Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5a trường tiểu học đông vệ 1 phân biệt thành phần chính của câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.87 KB, 16 trang )

MC LC
NI DUNG

TRANG

1. M U

1.1. Lý do chn ti
1.2. Mc ớch nghiờn cu
1.3. i tng nghiờn cu
1.4. Phng phỏp nghiờn cu

02
02
03
03

2. NI DUNG SNG KIN KINH NGHIM

2.1. C s lý lun ca sỏng kin kinh nghim
2.2. Thc trng vn trc khi ỏp dng sỏng kin kinh nghim
2.3. Cỏc gii phỏp ó s dng gii quyt vn
Gii phỏp 1: Phõn loi cỏc li thng nhm ln ca hc sinh
Gii phỏp 2: Hng dn hc sinh xỏc nh tng b phn chớnh ca cõu
Gii phỏp 3: Hng dn hc sinh xỏc nh tng b phn chớnh ca cõu
ghộp
Gii phỏp 4: Giỳp hc sinh phõn bit trng ng vi ch ng, v ng
2.4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim
3. KT LUN, KIN NGH
- Kt lun
- Kin ngh



03
04
05
06
08
09
10
13
14
15

1. M U
1.1. Lý do chn ti:
Định hớng chiến lợc phát triển giáo dục trong thời kì mới
là thực hiện giáo dục toàn diện : đức dục, trí dục, thể dục, mĩ
dục. Môn học nào cũng đều góp phần hình thành và phát triển
1


nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết.
Môn Tiếng Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo
thế hệ trẻ, tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt. Môn
Tiếng Việt chuẩn bị tiềm lực cho các em đi vào cuộc sống và tạo
điều kiện để học ở bậc học cao hơn. Một trong các phân môn
của Tiếng Việt đó là phân môn Luyện từ và câu.
Nh chỳng ta ó bit: Luyn t v cõu l mt trong nhng phõn mụn ca
mụn Ting Vit c ging dy xuyờn sut trong bc hc Tiu hc. phõn mụn
ny cung cp nhng kin thc s gin v Ting Vit rốn luyn k nng dựng t t
cõu, k nng c cho hc sinh. lp 5 phõn mụn Luyn t v cõu úng mt vai trũ

ht sc quan trng ngoi vic trang b kin thc Ting Vit cho hc sinh Luyn t
v cõu cũn hỡnh thnh v phỏt trin hc sinh cỏc k nng s dng Ting Vit
(nghe, núi, c, vit) hc tp, giao tip trong cỏc mụi trng hot ng theo la
tui . Thụng qua dy Luyn t v cõu gúp phn rốn luyn cỏc thao tỏc t duy, bi
dng tỡnh yờu Ting Vit hỡnh thnh dn cỏc thúi quen gi gỡn s trong sỏng, giu
p ca ting Vit, gúp phn hỡnh thnh nhõn cỏch con ngi Vit Nam xó hi ch
ngha .
giỳp hc sinh lp 5 nhn din phõn bit thnh phn chớnh ca cõu l mt
vn qu l khụng d dng chỳt no, nht l cỏc cõu cú thnh phn ging nhau v
hỡnh thc, c im, t loi v mi quan h nhng li khỏc nhau v chc nng ng
phỏp. S ging nhau v hỡnh thc, c im ú ó khin cho ngi dy, ngi hc
d b nhm ln khi phõn bit n v ng phỏp ny vi n v ng phỏp khỏc, c
bit i vi hc sinh tiu hc thỡ li cng khú hn, bi nhn thc t duy ca cỏc
em l t duy c th thiờn v hỡnh thc nờn s nhm ln khi phõn bit thnh phn
cõu xy ra l iu ng nhiờn .
Bn thõn l mt giỏo viờn Tiu hc c nh trng phõn dy khi lp 5 .
Tuy kinh nghim tớch ly cha c l bao, song tụi cng mnh dn tỡm hiu
nguyờn nhõn v nghiờn cu, xut mt s gii phỏp nh giỳp hc sinh ca
mỡnh tin b trong hc tp qua ti : Mt s gii phỏp giỳp hc sinh lp 5A
trng Tiu hc ụng V 1 phõn bit thnh phn chớnh ca cõu.
1.2. Mc ớch nghiờn cu:
Trờn c s lý lun v thc tin v cụng tỏc dy hc phõn mụn Luyn t v
Cõu trng Tiu hc ụng V 1, nhm tỡm ra gii phỏp hu hiu nht gim bt
tỡnh trng hc sinh phõn bit cỏc thnh phn chớnh ca cõu cha chớnh xỏc, giỳp
hc sinh hc tt hn khụng ch phõn mụn Luyn t v cõu m cũn c nhng
mụn hc khỏc. T ú a ra nhng bin phỏp i mi phng phỏp dy hc ca
giỏo viờn nõng cao cht lng dy hc phõn mụn Luyn t v cõu cho hc
sinh lp 5 trong nh trng.

