống.
Sau các bài tập nhỏ trên, giáo viên mới yêu cầu học sinh về làm cả bài. Có
như thế các em mới áp dụng được những kỹ năng đã học vào bài làm văn viết.
11
Các bài thơ có tính chất tự sự trong chương trình Tiểu học có nhiều như
bài: Nàng Tiên Ốc, Ê-mi-li, con... Ngoài ra, giáo viên nên sưu tầm thêm các bài
thơ của Trần Đăng Khoa (như bài: Đám ma bác giun, Em kể chuyện này,...),
hay một số bài thơ của Bác Hồ (như: Con cáo và tổ ong,...) để học sinh luyện
tập.
+ Biện pháp 2: Phát huy tính sáng tạo của học sinh qua các dạng bài tập
nâng cao.
Như chúng ta đã biết, trong chương trình mới hiện nay, hệ thống bài tập
phân môn Tập làm văn kiểu bài kể chuyện được liệt kê, miêu tả theo nhiều cách
khác nhau. Để phát huy trí tưởng tượng cho học sinh hoàn thành tốt, giáo viên
có thể đưa ra một số dạng bài như sau:
- Đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành & hoàn thành:
a) Kể lại chuyện đã nghe, đã học bằng cách mượn lời nhân vật.
Ví dụ: Em hãy mượn lời nhân vật vua Mi-đát kể lại câu chuyện: Điều ước
của Vua Mi-đát.
Với đề bài này, HS đã được tập các kể chuyện theo vai nhân vật, bởi vậy,
giáo viên chỉ cần yêu cầu một học sinh nhắc lại cách nhập vai mình vào nhân vật
vua Mi-đát để kể chuyện. Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh: khi kể chuyện thì
mọi sự việc diễn ra phải theo quan điểm và cách nhìn nhận sự việc của vua Miđát.
Giáo viên có thể kể mẫu (với lớp có nhiều học sinh hoàn thành – chưa hoàn
thành) hoặc cho học sinh hoàn thành tốt kể mẫu một đoạn để học sinh nhớ lại và
nắm vững cách kể chuyện theo hướng này.
Chẳng hạn: "Tôi là vua Mi-đat - người trị vì đất nước Hi Lạp cổ đại. Có lần,
thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho phép tôi được ước một điều. Tôi nghĩ: Vàng là thứ
quý nhất. Bởi vậy, tôi liền nói ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hoá thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận..."
Với phương pháp hướng dẫn này, chắc chắn hầu hết học sinh đều hoàn
thành được yêu cầu của đề bài.
- Đối với đối tượng học sinh hoàn thành tốt và học sinh hoàn thành.
b) Dựa vào cốt chuyện có sẵn để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng của em.
*Ví dụ: Một chú ong mải mê hút nhụy hoa, không hay biết trời đang sập tối,
ong không về nhà được. Sáng hôm sau khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu
chuyện nó xa nhà trong đêm qua. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện của
chú ong xa nhà đó.
c) Tưởng tượng để viết tiếp đoạn văn thành câu chuyện hoàn chỉnh.
Giáo viên hướng dẫn hoc sinh hướng phát triển câu chuyện trên, cho học
sinh tưởng tượng và viết thêm từng đoạn: phần đầu chuyện, phần diễn biến hoặc
phần kết thúc.
d) Dựa vào ý nghĩa của một câu chuyện để kể lại chuyện theo trí tưởng tượng
của em.
Thực hiện tương tự quy trình trên.
12
+ Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tả ngoại hình, tả nội tâm, tả hoạt động của
nhân vật.
Đối với văn kể chuyện, xây dựng cốt chuyện, dàn bài là quan trọng nhưng
nếu học sinh không biết vận dụng các yêu cầu về tả ngoại hình, tả nội tâm, tả
hoạt động,...vào kể chuyện thì câu chuyện sẽ không sinh động hấp dẫn mà chỉ là
liệt kê các ý chính.
Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thật kĩ: Khi nào phải tả ngoại
hình, khi nào phải tả nội tâm, khi nào phải thể hiện hành động ngôn ngữ...Thông
thường các cách tả này xen với kể sẽ hiệu quả và gây được sự chú ý cho người
nghe, tăng hiệu quả của kể chuyện.
a) Tả ngoại hình: Khi nhân vật chính hay phụ xuất hiện thì phải tả ngay
ngoại hình của nhân vật đó. Nhân vật chính phải tả nhiều hơn nhân vật phụ. Phải
chọn lọc chi tiết về ngoại hình để tả sao cho chi tiết đó thể hiện được tính cách
nhân vật.
b) Tả nội tâm: Nội tâm của nhân vật thường bộc lộ khi xuất hiện tình
huống có vấn đề. Vì vậy khi kể chuyện đến đoạn chuyện xuất hiện tình huống có
vấn đề thì giáo viên yêu cầu học sinh phải suy nghĩ và diễn đạt nội tâm nhân vật.
Cần tả ngắn, sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm để thể hiện nội tâm cho phù hợp để
tăng hiệu quả cảm nhận cho người đọc.
c) Tả hoạt động, lời nói, cử chỉ... Trong bất kì câu chuyện nào, nhân vật
cũng phải hoạt động. Chính hoạt động đã đưa câu chuyện đi đến cao điểm của
sự việc, buộc phải giải quyết để kết thúc một cách hợp lí. Chính các hoạt động
này đã đẩy câu chuyện đi từ diễn biến này đến diễn biến khác. Vì thế, nhân vật
trong chuyện kể phải có hoạt động, có lời nói, có cử chỉ phù hợp với đặc điểm
nhân vật và với nội dung câu chuyện. Giáo viên phải hướng dẫn kĩ các yêu cầu
này để học sinh có thể kể tốt hơn với khả năng xây dựng lời hội thoại, tả người
thông qua hoạt động...
+ Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, miêu tả đúng trọng tâm.
Ở bậc Tiểu học, văn miêu tả là thể loại quan trọng nhất, được giảng dạy
chủ yếu ở lớp 4-5. Trong nội dung chương trình hiện hành, kiến thức về câu chủ
đề trong ngữ pháp văn bản được đưa vào một cách nhẹ nhàng giúp học sinh vận
dụng khá nhanh để làm văn miêu tả. Đây cũng chính là điểm khác biệt cần thiết
và hợp lý so với chương trình cũ. Vì thế, khi dạy học giáo viên cần tận dụng tối
đa hình thức luyện tập viết đoạn văn theo câu chủ đề để học sinh thực hành.
Như chúng ta đã biết: Câu chủ đề còn gọi là câu chốt, là câu nêu lên toàn
bộ ý chính của một đoạn văn, thường đứng ở đầu hoặc ở cuối đoạn văn. Sau câu
chủ đề (hoặc trước câu chủ đề) là những câu văn nhằm giải thích ý cho câu chủ
đề. Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cấu trúc và cách viết đoạn văn
kiểu này đồng thời có định hướng câu chủ đề tốt sẽ giúp học sinh viết văn miêu
tả đúng trọng tâm hơn.
Khi đưa ra các câu chủ đề thì mỗi câu chính là một ý của đoạn văn. Giáo
viên có thể sử dụng nhiều câu chủ đề khác nhau để hướng dẫn học sinh luyện
tập, không nhất thiết phải cứ áp dụng một ý chung nhất. Ở đối tượnghọc sinh
13
năng khiếu, giáo viên khuyến khích các em phá bỏ những cách diễn đạt thông
thường để có những bài viết có cách diễn đạt bứt phá, thực sự hấp dẫn người đọc
mà không theo khuôn mẫu cứng nhắc nào.
Ví dụ 1: Ở kiểu bài tả cảnh với đề bài:
Em hãy tả vẻ đẹp của vườn hoa trong một buổi sáng mùa xuân.
Khi hướng dẫn học sinh làm đến phần thân bài, giáo viên có thể nêu hai
câu chủ đề như sau và yêu cầu học sinh phát triển thành hai đoạn văn tả cảnh:
a) Buổi sáng, vườn hoa rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm.
b) Vườn hoa nhộn nhịp, tươi vui với biết bao ong bướm rập rờn và tiếng
chim ca hát.
