Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp quản lí chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường tiểu học điện biên 2, TP thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.15 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
1.2. Vị trí, nhiệm vụ của trường Tiểu học
1.3. Tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học
trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Sự cần thiết tổ chức bếp ăn bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường Tiểu học.
1.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn
tập thể ở trường Tiểu học.
1.6. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm; thực phẩm không sạch.
1.7. Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
2. Thực trạng về quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,T.P Thanh Hóa”.
2.1. Sơ lược vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và tình hình
giáo dục của phường Điện Biên.
2.2.Thực trạng tình hình về công tác giáo dục và quản lý giáo dục Trường Tiểu
học Điện Biên 2 những năm gần đây.
2.3.Thực trạng về quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa”
3. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2, T.P Thanh Hóa
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện


3.2. Nâng cao nhận thức, truyên truyền sâu rộng cho đội ngũ, phụ huynh và nhân
dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3. Quản lý nguồn thực phẩm nhập hằng ngày
3.4. Công tác vệ sinh đối với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp
ăn tập thể.
3.5. Nâng cao chất lượng bữa ăn và,đảm bảo thực đơn dinh dưỡng trong tuần
nhằm cho trẻ phát triển một cách toàn diện
3.6. Trách nhiệm của các cấp quản lý, của xã hội đối với việc đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm hiện nay.
3.7. Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ trong nhà trường, đặc biệt nâng cao
nhận thức phòng chống tai nạn lao động cho nhân viên và người lao động.
4.Hiệu quả của việc quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa.
1


III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận:
2. Đề xuất

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước. Đảng ta đặc biệt
coi trọng vị trí của con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển, Đảng ta khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
thắng lợi, phải đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm phát huy nguồn
lực con người, đây là yếu tố cơ bản của sự phát triển và bền vững".
Cùng với xu thế chung của toàn cầu, trong những năm gần đây, để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đáp ứng được sự đòi hỏi công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục Việt Nam đã và đang đổi mới mạnh
mẽ, đặc biệt trong cấp học phổ thông với mục tiêu đào tạo trẻ phát triển một
cách toàn diện, tức là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của
con người về nhận thức – thể chất – ngôn ngữ - tình cảm, xã hội – thẩm mỹ.
Trong đó yếu tố về thể chất là một trong những yếu tố rất quan trọng. Cã mét
c©u danh ng«n"Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy
còm...". Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có
cuộc sống đầy đủ, kinh tế phát triển hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng
cao, nhiệm vụ công tác của mỗi cán bộ viên chức phải làm việc theo giờ hành
chinh dẫn đến việc chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó
khăn.Chính vì vậy những năm gần đây mỗi khi bước vào năm học mới việc phụ
huynh học sinh viết đơn tự nguyện xin được gửi con ở trường cả ngày và xin
được ăn bán trú là rất lớn, gần như cả học sinh toàn trường. Bếp ăn bán trú trong
nhà trường không phải là đơn vị kinh doanh mà là bếp ăn tự phát phục vụ theo
nhu cầu của phụ huynh học sinh. Nhà trường không có điều kiện trồng trọt hay
tự chăn nuôi để phục vụ được những bếp ăn tập thể lớn như trường học mà phải
tìm nguồn thực phẩm để ký kết hợp đồng trách nhiệm với những đơn vị có khả
năng cung cấp thực phẩm với số lượng lớn cho nhà trường.
Với cương vị là người đứng đầu một đơn vị có bếp ăn bán trú phục vụ hơn 1000
học sinh tham gia ăn, ngủ tại trường luôn nhìn thấy rất rõ vấn đề về vệ sinh an
toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hằng ngày
trên phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy
ra trong nhà hàng, quán ăn, các khu công nghiệp, cơ quan chức năng kiểm tra và
phạt những đơn vị vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, công an bắt những kẻ
buôn bán nội tạng, thực phẩm bẩn như: nội tạng thịt heo vận chuyển đã bốc mùi
hôi thối, sữa tươi có chứa Milamine, hạt dưa tẩm chất gây ung thư... Làm cho
chúng ta vô cùng hoang mang, lo lắng. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học
là tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và các cuộc
2



vận động lớn của ngành. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không
xảy ra tại trường mình mà bữa ăn của các em đảm bảo dinh dưỡng theo nhu cầu
độ tuổi, giúp cho cơ thể của các em phát triển, khỏe mạnh và thông minh vì các
em chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Trường Tiểu học Điện Biên 2 lầ
một trong những đơn vị công lập đầu tiên tổ chức bếp ăn bán trú so với toàn
tỉnh, nhiều năm qua không để xảy ra vụ ngộ độc trong bếp ăn của nhà trường, đó
là bước đầu của sự thành công trong việc tổ chức công tác bán trú. Tuy nhiên nói
về an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú của nhà trường do tôi trực tiếp chỉ
đạo, bản thân luôn xác định còn nhiều khó khăn trước mắt và sắp tới, nhưng tôi
vẫn mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình về nội dung “ Một số biện pháp
quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú
ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo
vệ sinh An toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,
thành phố Thanh Hóa. Đề xuất một số biện pháp Quản lý chỉ đạo việc đảm bảo
vệ sinh An toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở một số trường Tiểu học trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
- Thống kê, xử lý số liệu

3



II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thực phẩm: Là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi,
sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm,
thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm
1.1.2. An toàn thực phẩm: Là những thực phẩm không gây nguy hại cho con
người tiêu dùng khi được chế biến và được dùng theo đúng mục đích sử dụng dự
kiến. An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an
toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe
con người như thiếu dinh dưỡng.
1.1.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo
đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.
1.1.4. Chuỗi thực phẩm: Là trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến
sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản, sử dụng thực phẩm và thành phần của
thực phẩm đó từ khâu sơ chế đến tiêu dùng. Điều này bao gồm cả việc sản xuất
thức ăn cho vật nuôi dùng làm thức ăn chăn nuôi và cho gia súc sử dụng để chế
biến thực phẩm. Chuỗi thực phẩm bao gồm cả việc sản xuất các nguyên liệu tiếp
súc với thực phẩm và nguyên liệu thô.
1.1.5. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm: Là tác nhân sinh học, hóa học hoặc
vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh
hưởng xấu đối với sức khỏe. “ mối nguy hại” khác với “rủi ro” mà trong ngữ
cảnh an toàn thực phẩm “rủi ro” có ý chỉ sự kết hợp giữa xác suất của ảnh hưởng
bất lợi về sức khỏe nhue bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó
( như chết, vào bệnh viện, không làm việc được…) khi chịu tác động bởi một
mối nguy hại nhất định. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm bao gồm cả các chất
gây dị ứng. Đối với thức ăn và thành phần thức ăn gia súc, mối nguy hại về an
toàn thực phẩm liên quan đến những rủi ro có thể có trong hoặc trên thức ăn và

thành phần thức ăn gia súc có thể truyền sang thực phẩm thông qua việc tiêu thụ
thức ăn gia súc đó, do đó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người. Trong trường hợp các hoạt động không liên quan trực tiếp đến thức ăn
gia súc và thực phẩm ( ví dụ như sản xuất vật liệu thức ăn bao gói, đại lý làm
sạch…) thì các mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan là những mối nguy
hại có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm do mục đích sử dụng dự
kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, do đó có khả năng gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người.
1.1.6. Ngộ độc thực phẩm: Là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm
có chứa chất độc
1.1.7. Bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm: Là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị
nhiễm tác nhân gây bệnh
1.1.8. Phụ gia thực phẩm: Là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ
sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận
4


chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực
phẩm (là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có
hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ được cái thiện đặc tính của thực
phẩm)
1.1.9. Chế biến thực phẩm: Là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc
thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành
nguyên liệu thực hoặc sản phẩm thực phẩm.
1.2. Vị trí, nhiệm vụ của trường Tiểu học
Điều 2, Điều lệ trường Tiểu học được ban hành theo thông tư số 41/2010/QĐ
– BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT đã quy định vị trí của
trường Tiểu học: Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo
dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 3, Điều lệ trường Tiểu học đã quy định nhiệm vụ của trường Tiểu học:

Một là, tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu chương trình giáo dục Tiều học do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành.
Hai là, Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi.Vận động trẻ em tàn tật, khuyết
tật, trẻ em bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù
chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ
sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học theo sự phân công
của các cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương
trình Tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trên địa bàn quản lý.
Ba là, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
Bốn là, quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính
theo quy định của pháp luật
Năm là, phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện hoạt động giáo dục.
Sáu là, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
Bảy là, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.3. Tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học
trong giai đoạn hiện nay.
Bậc Tiểu học có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống đào tao quốc dân.
Đây chính là giai đoạn tạo “nền”, “móng” của giáo dục phổ thông. Góp phần
quyết định hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh Tiểu học. Đặt nền tảng cho
việc phát triển đúng mục đích đào tạo của các cấp học sau, Bậc học này nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các chức năng cơ bản để cho học
sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở. Giai đoạn nối “tiền học đường” với
giáo dục trung học.
Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên công tác huy động các lực lượng xã
hội đầu tư cho giáo dục Tiểu học, tạo môi trường thuận lợi cho các em phát triển
5



tốt là một trong những nhiệm vụ hết sức cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện
nay khi nguồn ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu cho giáo
dục. Để giáo dục phát triển rất cần sự chung tay góp sức của các lực lượng trong
và ngoài ngành giáo dục thì chúng ta mới có điều kiện thuận lợi tiếp cận với cái
mới, phương pháp hiện đại, làm thay đổi mạnh mẽ cơ sở vật chất và cuối cùng là
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo nghị quyết 29 –
NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp
ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước. Xã hội hóa không chỉ huy động nguồn lực
vật chất, mà điều quan trọng hơn còn là huy động trí tuệ, chất xám, trách nhiệm,
tấm lòng của cả xã hội hiến kế cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục quốc gia
đúng hướng, hiệu quả, bền vững, tránh các chủ trương nóng vội, nửa vời thiếu
khoa học và thực tiễn, đưa thế hệ trẻ vào các cuộc “thử nghiệm” tốn kém vật
chất, lãng phí thời gian, mỏi mệt tinh thần và hiệu quả thấp.Xã hội hóa cũng là
con đường tốt nhất để tiếp cận các bài học thành công của nền giáo dục các quốc
gia tiên tiến trên thế giới để vận dụng sáng tạo, đúng đắn, sát thực vào thực tiễn
Việt Nam, theo hướng đi tắt, đón đầu, bứt phá nhanh hơn với hiệu quả cao nhất,
như: Văn hóa ứng xử nên học Nhật Bản; Hoài bão làm giàu và ứng dụng công
nghệ thông tin học Ixrael. Giáo dục phổ thông học Cộng hòa Pháp.Đào tạo đại
học học Vương quốc Anh. Đào tạo sau đại học Hoa Kỳ,đào tạo dạy nghề học
Cộng hòa Liên bang Đức, văn hóa đọc học Tây Ban Nha và Cu Ba..Xã hội hóa
để có nguồn lực áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ để dạy và học
tốt hơn, như ứng dụng các thành tựu về Công nghệ thông tin và Truyền thông;
khai thác và sử dụng tốt nhất mặt tích cực của Internet. Tận dụng tốt xu hướng
hội tụ của Internet, truyền hình và viễn thông. Áp dụng tốt các hình thức học và
thi qua trực tuyến. Sớm ra đời sách giáo khoa điện tử, thư viện điện tử… để
phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ trên môi trường mạng.
Năm giải pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất trong sự nghiệp đổi mới và
cái cách giáo dục đào tạo nước nhà. Vấn đề quan trọng là thống nhất nhận thức,

quyết liệt trong hành động thì nhất định sẽ thành công. Bởi: Nhận thức là chìa
khóa của hành động, hành động là thước đo của nhận thức. Khi đã có chiến lược
đúng thì ngôn ngữ ngắn nhất, thuyết phục nhất là hành động để sớm thành
công.Ngoài việc xã hội hóa giáo dục để thực hiện việc mua sắm các phương tiện
hiện đại phục vụ cho việc dạy và học, bổ sung cơ sở vật chất thì việc xã hội hóa
giáo dục trong việc đầu tư các phương tiện hiện đại để chăm sóc học sinh ăn
ngủ, học tập tại trường cả ngày, đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học
sinh hiện nay là vấn đề rất cần thiết.
1.4. Sự cần thiết tổ chức bếp ăn bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường Tiểu học.
Do yêu cầu công việc phải đi làm cả ngày của cán bộ công chức, viên chức
nhà nước nhiều gia đình hiện nay không có thời gian để đưa đón con đi học bốn
lần/ngày,không về sớm để nấu cho con ăn trưa được nên hầu như đều có nhu cầu
gửi con tại trường cả ngày (đối với học sinh học hai buổi/ngày). Nhiều phụ
6


huynh mặc dù không làm cơ quan nhà nước nhưng nhu cầu muốn được cho con
học tập,vui chơi tham gia các hoạt động giáo dục khác của nhà trường cũng
đăng ký cho con học tập ở trường cả ngày.Đây chính là nguyên nhân các bếp ăn
tập thể tự phát theo nhu cầu của phụ huynh được tổ chức tại các trường Tiểu học
hiện nay,với mục đích nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm đi làm, không
mất nhiều thời gian chăm sóc con,lại được gửi ở môi trường giáo dục mà các
con đang theo học hằng ngày. Có thể nói, tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học
dù dưới hình thức nào đi nữa đều chung một mục đích chính đáng là giúp phụ
huynh giải quyết vấn đề đưa đón, ăn trưa và nghỉ ngơi của các con để cha mẹ
yên tâm công tác. Đây cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình trong thực tế hiện
nay. Việc đăng ký bán trú và học hai buổi/ngày cũng góp phần tạo nên sự nề nếp
"giờ nào việc nấy", nâng cao ý thức học tập cho học sinh ngay từ những năm
đầu đến trường. Để tổ chức được công tác bán trú thì ngoài những yếu tố liên

