Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử địa lý lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.41 KB, 19 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở để quyết định sự phồn vinh của
đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức nhân loại cho
biết bao nhiêu thế hệ, giúp các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học
và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp
của cho học sinh. Chính vì vậy, Đại hội IX của Đảng đã xác định “Con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa
có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh
trí tuệ của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá”. Vậy để giáo dục đạt hiệu quả chúng ta cần biết lựa chọn
phương pháp tổi ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới. Đây là công việc
vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính giáo dục. Trong những năm qua, nhiều
phương pháp và hình thức dạy học mới đã được đưa vào trường tiểu học nhằm
phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tìm tòi của học sinh. Việc dạy học phát huy
tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố
chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, … có khả năng đáp ứng
yêu cầu của dòng tri thức không ngừng phát triển trong xã hội hiện nay. Do vậy
việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc
làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu sử học, nhà giáo tâm
huyết với nghề thật sự quan tâm đến môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông.
Song học sinh hiện nay rất ngại học Lịch sử, nên kết quả môn Lịch sử trong các
kì thi tốt nghiệp THPT hay thi Đại học tất nhiều điểm kém. Điều đó làm tôi rất
trăn trở và suy nghĩ. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này ? Điều
đó phải được bắt đầu từ bậc học Tiểu học.
Trong chương trình Tiểu học hiện nay, môn Lịch sử - Địa lý cùng với các
môn học khác có vai trò góp phần quan trọng, góp phần đào tạo nên con người
phát triển toàn diện. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy, lứa tuổi học
sinh Tiểu học thích chơi hơn thích học, sự nhận thức còn mang tính cụ thể.


Muốn học sinh học tốt môn học này, mỗi người giáo viên không chỉ truyền thụ,
giảng dạy theo các tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên,... mà cần
gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các
trò chơi học tập. Thông qua trò chơi mà các em sẽ lĩnh hội những tri thức một
cách dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong học tập. Cho nên việc “Học mà chơi – chơi mà
học” là điều kiện cần ở lứa tuổi học sinh Tiểu học.
1


Với suy nghĩ và nhìn nhận trên tôi tập trung nghiên cứu hoạt động “Trò
chơi học tập ” ở mỗi tiết học Lịch sử - Địa lý nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, khắc sâu kiến thức, kĩ năng nói và viết một cách linh hoạt, đồng thời tạo sự
hưng phấn cho học sinh trong quá trình học tập. Đó là một phần kinh nghiệm
mà tôi đã đúc kết được trong quá trình dạy học từ khi áp dụng phương pháp dạy
học mới .Vì vậy tôi chọn đề tài SKKN: “Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ
chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí - Lịch sử lớp 4
”. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết tôi xin trình bày những việc đã thực hiện
ở lớp đạt hiệu quả cao.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SKKN
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích:
1.Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
2.Thiết kế các trò chơi cho nhằm ứng dụng các kiến thức, kĩ năng về môn
Lịch sử, Địa lí vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng
ngày, đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương tiện dạy học
và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối học
vẹt, tư duy thụ động, máy móc, dập khuôn,.....góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Lịch sử - Địa lý.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là việc thiết kế và tổ chức các trò
chơi trong dạy học môn Địa lí - Lịch sử cho học sinh lớp 4.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
Khi viết sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về môn Lịch sử - Địa lí
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí tài liệu.

2


PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích hứng thú và nhu
cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân, cùng với các hoạt
động khác như lao động, học tập,... đồng thời nó là hoạt động giải trí, giao lưu
xã hội, đặc biệt là để phát triển tính cộng đồng trách nhiệm, tình thương yêu
đồng loại, qua đó có thể rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hoạt động, phát triển
tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân. Vui chơi hợp lí, khoa
học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em. Vui
chơi trong và ngoài nhà trường góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập
trong các giờ học chính khoá trên lớp.
Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định
và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ. Nếu vui chơi là một
dạng hoạt động giải trí tự nguyện của mọi người, tạo ra sự sảng khoái, thư giãn
về thần kinh, tâm lí, thì trò chơi là sự vui chơi có nội dung, có tổ chức của nhiều
người, có quy định luật lệ mà người tự nguyện tham gia phải tuân thủ theo. Vui
chơi của cá nhân được tổ chức dưới dạng trò chơi thì nó sẽ mang ý nghĩa giáo
dục, rèn luyện đối với người chơi, đặc biệt là đối với thiếu niên nhi đồng và sẽ

