Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.14 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
I: MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài:...........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu :..................................................................................2
4. Các phương pháp nghiên cứu:.......................................................................2
II: NỘI DUNG.......................................................................................................3
1 . Cơ sở lý luận.................................................................................................3
II: NỘI DUNG.......................................................................................................4
1 . Cơ sở lý luận.................................................................................................4
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:......................................................................5
Tổng hợp kết quả khảo sát lần đầu:..............................................................7
3. Các giải pháp thực hiện:................................................................................7


3.1. Phân loại học sinh...................................................................................8
3.2. Luyện phát âm hai phụ âm s/x cho thật chuẩn.......................................8
Áp dụng chuyên đề “Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông trong các nhà
trường”...........................................................................................................8
3.3.Chú trọng các tiết chính tả.......................................................................9
4. Kết quả nghiên cứu:.....................................................................................17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................19
1. Kết luận:......................................................................................................19
2. Bài học kinh nghiệm:...................................................................................19
3. Kiến nghị :...................................................................................................20



I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) giúp học sinh học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã lấy nguyên
tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Mà chữ viết là một hình thức của ngôn
ngữ giao tiếp. Vì vậy, phân môn chính tả có vai trò rất quan trọng ở cấp Tiểu
học. Học sinh có kĩ năng chính tả (viết đúng, viết nhanh) mới có điều kiện học
môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi.
Xuất phát từ sự cần thiết đó, qua quá trình dạy học và tìm hiểu thực tế qua
bạn bè đồng nghiệp, các bài làm, bài kiểm tra, bài viết của học sinh, tôi nhận
thấy rằng học sinh còn viết sai chính tả quá nhiều. Chính vì thế mà dẫn đến vốn

từ của học sinh nghèo nàn, khả năng kết hợp từ của học sinh còn hạn chế, đơn
điệu. Việc này không những có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân môn
Chính tả, môn Tiếng Việt mà còn ảnh hưởng đến các môn học khác. Như vậy,
viết chính tả đúng là một trong những điều kiện để học sinh có kĩ năng chính tả
tốt. Vì thế, việc rèn cho học sinh ở các lớp đầu cấp khắc phục lỗi chính tả để
viết đúng là rất cần thiết.
Từ lý do trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả”. Mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào
phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và phương pháp dạy học thực hành
phân môn Chính tả nói riêng, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học, giúp cho học sinh có những kĩ năng cơ bản ,cần thiết để các em có
thể tiếp cận tốt với các cấp học tiếp theo.

2. Mục đích nghiên cứu:
Phân môn chính tả có một vị trí vô cùng quan trọng, nó góp phần rèn
luyện cho học sinh những quy tắc, những thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng
với chuẩn giúp học sinh giao tiếp bằng văn bản viết. Mặt khác, chính tả cũng là
một thứ thước đo khả năng văn hóa và giá trị văn hóa của một con người. Đối
với người sử dụng tiếng Việt nói riêng, viết đúng chính tả sẽ chứng tỏ người đó
có trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh
một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật,… Nâng cao năng lực thẩm mĩ
và lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả tại trường
tiểu học Đông Thọ.

4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chủ yếu
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.

2


+ Phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp thực nghiệm giáo dục và sư phạm
- Phương pháp hỗ trợ
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu

+ Phương pháp tổng kết giáo dục
+ Phương pháp khảo sát thực tế .
+ Phương pháp thống kê .

II: NỘI DUNG
1 . Cơ sở lý luận
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học cung cấp cho học sinh những tri thức cơ
bản về ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp học sinh thực hiện những năng lực và thói
quen viết – nói đúng Tiếng Việt văn hoá và Tiếng Việt chuẩn mực. Nghĩa là học
sinh biết dùng chữ, ghi lời nói, biết đọc, hiểu chữ viết hay nói khác đi là biết đọc
thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo tiếng ngôn ngữ. Do đó việc
dạy cho học sinh tiểu học đọc đúng, viết đúng là một nhiệm vụ hết sức quan

trọng, tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
Phân môn chính tả có một vị trí vô cùng quan trọng, nó góp phần rèn
luyện cho học sinh những quy tắc, những thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng
với chuẩn giúp học sinh giao tiếp bằng văn bản viết. Mặt khác, chính tả cũng là
một thước đo khả năng văn hóa và giá trị văn hóa của mọi con người. Đối với
người sử dụng Tiếng Việt nói riêng, viết đúng chính tả sẽ chứng tỏ người đó có
trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh một
số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật,… Nâng cao năng lực thẩm mĩ và
lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ Việt.
Trên thực tế, người Việt ở những vùng khác nhau có những cách phát âm
khác nhau, và theo quy luật của người Việt phát âm thế nào thì ghi âm thế ấy,
phát âm sai dẫn đến ghi âm sai. Đây là một quy luật song đôi khi luật này cũng

bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân. Mặt khác ở mỗi một vùng, miền khác nhau,
học sinh thường mắc những loại lỗi khác nhau trong khi viết ; cơ sở của nó
chính là cách phát âm khác nhau theo từng miền, từng khu vực.
Trong thực tiễn giảng dạy ở phường Đôn

g Thọ, tôi nhận thấy khi viết có một số học sinh hay nhầm lẫn giữa các phụ
3


âm: ch/tr, s/x…dẫn đến việc các em hiểu sai nghĩa của từ và sử dụng từ sai. Những
nguyên nhân cơ bản đưa đ
II: NỘI DUNG