quan làm nên sự thành công thì khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô
cùng quan trọng, đây là mối lo không chỉ của nhà trường tổ chức bán trú, của
cha mẹ học sinh có con đăng ký ăn bán trú mà là mối lo của toàn xã hội trong
giai đoạn hiện nay. Các con là thế hệ tương lai của đất nước, một thể hệ bị còi
cọc về cơ thể, suy dinh dưỡng, bị nhiễm độc vì thực phẩm,ảnh hưởng đến phát
triển trí tuệ là cái lỗi của người lớn,của những người có trách nhiệm. Như vậy
việc quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán
trú ở trường học Tiểu học hiện nay rất quan trọng, không thể thờ ơ một giây một
phút.
1.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn
tập thể ở trường Tiểu học.
1.5.1. Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức
khỏe con người.
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây
bệnh nếu nguồn đó không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không có thực
phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về
lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi
con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các
thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các
triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy
dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát
bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng
tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh
dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không
an toàn gây nên. nên. Chính vì vậy thực phẩm sạch, an toàn là vô cùng quan
trọng đối với sức khỏe của con người nói chung. đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học các
em đang phát triển cả về trí tuệ lẫn thể lực.
1.5.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội
7



Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là
một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã
hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản
xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không
được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho
phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều
hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính thậm chí đến tử vong. Thiệt hại
chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh,
phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do
phải nghỉ làm. Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ
sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông
tin quảng cáo và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra
còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại,
giải quyết hậu quả …
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ
thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội,
bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh
bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc hại; không bị ảnh
hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài.
1.6. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm; thực phẩm không sạch.
1.6.1. Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực
-Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh, bị nhiễm các các chất
cấm trong chăn nuôi hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu
không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian
cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn.
Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng không đúng.
1.6.2. Do quá trình chế biến
- Quá trình giết mổ,chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau,
quả không theo đúng quy định.
- Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
- Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
- Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa
tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.
- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng,
nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.
8


- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
1.6.3. Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để
chứa đựng thực phẩm.
- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không
được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật
khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi
khuẩn vẫn phát triển.
1.7. Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập

vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại.Việc sử dụng các chất phụ gia trong
sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng
trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt
quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt
thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và
không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng
ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định
gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.
Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi
khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh
do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn
là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên
ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có
bệnh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các
chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn
cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh
đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây
các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của
Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây
bệnh đường ruột đứng thứ 2.Nguyên nhân do:
- Sự bùng nổ dân số: cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn
uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó
có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng
nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên
nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
9



- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi
trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực
phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước
thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho
nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực
phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không
cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho
công tác quản lý, kiểm soát.
2. Thực trạng về quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh
Hóa”.
2.1. Sơ lược vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và tình hình
giáo dục của phường Điện Biên
Phường Điện Biên là một trong những phường nằm ở trung tâm thành phố
Thanh Hóa có diện tích 70,2ha, có 271 cơ quan đơn vị, doanh nghiệp từ trung
ương đến địa phương đóng trên địa bàn phường. Đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân không ngừng được phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững. Hệ thống chính trị vững chắc, nhân dân có trình độ dân trí
cao, kinh tế phát triển và có hạ tầng cơ sở tốt, lãnh đạo địa phương quan tâm,
ủng hộ và chỉ đạo sát sao công tác giáo dục. Các đơn vị giáo dục từ Mầm
Non,Tiểu học đến THCS luôn khẳng định được vị trí đứng ở tốp đầu của thành
phố và trên toàn tỉnh. Trường Tiểu học Điện Biên 2 đạt chuẩn Quốc gia mức độ
2, ba trường còn lại đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Phường rất vinh dự năm
2014 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, là phường đầu
tiên được Chủ tịch UBND thành phố công nhận danh hiệu phường đạt “chuẩn

văn minh đô thị”.
2.2. Thực trạng tình hình về công tác giáo dục và quản lý giáo dục Trường
Tiểu học Điện Biên 2 những năm gần đây.
Trường TH Điện Biên 2 thuộc phường Điện Biên thành phố Thanh Hóa,
trường có truyền thống dạy tốt - học tốt, có bề dày thành tích và đã khẳng định
được thương hiệu về chất lượng. Năm học 2016 – 2017 có 1290 học sinh,cơ sở
vật chất tương đối đầy đủ, đảm bảo phục vụ cho công tác dạy học và hoạt động
giáo dục. Trường đã được đón huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch
nước năm 2008, là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, liên tục đạt trường tiên tiến
cấp tỉnh và được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý khác. Đội ngũ
giáo viên của nhà trường liên tục, bền bỉ phấn đấu xây dựng và phát triển để
khẳng định vững chắc, uy tín về chất lượng ngày càng cao trong ngành Giáo dục
tỉnh nhà. Nhiều học sinh của nhà trường trong nhiều năm qua được vinh danh
trong các kỳ thi cấp Quốc gia như: nhiều năm liên tục trường có nhiều học sinh
10


đạt huy chương vàng Toán Tuổi Thơ cấp Quốc gia, là đơn vị dẫn đầu mười năm
liên tục tham gia kỳ thi và 15 năm giải Toán qua thư của chương trình. Nhà
trường luôn dẫn đầu hoặc đứng ở tốp đầu về chất lượng giao lưu các môn văn
hóa cấp Tiểu học.
- Về học sinh: Trường có 31 lớp với 1290 học sinh. ( khối 1: 06 lớp với 237 học
sinh; khối 2: 06 lớp với 283 học sinh; khối 3: 06 lớp với 231 học sinh; khối 4: 07
lớp với 292 học sinh; khối 5: 06 lớp 247 học sinh). Hằng năm nhà trường thu hút
được nhiều con, em của phường khác đến xin được học tại nhà trường.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường những năm gần đây
Hạnh kiểm
Xếp loại giáo dục
Tổng số
Năm học

Thực hiện
Thực hiện
học sinh
Giỏi
Khá
TB
đầy đủ
chưa đầy đủ
2012 - 2013
1131
100%
0
98,3% 1,4% 0,3%
2013 - 2014
1235
100%
0
96,3% 3,5% 0,2%
Chất lượng Giáo dục đánh giá theo TT30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm học
Kiến thức kĩ năng
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn
Chưa hoàn Đạt
Chưa đạt Đạt
Chưa
thành
thành
(%)

(%)
(%)
đạt
(%)
(%)
(%)
2014- 2015
100%
0
100%
0
100%
0
2015 - 2016
100%
0
100%
0
100%
0
2016 - 2017
Chất lượng mũi nhọn
Năm học
Quốc gia ( Giải)
Tỉnh ( Giải)
Thành phố ( Giải)
vàng Bạc Đồng K 1
2
3
KK 1

2
3
KK
K
2009-2010
2
1
1 3
7
3
3
15 47 53 23
2010-2011
3
5
3 6
6
5
6
26 83 47 19
2011-2012 1
7
6
9
9
11
14
35 53 87 27
2012-2013 5
1

2
6
23 22
5
12 38 44 40
2013-2014 2
1
1 4
5
5
2
23 34 26 27
2014- 2015
1
1
3
2
8
15
2015- 2016 10
2
4
12 4
1
4
27 18 24 21
2016-2017 0
1
4
1