có tác dụng hình thành nên những phẩm chất nhân cách cho trẻ.
Từ thực tế giảng dạy trên lớp đến những tiết thao giảng, hội giảng tôi nhận
ra rằng “Trò chơi học tập” là một vấn đề không thể thiếu được để tạo nên không
khí sôi nổi, hào hứng đem lại một tiết học “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Tiếng
cười, tiếng vỗ tay của các em xoá đi sự gò bó, khuôn khổ, xoá đi ranh giới thầy và
trò. Ấn tượng thật đẹp đẽ. “Trò chơi học tập” được sử dụng như một hình thức,
một phương pháp, một biện pháp dạy học cho học sinh.
1. Thế nào là “Trò chơi học tập”.
Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó
có nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác
vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố
vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và
do đó trẻ được học.
Vì là một trò chơi nên trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí cũng mang đầy đủ các
đặc điểm của trò chơi. Nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở
chỗ ít nhiều phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử hay địa lí nào đó. Đối với
các lớp duới, trò chơi còn nặng về vận động, song môn học này chỉ có ở lớp 4, 5
nên càng mang tính trí tuệ hơn. Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò
chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò
chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ.
3


Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí
dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức
tổ chức của trò chơi Sử- Địa rất dễ được học sinh hưởng ứng và tham gia.
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi Sử- Địa nói riêng có
thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.

+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Địa lí ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Vùng đồng bằng.
+ Vùng trung du.
+ Vùng núi.
2. Tác dụng của “Trò chơi học tập ”.
Khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng sức lực,
tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp
thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú.
Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn
kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi
học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn,
các cơ hội học tập đa dạng hơn.
Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một
cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập.
Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò
chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát
triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh
nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các

hoạt động dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ được vận dụng ở các
lớp 1,2,3. Vì lẽ ở lớp 1,2,3 có lượng kiến thức đơn giản, nội dung các hoạt động
4


ngắn gọn hơn nên có nhiều thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp
4,5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để
truyền tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề.
Do đó đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng
các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của học sinh, vcưa thông
qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy
nghĩ của mình.
Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác
dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một
hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực
mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể mọi hoạt động học tập.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.Trình tự thao tác thực hiện “Trò chơi học tập”
Mỗi “ Trò chơi học tập” được trình bày theo ba phần:
- Mục đích của trò chơi
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Cách thực hiện trò chơi
Dựa vào nội dung học tập và các hoạt động dạy học để giáo viên chuẩn bị
hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi
hợp lí và đạt hiệu quả. Khi vận dụng để tổ chức trò chơi “Học mà chơi- chơi mà
học”, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu hoặc điều chỉnh mức độ trò chơi sao cho
phù hợp với nội dung học tập và đối tượng học sinh của từng lớp.
2.Cách tiến hành cụ thể một số trò chơi
2.1 Trò chơi “ Chọn số ”
2.1.1 Mục đích

- Dùng để dạy các tiết ôn tập thực hành hoặc các hoạt động củng cố các
tiết học thuộc môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của HS.
- Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp thời uốn nắn,
bổ sung kiến thức cho các em.
- Rèn sự nhanh nhẹn, nhạy bén khi gặp các tình huống.
2.1.2.Chuẩn bị:
- Kẻ sẳn hình vuông trên bảng hoặc giấy rôki một hình vuông có cạnh 60
cm, chia hình vuông đó thành 9 ô đều nhau. Đánh số từ 1 đến 8, một ô để trống.
VD: Khi ôn về các giai đoạn lịch sử thuộc bài ôn tập (bài 20) có thể chuẩn bị
ô vuông và một số câu hỏi như sau:
- Nhóm 1: gồm 8 câu hỏi ôn về buổi đầu độc lập và các sự kiện lịch sử
tiêu biểu của giai đoạn đó.

5


- Nhóm 2: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt thời Lý với các sự kiện lịch sử
trong giai đoạn đó.
- Nhóm 3: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt thời Trần với các sự kiện lịch
sử ở giai đoạn đó.
- Nhóm 4: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt buổi đầu thời hậu Lê với các
sự kiện lịch sử ở giai đoạn đó.
Ngoài ra còn một số câu hỏi tư duy dành cho học sinh đặt khi cần thiết.
2.1.3 Cách thực hiện trò chơi:
- Giáo viên chỉ định 2 nhóm lên chơi trước (mỗi nhóm có 4 hoặc 5 em).
Từng nhóm sẽ kí hiệu cho nhóm mình(ví dụ: nhóm 1 chọn chữ G, nhóm 2 chọn
chữ T)
- Sau khi ổn định thời gian và bốc thăm chọn số, cho nhóm 1 chọn 1
trong 8 số ở hình vuông vẽ lên bảng (ví dụ chọn số 2 )

