Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.72 KB, 19 trang )

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Học sinh lớp Một, năm đầu tiên bước vào trường Tiểu học, điều gì đối với
các em cũng mới lạ. Các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt
động chủ đạo là học tập. Các em phải làm quen với nhiều môn học mới lạ so với
bậc học Mầm non. Thầy cô giáo là những người giúp các em hoà nhập với những
hoạt động học tập mới mẻ này.
Môn Tiếng Việt là một trong các môn học chủ đạo ở Tiểu học, trong đó
phân môn Tập viết có tầm quan trọng đặc biệt nhất là đối với học sinh lớp Một.
Tập viết giúp các em viết thạo, viết đúng, viết đẹp, là cơ sở để các em ghi chép
bài học của tất cả các môn học.
Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong muốn của giáo viên, học sinh và
phụ huynh học sinh.
Chúng ta thường quan niệm: “Nét chữ, nết người”. Bởi nét chữ thể hiện
tính cách của con người cẩn thận, siêng năng. Từ đó thông qua chữ viết để giáo
dục nhân cách con người. Dạy cho học sinh rèn chữ viết là rèn tính cẩn thận, sự
2


cảm nhận về thẩm mỹ. Đồng thời cũng là nâng cao nhận thức về tinh thần lao
động cho các em. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện
của nết người”, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính mình cũng như
đối với thầy cô giáo và bạn của mình.
Vì vậy, “Luyện nét chữ - Rèn nết người” hay “Viết chữ đẹp - Giữ vở sạch”
trong nhà trường đã và đang là một việc làm rất quan trọng, cần thiết vì nó vừa là
mục đích vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách một con
người. Trong những năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT đã đưa phong trào “Giữ vở


sạch – Viết chữ đẹp” đến từng nhà trường và đây cũng là một tiêu chí thi đua
đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường cũng như cá nhân từng giáo
viên
Hưởng ứng phong trào "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp", giáo viên và học sinh
khắp nơi đã nỗ lực không ngừng để rèn luyện nét chữ của mình, bởi đã thấy rõ
những thực trạng không thể tránh khỏi khi viết chữ quá xấu, đó là: trong các
kì thi học sinh giỏi, thi đại học, số học sinh bị điểm kém do chữ xấu và trình
bày bài tuỳ tiện chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Thực tế, học sinh Tiểu học hiện nay còn không ít các em đã học lên lớp
trên nhưng chữ viết rất cẩu thả và sai các nét cơ bản, thực trạng này cũng do ở
lớp 1 giáo viên chưa nhiệt tình quan tâm đến rèn chữ viết cho các em. Song, làm
thế nào để chất lượng chữ đẹp đạt đồng đều toàn diện ở tất cả các đối tượng học
sinh? Đây là những điều trăn trở băn khoăn của các nhà quản lý, các thầy giáo,
cô giáo tâm huyết với nghề. Vì những lí do đó, tôi mạnh dạn chọn viết Sáng kiến
kinh nghiệm:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp Một”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đúc rút ra những kinh nghiệm để dạy tốt kĩ năng viết cho học sinh
lớp 1 .
- Rèn chữ viết đúng và đẹp , bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch , viết chữ đẹp .
3


- Giáo dục ý thức học tập tốt , yêu thích môn học , giáo dục tính tỉ mỉ , cẩn thận
trong viết chữ cũng như trong làm việc .
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu, tổng kết về nâmg cao kĩ năng viết của học sinh lớp 1 Trường Tiểu
học Minh Khai 1 - Thành phố Thanh Hoá
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát chất lượng phân môn Tập viết của HS lớp 1.

