Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học cẩm long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.2 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu


1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung KT về trò
chơi dân gian
2.3.2 Phổ biến cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian cho
học sinh
2.3.2. Chọn trò chơi dân gian phù hợp với học sinh
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca, địa điểm.
2.3.4. Cần động viên tất cả học sinh tham gia chơi.
2.3.5. Tổ chức chuyên đề cho giáo viê về trò chơi đân gian.
2.4. Hiệu quả của sang kiến.
2.4.1. Đối với nhà trường
2.4.2. Đối với giáo viên.
2.4.3. Đối với học sinh
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Bài học kinh nghiệm
3.2. Kết luận
3.3. Kiến nghị
4. Tài liệu tham khảo

TRANG

2-3
2
2-3
3

3
3-14
3-4
4-5
5-12
5-6
6-7
7-8
8-11
11-12
12
12-14
12-13
13
13-14
14-15
14
14-15
15
16

1


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong
quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng
đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp
hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được

thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hành động của người lớn
hay sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế các trò chơi dân gian được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.
Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện nay, các bậc cha mẹ thì luôn bận rộn
với công việc nên ít có thời gian để giải thích ý nghĩa và dạy cho con cách chơi
các trò chơi này, còn các nhà trường thì thường vẫn còn tâm lý xem nhẹ các trò
chơi dân gian cho trẻ mà chú ý quá nhiều vào vấn đề học của trẻ. Chính vì vậy
mà PGS, TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam cho
rằng: "Cuộc sống với trẻ nhỏ là không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân
gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ nhỏ mà nó còn chứa đựng cả một
nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian
không chỉ nâng cánh cho tâm hồn, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo,
sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương
đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp chỉ quen với máy móc và không có
khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không
được làm quen với những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước, đang ngày
càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà ở cả các vùng
nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hoá mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu về
cội nguồn với những trò chơi dân gian là việc làm cần thiết"[1]
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó
không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình
huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà
còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa.
Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các trò
chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Trên đây
là lý do để bản thân tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm tổ chức các trò
chơi dân gian cho học sinh ở trường Tiểu học Cẩm Long.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua quá trình công tác tại trường tiểu học Cẩm Long nhiều năm , bản

thân nhận thấy trong các giờ ra chơi các em học sinh thương chơi những trò chơi
vô bổ chơi đanh nhau đùa, hoặc bốc đất, bẻ que… trò chơi mà các em đang chơi
không giúp cho học sinh được tính thẩm mĩ, tính kiên trì, óc suy luận. Học sinh
nghèo nàn về tro chơi không gây được hứng thú cho các em học sinh, không
khích lệ được học sinh sau những giờ học tập mệt mỏi. vì mục đích này mà tôi
2


đã chọn sáng kiến đưa các trò chơi dân gian vào trong nhà trường tiểu học Cẩm
Long.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các trò chơi dân gian ở xã Cẩm Long, một số biện pháp tổ chức và kinh
nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian trong trường Tiểu học nhằm giúp cho học
sinh trong nhà trường có nhiều trò chơi bổ ích trong các giờ ra chơi, tiết hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp cho các em có tính kiên trì, óc thẩm mĩ, óc
suy luận và giúp các em cảm thấy sảng khoái sau giờ học mệt nhọc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, thống kê.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
2. Nôi dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm
Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành
nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp
cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức

hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các
trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình
đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua
đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết
thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân
gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều
điều thú vị, bổ ích
Trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian là một hoạt động thu hút được thiếu
nhi, bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích
cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ
trách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của
liên đội, chi đội chính vì thế mà tôi mà tôi đã hưỡng dẫn cho giáo viên lựa chon
các nguồn tài liệu sau để tham khảo:
3


Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn 100 Trò chơi Dân
Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số trò chơi được giới thiệu
trên internet (Trang web ca dao và tục ngữ).
Đã được in trên báo và giới thiệu trên truyền hình. Cụ thể Báo Tuổi trẻ,
Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học, kênh VTV2
Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Trò chơi có hai dạng trò chơi, một là trò chơi học tập, hai là trò chơi ngoài
giờ học của các em học sinh.
Trò chơi học tập là dạng trò chơi mà giáo viên tổ chức cho các em học
sinh chơi trong các tiết học của các môn học, nhằm giúp học sinh cũng cố và

khắc sâu những mạch kiến thức mà giáo viên đã tổ chức trong các hoạt động dạy
học.
Trò chơi ngoài giờ học của các em học sinh, là dạng trò chơi mà các em
thường chơi vào lúc trước giờ vào lớp, trong giờ ra chơi, hay thường chơi vào
trong dịp lễ hội.
Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc,
xem ti vi... Có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơi
và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống.
Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo,
trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút
vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống
hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt
đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo
chiều hướng tốt hơn.
Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách
nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các
trò chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính
ứng xử trên cơ sở “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúp
các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân
gian…
Ở Trường Tiểu học Cẩm Long hiện nay, học sinh 98% là con em các dân
tộc, khả năng giao tiếp còn hạn chế, nên rất khó khăn cho việc học tập và tham
gia các hoạt động tập thể.Thêm vào đó trò chơi dân gian là những trò chơi đôi
khi còn xa lạ với các em chỉ một số trò chơi dân gian của dân tộc mình mà các
em biết. Chẳng hạn như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đánh cù... Chính vì vậy việc
lôi kéo các em vào tham gia các trò chơi cũng gặp không ít khó khăn.
Bên cạnh đó vốn kiến thức về trò chơi dân gian của giáo viên rất nghèo,
nhiều giáo viên không thuộc các bài hát, bài đồng dao, không nắm được cách
chơi. Cách tổ chức chơi cho học sinh chưa linh hoạt, sáng tạo, nhiều giáo viên
rất lúng túng khi làm người quản trò

4


Theo khảo sát đầu năm học 2016 – 2017: Khi tôi tổ chức một số trò chơi
cho 60 học sinh các lớp 3,4 và 5 tại khu Vân Long Trường Tiểu học Cẩm Long,
thu được kết quả như sau:
Tổng số Còn
HS
rụt rè
tham
khi
gia
tham
gia trò
khảo
chơi
sát

Số HS
ham
thích
trò chơi
DG

Hiểu
biết về
trò chơi
DG

Mạnh

dạn, tự
tin khi
tham gia
trò chơi

Biết tự tổ
chức trò
chơi

48

9

35

6

Sáng tạo
trong khi
chơi trò
chơi

DG
60

25

4

Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giải

pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện:
Từ thực tế như trên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tổ chức cho học sinh
thật nhiều những trò chơi dân gian vào các hoạt động trong nhà trường không
chỉ ở các giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, các tiết
sinh hoạt tập thể. Cần thu hút tất cả các em tham gia chơi các trò chơi dân gian
phù hợp với lứa tuổi, với thời gian hoạt động vì vậy mà tôi đã thực hiện các giải
pháp sau:
2.3.1. Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về các
trò chơi dân gian:
Biết nhiều trò chơi dân gian là một nhu cầu không thể thiếu được của
người quản trò. Trong "bộ nhớ" của người quản trò cần phải có nhiều loại trò
chơi. Theo tính chất, nội dung, theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo yêu
cầu, theo quy mô... để từ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu, cho
đối tượng nào.
Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được người
chơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi
tập thể tiếp theo. Muốn vậy người giáo viên cần phải tự sưu tầm, tìm hiểu các trò
chơi dân gian, tôi đã hướng dẫn giáo viên tham khảo theo các nguồn sau:
- Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn 100 Trò chơi
Dân Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số trò chơi được giới
thiệu trên internet (Trang web ca dao và tục ngữ).
- Đã được in trên báo và giới thiệu trên truyển hình. Cụ thể Báo Tuổi trẻ,
Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học, kênh VTV2
- Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng mà bản
thân được tham dự, được tập huấn, được quan sát, sau đó ghi chép lại. Như tập
huấn về trường học thân thiện, học sinh tích cực - Kỹ năng sống.
5