- Lúc đó học sinh sẽ đọc câu hỏi của nhóm vào ô vừa chọn. Nếu trả lời
đúng được ghi kí hiệu của nhóm lên ô vừa chọn ở hình vuông. Nếu trả lời sai
không được ghi gì cả và ô đó bỏ trống.
- Tiếp tục cho nhóm còn lại chọn số để trả lời như trên. Ví dụ: “chọn số
3”. Đọc câu số 3 cho nhóm trả lời, thời gian trả lời cho mỗi câu 1phút, không
chậm quá. Nếu trả lời sai không được ghi kí hiệu của nhóm lên ô vừa chọn ở
hình vuông. Cứ lần lượt hai nhóm luân phiên nhau chọn số trả lời cho đến khi
hết 8 câu hỏi. Như vậy mỗi nhóm được chọn 4 lần.
- Nhìn vào hình vuông trên bảng thấy nhóm nào có đủ 4 kí hiệu của
nhóm, và hơn hẳn nhóm kia (tức là nhóm có câu trả lời sai). Coi như nhóm đó
thắng và cả nhóm được tuyên dương ghi điểm tốt.
- Nếu 2 nhóm có kí hiệu bằng nhau (4 đều) lúc đó giáo viên cho học sinh
sử dụng ô trống này, mỗi nhóm sẽ đặt 1 câu hỏi để nhóm đối diện trả lời.
Ví dụ: Khi đặt câu hỏi về giai đoạn nước ta cuối thời Trần, có thể đặt câu
hỏi tư duy: Theo bạn, vào thời nhà Trần việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự
xưng làm vua đúng hay sai? Vì sao?
- Ở dưới lớp học sinh sẽ làm trọng tài chấm điểm bằng hình thức biểu
quyết xem nhóm nào đặt câu hỏi đúng yêu cầu. Trả lời câu hỏi của đối phương
đúng ý thì nhóm đó ghi kí hiệu vào ô trống và nhóm đó thắng cuộc.
- Nếu tỷ số vẫn đều nhau sau câu hỏi số 9 thì 2 nhóm đều được tuyên dương.
Các câu hỏi bị bỏ trống (sau khi các nhóm chọn số mà không trả lời
được) giáo viên cho học sinh dưới lớp bổ sung và hoàn chỉnh.
Cứ sau 2 nhóm chơi giáo viên lại nhận xét rồi gọi 2 nhóm khác, đảm bảo
mỗi tiết ít nhất nửa số học sinh trong lớp được chơi.
2.2 Trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch "
2.2.1 Mục đích
- Dùng để dạy các hoạt động củng cố các tiết học
- Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của HS.
6



- Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp thời uốn nắn,
bổ sung kiến thức cho các em.
2.2.2.Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh sau đó đưa các bức ảnh đã sưu tầm
vào các Slide của giáo án điện tử.
Ví dụ : Dạy bài “Một số dân tộc ở Tây Nguyên ”, GV chuẩn bị các bức
ảnh về trang phục và lễ hội của dân tộc Tây Nguyên. Sau đó GV đưa vào các
Slide( mỗi Slide là một ảnh ).

2.2.3 Cách thực hiện trò chơi:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch”
Bước 2: Nêu luật chơi, cách chơi và thời gian chơi
Giáo viên tổ chức trò chơi hướng dẫn viên du lịch cho học sinh hoạt động
theo cặp đôi một học sinh trong vai hướng dẫn viên và giới thiệu cho các bạn về
trang phục truyền thống trong lễ hội, các lễ hội độc đáo ở Tây Nguyên, thời gian
tổ chức lễ hội, các hoạt động trong lễ hội và học sinh còn lại làm khách du lịch
sau đó đổi ngược lại. .
Thời gian của mỗi đội là 1phút
Bước 3: Tiến hành chơi
Tiếp theo giáo viên cho đại diện một số cặp lên thực hiện trước lớp làm
hướng dẫn viên.
Bước4: Nhận xét, đánh giá kết quả

7


Qua trò chơi này giúp các em khắc sâu hơn về trang phục và lễ hội của người
dân ở Tây Nguyên.
2.3 Trò chơi “ Xem ai nhớ nhất ”