2



1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu về một số lỗi học sinh thường nhầm lẫn khi xác định
các bộ phận chính của câu của học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Vệ 1. Từ đó
xây dựng hệ thống nội dung giúp học sinh xác định đúng các bộ phận chính của
câu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp, điều tra thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngữ pháp trong Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng trong việc tổ
chức hoạt động tạo lập và lĩnh hội ngôn bản, hướng dẫn học sinh nghe - nói - đọc viết, thực hiện mục tiêu số một của dạy học Tiếng Việt trong trường Tiểu học.
Chương trình ngữ pháp ở Tiểu học đã lấy việc dạy câu làm trung tâm. Bắt đầu từ
nhận thức sơ giản về câu đơn đến nhận thức cấu tạo phức tạp của câu ghép và tạo
lập được chúng.
Việc nhận ra cấu tạo ngữ pháp của câu, các bộ phận chính của câu sẽ giúp
ích rất nhiều cho học sinh trong việc lĩnh hội lời nói của người khác. chính điều này
đã góp phần nâng cao năng lực sản sinh lời nói, giúp các em có hiểu biết về quy tắc
cấu tạo từ, quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. trên
cơ sở ngữ pháp, học sinh nắm được các quy tắc chính tả, dấu câu, nắm chuẩn văn
hóa trong sản sinh ra lời nói trong giao tiếp của mình đồng thời rèn khả năng thực
hành phân biệt thành phần chính của câu, giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp, sử dụng từ theo
đúng từ loại đọc , nói, viết đúng ngữ điệu câu. từ đó phát triển năng lực tư duy, rèn
luyện những thói quen nề nếp, những phẩm chất tốt đẹp của con người mới làm chủ

xã hội, làm chủ bản thân, có lòng say mê trong học tập, trong công việc. ngoài ra
Ngữ pháp trong Luyện từ và câu còn giúp học sinh cảm nhận được những cái hay,
cái đẹp của ngôn từ tiếng việt, bồi dưỡng cho các em những tình cảm lành mạnh,
hình thành ở các em con người có đức, có tài, có những hành vi ứng xử văn hóa,
hướng các em tới Chân - Thiện - Mĩ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng:
Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp hơn 20 năm và thường xuyên dự
giờ đồng nghiệp, theo dõi chất lượng học sinh trong trường qua các lần kiểm tra,
3


đồng thời cũng qua thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên tôi
nhận thấy:
Hiện nay, trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Đông Vệ
1 nói riêng, nhiều vấn đề cụ thể của việc dạy học sinh phân biệt thành phần chính
trong câu của ngữ pháp Tiểu học còn là điều băn khoăn, trăn trở, thắc mắc chưa
được giải quyết thỏa mãn ở giáo viên. Những câu hỏi luôn được giáo viên đề cập
đến: “dạy như thế nào để giúp học sinh tránh được sự nhầm lẫn khi xác định ranh
giới giữa các thành phần của câu ?” ; “dạy để làm gì ?” ; “dạy như thế nào để
giúp các em hiểu, vận dụng thực hành có hiệu quả và có hứng thú trong học
tập ?” ...
Như vậy, hiệu quả học sinh thực hành chưa cao có thể do nhiều nguyên nhân,
tôi xin đề cập đến một số nguyên nhân khách quan, chủ quan như sau:
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên ít chú ý tới đặc trưng của phân môn, nhất là mặt ngữ pháp trong
Luyện từ và câu.
- Vốn từ, sự am hiểu và khả năng phân tích ngữ liệu còn hạn chế dẫn đến
lúng túng khi giúp học sinh nhận diện phân biệt thành phần chính của câu. Điều
này xảy ra không phải lỗi là do giáo viên hoàn toàn mà một phần ở đây là do một

số câu có thành phần giống nhau về hình thức, đặc điểm, từ loại, về quan hệ nhưng
lại khác nhau về chức năng ngữ pháp. Chính sự giống nhau đó khiến cho người
dạy, người học lúng túng trong quá trình thực hành.
- Một số giáo viên cho rằng trước kia ngữ pháp là một phân môn riêng có đặc
thù riêng thì quan trọng. Nay ngữ pháp trong Luyện từ và câu thì không quan trọng
nữa. Từ cái “chung” và “riêng” đó đã làm cho một số không ít giáo viên ngộ nhận
ra ngữ pháp “không quan trọng”.
- Cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, chưa vận dụng tối đa và tuân thủ các
phương pháp, nguyên tắc nhất là phương pháp thực hành qua sơ đồ, biểu bảng. giáo
viên còn lệ thuộc một cách cứng nhắc vào sách giáo viên, ít có những bài tập vận
dụng sáng tạo, dạy chưa cuốn hút học sinh.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa phong phú; các tài liệu tham
khảo bổ trợ cho việc dạy - học phân môn còn hạn chế, khó tìm.
* Về phía học sinh:
- Học sinh ít có hứng thú học phân môn này, nhất là ngữ pháp trong Luyện từ
và câu bởi các em phải làm quen với hàng loạt các khái niệm, các thuật từ, thuật
ngữ trong ngữ pháp như: Khái niệm về câu, khái niệm về từ ngữ hay thế nào là chủ
ngữ ? thế nào là vị ngữ ? động từ, tính từ, danh từ ?... đó là chưa nói đến các câu có
thành phần giống nhau về hình thức, đặc điểm, từ loại, về quan hệ nhưng lại khác
nhau về chức năng ngữ pháp... tất cả những vấn đề ấy đã làm cho giáo viên phải
lúng túng chứ đừng nói đến học sinh Tiểu học.

