Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.24 KB, 24 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết, môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh
vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất. Môi
trường có vai trò cực kì quan trọng đối với cuộc sống. Vậy nhưng, hiện nay môi
trường sống trên trái đất đang bị ô nhiễm trầm trọng. Trong những năm gần đây
thiên tai kinh hoàng đã diễn ra như: Động đất, hạn hán, bão lụt, bão tuyết… xảy ra
thường xuyên ở nhiều nước, làm mất mát và thiệt hại rất lớn về tiền của và con
người, đã ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Đặc biệt nghiêm trọng là thảm họa
kép động đất, sóng thần ở Nhật Bản (11/03/2011) và gần đây là siêu bão Hải yến
(hai yan) gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho nhân dân Philippin và Đài Loan (2013),
đã gióng lên hồi chuông về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây
ra đối với cuộc sống con người .
Là một đất nước chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai nguy hiểm, Việt Nam
được xếp vào 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất về vấn đề biến đổi khí
hậu. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hàng năm trên biển đông có
tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 4 đến 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
Nam. Hiện tượng sa mạc hóa vùng ven, biển trung du diễn ra ngày càng nhanh
chóng, nạn khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên bất chấp quy luật tồn
tại, phát triển của chúng. Môi trường nước ở các vùng nông thôn, nhiều đô thị, làng
nghề, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn
không qua xử lí đã thải thẳng ra môi trường đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống và sản xuất của người dân.
Thanh Hóa là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm
môi trường. Tình trạng người dân đổ các loại rác thải, vỏ chai lọ, bao bì, túi ni lông
…. và vứt xác gia súc, gia cầm đã chết ra môi trường đang diễn ra phổ biến ở nhiều
địa phương. Bên cạnh đó chất thải từ các chợ, trường học, bệnh viện, làng nghề,
các công ty xí nghiệp cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống, như
tình trạng ô nhiễm rác thải ở làng nghề biển Ngư Lộc - Hậu Lộc, ô nhiễm khói bụi,
khí thải ở làng nghề lò gạch Minh Sơn - Triệu sơn. Công ty cổ phần mía đường
Nông Cống, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, nhà máy chế biến tinh bột sắn


Bá Thước …. xả nước sản xuất trực tiếp ra sông Mã đang gây ô nhiễm môi trường
và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cho các hộ gia đình sống quanh khu vực, và đặc
biệt nghiêm trọng là mới đây người dân xã Cẩm Vân - Cẩm Thủy và xã Yên Lâm Yên Định đã phát hiện công ty Nicotex Thanh Thái chôn một lượng lớn thuốc trừ
sâu xuống lòng đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng. Hậu quả là nhiều
năm qua người dân bị bệnh tật hành hoành, thiên tai lũ lụt diễn ra liên miên, hạn
hán kéo dài, nhiều sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bản thân là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Triệu sơn
2 Tôi nhận thấy môi trường của chúng ta đang kêu cứu, trách nhiệm giữ gìn bảo vệ
1


môi trường xanh – sạch – đẹp thuộc về tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ, chính
vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường của giáo
viên chủ nhiệm cho học sinh THPT’’
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
-Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua công tác
chủ nhiệm, nhằm giúp học sinh nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối
với đời sống và sức khỏe con người. Từ đó có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh
chung mọi lúc, mọi nơi. Có ý thức tiết kiệm điện năng, nước sạch… tham gia tích
cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học cũng như ở địa phương.
- Đề tài này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp giáo dục
thông qua các giờ dạy kiến thức, các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các giờ sinh
hoạt cuối tuần, các giờ chào cờ, các buổi ngoại khóa để giáo dục bảo vệ môi trường
(BVMT) cho học sinh.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi đề tài
- Tập trung vào đối tượng học sinh THPT.
- Chỉ chủ yếu đề cập những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường do con
người gây ra.
2. Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập thông tin trên báo chí, các bài
tham luận trên Internet.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế gồm các phương pháp: Phân tích, tổng
hợp, so sánh, quan sát, thực nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng bức xúc của những vấn đề về môi
trường sống hiện nay trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên
những nguyên nhân chính vẫn bắt nguồn từ chính con người .
1.1 Do sự bùng nổ dân số
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ảnh
hưởng đến môi trường:
-Tạo ra nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường
tự nhiên trong các khu vực đô thị, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự đói nghèo ở các nước đang phát triển
và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng

2


giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và nước kém phát
triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn siêu đô thị,
làm cho môi trường đô thị có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp
nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, ô nhiễm
môi trường nước, không khí tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lí xã hội
trong đô thị ngày càng khó khăn.
Sự gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện

tích đất giữ nguyên nhưng dân số thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm
cho các chính phủ và môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con
người. Muốn tồn tại con người buộc phải:
Thứ nhất phá rừng để mở rộng diện tích canh tác, có thể nói rừng là nước
cho đời sống thực vật và cho sản xuất của xã hội, rừng là không khí trong lành, là
năng suất mùa màng …Rừng đóng vai trò quan trọng như thế nhưng hiện nay trên
thế giới rừng đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng bị phá hủy. Sự
mất mát quá lớn của rừng dẫn đến nghèo kiệt về đất đai và mất dần những sinh vật
quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển – một trong những chất khí quan
trọng nhất gây nên "hiệu ứng nhà kính" làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
Thứ hai dân số tăng, tăng nhu cầu về thực phẩm nên con người đã dùng mọi
biện pháp để tăng sản lượng hải sản thu được trên biển nên lượng thủy, hải sản tự
nhiên ngày càng cạn kiệt. Do đó phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, dẫn đến rừng
ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái.
Thứ ba dân số tăng, để đảm bảo cuộc sống, con người khai thác tài nguyên,
khoáng sản ồ ạt, không hợp lí làm chất thải loại tăng nhanh hơn, dẫn đến phá vỡ
cân bằng sinh thái, vắt kiệt tài nguyên và tàn phá môi trường .
Thứ tư tốc độ đô thị hóa nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan
giải. Năm 2013 đã có hơn một nửa dân số thế giới sống ở thành thị. Những thách
thức về môi trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản
sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tiêu thụ 3/4
lượng gỗ công nghiệp thế giới. Hiện nay có đến 220 triệu người trong các thành
phố thuộc các nước đang phát triển trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người
đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm.
Thứ năm dân số tăng, dẫn đến sự tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, tình
trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học cũng là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tạo ra khả năng hủy diệt thiên nhiên thông
qua chiến tranh xung đột.
Ở Việt Nam năm 1975, tổng dân số xấp xỉ 47 triệu người đến năm 2013 con
số này là 90 triệu người. Diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể, mỗi năm chúng ta mất