- Dự giờ giáo viên Khối 1 giờ dạy Tập viết.
- Tham khảo tài liệu

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Đối với học sinh lớp 1, việc giúp các em làm quen với chữ viết có nhiều
khó khăn. Các em mới được đến trường, còn nhiều bỡ ngỡ. Nhiều em còn rụt rè,
thiếu mạnh dạn, tự tin. Cầm bút viết những nét chữ đầu tiên còn lóng ngóng
vụng về. Vì vậy yêu cầu các em viết đúng, viết đẹp ngay từ đầu là khó có thể
thực hiện được.Do vậy đối với giáo viên cần có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình.
Giáo viên cần tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa
tuổi của học sinh. Việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 sao cho có hiệu quả, trước
tiên cần xây dựng nền nếp và kĩ thuật viết chữ đúng. Đó là cơ sở để viết chữ đẹp
và cũng chính là yếu tố quyết định cho việc rèn chữ viết đẹp của các em trong
quá trình học tập.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để nắm được thực trạng về vấn đề chữ viết của học sinh lớp 1, tôi tiến
hành khảo sát thực trạng giáo viên và học sinh khối 1, trường Tiểu học Thiệu
Dương.
4


1) Giáo viên
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có năng lực công tác tốt, nhiệt tình, yêu
nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn đoàn kết và đặc biệt là có
kinh nghiệm dạy học lớp 1 đã nhiều năm.
Bảng 1 : Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1
TT
1
2

3
4
5
6

Họ và tên giáo viên

Trình độ
Đào tạo
ĐHSP
ĐHSP
ĐHSP
ĐHSP
ĐHSP
ĐHSP

Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thị Trâm
Lê Thị Châu
Nguyễn Thị Nụ
Bùi Thị Thái
Trần Thị Dung

Dạy lớp

Xếp loại giờ dạy

1A
1B
1C

1D
1E
1G

năm học trước
Giỏi
Giỏi
Giỏi
Giỏi
Giỏi
Giỏi

2) Học sinh
Thực hiện hướng dẫn của các cấp quản lí giáo dục, Nhà trường đã từng
bước cải tiến công tác tổ chức, quản lí dạy học. Học sinh được học đủ các môn
học của chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT; tăng thời lượng và trú
trọng nhiều hơn đến chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt. Để biết chất lượng
chữ viết của học sinh khối 1 trường Tiểu học Minh Khai 1, tôi đã tham quan các
lớp trong giờ Tập viết để biết được tình trạng chung về chữ viết của các em sau
đó tôi tiến hành khảo sát chất lượng của lớp 1C do cô giáo Lê Thị Châu phụ
trách.
Kết quả cụ thể:
Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng chữ viết của HS lớp 1C
(Tháng 11/ 2016)
Lớp

Sĩ số

1C


43

A
SL
20

Chất lượng phân môn Tập viết
B
%
SL
%
SL
46,5

18

41,9

5

C
%
11,6
5


Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng khảo sát 2 cho thấy, chất lượng chữ viết
của các em còn thấp. Tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã khảo sát thực tế bằng cách:
Gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, các bậc phụ huynh, chuyện trò với
các em học sinh, nhất là những em viết chữ còn yếu. Qua khảo sát tôi nhận thấy,

phần lớn số học sinh viết chữ loại B, loại C là do các em chưa nắm được cách
viết các nát cơ bản.; các thuật ngữ như: Điểm đặt bút, viết liền mạch, rê bút, lia
bútấcc em còn rất mơ hồ. Một bộ phận học sinh do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh
gia đình nên việc quan tâm của gia đình đến chất lượng học tập của các em chưa
sát sao. Môi trường học tập ở nhà của các em không đảm bảo theo quy định
(Chưa có góc học tập hoặc góc học tập thiếu ánh sáng, bàn ghế không đúng quy
cách…) Số học sinh yếu thường đi học thiếu chuyên cần. Cá biệt còn có học sinh
không biết cách cầm bút như thế nào cho đúng cách… Từ thực trạng này tôi đã
tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp cũng như biện pháp cụ thể để
khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Với nhiều năm dạy học lớp 1, trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút và
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học
sinh lớp 1 như sau:
Biện pháp 1: Nghiên cứu mối quan hệ giữa âm và chữ
Bản thân tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ mối quan hệ
khăng khít giữa âm – chữ - nghĩa để thấy được sự khác biệt của hệ thống chữ cái
và cấu tạo chữ đó, thấy được đặc điểm riêng của từng chữ cái, quy trình viết các
con chữ. Chữ viết của tôi trên bảng lớp hay lời phê trong vở của học sinh khi
chấm chữa bài là chữ mẫu chuẩn để học sinh học tập.
Biện pháp 2: Họp phụ huynh học sinh
Họp phụ huynh học sinh là việc làm không thể thiếu, họp phụ huynh giúp
giáo viên trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập của từng đối tượng
học sinh, là cơ hội để giáo viên gặp gỡ tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh trong
6