2.3.1 Mục đích.
- Dùng để dạy các hoạt động của bài mới thuộc các chủ đề khác nhau trong
môn Lịch sử và Địa lí lớp 4. (chủ yếu ở các bài thuộc chủ đề thiên nhiên và hoạt
động sản xuất của con người ở các vung miền ở môn địa lí )
- Có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn tập.
- Rèn trí nhớ, học sinh có sự tập trung cao trong học tập.
- Bước đầu giúp học sinh mô tả, giải thích mối liên quan giữa các sự vật
hiện tượng địa lí đơn giản.
- Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh.
2.3.2 Chuẩn bị
- Các mảnh giấy bìa ghi sẵn các từ hợp với nội dung hoạt động trong bài.
Ví dụ: Với bài địa lí “ Thành phố đà Lạt ” thuộc chủ đề thiên nhiên và hoạt
động sản xuất của con người ở trung du. Để tìm hiểu về những điều kiện thuận
lợi để Đà Lạt trở thành thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta, có thể sử dụng
những mảnh bìa ghi sẵn nội dung sau:
Rừng thông
Phong cảnh

Khí hậu
Công trình phục vụ du lịch

2.3.3. Cách thực hiện trò chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 dãy có 4 đến 5 bạn lập thành một đội chơi
- Mỗi một lượt chơi sẽ có 2 đại diện của 2 dãy tham gia. Ở mỗi lượt chơi
mỗi bạn sẽ bốc thăm (1 mảnh bìa) sau đó diễn đạt lại nội dung đó bằng từ ngữ
khác, không được lặp lại từ viết sẵn trong bìa. Bạn kia nghe đoán từ sau đó nói
lên đặc điểm nội dung ứng với mỗi từ đã đoán.
Ví dụ: Học sinh 1 dãy A Khí hậu phải diễn đạt “ Trong lành, mát mẻ ”
Học sinh 2: dãy B phải đoán dược từ “ Khí hậu ” nêu lên được đặc điểm: Do
ở độ cao 1500m so với mực nước biển nên khí hậu của Đà Lạt mát mẻ quanh năm..

- Từng cặp học sinh khác của hai dãy lên tiếp tục thực hiện nhưng ngược
lại học sinh 2. Dãy B gợi ý, 1 học sinh dãy A đoán từ và diễn đạt đặc điểm ứng
với từ đó. Cứ thực hiện như thế đến hết các thành viên trong đội.
- Mỗi một lượt chơi trả lời đúng dãy ghi được 1 ngôi sao. Đội nào thắng
cuộc là đội ghi được nhiều ngôi sao hơn.
- Cuối cùng giáo viên và học sinh công bố ngôi sao mà các đôi đã
đạt được, tuyên dương khen thưởng đối với đội thắng cuộc, động viên
khích lệ đối với đội còn lại.
8


2. 4. Trò chơi “ Ghép từ ”
2.4.1.Mục đích
- Dùng để dạy các loại bài có các hoạt động minh họa bằng hình hoặc
bằng sơ đồ trong sách giáo khoa thuộc môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Củng cố kiến thức hiểu biết, sự nhanh nhẹn, thông minh, có kĩ năng
tổng hợp thông tin thành chuỗi kiến thức liên hoàn.
- Giúp học sinh nắm được một số sản phẩm thuộc các vùng miền khác
nhau của phân môn địa lí lớp 4.
4.4.2 Chuẩn bị:
- Các từ cần ghép thành sơ đồ của hoạt động dạy học (2 bộ từ).
+ Ví dụ: Với bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên
hải miền Trung” giáo viên cần chuẩn bị các tấm bìa ghi các từ sau:
Thu hoạch mía

Vận chuyển mía

Sản xuất đường
thô


Sản xuất đường
kết tinh
Đóng gói sản
phẩm

Chẳng hạn từ “ Thu hoạch mía” ghi vào 2 mảnh bìa để 2 đội cùng chọn và sắp xếp.
- Học sinh tìm hiểu kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa.
4.4.3 Cách thực hiện trò chơi
- GV có thể chia lớp thành 2 đội
- Giáo viên phổ biến luật chơi, quy định thời gian một cách rõ ràng.
- Sau khi phổ biến luật chơi, cách chơi, giáo viên yêu cầu các nhóm lên
thực hiện (hai đội cùng thực hiện với hai nhóm giấy bìa ).
- Học sinh lên thực hiện bằng cách thi tiếp sức, hai đội thi nhau ghép chữ và
dùng mũi tên để biểu diễn thành một sơ đồ.
- Từng học sinh trong nhóm theo thứ tự lựa chọn từng thông tin trên mảnh
giấy bìa để sắp xếp
Ví dụ: Với bài “ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải
miền Trung ” các nhóm học sinh phải thực hiện bằng cách xếp thành quy trình
chế như sau:
Thu hoạch
mía