4


- Về trang bị tài liệu phục vụ cho môn học, ngoài sách giáo khoa tiếng việt
tập một, tập hai ra thì hầu như các em không có các tài liệu khác hỗ trợ cho việc
học.
- Bản thân các em ít quan tâm đến phân môn này. Sự giao tiếp nói câu hay
còn hạn chế. Các em thường nói các câu có nội dung thông báo làm phá vỡ mặt cấu

trúc ngữ pháp, câu sai khẩu ngữ,... Cha mẹ các em lại ít quan tâm đến việc học, rèn
luyện, sửa chữa và uốn nắn những câu nói chưa hay cho các em. Những vấn đề,
những sự việc tuy nhỏ song nó đã làm ảnh hưởng tới chất lượng học trong Luyện từ
và câu của học sinh.
2.2.2. Kết quả
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành ra đề bài khảo sát và đánh giá theo Thông
tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Từ đó biết những lỗi mà học sinh thường mắc để có
biện pháp giúp đỡ.
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Vệ 1
Số học sinh tham gia khảo sát: 40 em
Đề bài: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Chim hót líu lo.
b) Tiếng suối chảy róc rách.
c) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
d) Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.
e) Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những
con sóng.
Tổng số Học
sinh
40

Số HS xác định đúng
CN, VN
SL
%
15

Số HS xác định chưa đúng
CN, VN
SL

%

37,5

25

62,5

Nhận xét kết quả khảo sát:
Chất lượng học sinh làm bài đúng còn thấp. Cụ thể nhiều em còn nhầm lẫn
trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, nhầm lẫn khi thấy động từ cho là vị ngữ, nhầm lẫn
định ngữ với vị ngữ.
Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách giải
quyết khắc phục.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Phân loại các lỗi thường nhầm lẫn của học sinh:
5


Để giúp các em từng bước giải quyết vấn đề phân biệt thành phần chính của
câu, giáo viên cần tiến hành khảo sát riêng với đối tượng học sinh, với các dạng bài
tập phù hợp, với từng trình độ học tập của học sinh. Qua khảo sát cho thấy sự nhầm
lẫn của các em thường là:
a. Học sinh nhầm lẫn giữa trạng ngữ với chủ ngữ :
- Các em thường có thói quen cho rằng vị trí đầu tiên trong câu là chủ ngữ và
do cách ngắt nhịp sai nên dẫn đến các em xác định thành phần của câu cũng sai.
Ví dụ: - Mùa thu // lá rụng nhiều. (1)
CN
VN
- Hôm nay // tôi đi học.

(2)
CN
VN
- Hôm nay // là ngày thứ hai.
CN
VN
Ngoài ra các em đều cho rằng “mùa thu, hôm nay” đều là danh từ mà danh từ
đó đứng ở đầu câu không có quan hệ từ dẫn đến nhầm (1) và (2).
b. Học sinh nhầm lẫn khi thấy động từ thì cho là vị ngữ.
Ví dụ: - Tiếng suối chảy róc rách.
- Tiếng bé thét lên lanh lảnh.
+ Ở trường hợp thứ nhất: “tiếng suối chảy róc rách”. Học sinh thường có hai
cách hiểu và phân định ranh giới giữa chủ ngữ - vị ngữ của câu như sau :
- Tiếng suối // chảy róc rách. (1)
CN
VN
- Tiếng suối chảy // róc rách. (2)
CN
VN
Dựa vào quan hệ logíc giữa chủ ngữ và vị ngữ ta thấy rằng trong cách hiểu
(1) “Tiếng suối” là âm thanh thì không thể chảy được. Vì vậy cách hiểu này là
không hợp lí. Do đó, cách hiểu (2) cho “Tiếng suối chảy” là chủ ngữ, “róc rách” là
vị ngữ là cách hiểu hợp lí, phù hợp về quan hệ logíc, quan hệ về ý nghĩa giữa chủ
ngữ và vị ngữ trong câu.
Số đông học sinh cho rằng “chảy róc rách” trong câu “Tiếng suối chảy róc
rách” hay “thét lên lanh lảnh” trong câu “Tiếng bé thét lên lanh lảnh” là vị ngữ. Vì
chỉ thấy trong hai câu trên có động từ “chảy” và “thét” nên chắc chắn cho là động
từ trung tâm làm vị ngữ, còn lại bổ ngữ cho động từ mà không để ý xem giữa chủ
ngữ và vị ngữ có sự tương hợp về nghĩa hay không.
+ Trường hợp thứ hai: Học sinh vạch ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ trong

câu:
Ví dụ: Những con voi // về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
CN
VN
6