1
2
3
Vào ngày 2/6/2017 hai em học sinh của nhà trường tiếp tục được chọn đi
tham gia giao lưu Toán tuổi thơ toàn quốc năm học 2016 – 2017 tại Trà Vinh.
- Về cán bộ, giáo viên:
GV đạt GV trên Thạc sĩ GV dạy giỏi (SL)
Số cán bộ
Năm học
chuẩn
chuẩn
QLGD
GV,CNV
TP Tỉnh Q. gia
%)
(%)
2012 - 2013
52
100
96,1
1,9
42
21
3
11


2013- 2014
51
100

96,0
1,9
45
21
3
2014- 2015
50
100
96,0
2,0
45
21
4
2015 - 2016
49
100
95,9
2,0
49
21
4
2016 - 2017
50
100%
95,9
2,0
49
22
4
2.3. Thực trạng về quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa”
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học bán trú nói chung và
của trường Tiểu học Điện Biên 2 nói riêng luôn là mối quan tâm không chỉ của
các bậc phụ huynh, ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo mà còn của toàn
xã hội, của các ngành chức năng có trách nhiệm.Nhận thức được tầm quan trọng
của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, nhà trường rất chú
trọng các khâu chọn lựa nguồn thực phẩm, chế biến món ăn và chế độ dinh
dưỡng theo thực đơn… nhằm đảm bảo cho học sinh có một sức khỏe tốt, phát
triển đầy đủ cả về trí lực và thể lực.Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu
chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh
thần của trẻ.Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, cơ thể
đang phát triển cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng cơ thể, làm cho cơ thể
được khỏe mạnh đáp ứng được việc học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động
giáo dục phù hợp với lứa tuổi của các em.
Trường Điện Biên được thành lập từ năm 1968 với ngôi trường có nhiều cấp
học.Tuy nhiên đến năm 1998 mới chính thức tách trường và được mang tên
Trường Tiểu học Điện Biên 2,từ khi tách trường công tác bán trú và học hai
buổi/ngày mới được hình thành. Bước đầu thành lập bếp ăn bán trú số lượng học
sinh tham gia đăng ký ăn bán trú còn ít ( khoảng 02 lớp). Về sau số lượng học
sinh tham gia ăn bán trú ngày càng đông, dần dần cho đến thời điểm bếp ăn bán
trú trong nhà trường là một nhu cầu cấn thiết không thể thiếu đối với cha mẹ học
sinh khi gửi con học tại trường Tiểu học Điện Biên 2. Tổng số học sinh toàn
trường là 1290 học sinh thì có đến 1165 học sinh đăng ký tham gia ăn bán trú tại
trường. Đây là sự khẳng định thành công qua hơn 20 năm của nhà trường tổ
chức bếp ăn bán trú và là trường tổ chức đầu tiên ( đối với trường công lập) trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa. Về cơ sở vật chất được đầu tư năm sau đầy đủ
hơn năm trước, tiến tới nhà trường tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ
bếp ăn bán trú không những đầy đủ mà còn hiện đại,đảm bảo sự an toàn cho
nhân viên phục vụ. Hằng năm nhân viên phục vụ bán trú, người phụ trách bán
trú được khám sức khỏe định kỳ, được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn

thực phẩm, có bằng nghiệp vụ về nấu ăn… Tuy nhiên để thực hiện tốt bếp ăn
bán trú của nhà trường, nhà trường có đầy đủ hồ sơ pháp lý của nhà nước, sự
quản lý chặt chẽ của các ban ngành trong tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của ngành giáo
dục cũng như địa phương. Ban giám hiệu nhà trường trước khi ký hợp đồng với
bên cung cấp đã đi tham quan mô hình chăn nuôi, trồng trọt, các quán triệt cũng
như tâm sự để đánh thức lương tâm của bên đối tác cung cấp thực phẩm…
Nhưng những người trực tiếp tổ chức bếp ăn bán trú như chúng tôi vẫn luôn
12


canh cánh trong lòng một nỗi lo. Cứ hết một ngày không có học sinh nào bị ngộ
độc thực phẩm chúng tôi mới chắc chắn rằng thực phẩm ngày hôm đó được an
toàn. Hằng ngày xem ti vi, trên các phương tiện thông tin đại chúng đâu đó bếp
ăn tập thể này, bếp ăn tập thể kia hàng nghìn người phải nhập viện cấp cứu, đâu
đó có năm người trong một gia đình sau bữa cơm chiều thì cả năm người phải
vào bệnh viện cấp cứu. Rồi trên báo mạng vẫn đăng có cơ sở trồng rau mới phun
thuốc hôm nay ngày mai đã đem đi bán, lò mổ này thì bơm nước bẩn vào cơ thể
lợn, tiêm thuốc ngủ vào lợn trước khi giết thịt, tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt
lơn… hàng trăm mối lo xung quanh việc an toàn thực phẩm cho bữa ăn của học
sinh cứ ám ảnh những người quản lý giáo dục hiện nay mà đặc biệt đối tượng
của chúng tôi chính là thế hệ tương lai của đất nước.Nhiều thách thức là thế
nhưng qua nhiều năm quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức công tác bán
trú ở hai trường Tiểu học Hàm Rồng và Tiểu học Điện Biên 2 đến nay chưa để
xảy ra vụ tình trạng học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ăn uống tại trường.Với
trách nhiệm tôi cũng xin mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp về đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú của nhà trường.
3. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh
Hóa
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện

Ngay từ đầu năm học căn cứ vào công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học
2016 – 2017,căn cứ vào nhu cầu của phụ huynh và số lượng học sinh tự nguyện
tham gia đăng ký ăn bán trú tại trường,căn cứ vào kế hoạch năm học đã được
phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa phê duyệt. Chi ủy, ban giám hiệu nhà
trường họp thống nhất thực hiện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong
ban lãnh đạo. Giao cho người phụ trách công tác bán trú xây dựng kế hoạch tổ
chức cho năm học 2016 – 2017. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo
công tác bán trú của trường Tiểu học Điện Biên 2, phân công nhiệm vụ cho từng
nhân viên trong tổ phục vụ bán trú phù hợp với năng lực của từng người. Mỗi
nhân viên chịu trách nhiệm một lớp từ khâu phục vụ cho đến chăm sóc học sinh,
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện nhiệm vụ. Nhà trường căn cứ
thông tư hướng dẫn của Bộ, của tỉnh, của thành phố làm căn cứ thực hiện đúng
dường lối chủ trương về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể
trường Tiểu học (TT số 47/2014/TT – BYT ngày 11/12/2014 của Bộ y tế về việc
hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
có quy mô 200 xuất ăn trở lên; Chỉ thị số 25/CT – UBND năm 2016 và tăng
cường trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa;). Rà soát cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học để có kế hoạch bổ
sung hoặc mua mới cho năm học mới để đảm bảo các điều kiện tổ chức bếp ăn
bán trú trong nhà trường. Ký hợp đồng cộng tác viên với nhân viên phục vụ bếp
ăn bán trú để đảm bảo về mặt pháp lý sử dụng lao động.Khám sức khỏ định kỳ
cho người lao động theo quy định.
13


