Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bộ 4 đề thi chính thức THPT 2017 môn Sinh mã đề gốc 202, 203, 206, 209 của Bộ GDĐT Bản đẹp, file word, có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.16 KB, 11 trang )

Banfileword.com
BỘ ĐỀ 2017
MÔN SINH HỌC
MÃ ĐỀ 202

ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI
THPT QUỐC GIA 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁNG 6.2017
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ đào thải alen lặn mà không đào thải alen trội ra khỏi quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng
nhất định.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên quy định chiều hướng tiến hoá.
Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở kỉ nào sau
đây?
A. Kỉ Đệ tam.
B. Kỉ Triat (Tam điệp).
C. Kỉ Đêvôn.
D. Kỉ Jura.
Câu 3: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần
thể theo một chiều hướng nhất định?
A. Đột biến.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di- nhập gen.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh máu khó đông.


B. Bệnh mù màu đỏ- xanh lục.
C. Hội chứng Đao.
D. Bệnh bạch tạng.
Câu 5: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong
chuỗi thức ăn này, cây ngô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 3.
B. cấp 2.
C. cấp 1.
D. cấp 4.
Câu 6: Một quần thể có thành phần kiểu gen là : 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần
thể này là bao nhiêu?
A. 0,7.
B. 0,5.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 7: Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Nhân bản vô tính.
B. Cấy truyền phôi.
C. Gây đột biến.
D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 8: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Vi sinh vật.
B. Động vật.
C. Thực vật.
D. Nhiệt độ.
Câu 9: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài nay
có bộ nhiễm sắc thể là:
A. 2n-1.
B. 4n.
C. 2n+1.

D. 3n.
Câu 10: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai AABB x AABb
cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 11: Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. hợp tác.
D. kí sinh,
Câu 12: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
A. Restrictaza.
B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza.
Câu 13: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn ở quần xã đỉnh cực có cấu trúc đơn giản hơn lưới
thức ăn ở quần xã tiên phong.
B. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn của quần
xã thảo nguyên.
C. Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản .
Trang 1


Câu 14: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hoá nhỏ.
B. Kết quả của tiến hoá nhỏ là hình thành nên loài mới.
C. Tiến hoá nhỏ không thể diễn ra nếu không có di- nhập gen.
D. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá nhỏ là biến dị tổ hợp.

Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra
đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai
tính trạng chiếm 25%?
AB aB
Ab Ab
AB ab
Ab aB
x
x
x .
x
A.
.
B.
.
C.
D.
.
ab ab
aB aB
aB ab
ab ab
Câu 16: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi
thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Tôm, cá rô và chim bói cá đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng chim bói cá sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
A. 3.
B. 4.

C. 1.
D. 2.
Câu 17: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đột biến và di- nhập gen có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá.
B. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
D. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 18: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tư, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong
chuỗi polypeptit.
B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
Câu 19: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp vọoc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
B. Tập hợp cây cỏ đang sống ở cao nguyên Mộc Châu.
C. Tập hợp côn trùng đang sống ở vườn quốc gia Cúc Phương.
D. Tập hợp cá đang sống ở Hồ Tây.
Câu 20: Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia
đều có lợi.
B. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn
hơn kích thước cơ thể con mồi.
C. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể vật
chủ.
D. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.
Câu 21: Phép lai P: ♀XAXa x ♂XAY, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành
giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong số cá
thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?

A. XAXAXA.
B. Xa Xa Y.
C. XAXAY.
D. XAXaY.
Câu 22: Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ.
C. Vào mùa sinh sản, các con bò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.
D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Trang 2


Câu 23: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định mắt trắng. Biết
rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XaXa x XAY.
B. XAXa x Xa Y.
C. XAXA x Xa Y.
D. XAXa x XAY.
Câu 24: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào mô trường và tổ hợp gen.
B. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
D. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của protêin thường có hại cho thể đột biến.
Câu 25: Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDdee để tạo nên các mô đơn bội. Sau
đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônxixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho
biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aabbddEE.
B. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.

C. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
D. Tất cả các cây này đều có kiểu hình giống nhau.
Câu 26: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng,
alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây hoa đỏ, quả ngọt
giao phấn với cây hoa trắng, quả ngọt (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa đỏ,
quả chua chiếm 15%. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 30cm.
B. F1 có 15% số cây hoa đỏ, quả ngọt.
C. F1 có 25% số cây hoa trắng, quả ngọt.
D. F1 có 3 loài kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả ngọt.
Câu 27: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A,B,C,D có diện tích khu phân bố và mật
độ cá thể như sau:
Quần thể

A

B

C

D

Diện tích khu phân bố (ha)

100

120

80


90

Mật độ (cá thể/ha)

22

25

26

21

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập
cư. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thuóc quần thể C.
III. Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/ năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25
cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thi sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 28: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt
(P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%.
Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và
giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 2/27.
B. Hai cặp gen đang xét cũng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.

C. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
D. F1 có 10 loại kiểu gen.
Câu 29:
Trang 3


Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết
loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biếu sau đây
đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV. Quan hệ giữa loài H và loài I là quan hệ cạnh tranh.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 30: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua
các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:
Thế hệ

P

F1

F2

F3


Tần số kiểu gen AA

1/5

1/16

1/25

1/36

Tần số kiểu gen Aa

2/5

6/16

8/25

10/36

Tần số kiểu gen aa

2/5

9/16

16/25

25/36


Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di- nhập gen và các yếu tố ngẫu
nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Câu 31: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A
trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và
có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:
Quần thể
Tỉ lệ kiểu hình trội

I

II

III

IV

96%

64%

36%

84%

Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể I bằng tần số kiểu gen Aa ở quần thể II.

B. Quần thể II và quần thể IV có tần số kiểu gen dị hợp tử bằng nhau.
C. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa lớn hơn tần số kiểu gen AA.
D. Trong 4 quần thể, quần thể III có tần số kiểu gen Aa lớn nhất.
Câu 32: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phá biểu sau đây đúng?
I. Gen điều hoà (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng khởi động (P) là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thi gen điều hoà (R) vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 33: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ
thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I.AaaBbDdEe.
II.ABbDdEe.
III.AaBBbDdEe.
Trang 4


IV.AaBbDdEe.

V.AaBbdEe.

A. 5.

VI.AaBbDdEe

B. 2.


C. 4.

D. 3.

Câu 34: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp,
alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định
hoa hồng, hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp,
hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết
rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây than cao, hoa đỏ ở F2, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/9.
B. F2 có 6,25% số cây thân thấp, hoa trắng.
C. F2 có 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
D. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa đỏ.
Câu 35: Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một
gen quy định, bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm
sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
B. Xác suất người số 6 mang kiểu gen di hợp tử về cả 2 cặp gen là 50%.
C. Người số 1 không mang alen quy định bệnh M.
D. Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và chỉ bị bệnh P của cặp 12-13 là 1/12.
Câu 36: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen
B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội
hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: ♀(AB//ab)X DXd × ♂(AB//ab)XDY, thu được
F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiém 3,75%. Biết rằng không xảy ra
đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái. Theo lý thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 28 loại kiểu gen.
II. F1 có 30% số cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng.
III. F1 có 10% số ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.

IV. Khoảng cách giữa các gen A và gen B là 20 cM.
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 37: Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P),
thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. CHo F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen : 20% cá thể đực lông quăn, đen,: 20% cá thể đực
lông thẳng, trắng: 5% cá thể đực lông quăn, trắng : 5% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen
quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
II. Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Các cá thể mang kiểu hình lông quăn, đen ở F2 có 5 loại kiểu gen.
IV. F2 có 20% số cá thể cái mang 2 alen trội.
Trang 5


A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.


Câu 38: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nucleotit và số nucleotit loại A chiếm 15% tổng số
nucleotit của gen. Mạch 1 có 150 nucleotit loại T và số nucleotit loại G chiếm 30% tổng số nucleotit
của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Mạch 1 của gen có G/X=3/4.

II. Mạch 1 của gen có (A+G)=(T+X).

III.Mạch 2 của gen có T=2A.
A. 2

IV.Mạch 2 của gen có (A+X)/(T+G)=⅔.
B. 1

C. 3.

D. 4.

Câu 39: Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen
trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm
80%. Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 35%. Biết rằng
quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Ở P có tần số alen trội bằng tần số cuả alen lặn.
II. Thế hệ P của quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 75%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn, thu được đời con có 18,75% số
cá thể mang kiểu hình lặn.
A. 3.

B. 2.


C. 1.

D. 4.

Câu 40: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng
(P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được
F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ ⅔.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây
hoa hồng chiếm tỉ lệ 10/27.
A. 4.