Ví dụ:
*Đoạn 1:
Buổi sáng, vườn hoa rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm. Những
bông hồng nhung đỏ thắm, chúm chím như còn e lệ với những giọt sương long
lanh ánh bạc đọng trên những cánh hoa. Hoa cúc vàng rực rỡ đón chào một
ngày mới. Hoa đồng tiền đơn, đồng tiền kép nô nức khoe màu đỏ, vàng, hồng,
tím. Rồi thược dược, loa kèn, lưu li, cúc áo... rung rinh theo gió, đua nhau khoe
sắc toả hương. Ong bướm rập rờn, vườn hoa ngào ngạt hương sắc mùa xuân.
*Đoạn 2:
Vườn hoa nhộn nhịp và tươi vui với biết bao ong bướm rập rờn và
tiếng chim ca hát. Những cánh bướm đủ màu sắc bay là là quanh những cánh
hoa, nhẹ nhàng đậu xuống một vài bông hoa hồng, hoa cúc rồi khẽ bay, đôi
cánh khép mở nhẹ nhàng. Quanh khu vườn, chim líu lo ca hát, những chú chim
sâu xinh xắn líu ríu dưới những cánh hoa, chim sẻ chuyền cành lích chích... Tất
cả tạo nên một bức tranh sinh động đậm nét duyên dáng quê hương.
Giáo viên hướng dẫn tương tự với các đề văn sau:
Ví dụ 2: Với kiểu bài tả đồ vật:
Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Trong phần thân bài giáo viên có thể nêu hai câu chủ đề như sau và yêu
cầu học sinh phát triển thành hai đoạn văn tả đồ vật.
a) Cái cặp của em mới đẹp làm sao!
b) Cặp của em đã đẹp lại còn tiện lợi biết bao!
Ví dụ 3: Ở kiểu bài tả người với đề bài cụ thể là:
Hãy tả người mà em yêu quý nhất.
Trong phần thân bài giáo viên có thể nêu các câu chủ đề (tả mẹ) như sau
và yêu cầu học sinh phát triển thành các đoạn văn tả người.
a) Mẹ em không đẹp nhưng rất ưa nhìn.
b) Mẹ không chỉ thông minh và giỏi giang mà mẹ còn rất đảm đang nữa!
c) Mẹ yêu em không sao kể hết.
Sau khi được giáo viên hướng dẫn như trên, qua kiểm tra tôi thấy học
sinh làm bài văn có nhiều tiến bộ và sáng tạo hơn, bài văn sinh động và giàu
cảm xúc hơn.
+ Biện pháp 5: Vận dụng từ đồng nghĩa để viết văn miêu tả sinh động.
14
Để viết văn miêu tả hay, người ta còn sử dụng từ đồng nghĩa để tả. Khi sử
dụng từ đồng nghĩa nó giúp ta miêu tả chính xác, cụ thể biểu hiện muôn màu
muôn vẻ của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày
mùa” (SGK Tiếng Việt 5-T1) của nhà văn Tô Hoài, chúng ta thấy rằng dưới
ngòi bút tài hoa của nhà văn, các sự vật, hiện tượng trở nên vô cùng sinh động.
Bởi đó là nhờ tài quan sát và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là sử dụng
từ đồng nghĩa chỉ màu sắc để tả của tác giả. Để học sinh sử dụng từ đồng nghĩa
khi viết văn miêu tả, để bài văn hay và sáng tạo thì giáo viên khi dạy phân môn
Tập đọc cần cho các em phát hiện các biện pháp nghệ thuật, biện pháp dùng từ
mà các tác giả sử dụng trong các bài đọc, từ đó để có mối liên hệ vận dụng vào
làm văn.
*Ví dụ: Từ bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, giáo viên cần cho học sinh
thấy tài quan sát và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là dùng từ đồng nghĩa
chỉ màu sắc để tả của tác giả. Riêng tả màu vàng, tác giả đã có tới 10 sắc độ
khác nhau dành cho từng sự vật: có màu vàng đậm của lúa đã chín (vàng
xuộm), có màu vàng nhạt, tươi, ánh lên của những ngày nắng đẹp giữa mùa
đông (vàng hoe); có màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt (vàng lịm),
có màu vàng rất đậm, rải đều trên mặt của lá mít , lá chuối (vàng ối); có màu
vàng sáng của tàu đu đủ, lá sắn héo (vàng tươi); có màu vàng gợi cảm mọng
nước (vàng xọng); có màu vàng của rơm, thóc được phơi già nắng tạo cảm giác
giòn đều đến có thể gãy ra (vàng giòn); rồi đến màu vàng gợi tả những con vật
béo tốt có bộ lông óng ả, mượt mà (vàng mượt); và cả những màu vàng rất lạ,
không thể chỉ nhìn bằng mắt mà phải nhìn bằng tâm hồn (vàng hơn thường khi,
vàng như những vạt áo nắng, vàng trù phú đầm ấm...)