việc giáo dục học sinh, thống nhất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục và yêu cầu gia đình chuẩn bị đày đủ đồ dùng học tập cho học sinh. Đồng
thời giáo viên cũng như phụ huynh học sinh có được thông tin hai chiều để phối

hợp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em.
Biện pháp 3: Tư thế ngồi viết của học sinh
Ngoài việc chú trọng dạy kiến thức cho học sinh tôi còn chú ý đến một số
tác động khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến chữ viết của học sinh, đó là: bàn
ghế đúng chuẩn phù hợp với học sinh lớp 1. Tôi luôn chú ý đến khoảng cách
giữa ghế ngồi và bàn học để học sinh có tư thế ngồi học thoải mái khi viết bài.
Khi học sinh ngồi viết, tôi thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn các em tư thế ngồi
viết đúng (ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi,
khoảng cách từ mắt đến vở từ 25 – 30 cm, tay trái tì vào mép vở giữ vở không bị
xê dịch khi viết)
Vở viết của học sinh phải là vở đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ
GD&ĐT, bảng con phải cùng chủng loại, có dòng kẻ ô li, bút chì mềm không vót
quá nhọn. Đến khi viết bút mực giáo viên phải tư vấn cho phụ huynh mua loại
bút dễ viết, có thể giáo viên mua cho học sinh cùng một loại bút để tiện theo dõi
và so sánh chữ viết của các em.
Dạy cách cầm bút cho học sinh: Tay là bộ phận trực tiếp điều chỉnh viết
của học sinh vì vậy tôi rất chú ý đến cách cầm bút ngay từ tiết học đầu tiên.
Không để cho các em cầm bút bằng cả bốn năm đầu ngón tay mà dạy các em chỉ
cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa)
Điểm cầm giữa bút vào khoảng vạch phân chia giữa đầu bút với thân bút là
vừa, không cầm thấp xuống phía ngòi bút hoặc cao lên phía thân bút là khó viết
Biện pháp 4: Môi trường viết
Ở trên lớp, tôi nhờ giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến hướng dẫn học
sinh ngồi viết trong môi trường đủ ánh sáng, tránh cho các em các bệnh về mắt
và cột sống. Trước giờ viết, cho học sinh mở hết của số để lấy ánh sáng tự nhiên,
7


bật điện (nếu trời tối hoặc râm mát), kê bàn ghế ngay ngắn thẳng hàng, thu xếp
chỗ ngồi thoải mái rồi mới yêu cầu các em viết bài.

Tạo cho các em tâm trạng thoải mái vui vẻ phấn khởi để viết có kết quả tốt.
Giáo viên không nóng tính, không quát mắng gây căng thẳng, sợ sệt với những
học sinh viết còn xấu.
Nâng cao năng lực viết chữ đẹp của bản thân, không chỉ trong phân môn
Tập viết mà trong tất cả các môn học giáo viên luôn chú ý đến nét chữ của mình.
Dưới con mắt của học sinh, chữ viết của cô giáo là mẫu mực, do đó khi
chấm vở cho học sinh giáo viên luôn viết rất đẹp, học sinh viết sai giáo viên nắn
nót sửa lỗi tay đôi cho các em.
Khi viết trên bảng lớp, giáo viên viết thật cẩn thận, tay đưa viết nhẹ nhàng
uyển chuyển để tạo ra cá nét chữ đẹp, đúng mẫu để học sinh quan sát, bắt chước.
Giáo viên luôn dành thời gian luyện viết bảng lớp cũng như luyện viết
trong vở.
Biện pháp 5: Chấm và viết mẫu
Khi thực hiện viết mẫu trên bảng lớp cần: viết chậm, vừa viết vừa giảng
giải các nét để học sinh theo dõi và nắm chắc kĩ thuật viết.
Lưu ý học sinh sử dụng và hiểu rõ các thuật ngữ trong khi viết
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái.
+ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái.
+ Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng
trước với điểm bắt đầu của nét tiếp theo.
+ Rê bút: Là nét bút được thể hiện liên tục.
Khi viết các chữ đó cần sử dụng thuật ngữ nào, tôi chỉ cần nhắc các em
phải thao tác kĩ thuật đó là các em nhớ để viết. Dần dần tạo thói quen viết chữ
đều nét và đẹp.
*Dạy chữ theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp

8


Tôi không vội vàng mà thận trọng hướng dẫn học sinh cách viết: từ một

nét chữ đến dạy viết một chữ cái, đến dạy tổ hợp chữ đến dạy viết từ, dạy viết
câu.
- Bước 1: Viết các nét trong vùng liên kết từ trái sang phải.
- Bước 2: Viết các nét ngài vùng liên kết ( các dấu trong từng chữ viết)
*Hướng dẫn học sinh thực hiện các cung đoạn
Khi viết có hiệu quả, tôi đã tìm được quy luật truyền thụ kĩ năng tập viết
cho học sinh.
Cụ thể:
Trước tiên yêu cầu học sinh xác định tên nét, số nét của chữ. Dạy học sinh
viết nét chữ cái thành tổ hợp chữ theo 2 bước
- Học sinh làm quen với các đối tượng ( quan sát chữ mẫu)
- Nói to điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay tập viết trên không
trung các đường nét về chữ cái để ghi nhớ cách viết đồng thời nhận rõ tên gọi,
hình dáng chữ.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhận được để tái hiện lại hình ảnh chữ, nét
chữ trong óc trước khi viết.
- Viết thử
- So sánh chữ viết với chữ mẫu để rút kinh nghiệm.
Sau khi cho học sinh thực hiện các bước trên, khi học sinh viết, tôi thấy
học sinh viết chính xác, đầy đủ theo yêu cầu, viết nhanh hơn và nhớ lâu hơn các
thao tác viết chữ đó.
Biện pháp 6: Tổ chức trò chơi
Trong các giờ học Tập viết, học sinh thường tập trung chú ý cao để theo
dõi và cố gắng viết cho đúng chữ mẫu, để giúp học sinh bớt căng thẳng, cuối giờ
học tôi thường cho các em chơi trò chơi học tập để thay đổi không khí lớp học,
khuyến khích tinh thần thi đua học tập ở các em
Các trò chơi được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, để tất cả các đối tượng học sinh
9



sinh đều có thể làm được trong thời gian quy định thông qua phiếu học tập, em
nào làm xong trước sẽ được nhiều điểm thi đua hơn.
Ví dụ:
1- Đánh số thứ tự các nét cơ bản của các con chữ sau: …..
2- Đánh dấu x vào ô trống trước chữ viết em cho là đúng: ….
3- …..
Cuối giờ tính điểm thi đua, được khen qua trò chơi các em rất thích, phấn
khởi học tập đồng thời củng cố bài hiệu quả cao, không gò bó.
Biện pháp 7: Khích lệ động viên
Cuối mỗi tuần học, giáo viên nhận xét về chữ viết của từng học sinh. Khen
ngợi những em có tiến bộ, động viên những em viết chưa tốt để các em cố gắng
hơn. Cuối mỗi kì có chấm vở sạch chữ đẹp và xếp loại theo quy định. Tôi
thường ghi nhận xét rõ ràng, cụ thể cho mỗi học sinh và gửi kết quả nhận xét về
cho từng phụ huynh để phụ huynh biết những điểm mạnh, điểm yếu về chữ viết
của con em mình rồi kết hợp với giáo viên uốn nắn thêm cho các em nhất là
những em chưa tiến bộ. Khen thưởng cho những em có tiến bộ trong tuần, trong
tháng để động viên khích lệ các em đồng thời làm động lực cho những em viết
chữ còn xấu cố gắng luyện tập để cuối tháng cũng được khen thưởng như các
bạn trong lớp.
Biện pháp 8: Dạy các nét cơ bản
Để học sinh viết đúng viết đẹp, ngoài việc học sinh thuộc chữ cái, tôi còn
hướng dẫn học sinh thuộc tên các nét cơ bản và giúp các em chia các nét cơ bản
thành 5 loại cho dễ gọi tên, dễ nhớ.
a) Các nét thẳng
- Nét thẳng đứng
- Nét thẳng ngang
- Nét thẳng xiên: Xiên phải ; Xiên trái
- Nét hất
1
0