từ 120.000-150.000 ha rừng. Chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống
đồi núi trọc đang bị xói mòn mạnh, nguyên nhân chính do du canh, du cư, lấy gỗ,
3


củi, mở mang giao thông, xây dựng thủy điện...Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn
tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên phục vụ cho nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất nông
nghiệp.
Như vậy dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự
phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia. Sự gia
tăng dân số như hiện nay đã gây ra hệ quả nhiều mặt từ công ăn việc làm, phát triển
kinh tế, lương thực … đến nhà ở, văn hóa, y tế , giáo dục tác động tiêu cực đến môi
trường sống.
1.2 Do nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao.
Đa số người dân cho rằng môi trường là của chung, ai lo được thì lo còn đó
không phải là việc của mình, thậm chí có người còn không hiểu ý nghĩa của môi
trường đối với đời sống của chính mình. Từ quán ăn, chợ, trên đường đi, tại các
trường học, kí túc xá, bệnh viện đến ao hồ, sông, suối, rác thải xuất hiện ở khắp
mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác.
- Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, hộ gia đình nhất là ở nông
thôn như: Thực phẩm, giấy, nhựa, túi nilông …người dân có thói quen bạ đâu vứt
đó, vứt ra đường, ra sông, suối miễn là gia đình mình được sạch.
- Rác thải trong sản xuất nông nghiệp: Do biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết
bất thường nên ngày càng phát sinh nhiều sâu bệnh, dịch gây hại cho lúa, hoa màu,
các loại nông sản khác. Do đó, người dân đã sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ
thực vật và thải bỏ bừa bãi ngay trên bờ ruộng, xuống kênh rạch hay gom đốt cùng
rơm rạ, các loại vỏ chai, bao bì, túi ni lông còn dính thuốc gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến thổ nhưỡng, nguồn nước sinh hoạt và môi trường nuôi trồng của chính
người dân. Ở Việt Nam mỗi năm người dân thải ra môi trường khoảng từ 25 -38

nghàn tấn thuốc bảo vệ thực vật, 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong số đó có
khoảng 1,3 triệu mét khối nước thải và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Rác thải y tế: Gồm rác thải lây nhiễm, các vật sắc nhọn, rác thải từ phòng
thí nghiệm, rác thải dược phẩm, được vô tư chôn lấp, tiêu hủy sơ sài, xả thẳng ra
môi trường. Ở Việt Nam mỗi ngày các bệnh viện tuyến trung ương thải hơn 7 tấn
rác, bệnh viện địa phương là 38 tấn rác, cùng với nguồn nước khổng lồ với mức
30.000 m3 - 100.000 m3, tuy nhiên số bệnh viện có hệ thồng xử lí chất thải y tế còn
ít mà chủ yếu rác thải được chôn lấp, nước thải ra môi trường theo thói quen vì đầu
tư một hệ thống xử lí rác thải không chỉ tốn nhiều chi phí mua sắm mà còn tốn chi
phí vận hành bảo dưỡng nên các cơ sở y tế cố tình "chây ì" dẫn đến tình trạng các
vi rút gây bệnh lan truyền khắp nơi tấn công con người.
- Rác thải công nghiệp: Rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp
gồm: các chất thải rắn khó phân hủy, nước thải, khí thải độc hại…Con người vì lợi
ích riêng nên không quan tâm đầu tư xử lí chất thải mà trực tiếp thải ra môi trường
4


công khai hoặc lén lút chôn vào đất. Ở Việt Nam, ước tính mỗi ngày lượng chất
thải rắn công nghiệp thải ra trên 13.000 tấn, tập trung chủ yếu ở các nghành công
nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim chưa được xử lí triệt để. Bên cạnh đó chất thải rắn
phát sinh từ các làng nghề khoảng 2800 tấn /ngày các loại chất thải này chưa được
quan tâm xử lí.
- Hiện nay, ở nước ta đang phải đương đầu với vấn đề ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng như nạn phá rừng, khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển, các
loại chất thải đang làm ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Tất cả sông, hồ của
Việt Nam đều bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau do chất thải chưa qua xử lí
được xả trực tiếp ra sông.
1.3 Sự bất cập trong hoạt động quản lí bảo vệ môi trường của nhiều cấp chính
quyền.

Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lí, tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm về bảo vệ môi trường chưa sâu sắc và đầy đủ. Cơ chế phân công và
phối hợp giữa các cơ quan, các nghành và địa phương chưa đồng bộ còn chồng
chéo nhau, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng nên việc thực hiện bảo vệ môi
trường chưa hiệu quả.
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
Môi trường bị ô nhiễm bởi các yếu tố khác nhau như không khí, nước và đất. Ô
nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
2.1 Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí do các nguồn từ đun
nấu, khí thải xe cơ giới, khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động xây dựng…
Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí chủ yếu liên quan đến các bệnh về đường
hô hấp, làm giảm chức năng của phổi như: Viêm phế quản và hen suyễn, chóng
mặt, đau đầu, bệnh tim mạch… Các loại khí thải độc hại thải ra môi trường gây
hiệu ứng nhà kính, tầng ô zôn bảo vệ con người và sinh vật khỏi tia cực tím mỏng
dần, làm nhiệt độ trái đất tăng, băng ở bắc cực tan chảy, nước biển dâng cao. Trong
khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên trái đất sẽ chìm ngập dưới đáy
biển. Ô nhiễm không khí còn tạo ra mưa a xít hủy diệt các khu rừng và các cánh
đồng sản xuất.
-Theo thông tin từ AFP ngày 26/03/2014 tính chung trên toàn cầu cứ 8 người
chết thì có một là do ô nhiễm không khí trong năm 2012. Số tử vong gồm 4,3 triệu
người do ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu do đun nấu bằng bếp than, củi. Tác
động của ô nhiễm không khí ngoài trời ước tính là 3,7 triệu người . Những khu vực
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Đông Nam Á bao gồm Ấn Độ, Indonesia
và khu vự Tây Thái Bình Dương từ Trung Quốc tới Philippins.

