SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
–––––––––––––––––––––
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
RÈN KĨ NĂNG THỰC HIỆN PHÉP CHIA CHO SỐ
CÓ HAI CHỮ SỐ
Người thực hiện: Đỗ Thị Xuân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học TT Lam Sơn-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Toán
1
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1: Giúp học sinh thành thạo nhân chia trong bảng
và nhân chia với (cho) số có một chữ số.
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh biết cách ước lượng
thương và nắm chắc kĩ thuật chia.
Giải pháp 3: Thường xuyên ôn tập, luyện tập cho học sinh.
Giải pháp 4: Khuyến khích học sinh hoàn thành tốt hỗ trợ,
giúp đỡ học sinh tiếp thu bài còn non và chậm hơn.
Giải pháp 5: Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho học
sinh học tập tốt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận.
- Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRANG
2
3
3
3
4
5
6
8
14
14
15
15
16
17
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn toán có vị trí rất quan trọng trong
việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học. Toán học là môn
khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực với một hệ thống kiến thức và
phương pháp nhận thức cơ bản, rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động.
2
Đồng thời nó còn là những công cụ, những phương tiện rất cần thiết để học
những môn khác và nhận thức thế giới xung quanh.
Mặt khác, môn toán có vai trò to lớn trong việc giáo dục nhiều mặt cho
học sinh như rèn luyện các phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề và góp phần
phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo, rèn tính cẩn thận cho
mỗi học sinh. Đó là phẩm chất cần thiết cho mỗi con người lao động. Môn toán
là một trong các môn học được đông đảo học sinh yêu thích.
Trong môn toán ở Tiểu học, giai đoạn các lớp 4, 5 là giai đoạn hai của quá
trình học tập, có thể coi là giai đoạn học tập sâu so với giai đoạn trước. Ở các
lớp 1,2,3 học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua
các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thực hoặc mô hình, tranh ảnh, ... do đó
chủ yếu nhận biết “ cái toàn thể ”, “ cái riêng lẻ ”, chưa làm rõ các mối quan hệ,
các tính chất của sự vật, hiện tượng. Giai đoạn các lớp 4, 5 học sinh vẫn học tập
các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức độ sâu hơn, khái
quát hơn, tường minh hơn. Học sinh có thể nhận biết và vận dụng một số tính
chất của số, của phép tính, hình học ở dạng khái quát hơn. Chính vì lẽ đó nên
khi lên lớp 4 nhiều học sinh gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu bài. Trong
toàn bộ học kì I của Toán 4 dành thời gian cho việc hoàn thiện về dãy số tự
nhiên ( về các phép tính, dấu hiệu chia hết…), cơ bản học sinh tiếp cận được với
các phép tính cộng, trừ, nhân- riêng phần phép chia nhiều học sinh vẫn còn lúng
túng.Với nhiều năm được tham gia giảng dạy học sinh lớp 4, không những ở
chương trình cũ mà cả chương trình mô hình trường học mới Việt Nam, tôi nhận
thấy học sinh thường vướng mắc nhiều ở phần phép chia cho số có hai chữ số.
Các em không biết cách ước lượng thương trong mỗi lần chia, khi tìm được
thương không biết nhân lên để trừ đi tìm số dư trong quá trình thực hiện. Tôi đã
trăn trở về vấn đề này rất nhiều, phải làm thế nào tìm ra phương pháp dạy học
phù hợp nhất để giúp học sinh có thể thực hiện phép chia cho số có hai chữ số
thành thạo. Khi học sinh thực hiện tốt việc chia cho số có hai chữ số sẽ tạo đà để
các em học tốt phần phép chia cho số có ba chữ số, phần phân số tiếp theo và
3
học tốt các phép tính với số thập phân ở lớp 5 cũng như học tốt ở trung học cơ
sở, biết vận dụng vào trong thực tế cuộc sống và cũng để góp phần nâng cao
chất lượng học sinh đại trà, tránh hiện tượng “ học sinh ngồi nhầm lớp ”.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 4 rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số”.
Xin trân trọng giới thiệu tới các đồng nghiệp và Hội đồng Khoa học các
cấp một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã hướng dẫn học sinh.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích của đề tài này là tìm ra một số biện pháp giúp cho tất cả các đối
tượng của học sinh lớp 4 thực hiện thành thạo phép chia cho số có hai chữ số.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Các bài tập về phép chia cho số có hai chữ số lớp 4.
Học sinh học lớp 4 ở các năm học.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Như chúng ta đã biết tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình
hình thành phát triển và còn ở trong giai đoạn “ tư duy cụ thể ” do đó việc nhận
thức các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó đối với học sinh. Chính vì
4
vậy chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của các đối tượng để từ đó đặt ra các
phương pháp truyền đạt nhẹ nhàng dễ hiểu đối với học sinh.
