Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.7 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Đất nước Việt Nam đang trên đà hội nhập, đổi mới và phát triển từng
ngày. Cùng với các lĩnh vực khác, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng mạnh
mẽ. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, cũng
là lúc vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta nói
riêng cũng như thế giới nói chung hết sức quan tâm.
Môi trường đang là một vấn đề trọng đại của thế giới, cùng với sự tăng
trưởng nhanh chóng về dân số, vấn đề đô thị hoá, sự hiểu biết về vai trò và ý
nghĩa môi trường đã làm cho tình trạng môi trường ngày càng trở nên trầm
trọng.
Ở Việt Nam vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách cần được
quan tâm. Trước bức tranh thực trạng làm cho chúng ta thấy nguy cơ của vấn đề
bảo vệ môi trường.
Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó,
tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả
nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí….
Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các
dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về
môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm
nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất
trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều
hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn
bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối
với nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là vấn đề toàn cầu “Môi trường và sự phát
triển bền vững” đã lôi cuốn và đoàn kết mọi quốc gia vào công cuộc bảo vệ
môi trường – ngôi nhà chung của chúng ta.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giáo dục môi trường cho học sinh


là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là ở bậc học Tiểu học. Vì bậc Tiểu học là bậc
học nền móng, là cơ sở, là bậc học phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, số
lượng học sinh trong bậc học này rất đông. Hàng triệu trẻ em của bậc học này
một khi được giáo dục, được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, nhận thức về
Bảo vệ môi trường sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hành động tuyên
truyền, cải thiện, Bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
của xã hội nói riêng. Bên cạnh đó, học sinh Tiểu học ở độ tuổi đang phát triển và
định hình dần về nhân cách, vì vậy, những hiểu biết, những vốn kiến thức về
Giáo dục môi trường của các em sẽ dễ dàng để lại dấu ấn sâu sắc, khó phai trong
cuộc sống sau này của trẻ. Mặt khác, trẻ ở độ tuổi này hay hiếu động, nếu không
được giáo dục sẽ rất dễ dẫn tới những hành động phá hoại môi trường một cách
vô ý thức hoặc có ý thức. Vì vậy, làm thế nào để hình thành cho các em những
1


tri thức, những hành vi, thái độ cư xử đúng với môi trường là vấn để cấp thiết
đồng thời có ý nghĩa chiến lược lâu dài của xã hội.
Thực tiễn dạy học hiện nay, ở bậc Tiểu học, những vấn đề Giáo dục môi
trường được đưa vào các môn như: Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) ở lớp 1, 2, 3,
Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, 5, Đạo đức ở lớp 1,2, 3, 4, 5. Tuy nhiên,
mục tiêu của Giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học không chỉ là cung cấp
kiến thức mà cuối cùng phải hình thành cho các em chuẩn mực về đạo đức,
những quan điểm về sinh thái, hành vi cần thiết, đúng đắn đối với Môi trường
xung quanh. Cho nên, mục tiêu Giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học chỉ
có thể thực hiện được khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực
hành, giữa giáo dục trong giờ lên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục
trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa dạy học trên lớp và dạy học
ngoài lớp.
Các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp có rất nhiều ưu thế trong việc
Giáo dục môi trường. Bởi vì việc tổ chức dạy học ngoài lớp giúp giáo viên dễ

chủ động thực hiện các mục tiêu Giáo dục môi trường; dạy học ngoài lớp giúp
giáo viên tạo ra nhiều tình huống thực tế, từ đó dễ làm thay đổi thái độ, hành vi
và thang giá trị Môi trường trong học sinh; học sinh có cơ hội để thực hiện hiểu
biết của mình về Môi trường, trên cơ sở đó dễ hình thành những hành vi đúng
đắn về Môi trường, tạo điều kiện gắn quy trình phát triển của học sinh với cuộc
sống thực tế.
Bản thân là nhà quản lý, trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà
trường, tôi nhận thức được rằng Bậc tiểu học là nền móng của hệ thống giáo dục
quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển nhân cách.
Ở nhà trường, cùng với việc tổ chức để các em khám phá các tri thức về toán
học, về tự nhiên xã hội cũng như cách ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức thì
việc kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng là nền tảng cho việc đào
tạo các em trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đó là trách nhiệm của
giáo viên chúng ta, những người đang làm công tác giáo dục.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã tập trung nghiên cứu: “Chỉ đạo giáo
dục, ý thức bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần xây dựng nhận thức và ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường
cho học sinh Tiểu học.
+ Xây dựng chương trình về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu
học Hoằng Quý.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh và giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Hoằng Quý.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Kinh nghiệm quản lý của bản thân trong quá trình chỉ đạo thực hiện
(phương pháp quan sát)
2



- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu nhập thông tin trên các
phương tiện đại chúng.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Vận dụng thực tế, trải nghiệm thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích
cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và
đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động
giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự
hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tam tới những vấn đề về môi trường, tạo điều
kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng
có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môt trường cùng các vấn đề của nó (nhận
thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức);
những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái
độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên
khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi
trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là “ Làm cho các cá nhân và
các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi
trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội,
kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ
năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả phòng ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường”.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của con
người một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường,

tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để
bảo vệ môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo
dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức
về môi trường, có năng lực phát triển và xử lý các vấn đề môi trường trong thực
tiễn.
* Giáo dục môi trường cần đạt những mục tiêu cụ thể như sau:
- Cung cấp hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó.
- Cung cấp hiểu biết về mối tác động qua lại của con người và môi
trường.
- Xây dựng những kỹ năng tư duy đúng đắn về môi trường.
Giáo dục trong môi trường để tạo điều kiện hiểu rõ môi trường và tận
dụng môi trường như một nguồn học tập.

3


- Môi trường được coi như một nguồn học tập, rút ra những thực tế phù
hợp; những kinh nghiệm thực hành để học qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
- Xây dựng những kỹ năng thu lượm dữ liệu và phân tích dữ liệu.
- Nuôi dưỡng nhận thức và các quan hệ đúng đắn về môi trường.
Giáo dục về môi trường hướng tới một môi trường bền vững.
- Xây dựng quan niệm và trách nhiệm của mỗi người về môi trường.
- Xây dựng cho mỗi người học một giá trị đạo đức môi trường.
- Xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia cải thiện môi trường.
- Nâng cao lòng yêu mến đối với môi trường và năng lực lựa chọn một
phong cách sống thích hợp cùng với khả năng sử dụng khôn ngoan các nguồn tài
nguyên môi trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh.
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người
dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm

hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi
trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường
cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các
thế hệ trẻ về sau.
Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương
cho trẻ em. Photo by Internet.
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát,
tại trường học, tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng
trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào
thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, trường học có treo rất nhiều tấm
biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi
công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu
gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ
nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong
các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn. Bên cạnh
những thực trạng về môi trường mang tầm cỡ quốc gia thì ở tại địa phương nơi
các em đang sinh sống vấn đề môi trường cũng cần được sự quan tâm. Đặc biệt
là những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát nước …dù
đã có đội vệ sinh thường xuyên dọn dẹp xong do ý thức của người dân chưa tự
giác đối với cộng đồng, ngoài ra cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu chung của
sự phát triển nên môi trường vẫn không đảm bảo.
Trong quá trình giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong trường
tiểu học tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:

4



Trường tiểu học Hoằng Quý được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và toàn xã hội về môi trường trong trường học, đã được công nhận đạt chuẩn
quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2015 và đang hoàn thành hồ sơ kiểm định
chất lượng giáo dục cơ sở đề nghị đánh giá ngoài.
Chương trình «xanh - sạch - đẹp» trường lớp đã được đưa vào nhà trường,
nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh
và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công
việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh
trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua
của trường, lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
Các lớp học được trang bị đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập
các tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Sản phẩm tái chế từ các
đồ dùng hàng ngày đã sử dụng hết (chai, lọ, vải, len, hộp sữa, giấy báo cũ...) làm
thành các cây cỏ, bông hoa, con cá, con chim....
Sáng tạo với những nếp gấp giấy
* Khó khăn:
Số lượng cây xanh trong nhà trường có nhưng chưa đảm bảo bóng mát và
môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trường hẹp. Ý
thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
Hầu hết cha mẹ các em học sinh đều làm nghề nông và lao động phổ thông như :
Thợ nề, thợ mộc, làm thuê... vì thế các em chưa được gia đình quan tâm một
cách đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện ý thức. Chưa nói đến việc
ngay bản thân nhiều phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng mức về bảo vệ
môi trường.
Ngay trong trường học mặc dù nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã
được triển khai rộng rãi; học sinh được nhắc nhở thường xuyên về việc bỏ rác
vào thùng, sử dụng điện nước tiết kiệm không lãng phí...Những hoạt động của
nhà trường và lời khuyên răn của thầy cô đã phần nào giúp các em có nhận thức
ban đầu về bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ của mình thường