Vận chuyển
mía

Sản xuất
đường thô
9



Đóng gói
sản phẩm

Sản xuất đường kết tinh

- Sau khi tiếp nối biểu diễn bằng sơ đồ trên bảng từng nhóm cử một bạn
trình bày lại bằng lời mối quan hệ giữa các thông tin trên sơ đồ.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, dưới lớp có thể đặt câu hỏi để hỏi về
nội dung liên quan trong sơ đồ đó .
Ví dụ: Học sinh có thể hỏi: Bạn hãy nêu quy trình trong sản xuất đường mía?
- Giáo viên cùng học sinh tính điểm cho phù hợp và công bố điểm cho các
đội. Tuyên dương khen thưởng đội đạt diểm cao, động viên khích lệ đội.
2.5. Trò chơi “ Nhìn tranh ảnh đoán sự kiện ”
2.5.1 Mục đích
- Dùng để dạy các tiết ôn tập thực hành hoặc các hoạt động củng cố các tiết
học thuộc môn Lịch sử lớp 4.
- Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh.
- Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp thời uốn nắn, bổ
sung kiến thức cho các em.
- Rèn sự nhanh nhẹn, nhạy bén khi gặp các tình huống.
2.5.2.Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số tranh, ảnh nhân vật lịch sử và các câu hỏi liên
quan đến tranh, ảnh đó. Sau đó đưa các bức tranh đã sưu tầm vào các Slide
( mỗi Slide là một tranh )
Ví dụ : Khi dạy bài Lịch sử Tổng kết ( Bài 29 ) ,GV chuẩn bị một số tranh,
ảnh và một số câu hỏi liên quan đến bức tranh đó.

10



- Ngoài ra còn một số câu hỏi tư duy dành cho học sinh đặt khi cần thiết.
2.5.3 Cách thực hiện trò chơi:
- Giáo viên chỉ định 2 nhóm lên chơi trước (mỗi nhóm có 4 hoặc 5 em).
Khi giáo viên xuất hiện hình ảnh và nêu câu hỏi, học sinh đội nào giơ tay nhanh
và nêu đúng sự kiện lịch sử phù hợp với tranh thì đội đó sẽ ghi điểm. Nếu trả lời
sai thì sẽ nhường phần trả lời cho đội khác. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng thì
sẽ ghi được nhiều điểm và giành thắng lợi
Ví dụ: Khi đưa bức tranh về hình ảnh về vua Lí Chiêu Hoàng, giáo viên
nêu câu hỏi: Nhìn vào bức tranh này em nhớ đến sự kiện nào?
Học sinh trả lời xong, GV xuất hiện sự kiện dưới mỗi bức tranh và nhận xét.
2.6 .Trò chơi “ Ô chữ kì diệu”
2.6.1. Mục đích
- Dùng để dạy các bài ôn tập, và các hoạt động củng cố cuối bài của các
bài Địa lí về các tỉnh thành phố tiêu biểu của từng vùng miền hay các hoạt động
củng cố cuối bài, các bài ôn tập từng giai đoạn lịch sử của môn Lịch sử
- Phát triển óc thông minh, sự nhanh nhẹn, có khả năng phân tích, phán đoán.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
2.6.2 Chuẩn bị:
- GV thiết kế trò chơi này trên giáo án điện tử với các Slide có các ô chữ
mà mỗi ô chữ có một câu hỏi.
Ví dụ: Khi dạy bài Thành phố Đà Nẵng có thể sử dụng trò chơi này để củng
cố bài. Giáo viên cần chuẩn bị Ô chữ và nột số câu hỏi như sau:
- Câu 1. Đây là sản phẩm thủ công nổi tiếng ở Đà Nẵng
- Câu 2. Tên con sông lớn nhất ở Đà Nẵng
- Câu 3. Dãy núi đẹp và nổi tiếng ở Đà Nẵng
- Câu 4. Nơi lưu giữ những cổ vật ở Đà Nẵng.
- Câu 5. Tên ngọn đèo ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng
- Câu 6. Tên một cảng biển nổi tiếng ở Đà Nẵng.
2.6.3 Cách thực hiện:
- Sau khi giáo viên tổ chức hoạt động để tìm hiểu nội dung của bài, giáo

viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này ở phần củng cố bài.
Bước 1: Nêu tên trò chơi : Giải ô chữ kì diệu
Bước 2: Nêu luật chơi, cách chơi thời gian chơi
- Mỗi đội lần lựơt chọn từ hàng ngang cho đội mình không cần theo thứ tự .
- Giáo viên lần lượt đọc các gợi ý. Trong vòng 30 giây phải giải ô chữ đã
lựa chọn, nếu 30 giây không giải được ô chữ thì đội khác sẽ được quyền phất cờ
giải tiếp ô chữ đó. Giải được mỗi từ hàng ngang ứng với số lượng chữ cái có
trong mỗi hàng tương ứng đạt 1boong hoa đỏ, sai không được bông hoa nào.
11