3.2. Nâng cao nhận thức, truyên truyền sâu rộng cho đội ngũ, phụ huynh và
nhân dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngay đầu mỗi năm học ban Giám hiệu nhà trường tập trung triển khai các
biện pháp về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú của nhà
trường tới cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và nhân dân qua các cuộc họp

hội đồng sư phạm, cuộc họp phụ huynh và tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân.
Lồng ghép kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giúp
cho đội ngũ nâng cao nhận thức hơn nữa về an toàn thực phẩm.Thường xuyên
bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm có trong
sách vở, dẫn chứng các vụ việc để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các
bếp ăn tập thể mà báo chí đã nêu, nguyên nhân vì sao bị mất an toàn thực phẩm.
Từ đó đội ngũ có kiến thức để phòng tránh, giám sát phát hiện và từ chối thực
phẩm có dấu hiệu không an toàn, báo cáo cấp trên để xử lý(nếu có). Ban Giám
hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra bếp ăn theo kế hoạch kiểm tra nội bộ,
kiểm tra đột xuất, để đảm bảo nhân viên thực hiện nghiêm túc nguyên tắc vàng
khi chế biến thực phẩm. Nơi chế biến; nguồn nước, cách xử lý chất thải, cống
rãnh được khơi thông thường xuyên, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh,
việc mặc trang phục theo quy đinh ( tạp dề, mũ, quần áo, dép, găng tay chia thức
ăn chín)... Nhà trường đã phối hợp với Trung tâm Y tế phường tổ chức tổ chức
cân, đo, khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ cho học sinh. Hằng năm Chi cục
ATVSTP tỉnh đều phối hợp với ngành GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra tại
các trường học có bếp ăn bán trú và tổ chức tập huấn kiến thức VSATTP, khám
sức khỏe định kỳ cho đội ngũ nhân viên dinh dưỡng, nhân viên phục vụ trực tiếp
trong nhà trường.
Công tác tuyên truyền đúng được coi là một trong những biện pháp quan
trọng hàng đầu để nâng cao nhận thức trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.Năm học 2016 – 2017 Sở công thương đã hai lần tổ chức hội nghị
giới thiệu sản phẩm an toàn mời các Hiệu trưởng nhà trường có bếp ăn tập thể,
bếp ăn tập thể lớn của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhà hàng khách
sạn đến tham dự. Tại hội nghị nhà trường có quyền lựa chọn nơi cung ứng thực
phẩm mà nhà trường tin tưởng nhất, tham quan tận nơi các mô hình chăn nuôi
trồng trọt, nghe các bên cung cấp thuyết trình các quy trình cho ra đời các sản
phẩm an toàn.Qua hội nghị chúng tôi cũng thấm nhuần hơn nữa nguyên nhân
chính gây mất an toàn thực phẩm một nội dung rất nóng trong thực tế hiện nay.
Gần đây nhất Sáng 14/4/2017, tại Trung tâm Phát triển nông thôn thuộc địa bàn

xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội nghị
triển khai năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm và kết nối sản
xuất, chế biến, tiêu thụ, hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn năm
2017”, do Đồng chí Nguyễn Đức Quyền,Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,Phó
Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
3.3. Quản lý nguồn thực phẩm nhập hằng ngày
14


Sau khi nhà trường đi tham quan mô hình sản xuất nông sản thực phẩm theo
chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và thống nhất lựa chọn nhà cung cấp thì bước
tiếp theo là ký hợp đồng thực hiện để đảm bảo về mặt pháp lý ràng buộc hai bên
có trách nhiệm.Sản phẩm nhập vào phải đúng như điều kiện trong hợp đồng kể
cả số lượng và chất lượng. Nhận thực phẩm theo cảm quan mắt thấy, tay sờ, tai
nghe và có 3 bên cùng nhận( đại diện Ban giám hiệu; bên cung cấp thực phẩm;
bếp trưởng hoặc người do bếp trưởng phân công) cùng ký vào khi nhận thực
phẩm. Kiểm tra trên cảm quan kiểm thực bước 1, nếu có dấu hiệu bất thường
báo cho bên cung cấp hoặc không nhận số thực phẩm. Chỉ được nhận thực phẩm
theo thực đơn đã được Hiệu trưởng ký duyệt hằng ngày. Không nhận thừa,
không lưu trữ tủ lạnh để dành cho ngày tiếp theo. Trong quá trình chế biến thực
phẩm ngoài việc giám sát của giám hiệu trực thì có camera giám sát toàn bộ khu
vực bếp ăn và khu chế biến, khu ra vào. Nghiêm cấm không cho người lạ khi
không có nhiệm vụ vào khu nhà bếp và phòng ăn. Đầu ti vi được đặt tại phòng
Hiệu trưởng. Trong suốt quá trình từ lúc nhận thực phẩm đến thời điểm trước
khi ăn phải thực hiện nghiêm túc về kiểm thực 3 bước:
Bước 1: Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào
Thực phẩm nhập vào để chế biến cần được kiểm tra, ghi lại các thông tin để
thuận lợi cho việc quản lý và đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Các
thông tin cần kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Ngày giờ nhập nguyên liệu thực phẩm.

- Tên nguyên liệu thực phẩm.
- Số lượng nhập.
- Nguồn gốc của thực phẩm (giấy tờ tài liệu đi kèm).
- Đối với thực phẩm tươi sống: thịt có số, giấy kiểm dịch kèm theo, vật liệu bao
bì chứa đựng
- Đối với thực phẩm chế biến đóng gói: tên hiệu, loại bao bì (kín/hở), hạn sử
dụng.
- Tình trạng cảm quan của nguyên liệu thực phẩm khi nhập.
- Điều kiện bảo quản.
- Các xét nghiệm kèm theo (nếu có).
Bước 2: Kiểm tra thực đơn sơ chế biến
Khi nấu, chế biến thực phẩm cần kiểm tra, giám sát các thông tin:
- Ca ăn, ngày giờ chế biến.
- Tên nguyên liệu thực phẩm.
- Khối lượng đưa vào chế biến.
- Thời gian sơ chế xong.
- Thời gian nấu xong
- Thời gian phân phối xong thức ăn.
- Thời gian bắt đầu ăn.
- Tình trạng cảm quan trước khi đưa vào chế biến.
- Điều kiện bảo quản trước khi đưa vào chế biến.
15


- Vật dụng, bao bì chứa đựng để ăn.
Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn
Trước khi ăn cần kiểm tra, giám sát các thông tin:
- Ca ăn/Ngày giờ ăn.
- Tên các món ăn/Thực đơn.
- Số lượng/thực đơn.