- Các trò chơi dân gian được người khác phổ biến lại. Người quản trò cần
biết ghi chép lại những câu đố dân gian, những mẩu chuyện vui để sử dụng khi
cần thiết để làm thư giãn cuộc chơi hay khi chuyển sang trò chơi khác. Đồng
thời giáo viên cần phải ghi lại những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà
mình đã gặp đề tích luỹ thêm vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức trò chơi.
2.3.2 Phổ biến cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian cho học sinh.
Trò chơi có rất nhiều thể loại và phong phú mỗi một trò chơi lại có cách
chơi và luật chơi riêng, chính vì vậy mà đòi hỏi giáo viên và học sinh cần hiểu
rõ cách chơi và luật chơi thì mới tổ chức tham gia chơi được.
Để một trò chơi dân gian tổ chức sôi nổi, thu hút được đông đảo học sinh
tham gia chơi thì người quản trò nắm được cách chơi, hiểu rõ luật chơi thì mới
tổ chức cho các bạn chơi tốt được ví dụ như trong trò chơi nhảy Bao bố thì
người quản trò cần nắm được:
* Cách chơi:
Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội,
mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có
hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc.
Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe
lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại
mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến
đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người
cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
* Luật chơi:
Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy
chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ
bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

6



hay trò chơi Dung dăng dung dẻ thì người quản trò và người chơi chơi cần
nắm được:
* Cách chơi:
+ Địa điểm: trong nhà ngoài sân
+ Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhóm
+ Hướng dẫn: Quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng
tròn ích hơn số người chơi là 1.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và
cùng đọc “dung dăng dung dè dắc trẻ đi chơi, đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ,
cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống
đây” khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi
xệp xuống. sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và
chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
* Luật chơi
+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua
+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống trước là thắng.
Còn rất nhiều trò chơi khác đòi hỏi người tham gia chơi phái nắm được
cách chơi và luật chơi, qua đây ta thấy được mỗi một trò chơi dân gian nó có
một cách chơi khác nhau nó luật riêng của trò chơi đấy vì vậy mà đòi hỏi người
tham gia chơi phải nắm được cách chơi và hiểu luật chơi thi mới tham gia chơi
được. Và còn rất nhiều trò chơi khác nữa…
2.3.3. Chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với học sinh tiểu học.
Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phong phú, mỗi trò chơi dân gian đều
có quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, chính vì thế người quản trò
phải chọn những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ, trình độ, hoàn cảnh
điều kiện... Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trường
học là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại
trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian
phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền,
chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng

rắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ
chức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém, kéo co…
Cần lưu ý chọn trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức
tạp, đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm, cần có sự tham gia của tập
thể. Xét về chức năng giáo dục trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm:
- Nhóm 1: Loại trò chơi vận động: Giúp tăng cường sức khoẻ, thể chất
cho học sinh
*Ví dụ: Như tập tầm vông; Dung dăng dung dẻ; Lò cò; Bịt mắt bắt dê;
Mèo đuổi chuột; Thả đỉa ba ba...
- Nhóm 2: Loại trò chơi học tập: Giúp các em biết quan sát, tính toán,
tính nhẩm.
7


*Ví dụ: Trò chơi Ô ăn quan, chơi chuyền, cờ que

- Nhóm 3: Loại trò chơi sáng tạo: Giúp học sinh có thể tự làm nên
những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như chong chóng bằng lá dừa, nặn
con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu, làm tò he, làm con nghé
bằng lá đa, làm con sâu bằng lá chuối,.... Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay,
phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và tương lai sau
này.
*Ví dụ: Chơi diều; Xếp thuyền; làm chong chóng....
- Nhóm 4: Loại trò chơi mô phỏng: là những trò chơi mà học sinh bắt
chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán. Trong khi
chơi trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, ai nhanh hơn... từ đó mà rèn kỹ năng
sống cho các em sau này.
*Ví dụ: Trò chơi Đi chợ mà các em còn đọc kèm bài đồng dao: “Bắt được
cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi bỏ hành, xương sông lá lốt. Hay Canh ốc thì
ngọt, canh bứa thì chua”.