Từ đó giáo viên có thể vận dụng ra đề văn cho học sinh làm: Hãy viết một
đoạn văn tả cảnh mà em yêu thích.
Qua theo dõi và kiểm tra kết quả vận dụng của giáo viên vào thực tế dạy
học ở buổi 2, HS đã biết vận dụng và viết được một số bài văn hay trong đó có
sử dụng nghệ thuật dùng từ đồng nghĩa để tả.
+ Biện pháp 6: Rèn kĩ năng viết văn trôi chảy, mạch lạc và liên kết ý.
a. Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề.
Với bất kì thể loại văn nào, giáo viên cũng phải rèn luyện cho học sinh kĩ
năng xác định yêu cầu đề bài. Với các dạng đề bài không mở rộng, giáo viên chỉ
cần hướng dẫn học sinh chú ý vào câu lệnh. Nhưng với các đề bài mở rộng,
phần gợi mở tương đối quan trọng, giáo viên phải cho học sinh đọc kĩ đề gạch
chân các dữ liệu cần thiết để tập trung chú ý.
*Ví dụ: Hãy tả vẻ đẹp của một vườn hoa mà em có dịp thấy.
Ở bài này, học sinh có thể chọn tả bất kì thời điểm nào để thể hiện vẻ đẹp
của vườn hoa. Nhưng nếu đề bài sửa lại mở rộng hơn, ví dụ như:
Vườn hoa gần nhà em, vào buổi sáng mùa xuân rực rỡ sắc màu và ngào
ngạt hương thơm. Hãy tả lại vẻ đẹp của vườn hoa ấy.
15
Với đề bài này thì nội dung bài làm của các em phải tập trung vào các ý
chính để tả: rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm và vào buổi sáng mùa
xuân.
Để học sinh có vốn từ sử dụng tốt trong văn miêu tả, giáo viên phải yêu cầu
học sinh sử dụng sổ tay văn học, ghi chép những đoạn văn hay, những ý văn thơ
độc đáo để làm tư liệu và không quên ghi chép những từ ngữ miêu tả, gợi tả hợp
lí với từng chủ đề, từng kiểu bài. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh ghi chép
thành mảng.
*Ví dụ: Nhóm từ tả hoạt động của người, của vật, nhóm từ tả tính cách, tả đôi
mắt, tả mái tóc, nhóm từ tả màu sắc, hương thơm. Đó là những tư liệu cần thiết
để các em viết văn tránh sao lặp, tả gượng ép, ý nghèo, dùng từ không chính
xác.
Ở nội dung Luyện từ và câu lớp 5, học sinh đã bắt đầu học về các phép liên
kết câu. Đây là một trong những kĩ thuật viết văn quan trọng. Giáo viên phải
luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các phép liên kết đó trong diễn đạt để các
em nắm được ngữ pháp văn bản, tạo điều kiện cho các em học tốt môn Tiếng
Việt ở cấp THCS.
b. Sinh hoạt tổ chuyên môn:
Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi định hướng cho các tổ chuyên môn
tìm ra các vấn đề giáo viên còn cảm thấy thắc mắc khi dạy học để bàn luận tìm
ra các giải quyết trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Từng giáo viên nêu ra
các vấn đề còn băn khoăn thắc mắc trong quá trình dạy phân môn TLV để cả tổ
chuyên môn cùng nhau tìm phương án giải quyết hợp lí nhất. Tôi sẽ chốt các vấn
đề thiết yếu và định hướng chỉ đạo cho cả tổ chuyên môn thống nhất làm theo
phương hướng tiến bộ và khoa học nhất.
Việc góp ý giờ dạy trong buổi sinh hoạt chuyên môn cũng cần được đổi
mới. Người dạy phải được trình bày ý kiến của mình sau tiết dạy. Họ tự nhận
thấy mình đã làm được gì và chưa làm được gì trong tiết dạy đó. Những ý kiến
đóng góp không nên theo hướng phê phán người dạy hay nhận xét chung chung.