Các em cho rằng “con voi” là danh từ trung tâm trả lời cho câu hỏi “Những
con voi nào ?”. Chính vì vậy các em cho rằng cả cụm danh từ này đảm nhiệm chức
năng làm bộ phận chủ ngữ của câu. Như vậy, ở đây cụm danh từ “Những con voi về
đích trước tiên” làm bộ phận chủ ngữ là hợp lí.
c. Học sinh nhầm lẫn vị ngữ với định ngữ, bổ ngữ.
Nhiều học sinh cho rằng:
Ví dụ:
- Các anh chiến sĩ // ngồi trong khoang lái đang sẵn sàng chờ lệnh.
CN
VN
- Những con chim bông biển // trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những
CN
VN
con sóng.
Học sinh rất dễ nhầm lẫn định ngữ sau trong các cụm danh từ trên là vị ngữ
của câu. Nếu xét cách nhầm lẫn này của học sinh chúng ta cũng dễ nhận ra ngay nét
tương đồng về hình thức và nội dung (các định ngữ đứng sau danh từ làm chủ ngữ
cũng do động từ, tính từ đảm nhận, cũng chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... của
sự vật nêu trong danh từ làm chủ ngữ). Thoạt nhìn, giữa định ngữ sau và vị ngữ có
những nét giống nhau, nhưng chúng khác nhau về cấp bậc, về chức năng, tác dụng
mà định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm, thuộc bậc cụm từ còn vị ngữ là
một trong hai thành phần chính của câu. Định ngữ có nhiệm vụ hạn định, cụ thể
hóa ý nghĩa cho danh từ trung tâm còn vị ngữ nêu nội dung thông báo về đối tượng

do chủ ngữ biểu thị.
Trong các ví dụ trên, các từ ngữ “Các anh chiến sĩ ngồi trong khoang lái” là
chủ ngữ, “đang sẵn sàng chờ lệnh” là vị ngữ. “Những con chim bông biển trong
suốt như thủy tinh” là chủ ngữ, “lăn tròn trên những con sóng” là vị ngữ.
Ví dụ:
Học sinh phân biệt chủ ngữ và vị ngữ trong câu:
Đôi mắt // ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt.
CV
VN1
VN2
VN3
Các em đã không để ý xem các từ “ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt”
không có quan hệ với từ nào trong câu mà theo thói quen chỉ quan sát hình thức là
dựa vào dấu phẩy, quan hệ từ để xác định như trên. Thực ra trong phần vị ngữ thì
“ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “tia sáng” (có
thể lược bỏ không ảnh hưởng đến nòng cốt câu). Do đó chúng là định ngữ của danh
từ này.

Ngoài các trường hợp các em mắc phải sai sót trên ra, các em còn mắc phải
một số lỗi ngữ pháp khác như:
+ Lỗi không phù hợp với phong cách:
Ví dụ: Em vô cùng xúc động viết đơn này xin cho em được vào Đội.
7


(Bộ phận câu vô cùng xúc động không phù hợp với phong cách đơn từ là
phong cách không bộc lộ cảm xúc).
+ Lỗi về dùng khẩu ngữ sai:
Ví dụ: Cô giáo em dạy rất chi là hay.
(chi là những từ ngữ dùng trong sinh hoạt, không thể đưa vào văn viết).