Qua nghiên cứu chương trình tôi nhận thấy rằng học các kiến thức số học
chiếm thời gian khá dài, chúng được phân bố ở các lớp với mức độ khác nhau.
Việc dạy cho học sinh thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự
nhiên là hết sức cần thiết. Vì các em có làm tốt các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia thì việc tính toán, giải toán trong luyện tập thực hành và học các nội dung
khác mới mang lại hiệu quả thiết thực. Một điều mà trong chúng ta ai cũng nhận
thấy đặc điểm tâm lý, sự phát triển tâm lý ở độ tuổi Tiểu học ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình nhận thức, chiếm lĩnh tri thức khi học môn Toán của học sinh
Tiểu học. Do trí nhớ của các em chưa bền vững nên khi nêu ra mọi khái niệm,
mọi định nghĩa, mọi phương pháp giải toán...có những em giải rất nhanh, chính
xác song nếu chuyển sang chương mới, dạng toán mới là các em gặp khó khăn.
Có chăng là những em có trí nhớ tốt hoặc có điều kiện tốt để kiểm tra lại. Bên
cạnh đó đặc điểm chú ý của học sinh Tiểu học cũng không bền vững. Khi học
bài dưới sự dẫn dắt của thầy cô giáo các em rất chú ý nghe giảng song do tính
hiếu động ham chơi, tìm hiểu cái mới, cái lạ lại quên ngay nội dung bài học.
Hình thành kĩ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống
các thao tác để có khả năng giải quyết bài toán, tổ chức cho học sinh vận dụng
giải quyết các bài tập cùng loại. Trong các phép tính với số tự nhiên, ta có thể
tìm ra kết quả của phép chia tuỳ ý dựa vào các phép chia trong bảng và một cách
tính quen biết mà ta gọi là thuật toán chia. Như đã nói thuật toán chia là thuật
toán khó nhất trong bốn thuật toán: cộng, trừ, nhân, chia. Vì thế trong dạy học,
quá trình giới thiệu thuật toán chia cần đi chậm hơn, nghĩa là cần chia thành
nhiều bước hơn. Giống như đối với phép nhân, hai bước đầu tiên (chia cho số có
một chữ số, chia cho số có hai chữ số) vẫn là những bước quan trọng nhất nên
mỗi bước này lại phải dẫn dắt từ từ hơn, đi qua một số bước nhỏ hơn. Mặt khác,
hiện nay khoa học phát triển, do yêu cầu cuộc sống, máy tính đã được bán và sử
dụng rộng rãi trong nhân dân. Có không ít phụ huynh hướng cho con em mình
5
biết sử dụng máy tính để tính toán. Nhưng thực tế, trong chương trình toán ở bậc
Tiểu học thì một trong những kĩ năng tính toán của học sinh vẫn phải kể đến đó
là kĩ năng tính (có đặt tính).
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Học sinh lớp 4 là giai đoạn hai của quá trình học tập, là giai đoạn học tập
sâu so với giai đoạn trước. Tất cả các em đều có ý thức tự giác học tập song ở
những tháng đầu của lớp 4 hầu như các em gặp khó khăn nhất là học sang phần
phép chia cho số có hai chữ số. Trong quá trình dạy học, nếu luyện tập tổng
hợp(học bài: Em ôn lại những gì đã học) trừ những em có học lực hoàn thành tốt
các em thực hiện rất nhanh còn những em khác thực hiện phép chia mất rất
nhiều thời gian và những em đó có làm được thì cũng không dám chắc chắn về
kết quả của mình đã làm.
Vào tháng 3 năm học 2015 – 2016, tôi đã ra đề khảo sát như sau:
Đề bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a. 9009 : 33
b. 9276 : 39
c. 2744 : 14
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a. 4657 + 3444 : 28
b. 601759 – 1988 : 14
Bài 3: Người ta xếp đều 2400 bộ bàn ghế vào 15 phòng học. Hỏi 2 phòng học
như thế xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế?
Sau đây là kết quả khảo sát.
Tổng số
HS
Bài
Làm đúng
Làm sai
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Bài 1
20
71,4
8
28,6
28
Bài 2
21
75
7
25
Bài 3
21
75
7
25
Qua kết quả bài khảo sát tôi xét thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết
quả bài làm sai:
+ Do các em học ở lớp dưới chưa thạo nhân chia trong bảng và nhân chia với
(cho) số có một chữ số. Các em chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề.