B. 3.

C. 2.
----- HẾT -----

Trang 6

D. 1.


ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI
THPT QUỐC GIA 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁNG 6.2017


Banfileword.com
BỘ ĐỀ 2017
MÔN SINH HỌC
MÃ ĐỀ 202

BẢNG ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.D

4.C

5.C

6.D

7.A

8.D

9.D

10.D

11.D


12.B

13.C

14.B

15.D

16.C

17.B

18.A

19.A

20.B

21.D

22.C

23.A

24.B

25.B

26.D


27.C

28.C

29.A

30.B

31.B

32.A

33.B

34.A

35.D

36.C

37.A

38.D

39.A

40.A

Banfileword.com
BỘ ĐỀ 2017

MÔN SINH HỌC
MÃ ĐỀ 202

ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI
THPT QUỐC GIA 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁNG 6.2017

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án là C.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
Câu 2: Đáp án là B.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở kỉ Triat (Tam điệp).
Câu 3: Đáp án là D.
Tác động của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm
cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định và các quần thể có vốn gen
thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.
Câu 4: Đáp án là C.
Ở người, hội chứng Đao là do đột biến nhiễm sắc thể gây nên (có 3 NST 21).
Các ví dụ còn lại đều là đột biến gen.
Câu 5: Đáp án là C.
Trong chuỗi thức ăn trên, cây ngô thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 6: Đáp án là D.
Tần số alen A=0,16 + 0,48/2= 0,4.
Câu 7: Đáp án là A.
Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính.
Câu 8 : Đáp án là D.
Nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố vô sinh.
Câu 9: Đáp án là D.
Cây tam bội được phát sinh từ loài có bộ NST 2n thì có bộ nhiễm sắc thể là 3n.

Câu 10: Đáp án là D.
Phép lai AABB x AABb cho đời con có 2 loại kiểu gen: AABB, AABb.
Trang 7


Câu 11: Đáp án là D.
Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ kí sinh,
Câu 12: Đáp án là B.
Trong quá trình tổng hợp ARN, có sự tham gia của enzim ARN polimeraza.
Câu 13: Đáp án là C.
Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
A sai, vì trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn ngày càng trở nên phức tạp.
B sai, lưới thức ăn trong rừng mưa nhiệt đới thường đa dạng hơn lưới thức ăn ở càng quần xã khác.
D sai, quần xã sinh vật càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Câu 14: Đáp án là B.
Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và TPKG của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
Câu 15: Đáp án là D.
Ab//ab x aB//ab => 1 Ab//aB : 1 Ab//ab : 1 ab//aB : 1 ab//ab.
Câu 16: Đáp án là C.
II, III, IV đúng.
I sai, quan hệ sinh thái giữa các loài trong chuỗi thức ăn trên là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 17: Đáp án là B.
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đột biến và di- nhập gen có chung đặc điểm là Có thể làm phong phú vốn
gen của quần thể.
Câu 18: Đáp án là A.
Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi
polypeptit.
Câu 19: Đáp án là A.
Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một
thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ.

Các ví dụ B,C,D đều là ví dụ về quần xã.
Câu 20: Đáp án là B.
Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt có thể lớn hoặc nhỏ hơn
kích thước cơ thể con mồi.
Câu 21: Đáp án là D.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường nên ta được các giao tử là: XAXa, O.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường, ta được các giao tử XA, Y.
=> F1: XAXAXa, XAXaY, XA, Y.
Câu 22: Đáp án là C.
C => quan hệ cạnh tranh.
A => ức chế cảm nhiễm.
B,D => hỗ trợ cùng loài.
Câu 23: Đáp án là A.
XaXa x XAY => 1 XAXa : 1 XaY => 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
Câu 24: Đáp án là B.
Chỉ đột biến gen trội mới biểu hiện ngay ở cơ thể đột biến, đột biến gen lặn chỉ biểu hình khi là đồng
hợp tử. Đột biến ở tế bào xôma chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể.
Câu 25: Đáp án là B.
Khi các mô đơn bội được xử lí bằng cônxixin thì khi giảm phân chỉ tạo được 1 loại giao tử.
Câu 26: Đáp án là D.
Ta có: đỏ ngọt x trắng ngọt => F1 có 4 loại kiểu hình và có kiểu hình hoa đỏ, quả chua
=> CTTQ: AaBb x aaBb
- Nếu các cặp gen phân ly độc lập ta được tỉ lệ KH hoa đỏ quả chưa = % Aabb= 12,5%
=> có hoán vị
Theo đề %Aabb= 15%=%ab x %Ab= 50% x %Ab
=> %Ab = 0,3 => Ab là giao tử liên kết => Kiểu gen của P là: Ab//aB x aB//ab
Trang 8