5


Hình ảnh ô nhiễm do khí thải công nghiệp ở Trung Quốc
- Ở nước ta hiện nay, ô nhiễm không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với

môi trường đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề. Nhiều khu công nghiệp ở
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nằm lẫn trong khu dân cư đang gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Hàng ngày người dân ở các thành phố này phải hứng chịu rất
nhiều loại khí thải độc hại như: bụi, khí SO 2, NO2, CO, HF và một số hóa chất
khác. Ô nhiễm không khí ở các làng nghề như : làng nghề tái chế ni lông Minh
Khai (Hưng Yên), tái chế chì hay làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội)… người
dân ở đây đang trong tình trạng "hít khói ăn tiền". Ô nhiễm do hoạt động giao
thông vận tải ở nước ta cũng tăng lên rất nhanh, bình quân khoảng 1 xe máy/2
người dân. Số lượng xe máy tăng nhanh không những tăng nguồn thải ô nhiễm
không khí mà còn gây tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn. Ô nhiễm không khí
do các hoạt động xây dựng và đun nấu của người dân cũng đang làm cho môi
trường không khí ở nhiều nơi trở nên ngột ngạt, ảnh lớn đến sức khỏe con người.
Hậu quả là những năm gần đây tất cả các bệnh viện của nước ta luôn trong tình
trạng quá tải.
2.2. Ô nhiễm môi trường nước: Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng
do trong sinh hoạt và sản xuất con người xả thải trực tiếp ra môi trường, các chất
thải độc hại thẩm thấu vào đất, ngấm vào nguồn nước ngầm hoặc chảy ra sông,
biển làm nguy hại sức khỏe con người và sự sống của các loài động vật trên cạn,
dưới nước bị hủy diệt, giảm đa dạng sinh học. Hàng năm có tới 3,5 triệu người mắc
các bệnh và hàng nghìn trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm liên quan đến

6


nước như: Thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày, tiêu chảy, cúm A(H 5N1), sốt xuất
huyết, viêm nảo do vi rút …

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do con người xả thải
Ở Việt Nam, hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM,
nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm nguồn nước.

Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới
tiêu. Ở nông thôn, miền núi người dân tùy tiện chăn nuôi gia súc thả rông, phân gia
súc vương vãi khắp nơi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa rửa trôi làm ô nhiễm nguồn
nước. Ngoài ra, ở nông thôn người dân còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp không đảm bảo an toàn làm nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm chất độc.
Hậu quả là những năm qua người dân Việt Nam mắc nhiều các bệnh như: thần
kinh, ung bứu, vô sinh, sảy thai, dị tật bẩm sinh… ngày càng tăng.
2.3 Ô nhiễm môi trường đất: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã
ban tặng cho con người. Đất đóng vai trò quan trọng, là môi trường nuôi dưỡng các
loài cây, là nơi để sinh sống và là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà
ở và các công trình khác. Tuy nhiên, con người lại có những tác động xấu như sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, các chất thải rắn công nghiệp, chất
thải rắn sinh hoạt không qua xử lí được chôn lấp vào đất… làm cho đất trở nên bị ô
nhiễm.
Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và
chất lượng nông sản mà còn mà còn thông qua lương thực, rau, quả …ảnh hưởng
gián tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Hậu quả là ngày càng xuất hiện nhiều
căn bệnh ung thư quái ác cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Tài nguyên đất
của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu,
nhiễm mặn, nhiễm phèn. Hiện nay có khoảng 10% đất có tiềm năng nông nghiệp
đang bị sa mạc hóa .
7


Ở Việt Nam, tài nguyên đất cũng đang ngày càng bị ô nhiễm. Tại các khu
vực nông thôn ô nhiễm đất chủ yếu do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền
vững. Ở quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề môi trường đất cũng bị ô
nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt xả ra môi trường nên hàm
lượng kim loại nặng trong đất cao. Đặc biệt môi trường đất một số nơi đang bị ô
nhiễm do chất độc hóa học tồn dư sau chiến tranh. Như vậy, ô nhiễm đất ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người, đến sức khỏe của trẻ em, làm hư thận
và chức năng của gan bị suy giảm.

Người dân gánh chịu hậu quả khi môi trường ô nhiễm hóa chất

Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh dịch cho con người

8


II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
1. Về phía nhà trường
* Ưu điểm: Giáo dục nâng cao ý thức BVMT xanh - sạch - đẹp là một trong
những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở trường, đây cũng là một tiêu
chí để đánh giá hoạt động “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Nhà trường không ngừng đẩy mạnh giáo dục BVMT cho giáo viên và học sinh một
cách thường xuyên, liên tục bằng các hình thức:
- Phối hợp với sở tài nguyên môi trường tổ chức tập huấn chuyên đề giáo dục
môi trường cho giáo viên các bộ môn liên quan trực tiếp đến môi trường như: Vật
lí, sinh học, địa lí….và giáo viên phụ trách công tác đoàn trong nhà trường.
- Nâng cao nhận thức của tất cả các cán bộ giáo viên và học sinh về bảo vệ
môi trường, tập trung xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, phấn đấu tất
cả các khu nhà đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn.
- Nhà trường có thành lập ban vệ sinh môi trường hoạt động dưới chỉ đạo là
đồng chí Phó Hiệu Trưởng phụ trách cơ sở vật chất.
* Nhược điểm: Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị
còn thiếu, tài liệu sách, báo cho giáo viên và học sinh tham khảo chưa được phong
phú nên chưa đáp ứng được nhu cầu hấp dẫn của học sinh.
2. Về phía giáo viên