ngày. Xong để các em có nhận thức sâu về bảo vệ môi trường tự giác thực hiện
thì vẫn còn nhiều em chưa làm được.
Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường, thế nhưng qua khảo
sát, theo dõi tôi thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhận thức bảo vệ môi trường
sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiều hành vi có tác dụng xấu
đến môi trường như:
+ Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiện không đúng nơi quy
định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát nén nhau.
+ Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây trồng, thảm cỏ, không tôn trọng bảo
vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế.
+ Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa
biết giữ gìn an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch
dụng cụ lao động.
5


+ Một số gia đình của các em học sinh nghèo còn sử dụng xăm xe, than tổ
ong để nấu rượu, cám heo hàng ngày, đánh bắt cá bằng hóa chất.
Từ thực trạng nêu trên, tôi ý thức được rằng trách nhiệm của người quản lý trong
việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất lớn, rất cần thiết và cấp bách.
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra về ý thức bảo vệ môi trường của các
em hiện nay ở trường Tiểu học Hoằng Quý.
Kết quả
Nội dung
Lớp 4, 5
Lớp 1, 2, 3
(40 phiếu)
(40 phiếu)
Có ý thức vứt rác đúng nơi


21 (53%)
28 (70%)
quy định.
Còn phải
19 (47%)
12 (30%)
nhắc nhỡ
Có ý thức phân loại rác

25 (63%)
15 (37%)
thải.
Không
15 (37%)
25 (63%)
Biết yêu quý,chăm sóc, bảo

27 (68%)
16 (40%)
vệ cây cỏ, hoa lá, vật nuôi.
Không
13 (32%)
24 (60%)
Đã biết nhắc nhỡ khi mọi

17 (43%)
11(28%)
người làm ảnh hưởng tới
Không
23 (57%)

29 (72%)
môi trường.
Trồng cây và chăm sóc cây

21 (53%)
15 (37%)
xanh
Vẫn phải
19 (47%)
25 (63%)
nhắc nhỡ
Thích sáng tạo đồ chơi làm

22 (55%)
17 (43%)
từ những nguyên vật liệu
Không
18 (45%)
23 (57%)
tái sử dụng.
(Nguồn: Tổng hợp các phiếu điều tra.)
2.3. Biện pháp giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
* Xác định nội dung và hình thức thực hiện:
- Nội dung:
Giáo dục môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục
một bộ môn tách biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà là một đường hướng hội
nhập trong chương trình đó. Chương trình mà nội dung giáo dục môi trường
không chỉ được cấu trúc một cách cô đọng và có hệ thống ở một phần nào đó
trong toàn bộ hệ thống chương trình mà còn có một số môn trụ cột tích hợp
được nhiều nhất nội dung giáo dục môi trường như Tiếng việt, Đạo đức, Tự

nhiên - Xã hội.
Nội dung giáo dục môi trường được tích hợp và đưa vào chương trình học
tập trong nhà trường Tiểu học là:
+ Môi trường và tài nguyên.
+ Độ ô nhiễm môi trường.
+ Mối quan hệ giữa Dân số - Môi trường - Tài nguyên.
6


+ Sự cần thiết và biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển môi trường
bền vững.
Nội dung giáo dục môi trường có thể được tích hợp ở mức độ khác nhau,
cụ thể như sau:
+ Mức 1: Có một vài chương trình riêng về giáo dục môi trường.
+ Mức 2: Đưa nội dung giáo dục môi trường vào các bài một cách phù
hợp.
+ Mức 3: Thể hiện được ở dạng bài tập, bài làm.
- Hình thức:
+ Lồng ghép hoặc tích hợp, liên hệ, vận dụng giáo dục môi trường vào
các môn học, chủ yếu thông qua môn tự nhiên xã hội, môn đạo đức.
+ Giáo dục bảo vệ cảnh quan môi trường hoc thông qua giáo dục yêu quê
hương, yêu trường em.
+ Hình thành các nhóm thi kể chuyện về bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững trong học sinh.
+ Tổ chức lao động làm sạch đẹp trường học, nhà ở.
+ Trồng chăm sóc cây theo nhóm, theo cá nhân.
* Biện pháp 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hình thức nội
khóa. (Dạy lồng ghép, tích hợp trong các môn học).
Nội dung dạy học bảo vệ môi trường ở Tiểu học không có một chương
trình cụ thể. Vì vậy việc cung cấp kiến thức môi trường cho học sinh được thông