6
+ Do trong quá trình thực hiện chia các em không biết cách ước lượng thương
cho sát, không biết căn cứ nào để ước lượng thương. Khi đã tìm được thương
không biết cách nhân lên để trừ đi tìm số dư trong quá trình thực hiện, chưa nói
là nhân lên để trừ nhẩm.
+ Do cấu trúc của chương trình Toán 4 hiện hành các em chỉ học tính chia cho
số có hai chữ số, ba chữ số với thời gian ít(12 tiết)chương trình trường học mới
Việt Nam(VNEN)với thời gian(10 tiết)sau đó chuyển sang dấu hiệu chia hết và
phần phân số. Mãi đến cuối năm mới có một vài bài về rèn kĩ năng tính chia
trong bài ôn tập. Với khoảng thời gian như vậy các em sẽ không nắm chắc được
cách chia, dễ quên và nếu giáo viên không lưu ý đến rèn kĩ năng chia cho học
sinh trong các tiết học ôn thì các em dễ bị hổng kiến thức và ảnh hưởng tới việc
tiếp thu các mạch kiến thức tiếp theo của học sinh.
+ Về phía người dạy: Có những giáo viên chưa biết cách dẫn dắt gợi mở cho học
sinh, không hướng dẫn rõ ràng ở từng bước chia cụ thể nên các em sẽ gặp khó
khăn khi thực hành chia.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Giải pháp 1: Giúp học sinh thành thạo nhân chia trong bảng và nhân chia
với (cho)số có một chữ số.
Để có cơ sở học sinh thực hiện tốt phép chia cho số có hai chữ số thì học
sinh phải thành thạo phép chia cho số có một chữ số.
Trong những tháng học đầu tiên, vào những buổi sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, tôi đã chú ý tới việc ôn tập để các em nắm vững lại các kiến thức cơ bản của
lớp 3 và nắm chắc lại nhân chia trong bảng, nhân chia với số có một chữ số, vì
trong thời gian nghỉ hè các em không được ôn tập lại nên đã quên rất nhiều.
Tôi đã tiến hành ôn tập dưới nhiều hình thức như tổ chức các trò chơi đơn giản:
“Truyền điện”, “ Nhận quà”, “ Ai nhanh , Ai đúng”…
VD1: Trò chơi: Truyền điện “ Ôn lại các bản nhân, chia đã học”.
* Cách chơi:
7
Một học sinh là quản trò đóng vai là nguồn điện, bạn đó được nêu một phép tính
trong các bảng nhân hoặc bảng chia từ 2 đến 9 truyền đến một bạn khác, ngay
lập tức bạn ấy phải nêu được kết quả của phép tính đó. Nếu đúng bạn ấy được
quyền đố bạn tiếp theo, nếu sai bị phạm luật, quyền nêu phép tính quay về bạn
quản trò. Trò chơi cứ tiếp tục như thế truyền đến hết lượt các bạn học sinh trong
lớp( vì đây là trò chơi tự ôn tập kiến thức nên không giới hạn về thời gian) .
Ví dụ: Bạn A: Tớ đố bạn 12 : 6 bằng mấy?
Bạn B: Thưa bạn:
12 : 6 = 2 ;
Tớ đố bạn 48 : 8 bằng mấy?
Bạn C: ...
VD2: Trò chơi: Nhận quà
*. Cách chơi:
Bạn quản trò bắt cái cả lớp hát bài hát trong chương trình Tiểu học, trong khi hát
các bạn nối tiếp nhau truyền trên tay một con gấu bông, kết thúc bài hát con gấu
bông trong tay bạn nào thì bạn ấy trả lời câu hỏi của quản trò.
Câu hỏi quản trò: Nêu một phép tính trong bảng nhân hoặc bảng chia đã học,
yêu cầu bạn trả lời hoặc nêu bài toán: 9 con thỏ có 18 cái tai. Hỏi một con thỏ có
bao nhiêu cái tai?
VD3: Đúng ghi Đ, sai ghi S ( học sinh làm bài trong nhóm, đại diện các nhóm
dán bảng, nhận xét):
9 × 6 = 54
54 : 9 = 5
72 : 9 = 7
9 × 4 = 36
8 × 8 = 64
49 : 7 = 6
7 × 9 = 54
72 : 8 = 8
VD4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ? (Chơi trong nhóm).
*. Cách chơi:
Bạn nhóm trưởng quay kim trên vòng tròn số để nhận được một số ( vòng tròn
số gồm các số 2, 3, 4, 5) các bạn trong nhóm viết số nhận được vào ô trống và
thực hiện phép tính(1440 :
= ?)