* Ưu điểm: Đa số giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đã làm được những việc
sau:
- Các buổi sinh hoạt cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp đều gắn với giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Chủ động phối hợp với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thiết kế
khuôn viên, trồng cây xanh, làm bồn hoa, thảm cỏ, xây dựng thư viện xanh, đảm
bảo khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp. Trang trí lớp học vui tươi xanh mát đem lại
môi trường giáo dục tốt, an toàn, hài hòa với thiên nhiên.
- Trong các giờ sinh hoạt 15 phút GVCN bám lớp liên tục, trao đổi nhắc nhở
học sinh phải bỏ rác đúng nơi quy định để hình thành ý thức BVMT cho các em.
* Nhược điểm:
- Còn một số ít GVCN chưa nhiệt tình với công tác, chưa bám lớp thường
xuyên nên tác dụng giáo dục môi trường chưa cao.
- Một số GVCN sử dụng tiết sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt 15 phút đầu giờ
vào một số công tác khác như: Thu tiền, cảnh cáo phê bình một số học sinh vi
phạm nội quy của trường không dành thời gian để giáo dục ý thức BVMT cho các
em.
- Một số giáo viên bộ môn chỉ quan tâm đến việc dạy kiến thức không quan
tâm đến việc lồng ghép kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài học có

9


liên quan, không nhắc nhở các em khi vứt bừa bải giấy loại, rác thải ra lớp học vì
coi đó không phải là việc của mình.
- Do thời lượng mỗi tiết học còn hạn chế (45ph) do đó các giáo viên giảng
dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào bài học.
3. Về phía học sinh
* Ưu điểm:
- Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động do đoàn trường đề ra về giáo

dục BVMT như: làm vệ sinh quét dọn trường lớp hàng ngày, tham gia tết trồng cây,
chăm sóc cây.
- Mỗi lớp học đều có giỏ đựng rác thải đặt ở góc lớp để các em bỏ rác và
giấy loại.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh lớp học,
trường học, giảm thiểu tối đa tình trạng mất vệ sinh ở các khu nhà vệ sinh trong
trường học.
* Nhược điểm:
- Đa số các em đều được sinh ra trong các gia đình bố mẹ đều làm nông
nghiệp nên hầu như chưa được giáo dục ý thức BVMT từ gia đình.
- Do thói quen sinh hoạt của các gia đình nông thôn thường hay vứt rác thải
khắp nơi, bạ đâu vứt đó nên việc thay đổi thói quen, nếp sống của các em là rất khó
khăn.
- Kiến thức của các em về môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến đời
sống con người còn mơ hồ nên nhiều em còn thờ ơ, chưa tích cực tham gia các hoạt
động BVMT.
4. Kết quả của thực trạng
Từ thực trạng trên dẫn đến kết quả là:
- Nhận thức của đa số các học sinh về vấn đề BVMT chưa cao. Các em còn
vứt bừa bãi giấy lộn, vỏ kẹo khắp sân trường. Khi sử dụng điện năng thì chưa có ý
thức tiết kiệm, còn dùng cả nước uống để rửa tay, đi vệ sinh không đúng nơi quy
định.
- Chưa hiểu ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống nên còn thờ ơ khi thấy
gia đình, người thân xả rác thải ra đường hay nơi công cộng.
- Khi tham gia các buổi lao động dọn vệ sinh trực tuần, các buổi trồng cây,
chăm sóc cây còn làm theo hình thức đối phó.
Vậy làm thế nào để giáo dục BVMT có hiệu quả trong công tác giảng dạy và
đặc biệt là công tác chủ nhiệm, có nghĩa là vừa giáo dục được cho học sinh hiểu về
tầm quan trọng của môi trường đối cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường mọi
lúc, mọi nơi mà không làm ảnh hưởng đến các nhiệm vụ giáo dục khác của GVCN

đối với học sinh là điều không dễ . Đề tài của tôi là một kinh nghiệm nhỏ để chúng
ta có thể giải quyết được câu hỏi trên.

10


III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Giáo dục BVMT là những hoạt động mang tính chất cộng đồng rất cao. Để
BVMT một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và
toàn xã hội. Nếu mỗi người chúng ta có ý thức trồng cây xanh mỗi tuần, nhặt rác
thải mỗi tháng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn rằng chính bản
thân mình đã góp phần không nhỏ vào việc BVMT của toàn xã hội. Với phương
châm đó là một một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm,
xuất phát từ những nguyên nhân và tình hình thực tế của trường tôi đã thực hiện
một số biện pháp giáo dục như sau:
1. Đối với giáo viên chủ nhiệm
* Ngoài thực hiện tốt các nhiệm vụ nhà trường giao cho trong công tác chủ
nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức điều phối các buổi sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, sinh hoạt cuối tuần có gắn với giáo dục môi trường vì đây là khoảng thời gian
để giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo
vệ và giữ gìn môi trường sống trong lành và sạch đẹp, vì chính môi trường đem lại
cho chúng ta cuộc sống và sức khỏe, chống lại những hành vi phá hoại gây ô nhiễm
môi trường. Gắn việc giáo dục môi trường với tuyên truyền phổ biến pháp luật
trong nhà trường, bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến cho học sinh các bộ luật
như: luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy thì giáo viên
chủ nhiệm cần dành thời lượng và có hình thức thích hợp để phổ biến luật môi
trường, luật đa dạng sinh học cho các em…
* Trong học tập: Giáo viên chủ nhiệm nên khuyên các em hãy tận dụng viết
hai mặt giấy, khi đi mua hàng tiêu dùng nên định hướng cho các em giảm thiểu
dùng bao bì ni lông, tránh mua các hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kì, nên