- Nguồn gốc: món ăn cần được ghi rõ từ nguồn nào.
- Điều kiện chế biến món ăn.
- Điều kiện bảo quản món ăn: che đậy, nhiệt độ bảo quản.
- Thời gian sử dụng: là thời gian được tính từ lúc chế biến xong hoặc từ khi mua
về cho đến khi ăn.
- Tình trạng cảm quan của món ăn.
- Xét nghiệm kiểm nghiệm chất lượng, ATTP kèm theo (nếu có).
- Lưu mẫu: lưu mẫu thức ăn đầy đủ theo thực đơn đã duyệt trong ngày; đảm bảo
lưu 24 giờ.
3.4. Công tác vệ sinh đối với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp
ăn tập thể.
3.4.1. Đảm bảo vệ sinh nơi chế biến thực phẩm
Đây là khâu rất quan trọng, đầu tiên phải nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm cho nhân viên trực tiếp phục để đảm bảo vệ sinh trong và sau khi chế
biến thực phẩm.Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ
có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng
và thoáng khí, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Bếp ăn
thực hiện nghiêm túc theo quy trình một chiều đúng theo quy định của cục vệ
sinh an toàn thực phẩm. Đồ dùng được lau chùi, sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp
không để đọng nước vào cuối mỗi ngày. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ
đầu tóc phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được
dùng tay bốc thức ăn khi đã chế biến mà phải dùng găng tay. Không tuyển nhân
viên hợp đồng bị các bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm….Thùng chứa rác thải,
nước gạo phải để phía ngoài và xa khu chế biến, rác thải được công ty môi
trường xử lý hằng ngày.Nhân viên phải mặc trang phục khi nấu ăn, mang tạp dề,
đội mũ khi chế biến, không mang trang sức trên tay, mang khẩu trang, găng tay
khi phân chia thức ăn cho trẻ và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Hằng ngày
vào mỗi buổi sáng, tổ trưởng tổ bán trú phân công cụ thể cho nhân viên phục vụ
thay phiên nhau đến sớm làm công tác mở cửa khu nấu ăn cho không khí lưu
thông, kiểm tra an toàn trước khi sử dụng bếp ga và điện sáng.Lau dọn sàn nhà,

kệ bếp trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân
viên cấp dưỡng báo ngay với ban Giám hiệu nhà trường biết và có kế hoạch xử
lý. Ngoài công tác vệ sinh hằng ngày,hằng tuần phải tổng vệ sinh xung quanh
nhà bếp, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống, nhà ăn của học
sinh , khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia cơm cho học sinh. Khu chế biến thực
phẩm phải được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi rác khu chăn nuôi
16


không để mùi hôi thối xảy ra. Tất cả các vật dụng sử dụng trong ngày cuối ngày
phải được rửa sạch, tráng nước sôi trước khi cất.
Nhà trường đã niêm yết 10 nguyên tắc vàng về Vệ sinh An toàn Thực phẩm
(WHO) trong khu chế biến thực phẩm để tất cả mọi người luôn nhớ:
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ
bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá,
rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ
trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.
3. Ăn ngay sau khi nấu. hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để
lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng
đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho
trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải
được đun kĩ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã
được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống
hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm
chín và sống).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc

khác. Nếu bạn bị nhiếm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi
chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ
bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa
cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm
trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng
che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không
mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để
uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
Những việc làm thể hiện sự an toàn nhà trường đã tuyên truyền đến phụ
huynh, phụ huynh được cùng giám sát, sát cánh cùng nhà trường, có sự kiểm tra
của cấp trên để phụ huynh yên tâm khi gửi con ăn ngủ tại trường cả ngày.
3.4.2. Đảm bảo vệ sinh nguồn nước
Nước được dùng sử dụng là nguồn nước máy do công ty cấp nước Thanh
Hóa cung cấp có ký hợp đồng được xem là nước an toàn. Trong quá trình sử
dụng nếu có dấu hiệu khác thường bếp trưởng sẽ có trách nhiệm báo ngay cho
Ban giám hiệu nhà trường để xử lý.
Nước uống của học sinh toàn trường, nhà trường dùng nước để nấu chín cho
học sinh dùng, nhà trường không mua nước khoáng bình.
17


3.4.3. Xử lý chất thải
Nước thải, rác thải, khí thải...nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác
thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại bao nilông, giấy lộn, đồ sinh
hoạt thừa, vỏ hộp sữa… nếu không có biện pháp xử lý tốt đây là nguyên nhân
chính sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển
của các loại côn trùng, các loại ký sinh nguyên nhân chính gây các mầm bệnh.

Nhận thức rõ được mối nguy hại này nhà trường chỉ đạo bếp trưởng là rác phải
cho vào thùng hoặc túi ni lông buộc chặt cho vào xe của công ty môi trường,
không để trong khu chế biến, đến chiều công ty môi trường đến gắp rác theo hợp
đông đã thỏa thuận. Chính vì điều đó cảnh quan môi trường của nhà trường luôn
sạch sẽ và là môi trường không có rác.Đây cũng là tiêu chí nhà trường xây dựng
theo kế hoạch từ đầu năm học “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” và liên tục được công nhận đơn vị văn hóa cấp tỉnh. Đối với học sinh của
trường Tiểu học Điện Biên 2 các em ý thức rất cao trong việc bỏ rác đúng nơi
quy định.
3.4.3. Nâng cao ý thức đảm bảo vệ sinh cá nhân, lớp học
Muốn cho lớp học luôn sạch sẽ ngăn nắp thì giáo viên là người luôn nâng
cao trách nhiệm giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh chung. Từng hành động nhỏ
của giáo viên là hình mẫu lý tưởng để học sinh bắt chước. Phân công tổ làm vệ
sinh, luôn để lớp thoáng mát, ngăn nắp không tạo cơ hội để muỗi phát triển. Tạo
thói quen cho học sinh rửa tay xà phòng trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh. Giáo
viên rửa sạch tay trước khi cùng nhân viên bán trú chia cơm và thức ăn cho học
sinh. Luôn đeo khẩu trang và găng tay chia thực phẩm để đảm bảo thức ăn của
học sinh không nhiễm khuẩn.Tóc cắt gọn gàng, cắt móng tay móng chân không
để quá dài và cắt bằng bấm móng tay, không đưa tay lên miệng để cắn móng tay.
3.5. Nâng cao chất lượng bữa ăn và,đảm bảo thực đơn dinh dưỡng trong tuần
nhằm cho trẻ phát triển một cách toàn diện
Đối với nhà trường: Chỉ đạo lên thực đơn trong tuần cho học sinh (cuối tuần
này duyệt thực đơn của tuần sau). Thực đơn phải đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp
với lứa tuổi Tiểu học,đảm bảo khẩu phần ăn của học sinh phù hợp với tài chính
mà phụ huynh đóng góp, không ăn những thức ăn không phù hợp ảnh hưởng đến
sức khỏe của các em như: ớt, thịt thái quá to, nấu dai, tiêu bắc, mẻ… Cân đối để
tăng lượng dinh dưỡng trong tuần bằng cách:
Tăng chất béo bằng cách cho dầu hoặc mỡ vào canh
Giảm lượng bột đường bằng cách chế gạo rẻo vào cơm
Tăng can xi trong bữa ăn: chọn đậu phụ, cá, đỗ, sữa đậu nành, trứng, tôm,