8
Ví dụ: Bạn nhóm trưởng quay vào số 5, các bạn trong nhóm cùng thực hiện
phép tính: 1440 : 5 = ? vào vở nháp, sau đó báo cáo kết quả. Các bạn trong
nhóm cùng kiểm tra xem ai nhanh, ai đúng?
Với cách làm như trên, sau nhiều lần như vậy tôi thấy các em nắm bài rất
tốt và qua đó giúp các em thuộc được bảng cửu chương, hiểu được mối quan hệ
giữa phép nhân và phép chia, nắm chắc nhân chia trong bảng và nhân chia với
số có một chữ số. Ngoài ra còn còn tạo cho các em sự thoải mái, phấn khởi, tự
tin trong khi học.
Trong quá trình ôn luyện, thực hành vào buổi học thứ hai của ngày tôi
không quên củng cố lại cho các em về các bảng nhân và bảng chia đã học để
giúp các em vận dụng thành thạo thực hành tính toán.
Ngoài ra khi dạy các giờ học toán về chia cho số có hai chữ số tôi thường
tổ chức cho học sinh khởi động bằng trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? hoặc trò chơi:
Ghép thẻ ( ghép phép tính với kết quả đúng).
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh biết cách ước lượng thương và nắm chắc
kĩ thuật chia.
Để các em nắm được cách chia và có kĩ năng chia ngay trong tiết dạy đầu
tiên về chia cho số có hai chữ số và các bài luyện tập tôi đã chú ý đến việc gợi
mở để các em nắm được cách chia , cách ước lượng thương.
Ví dụ: Bài 47: Chia cho số có hai chữ số ( trang 57- tài liệu hướng dẫn
học toán 4, tập 1B )
Sau khi học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” trong nhóm ở hoạt động 1.
(Một học sinh viết một phép tính chia, chẳng hạn: 3200 : 400 = ?, đố bạn nhẩm
nhanh, nêu kết quả và giải thích cách làm. Các bạn khác trong nhóm làm trọng
tài.Đặt
Học
sinh
nhau
cùng
tính
vàtrong
tính: nhóm đổi vai
Chia
theo
thứchơi.)
tự từ trái sang phải:
Hoạt động 2: Đọc kĩ nội dung sau và thực hiện theo từng bước:
357 17
* 35 chia 17 được 2, viết 2.
357
:
17
=
?
34
21
2 nhân 7 bằng 14, viết 4 nhớ 1;
17
2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, viết 3;
17
35 trừ 34 bằng 1, viết 1.
0
* Hạ 7, được 17;
17 chia 17 được 1, viết 1.
Em viết:
1 nhân 7 bằng 7, viết 7;
357 : 17 = 21
1 nhân 1 bằng 1, viết 1;
* 17 trừ 17 bằng 0, viết 0.
9
- Trước tiên học sinh làm việc trong nhóm: Đọc và thực hiện theo từng bước
(như trong khung của tài liệu ). Các em có thể chỉ nắm được sơ bộ việc thực
hiện phép chia cho số có hai chữ số theo hai bước: Đặt tính, tính, còn việc ước
lượng thương thì rất mơ màng.
- Sau đó giáo viên chốt lại cách thực hiện:
Để học sinh nắm được cách chia, tôi hướng dẫn học sinh đặt tính và thực
hiện tính, chia theo thứ tự từ trái sang phải: Số chia là số có hai chữ số ( khác
với chia cho số có một chữ số ).Ở lần chia đầu tiên số bị chia phải bắt hai chữ
số, nếu hai chữ số vẫn bé hơn số chia thì ta phải bắt lên ba chữ số để chia…Khi
đã ước lượng được chữ số ở thương khi nhân lên trừ để tìm số dư cần chú ý bắt
dưới số nào chia thì nhân lên đặt tích ngay dưới số đó để trừ tìm số dư (số dư
phải bé hơn số chia).
Đối với bài này để ước lượng thương của phép chia được nhanh trong mỗi
lần chia ta lấy số hàng chục chia cho hàng chục. Cụ thể hướng dẫn học sinh chia
như sau :
357
17
34
21
*. Ở lần chia đầu tiên bắt 35 chia cho 17. (Nhẩm 3 : 1 = 3 để
chọn thương là 3 nhưng 3 × 17 = 51; 51 lớn hơn 35 nên
17
không được, vậy phải giảm xuống chọn thương là 2 nhân
17
và trừ nhẩm. 2 nhân 17 bằng 34; 35 trừ 34 bằng 1; Số dư là 1
0
bé hơn số chia 17, ước lượng thương bằng 2 là phù hợp.Vậy
35 chia cho 17 được 2 viết 2; 2 nhân 17 bằng 34; 35 trừ 34
bằng 1, viết 1.