chọn mua những sản phẩm có ghi “sản phẩm xanh” sản phẩm không độc hại với
môi trường hoặc loại hàng hóa có bao bì dể tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể
dùng lại nhiều lần.
* Khi đi đến các địa điểm tham quan du lịch, các em không nên vứt bừa bãi
giấy, gói bao bì, thức ăn, chai lọ, vỏ, đồ hộp, không để cha mẹ tìm mua thức ăn từ
các động vật quý hiếm, không nên dùng hương tại các danh lam, di tích lịch sử…
* Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì
hiệu quả của giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình thành cho các em
thói quen tốt, những kĩ năng sống liên quan đến môi trường. Chẳng hạn chúng ta
rèn luyện cho các em thói quen đổ rác thải đúng nơi quy định không phải bằng
khẩu hiệu hay lời khen mà quy định bắt buộc mỗi lớp phải có một giỏ đựng rác và
giấy loại đặt ở góc lớp, học sinh phải bỏ rác đúng nơi quy định, khi nhìn thấy người
khác vứt rác không đúng chỗ nên nhắc nhở lịch sự.
* Trong các buổi ngoại khóa có nhiều thời gian GVCN có thể trang bị kiến
thức về môi trường cho các em, phân tích những ảnh hưởng của môi trường đối với
con người và tác động của con người đến môi trường hiện nay như sau:
11


- Môi trường là nơi mọi người sinh sống, cùng làm việc và mọi người đều
phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống chung. Hiện tượng vứt rác ra ngoài
đường hay nơi công cộng đã ảnh hưởng đến môi trường nên chúng ta cần phải ngăn
chặn. Chúng ta cần phải biết rằng vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp
phần làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự sống của nhiều người. Nhiều bãi
rác chính là đầu mối gây ra nhiều mùi hôi, thối khó chịu, nó là ổ dịch bệnh truyền
nhiễm thông qua những con côn trùng…Vứt rác ra nơi công cộng còn làm ảnh
hưởng cảnh quan xung quanh ta.
- Những người vứt rác ra nơi công cộng là những người thiếu ý thức về vấn
đề BVMT, không chỉ do trình độ dân trí thấp mà do họ còn mang một cái bệnh khó
chữa, họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình mà quên mất cái lợi cho xã hội, cộng đồng,

quên đi những người đang sống xung quanh họ và tệ hại hơn họ quên đi cái môi
trường mà hàng ngày họ đang sống, đang hít thở không khí từ chính môi trường ấy.
Họ là những người sống không có trách nhiệm, đáng bị phê bình.
Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- Hãy rèn luyện cho mình một ý thức BVMT thật tốt vì nếu mình là người
vứt rác thì chính mình và gia đình mình không chỉ là những người chịu ảnh hưởng
mà mình còn là người gây hậu quả ô nhiễm môi trường cho cộng đồng, việc làm
này đáng bị lên án và phê phán. Hãy tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia học
tập về BVMT. Cùng tham gia các buổi tổng động viên vệ sinh chung, làm sạch
đường làng, ngõ xóm, ra một quyết định chung là đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy
định để giữ gìn vệ sinh chung cho gia đình, cho cộng đồng, đây là vấn đề cấp bách
của toàn xã hội, của mọi người. Giáo viên chủ nhiệm có thể phân tích rõ BVMT
không có nghĩa là quá keo kiệt trong việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên,
thiên nhiên, khoáng sản mà chúng ta cần được hợp lí trong việc khai thác sử dụng.
- Đối với rừng: Khai thác đồng nghĩa với trồng cây, gây rừng vì rừng là lá
phổi xanh của nhân loại, cung cấp ô xi cho hoạt động hô hấp sinh tồn của mỗi con
người, nhờ có rừng mà phần nào làm chậm dòng nước lũ ở vùng đồi núi, kéo dài
thời gian để người dân sắp xếp công việc của mình. Rừng còn là nguồn khai thác
lâm sản tạo ra những bộ bàn ghế sang trọng trong phòng khách, làm những bàn học
chắc chắn cho các em ngồi học hay gần gũi hơn là làm vở chứa đựng kiến thức của
thầy cô….
- Tuyên truyền với các em nhiều hoạt động thiết thực về BVMT của lực
lượng thanh thiếu niên hiện nay, đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức
người dân trong việc BVMT như “những ngày chủ nhật xanh”, những hành trình
xuyên việt bằng xe đạp. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói
đến phong trào “giờ trái đất”, là một phong những trào mang ý nghĩa vô cùng thiết
thực, chỉ có một giờ đồng hồ tắt điện thôi nhưng ý nghĩa của nó vô cùng to lớn, nó
đã góp phần nâng cao ý thức của nhân dân thế giới trách nhiêm BVMT và giảm
biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Từ đó giáo dục cho các em thấy được trong
12