Khi thảo luận người dự giờ nên đề cập đến những điều mình ''học được'' qua dự
giờ học đó. Học tập lẫn nhau được thực hiện thông qua việc trao đổi những ý
kiến đa dạng.
Từ những thay đổi nhỏ trong quan điểm như vậy, sinh hoạt chuyên môn sẽ
trở thành một hoạt động có tính hấp dẫn đối với tất cả các giáo viên để họ có thể
học hỏi lẫn nhau và từ đó xây dựng được tình đoàn kết.
Mỗi thành viên tham gia thảo luận trong buổi sinh hoạt chuyên môn nên
phát biểu ít nhất một lần và thảo luận một cách dân chủ, không được áp đặt ý
kiến và chi phối cả buổi thảo luận. Để giúp sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả
thì cần có sự trao đổi các ý kiến đa dạng của nhiều giáo viên khác nhau. Ý kiến
đưa ra cần thẳng thắn và cụ thể. Người chủ trì phải biết lắng nghe người khác
một cách chăm chú và cẩn thận. ''Không giới hạn các chủ đề" hoặc "không tóm
tắt các ý kiến'' là những nguyên tắc khi chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn và
có như thế thì sinh hoạt chuyên môn như vậy sẽ có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
16
c. Mở các lớp tập huấn:
Tập trung huấn luyện kĩ năng sử dụng TBDH, nhất là TBDH hiện đại
như: máy tính, máy chiếu, cách soạn giáo án điện tử, cách cập nhật thông tin
trên mạng Internet để phục vụ cho việc dạy học.
Ngoài ra, tôi còn động viên, khuyến khích giáo tự giác học tập, rèn luyện,
trau dồi nghiệp vụ sư phạm để dạy tốt phân môn TLV.
d. Thao giảng, kiến tập thường xuyên (mỗi năm học tổ chức thao giảng 2-3
lần/giáo viên, kiến tập mỗi giáo viên ít nhất là 1 tiết/ tuần):
Hình thức này có hiệu quả cao vì đây là cơ hội để mọi giáo viên trao đổi,
học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp một cách trực tiếp nhất, cụ thể nhất, biến
cái lí thuyết khô khan khó hiểu bằng bài giảng thực tế, đối tượng thực tế, các
tình huống xảy ra được xử lí trực quan nên cả người dạy và người dự đều tìm ra
được cái hay, cái chưa hay... của việc xử lí ấy để rút kinh nghiệm cho mình.
e. Khuyến khích, động viên giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi các cấp:
Khuyến khích và động viên giáo viên tham dự kì thi giáo viên giỏi các
cấp bằng các hình thức: động viên GV đi thi GV giỏi; hỗ trợ về kinh phí khi GV
đi thi; nêu gương trước toàn trường, vận động các tổ chức đoàn thể, hội khuyến
học khen thưởng khi giáo viên đi thi đạt kết quả tốt; vinh danh cho những giáo
viên đạt thành tích xuất sắc… Tất cả những việc trên nhằm giúp giáo viên có ý
thức tự giác phấn đấu vươn lên để khẳng định mình, ngoài ra còn giúp họ có cơ
hội học hỏi nâng cao trình độ tay nghề và kĩ năng sư phạm. Từ đó góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy.
* Giải pháp 3: Nâng cao cơ sở vật chất, kĩ thuật, trường sở đảm bảo yêu
cầu cho việc nâng cao chất lượng dạy học:
Ông cha ta từng nói: “Có thực mới vực được đạo”. Quả đúng như vậy! Tất
cả mọi hoạt động của một trường học trong đó có hoạt động dạy học đều cần có
cơ sở vật chất để đảm bảo cho các hoạt động đó thực hiện được. Trường tôi hiện
thiếu cơ sở vật chất, các trang triết bị dạy học tranh ảnh, mô hình, tài liệu tham
khảo dành cho giáo viên và họ sinh, ... còn thiếu nhất là các trang thiết bị dạy
học hiện đại như: máy tính, máy chiếu,... chưa có. Vì vậy, tôi đã xây dựng kế
hoạch dự trù kinh phí mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo dần
hàng năm bằng các nguồn kinh phí khác nhau. Tham mưu cho Đảng ủy, chính
quyền địa phương chi ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
phục vụ cho việc giảng dạy. Ngoài ra, cần phát động phong trào thi làm đồ dùng
dạy học với cả giáo viên và học sinh để làm phong phú thêm tủ đồ dùng dạy học
của từng lớp, kho TBDH của trường. TBDH nào có giá trị sử dụng cao thì sẽ
được tôn vinh và khen thưởng. Điều này có tác dụng động viên khích lệ sự sưu
tầm và sáng chế TBDH, góp phần giải quyết tình trạng thiếu TBDH trong nhà
trường, góp phần nâng cao kết quả dạy học các môn học.