*. Hạ 7, được 17; 17 chia 17 ước lượng thương (lấy 1 : 1 = 1)
10
vậy 17 chia 17 được 1, viết 1; 1 nhân 17 bằng 17; 17 trừ 17
bằng 0. Vậy 357 : 17 = 21
Qua bài tập trên tôi lưu ý lại cho học sinh cách bắt chữ số chia ở lần chia đầu
tiên và cách ước lượng thương lấy số chục của số bị chia chia cho số chục
của số chia. Khi đã ước lượng được thương thì bắt đến số nào chia nhân lên
đặt tích ngay dưới số đó để trừ đi tìm số dư (lưu ý: Số dư phải bé hơn số
chia).
Nhưng với bài tập 1b trong tài liệu hướng dẫn học toán 4(tập 1B) trang 58 có
phép tính: 646 : 19 . Nếu ở lần chia đầu tiên bắt 64 chia cho 19. (Nhẩm 6 : 1 = 6
để chọn thương là 6). Vậy 6 nhân 19 bằng 114; 114 lớn hơn 64 rất nhiều, khi đó
ta phải ước lượng giảm dần thương xuống còn 5, 4, 3 rồi tiến hành nhân trừ
nhẩm và tìm ra 3 nhân 19 bằng 57. Vậy 64 trừ 57 bằng 7. Vậy thương bằng 3 là
thích hợp. Để tránh phải thử nhiều lần, chúng ta có thể làm tròn các số trong
phép chia 64 chia cho 19 như sau:
64 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 60.
19 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20.
Sau đó ước lượng thương: Lấy 6 chia 2 bằng 3, ta tìm được thương là 3,
nhân lên rồi trừ đi để tìm số dư ở lần chia đó. (với cách ước lượng này sẽ nhanh
hơn)
Vì vậy ở bài tập: 357 : 17 = ? vừa hướng dẫn học sinh ở trên ta có thể
hướng dẫn học sinh một cách ước lượng thương khác. Cụ thể là:
*. Ở lần chia đầu tiên bắt 35 chia cho 17. Ta có thể làm tròn số trong phép chia
35 chia 17 như sau:
35 làm tròn đến số tròn chục là 40.
17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20.
Sau đó ước lượng thương: Lấy 4 chia 2 bằng 2, tìm được thương là 2; 2
nhân 17 bằng 34; 35 trừ 34 bằng 1, viết 1 .
*. Hạ 7, được 17; 17 chia 17 ước lượng thương (lấy 1 : 1 = 1), vậy 17 chia 17
được 1, viết 1; 1 nhân 17 bằng 17; 17 trừ 17 bằng 0. Vậy 357 : 17 = 21
11
Qua bài tập này tôi lưu ý học sinh cách ước lượng thương bằng cách
làm tròn số bị chia và số chia, khi ước lượng được thương phù hợp rồi thì
nhân lên rồi trừ đi để tìm số dư ở lần chia đó (số dư phải bé hơn số chia).
Nhưng để học sinh phát hiện phép tính nào thì làm tròn số bị chia và số
chia để ước lượng thương và phép tính nào thì không làm tròn mà lấy số chục
của số bị chia, chia cho số chục của số chia luôn để ước lượng thương, học sinh
sẽ quan sát phép tính để linh động thực hiện nếu ước lượng thương phải thử
chọn nhiều lần thì chọn cách làm tròn số bị chia và số chia để ước lượng.
*. Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất.
Các số có chữ số hàng đơn vị lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn lên.
Ví dụ: 45 làm tròn lên đến số tròn chục gần nhất là: 50
Các số có chữ số hàng đơn vị bé hơn 5 thì làm tròn xuống .
Ví dụ: 34 làm tròn xuống số tròn chục gần nhất là: 30
*. Với các cách ước lượng thương trên học sinh sẽ vận dụng để thực hiện các
phép chia cho số có hai chữ số ở phần hoạt động thực hành. Trong các buổi
luyện tập toán tiếp theo vào các buổi học thứ hai của ngày tôi thương xuyên lưu
ý các em cách ước lượng thương để các em nắm vững hơn và vận dụng chia một
cách thành thạo.
Ví dụ: Thực hiện phép chia sau:
75 :23
;
75 : 17
Hướng dẫn các em ước lượng thương:
75 : 23
Nhẩm 7 chia cho 2 được 3, vậy 75 chia cho 23 được 3 ; 3 nhân 23 bằng 69,
75 trừ 69 bằng 6. Thương cần tìm là 3.
75 : 17
75 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80.
17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20.