cua.. trong khẩu phần ăn của học sinh
Tăng lượng Vitamin: Bổ sung nhiều rau xanh cho học sinh để tăng các loại
vitamin và chất xơ.
Từ những thực phẩm lấy từ nhà cung cấp, nhà trường tính toán đảm bảo dinh
dưỡng cho học sinh, nhà bếp chế biến ra các món ăn được thay đổi theo tuần,
thay đổi bữa cho học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng theo yêu
18


cầu. Chế biến các món ăn khác nhau để các em thấy hấp dẫn, thích thú mỗi khi
đến bữa ăn, em nào ăn chậm hoặc ngại ăn giáo viên phải bón cho các em ăn hết
xuất ăn theo khẩu phần, tránh để học sinh lười ăn bị đói vào buổi chiều.
Phân công lịch trực của ban giám hiệu trong tuần vào các ngày cố định, giáo
viên chủ nhiệm lớp trực trưa lớp được phân công chủ nhiệm. Học sinh không
ngủ trưa giáo viên phải có biện pháp giúp các em thành thói quen phải ngủ trưa
mới đảm bảo sức khỏe học tiếp buổi chiều.
3.6. Trách nhiệm của các cấp quản lý, của xã hội đối với việc đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm hiện nay.
Qua nhiều hội nghị hội thảo về nguồn cung nông sản thực phẩm đảm bảo an
toàn, với trách nhiệm và cương vị người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể, bản
thân cũng có nhiều ý kiến về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không thể
là thử nghiệm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Làm thế nào để những
bếp ăn tập thể đông người được sử dụng nguồn thực phẩm sạch,an toàn. Đây
thật sự là một bài toán tương đối khó đặt ra cho các cấp quản lý về về đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay. Những năm gần đây, tình
hình mất an toàn thực phẩm ở nước ta ngày càng phức tạp. Quốc hội, nhà nước
và chính phủ đã ban hành khá đầy đủ các văn bản pháp luật để điều chỉnh lĩnh
vực này.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó thấy rõ nhất là một bộ phận
người sản xuất, buôn bán thực phẩm đã đặt lợi nhuận lên cao hơn nhân cách bản
thân và tính mạng đồng loại mà bất chấp mọi thủ đoạn từ tinh vi tới hèn hạ buôn

bán thực phẩm giả,hàng nhái, thực phẩm chế biến từ nguyên liệu thiu thối hoặc
sử dụng các chất cấm vào chế biến thực phẩm, gây tổn hại sức khỏe cộng đồng,
gây nhiều vụ ngộ độc thương tâm. Chúng ta hy vọng với tinh thần chỉ đạo của
Thủ tưởng Chính phủ sẽ được các cấp các ngành, các đoàn thể khẩn trương thực
hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả; toàn thể nhân dân ủng hộ và tham gia với
tinh thần vì sức khỏe cộng đồng. Toàn dân “ nói không với thực phẩm bẩn” thì
chắc chắn khi đó thực phẩm bẩn không có chỗ đứng trên thị trường.
3.7. Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ trong nhà trường, đặc biệt nâng cao
nhận thức phòng chống tai nạn lao động cho nhân viên và người lao động.
Trường Tiểu học Điện Biên 2 với gần 1300 học sinh và gần 100 cán bộ, giáo
viên, nhân viên phục vụ trong nhà trường. Ở trường Tiểu học các em còn rất
nhỏ, chưa ý thức được nguy hiểm của việc xảy ra cháy nổ.Cho nên trách nhiệm
của thầy cô giáo, phụ huynh học sinh vừa có biện pháp ngăn ngừa vừa lồng vào
bài giảng trên lớp để giáo dục các em hiểu và có ý thức tự phòng tránh. Xác định
mức độ nguy hiểm và tầm quan trọng của việc phòng cháy, chữa cháy nhà
trường đã phối hợp với công an phòng cháy hoàn thành các thủ tục phòng cháy
tối thiểu:
Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi
công các hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng. Trong quá trình
sự dụng phải tuân thủ đúng thiết kế như lưu lượng xe để trong trường, lưu lượng
học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên.
19


Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu đảm bảo về chất lượng
và số lượng, theo thiết kế của hồ sơ, đặt các phương tiện chữa cháy tối thiểu ở
nơi dễ thấy, dễ lấy, trên lối lên xuống cầu thang.
Nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học
sinh khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức
rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoặc sau mỗi lần thay đổi phải

được bổ xung ngay vào phương án cho phù hợp.
Nhà trường có các dãy nhà 3 tầng nên bố trí học sinh lớp lớn ở tầng trên, học
sinh lớp nhỏ ở tầng dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thoát nạn khi có
sự cố về cháy. Có bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm.
Không được để các em nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt
trong trường. Không để các em xuống khu chế biến nghịch các vật dụng dùng để
đun nấu.Yêu cầu có thói quen tắt điện, tắt quạt trước khi ra về. Nhà trường trang
bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy để ở các khu vực lên xuống cầu thang
theo sơ đồ trong hồ sơ.
Tại bếp ăn,khu chế biến thức ăn của nhà trường đều gắn các nội quy phòng
cháy chữa cháy. Đặc biệt nhân viên bảo vệ, cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà
trường đều biết sử dụng bình bột chữa cháy.
4. Hiệu quả của việc việc quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa.
Đến giờ phút này có thể nói bếp ăn tập thể của trường Tiểu học Điện Biên 2
là bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vì trong nhiều năm qua không
để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào. Bản thân biết rằng đây là nhiệm vụ rất khó,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhưng tôi vẫn mạnh dạn chia sẻ 7 biện pháp
mà nhà trường đã và đang làm đem lại hiệu quả về đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trong bếp ăn bán trú của nhà trường. Các biện pháp khác thì thực
hiện theo đúng kế hoạch đã được xây dựng từ đầu năm, về mặt chủ quan nhà
trường khẳng định sẽ làm tốt. Riêng khâu lựa chọn thực phẩm an toàn vẫn là bài
toán không thể nói và khẳng định ngay. Nhưng bản thân tôi vẫn thấy yên tâm
rằng khâu chọn thực phẩm an toàn mà nhà trường chọn để ký hợp đồng cung
cấp là những đơn vị được mời tham dự hội thảo do Sở công thương giới thiệu và
tỉnh Thanh Hóa chủ trì, hồ sơ ký kết hợp đồng đầy đủ được ràng buộc trách
nhiệm về pháp luật nhà nước.Cho nên biện pháp quản lý nguồn thực phẩm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sáng kiến kinh nghiệm cũng mang tinh khả
thi. Báo cáo thực hiện công tác bán trú của nhà trường trước các cuộc họp phụ
huynh qua từng năm được phụ huynh rất đồng tình ủng hộ. Khi được hỏi học

sinh luôn trả lời “cơm ở nhà trường nấu ngon hơn cơm mẹ nấu” chỉ một câu nói
của học sinh đơn giản thế thôi nhưng càng khẳng định sự thành công của bếp ăn
tập thể trường Tiểu học Điện Biên 2. Qua mỗi năm các em đều tăng cân theo lớp
học, không có học sinh thấp còi suy dinh dưỡng.Việc đăng ký ăn bán trú ở nhà
trường học sinh còn được rèn rất nhiều các kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập
thể chỉ cần qua hai tháng đầu của lớp một phụ huynh đã nhìn rõ được điều
20