b) Các nét cong
- Nét cong: cong hở phải , cong hở trái, cong trên, cong trái
- Nét cong kín ( nét tròn)
c) Các nét móc:
- Nét móc xuôi: Móc xuôi trái; móc xuôi phải
- Nét móc ngược: Móc ngược trái; móc ngược phải
- Nét móc hai đầu
- Nét móc hai đầu có thắt giữa
d) Nét khuyết
- Nét khuyết trên (xuôi)
- Nét khuyết dưới (ngược)
đ) Nét thắt (nét xoắn)
Biết được các nét cơ bản giúp giáo viên phân tích cấu tạo chữ viết, từ đó
hướng dẫn cho học sinh viết các con chữ khác nhau. Về phía học sinh nếu biết
viết và viết được các nét cơ bản, các em sẽ có kĩ năng phân tích cấu tạo chữ viết
và thực hiện chữ viết theo quy trình hợp lí, chur động được nét bút của mình.
* Dạy học sinh xác định toạ độ chữ
Đây là khâu khó đối với học sinh lớp 1. Tôi phải hướng dẫn học sinh dựa
vào các đường kẻ dọc và dòng kẻ ngang ở ô li trong vở, trong bảng làm định
hướng. Khi xác định được toạ độ, tôi đánh dấu và yêu cầu học sinh làm theo để
định hướng đường đi của nét chữ cần qua những điểm nào. Đây cũng là điều
kiện để chuẩn bị dạy chữ viết theo một quy trình, quy trình được thực hiện bởi
thao tác mà hành trình ngòi bút đi theo tạo nên các nét chữ để diễn tả cấu tạo của
các con chữ.
* Dạy kĩ thuật viết cho học sinh
Tôi chú ý dạy cho học sinh có thể viết được chữ, tổ hợp chữ nhanh và đẹp
bằng cách:


1
1


- Khi giáo viên thực hiện viết mẫu trên bảng lớp cần: viết chậm, vừa viết vừa
hướng dẫn giảng giải các nét để học sinh theo dõi và nắm chắc kĩ thuật viết.
Lưu ý học sinh sử dụng thuật ngữ trong khi viết:
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái.
+ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái.
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái.
+ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái.
+ Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét
đứng trước với điểm bắt đầu của nét tiếp theo.
+ Rê bút: Là nét bút được thể hiện liên tục
Khi viết các chữ đó cần sử dụng thuật ngữ nào, tôi chỉ cần nhắc các em
phải thao tác kĩ thuật đó là các em nhớ để viết. Dần dần tạo thói quen viết chữ
đều nét và đẹp.
* Dạy chữ theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp
Tôi không vội vàng mà thận trọng hướng dẫn học sinh cách viết: từ một nét
chữ đến dạy viết một chữ cái, đến dạy tổ hợp chữ đến dạy viết từ, dạy viết câu.
- Bước 1: Viết các nét trong vùng liên kết từ trái sang phải.
- Bước 2: Viết các nét ngài vùng liên kết ( các dấu trong từng chữ viết)
* Hướng dẫn học sinh thực hiện các cung đoạn
Khi viết có hiệu quả, tôi đã tìm được quy luật truyền thụ kĩ năng tập viết
cho học sinh.
Trước tiên yêu cầu học sinh xác định tên nét, số nét của chữ. Dạy học sinh
viết nét chữ cái thành tổ hợp chữ theo 2 bước:
- Bước được quy luật truyền thụ kĩ năng tập viết qua các cung đoạn sau:
- Học sinh làm quen với các đối tượng (quan sát chữ mẫu)
- Nói to điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay tập viết trên không

trung các đường nét về chữ cái để ghi nhớ cách viết đồng thời nhận rõ tên gọi,
hình dáng chữ.
1
2