Sau đó ước lượng thương: Lấy 8 chia cho 2 được 4. ta tìm được thương là
4, nhân lên rồi trừ đi để tìm số dư ở lần chia.
12
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
672 : 21
779 : 18
- Học sinh sẽ thực hiện nhẩm như sau: (chia theo thứ tự từ trái sang phải)
672
21
63
32
*. Ở lần chia đầu tiên bắt 67 chia cho 21. Nhẩm 6 chia 2
được 3. Vậy 67 chia cho 21 được 3 viết 3; 3 nhân 21 bằng 63,
42
67 trừ 63 bằng 4 viết 4.
42
* Hạ 2 được 42; 42 chia 21 ước lượng thương lấy 4 chia 2
0
được 2. Vậy 42 chia 21 được 2 viết 2; 2 nhân 21 bằng 42,
42 trừ 42 bằng 0. Vậy 672 chia 21 bằng 32
- Đối với phép chia: 779 : 18 , học sinh sẽ làm tròn số bị chia và số chia để ước
lượng thương ở mỗi lần chia. Cụ thể như sau:
779
18
*. Ở lần chia đầu tiên bắt 77 chia 18. Nhẩm làm tròn 77
72
43
thành 80; 18 thành 20; 8 chia 2 được 4, viết 4; 4 nhân
59
18 bằng 72; 77 trừ 72 bằng 5, viết 5.
54
*. Hạ 9 được 59; 59 chia 18. Làm tròn 59 thành 60; 18
5
thành 20, nhẩm 6 chia 2 bằng 3 viết 3; 3 nhân 18 bằng
54; 59 trừ 54 bằng 5, viết 5. Vậy 779 : 18 = 43(dư 5).
Lưu ý học sinh đối với những phép chia có dư - Số dư bao giờ cũng phải
bé hơn số chia. Quan hệ giữa phép chia có dư và phép nhân như sau:
a : b = c ( dư r ) => a = c x b + r (b khác 0, r < b) để học sinh có thể kiểm tra
lại kết quả chia bằng cách thử lại.
Khi hướng dẫn các em nắm được cách chia cần hướng dẫn chậm hơn, chia
thành nhiều bước nhỏ, dẫn dắt từ từ, rõ ràng ở trong từng lần chia. Bởi vì khi
thực hiện phép chia cho số có hai chữ số các em còn gặp khó khăn trong thao tác
nhân và trừ nhẩm. Nên trong những tiết đầu tôi hướng dẫn học sinh thực hiện
chia và viết đầy đủ để giảm bớt thao tác nhẩm, sau đó dần dần mới cho học sinh
nhân và trừ nhẩm (tuy nhiên với học sinh hoàn thành tốt tôi vẫn khuyến khích
các em trừ nhẩm).
Ví dụ: hướng dẫn thực hiện phép chia 289 : 24
13
289
24
49
12
1
* 28 chia cho 24 được 1 viết 1.
1 nhân 4 bằng 4; 8 trừ 4 bằng 4, viết 4
1 nhân 2 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0.
* Hạ 9.
49 chia cho 24 (4 chia cho 2 được 2).
49 chia cho 24 được 2.
2 nhân 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1, viết 1
2 nhân 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0
Vậy 289 : 24 = 12 (dư 1)
* Ở đối tượng học sinh còn lại tôi hướng dẫn học sinh viết dưới dạng dễ tính
toán hơn (trong mỗi lần chia, viết tường minh phép trừ, chưa thực hiện trừ
nhẩm).
289
24
24
12
* 28 chia cho 24 được 1, viết 1
1 nhân 4 bằng 4, viết 4
49
1 nhân 2 bằng 2, viết 2
48
28 trừ 24 bằng 4, viết 4
1
* Hạ 9 được 49
49 chia cho 24 được 2, viết 2
2 nhân 4 bằng 8, viết 8
2 nhân 2 bằng 4, viết 4
49 trừ 48 bằng 1, viết 1
Vậy 289 : 24 = 12 (dư 1)
* Sau khi hướng dẫn thực hiện các phép chia trên tôi hướng dẫn học sinh rút ra
các bước chia để các em ghi nhớ:
Bước 1: Đặt tính.
Bước 2: Ước lượng thương (Lấy số chục của số bị chia chia cho số chục
của số chia).
14
Bước 3: Lấy thương vừa tìm được nhân ngược để tìm số dư trong mỗi lần
chia và tiếp tục chia tiếp ( nếu có thể ).
Giải pháp 3: Thường xuyên ôn tập luyện tập cho học sinh.
Căn cứ vào cấu trúc chương trình của chương trình Toán 4; Các em học
hết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên sau đó chuyển sang dấu
hiệu chia hết, chuyển sang phần phân số…ít có thời gian để các em ôn luyện lại.