qua các môn học chính khóa, được tích hợp trong từng môn học, bài học, cho
nên người giáo viên phải biết khai thác một cách phù hợp nhằm đảm bảo các
kiến thức về môi trường. Ở tiểu học các môn học, các môn đều có cơ hội để thực
hiện giáo dục môi trường, qua phân tích, các môn có nhiều cơ hội nhất là môn
TNXH, Đạo đức, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Âm nhạc, Khoa học, Lịch sử và Địa lý.
Căn cứ vào nội dung, chương trình, sách giáo khoa và đặc trưng của môn việc
thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các mức độ:
a. Mức độ toàn phần: Là các bài học mà mục tiêu và nội dung của bài
trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đối
với các dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ
toàn phần, khi lên lớp, giáo viên cần giúp học sinh khai thác đầy đủ, hiểu và cảm
nhận sâu sắc nội dung bài học để góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý
thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Bài 68 (Khoa học lớp 5): Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Bài 30 (Mỹ thuật lớp 3): Vẽ tranh: Đề tài vệ sinh môi trường.
Bài 17 (Tự nhiên và xã hội lớp 1): Giữ gìn lớp học sạch đẹp...
Đây là bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với mức
độ tích hợp toàn phần, đay là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
b. Mức độ bộ phận: Đối với dạng bài học này, việc tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường do một phần bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường,
được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học nên
7


trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê mục tiêu giáo dục bảo vệ môi
trường cụ thể. Bởi vậy, với những bài học này, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội
dung bài học, để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào
hoạt động dạy học nào trong quá trình lên lớp.
Ví dụ: Bài 13 (Khoa học lớp 5): Phòng bệnh sốt xuất huyết.

Bài 2 (Địa lý lớp 4): Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Bài 4 (Đạo đức lớp 2): Chăm làm việc nhà...
Đây là bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với mức
độ tích hợp toàn phần. Bởi vậy khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt
động dạy học phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ
môn đồng thời giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học
có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường.
c. Mức độ liên hệ: Đối với dạng bài này, các kiến thức giáo dục môi
trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài
học, giaos viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục môi trường cho phù hợp.
Vì vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên phải có ý thức chuẩn bị nội dung tích hợp
và những vấn đề gợi mở, liên hệ, nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi
trường, có kỹ năng sống và học tập thích hợp ứng với sự phát triển bền vững.
Ví dụ: Bài 8 (TN&XH lớp 1): Ăn uống hàng ngày.
Bài 21, 22 (TN&XH lớp 2): Cuốc sống xung quanh ta.
Bài 4 (Địa lý lớp 4): Trung du bắc bộ....
Đây là bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với mức
độ tích hợp liên hệ. Đối với những bài học lồng ghép ở mức độ này, giáo viên
cần lưu ý hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng nội dung một cách tự nhiên, hài
hòa, đúng mực, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ
môn.
Cô, trò sôi nổi thảo luận về bảo vệ môi trường.
Học sinh lớp 1A tham gia vẽ tranh bảo vệ môi trường.
* Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp:
Không chỉ trong các tiết học, ở hầu hết hoạt động ngoài giờ lên lớp của
các trường tiểu học cũng được lồng ghép nhiều nội dung mang ý nghĩa giáo dục
môi trường. Bởi vì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục
có hiệu quả cao cùng với quá trình dạy học trên lớp... giúp học sinh tiểu học phát
triển nhân cách toàn diện. Đây là các dạng hoạt động cho học sinh tham gia và

tạo cơ hội cho các em phát triển. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi tích cực
có nhu cầu hoạt động, muốn tự thể hiện và khẳng định mình nên biết cách tổ
chức hoạt động thì các mục tiêu giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao...
Giáo dục môi trường cùng với mục tiêu yêu cầu của nó không chỉ nắm
vững lý thuyết mà còn phải coi trọng “hoạt động” tiến tới đánh giá và vận dụng
8