Không nên đưa ra những trò chơi dân gian mà bản thân không nắm vững
luật, chưa có sự chuẩn bị, những trò chơi dân gian nguy hiểm:
*Ví dụ: Trò chơi đánh khẳng, quay cù
2.3.4. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm:
- Đồ dùng đồ chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính
chất đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi.
Mỗi trò chơi dân gian có thể không có đồ dùng:
*Ví dụ: Trò chơi Thả đỉa ba ba, Mèo đuổi chuột, Chi chi chành chành,
Rồng rắn lên mây; Tập tầm vông....
+ Có trò chơi yêu cầu có một đồ dùng:
*Ví dụ: Bịt mắt bắt dê (một chiếc khăn bịt mắt); Cướp cờ (Một lá cờ);
Nhảy dây (Một cái dây)....
8


+ Nhưng cũng có trò chơi cần phải nhiều đồ dùng:
*Ví dụ: Trò chơi Chơi chuyền (Một bộ chuyến gồm mười cây chuyền dài
bằng chiếc đũa ăn cơm, có thề nhỏ hơn hay ngắn hơn một chút và một quả bóng
nhỏ bằng nắm tay học sinh), Ô ăn quan, nhảy bao bố...
Tuy nhiên những đồ dùng cho các trò chơi dân gian bao giờ cũng đơn giản
và dễ kiếm, không cầu kỳ phức tạp, rất tiện lợi khi tổ chức chơi ở bất kỳ chỗ nào
chỉ cần một không gian phù hợp, an toàn là được.
- Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian là khi chơi không bao giờ
chơi hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa
hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí
chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn và phù hợp với tư duy của học sinh. Nên người giáo
viên muốn tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả, thu hút học sinh tham gia
bắt buộc phải thuộc các lời bài hát hoặc đồng dao của trò chơi đó. Đồng dao bao
gồm nhiều loại cung cấp cho các em kiến thức mà không là kiến thức hệ thống
như tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ

nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em.
*Ví dụ: Trò chơi Thả đỉa ba ba – lời như sau:
Thả đỉa / ba ba
Chớ bắt / đàn bà
Tha tội / đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo thuyền như nước
Đổ mắm / đổ muối
Đổ chuối / hạt tiêu
Đổ niêu / nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy ..... chịu
*Trò chơi Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không
...............................
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
9


- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.

- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.

- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.......
* Trò chơi Chơi chuyền:
Bắt đầu từ bàn một: “ Cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến, con nhện, chăng tơ,
quả mơ có hột....” sau đó là nhóm đôi: “ Đôi tôi, đôi chị.....cùng với đọc là việc
tung quả bóng lên và tay nhặt lấy cây chuyền và đỡ quả bóng vừa tung sao cho
khỏi rơi.
Đồng dao chẳng những cung cấp về kiến thức tự nhiên mà còn là kho kiến
thức, trong họ ngoài làng xã hội, về hội hè, đình đám, về đồ ăn, thức uống...
*Ví dụ: “Những nồi cơm nếp, những tệp bánh chưng, mứt bí, mứt gừng,
mứt chanh, mứt khế”. Hay “Ông thầy có sách, thợ ngạch có dao, thợ rèn có búa”
10


Như vậy thiếu những câu nói, bài đồng dao hay những câu hát thì trò chơi
không thể tiến hành. Đồng dao và trò chơi như chất keo kết nối những tình bạn
trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những trò
chơi hiện đại ngày nay. Vì vậy muốn tổ chức các trò chơi dân gian đạt yêu cầu
giáo viên phải cho các em vừa chơi vừa đọc lời và thuộc lời. Các bài đồng dao
dù dài hay ngắn nhưng rất dễ nhớ và phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ em.
Lựa chọn địa điểm và không gian chơi:
Trò chơi dân gian đều có luật chơi và cách chơi khác nhau. Có những trò
chơi vận động mang tính tập thể rất cao, số lượng người tham gia chơi lớn đòi
hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như Kéo co; Rồng rắn lên mây; Thả đỉa

ba ba; Trồng nụ trồng hoa.