Chính vì vậy, trong các buổi học thứ hai của ngày tôi thường xuyên lồng ra đề
có bài tính chia để các em được ôn luyện lại giúp các em nắm chắc cách chia
hơn, tạo đà để các em tiếp thu tốt kiến thức phần phân số và làm tốt việc chia
với số thập phân ở lớp 5…
Khi giảng dạy cần theo dõi chú ý đối tượng học sinh tiếp thu bài còn hạn
chế, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, hiểu các thuật ngữ, cách suy luận.
Phần hướng dẫn bài tập cần làm cụ thể hơn đối với học sinh này. Mọi nhiệm vụ
được giao cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải cần được phân tích và
sửa chữa, nếu cần (làm việc riêng với học sinh). Khuyến khích động viên đúng
lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả ( dù kết quả đó là khiêm
tốn ), đồng thời phân tích, phê bình đúng lúc thái độ lơ là trong nhiệm vụ học
tập. Nhưng tránh thái độ lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm của học sinh.
Giải pháp 4: Khuyến khích học sinh hoàn thành tốt hỗ trợ, giúp đỡ học sinh
tiếp thu bài còn non và chậm hơn.
Ngoài sự chỉ dẫn của giáo viên, để các em vận dụng và thực hiện tính toán
được tốt tôi đã sử dụng sự hỗ trợ đắc lực từ phía học sinh hoàn thành tốt của
lớp. Tôi đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh có trách nhiệm kèm
cặp các bạn học non và tôi hướng dẫn các em cách giúp đỡ các bạn. Qua theo
dõi tôi thấy các em được phân công đã hoạt động rất tích cực đúng với nhiệm vụ
của mình. Các em được các bạn giúp đỡ cũng rất phấn khởi, chất lượng học tập
có tiến bộ rõ rệt. Các em đã biết cách chia và thực hiện chia một cách thành
thạo.
Giải pháp 5: Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập tốt.
15
Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để gia đình các em nắm bắt được
tình hình học tập của con em họ và tạo điều kiện để cho các em học tập.Từ đó
kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm có biện pháp kèm cặp học sinh, nhất là
đối với đối tượng học sinh tiếp thu bài còn hạn chế để các em thực hiện tốt kế
hoạch học tập ở trường và ở nhà.
2.4 . HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Với những biện pháp thực hiện ở trên và sự kiên trì rèn luyện trong các
giờ học chính khóa, giờ học luyện toán buổi thứ hai của ngày, buổi sinh hoạt 15
phút đầu giờ ... thì 100% học sinh lớp tôi biết cách thực hiện phép chia cho số có
hai chữ số. 89,3% học sinh thực hiện thành thạo, 10,7% học sinh thực hiện viết
phép chia dưới dạng tường minh ở mỗi lần chia, chưa thực hiện trừ nhẩm, nhưng
kết quả phép chia là đúng, chính xác, biết kiểm tra lại kết quả phép chia bằng
phép thử lại.
Sau đây là đề thi khảo sát nhanh tháng 3, năm học 2016 – 2017.
Đề bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a. 6372 : 18
b. 4416 : 16
c. 8976 : 24
Bài 2: Tìm x
a. 14 × x = 3967
b. x × 21 = 5502
Bài 3: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyển sách. Số sách đó chia đều
cho 15 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách?
Kết quả như sau:
Tổng số
HS
28
Bài
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Làm đúng
Làm sai
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
28
100
0
28
100
0
28
100
0
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Tỉ lệ %
0
0
0
3.1 KẾT LUẬN.
16
Trong giai đoạn đổi mới như hiện nay, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học
đòi hỏi ngày càng cao, nếu chỉ trông chờ vào những gì sẵn có để yêu cầu học
sinh tập dượt, bắt chước theo đó chỉ mới là việc thực hiện công tác giáo dục một
cách đơn thuần. Dạy bất cứ môn nào chúng ta cũng cần rèn luyện kĩ năng vận
dụng thực hành và coi trọng sự sáng tạo của học sinh. Đặc biệt trong dạy học
môn Toán ở Tiểu học nói chung và môn Toán ở lớp 4 nói riêng, người giáo viên
cần phải chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng giải các bài tập trong sách giáo
khoa để bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh. Muốn đạt được điều đó thì
người giáo viên cần chú ý những việc làm sau:
1. Chú ý ôn tập bồi dưỡng để học sinh thuộc nhân chia trong bảng và thành thạo
chia số có một chữ số.
- Cần hướng dẫn các em biết cách ước lượng thương. Hướng dẫn gợi mở ở từng
bước chia một cách từ từ rõ ràng.