f=40% => A sai.
aabb= f/2 x 0,5 = 0,1
=> Tỉ lệ cây hoa đỏ quả ngọt = %A_B_ = 0,5+0,1aabb=0,6 => B sai.
Tỉ lệ cây hoa trắng quả ngọt =% aaB_ =0,25-0,1=0,15 => C sai.
F1 có 3 loại kiểu gen quy định hoa đỏ, quả ngọt là: AB//aB, AB//ab, Ab//aB => D đúng.
Câu 27: Đáp án là C.
Kích thước quần thể là tổng số cá thể, khối lượng hoặc năng lượng trong quần thể phù hợp với nguồn
sống, không gian mà nó chiếm cứ, nên D là quần thể có kích thước nhỏ nhất (1890 cá thể) => I đúng.
Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C (2200> 2080) => II đúng.
Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/ năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là:
( 3000 + 0,05x3000)/ 120 = 26,25 cá thể/ha. => III đúng.
IV. Kích thước quần thể C sau 1 năm nếu tăng 5% là: 2080 + 2080x0,05= 2184 ( tăng 104 cá thể) => IV
sai.
Vậy có 3 ý đúng.
Câu 28: Đáp án là C.
(P) cao ngọt tự thụ phấn, được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó thấp chua aabb=4%
=> % ab = 20%.
=> ab là giao tử hoán vị => KG của P: Ab//aB.
f= 2x20=40% => C sai.
Câu 29: Đáp án là A.
Lưới thức ăn đề cho có tối đa là 6 chuỗi thức ăn gồm: ABCDE, AFE, AFDE, AGFDE, AGFE, AGHIE
. => I đúng.
Có 2 loài là A và E tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn => II đúng.
III đúng.
Quan hệ giữa H và I là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 30: Đáp án là B.
Ta so sánh tần số A và a ở các thể hiện liên tiếp F1->3. ta thấy tần số alen a tăng, A giảm nên kiểu gen
AA không sinh sản => loại A,C.
Nhìn vào TPKG qua các thế hệ, ta thấy rõ quần thể nãy giao phấn ngẫu nhiên =>B
Câu 31: Đáp án là B.

Gọi p, q lần lượt là tần số alen của A, a.
Ta có tỉ lệ kiểu hình trội = p^2 + 2pq= p^2 + 2p(1-p) ( do p+q=1)
=> Ta có thể tình được tần số A ở các quần thể I, II, III, IV lần lượt là 0,8 ; 0,4 ; 0,2 ; 0,6.
=>Tần số kiểu gen dị hợp tử của quần thể II và IV đều bằng 0,48 => B đúng.
Câu 32: Đáp án là A.
I, III đúng.
II sia, vì vùng vận hành (O) mới là nơi protein ức chế có thể kiến kết làm ngăn cản sự phiên mã.
IV sai, khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z cũng phiên mã 5 lần.
Câu 33: Đáp án là B.
( I, III)
Câu 34: Đáp án là A.
Ta có: cao trắng x thấp đỏ => F1 100% cao, hồng
=> KG của (P) AAbb x aaBB => F1: AaBb
F1 tự thụ => F2 : 1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb
1AAbb, 2Aabb
1aaBB, 2aaBb
1aabb.
Lẫy ngẫu nhiên 1 cây cao đỏ ở F2, xác suất được cây thuần chủng sẽ là ⅓ => A sai.
Câu 35: Đáp án là D.
- Xét bệnh P.
Người 6,7 bình thường sinh con gái mắc bệnh P => Bệnh P do alen lặn nằm trên nhiều sắc thể thường
quy định.
Trang 9


KG của người số 8: pp kết hôn với người 9: P_
=> người 14 đồng hợp lặn về bệnh p nên (9) : Pp
Người số 3 pp kết hôn với người 4 P_, sinh ra người 8 mắc bệnh P => (4) Pp
Về bệnh P, có thể biết rõ Kg của người 2,4,6,8,9,7,10,11,14.
- Xét bệnh M