được thể hiện bằng hành động bảo vệ môi trường. Với một số hình thức đã nêu,
người giáo viên lựa chọn các hình thức phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của
trường. Điều cơ bản cốt lõi là phải tổ chức được các hoạt động ngoài giờ lên lớp
để thực hiện mục tiêu của giáo dục môi trường.
Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh để tuyên truyền giáo dục môi
trường: Chẳng hạn mỗi tháng trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa theo chủ
điểm, trong đó đều có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường như biểu diễn
thời trang bằng lá cây, giấy vụn và rác thải, bao nilon...; tổ chức các hội thi viết
bài tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường, phân công công tác vệ sinh cá
nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân bãi, vệ sinh khu vực chuyên. Tổ chức tết trồng
cây, xây dựng một số tiểu phẩm về bảo vệ môi trường trong một số buổi sinh
hoạt ngoại khóa... Tổ chức cho các em tham gia phong trào ngày thứ bảy xanh,
ngày thứ bảy tình nguyện để làm đẹp đường làng nghĩa xóm vào những ngày
cuối tuần... Tổ chức phát động về sơ kết phong trào thi dua thông qua chủ điểm,
các buổi sinh hoạt Đội, các buổi chào cờ đầu tuần có đánh giá nhận xét cụ thể
nhằm khơi dậy trong các em ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung,
Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn
trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Bởi vậy, nhiệm vụ
của giáo dục là phải trang bị cho học sinh kiến thức về moi trường và bảo vệ
môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường, người giáo viên
phải biết khai thác hợp lý các kiến thức môi trường trong từng môn học, bài học,
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp các em hiểu biết những nét cơ
bản về môi trường và có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. Đó là nhiệm
vụ quan trọng của ngàng giáo dục mà xã hội đang trông chờ vào thế hệ tương
lai.
Chúng em quét dọn vệ sinh môi trường.
* Biện pháp 3: Giáo dục học sinh biết dọn vệ sinh lớp, chăm sóc công
trình măng non.
a. Giúp học sinh biết phân loại rác thải từ nguồn
Thực hiện việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có thể sử dụng bằng
nhiều cách. Đây là một công việc nghiêm túc vì vậy tôi đặc biệt chú trọng đến
việc phân loại rác thải từ nguồn. Vậy phân loại rác thải từ nguồn là gì?
Để các em hiểu thế nào là phân rác thải từ nguồn. Chúng ta chia rác thải
ra làm 2 loại, một loại phân hủy trong môi trường tự nhiên như rác, lá, cây, rau,
củ quả, …
Một loại rác thải thứ hai không thể phân hủy trong môi trường tự nhiên
như: bịch ni-long, vỏ chai nhựa hay thủy tinh, thùng giấy carton, …

9


Tôi cho đặt mỗi lớp 2 thùng rác, thùng rác màu xanh bỏ rác có thể phân
hủy. Thùng rác màu hồng bỏ rác khó phân hủy. Học sinh trong lớp sẽ bỏ rác vào
2 thùng này. Các tổ trưởng sẽ theo dõi xem bạn nào chưa có ý thức bỏ rác đúng
nơi quy định.
Học sinh phân loại rác thải.
b. Giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh lớp học, cảnh quang sân trường.
- Lớp học.
Để không gian lớp học xanh, sạch, trồng cây xanh: dây trầu bà treo trên