1 . Cơ sở lý luận
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học cung cấp cho học sinh những tri thức cơ
bản về ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp học sinh thực hiện những năng lực và thói
quen viết – nói đúng Tiếng Việt văn hoá và Tiếng Việt chuẩn mực. Nghĩa là học
sinh biết dùng chữ, ghi lời nói, biết đọc, hiểu chữ viết hay nói khác đi là biết đọc
thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo tiếng ngôn ngữ. Do đó việc
dạy cho học sinh tiểu học đọc đúng, viết đúng là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng, tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
Phân môn chính tả có một vị trí vô cùng quan trọng, nó góp phần rèn
luyện cho học sinh những quy tắc, những thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng
với chuẩn giúp học sinh giao tiếp bằng văn bản viết. Mặt khác, chính tả cũng là
một thước đo khả năng văn hóa và giá trị văn hóa của mọi con người. Đối với

người sử dụng Tiếng Việt nói riêng, viết đúng chính tả sẽ chứng tỏ người đó có
trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh một
số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật,… Nâng cao năng lực thẩm mĩ và
lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ Việt.
Trên thực tế, người Việt ở những vùng khác nhau có những cách phát âm
khác nhau, và theo quy luật của người Việt phát âm thế nào thì ghi âm thế ấy,
phát âm sai dẫn đến ghi âm sai. Đây là một quy luật song đôi khi luật này cũng
bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân. Mặt khác ở mỗi một vùng, miền khác nhau,
học sinh thường mắc những loại lỗi khác nhau trong khi viết ; cơ sở của nó
chính là cách phát âm khác nhau theo từng miền, từng khu vực.
Trong thực tiễn giảng dạy ở phường Đông Thọ, tôi nhận thấy khi viết có một
số học sinh hay nhầm lẫn giữa các phụ âm: ch/tr, s/x…dẫn đến việc các em hiểu sai

nghĩa của từ và sử dụng từ sai. Những nguyên nhân cơ bản đưa đến thực trạng này
là:
- Về phía giáo viên: Do phải soạn nhiều tiết, dạy nhiều tiết trong một buổi, sĩ
số lớp lại đông nên giáo viên chỉ chủ yếu truyền thụ cho học sinh chép xong bài mà
chưa dành nhiều thời gian đi sâu vào rèn kĩ năng viết đúng cho học sinh trong các
tiết dạy.
- Về phía học sinh: Do một số học sinh sinh ra và lớn lên ở quê trong khi nói
hoặc viết thường có thói quen sử dụng lẫn lộn các phụ âm như: ch/tr, r/d/gi, s/x dẫn
đến việc học sinh bị nhầm lẫn giữa các phụ âm. Ngoài ra, còn có những em phát âm
ngọng và viết cũng ngọng theo. Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa là nhiều
học sinh chưa nắm vững nguyên tắc ghi âm, ghi thanh, chưa chú trọng đến nét nghĩa
trong từng văn cảnh thường chỉ viết theo cảm tính, khi viết lại không tập trung chú

ý…

4


2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Qua thực tế rèn cho học sinh lớp hai viết đúng chính tả tôi có những thuận
lợi và khó khăn sau.
a. Về giáo viên:
* Thuận lợi:
Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2B. So
với lứa tuổi học sinh tiểu học thì ở lứa tuổi lớp 2 còn rất nhỏ, tiếp thu kiến thức

còn hạn chế. Lớp 2B có 47 em trong đó có 20 em nữ và 27 em nam. Các em
nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập, gia đình quan tâm. Đó là thuận lợi để tôi áp dụng sáng kiến của
mình.
* Khó khăn:
+ Sĩ số lớp học đông nên dẫn đến giáo viên bao quát nhiều khi chưa hết.
+ Quá trình dạy học, chưa đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính
vững chắc, tính vừa sức với đối tượng học sinh lớp mình.
+ Giáo viên chủ nhiệm đôi khi còn xao nhãng việc chấm chữa bài thường
xuyên, do đó hạn chế nắm bắt đối tượng học sinh lớp mình, không biết chất
lượng chữ viết của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để có hướng khắc
phục và đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh

nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Bản thân GV chưa phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học.
Việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói
chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng GV làm chưa tốt.
+ Trong các giờ học chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi,
chưa có sự đổi mới phương pháp – hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình
thức.
+ Giáo viên chưa phát động các cuộc thi vui để phát triển tối đa khả năng
viết chính tả của học sinh.
+ Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc viết
sai chính tả của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em. Ở
nhà khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít là

phụ huynh sửa sai cho con em mình. Một số phụ huynh đi làm xa để mặc con
em ở nhà. Bản thân một số phụ huynh còn nói sai, viết sai chính tả. Cụ thể khi
trao đổi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên
lạc.
b. Về học sinh:
* Thuận lợi:
Qua thực tế giảng dạy lớp 2, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
- Các em đến trường đúng độ tuổi, đi học đều, được gia đình quan tâm,
kèm cặp thường xuyên.
5



- Sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
- Học sinh lớp hai viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui
định.
* Khó khăn:
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong
giờ học chính tả. Cụ thể:
Trong thực tế nhiều năm giảng dạy , qua khảo sát, dự giờ các lớp. Hơn
nữa, năm học 2016-2017 này, tôi được phân công phụ trách lớp 2B Trường Tiểu
học Đông Thọ. Tôi nhận thấy hầu hết học sinh các lớp khác và học sinh lớp tôi
đều là con em của những gia đình lao động tự do nên cha mẹ các em chưa ý thức
đúng về việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Mặt khác, các em phát âm
theo tiếng địa phương quá nhiều, viết theo sự phát âm của mình nên dẫn đến số

học sinh viết đúng chính tả rất ít, hầu hết các em vẫn còn sai lỗi chính tả (ở mức
độ ít, nhiều khác nhau) nhất là các lỗi về âm đầu. Có những học sinh trong một
bài chính tả viết sai hơn 10 lỗi hoặc có những bài viết chính tả hoặc bài làm văn
của học sinh khi mới nhìn vào thì bài viết khá đẹp mắt nhưng khi đọc cụ thể
từng câu, từng chữ thì lại thấy mắc lỗi chính tả quá nhiều khiến tôi không thể
hiểu các em muốn diễn đạt điều gì. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học
tập môn Tiếng Việt cũng như những môn học khác của học sinh. Tôi nghĩ rằng
có một số nguyên nhân dẫn đến một số lỗi thường sai của học sinh lớp tôi như
sau:
+ Học sinh chưa nắm được một số quy tắc :
* ngh, gh: Khi đứng trước i, e, ê, ng, g : Những trường hợp còn lại (a, ă,
â, o, ô, ơ, u, ư ).

Cho nên HS thường mắc lỗi: Viết là nghỡ, nghát (thay cho ngỡ, ngát), ngìn, ngiêm, ngèo (thay cho
nghìn, nghiêm, nghèo).