+ Nếu là không gian hẹp thì tổ chức Ô ăn quan, Chơi chuyền, Kéo cưa lừa
xẻ.
+ Nếu là tổ chức ở các tiết học: Nghỉ giải lao giữa tiết (đối với khối 1) hay
cuối tiết học (Với các khối 2, 3, 4, 5) thì tổ chức các trò như: Tập tầm vông cho
hai em quay vào nhau chơi vừa hát vừa đập lòng bàn tay vào nhau, hoặc đập
thẳng hoặc đập chéo, hoặc một cao một thấp; Tổ chức nhóm chơi chi chi chành
chành...
Chính vì vậy người giáo viên cần phải nắm vững cách chơi của từng trò để
lựa chọn tổ chức chơi cho phù hợp với yêu cầu.
2.3.5. Cần động viên tất cả học sinh đều tham gia chơi:
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ có thể dung nạp tất cả
những ai muốn chơi. Không bao giờ quy định một số người chơi nhất định. Vì
11


vậy yêu cầu người hướng dẫn cần khuyến khích, động viên tất cả học sinh tham
gia chơi, càng đông càng vui:
*Ví dụ: Trò chơi Bịt mắt bắt dê: Mỗi khi có một người vào thêm vòng tròn
chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Trò chơi Rồng rắn lên mây thì
cái đuôi sẽ dài ra và mọi người đều được chơi được chạy như nhau. Trong khi
chơi mọi học sinh đều bình đẳng như nhau.
Người giáo viên phải khách quan, trung thực đối với mọi nhóm chơi, mọi
đối tượng chơi để đảm bảo tính giáo dục của trò chơi, không nên tranh cãi trong
lúc chơi và tuyệt đối không dùng nhục hình để phạt người chơi sai, chơi không
đúng. Giáo viên phải biết động viên khuyến khích học sinh tham gia chơi. Tuyên
dương các em bằng những tràng vỗ tay hay những bài hát tạo không khí vui
tươi, thoải mái, phấn khởi tạo những ấn tượng tốt đẹp, gây hứng thú trong những
giờ chơi khác.

2.3.6. Tổ chức chuyên đề cho giáo viên về trò chơi dân gian, thi chơi các
trò chơi dân gian của học sinh giữa các khối:
Để tất cả giáo viên có những kiến thức và nhớ về trò chơi dân gian (cách
chơi và lời đồng dao kèm theo trong khi chơi), ngay từ đầu năm học tôi đã triển
khai chuyên đề Giới thiệu một số trò chơi dân gian do cô Bùi Thị Thoa – giáo
viên Âm nhạc kiêm tổng phụ trác Đội triển khai. Mỗi trò chơi sau khi đã hướng
dẫn cách chơi, tôi yêu cầu giáo viên đều tham gia chơi thử. Đồng thời yêu cầu
mỗi giáo viên giới thiệu cho đồng nghiêp của mình một trò chơi khác mà mình
đã biết đề bổ sung vốn kiến thức về trò chơi dân gian cho phong phú.
Trong năm học nhà trường đã tổ chức được sân chơi lớn hoạt động ngoài
giờ về các trò chơi dân gian cho học sinh toàn trường đó là: Tổ chức chơi các trò
chơi dân gian.
Ngoài ra, vào những giờ ra chơi giáo viên đã hướng dẫn cho các em chơi
các trò chơi dân gian một vài lần và những trò chơi khác nhau cho các em tham
gia chơi tập thể như nhảy bao bố, cướp cờ, Bịt mắt bắt dê; Ô ăn quan.... từ đó
các giờ ra chơi hàng ngày các em tự tổ chức chơi với nhau và nhiều cô giáo
cũng tham gia cùng chơi với các em.
Bên cạnh đó vui nhất, thoải mái nhất là các tiết học thể dục có đan xen
chơi, các tiết sinh hoạt tập thể. Đặc biệt các tiết sinh hoạt sao các em học sinh
khối 4, khối 5 đã hướng dẫn và tổ chức cho các em khối 1, khối 2 khối 3 chơi
các trò chơi dân gian rất sinh động, sảng khoái.
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với nhà trường:
- Góp phần thực hiện các tiêu chí của phong trào “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
- Thành lập được Thư viện trò chơi dân gian để giáo viên và đồng nghiệp
tham khảo.
12