+ Lỗi do không dùng dấu chấm câu:
Ví dụ: Nội nói với em ngày mai ... (sai)
Nội nói với em: “ Ngày mai ...” (đúng)
Như vậy, qua quá trình khảo sát bài làm của học sinh, giáo viên đã nhận thấy
các em mắc nhiều lỗi trong bài làm như nội dung trình bày nêu trên.
Để giảm bớt những nhầm lẫn khi phân định các thành phần chính của câu và
giúp các em nhận ra ý nghĩa, dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được
nghiên cứu và chức năng của nó trong lời nói, để tránh không bị hình thức đánh
lừa, tôi đã hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt các thành phần chính của câu như
sau:
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh xác định từng bộ phận chính của câu.
Trong khi hướng dẫn học sinh phân biệt các thành phần chính của câu, giáo
viên phải luôn tuân thủ các phương pháp vận dụng giữa lý thuyết và thực hành với
việc phát triển năng lực giao tiếp của học sinh trên cơ sở phân tích lời nói sinh động
phù hợp với trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh. Với dạng bài tập này, tôi luôn yêu
cầu các em nhớ quy tắc tìm bộ phận chính thứ nhất (bộ phận chủ ngữ) và tìm bộ
phận chính thứ hai (bộ phận vị ngữ) của câu.
Học sinh cần đặt những câu hỏi đối với thành phần câu để nhận diện ra
chúng. để tìm bộ phận chính thứ nhất (chủ ngữ), các em đặt câu hỏi: “Trong câu
nói đến ai ?” (hoặc cái gì ? con gì ?) bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi này chính
là bộ phận chính thứ nhất. Để tìm bộ phận chính thứ hai, tôi lưu ý học sinh khi đặt
câu hỏi tìm vị ngữ, về nguyên tắc câu hỏi tìm vị ngữ “làm gì ?” hay “thế nào ?” phụ
thuộc vào từ loại của vị ngữ. Nếu vị ngữ là động từ thì đặt câu hỏi “làm gì ?”, vị
ngữ là tính từ thì đặt câu hỏi “như thế nào ?”, “thế nào ?”. Nếu chủ ngữ là vật thì
không hỏi “làm gì ?” mà hỏi “thế nào ?”. Bộ phận vị ngữ miêu tả hành động hay
nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.
Ví dụ: “Bạn Nam học tốt.”, “Hà thích xem phim.”, “Nga có nhiều bút.” thì
đặt câu hỏi tìm vị ngữ là “như thế nào ?”, “thế nào ?”
Ví dụ: Phân biệt chủ ngữ - vị ngữ
+ Những con voi về đích trước tiên // huơ vòi chào khán giả.

CN
VN
Hỏi: Con gì huơ vòi chào khán giả ? (Những con voi về đích trước tiên).
Vậy: “Những con voi về đích trước tiên” là chủ ngữ.

8


Hi: Nhng con voi lm gỡ ? (hu vũi cho khỏn gi). Vy hu vũi cho
khỏn gi l v ng.
Ngoi bin phỏp trờn chỳng ta cú th s dng th phỏp nh sau :
+ Thờm mt s t ny, y, kia, ... vo xen gia ch ng, v ng trong cõu :
nhng con voi v ớch trc tiờn (y) hu vũi cho khỏn gi ta ch cú th thờm t
(y) vo sau cm t nhng con voi v ớch trc tiờn m khụng lm nh hng
n cu trỳc cỳ phỏp ca cõu.
Gii phỏp 3: Hng dn hc sinh xỏc nh tng b phn chớnh ca
cõu ghộp:
giỳp hc sinh nhn din v phõn tớch cõu ghộp trc ht phi giỳp hc
sinh xem cõu ú cú my nũng ct cõu (v cõu). Nu cõu cú mt kt cu ch v lm
nũng ct (gm hai b phn chớnh ch ng - v ng) l cõu n; cõu gm hai kt cu
ch v tr lờn lm nũng ct l cõu ghộp. Nh vy cõu ghộp l cõu xột v cu to, cú
hn mt v cõu (kt cu ch v), trong ú cỏc v cõu tỏch bit tng i vi nhau,
khụng cú v cõu no nm trong lũng, lm thnh phn ca v cõu kia.
Vớ d 1: Mt tri // mc. (mt cm ch - v cú mt thụng bỏo
cõu n)
CN
VN
Vớ d 2: Mt tri // mc v sng // tan dn. (hai cm ch - v
cõu ghộp)
CN

VN
CN
VN
Sau đó giúp học sinh nm c cú hai cỏch ni cỏc v cõu ghộp :
+ Ni trc tip (khụng dựng t ng), gia cỏc v cõu cú du phy, du
chm phy hoc du hai chm.
Vớ d : - Mựa xuõn // ó v, trm hoa // ua n.
CN
VN
CN
VN
- Cnh tng xung quanh tụi // ang cú s thay i ln: hụm nay tụi //
CN
VN
CN
i hc.
VN
+ Ni bng t ng cú tỏc dng ni: Cỏc v cõu c ni vi nhau bng mt quan
h t, mt cp quan h t hoc mt cp t hụ ng.
Ví dụ :
- Nếu mọi ngời // chấp hành tốt Luật giao thông thì tai
nạn // sẽ ít khi xảy ra.
CN
VN
CN
VN
- Vì bạn Nam // chăm học nên bạn ấy // luôn đạt học sinh
giỏi.
CN
VN