+ Lỗi chính tả do tiếng địa phương:
Cách phát âm, tiếng nói của từng địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình viết chữ. Ở địa phương do cách phát âm không chính xác về các tiếng
có âm đầu ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi ; thanh hỏi/ thanh ngã nên trong quá trình viết
học sinh thường lẫn lộn giữa ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi ; thanh hỏi/ thanh ngã và số
học sinh mắc những lỗi này khá nhiều. Đây là hình ảnh thực tế trong khi phát
âm theo tiếng địa phương:

6



* Là s nhưng lại viết thành x. VD: sinh sống - xinh xống , sương mù – xương
mù.
* Là x nhưng lại viết thành s. VD: xen lẫn- sen lẫn , xanh xao- xanh sao.
* Là tr nhưng lại viết thành ch. VD: - leo trèo - leo chèo, trạm y tế - chạm y
tế.
* Là ch nhưng lại viết thành tr. VD: câu chuyện - câu truyện, va chạm - va
trạm
*Là n nhưng lại viết thành l. VD: chăm nom - chăm lom , nặng nề - lặng
lề.
* Là l nhưng lại viết thành n. VD: lắng nghe - nắng nghe, lo lắng - no

nắng .
* Là d nhưng lại viết thành g. VD: dong biển - giong biển, hàng dong - hàng
giong.
* Là gi nhưng lại viết thành r. VD: tháng giêng- tháng riêng.
* Là r nhưng lại viết thành d. VD: rành mạch – dành mạch, rơi đồ - dơi đồ.
* Là d nhưng lại viết thành r. VD: để dành - để rành, con dơi - con rơi .
*Là thanh hỏi lại viết là thanh ngã. VD: chăm chỉ - chăm chĩ, đổ rác - đỗ rác.
* Là thanh ngã nhưng viết là thanh hỏi. VD: số chẵn - số chẳn, thi đỗ - thi đổ.

+ Khả năng hiểu về nghĩa của từ ở học sinh còn hạn chế:
Trong thực tế, ta thấy rằng việc dạy từ ngữ ở Tiểu học chủ yếu là qua giờ
Luyện từ và câu. Trong giờ này thì giáo viên mới chú trọng hơn việc giải nghĩa

từ, hệ thống hoá những từ có cùng chủ đề và hướng dẫn sử dụng từ qua các bài
luyện tập. Trong giờ Chính tả giáo viên chưa chú ý đến điều này, việc học sinh
không hiểu được nghĩa của từ cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc viết sai
chính tả ở học sinh.
Tổng hợp kết quả khảo sát lần đầu:
Khảo sát thực trạng ở lớp 2B Trường Tiểu học Đông Thọ đầu năm học 2016 2017:
Sĩ số
46

Số HS viết
đúng chính tả


Số HS viết sai
về ch/tr; s/x

Số HS viết sai
về r/d/gi; l/n

Các lỗi khác

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%


5

10.9

10

21.8

20

43.4


11

23.9

Từ thực trạng của lớp tôi như trên, để việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn,
tôi suy nghĩ, tìm tòi và tham khảo các tài liệu chính tả Tiếng Việt, tôi mạnh dạn
thực hiện một số biện pháp “Giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả” giúp
các em viết đúng chính tả hơn, học tốt hơn và bước đầu thu được những kết quả
tốt.
3. Các giải pháp thực hiện:
Sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã đưa ra các bước thực hiện đề tài như sau:.
7



3.1. Phân loại học sinh.
Ngay từ đầu năm, khi nhận lớp, tôi đã khảo sát xem có bao nhiêu em
nhầm lẫn giữa hai phụ âm đầu s/x, viết sai về ch/tr; s/x, bao nhiêu em viết sai về
r/d/gi; l/n; bao nhiêu em viết sai các lỡi khác rồi tìm hiểu nguyên nhân (do phát
âm ở địa phương, do ngọng hay do chưa nắm được các nguyên tắc chính tả…)
dẫn đến sự nhầm lẫn đó để có kế hoạch giúp đỡ từng em.
3.2. Luyện phát âm hai phụ âm s/x cho thật chuẩn.
- Trước hết, tôi luôn cố gắng phát âm chuẩn ở mọi lúc, phân biệt rõ cách
phát âm s/x đồng thời chú trọng luyện cho học sinh (đặc biệt là những em phát
âm sai do tiếng địa phương và do ngọng) thông qua tiết Tập đọc (gắn với nghĩa

và phân biệt nghĩa của từ)
Ví dụ: Trong bài tập đọc: “Làm việc thật là vui” – Tiếng Việt 2 tập 1 “sắc
xuân”, trước hết tôi cho học sinh nêu cách phát âm tiếng “sắc” rồi gợi mở cho
học sinh giải nghĩa từ và phân biệt với tiếng “xắc” trong “ xúc xắc”
- Ngoài tiết Tập đọc, tôi luyện phát âm cho các em ở tất cả các môn học,
khi các em phát biểu ý kiến hoặc thông qua giao tiếp với các em.
- Ngôn ngữ Tiếng Việt thường đọc sao viết vậy nên khi các em đã phát âm
chuẩn thì khi viết cũng đỡ sai lỗi chính tả. Tôi đã dẫn chứng những trường hợp
nói sao viết vậy như sau:

Áp dụng chuyên đề “Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông trong các
nhà trường”

- Từ thực tế tại trường Tiếng địa phương còn tồn tại ở tất cả các trường
với mức độ khác nhau.
- Giao tiếp trong nhà trường là giao tiếp thuộc phong cách khoa học giáo
dục và phong cách hành chính công vụ. Vì vậy nếu dùng ngôn ngữ với giọng
điệu địa phương thì sẽ bị sai lạc về phong cách, không tuân thủ chuẩn mực ngôn
ngữ văn hóa. Do đó chúng ta cần nói, viết đúng chuẩn.
- Nói, viết tiếng địa phương lệch chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại
8


chính là sai kiến thức của môn học Tiếng Việt được dạy trong các nhà trường.
Nói, viết không chuẩn là chưa đạt tính mô phạm chuẩn mực của người làm thầy.