quá trình sử dụng điện năng trong gia đình cũng như ở trường học hay ở những nơi
công cộng, hãy tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết, như vậy là đã góp
phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
* Trong các buổi dọn vệ sinh trực tuần, giáo viên chủ nhiệm không nhất
thiết phải đứng một chỗ xem các em làm mà nên đến tận nơi, thậm chí quét dọn,
nhặt rác cùng các em, trò chuyện, trao đổi thân mật với các em, chỉ cho các em thấy
tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp mọi nơi ngay quanh chúng ta.
Ví dụ : Trên dọc tuyến đường từ trường THPT Triệu sơn 2 đến thị Trấn Giắt,
các đoạn đường liên xã, đường vào thôn, đâu đâu chúng ta cũng thấy có rác. Rác
thải do các hộ gia đình vứt bừa bãi khắp nơi, chủ yếu là túi nilông đựng thực phẩm
bẩn và các loại phế thải sinh hoạt khác trong đó túi ni lông chính là thủ phạm nguy
hiểm gây ô nhiểm môi trường. Nhiều hố rác, các loại phế thải đã phân hủy hết từ
lâu nhưng túi ni lông vẫn trơ ra không hề mùn đi. Nghiên cứu của các nhà khoa học
cho biết để phân hủy được túi ni lông hoặc phế thải làm từ nhựa phải cần tới hàng
trăm năm. Thông thường các loại chất thải, phế thải của hộ gia đình đều được đựng
trong túi ni lông. Túi ni lông thải ra còn gây tắc nghẽn cống rảnh, ứ đọng nước thải
phát sinh ruồi, muỗi, dịch bệnh, phá hỏng mỹ quan hệ sinh thái đô thị và vùng quê.
Túi ni lông nằm lẫn trong đất ruộng, vườn cây, gây cản trở cây trồng trong việc hút
nước từ đất cũng như cản trở hệ vi sinh vật từ đất hoạt động, dễ rửa trôi đất, gây
bạc màu. Nếu đem đốt túi ni lông và đồ làm từ nhựa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng và làm hại tầng khí quyển. Túi ni lông rất khó tái sử dụng nên người dân
thường dùng một lần rồi vứt đi, do đó lượng thải ra môi trường là không hề nhỏ.
Với những tác hại đó của túi ni lông ta hãy khuyên gia đình và người thân nên từng
bước bỏ thói quen dùng túi ni lông.
* GVCN kết hợp với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm tốt công
tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT cho học sinh như: treo
băng rôn, áp phích, khẩu hiệu về BVMT.
-Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài viết, vẽ

tranh, chụp ảnh, làm băng hình, trắc nghiệm kiến thức…
- Mỗi tháng nên tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa theo các chủ đề khác
nhau trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường như: Tổ chức các trò
chơi dân gian, đóng kịch, làm vệ sinh khuôn viên nhà trường, xây dựng tôn tạo các
bồn hoa, cây cảnh tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong trường.
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thông qua một số giờ chào cờ vào thứ
2 đầu tuần như sau: BVMT là vấn đề sống còn, không phải thuộc trách nhiệm của
bất kì đất nước, cơ quan, tổ chức hay cá nhân riêng biệt, không phân biệt già, trẻ,
lớn bé, sang hèn. Nó là trách nhiệm của tất cả sinh vật đang sống và tồn tại trên
hành tinh xanh này. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất là xây dựng ý thức bảo vệ môi
trường trong chính chúng ta, để ý thức đó ăn sâu vào tâm trí và hành động. Dù nền
văn minh có hiện đại hay cuộc sống có giàu sang, tiện nghi đến đâu nhưng tất cả sẽ
13


chấm hết nếu trái đất không còn. Chung tay bảo vệ môi trường sống đồng nghĩa với
bảo vệ sự sống của chính mình. Tuyên truyền đến các em chương trình "Giờ xanh
toàn quốc " đã thu hút rất nhiều tình nguyện viên tham gia. Chương trình mang
thông điệp, khuyến khích mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng nhiều
hoạt động xanh được thực hiện vào sáng chủ nhật mỗi tuần. Bắt đầu từ 1/2013 đến
nay, trên 18 Giờ xanh đã được thực hiện tại TPHCM và 1 giờ xanh được triển khai
đồng loạt trên 10 tỉnh thành Bắc – Trung – Nam với những hoạt động: Trồng cây,
đạp xe, đổi túi tự hủy, phát – dán sticke tại siêu thị và trường học, tuyên truyền tắt
xe máy tại các chốt giao thông khi dừng đèn đỏ, nhặt rác tại các tuyến đường trọng
điểm …
- GVCN kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến
dịch làm cho thế giới sạch hơn (tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm) cho học
sinh bằng việc: Ra quân thu gom rác ở các khu vực trong và ngoài trường học, nạo
vét ao hồ, các kênh rạch quanh trường, không để rác thải, nước bẩn ứ đọng, làm
mất cảnh quan xung quanh trường. Hưởng ứng chiến dịch “tuần lễ nước sạch vệ

sinh môi trường” dưới hình thức: Phân công mỗi tuần 1 lớp, thường xuyên thau bể
nước của trường, khi uống nước phải dùng cốc, không đổ lãng phí nước sạch dùng
uống để rửa tay…. Nhắc nhở các em dù ở bất kì nơi nào cũng phải ăn chín, uống
sôi, để đảm bảo vệ sinh cho bản thân mình.
* GVCN phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương, hưởng ứng
ngày môi trường thế giới (5/6) dưới hính thức:
- Tổ chức ngày chủ nhật xanh cho các em mỗi tháng một lần bằng việc làm
cụ thể như dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm với phương châm sạch từ trong nhà,
sạch ra ngoài ngõ, sạch đến từng ngóc ngách đường làng, nơi các em đang sinh
sống.
- Cho các em khai thông kênh, rạch đoạn qua xóm mình vì những nơi này
người dân thường hay vứt rác thải, túi ni lông, xác động vật chết…đây chính là
nguồn của những ổ dịch, bệnh lây truyền cho những người sống xung quanh.
- Tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người trong thôn, tích cực vệ sinh
nhà cửa, đường làng, ngõ xóm. Chủ động thu gom, phân loại rác thải ngay tại gia
đình, thường xuyên khơi thông cống rảnh, trồng cây xanh, tham gia xử lí những
điểm ô nhiễm. Không xả nước thải bừa bãi, thực hiện "3 sạch" sạch nhà, sạch ngõ,
sạch đường. Hạn chế sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày vì đó là loại rác
thải nguy hại cho môi trường, làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống và sức
khỏe của chính mình.
* GVCN cùng với đoàn thanh niên và chính quyền địa phương, tổ chức
hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm nay (05/06/2014) với chủ đề "Hãy hành
động để ngăn nước biển dâng" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc BVMT đối
với các vùng dễ bị tổn thương như hải đảo, các khu vực ven biển đến toàn thể học
sinh và người dân trong thôn, xóm. Vì nước ta, với chiều dài 3260km đường bờ
14