cửa sổ, trên tường, các loại hoa kiểng, hoa mười giờ đặt trên bục cửa sổ.
Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm phân công một tổ trực nhật. Tổ trưởng sẽ
phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: quét lớp, chăm sóc hoa, lau ở các ô
cửa sổ, sắp bàn ghế cho gọn gàng, ngăn nắp.
Chúng em quét dọn vệ sinh lớp học.
Lớp học xanh, sạch phần nào tạo nên một không gian thoáng đảng cho các
em khi ngồi học. Việc giáo dục cho các em biết giữ gìn vệ sinh lớp học, phần
nào giáo viên đã lôi cuốn học sinh đến lớp có ý thức và yêu thích lao động hơn.
- Sân trường.
Sân trường là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí của các em. Nơi đây
lúc nào cũng xanh, sạch và đẹp. Xung quanh sân trường có trồng các bồn hoa,
rất đẹp mắt. Ghế đá được để dưới gốc cây các em ngồi nghỉ giải lao. Để gìn giữ
cảnh quang trường học, kết hợp với đội, sao đỏ của trường. Ngay đầu năm học,
cô Tổng phụ trách đội đã đưa ra bảng lượng hóa thi đua, căn cứ vào những vi
phạm: vứt rác bừa bãi, đi chân không, bẽ cành, nói tục…, đội sao đỏ sẽ ghi tên
và trừ điểm cụ thể. Nếu trong ngày có em vi phạm, đội sao đỏ sẽ đến lớp đó để
giáo viên chủ nhiệm kí tên. Căn cứ vào đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ có hướng xử
lý kịp thời.
Chúng em chăm sóc bồn hoa cây cảnh
c. Giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh khi đi tiểu tiện:
Trong một ngày, mỗi em đều có nhu cầu đi vệ sinh. Vậy làm thế nào để các
em hiểu rằng giữ vệ sinh cá nhân cũng chính là góp phần giữ gìn vệ sinh môi
trường? Nhắc nhở dội nước và rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu tiện.
d. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn nguồn nước
Là một trường học đạt chuẩn trong huyện nên nước uống của trường chúng
tôi đã được xử lý qua hệ thống tia cực tím. Mỗi ngày, cô văn thư mang nước lên
đổ đầy bình, vì vậy học sinh lúc nào cũng có nước sạch để uống. Để tránh sự
nhằm lẫn ca khi uống nước, giáo viên chủ nhiệm đánh số thứ tự theo sổ theo dõi
chất lượng của từng học sinh vào ca.
10



Còn hệ thống nước được bơm từ giếng dùng để tưới cây, lau nhà vệ sinh,
rửa tay, chân. Khuyên các em không tự ý xả nước khi không cần thiết.
Cùng với việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp là việc giáo dục
các em biết giữ vệ sinh ngôi nhà của chính mình.
e. Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh nhà ở.
Để các em có được những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái bên gia đình thì
ngôi nhà thân yêu của các em phải gọn gàng, ngăn nắp. Ông bà ta thường nói
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Vì vậy giáo viên cũng thường xuyên
gặp gỡ bố, mẹ các em để tìm hiểu về tính tình và lối sống ở nhà của các em. Qua
đó, khuyên các em mỗi ngày nên có lối sống ngăn nắp, vào ngày nghỉ phải dọn
dẹp nhà cửa gọn gàng, đường làng ngõ xóm sạch sẽ bỏ rác đúng nơi .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Những năm qua, công tác giáo dục môi trường của trường tiểu học Hoằng
Quý đã thực hiện đảm bảo yêu cầu đặt ra, các biện pháp giáo dục môi trường
được tổ chức một cách chặt chẽ, có hệ thống đã mang lại kết quả tốt đẹp. Khuôn
viên của nhà trường ngày càng “Xanh – Sạch – Đẹp” và An toàn, thoáng mát,
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường học sinh biết chăm sóc giữ gìn sức
khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ
dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Các em chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
thường xuyên.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như: không khạc nhổ bừa
bãi, đi vệ sinh đúng chỗ…, biết phân loại rác thải trước khi bỏ vào thùng, năm
học vừa qua, các lớp đã thu được giấy vụn và vỏ chai từ việc phân loại rác ở lớp
(đưa vào kế hoạch nhỏ), có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh chung, đi tiêu tiểu đúng
nơi quy định, biết tắt điện khi ra khỏi phòng, biết tiết kiệm nước, có ý thức nhắc
nhở những bạn có hành vi xấu ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt các em còn
hưởng ứng tích cực làm sản phẩm sáng tạo từ những nguyên vật liệu phế thải

phục vụ học tập. Các em còn hiểu biết về môi trường sống của con người, về
mối quan hệ với động vật, thực vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí.
Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề của địa phương.
Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường,
có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được
trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn
nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường
đang bị đe dọa.
Đội ngũ giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận
dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực tế của các em.
Giáo viên giáo dục học sinh thường xuyên bảo vệ môi trường, vệ sinh trường,
lớp…
Kết quả thu được của học sinh về ý thức bảo vệ môi trường sau khi thực
hiện chương trình
Nội dung
Kết quả
11


Lớp 4, 5
(40 phiếu)
Học sinh có ý thức vớt rác
đúng nơi quy định.