này.Việc học hai buổi/ngày, trong đó có công tác bán trú liên quan đến việc đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không phải chỉ riêng của nhà trường mà là sự
nghiệp của toàn dân, của xã hội và của những nhà quản lý có trách nhiệm liên
quan.
Qua điều tra tôi thu được kết quả sau:
4.1. Đa số thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường có ý kiến đồng thuận
về tính cần thiết và cấp bách của 7 biện pháp mà SKKN đưa ra. Các biện pháp
này có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn nhà trường,phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất hiện có để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn bán trú của nhà trường.
4.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể của nhà trường
không phải là mới, không phải vấn đề này bản thân bây giờ mới bắt đầu viết mà
đã nhiều người viết. Tuy nhiên vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề
nóng, có lúc không thể kiểm soát. Công văn chỉ đạo trực tiếp từ chính phủ, rồi
đến Tỉnh mà đâu đó các cơ sở chế biến vẫn gian dối, lấy những thực phẩm đã ôi,
thối để chế biến sang một sản phẩm khác bỏ bao nhiêu chất tẩm nguy hiểm độc
hại để người dân không còn phát hiện ra. Khó khăn thử thách là thế nhưng bản
thân vẫn thấy thành công vì bếp ăn của nhà trường vẫn rất đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm từ nhiều năm nay.
4.3. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng họ đóng góp rất
lớn trong công tác chăm sóc học sinh hằng ngày. Những trường Tiểu học nào mà

tổ chức công tác bán trú cho học sinh thì giáo viên trường đó vất vả hơn giáo
viên mầm non rất nhiều. Không những chăm sóc, quản lý học sinh giáo viên chủ
nhiệm còn phải dạy học chuẩn kỹ năng lớp học theo chương trình của Bộ.Giáo
viên còn cùng với nhà trường giám sát các bữa ăn hằng ngày đảm bảo chất dinh
dưỡng cũng như khẩu phần ăn của học sinh, giúp phụ huynh yên tâm công tác
không phải đưa đón con mỗi ngày bốn lần.
4.4. Các lực lượng trong và ngoài trường như Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha
mẹ học sinh, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng cùng tham gia, đóng góp tích
cực với tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công
tác chăm sóc học sinh.Phối hợp với nhà trường tổ chức cho các con các cuộc
ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm cho các em được
sinh hoạt vui chơi học tập một cách tự nhiên, không gò ép tạo tâm lý thoải mái
cho các em.
4.5.Trong năm học trước với việc làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhà
trường đã được địa phương xây dựng lại nhà ăn lợp tôn với tổng kinh phí hơn
300.000 triệu đồng để các em có được nhà ăn thoáng mát, khang trang, đóng
được 100% bàn ăn mới. Hy vọng với sự ủng hộ của các lực lượng cho công tác
bán trú của nhà trường thì chắc chắn việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
của nhà trường còn thành công hơn nữa.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
21


1. Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu SKKN tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm không những
của nhà trường mà còn của các cấp quản lý và toàn xã hội hiện nay.Vai trò của
người cán bộ quản lý phía trước còn nhiều thử thách đòi hỏi phải luôn sáng tạo,
cập nhật thông tin liên tục về an toàn thực phẩm đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay.

Mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Tiểu học là giúp
các con được ăn những thực phẩm thật sự sạch và an toàn, lớn lên có một cơ thể
khỏe mạnh,phát triển bình thường, không bị nhiễm độc bởi thực phẩm, trí tuệ
thông minh . Đây là vấn đề mà mỗi người cán bộ quản lý nhà trường thật sự trăn
trở và suy nghĩ .7 biện pháp trên là những kinh nghiệm quý báu được rút ra từ
kinh nghiệm của chính bản thân phần nào đã đem lại hạnh phúc cho phụ huynh,
tạo tâm lý yên tâm khi gửi con cả ngày ở trường.Bản thân luôn học tập đẻ nâng
cao trình độ quản lý. Tiếp tục tuyên truyền và tuyên truyền sâu rộng đến tất cả
các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng giúp họ thấy được tầm quan trọng của
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường cũng như tại gia đình
của phụ huynh.
2. Đề xuất
2.1. Đối với các nhà trường: Luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên về
an toàn thực phẩm, cập nhật thông tin về những thực phẩm không an toàn hiện
nay để phòng tránh. Phát huy tối đa những mặt thành công, những mặt tốt để
phát huy. Rút kinh nghiệm những mặt hạn chế chưa làm được.
2.2. Đối với gia đình học sinh: Luôn sát cánh cùng nhà trường, ủng hộ các chủ
trương định hướng của nhà trường trong công tác chăm sóc học sinh.
Cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường
giáo dục trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng các nhà trường thực hiện tốt
phong trào thi đua: "Xây dựng trường học văn hóa, thân thiện - học sinh tích
cực"; phong trào thi đua “Hai tốt” và các phong trào khác do ngành phát động.
2.3. Đối với địa phương
Nhà trường rất mong được sự quan tâm hơn nữa trong việc đầu tưu cơ sở vật
chất cho công tác bán trú vì hiện nay nhà trường chưa có nhà ăn riêng dành cho
học sinh mà đang phải ăn trên lớp học.
2.4. Đối với ngành
Quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực tại các
nhà trường có bếp ăn bán trú trên địa bàn thành phố vì thực tế đôi lúc Hiệu
trưởng cũng rất lúng túng trong việc ký hợp đồng thực phẩm an toàn để phục vụ

học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình
quản lý, chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú
của nhà trường trong những năm qua. Chắc chắn trong bài viết này không tránh
22


khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong được sự trao đổi, góp ý của bạn đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN này của mình
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Trần Thị Vân

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
23


Họ và tên tác giả: Trần Thị Vân
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng -Trường Tiểu học Điện Biên 2 - TPTH

T

T

1
2
3

Tên đề tài SKKN

Kết
quả
Cấp đánh
đánh
giá xếp loại
giá xếp
(Phòng, Sở,
loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc
C)

Sở GD&ĐT
Sở GD&ĐT
Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế Sở GD&ĐT

Năm học
đánh giá
xếp loại

C
C

C

2006 - 2017
2007 - 2018
2009 - 2010

và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở
4

lớp 4
Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương

Sở GD&ĐT

C

2010 - 2011

5

pháp dạy học ở trường Tiểu học
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao

Sở GD&ĐT

A

2011- 2012

Sở GD&ĐT


B

2014 - 2015

Sở GD&ĐT

B

2015 – 2016

chất lượng giáo dục đạo đức cho học
6

sinh ở trường Tiểu học Hàm Rồng
Một số giải pháp Quản lý công tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Tiểu học thông qua hoạt động giáo

7

dục ngoài giờ lên lớp
Một số biện pháp Quản lý chỉ đạo
công tác Xã hội hóa giáo dục ở
trường Tiểu học Điện Biên 2, thành
phố Thanh Hóa.

24



25


×