Thậm chí có khi làm sai lệch thông tin hoặc gây cười.
- Rèn luyện nói, đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả (khắc phục sự hạn
chế của tiếng địa phương), biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh
lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm cao
quý cho mỗi người thầy, mỗi cơ quan văn hóa.
- Thường xuyên nhắc nhở đồng nghiệp, bạn bè, học sinh sửa lỗi. Tích cực
tích lũy vốn từ, biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ (trong đó có từ địa phương) chuẩn
xác, có thẩm mỹ, đồng thời điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp, thân thiện trong giao
tiếp.
3.3.Chú trọng các tiết chính tả.
Trong các tiết học , tôi lưu ý hơn trong việc rèn chữ viết bằng cách đi từ
nghĩa đến chữ hoặc ngược lại đi từ chữ đến nghĩa, nhấn mạnh vào biện pháp so

sánh đối chiếu, gợi mở để học sinh thấy được sự khác nhau về nghĩa của những
cặp từ dễ lẫn. Bởi vì để viết đúng chính tả ngoài việc phát âm chuẩn cần hiểu rõ
nghĩa của từ và nắm vững quy tắc viết chính tả. Từ đó tôi đưa ra các biện pháp
tổ chức như sau:
* Luyện phát âm đúng và chính xác đồng thời thực hiện nguyên tắc đồng
bộ trong quá trình dạy học Chính tả.
* Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập và ghi nhớ mẹo luật chính tả.
* Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp
* Hướng dẫn học sinh ghi Sổ tay chính tả.
* Yêu cầu học sinh chép lại chữ viết đúng.
* Hướng dẫn học sinh đọc nhiều –nhớ lâu.
* Giải nghĩa và đọc từ khó.

* Khuyến khích học sinh chép các bài thơ vui để rèn chính tả.
* Hình thành mẹo luật chính tả.
* Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
3.3.1. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
a. Luyện phát âm đúng và chính xác đồng thời thực hiện nguyên tắc
đồng bộ trong quá trình dạy học Chính tả.
Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã
học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc, tôi
cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài
đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung bài viết. như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã có vốn từ, nắm
được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – phân tích – viết đúng, đặc biệt là những

tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
Luyện đọc là một vấn đề rất cần thiết, nhất là học sinh lớp Hai. Để chép
9


được bài văn, bài thơ thì các em phải đọc tốt, có đọc tốt thì mới viết đúng, cao
hơn nữa là viết đẹp. Để học sinh viết đúng chính tả thì bước đầu tiên trong dạy học người dạy cần giúp học sinh nắm vững các bước sau:
- Cho học sinh đọc bài chính tả (chú ý phát âm đúng).
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con, đọc các từ khó (chú ý phát âm đúng).
- Hướng dẫn cách trình bày về cách trừ lề, ghi tên môn, tên bài.
- Giáo viên hướng dẫn kỹ khi nào cần viết hoa (chữ đầu câu, tên riêng…). Học sinh phải biết đây là quy
tắc chính tả buộc phải tuân theo. Khi gặp trường hợp dấu chấm xuống dòng thì phải viết lùi vào một ô, cách ghi

dấu (,), dấu chấm than (!), dấu hai chấm (:), gạch đầu dòng (-), dấu hỏi (?).

- Nếu là viết bài thơ thì tuỳ vào thể loại thơ có số chữ nhiều hay ít mà
trình bày cho cân đối với trang giấy và viết xong mỗi câu thơ thì phải xuống
dòng, chữ đầu dòng lại viết hoa.
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm
đúng và chính xác cho bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng
và chính xác. VD: như với những tiếng có thanh ngã thì phải đọc nặng giọng và
hơi ngân dài hơn so với những tiếng có thanh hỏi.
- Đồng thời việc rèn phát âm cho học sinh không chỉ được thực hiện trong
tiết Tập đọc mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các tiết
như: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn,... Đó chính là thực hiện nguyên

tắc đồng bộ trong dạy học Chính tả . Mặt khác, để đáp ứng với yêu cầu thực tế
thì trong dạy học ta không chỉ chú trọng dạy chính tả trong giờ Chính tả mà phải
dạy kết hợp trên tất cả các giờ học: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập đọc, Toán
,...có những biện pháp dạy Chính tả phù hợp trong từng phân môn. Có được sự
kết hợp hài hoà, hợp lí đó thì các môn học mới có tác dụng hỗ trợ cho nhau và
việc dạy học mới đạt hiệu quả cao.
Chẳng hạn, trong giờ Tập đọc tuần 2 bài “Làm việc thật là vui” một số
học sinh còn phát âm chưa đúng từ: sắp sáng, sắc xuân, ...Giáo viên cho học sinh
phát âm đúng các từ đó. Qua việc phát âm đúng học sinh sẽ nắm được cách viết
s hay x trong bài chính tả nghe-viết.
b. Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập và ghi nhớ mẹo luật chính
tả.

* Khắc phục lỗi x-s:
Bài 1: Điền vào chỗ trống x hoặc s.
.....ắp xếp; .....ếp hàng;
sáng .....ủa; xôn .....ao
Bài 2: Tìm một số từ chỉ thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn có âm s hoặc
x.
Cây sung, quả sấu, xôi.....................
Bài 3: Nối chữ cây với chữ có thể ghép với nó.

cây

si

sung
10


xoài
xung
Qua 3 dạng bài tập trên, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số
mẹo để phân biệt s- x như sau:
* xếp hàng (từ chỉ hoạt động) - sếp (cấp trên), sáng sủa; xôn xao,...
* Tên thức ăn thường đi với x (VD: xôi, xúc xích, xà lách, cải
xoang,...)
* Những từ chỉ sự vật viết với s. VD:

+ Chỉ người: sứ giả, bà sãi, ông sư,...
+ Chỉ cây: cây si, cây sắn, cây sung,...
+ Hiện tượng tự nhiên: sao, sông, sương,...
+ Đồ vật: hòn sỏi, sợi dây, súc vải,...
(Một số trường hợp ngoại lệ: xương, cây xoan, trạm xá, mùa xuân, cái
xuồng, cây xoài, cái xe,...)
Bài 4: Tìm từ ngữ để phân biệt: xấu/sấu; sung/xung…
Tổ chức các trò chơi
Thông qua các trò chơi rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói-viết đúng phụ
âm s/x đồng thời giúp các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu hơn.
VD: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
- Mục đích: Giúp các em học sinh phân biệt nghĩa các từ, từ đó nhận biết

cách viết.
- Nội dung: Giáo viên đưa ra một cặp chữ có phụ âm đầu s/x (VD:
Sôi/xôi), yêu cầu học sinh trong 15 giây viết nhanh ra bảng 2 từ (một từ có tiếng
“sôi”, một từ có tiếng “xôi”) em nào tìm được nhanh, đúng thì sẽ thắng cuộc.
* Khắc phục lỗi ch hay tr
Bài 1: Điền vào chỗ trống ch hay tr.
con ....ai; cái .....ai; ....ồng cây; .....ồng bát.
Bài 2: Tìm và viết tên các đồ vật dụng trong nhà có âm ch.
Từ 2 dạng bài tập trên học sinh biết được các đồ vật dùng trong nhà
thường viết là ch (VD: chén, chạn, chăn, chiếu, chậu, chai, chổi, chõng, chảo,
chày, chum, chõ, chụp đèn, (cuộn) chỉ,...).
Những từ chỉ hoạt động thường viết là ch (VD: chồng bát, chung sức,

chung vốn, che ô, chèo thuyền,...). Trường hợp ngoai lệ: trồng cây, trèo cây,...
Bài 3: Điền vào chỗ trống ch hay tr
.....ịnh .....ọng; .....ụ sở; .....uyền thống; .....ình độ; lởm .....ởm; ....eo
leo.
Qua dạng bài tập trên, giáo viên giúp học sinh biết:
+ Một số từ đi với dấu nặng hay dấu huyền được viết là tr ( VD: trụ
11


sở, trịnh trọng, truyền thống, trình độ,...)
+ Ch có thể đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong một số từ có hai
tiếng mà có vần giống nhau , còn tr thì không như thế (VD: lởm chởm, cheo leo,

chồm hỗm, lừng chừng,...).
* Khắc phục lỗi r- d- gi
Bài 1: Điền vào chỗ trống r,d hay gi.
.....ừng núi
.....ừng lại
cây .....ang
.....ang tôm
Bài 2: Luyện phát âm và viết đúng các cập từ ngữ so sánh:
nổ ran
#
gian nhà
rực rỡ

#
dỡ nhà
nói rằng
#
giằng co
Qua một số bài tập trên, giáo viên cho học sinh rút ra một số nhận xét:
Những từ viết là r thường:
+ Mô phỏng tiếng động (VD: rào rào, rả rích, rầm rầm,...).
+Mô phỏng sự rung động (VD: rưng rức, run rẩy,...).
+Mô phỏng sắc thái ánh sáng (VD: rực rỡ, rừng rực,...).
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ một số từ có hai tiếng giống âm đầu:
VD: Giống gi: giặc giã, giữ gìn,...

Giống d: dạt dào, dai dẳng,...
* Khắc phục lỗi gh- g. Để dạy học sinh khắc phục lỗi viết sai khi không
nắm được quy tắc viết g/ gh . Tôi đã đưa ra hình ảnh để học sinh nắm được khi
viết sai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của mọi người trong cuộc sống.

Bài tập 1: Điền gh hoặc g vào chỗ trống:
.....ế .....ỗ;
...é thăm
.....i ......ép;
nhà .....a
Với dạng bài tập trên, học sinh nhớ lại quy tắc viết gh/ g:
+ Viết gh đứng trước i, e, ê . VD: ghi chép, ghế,...

+ Viết g trong các trường hợp còn lại (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ). VD: gà, ga,
12


gỗ,...
* Khắc phục lỗi ngh- ng
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ngh hoặc ng
.....ười cha;
con .....é;
suy .....ĩ;
...on miệng.
.....ỉ ngơi;

nguy ....a;
...úng nguẩy
.....ề .....iệp
Qua dạng bài trên, giáo viên giúp học sinh ôn lại quy tắc viết ngh/ ng:
+ Viết ngh khi đứng trước i, e, ê . VD: nghe, nghỉ, nghề,...
+ Viết ng trong các trường hợp còn lại (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ). VD:
ngô, ngoan ngoãn,...
* Để dễ nhớ quy tắc viết ngh/ ng (gh/ g) , giáo viên cho học sinh thi học
thuộc câu thơ sau:
Tiếng mình mười một nguyên âm
Trước e, ê, i chớ viết nhầm ngờ (gờ) đơn.
* Khắc phục lỗi l - n

Bài tập 1 : Hãy điền l hoặc n trước các từ sao cho chính xác, sau đó cùng
đọc to xem bạn nào đọc đúng và lưu loát nhất nhé.
...ói ....ăng ....ên ....uyện.....uôn ....uôn
...ói ....ời ....ưu ....oát .....ớn ....ên .....úc .....ày
....ỡ .....ào ....òng ....ại ...ung ....ay
...ên ....ớp ......ú .....ẫn .....àm .....ây .....ão .....òng
L, n .....o ....ắng, .....ấu .....ung
...uyện .....ưỡi .....anh .....ợi ....à .....òng ....âng .....âng.
Giáo viên yêu cầu học sinh điền l/ n. Sau đó, học sinh đọc to theo nhóm
2, cá nhân. Lưu ý: L/n thuộc nhóm phụ âm đầu lưỡi nhưng khi đọc n ta phải
phát âm nặng giọng hơn âm l.
* Khắc phục lỗi thanh hỏi/ thanh ngã

Bài tập 1: Ghi trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?
dạy bao - cơn bao
lặng le - số le
mạnh me - sứt me
áo vai - vương vai
Với dạng bài tập này, tôi cho học sinh đọc nhiều lần (nghe bạn đọc) . Học sinh
biết được với những tiếng có thanh ngã thì phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn
so với những tiếng có thanh hỏi. Từ đó, các em sẽ nắm được cách đọc đúng các từ
có thanh hỏi/ thanh ngã và chắc chắn các em sẽ làm đúng dạng bài như thế này.
c. Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp.
* Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, không phát âm
ngọng. Từ đó, hình thành cho các em kĩ năng: nghe đúng - viết đúng, viết nhanh

và viết đẹp. Đối với học sinh lớp 2 thì nó thực sự cần thiết. muốn vậy, giáo viên
và học sinh phải thực hiện thật tốt ngay từ các bài học tập đọc và trong các giờ
13


học khác.
+ Chương trình lớp 2, khi viết bài chính tả học sinh có 2 hình thức: tập
chép hoặc nghe viết.
Bài tập chép là tích hợp của các yêu cầu về nhiều mặt: tư thế ngồi viết, tay
cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu bài, viết liền mạch.
Bài nghe – viết học sinh phải nghe từ giọng của thầy cô mà nhớ lại cách
viết các từ nghe được.