- Góp phần vào việc bảo tồn được di sản văn hoá dân tộc Việt Nam
- Ngoài giờ ra chơi, các hoạt động giờ lên lớp các trò chơi dân gian còn
được thực hiện ở các giờ Thể dục, môn Tiếng Việt (Phần luyện từ và câu), cả
giáo viên và học sinh đều thích thú và thoải mái, giảm căng thẳng sau các giờ
học.
- Được đông đảo phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nhất là sau khi được tham dự
về nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh.
2.4.2. Đối với giáo viên:
- Góp phần gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian, làm cho vốn kiến thức
về trò chơi dân gian ngày càng phong phú về thể loại. Phát huy khả năng tìm tòi,
sáng tạo trong các hoạt động để có thể lồng ghép các trò chơi đó vào các tiết học
với nội dung phù hợp.
- Tạo sự thân thiện gần gũi với học sinh vì vừa là người hướng dẫn vừa là
bạn chơi với học sinh.
- Giáo viên trở nên năng động, linh hoạt, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt
động tập thể từ đó tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể.
- Nâng cao năng lực chuyên môn. Như được sống lại với thuở ấu thơ của
mình.
2.4.3. Đối với học sinh:
- Chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá, phong tục
truyền thống dân tộc. Học sinh cảm nhận được nét đẹp của văn hoá dân tộc. Từ
đó giúp học sinh tạo được lòng ham muốn tạo ra những nét đẹp trong cuộc sống.
- Học sinh nhớ tên các trò chơi biết được cách chơi và luật chơi của những
trò chơi dân gian, vì vậy tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng tưởng
tượng trong các hoạt động vui chơi.
- Đa số các em đều tích cực và thích thú khi chơi các trò chơi dân gian,
tham gia nhiệt tình, sôi nổi, thoải mái và tự tin. Các em góp phần không nhỏ vào
sự thành công của các hoạt động trong nhà trường như vào các ngày lễ lớn, ngày
hội ( Phẩn chơi các trò chơi dân gian), các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp...
- Tăng cường sức khoẻ, cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể,

nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
- Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc
sống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, các em không tham gia các trò
chơi vô bổ, bạo lực..
- Các em thêm yêu quý và tự hào về văn hoá, phong tục truyền thống của
dân tộc Việt Nam, thêm yêu trường lớp, yêu quý bạn bè, thầy cô, thích được đến
trường.
- Không còn cảnh nhiều học sinh trượt đuổi nhau, nghịch phá. Thay vào đó
sân trường rộn rã những nhóm nhảy lò cò, túm tụm chơi ô ăn quan... Các em
13


thuộc các bài đồng dao hay. Sau giấc ngủ trưa, chuẩn bị vào giờ học buổi chiều,
các em cũng khởi động bằng những trò chơi dân gian thú vị như nhảy lò cò, Ô
ăn quan
Tính đến giữa học kỳ II năm học 2016 - 2017, cũng bằng phương pháp
khảo sát đối với 60 em học sinh mà tôi đã khảo sát đầu năm học này, kết quả thu
được như sau
Tổng số
HS
tham
gia