CN
VN
9


- Tiếng trống //vừa vang lên, chúng tôi // đã tập hợp ngay ngắn.
CN
VN
CN
VN
Giải pháp 4: Giúp học sinh phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ:
Ở lứa tuổi tiểu học, các em thường có tư duy trực quan, đôi khi các em thực
hiện yêu cầu bài tập một cách máy móc không cần biết đúng hay sai. Để giúp các
em tránh được “những máy móc không cần thiết” ấy, đòi hỏi người giáo viên phải
là người phân tích đưa ra những khái niệm dữ liệu cụ thể.
Trước hết, giáo viên phải giúp học sinh có khái niệm về trạng ngữ: “Trạng
ngữ là thành phần (bộ phận) phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho cả khối
kết cấu chủ - vị (còn gọi là nòng cốt câu)”.
Giúp học sinh phân biệt trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ bằng phương pháp mở
rộng nòng cốt câu.
Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra câu
a. Chim hót líu lo.
Hỏi: Em hãy cho biết câu “Chim hót líu lo” đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ ?
Học sinh: Chim // hót líu lo.
CV
VN
b. Trên cành cây, chim hót líu lo.
Yêu cầu học sinh chỉ ra chủ ngữ - vị ngữ.
Trên cành cây, chim // hót líu lo.
CN

VN
Yêu cầu học sinh so sánh xem ví dụ a và ví dụ b có gì giống và khác nhau ?
Giống nhau: Có chủ ngữ - vị ngữ.
Khác nhau: Ở ví dụ b có thêm bộ phận “Trên cành cây”.
Kết luận: “Trên cành cây” là bộ phận trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho cả khối
chủ - vị “Chim hót líu lo” về mặt nơi chốn. Vậy “Trên cành cây” là trạng ngữ chỉ
nơi chốn.
Ví dụ 1: Trên cành cây, chim // hót líu lo.
TN (nơi chốn) CN
vn
Ví dụ 2: a. Hà // không đến lớp.
CN
VN
b. Hôm qua, Hà // không đến lớp.
TN (thời gian) CN
VN
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh so sánh và đi đến kết luận như ví dụ 1
trên, nhưng lưu ý học sinh ở ví dụ 2 này trạng ngữ ở đây không phải là trạng ngữ
chỉ nơi chốn mà là trạng ngữ chỉ thời gian.
Ví dụ 3: a. Hà // không đến lớp.
CN
VN
10


b.
Vì ốm ,
Hà // không đến lớp.
TN(nguyên nhân) CN
VN

- Yêu cầu học sinh phân biệt thành phần chủ ngữ - vị ngữ rồi so sánh, kết
luận “Hà không đến lớp” là do “vì ốm” mà “Hà không đến lớp” được. Vậy “vì
ốm” là trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho cả khối chủ - vị.
Từ ba ví dụ trên giáo viên kết luận: Nếu bỏ những bộ phận trạng ngữ chỉ nơi
chốn, thời gian, nguyên nhân thì vẫn thành câu. Nếu bỏ bộ phận chính chủ ngữ - vị
ngữ thì sẽ không thành câu.
Vậy: Bộ phận phụ bổ sung ý nghĩa cho bộ phận chính về nơi chốn, thời gian,
nguyên nhân,... thì gọi là trạng ngữ.
Tương tự giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh xác định trạng ngữ, chủ ngữ,
vị ngữ với các ví dụ khác, chẳng hạn:
- Để học giỏi , các em // phải cố gắng thật nhiều.
TN(mục đích)
CN
VN
- Để giữ gìn sức khỏe, chúng ta // phải tập thể dục.
TN(mục đích)
CN
VN
- Như cơn lốc, mấy chiếc trực thăng // bay khỏi đường băng.
TN(so sánh)
CV
VN
- Vào bộ đội, anh ấy // được điều đến trung đoàn pháo binh.
TN(tình thái) CN
VN
Để giúp học sinh xác định thành phần chính của câu, ngoài các biện pháp
trên giáo viên còn phải vận dụng một số dạng bài tập thực hành phân biệt thành
phần chính của câu:
a) Bài tập nhận diện phân tích:
+ Dạng 1: Kiểu bài cho trước một đoạn lời, yêu cầu học sinh xác định xem

đó là câu hay không là câu. giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện dựa vào dấu
hiệu nội dung và hình thức. Khi làm bài tập dạng này, học sinh lần lượt đọc từng
dòng, xét xem nó đã nói được một ý, làm cho người khác hiểu được chưa, nếu hiểu
được thì đó là câu.
+ Dạng 2: Kiểu bài yêu cầu học sinh xác định từng bộ phận chính của câu.
Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại
quy tắc tìm bộ phận chính thứ nhất (bộ phận chủ ngữ) và tìm bộ phận chính thứ hai
(bộ phận vị ngữ).
Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi với thành phần câu để nhận diện ra chúng.
Ví dụ: Muốn tìm chủ ngữ, ta đặt câu hỏi “trong câu nói đến ai ?” (hoặc cái
gì? con gì ?...)
Để tìm vị ngữ ta đặt câu hỏi “... làm gì ?”, “... thế nào ?”
Muốn tìm trạng ngữ ta đặt câu hỏi “khi nào ?”, “bao giờ ?”, “vì đâu ?”, “để
làm gì ?”.
11