+ Đối với học sinh lớp hai các em luôn có thói quen bắt chước theo cô,
các em luôn cho rằng cô làm gì cũng đúng, tất cả những hành vi, việc làm của
cô, học sinh đều coi đó là “mẫu”, là “chuẩn” cần phải làm theo. Vậy giáo viên
cần đáp lại sự mong mỏi của học sinh, phải tự mình hoàn thiện mình ngày một
hoàn hảo hơn trước học sinh. Đặc biệt hằng ngày bản thân phải rèn cách viết
bảng:

* Giáo dục tính cẩn thận:
“Viết ngoáy”, là viết nhanh một cách cẩu thả, không thể chấp nhận được
với bất kì lớp nào, nhất là lớp 2. Với học sinh lớp 2, giáo viên cần phải giáo dục
học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, giáo dục qua các bài học, qua các gương trong thực
tế ngay từ thời gian đầu để học sinh không có thói quen viết ngoáy. Nếu có, giáo

viên phải giúp học sinh dần dần khắc phục nhược điểm này, để khắc phục được
lỗi trên, nhìn chung giáo viên phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng
về mà để vở bị dây bẩn hay quăn mép. riêng với lỗi viết ngoáy giáo viên có thể
nghiêm khắc hơn để đưa học sinh vào nề nếp. Đây là hình ảnh tôi rèn học sinh
khi học sinh viết ngoáy.

14


+ Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học, đặc biệt là
trong giờ học Tiếng Việt. Giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, vì vậy giáo
viên phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo (chú ý phát âm chuẩn).

Khi viết đúng, đặc biệt là những bài viết mẫu cho học sinh, chữ viết của giáo
viên phải chân phương mẫu mực khi viết mẫu bài chính tả, giáo viên chú ý cách
trình bày bài khoa học, đúng mẫu chữ, cỡ chữ. như vậy, giáo viên cần luôn chú ý
đến cách viết, cách trình bày của mình cũng như chú ý sửa sai cho học sinh về
khoảng cách các con chữ, khoảng cách chữ, cách ghi dấu thanh, cách viết liền
nét, viết liền mạch. giáo viên giúp học sinh biết : Khoảng cách chữ - chữ khoảng
một con chữ o. Khoảng cách chữ - dấu phẩy, dấu chấm khoảng nửa con chữ o.
Khi đã có sự hiểu biết này ở những bài học vần, sang viết chính tả học sinh sẽ
tránh được những lỗi này.
d. Hướng dẫn học sinh ghi Sổ tay chính tả.
Đây là sổ để học sinh ghi chép các từ ngữ thường viết sai chính tả đã được
chữa lại nhằm giúp các em nhớ lâu. Quyển sổ này được giáo viên hướng dẫn học

sinh chia theo nhóm, như: s- x; ch- tr; r- d- gi; l- n và các lỗi khác. Giáo viên yêu
cầu học sinh thường xuyên đọc các từ ngữ đã viết.
e. Yêu cầu học sinh chép lại chữ viết đúng.
Đối với học sinh hay mắc lỗi chính tả, nếu cùng một loại lỗi (VD: s- x),
tôi yêu cầu chép lại chữ viết đúng từ 5 đến 10 dòng (tuỳ mức độ). Cách này rất
có hiệu quả, giúp học sinh ít khi lặp lại lỗi đã mắc.
g. Hướng dẫn học sinh đọc nhiều- nhớ lâu.
Sách báo, truyện thiếu nhi giúp các em học tốt hơn và đặc biệt tránh viết
sai chính tả. Ở lớp tôi, hằng tuần tôi đều cung cấp truyện thiếu nhi, Văn học tuổi
thơ,....Cứ đến giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, lớp tổ chức thi đọc báo Nhi đồng,
thi viết lại những bài thơ hay lên bảng (thi viết chữ đẹp). Những em ham đọc
sách báo thường chăm học và viết chính tả thường đạt nhiều điểm tốt.

h. Giải nghĩa và đọc từ khó.
Trong tất cả các bài chính tả đều có những từ khó mà học sinh cần phải
viết đúng và sách giáo khoa đã dành riêng một mục cho phần này. Trong các từ
này giáo viên cần chọn ra một số từ để giải nghĩa. Bởi lẽ chính tả Tiếng Việt là
chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả, việc nắm
15


nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp
học sinh nhớ lâu và viết đúng chính tả.
Bên cạnh đó, ta cần phải dạy cách đọc từ khó. Khi học sinh giải nghĩa và
đọc được đúng từ khó thì học sinh sẽ viết đúng chính tả. Lúc này từ sẽ được đưa

vào trong trí não học sinh một cách chính xác chứ không mơ hồ.
i. Khuyến khích học sinh chép lại các bài thơ vui để rèn chính tả.
Đọc thơ giúp các em nhớ nhanh và nhớ lâu. Ở lớp tôi, hằng tuần các em
đều được cô giáo đọc cho chép bài thơ ngắn có các chữ cần rèn viết đúng chính
tả (hoặc Giáo viên khuyến khích học sinh tự sưu tầm các câu thơ, bài thơ hay để
viết, nếu câu thơ có tác dụng rèn kĩ năng viết đúng chính tả thì càng tốt). Mỗi
bài thơ, câu thơ do Giáo viên cung cấp sẽ giúp các em luyện viết đúng các tiếng
có âm r, d, gi hoặc s, x, ... Điều này hỗ trợ rất tốt cho kĩ năng viết đúng chính tả
của học sinh.
k. Hình thành “ mẹo luật ” chính tả cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, tôi dần hình thành cho học sinh một số “mẹo
luật” chính tả phân biệt phụ âm đầu s/x. Chẳng hạn:

- Về mặt kết hợp: ở trong âm tiết, “s” không đi với các vần bắt đầu bằng
oa, oă, oe, uê. Do đó ta lại có: Xuề xoà, xoay xở, xoen xoét, xun xoe…Ngoại lệ
như: soát lại, suýt soát, sột soạt, sờ soạng…
- Về mặt láy âm: s và x đều láy điệp âm đầu, nhưng “s” lại không láy với
“x”. Do đó cả hai chữ đều phải là điệp “s” hoặc điệp “x”.
+ Điệp “s” : sở soạng, sồ sề, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng…
+ Điệp “x”: xao xuyến, xôn xao, xanh xao, xào xạc…
- Đặc điểm về ngữ nghĩa:
+ Từ hay âm tiết viết với “s” có từ hay yếu tố Hán Việt đồng nghĩa viết
với phụ âm khác (không viết với x) Ví dụ: (gà) sống – (gà) trống, se sẽ – khe
khẽ, sát – giết, sư – thầy, …
+ Từ hay âm tiết với (x) có từ hay yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với phụ âm

khác (không viết với s) Ví dụ: (Tinh) xảo – khéo; xoáy (tóc) – khoáy; xen –
chen; xóm – thôn…
- Về từ vựng:
+ Tên các thức ăn và những đồ dùng vào những việc ăn uống thường đi
với “x”: xôi; xúc xích; xà lách; cải xanh; cái xoong; cái xiên nướng thịt…
+ Ngoài tên thức ăn và đồ dùng vào việc ăn uống hầu hết các danh từ đều
viết với “s” chứ không viết với “x”
Danh từ chỉ người : Ông sư, bà sãi, ông nguyên soái, sứ thần…
Tên cây: Cây sen, cây sim, cây sung, cây sắn, cây si…
Hiện tượng tự nhiên: Sao, sấm, suối, sương, sông…
Đồ vật: Hòn sỏi, song cửa, cái sọt, sợi dây…


16


Động vật: Cá sấu, con sóc, con sò, con sên, con sếu…
Ngoài lệ có: Xương, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, bọ xít, xén
tóc…
- Những từ chỉ hơi đi ra viết với “x”: xì, xỉu, xọp, xẹp…
- Những từ có nghĩa sụp xuống đi với “s”: Sụp, sụt, sẩy chân…
- Những từ công cụ ngữ pháp: nhiều chữ đi với “s”: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn.
* Tổ chức cho học sinh: “Học mà vui - Vui mà học”:
Học sinh lớp 2 còn rất nhỏ tuổi, các em còn mãi chơi chưa xác định được
nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, giáo viên phải là người hướng học sinh vào

quá trình học tập để các em chủ động tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức.
Muốn vậy giáo viên cần tổ chức cho học sinh: “học mà vui – vui mà học” qua
các hình thức và phương pháp khác nhau. Để gây hứng thú cho học sinh, để học
sinh thấy thoải mái, thích thú, tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả cao, trong các giờ
học tôi luôn tổ chức các cuộc thi, các trò chơi giúp các em hứng thú học tập, qua
đó các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động có hiệu quả. Hình ảnh của học
sinh khi học mà chơi.

* Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết:
Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên luôn cho học sinh đọc bài
chính tả trước rồi mới viết. Khi viết xong, giáo viên cần nhắc nhở học sinh tự
đọc bài, những gì mình đã biết ( bài chính tả), để qua đó thấy mình sai gì sẽ tự

sửa, tự khắc phục. đặc biệt trong giờ chính tả, khi học sinh chép xong hoặc nghe
– viết xong bài chính tả thì giáo viên cần đọc chậm lại nội dung bài viết và nhắc
nhở học sinh theo vào bài viết của mình để tự soát lỗi chính tả (có thể đổi chéo
vở – kiểm tra lẫn nhau).Yêu cầu: giáo viên đọc đúng, phát âm chuẩn. Học sinh
phải thật chú ý: tai nghe – mắt nhìn và suy nghĩ để sửa chính tả cho đúng.
4. Kết quả nghiên cứu:
Vận dụng những kinh nghiệm trên vào giảng dạy tôi thấy hầu hết học sinh
nắm được cách phát âm phụ âm s-x, phân biệt được phụ âm s/x đưa vào cấu tạo
17


và nghĩa của từ. Những em: Anh Trung, Tuấn Anh, Phương Thanh, Đức Sơn,

Hoàng Nghĩa, Ngọc Quân …đã có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học. Các bài
chính tả không còn hiện tượng viết nhầm lẫn giữa 2 phụ âm x-s.
Qua bài khảo sát chất lượng, lớp tôi đạt được kết quả như sau:
Sĩ số
46

Số HS viết
đúng chính tả

Số HS viết
sai về ch/tr;
s/x


Số HS viết sai
về r/d/gi; l/n

Các lỗi khác

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

Kết quả
khảo sát đầu

năm

5

10.9

10

21.8

20


43.
4

11

23.9

Kết quả
cuối học kì 1

40


89

2

2.2

3

6.6

1


2.2

Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp trên để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh và thu được những kết
quả thiết thực. Không những các em tiến bộ về chữ viết, không còn viết sai nhiều lỗi chính tả mà vốn từ và kỹ năng
sử dụng từ của các em ngày càng được nâng lên. Mức độ sai sót về lỗi chính tả không đáng kể, việc sử dụng từ ở
từng bài làm đã có hiệu quả rõ rệt không những trong phân môn Chính tả mà còn ở các môn học khác nhất là trong
bài tập làm văn, luyện từ và câu. Dưới đây là những bài viết của học sinh trước đây đã mắc lỗi.