Giáo viên là trọng tài chấm điểm cho 2 đội, đội nào được nhiều hoa nhất là đội
thắng cuộc . Đội nào tìm ra được từ khóa chủ đề hàng dọc sẽ nhận được một giải
thưởng do giáo viên quy định .
Trong khi các nhóm trả lời giáo viên bật phần trình chiếu để học sinh
dưới lớp đối chiếu từ đó với ô chữ đã có và kiến thức đã học xem đã đúng chưa,
nếu học sinh và giáo viên nhận xét đúng thì giáo viên ghi đáp án đó vào “Ô chữ
kỳ diệu”
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều hoa nhất.
+ Từ tìm được từ hàng dọc được 2 bông hoa.
+ Trò chơi kết thúc khi các ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc được
đoán.
Bước 3: GV chọn 2 đội chơi.
Học sinh tiến hành chơi, GV và học sinh trong lớp làm trọng tài.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
GV cùng HS trong lớp nhận xét đội nào ghi được nhiều điểm ( Hoặc giải
nhanh được ô chữ hàng dọc thì đội đó sẽ thắng cuộc)
Giáo viên tuyên dương khen ngợi đội nào thắng cuộc, động viên, khích lệ
đội còn lại.


Ô chữ hàng dọc: Đà Nẵng
2.7.Trò chơi “ Mặt xanh, mặt đỏ ”
2.7.1 Mục đích.
- Sử dụng dạy bài mới trong từng hoạt động khác nhau của môn Địa líLịch sử. Có thể sử dụng dạy bài ôn tập, hoạt động củng cố.
- Giúp học sinh phát huy sự nhanh nhẹn, rèn trí thông minh, khai thác
được nội dung sách giáo khoa.

12


- Ngoài kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, kích thích học sinh tìm
hiểu cuộc sống xung quanh.
2.7.2 Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các tấm biển có mặt xanh, mặt đỏ, nội dung các câu
hỏi cho từng hoạt động.
Ví dụ: Với bài “ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ” giáo viên muốn kiểm
tra xem học sinh nắm được kiến thức về hoạt động của người dân ở đồng bằng
Bắc Bộ như thế nào? Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi có nội dung sau:
1. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có dân cư tập trung đông nhất nước ta.
2. Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ sống thành bản, ở cách xa nhau.
3. Cầu sức khoẻ, mùa màng bội thu ... là những mục đích chính của lễ hội
ở đồng bằng Bắc Bộ.
4. Áo tứ thân với khăn mỏ quạ, áo the với khăn xếp là những trang phục
truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
5. Nhà cửa của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ rất đơn sơ.
6. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng là những lễ hội nổi tiếng ở đồng
bằng Bắc Bộ.
2.7.3 Cách thực hiện trò chơi:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Mặt xanh, mặt đỏ
Bước 2: Nêu luật chơi, cách chơi và thời gian chơi

- Với kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa cộng với sự hiểu biết thực
tế của học sinh, giáo viên tổ chức trò chơi này như sau:
- Giáo viên chia lớp thành 3 đến 4 nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp).
- Cử một vài học sinh lên làm ban giám khảo, phát biển có mặt xanh, mặt
đỏ cho học sinh các nhóm.
- Sau khi giáo viên phổ biến luật chơi và cách chơi, quy định thời gian
chơi cho từng câu trả lời.
- Giáo viên hoặc học sinh (làm ban giám khảo ) lần lượt nêu từng câu cụ
thể để học sinh trả lời.
Ví dụ : Với bài “ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ” sau khi học sinh các
nhóm thảo luận. Giáo viên hoặc học sinh nêu câu hỏi có nội dung sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có dân cư tập trung đông nhất nước ta.
Nhóm nào có câu trả lời vừa rồi là đúng thì giơ biển mặt đỏ, nhóm nào
có câu trả lời sai thì giơ biển mặt xanh.
- Giáo viên có thể hỏi các nhóm giải thích tại sao?
- Nhóm nào trả lời và giải thích đúng được bông hoa đỏ. Nhóm nào trả
lời sai được bông hoa xanh.
- Sau mỗi câu hỏi giáo viên nhận xét, bổ sung cùng thống nhất với nhóm
trả lời đúng. Cứ tiếp tục như thế với các câu hỏi còn lại.
13