* Giải pháp 4: Chỉ đạo việc đổi mới PPDH:
Việc đổi mới PPDH ở nước ta đã được tiến hành hơn 10 năm nay bởi đó
là một xu thế tất yếu không những của riêng giáo dục Việt Nam mà còn là xu thế
chung của toàn thế giới. Bởi vậy, muốn thực hiện đổi mới PPDH đạt hiệu quả
17
cao, trước hết Bna giám hiệu nhà trường và gió viên phải thấy được tầm quan
trọng của việc này và chú trọng thực hiện nó.
Để đạt hiệu quả thực sự thì việc chỉ đạo đổi mới PPDH phân môn TLV
cần được tiến hành theo một quy trình vừa mang tính khoa học vừa mang ý
nghĩa thực tiễn. Quy trình đó được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bước chuẩn bị:
Đây là bước rất quan trọng cần được tiến hành một cách chu đáo nhiều
mặt để đảm bảo cho sự thành công trong chỉ đạo đổi mới PPDH. Công việc cần
thiết trong bước này là:
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và đặc điểm đối tượng
học sinh có liên quan mật thiết trong việc đổi mới cách dạy, cách học.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường dạy học phục
vụ cho đổi mới PPDH.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới PPDH bao gồm:
+ Trưởng ban: Hiệu trưởng
+ Phó ban: Các Phó Hiệu trưởng
+ Uỷ viên: Tổ trưởng và GV cốt cán của nhà trường
+ Ban cố vấn: Chuyên viên phụ trách môn Tiếng Việt Tiểu học của PGD&ĐT.
+ Xây dựng quy trình thiết kế giáo án mẫu, dạy đại trà, đề ra tiêu chuẩn đánh giá
tiết dạy theo hướng đổi mới, kết hợp kiểm tra chất lượng giờ dạy và chất lượng
học tập của học sinh.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề: Đổi mới PPDH phân môn TLV theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của HS, viết sáng kiến kinh nghiệm.
Bước 2 : Tổ chức chỉ đạo điểm
- Tổ chức trao đổi về một kiểu giáo án mẫu môn TLV theo tinh thần đổi mới
-Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH.
- Chọn đối tượng dạy thực nghiệm: Chọn 02 GV dạy 02 tiết:
+ 1 tiết bài: Tả ngoại hình nhân vật trongbài văn kể chuyện - Tuần 2 - Lớp 4
+ 1 tiết bài: Luyện tập tả cảnh (Tiết 6)– Tuần 3- Lớp 5
Hai giáo viên được chọn làm giáo án, Ban chỉ đạo tổ chức thảo luận góp ý
bổ sung để hoàn chỉnh, sau đó tiến hành dạy thử để Ban chỉ đạo nhận xét, góp ý.
- Tiến hành dạy mẫu, toàn thể cán bộ giáo viên trong trường dự giờ.
- Đánh giá rút kinh nghiệm: Ban chỉ đạo tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá 2
tiết dạy (theo các yêu cầu được ghi cụ thể ở Phiếu đánh giá giờ dạy của giáo
viên).
- Tổng kết và rút ra quy trình dạy có hiệu quả.
Bước 3 : Chỉ đạo đại trà
- Thực hiện ở tất cả các tổ chuyên môn và với tất cả mọi thành viên trong tổ.
- Mỗi cá nhân ít nhất phải đăng kí dạy 1 tiết rồi từng bước mở rộng đến 3 tiết.
- Ban chỉ đạo tổ chức dự giờ, đánh giá, xếp loại và rút kinh nghiệm. Khen
thưởng, khích lệ giáo viên khi thấy họ có những tiến bộ, những cải tạo tích cực
dù là nhỏ để làm động lực giúp họ luôn luôn cố gắng phấn đấu.