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Trên đây là Một số biện pháp“Giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính
tả” mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy phân môn Chính tả. Tôi chỉ
muốn bằng tâm hồn, lương tri của người “Vì tương lai con em chúng ta” mà đề
xuất suy nghĩ của mình.
Qua nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh học môn chính tả, tôi thấy đây là
một vấn đề rất quan trọng đối với việc giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói
chung. Học sinh có học tốt môn Tiếng Việt mới có đỉều kiện thuận lợi để tiếp
thu tất cả các môn học khác như: Toán, Ngoại ngữ, Tự nhiên - xã hội …
Trong nhà trường Tiểu học, để giúp các em học tốt lên các lớp trên, cũng
như sau này khi bước vào cuộc sống các em có kiến thức toàn diện, có trình độ
cao, có năng lực của một người công dân thì thầy cô giáo ở tiểu học phải có

trách nhiệm giúp đỡ các em học tốt môn Chính tả từ những bài đầu tiên.
2. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình dạy Chính tả ở lớp 2, tôi đã áp dụng một số biện pháp để
khắc phục lỗi chính tả cho học sinh và thu được những kết quả thiết thực. Học
tốt phân môn Chính tả lớp 2 giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và từ đó đạt kết
quả tốt ở các môn học khác. Tuy nhiên, muốn việc khắc phục lỗi chính tả cho
học sinh lớp 2 nói riêng, học sinh ở bậc Tiểu học nói chung đạt hiệu quả cao tôi
xin đề xuất một số vấn đề sau:
2.1. Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề
của mình, quan trọng hơn nữa là mỗi giáo viên cần rèn kĩ năng viết, kĩ năng
“nói, viết chuẩn tiếng phổ thông” trong tất cả các môn học. Đồng thời học sinh
cũng có đủ tài liệu tham khảo để tạo sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa

Giáo viên và Học sinh thì việc áp dụng các biệc pháp mới có hiệu quả cao.
2.2. Các bài kiểm tra, bài thi nên bổ sung thêm phần bài tập chính tả (ở
nhiều mức độ hơn và thay đổi các dạng bài tập).
2.3. Các biện pháp mà giáo viên áp dụng phải được làm thường xuyên
trong từng giờ học Chính tả, trong từng tuần để học sinh hình thành được thói
quen rèn chữ viết từ đó học sinh ít viết sai chính tả.
2.4. Giáo viên phải biểu dương, khích lệ kịp thời sự tiến bộ của học sinh
(dù ở mức độ nhỏ). Qua đó, học sinh biết mình tiến bộ dẫn đến các em hăng say
học tập hơn.
2.5. Trong giờ học chính tả giáo viên tạo ra tình huống để các em phát huy
tính tích cực chủ động của mình bằng cách.
+ Cung cấp cho học sinh các ngữ cảnh cụ thể.

+ Tạo điều kiện trở đi trở lại các từ cần ghi nhớ.
+ Tăng cường thao tác phân tích ngôn ngữ.
+ Tăng cường yêu cầu học sinh tự sửa lỗi chính tả.
19


2.6.Thường xuyên cho học sinh thực hành thông qua nhiều hình thức khác
nhau, tạo nhiều hứng thú cho học sinh học tập.
2.7. Chú ý hình thành một số: “ mẹo luật” chính tả về phân biệt phụ âm
đầu s-x thông qua các tiết dạy như Chính tả, Tập đọc trong những tiết thực hành.
2.8. Rèn cho học sinh thói quen cẩn thận, chú ý khi viết để luôn viết đúng,
viết nhanh, viết đẹp, sạch sẽ và giữ gìn sách vở.

2.9. Chấm bài đầy đủ, chi tiết, chính xác.
2.10. Kết hợp với Ban Giám hiệu có kế hoạch kiểm tra chấm chữ, chấm
vở của học sinh theo tháng.
Hơn hết người giáo viên phải tự khẳng định vai trò của người Thầy trong
lớp học, phải biết thực trạng của việc viết chính tả hiện nay của địa phương học
sinh mình. Người giáo viên phải tự trang bị thêm cho mình kiến thức về ngôn
ngữ học, nguyên tắc ngữ âm trong dạy chính tả, các quy tắc, thói quen, các mẹo
luật, các trường hợp ngoại lệ của việc viết chính tả và nhất là người giáo viên
phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ, cần cù nhẫn nại. Chăm sóc học sinh như con đẻ
của mình.
3. Kiến nghị :
* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:

+ Trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
+ Thường xuyên mở các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các
chuyên gia về dạy và học phân môn Chính tả để giáo viên được tiếp xúc, học hỏi
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
+ Trong các kỳ hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy Chỉnh tả
để trao đổi tìm ra phương pháp hay.
+ Có chế độ thi đua khen thưởng rõ ràng khuyến khích giáo viên có thành
tích cao trong giảng dạy.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những
phương tiện thông tin hiện đại, phục vụ cho bài dạy.
Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục trang bị thêm cho chúng tôi tranh ảnh, mẫu vật,
băng hình có nội dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn.

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình dạy Chính
tả. Chắc chắn trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng chí, đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Phương

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

Tên tác giả

Tên sách

Nhà xuất bản
Nhà xuất bản

Năm

1


Lê A, Đỗ Xuân Thảo

Giáo trình Tiếng
Việt 2

Giáo dục Hà Nội

2

Đỗ Xuân Thảo,
Lê Hữu Tỉnh.


Giáo trình Tiếng
Việt 2

Nhà xuất bản Giáo
dục Hà Nội

1997

3

Hoàng Văn Thung,

Lê A, Đinh Trọng Lạc.

Giáo trình Tiếng
Việt 2

Nhà xuất bản Giáo
dục

1997

4


Lê Phương Nga, Lê A,
Đặng Kim Nga,
Đỗ Xuân Thảo.

Phương pháp dạy
học TiếngViệt ở

Nhà xuất bản Đại
học sư phạm Hà
Nội

2009


5

6

7

8

Lê Phương Nga.

Nguyễn Minh Thuyết,

Hoàng Cao Cương,
Đỗ Việt Hùng,
Trần Thị Minh Phương,
Lê Hữu Tỉnh.
Nguyễn Minh Thuyết,
Hoàng Cao Cương,
Đỗ Việt Hùng,
TrầnThị Minh Phương,
Lê Hữu Tỉnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiểu học 2


1997

Phương pháp dạy
học TiếngViệt ở

Nhà xuất bản Đại

Tiểu học 2

Nội


Tiếng Việt lớp 2
tập 1, 2.

Nhà xuất bản Giáo
dục

2004

Sách giáo viên
Tiếng Việt 2 tập
1, 2


Nhà xuất bản Giáo
dục

2004

Hướng dẫn thực
Nhà xuất bản Giáo
hiện chuẩn kiến
dục
thức kĩ năng lớp 2

2004


học sư phạm Hà

2009

22



×