Bước 3: Tiến hành chơi
Bước4: Nhận xét, đánh giá kết quả
- Giáo viên cùng học sinh làm ban giám khảo nhận xét phần trả lời.
- Cuối cùng giáo viên cùng ban giám khảo công, tuyên dương nhóm được
nhiều bông hoa đỏ nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.
2.8. Trò chơi “ Nối nhanh tay ”
2.8.1. Mục đích
- GV sử dụng trò chơi này khi dạy các hoạt động củng cố cuối bài hoặc

dạy các bài tập ôn tập.
- Giúp học sinh phát huy sự nhanh nhẹn, khai thác được nội dung sách
giáo khoa, rèn trí nhớ.
2.8.2 Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị bút dạ, các tờ giấy to để ghi các sự kiện lịch sử, các nhân
vật lịch sử hoặc các năm đồng thời giáo viên thiết kế 1slide trên giáo án điện tử.
Ví dụ : Khi dạy bài “ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến
phương Bắc ”, GV chuẩn bị 1 tờ giấy to chia làm 2 cột: cột thứ nhất ghi thời
gian ( các năm ), Cột thứ hai ghi các cuộc khởi nghĩa.
B
Các cuộc khởi nghĩa
Khởi nghĩa Lý Bí
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến thắng Bạch Đằng
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Phùng Hưng
A
Thời gian
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
14



Năm 766
Năm 905
Năm 931
Năm 938
2.8.3 Cách thực hiện trò chơi: Với những kiến thức của học sinh đã học
trong phần bài mới, giáo viên tổ chức trò chơi này như sau:
- Giáo viên chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh ( tùy vào số lượng
các năm hay các nhân vật, sự kiện lịch sử.)
- Giáo viên bật màn hình cho cả lớp và hai đội chơi cùng quan sát. Sau đó,
giáo viên phát cho mỗi đội chơi 1 tờ giấy có nội dung như trên màn hình. Mỗi
đội có 15 giây để đọc các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô “ 1, 2, 3 . Bắt
đầu! ” và tính giờ thì mỗi đội cử 1 em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối
hàng thì em thứ hai mới được lên. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng. Hết
giờ, đội nào nối đúng nhiều hơn, thời gian nhanh hơn, nối đẹp hơn thì đội đó là
đội thắng cuộc.
- Giáo viên cùng học sinh làm ban giám khảo quan sát, theo dõi và đưa ra
lời nhận xét, tuyên dương đội được thành tích cao.
5. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng trò chơi học tập vào lớp mình dang dạy, tôi thấy kết quả
chuyển biến rõ rệt, cụ thể như sau:
Kết quả
Phát biểu xây dựng bài.
Thái độ mạnh dạn, nhanh
nhẹn, diễn đạt ngôn ngữ
Chủ động tìm tòi học hỏi,
hiểu kĩ nhớ lâu.
Tích cực tham gia học tập.

Khi chưa áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm

30%
20%

Sau khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm
90%
80%

30%

90%

50%

100%

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy thái độ nhút nhát, thụ động, giảm dần
thay vào đó là thái độ mạnh dạn, hăng say phát biểu chủ động chiếm lĩnh kiến
thức tăng lên. Do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Kết quả trên góp phần hình
thành con người toàn diện giúp học sinh vận dụng kết quả vào thực tiễn và là
nền tảng vững chắc trên con đường học tập của các em.
Thái độ học tập thì chuyển biến tích cực, còn kết quả học tập của các em đã
tăng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:

15


SỐ LIỆU TỔNG HỢP QUA CÁC KỲ KIỂM TRA
Kết quả kiểm tra cuối kỳ II môn Lịch sử năm học 2015-2016
Môn

Lịch sử

Số HS
35

Điểm Khá- Giỏi
Tổng số
Tỉ lệ %
25
71,4%

Điểm TB
Tổng số
Tỉ lệ %
10
28,6 %

Kết quả kiểm tra cuối kỳ I môn Lịch sử và Địa lí năm học 2016-2017
Môn
Số HS
Điểm Khá- Giỏi
Điểm TB
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Lịch sử
35
32
91,4 %