18
- Tiến hành từng bước vững chắc liên tục từ năm này đến năm khác và có kết
quả tổng kết hàng năm.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm
- Sơ kết thi đua, khen thưởng.
- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Tổng kết, nêu bài học quản lí.
* Giải pháp 5: Tăng cường chế độ thi đua khen thưởng:
Sau mỗi kì thi hoặc sau mỗi học kì, tôi tiến hành rà soát việc thực hiện các
chỉ tiêu của từng giáo viên để có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Điều
đó góp phần kích thích sự phấn đấu của từng thành viên trong trường, nâng cao
trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự công bằng và đoàn kết giữa
các thành viên trong trường. Biện pháp cụ thể:
- Thành lập Ban khảo thí của trường kiểm định nghiêm ngặt chất lượng của
các kì thi để đánh giá đúng chất lượng dạy học của từng lớp, từng giáo viên
nhằm khen chê đúng đối tượng, đảm bảo sự công bằng trong công tác thi đua
khen thưởng.
- Tùy theo mức thành tích đã đạt được mà có các hình thức khen thưởng phù
hợp: Khen thưởng công khai trước tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, trước
tập thể học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường hoặc báo cáo
lên cấp trên để đề nghị khen thưởng...
- Nếu với những thành tích hoặc sự tiến bộ nhỏ nhưng vẫn nâng cao được
chất lượng dạy học của giáo viên thì khen trước các cuộc họp chuyên môn để
động viên, khích lệ họ để họ cố gắng phấn đấu, khơi dậy tinh thần phấn đấu cho
các thành viên khác đồng thời chứng tỏ sự quản lí sát sao của Ban giám hiệu nhà
trường.
* Giải pháp 6: Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của
cá nhân và các bộ phận trực thuộc để người quản lí xác định xem công việc có
tiến hành phù hợp với kế hoạch và mục tiêu hay không, chỉ ra những lệch lạc và
đưa ra những tác động điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ... nhằm hoàn thành mục tiêu
kế hoạch. Việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trong dạy học phân môn TLV ở trường
Tiểu học bao gồm:
- Kiểm tra việc dạy học trên lớp thông qua dự giờ: Trong giờ kiểm tra dạy
học phân môn TLV phải chú ý đến đặc trưng phân môn, đặc trưng tiết học (là
tiết lí thuyết hay thực hành). Người đánh giá cần nắm vững nội dung chương
trình, PPDH môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học và mục tiêu tiết học để đánh giá.
Đánh giá cần công bằng, khách quan.
Sau mỗi tiết dự giờ, cán bộ kiểm tra cần kiểm tra chất lượng học sinh (có
thể kiểm tra sắc xuất hoặc cả lớp) để đánh giá chính xác chất lượng học sinh.
Việc dự giờ cần được thực hiện dưới nhiều hình thức: Báo trước, đột xuất,
dự liên tục hai tiết, theo chuyên đề ... Về dự giờ theo hình thức nào là tùy thuộc
vào mục đích, nội dung, đối tượng kiểm tra mà người quản lí xác định .
19
Khi đánh giá việc dạy học phân môn TLV trên lớp của giáo viên, người
đánh giá phải nắm vững các tiêu chí đánh giá. Khi kiểm tra phải yêu cầu các tổ
khối chuyên môn ghi đầy đủ các buổi sinh hoạt rút kinh nghiệm giờ dạy của
giáo viên, báo cáo kịp thời đề xuất của giáo viên, của tổ khối để kịp thời giải
quyết giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
2.4. Kiểm nghiệm
* Kết quả nghiên cứu:
Sau quá trình chỉ đạo việc dạy học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn
Tập làm văn và qua theo dõi hàng tháng kết quả học tập của học sinh tôi thấy
rằng kết quả bài văn viết của các em đã có nhiều tiến bộ. Nhiều em vận dụng
khá tốt những kiến thức đã được học vào bài viết của mình. Kết quả khảo sát
chất lượng phân môn Tập làm văn của học sinh khối 4-5 được tăng lên rõ rệt, cụ
thể:
Khối
lớp
4
5
SS
HS
50
60
Tháng 10 năm 2016
Hoàn
Chưa hoàn
thành
thành
29,5%
605%
28.5%
61.5%
Tháng 3 năm 2017
Hoàn
Hoàn Chưa hoàn
thành tốt
thành
thành
25.5%
71.3%
3.2%
26.5%
71.0%
2.5 %
2.5. Bài học kinh nghiệm:
- Trong quá trình giảng dạy, đối với giáo viên phải tập trung nghiên cứu kĩ
nội dung bài dạy.