+ Dạng 3 : Yêu cầu tìm từ loại danh từ, động từ, tính từ (hoặc yêu cầu học
sinh tìm tiểu loại danh từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối, ...)
- Tìm danh từ ta đặt câu hỏi “ai ?”, “cái gì ?”, “con gì ?”, “cây gì ?”
- Tìm động từ ta đặt câu hỏi “làm gì ?”
- Tìm tính từ ta đặt câu hỏi “như thế nào ?”
+ Dạng 4: Phân tích về ngữ âm: Tìm bộ phận cấu tạo âm tiết, tìm nguyên âm
và phụ âm.
+ Dạng 5: Bài tập kiểm tra kiến thức và quy tắc được thể hiện dưới hai hình
thức:
- Trả lời câu hỏi:
Ví dụ: Kiểm tra về trạng ngữ: Bài tập “Bộ phận phụ bổ sung ý chỉ thời gian,
địa điểm, nguyên nhân, mục đích cho bộ phận chính gọi là ......... hoặc: Trạng ngữ
là gì ?”

- Điền vào chỗ trống:
Ví dụ: Điền vào chỗ trống để ghi nhớ:
“Câu đơn thường có ... bộ phận, bộ phận chính ...... và bộ phận
chính ..........”.
b) Bài tập xây dựng tổng hợp (còn gọi là bài tập lời nói)
+ Dạng 1: Bài tập theo mẫu, dạng này có mức độ sáng tạo thấp nên giáo viên
ít sử dụng. Tuy nhiên dạng bài tập này luôn được áp dụng trong các môn học khác.
Dạng bài tập này có hai hình thức :
- Đọc hoặc viết câu theo mẫu, làm rõ ý nghĩa của câu.
- Trả lời câu hỏi của thầy, cô.
Ví dụ: Hỏi: Bộ đội lên đường hành quân vào lúc nào?
Trả lời: Bộ đội lên đường hành quân vào lúc “hoàng hôn”.
Ví dụ: Hỏi: Khi nào gà rủ nhau lên chuồng?
Trả lời: Gà rủ nhau lên chuồng “khi mặt trời lặn”.
Vậy: Khi mặt trời lặn, gà // rủ nhau lên chuồng.
TN(thời gian) CN
VN
+ Dạng 2 : Cải biến tạo ra đơn vị mới
- Biến đổi câu theo mục đích nói: Từ câu kể thành câu cầu khiến hoặc sang
câu hỏi.
- Từ hai câu đơn tạo thành một câu ghép.
- Viết tiếp (điền) thành phần câu.
Ví dụ: Em bé .......... Thợ gặt ..........
- Thêm bộ phận để tạo thành câu (điền vào chỗ trống để tạo thành câu).
Ví dụ: ....... có giọng hát rất hay.
....... được thưởng một cái cặp.
+ Dạng 3: Bài tập sáng tạo

12



Có thể nói bài tập sáng tạo trong các tài liệu dạy - học ngữ pháp ở Tiểu học
hiện nay là ít và đơn điệu. Đây là dạng bài tập không bị quy định bởi mẫu câu cho
sẵn. Về hình thức có các dạng sau:
- Bài tập xây dựng tình huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng
sản sinh ra những câu, đoạn, bài được dự tính trước.
Ví dụ: Em đánh rơi bút. Một bạn nhặt được trả lại cho em. Em sẽ nói gì với
bạn ? ...
- Dựa vào tranh để học sinh đặt câu hỏi.
- Cho từ đặt thành câu.
- Cho đề tài đặt thành câu.
- Viết đoạn văn.
Ngoài các dạng bài tập trên, để giúp học sinh có được kĩ năng chắc chắn khi
phân biệt các thành phần chính của câu, tôi đã chỉ đạo giáo viên giúp học sinh
luyện tập, thực hành trong các phân môn học khác như: chính tả, tập làm văn, tập
đọc, ...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 tôi đã bám sát thực
trạng việc dạy - học các môn học trong tất cả các khối lớp của nhà trường nói
chung và việc dạy - học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nói riêng tại trường, trong
năm học 2016-2017, tôi đã áp dụng các giải pháp rèn các kỹ năng phân phân biệt
thành phần chính của câu, kết quả học tập của học sinh đã có những chuyển biến
một cách tích cực, cụ thể như sau:
Kết quả qua kiểm tra giữa kì II:
Tổng số Học
sinh
40

Số HS xác định đúng
CN, VN

SL
%
32

80

Số HS xác định chưa đúng
CN, VN
SL
%
8

20

Qua bảng số liệu trên cho thấy số học sinh xác định đúng các thành phần
chính của câu đã tăng cao rõ rệt. Các em ham thích học phân môn Luyện từ và câu
hơn, khả năng phân biệt các thành phần của câu đúng và chính xác hơn. Sự nhầm
lẫn đối với các dạng bài tập mà các em mắc phải giảm rõ rệt. Các em tự tin hơn khi
giáo viên giao bài tập thực hành về ngữ pháp. Chính vì vậy mà khả năng vận dụng
kiến thức giáo viên cung cấp cho các em giải quyết khá nhanh và chính xác. Đó là
một bước giúp các em phát triển lời nói, phát triển kĩ năng giao tiếp của mình.