(2), (9),(10),(12): XMY.
(5),(7),(4): XmY
(5) XmY => (1) XMXm => C sai.
(11) XmXm => (6) XMXm
(4)XmY => (8) XMXm
Về bệnh M, có thể biết rõ Kg của người 1,2,5,6,7,8,9,10,11,12.
Vậy chỉ xác định được chính xác kiểu gen của 7 người trong phả hệ => A sai.
Ta có:
(6) (1/3AA:2/3Aa) XMXm => Xác suất để người số 6 mang kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen là ⅔
=> B sai.
=> Chọn D.
Câu 36: Đáp án là C.
F1: (A_bb) XD_= 0,0375
Ta có: XDXd x XDY => 1XDXD: 1 XDXd : 1 XDY : 1 XdY.
=> Aabb= 0,0375: 0,75= %Ab(⚲) x 0,5 => %Ab(⚲)=0,1
=> f= 0,2 => IV đúng
F1 có tối đa 40 loại kiểu gen => I sai.
Ta có được tỉ lệ giao tử:
⚲ AB=ab=0,4
⚨ AB=ab=0,5
Ab=aB= 0,1
Số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng:
= %(A_B_)XdY + %(aaB_)XD_ + %(A_bb)XD_= 0,3 => II đúng.
Số ruồi cái thân đen, cánh cụt mắt đỏ = 0,4x0,5x0,5= 0,1 => III đúng.
Câu 37: Đáp án là A.
Khi xét riêng tưng tính trạng thì ta phải được tỉ lệ (3:1)(3:1), nhưng theo đề cả 2 tính trạng đều không
đều ở 2 giới nên tính trạng màu sắc và lông đều liên kết với giới tính.
Lông: XAXa × XAY
Màu sắc : XBXb × XBy
Dự vào KH để cái toàn quăn đen thì đực phải là XAB Y, cái là XAB Xab (bám vào giới đực đời sau). =>

1 đúng.
Ờ đực thẳng đen (XaBY) chiếm 5% => giao tử XaB chiếm 5%/0,5 = 0,1 => f=20%, vậy 2 sai đúng.
Cá thể cái mang 2 alen trội là XAB Xab = 0,4.0,5 = 20%, vậy 4 đúng.
Cá thể mang KH lông quăn, đen ở F2 có là XAB Xab, XAB XAB , XAB XaB, XAB XAb , XAB Y vây 3 đúng.
Câu 38: Đáp án là D.
Nu=3000
A=0,15x1500=450=T
G=X=(3000 -450x2)/2=1050.
Mạch 1 có: T1=150=A2
G1=30%Nu1=450= X2.
X1=1050-450=600
G1/X1=450/600=¾ => I đúng.
(A1+G1)=(T1+X1)= 750. => II đúng.
Mạch 2: T2= 400 =>T=2A. => III đúng.
(A2+X2)/(T2+G2)=⅔ => IV đúng.
Câu 39: Đáp án là A.
Trang 10


P: aa= 1- 0,8=0,2
Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có
aa=0,35
Gọi x là tần số kiểu gen Aa ở P , ta có hệ:
aa ( f1) = aa(P)+ ( 1-1/2)/2 x x => x = 0,6
=> P: 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2aa. => I đúng. II sai ( quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền khi TPKG
đúng với định luật Hacdi Vanbec)
F1: 0,35 AA: 0,3 Aa : 0,35aa.
=> Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 0,6/0,8=0,75
=> III đúng
Khi cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn, ta được:

0,2AA=> 0,2 AA.
0,6Aa => 0,6 ( 1/4AA:2/4Aa:1/4aa)
=> vậy sẽ thu được đời con có (0,6x1/4)/0,8 số cá thể mang KH lặn => IV đúng.
Câu 40: Đáp án là A.
F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 9 hoa đỏ: 6 hoa hồng: 1 hoa trắng
=> tính trạng màu hoa tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9:6:1.
Trong đó: A_B_ : hoa đỏ
aabb : hoa trắng
các kiểu còn lại là hoa hồng.
F1: AaBb x AaBb.
F2: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4 AaBb => có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, I đúng.
1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb
1aabb.
- Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây dị hợp tử chiếm 2/3 => II đúng.
- Khi cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng , ta được:
đỏ ( 4/9 AB : 2/9 Ab: 2/9 aB : 1/9 ab) x aabb
=> 4 đỏ : 4 hồng : 1 trắng => III đúng.
- Cho các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa đỏ ở F2, ta được:
hồng ( ⅓ Ab : ⅓ aB : ⅓ ab) x đỏ ( 4/9 AB : 2/9 Ab: 2/9 aB : 1/9 ab)
=> Hoa hồng chiếm tỉ lệ = 1/3Ab x 2/9 Ab + 1/3Ab x 1/9 ab + 1/3 aB x 2/9 aB + ⅓ aB x 1/9 ab +
1/3ab x 2/9Ab + 1/3ab x 2/9 aB ) = 10/27 => IV đúng.
Vậy có 4 ý đúng.

Trang 11



×