- Người quản lí công tác chuyên môn phải nắm chắc yêu cầu cơ bản của
môn học và có hệ thống kiến thức về môn học để kịp thời chỉ đạo sâu sát cho
giáo viên thực hiện.
- Kết hợp giữa chỉ đạo và kiểm tra đánh giá quá trình dạy học của giáo viên
để kịp thời phát hiện những hạn chế hoặc bổ sung uốn nắn những hạn chế của
họ.
- Luôn yêu cầu giáo viên rèn kĩ năng nói cùng với kĩ năng viết cho học sinh
và tiến hành nói trước, viết sau. Khi HS nói, cả lớp nghe và nhận xét bổ sung
cho bạn, nghĩa là các em đã được học một lần sau đó viết lại là học lần thứ hai.
Cách dạy này sẽ củng cố kĩ năng một cách có hiệu quả nhất đặc biệt là đối với
việc dạy phân môn Tập làm văn.
- Khi dạy học giáo viên nên đưa ra các đề bài, các tình huống mang đậm
tính nhân văn để HS được nâng cao tâm hồn, bồi dưỡng cho học sinh nền tảng
đạo đức thông qua bài học, hướng các em đến với chân, thiện, mĩ...
20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nâng cao chất lượng dạy học là nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội trong
giai đoạn hiện nay. Để có một nền giáo dục tiên tiến, đào tạo nên những công
dân của đất nước có năng lực thực sự, có đức, có tài đủ đáp ứng nhu cầu của xã
hội hiện nay thì buộc mỗi nhà trường, mỗi nhà quản lí, mỗi giáo viên cần nỗ lực
hết mình vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Việc nỗ lực ấy không chỉ trong
một ngày, một tháng hay một năm đó làm được mà cần có sự đầu tư suy nghĩ,
trăn trở, cải tiến... thường xuyên, liên tục mới đáp ứng được sự phát triển từng
ngày từng giờ của xã hội hiện đại.
Với kết quả trên, tôi có thể tin tưởng rằng những giải pháp và biện pháp
mà tôi nêu ra trong SKKN này có tính khả thi, tính khoa học và tính thực tiễn
cao, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung
và phân môn TLV lớp 4; 5 nói riêng ở trường Tiểu học.
3.2. Đề xuất
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thiếu sót của đề tài chắc chắn là không
tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía HĐKH
ngành và các bạn đồng nghiệp để SKKN có thể giúp cho những trường có thực
trạng như Trường Tiểu học Xuân Lộc nâng cao chất lượng dạy học phân môn
TLV.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN này là của tôi viết,
không coppy của người khác.
Người viết
Lê Hữu Tuyên
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiêng Việt lớp 4; lớp 5 – Tập 1; tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục
2. Chương trình Giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo QĐ số: 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/05/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học. Nhà
xuất bản Giáo dục. [1]
4. Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.
[2]
( Đính kèm Công văn số: 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
22
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Hữu Tuyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lộc
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Một số biện pháp giúp HS lớp
Phòng
1.
C
GD&ĐT
3 giải toán có lời văn
Một số biện pháp giúp HS lớp
2.
1 khắc phục khó khăn trong
hoạt động học tập để nâng
Năm học
đánh giá xếp
loại
2007-2008
Phòng
GD&ĐT
C
2009-2010
Phòng
GD&ĐT
B
2011-2012
Phòng
GD&ĐT
A
2013-2014
Sở GD&ĐT
B
2013-2014
cao chất lượng
Một số biện pháp nhằm nâng
3.
cao hiệu quả công tác kiểm
tra nội bộ trường tiểu học
Sử dụng đồng bộ các giải
4.
pháp quản lí chuyên môn để
nâng cao chất lượng GD ở
trường TH Xuân Lộc
Sử dụng đồng bộ các giải
5.
pháp quản lí chuyên môn để
nâng cao chất lượng GD ở
trường TH Xuân Lộc
----------------------------------------------------
23
24