Còn rụt Số HS
Hiểu
rè khi
ham
biết về
tham
thích trò chơi

gia trò
trò chơi
DG
chơi
DG

Mạnh
dạn, tự
tin khi
tham gia
trò chơi

Biết tự tổ
chức trò
chơi

Sáng tạo
trong khi
chơi trò
chơi

60

57

50

DG
60


0

60

57

Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp cũng như các kinh nghiệm trong
tổ chức trò chơi tôi nhận thấy 100% học sinh đều ham thích trò chơi dân gian,
số học sinh hiểu biết, mạnh dạn, tự tin, biết tự tổ chức và sáng tạo trong khi chơi
tăng lên đáng kể. Đó cũng là thành quả của quá trình nỗ lực nghiên cứu và áp
dụng những biện pháp, kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình
công tác.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Bài học kinh nghiệm:
- Bản thân phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa việc đưa các trò chơi dân gian
vào trường học. Nắm được mục đích của việc chơi, đó là hình thức chơi mà học.
- Cần phải tích cực tìm tòi, sưu tầm thật nhiều các trò chơi dân gian. Cần
lựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục, lành mạnh, an toàn cho học sinh.
- Luôn tạo không khí thân mật, cởi mở, gần gũi với học sinh, tạo điều kiện
và khuyến khích cho tất cả học sinh được tham gia, cần động viên khi các em
chơi.
- Phát huy vai trò của Tổng phụ trách đội, các đoàn thể, giáo viên bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Cần nắm rõ cách chơi trước khi hướng dẫn các em. Chọn trò chơi dân
gian phù hợp với không gian và đặc điểm của buổi chơi.
3.2. Kết luận.
Trò chơi dân gian là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phương
tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý, vừa là
phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cận
vừa không tốn kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học. Góp

phần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác quan,
14


giúp trẻ trở thành những người tài giỏi trong tương lai. Giúp trẻ thoả mãn nhu
cầu vui chơi mà lại bảo tồn được một di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, góp
phần vào việc thực hiện phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là đúng đắn vì trò chơi dân gian đối
với trẻ em đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời
thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với
bè bạn, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh của các em đẹp hơn và rộng
mở. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc
đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ của các em. Chính vì vậy Trò chơi dân
gian cần được giữ gìn, phát huy và bảo tồn, rất cần thiết được lựa chọn, giới
thiệu trong nhà trường phù hợp với lứa tuổi. Trò chơi dân gian không thể thiếu
trong các lần sinh hoạt đội, sao, sinh hoạt tập thể, ngoại khóa. Qua đó giúp học
sinh giảm bớt căng thẳng sau những tiết học, làm các em thêm yêu trường, lớp,
thầy cô, bạn bè. Cụ thể hơn là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục về xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức thực hiện các
trò chơi dân gian trong trường tiểu học Cẩm Long. Bước đầu thực hiện nhưng
cũng thu được kết quả tương đối tốt, dễ áp dụng cho mọi đối tượng cho mọi
điểm trường, qua đây tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm việc tổ chức các trò
chơi dân gian cho học sinh của mình với các đồng nghiệp. Trong năm học tới
ngoài việc tiếp tục tổ chức chơi các trò chơi dân gian.
3.3.Kiến nghị.
a. Đối với giáo viên: Ciáo viên cần nắm vững các trò chơi dân gian, năm
rõ được luật chơi, cách chơi và các bài đồng dao trong khi tham gia trò chơi,
động viên khuyến khích, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b. Đối với nhà trường : Nhà trường cần mua sắm thêm đồ dung, trang bị

thêm cho trò chơi dân gian. Cần tổ chức thi trò chơi dân gian vào các ngày lễ
trong năm học. Cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốt
công tác xã hội hóa giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Cẩm Long, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Văn Hoàng

Nguyễn Văn Dũng
15


Tài liệu tham khảo
1. Cuốn 100 Trò chơi Dân Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng.
2. Một số trò chơi được giới thiệu trên internet (Trang web ca dao và tụcngữ).
3. Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học,
4. Truyền hình kênh VTV2
5. Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng.

16


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Chức vụ và đơn vị công tác:Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Cẩm Long
TT

Tên đề tài
SKKN

Cấp đánh giá xếp loại
(Phòng, Sở, Tỉnh...)

Kết quả đánh giá xếp
loại (A, B, hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

1.
2.
3.

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
17


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

18


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH SỞ GIÁO DỤC
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM LONG
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………………………

Người thực hiện: Nguyễn Văn Dũng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Long
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Khác

……………………………………………………………………………………………

19

THANH HÓA NĂM 2017


20



×