- Là người kiên trì sửa chữa cho học sinh, không nóng vội.
- Thường xuyên chấm chữa bài để khắc phục điểm yếu cho học sinh.
- Ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo, không làm tổn thương đến nhân cách học sinh. Rèn
luyện cho học sinh thường xuyên, tránh gián đoạn trong mạch kiến thức của các
em.
- Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, để dẫn dắt các em lĩnh hội kiến thức.
2. Nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học : Tư duy cụ thể chiếm ưu
thế, các em thích tò mò, ham hiểu biết, từ đó lựa chọn những nội dung, phương
pháp phù hợp, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết của học sinh cũng như tạo
hứng thú cho các em học tập.
3. Nắm vững nội dung chương trình, bản chất của vấn đề mình truyền tải đến
học sinh, huy động được những hiểu biết, tri thức vốn có của học sinh để học
sinh có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức của bài dạy một cách độc lập,
sáng tạo, lấy học sinh làm nhân vật trung tâm của giờ dạy.
4. Cần lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh của lớp. Đối với học
sinh tiếp thu bài còn hạn chế cần có sự giúp đỡ riêng để đạt yêu cầu. Đối với học
17
sinh hoàn thành tốt cần phải rèn luyện kỹ năng làm tính nhanh hơn, có cách làm
ngắn gọn nhất, đồng thời để các em bộc lộ hết năng lực của mình.
5. Giáo viên cần tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động một
cách tích cực để đạt hiệu quả cao nhất.
6. Việc dạy học môn Toán nhằm đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính Sư
phạm, người giáo viên cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tư duy lôgíc của
học sinh và không ngừng nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy
học qua nghiên cứu dạy học, học tập các tài liệu có liên quan đến chương trình,
nội dung giảng dạy.
3.2 KIẾN NGHỊ.
* Nhà trường:
- Tiếp tục duy trì và tổ chức có hiệu quả các hình thức bồi dưỡng giáo viên như
hiện nay.
- Tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn tập trung vào xây dựng những
nội dung dạy học khó.
* Giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học.
- Tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tích cực tham gia góp ý xây dựng trong các buổi học chuyên đề, thao giảng,
dự giờ, sinh hoạt chuyên môn.
Mặc dù đề tài đã hoàn thành và bản thân đã có rất nhiều cố gắng song do
thời gian, do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng khoa
học của nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp, Hội đồng Khoa học các cấp để đề
tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan sáng kiến trên là
18
HIỆU TRƯỞNG
kinh nghiệm nhỏ của bản thân,
không sao chép, không coppy, nếu
sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Người viết SKKN
Lê Thị Hưng
Đỗ Thị Xuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn toán lớp 4
19
Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng MẠC VĂN THIỆN
Tổng giám đốc GS.TS. VŨ VĂN HÙNG
Phó tổng GĐ, Tổng biên tập TS. PHAN XUÂN THÀNH
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – năm 2016
2. Tài liệu hướng dẫn học toán 4 (tập 1B)
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch Hội đồng kiêm Tổng GĐ: NGÔ TRẦN ÁI
Tổng biên tập kiêm phó Tổng GĐ: VŨ VĂN HÙNG
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – năm 2016
3. Toán 4
Chủ biên : ĐỖ ĐÌNH HOAN
Nhà xuất bản giáo dục – năm 2007
4. Toán 4 (SGV)
Chủ biên : ĐỖ ĐÌNH HOAN
Nhà xuất bản giáo dục – năm 2005
DANH MỤC
20
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thi Xuân
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên Trường Tiểu học TT Lam Sơn, Thọ Xuân
TT
Tên đề tài SKKN
Một số trò chơi để dạy – học
1.
chính tả Âm – Vần ở lớp 2.
Xây dựng một giờ học ngoại
khóa “Tìm hiểu về luật giao
2.
thông đường bộ” cho học
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
xếp loại
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng GD
Năm học
Loại C
Thọ Xuân
2004-2005
Phòng GD
Thọ Xuân
Loại C
Năm học
2006-2007
Phòng GD
Thọ Xuân
Loại B
Năm học
2014-2015
Sở GD&ĐT
Loại B
Thanh hóa
Năm học
2014-2015
sinh lớp 2, 3.
Hướng dẫn HS giỏi toán lớp
3.
4 dạng toán tính nhanh kết
quả của biểu thức.
Hướng dẫn HS giỏi toán lớp
4.
4 dạng toán tính nhanh kết
quả của biểu thức.
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người khai
HIỆU TRƯỞNG
Đỗ Thị Xuân
Lê Thị Hưng
21