biển, trên 3000 hòn đảo gần bờ và quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, đang
đứng trước nguy cơ biển xâm thực đất liền và nhấn chìm các hòn đảo do ô nhiễm

môi trường, biến đôi khí hậu. Hơn nữa từ đầu tháng 05/2014 Trung Quốc ngang
nhiên đưa giàn khoan 981 và các tầu bảo vệ vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam làm ô nhiễm môi trường biển đảo ngày càng nghiêm trọng. Các hoạt động
hưởng ứng diễn ra thông các kênh:
- Đưa lên loa phát thanh của thôn, xóm vào mỗi buổi sáng thứ 7 và chủ nhật
hàng tuần (bắt đầu từ trung tuần tháng 05/2014), nhằm nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên
biển… cho toàn thể cán bộ, người dân và học sinh trong thôn, xóm. Lên án những
hành động sai trái của Trung Quốc đó chính là hành vi gây ô nhiễm môi trường, vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Khuyến khích mọi người sử dụng công
nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao năng lượng, sử dụng tiết kiệm
năng lượng như điện năng, nước sạch… hạn chế các nguồn nhiên liệu phát sinh
chất thải gây ô nhiễm, đó cũng là cách thể hiện tình yêu nước của mỗi người dân
Việt Nam chúng ta.
- Treo băng rôn, áp phích với các khẩu hiệu truyên truyền về bảo vệ môi
trường tại các khu vực công cộng như chợ, trường học, bệnh viện, các tuyến đường
chính đi vào các thôn, xóm… Các khẩu hiệu bao gồm:
+ Hãy hành động để ngăn nước biển dâng;
+ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi công dân;
+ Môi trường hôm nay - cuộc sống ngày mai;
+ Hãy nghĩ trước khi vứt rác, hãy dọn rác trước khi quá muộn;
+ Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường;
+ Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình;
+ Xanh biển, xanh rừng, xanh đất nước. Sạch làng, sạch bản, sạch đường quê
+ Chung tay bảo vệ môi trường chính là thể hiện tình yêu nước;
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường;
- Vận động nhân dân, đoàn thể, toàn bộ học sinh các cấp ra quân trong ngày
mùng 05/06 làm vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tháo dở các công trình lấn chiểm lòng
lề đường, các cầu tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, phát quang bụi rậm, san lấp ao tù,
khai thông dòng chảy. Phát động phong trào trồng và chăm sóc cây xanh.

- Với những việc làm thiết thực như trên, giúp cho người dân và toàn thể học
sinh thấy được bảo vệ môi trường cũng chính là chúng ta đang thể hiện tình yêu
thiên nhiên, đất nước, bảo vệ tài nguyên và chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường
Sa của chúng ta.
2. Đối với giáo viên bộ môn
- Mỗi giáo viên bộ môn phải luôn xác định rõ việc giáo dục môi trường cho
học sinh cũng là trách nhiệm của chính bản thân mình.

15


- Nhiệt tình trong công tác, coi học sinh như chính người thân của mình, giúp
đỡ nhiệt tình trong công tác BVMT trong cũng như ngoài giờ học. Liên tục đôn đốc
nhắc nhở các em dù ở bất kì nơi nào cũng luôn giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng
nơi quy định.
- Tích cực nhiệt tình tích hợp nội dung GDMT qua các môn học liên quan
đến môi trường như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân….
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Đối với lớp chủ nhiệm 11B1:
Trong thời gian đầu năm học: Nhiều học sinh không quét lớp, không tham
gia quét trực tuần và các buổi lao động dọn vệ sinh ở trường, trong lớp học còn
nhiều học sinh vứt giấy lộn, phấn vụn, bừa bãi bạ đâu vứt đó. Có một số học sinh
làm đối phó, quét dọn vào những chỗ khuất không ai nhìn thấy để qua mặt GVCN
và giáo viên trực. Có một số học sinh ở lại trường ăn cơm trưa xả các loại rác thải,
túi ni lông, vỏ kẹo, vương vải khắp sân trường, có nhiều học sinh đi vệ sinh không
đúng nơi quy định.
Xếp loại ý thức (BVMT)
Lớp
11B1


sĩ số

Tốt

46

10

%
21,7%

Khá
15

%
32,6%

TB
12

%
26%

yếu
4

%
19,7%

Qua một năm nhận lớp và áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy kết quả như

sau: Tập thể lớp 11B1 do tôi chủ nhiệm có ý thức tương đối tốt, lớp đã có giỏ đựng
rác đặt ở cuối lớp, chậu nước rửa, khăn lau tay cho giáo viên. Phòng học luôn gọn
gàng sạch đẹp, mũ nón treo đúng nơi quy định. Trong lớp, có cây xanh, chậu hoa
tạo môi trường học tập sinh động. Không một học sinh nào vứt rác thải, đồ dùng cá
nhân ra lớp hay sân trường, sau các buổi liên hoan bánh kẹo ở lớp các em quét dọn
sạch sẽ đổ rác đúng nơi quy định.
- Tham gia tích cực các hoạt động do đoàn trường đề ra như: Trồng cây
xanh, làm bồn hoa, thảm cỏ, chăm sóc và dọn sạch các bồn hoa trước sân trường.
- Tham gia tích cực các ngày chủ nhật xanh ở địa phương và là những tuyên
truyền viên tích cực đến người thân, gia đình, bà con lối xóm trong việc BVMT
Xếp loại về ý thức (BVMT) cả năm:
Lớp
11B1

sĩ số

Tốt

%

Khá

%

TB

%

yếu


%

46

30

65,2%

12

26%

4

8,8%

0

0

16


2. Đối với lớp tôi trực tiếp giảng dạy:
- Lớp 10C6, 10C4 , 11B5, sau một năm dạy học có tích hợp kiến thức về
BVMT, tôi thấy vào lớp học các em cũng chuyển biến rất nhiều về mặt ý thức như:
phòng học sạch sẽ, trong giờ học, học sinh phấn khởi tích cực say mê học tập,
những ngày trời sáng thì không bật điện, trời mát không mở quạt, không sử dụng
nước uống để rửa tay...luôn luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung góp phần làm cho
trường THPT Triệu sơn 2 ngày càng “Xanh – Sạch - Đẹp”

- Tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá sự chuyển biến trong nhận thức về bảo
vệ môi trường của lớp tôi chủ nhiệm và các lớp tôi dạy bằng phiếu kiểm tra sau:
PHIẾU KIỂM TRA
Câu 1: Rác thải hộ gia đình có gây ô nhiễm môi trường không?
Câu 2: Nêu các loại rác thải ở trường học?
Câu 3: Ngày nào là ngày thế giới không hút thuốc lá?
Câu 4: Các phương tiện giao thông công cộng có vai trò gì trong việc bảo vệ môi
trường?
Câu 5: Nông dân giữ vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
Câu 6: Học sinh cần làm gì để BVMT ở trường học, gia đình và ở địa phương nơi
đang sinh sống?
Câu 7: Bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam bằng những biện
pháp nào?
Câu 8: Ngày nào là ngày môi trường thế giới ?
Câu 9: Vì sao có ngày làm cho thế giới sạch hơn?
Câu 10: Tại sao khi dừng xe cần tắt máy để bảo vệ môi trường?
......................................................................
Kết quả thống kê
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11B1 (CN)
46
32(69,5%) 14(30,5%)
0
0
11B5

48
25(52,08%) 15(31,25%) 8(16,67%) 0
10C4
45
15(33,33%) 20(44,44%) 10(22,23%) 0
10C6
45
17(37,8%) 15(33,3%) 13(28,9%)
0
Qua kết quả kiểm tra cho thấy, lớp chủ nhiệm học sinh có ý thức cao hơn các lớp
khác trong việc bảo vệ môi trường. Như vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh thông qua công tác chủ nhiệm đã mang lại hiệu quả cao.

17


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
- Khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy rất khả quan, các em đã hiểu rõ môi
trường sống là hết sức quan trọng đối với con người. Nhiều em có ý thức cao trong
việc giữ gìn BVMT. Trước đây sau mỗi giờ tan học các phòng học, khuôn viên nhà
trường ngập trong rác, đủ các loại từ giấy, bút, vỏ kẹo, hộp sữa, lá cây...Nhưng qua
thực tiễn giáo dục các em bằng các biện pháp trên giúp trường THPT Triệu Sơn 2
sạch đẹp như hiện nay.
2. Kiến nghị và đề xuất
Để công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường được phát huy có
hiệu quả tôi xin đề nghị với các cơ quan quản lí giáo dục:
- Gắn giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây
dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực ”
- Tăng cường mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho giáo

viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục
môi trường trong các giờ học chính khóa của các môn học có liên quan.
- Tăng cường bồi dưỡng các kĩ năng về công nghệ thông tin cho giáo viên,
học sinh, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học để tạo điều kiện cho hoạt động
dạy học của nhà trường.
- Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền nhắc nhở học sinh, công tác
quản lí chỉ đạo các cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo
dục BVMT cho học.
Đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi về quá trình giáo dục và BVMT cho học sinh
THPT trong quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy ở trường. Tôi rất mong
được được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được áp dụng rộng rãi hơn
. Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 19/05/ 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Hường

18


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIÊM MÔI TRƯỜNG Ở THANH HÓA

Rác thải tại bờ biển xã Ngư Lộc-Mỗi ngày người dân thải ra biển gần 7 tấn rác thải
rắn


Hình ảnh ô nhiễm rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn Huyện - Triệu Sơn.

Công ty mía đường Việt Đài Thạch Thành xả thải trực tiếp ra môi trường
19


Công ty Nicotex Thanh Thái chôn hàng trăm tấn thốc trừ sâu xuống lòng đất

Đất cả trong và ngoài khuôn viên công ty cứ đào lên là thấy thuốc sâu

Thuốc sâu ngấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CHO HỌC SINH THPT

Họ và tên tác giả: Lê Thị Hường
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 2
SKKN thuộc lĩnh vực: Môi trường

THANH HÓA NĂM 2014


21


THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Báo môi trường Thanh Hóa.
2. Báo tài nguyên và môi trường.
3. Báo môi trường - Tạp chí môi trường – Trang thông tin môi trường Việt Nam.
4. Báo văn hóa – ytế - Giáo dục Tiền Giang
5. Một số tin tức và hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên Internet

22


MỤC LỤC
Tên mục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi đề tài
2. Phương pháp nghiên cứu
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường
1.1. Do sự bùng nổ dân số
1.2. Do nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao
1.3. Sự bất cập trong hoạt động quản lí bảo vệ môi trường của nhiều
cấp chính quyền
2. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường
2.1. Ô nhiễm môi trường không khí

2.2. Ô nhiễm môi trường nước
2.3. Ô nhiễm môi trường đất
II. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên và học sinh ở
trường THPT Triệu sơn 2
1. Về phía nhà trường
2. Về phía giáo viên
3. Về phía học sinh
4. Kết quả của thực trạng
III. Biện pháp thực hiện
1. Đối với giáo viên chủ nhiệm
2. Đối với giáo viên bộ môn
IV. Kết quả đạt được
1. Đối với lớp chủ nhiệm
2. Đối với lớp tôi trực tiếp giảng dạy
Phiếu kiểm tra
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Kiến nghị đề xuất
Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường ở Thanh Hóa
Hình ảnh ô nhiễm môi trường ở công ty Ncotex Thanh Thái

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2

2
2
4
5
5
5
6
7
9
9
9
10
10
11
11
15
16
16
17
17
18
18
18
19
20

23


24




×