3
8,6 %

PHẦN THỨ BA : KẾT KUẬN
I. KẾT LUẬN:
1. Về phía giáo viên:
Sau khi thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên đứng lớp, dự giờ thăm lớp
khối 4, thực tế cho thấy: Giáo viên đứng lớp rất quan tâm đến việc vận dụng các
“Trò chơi học tập” vào dạy môn lịch sử và địa lý bởi vì : vận dụng các trò chơi
học tập vào các hoạt động dạy học làm thay đổi hình thức dạy học nhằm phát
huy tính tích cực học tập của học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học sẽ kích thích học sinh hứng
thú chủ động chiếm lĩnh kiến thức do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Học
sinh học tập đạt kết quả cao là thành quả mong đợi của mỗi giáo viên.
Ngoài thay đổi hình thức dạy học thì việc vận dụng trò chơi học tập vào
dạy học còn giúp cho giáo viên bớt đi khâu thuyết trình nhàm chán, không phải
dùng nhiều lời để truyền đạt kiến thức mà chỉ cần hướng dẫn, cố vấn mà vẫn
đảm bảo học sinh là chủ thể của mọi hoạt động.
2.Về phía học sinh:
Sau khi tổ chức trò chơi trong các tiết học lịch sử và địa lý, tôi nhận thấy:
- Khi vận dụng trò chơi học tập, học sinh cảm thấy thích thú, phấn khởi
hăng say xây dựng bài, mạnh dạn phát biểu ý kiến.
- Qua các trò chơi học sinh xây dựng cho mình thói quen tìm hiểu kĩ càng
có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quan,chuẩn bị tốt bài học trước khi
lên lớp để có lời trình bày hợp lí, hấp dẫn người nghe.
- Học sinh trình bày được những điều “Tự mình khám phá” nên cảm thấy
vinh dự trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích các em có ý
thức học tập, làm việc tốt hơn.
16



- Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõ. Do
đó những nội dung học tập được tìm hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ, cụ thể hơn.
- Khi học bằng cách “Chơi các trò chơi” học sinh rất chăm chú, do đó
những hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến giúp các em
khắc sâu hơn.
- Đôi khi học sinh đưa ra được những ý tưởng, những kinh nghiệm sát
với thực tế mà ở sách giáo khoa chưa đề cập tới và như vậy qua trò chơi học
sinh được trang bị thêm kiến thức sống.
- Trò chơi còn khắc phục tính nhút nhát của học sinh, tập cho học sinh
trình bày trước tập thể đông người các vấn đề.
Nói tóm lại “Học vui – Vui học” trong môn Lịch sử và địa lý lớp 4 đã
góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của học sinh.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua vận dụng thực tế đã nhận thấy nếu giáo viên đầu tư tốt vào khâu chuẩn
bị, hướng dẫn và tổ chức cho các em chơi trò chơi trên một cách thường xuyên,
các em sẽ thực hiện tốt, giờ học sẽ sôi nổi, hứng thú và đạt kết quả rõ rệt .
Việc ghi điểm tốt khi học sinh chơi đạt hiệu quả hơn. Mỗi giờ giáo viên
kiểm tra đánh giá cho điểm ít nhất ½ lớp.
Thông qua trò chơi học tập tình cảm bạn bè cũng chuyển biến tốt.
Để tổ chức trò chơi giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp tự
đề ra các tình huống sư phạm để có thể ứng xử nhanh trong tiết dạy.
Giáo viên có kiến thức vững vàng, hiểu biết rộng. Có như vậy mới chủ
động giải quyết những câu hỏi bất ngờ do học sinh đưa ra.
Tuy nhiên trò chơi trên chỉ đạt hiệu quả khi:
+ Tổ chức cho học sinh được chơi thường xuyên trong các giờ học, để
các em không lúng túng, mất nhiều thời gian của tiết học.
+ Giáo viên phải linh động ứng xử nhanh các tình huống xảy ra khi học
sinh chơi.
+ Cần nhắc nhở học sinh giữ ý thức trật tự trong khi chơi (nếu học sinh ồn

ào) để khỏi ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện đưa các trò
chơi vào các tiết học Lịch sử và địa Lý nhằm nâng cao chất lượng giờ học và
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, ham tìm tòi của học sinh. Tuy nhiên
nó vẫn còn những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của
các đồng nghiệp và nhận xét của cấp trên để tôi ngày càng một hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
17


viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Lê Khánh Linh

18


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu.
II.Mục đích nghiên cứu

Trang 1
Trang 2


PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận vấn đề
II.Thực trạng của vấn đề
III.Các giải pháp thực hiện

Trang 3
Trang 4
Trang 5

PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trang 19
Trang 20



×