- Nói thầm kiến thức mới thu nhận được để tái hiện lại hình ảnh chữ, nét
chữ trong óc trước khi viết.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhận được để tái hiện lại hình ảnh chữ, nét
chữ trong óc trước khi viết.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhận được để tái hiện lại hình ảnh chữ, nét
chữ trong óc trước khi viết.
- Viết thử
- So sánh chữ viết với chữ mẫu để rút kinh nghiệm.
Sau khi cho học sinh thực hiện các bước trên, khi học sinh viết, tôi thấy
học sinh viết chính xác, đầy đủ theo yêu cầu, viết nhanh hơn và nhớ lâu hơn các
thao tác viết chữ đó.
Biện pháp 9: Luyện kĩ thuật chữ
Sau khi các em đã viết đúng theo quy trình, tôi thường xuyên viết mẫu
(đúng mẫu, dúng quy định) vào vở ô li cho học sinh luyện viết trong các tiết cuối
của buổi học tăng tiết. Luôn nhắc nhở học sinh cố gắng viết cho giống mẫu chữ
của cô và phối hợp với phụ huynh học sinh kèm thêm cho các em ở nhà. Bìa viết
của các em tôi chấm chữa thật kĩ càng, gọi từng học sinh để chỉ cho các em thấy
rõ những điểm cần lưu ý, cần sửa chữa khi viết bài. Từ đó, chất lượng chữ viết
của học sinh tăng lên rõ rệt, nét chữ của các em ổn định, đều nét, đẹp dần lên,.
Đặc biệt các em luôn có ý thức luyện viết chữ cho thật đẹp.
Ngoài ra, mỗi tuần tôi đều kiểm tra vở sạch – chữ đẹp của học sinh. Chấm
điểm thi đua, có phần thưởng cho những em viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ. Phần
thưởng chỉ là cái thước, cái bút chì, quyển vở… hoặc một tháng tôi dành một tiết
tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp, viết đúng tốc độ (viết trên giấy ô li hoặc

bảng lớp) tạo thành phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp sôi nổi trong lớp
học của mình.
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân

1
3


Qua quá trình dạy học lớp 1 từ những năm học trước và sau thời gian tiến
hành thực nghiệm từ cuối tháng 11/ 2016 đến cuối tháng 2/ 2017 tại lớp 1C, với
kinh nghiệm của bản thân về việc rèn chữ viết, đến thời điểm giữa học kì II –
năm học 2016 – 2017, tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.
Hiệu quả của việc triển khai biện pháp như sau:
Bảng 3: Kết quả khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lớp 1C
(thời điểm tháng 3/ 2017)
Lớp

Sĩ số

1C

43

A
SL
33

Chất lượng phân môn Tập viết
B
%

SL
%
SL
76,7

10

23,3

C

0

%
0

Nhìn vào kết quả trên, cho thấy chất lượng chữ viết của học sinh có tiến
bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh đạt loại A tăng 30,2 %, tỉ lệ học sinh đạt loại B giảm
18,6%; đặc biệt học sinh viết chữ loại C không còn (so với tháng 11/2016)

1
4


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Với kết quả đạt được về chữ viết của học sinh tại lớp 1C, tôi thấy có hiệu
quả rõ rệt, đó là điều đáng phấn khởi. Song, bản thân tôi thấy chưa thật sự hài
lòng. Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy học lớp 1, tôi thấy cần
phải cố gắng hơn nữa để chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng chữ viết

của lớp mình chủ nhiệm đạt kết quả cao hơn. Các em có “Chữ viết đẹp” đó là cái
vốn mà thầy cô giáo đã trang bị cho các em từ lớp 1, các em sẽ làm hành trang
bên mình, mang theo suốt cả cuộc đời mình, đó là niềm tự hào của các em đồng
thời cũng là niềm tự hào của những thầy giáo, cô giáo làm nhiệm vụ trồng người.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” nhằm nâng cao chất lượng chữ viết mà
bản thân tôi đã áp dụng dạy ở lớp mình. Tôi nhận thấy có những hiệu quả khả
quan trong việc “Rèn chữ viết” cho học sinh. Từ kết quả trên, tôi khẳng định với
cách làm của mình trong sáng kiến kinh nghiệm này so với cách dạy trước đây là
hay hơn và cho kết quả cao hơn.
Ngoài kinh nghiệm của bản thân, tôi còn luôn luôn học hỏi bạn bè đồng
nghiệp và nghiên cứu tài liệu để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên do thời
gian và năng lực bản thân còn hạn chế, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ không
1
5