Đôi khi còn phải
nhắc nhỡ

Không hoặc nhầm
lẫn


Không

Đôi khi còn quên

36 (90%)
4 (10%)

Học sinh có khả năng nhận
37 (93%)
biết và phân loại các loại
3 (7%)
rác thải.
Biết yêu quý,chăm sóc, bảo
38 (95%)
vệ cây cỏ, hoa lá, vật nuôi.
2 (5%)
Đã biết nhắc nhỡ khi mọi
36 (90%)
người làm ảnh hưởng tới
4 (10%)
môi trường.
Trồng cây và chăm sóc cây

35 (88%)
xanh
Vẫn phải nhắc nhỡ
5 (12%)
Thích sáng tạo đồ chơi làm


37 (93%)
từ những nguyên vật liệu
Không
3 (7%)
tái sử dụng.
(Nguồn: Tổng hợp các phiếu điều tra.)

Lớp 1, 2, 3
(40 phiếu)
35 (88%)
5 (12%)
33 (83%)
7 (17%)
37 (93%)
3 (7%)
35 (88%)
5 (12%)
33 (83%)
7 (17%)
36 (90%)
4 (10%)

3. KẾT LUẬN
- Kết luận:
Giáo dục môi trường trong trường Tiểu học cần phát triển hơn nữa, xứng
đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát triển toàn
diện, vì học sinh bậc Tiểu học còn nhỏ hầu hết là con em địa phương, ý thức về
vệ sinh môi trường còn hạn chế, ý thức tự giác chưa cao nên để nâng cao dần
nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc
làm rất nhỏ, rất cụ thể từ biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thu gom rác bỏ đúng

nơi quy định, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, biết vệ sinh lớp học… chắc chắn
cùng với sự lớn dần của các em sẽ ý thức ngày càng rõ về môi trường và biết tham gia
bảo vệ môi trường.
“Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ trong ý thức”.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi đã hình thành cho các
em những hiểu biết về môi trường sống của con người. Các em có những kỹ
năng, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt biết yêu quý, gần
gũi với thiên nhiên…tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở
lớp học, ở trường và ở gia đình.
Về phía đội ngũ giáo viên: Nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, tích cực năng nổ trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các
phương pháp giảng dạy. Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào các bài dạy trong chương trình quy định và trong các hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Phối hợp với các bậc phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ
năng giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
12


Về phía cán bộ quản lý: Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chuyên đề
đến 100% giáo viên. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở trong mọi hoạt
động. đặc biệt là hướng dẫn các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Chú trọng việc xây dựng môi trường “xanh – sạch – đẹp” và an toàn.
- Kiến nghị.
Bảo vệ môi trường là hành vi đạo đức, hai vấn đề này gắn liền với nhau.
Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện. Học
sinh có thể phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học
tập còn nếu môi trường xung quanh ô nhiễm và xấu noa ảnh hưởng đến học sinh
về mọi mặt, học sinh thấy chán trường dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế.
Chính vì vậy nội dung giáo dục môi trường Bộ giáo dục đưa vào hệ thống giáo
dục quốc dân là rất đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường

đang bị tàn phá bởi các nhà máy và ý thức con người và sự tàn phá của thiên
nhiên.
- Đề xuất với phòng giáo dục tổ chức nhiều hơn nữa chuyên đề về giáo
dục môi trường để giáo viên được học tập.
- Cần tang cường kiểm tra đánh giá các trường thường xuyên về công tác
bảo vệ môi trường các trường học.
Trên đây là một số những kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục bảo
vệ môi trường của học sinh tiểu học Hoằng Quý” của tác giả đã đúc rút được
trong quá trình chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học.
Tôi thấy đây là việc làm thiết thực giúp cho đồng nghiệp nâng cao nghiệp
vụ để tham gia công tác giáo dục môi trường tốt hơn. Song với khả năng và kinh
nghiệm còn hạn chế tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp,
của các độc giả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Hóa, ngày 09 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Liên
13


14




×