13


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Có thể nói rằng, dạy học phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt ở
trường Tiểu học luôn là một vấn đề trăn trở của mỗi người giáo viên: Làm thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất qua mỗi tiết dạy về nội dung cũng như phương pháp dạy

học? Hiệu quả của sự đào tạo, kết quả học tập của học sinh không thể có được
trong một giờ dạy thành công nào đó mà phải là cả một quá trình giảng dạy, học tập
lâu dài. Dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 có một vị trí đặc biệt quan
trọng, bởi dạy ngữ pháp trong Luyện từ và Câu là gắn với quá trình lĩnh hội và sản
sinh lời nói, gắn với hoạt động giao tiếp. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học sẽ tạo tiền đề để học sinh chuyển sang một giai đoạn tư duy mới của bậc
Trung học cơ sở với yêu cầu đạt cấp độ cao hơn.
Vì vậy, theo tôi, đối với người giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy
có liên quan, đầu tư thời gian để chuẩn bị kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học một
cách chu đáo, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế giảng dạy.
+ Phải xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của ngữ pháp trong phân môn Luyện
từ và câu. Phải nắm vững các khái niệm quy tắc ngữ pháp. Tuân thủ các nguyên tắc
thực hành, nguyên tắc trực quan. Chú ý đến mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức ngữ pháp.
+ Phân tích ngữ liệu (dẫn chứng) để làm rõ dấu hiệu bản chất đó thật chính
xác. Ngữ liệu đưa ra cần phù hợp với đối tượng hiểu biết của học sinh.
+ Phải có sự linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, biết kết hợp nhiều
phương pháp để phát huy được vai trò chủ động nắm kiến thức của học sinh gây
hứng thú trong giờ học.
- Cần phân loại học sinh để có phương pháp cung cấp tri thức phù hợp với
năng lực của từng đối tượng. Tạo điều kiện cho các em thực hành ngữ pháp càng
nhiều càng tốt, nhất là đối với các em học sinh trung bình, yếu. Có như vậy giáo
viên mới dễ dàng nắm bắt thông tin ngược để bổ sung kiến thức cho các em.
+ Thường xuyên liên lạc, phối kết hợp với phụ huynh học sinh (đặc biệt là học
sinh yếu) để cùng động viên giúp đỡ kịp thời, cùng theo dõi kèm cặp việc học tập ở
trên lớp cũng như ở nhà. Sự quan tâm của phụ huynh sẽ góp phần tích cực, hiệu
quả trong việc việc làm giàu vốn từ, vốn ngữ pháp cho học sinh.
+ Tri thức và lòng nhiệt tình là yếu tố quyết định cho mọi sự thành công.
Người giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về

mọi mặt. Người giáo viên không phải chỉ có tri thức về chuyên môn mà còn phải có
những kiến thức về vốn văn hoá chung, tri thức về khoa học giáo dục và kinh
14


nghiệm giảng dạy, sự hiểu biết và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp
giảng dạy, các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tìm tòi sáng tạo. Xác định rõ quá trình
tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ “tự giác học tập suốt đời”, là việc
làm giúp người giáo viên chúng ta ngày càng “đẹp hơn” trong ánh mắt học trò,
phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.
- Kiến nghị:
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục tổ chức sinh hoạt chuyên môn
liên trường, các chuyên đề bồi dưỡng, xây dựng các giờ dạy mẫu hoặc nhân rộng
những tiết trong hội giảng đạt kết quả cao để giáo viên trong huyện học tập, từ đó
đúc rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Lựa chọn những đề tài,
những sáng kiến kinh nghiệm hay, thực tế biên soạn thành sách và tổ chức triển
khai, nhân rộng trong toàn huyện.
Trên đây là một số giải pháp được rút ra trong quá trình dạy học phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh khối lớp 5 tại trường Tiểu học Đông Vệ 1. Nội dung
sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý của đồng nghiệp trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn để đưa chất
lượng giảng dạy của giáo viên ngày càng đạt kết quả cao hơn như chúng ta mong
muốn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Đông Vệ, ngày 04 tháng 4 năm 2017
VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện


Nguyễn Thị Hải

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Tác giả: Lê Phương Nga - Lê Hữu Tỉnh (Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội 1)
2. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh (Nhà xuất bản GD)
3. Cơ sở ngôn ngữ và Tiếng Việt.
Tác giả: Mai Ngọc Chừ - Hoàng Trọng Phiếm (Nhà xuất bản GD)
4. Báo Giáo dục Tiểu học và các tài liệu có liên quan.
5. SGK, SGV Tiếng Việt tập 1,2 lớp 5 (Nhà xuất bản GD)

16


17



×