trỏnh khi thiu sút. Rt mong cỏc ng chớ trong Ban giỏm hiu nh trng
cựng bn bố ng nghip gúp ý sỏng kin kinh nghim ny hon thin hn v
bn thõn tụi cú thờm kinh nghim dy hc trong nhng nm tip theo.
2. Kin ngh
1. i vi giỏo viờn
- Trong dy hc Ting Vit (dy ch vit) phi dy chớnh xỏc tng nột ch, trung
thc vi ni dung bi hc.
- Bn thõn giỏo viờn phi luụn t rốn luyn cú c nột ch chun, p.
- Cú tỏc phong s phm mu mc, t tin, luụn gn gi, quan tõm ti tng i
tng hc sinh.
- Thng xuyờn giỳp hc sinh, nhit tỡnh hng dn hc sinh hc tp.
- Tụn trng, lng nghe ý kin ca hc sinh, nm vng lc hc ca tng i
tng hc sinh trong lp cú phng phỏp dy hc phự hp.

- Luụn luụn hc hi, sỏng to, vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc
a ra cỏch truyn t kin thc ti hc sinh mt cỏch d hiu nht.
- Thng xuyờn trau di, hc tp nõng cao trỡnh chuyờn mụn gúp phn nõng
cao cht lng dy hc.
2. Đối với gia đình hc sinh:
- Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của nhà
trờng.
- Thờng xuyên kiểm tra sách vở, đôn đốc, kèm cặp con cái học
tập.
3. i vi Nh trng v cỏc cp qun lớ chuyờn mụn
- Tng cng kim tra, d gi thm lp ch o, gúp ý kin rỳt kinh nghim
cỏc tit dy ca giỏo viờn.
- Lng nghe ý kin ca giỏo viờn thy c nhng hp lớ hay cha hp lớ
trong ni dung chng trỡnh, phng phỏp t chc dy hc t dú cú phng
phỏp ch o chuyờn mụn phự hp.
1
6


- To mi iu kin thun li v c s vt cht, ti liu dy hc, dựng dy hc
phc v tt vic ging dy ca giỏo viờn.

Xác nhận của Hiệu trởng

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 3
năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là Sáng
kiến kinh nghiệm của mình viết,
không sao chép nội dung của ngời khác.
Kí tên


Phạm Thị
Quỳnh

1
7


DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
STT

1
2

3

Tên SKKN

Cấp

Năm học

Ghi

Đổi mới Phương pháp dạy học môn

xếp loại
xếp loại
SởGD&ĐT
C


1996 - 1997

Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Dạy học góp phần hình thành kĩ

Thanh Hoá
Phòng

C

2000 - 2001

năng thực hiện Phép chia số thập

GD& ĐT

phân
Dạy học văn miêu tả cho học sinh

Thiệu Hoá
Phòng

A

2001 - 2002

lớp 5

GD& ĐT

B

2002 - 2003

C

2003 - 2004

Thiệu Hoá
Một số giải pháp dạy Ngữ pháp lớp 4 Phòng
4

5

Mức

chú

GD& ĐT
Nâng cao hiệu quả của việc dạy về

Thiệu Hoá
Phòng

Diện tích cho học sinh lớp 5

GD& ĐT
1
8



6

Tìm hiểu nội dung môn Toán lớp 2 -

Thiệu Hoá
Phòng

CT Tiểu học mới và Đề xuất kinh

GD& ĐT

C

2004 - 2005

B

2006 - 2007

C

2008 - 2009

nghiệm về PPDH phần Các phép tính Thiệu Hoá

7

8


cộng trừ trong phạm vi 1000
Giúp Học sinh lớp 1 học tốt Giải

Phòng

toán có lời văn.

GD& ĐT

Một số biện pháp dạy - học phân

Thiệu Hoá
Phòng

môn Học vần lớp 1.

GD& ĐT
Thiệu Hoá

1
9



×