Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.65 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
ĐỌC TỐT TRONG TIẾT DẠY TẬP ĐỌC - LỚP 3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ân
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường TH Thiệu Dương
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang


1

2

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài


1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

2

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2

I 2.2. Thực trạng của việc dạy và việc học ở phân môn Tập đọc

3

lớp 3
2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy Tập

5

đọc lớp 3
3


4
5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12

3.1. Kết luận

13

3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng

15
17
18

đánh giá xếp loại

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn
Tiếng Việt còn là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng từ Tiếng
2



Việt. Trong đó phân môn tập đọc có thể coi là trọng tâm vì phân môn này góp
phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Đọc là một dạng hoạt
động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và
thông hiểu nó. Nếu không biết đọc thì các em sẽ không thể tiếp thu, đuổi kịp nền
văn minh của loài người trong xã hội hiện đại. Biết đọc khả năng tiếp nhận của
các em sẽ nhân lên nhiều lần, mỗi người sẽ tự tìm hiểu, đánh giá cuộc sống,
nhận thức các quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc còn giúp các em giao
tiếp được với thế giới bên trong của ngưòi khác. Việc đọc tốt sẽ giúp các em biết
suy nghĩ lôgíc cũng như biết tư duy có hình ảnh, bồi dưỡng cho các em những
rung cảm thẫm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo
dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy phân môn
tập đọc là vô cùng quan trọng đối với học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu
học nói chung. Nếu học tốt phân môn Tập đọc sẽ là tiền đề giúp học sinh học tốt
các phân môn khác của môn Tiếng Việt như: giúp học sinh diễn đạt câu rõ ràng,
mạch lạc, chau chuốt hơn khi viết văn; viết đúng chính tả hơn khi học Chính tả;
học sinh sẽ kể chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn khi học kể chuyện... Và hơn hết, đọc
tốt sẽ giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn bản, qua đó giáo dục
và phát triển nhân cách của học sinh đáp ứng đòi hỏi về một con người mới phát
triển toàn diện trong thời đại mới. Chính vì điều đó mà tôi luôn trăn trở, tìm tòi,
nghiên cứu và áp dụng dạy học thực tế cho học sinh lớp mình, qua đó rút ra được
kinh nghiệm “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy Tập
đọc lớp3 .”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này của tôi là tập trung vào
các nội dung chủ yếu sau:
- Tìm hiểu các bài tập đọc, chủ đề có trong chương trình tập đọc lớp 3.
- Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh về phân môn
Tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.


3


- Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả qua việc áp
dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt vào tiết dạy Tập đọc lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt
trong tiết Tập đọc lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng một số
phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
3. Phương pháp luyện tập, thực hành.
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Phương pháp dạy tập đọc mới bắt nguồn từ nhu cầu của công cuộc đổi mới
đang diễn ra trên đất nước ta. Phương pháp dạy học mới quan niệm rõ ràng về
mục tiêu cần đạt, cách kiểm soát, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nó coi
trọng thực hành, dạy lấy lợi ích của học sinh làm thước đo kết quả.
Học tốt phân môn Tập đọc, các em sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt các môn
học khác trong chương trình, các em sẽ có suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng
và khoa học, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình,
cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống và tiếng mẹ đẻ. Do vậy ngôn ngữ
càng hoàn hảo, càng giúp cho việc diễn đạt tư tưởng tình cảm thêm chính xác,
giúp khả năng nhận xét thêm sâu sắc, có khả năng trình bày được rõ ràng, chính
xác những ý nghĩ và tình cảm của mình. Nhưng làm thế nào để đạt được kết quả
trên khi các em chưa say mê, yêu thích môn học ? Vì vậy người giáo viên phải là
người nắm bắt được tâm lý, nắm bắt được lực học từng em, để định hướng và
luyện tập cho các em thường xuyên.

2.2. Thực trạng của việc dạy và việc học ở phân môn Tập đọc lớp 3
* Thực trạng việc dạy Tập đọc của giáo viên:

4


- Nhiều giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiệu quả
chưa nâng cao. Chưa thật nắm vững yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng bài
dạy nên dẫn đến việc giảng dạy mang tính dàn trải, không nêu bật được trọng
tâm của bài. Tốc độ giảng dạy nhanh nên khiến cho các em yếu theo không kịp.
- Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn, cứng
nhắc. Các em học theo phương pháp mới cũng chỉ là đọc cá nhân, đọc theo
nhóm,... giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc, ít sửa sai.
- Chưa chú ý rèn đọc, kèm cặp, các em yếu thiếu tự giác và chưa kiên trì.
- Không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo bởi
sợ sai, sợ chệch hướng...Vì thế, các giáo viên cho rằng: “Dạy như sách hướng
dẫn là tốt nhất”. Cứ theo cách đó thì các giờ tập có ưu điểm là thực hiện đúng
phương pháp song lại có nhiều nhược điểm như: xa vời thực tế, tách rời học sinh,
giờ học khô khan. Dẫn đến chất lượng học sinh chưa cao, khả năng đọc, hiểu,
cảm thụ, hình thành ý thức ở học sinh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cá
nhân và yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội.
- Trong quá trình dạy học, làm thế nào để học sinh yếu đạt chuẩn và giúp
học sinh hoàn thành tốt phát huy hết khả năng, làm thế nào để học sinh đọc đúng
đọc rành mạch, tập đọc diễn cảm thì giáo viên vẫn không tránh khỏi lúng túng.
* Thực trạng của học sinh:
Năm học 2015 - 2016 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 3A
và năm học 2016 - 2017 là lớp 3Đ. Tôi đã tìm hiểu các mặt của lớp thấy điều kiện
gia đình các em rất khó khăn. Ví dụ như lớp 3 Đ năm nay tôi chủ nhiệm cả lớp
chỉ có 5 em con gia đình công nhân và viên chức, 29 em là con gia đình nông
nghiệp, 1 em gia đình hộ nghèo. Đời sống còn thiếu thốn, bố mẹ ít quan tâm đến

việc học tập của con em mình, một số gia đình chủ yếu là “trăm sự nhờ cô” vì đi
làm ăn xa ( đi Lào, Căm - pu- chia, đi Miền Nam hay Hà Nội,...) nên việc học tập
của các em chủ yếu là trên lớp.
- Nhiều em còn phát âm chưa chuẩn, phát âm tiếng địa phương khiến người
nghe khó hiểu.

5


- Khi tiếp xúc với các em tôi thấy các em còn rụt rè thiếu tự tin, nhút nhát
không dám hoà đồng với các bạn. Trong giờ học các em chỉ ngồi im lặng thụ
động, khi yêu cầu các em trả lời hoặc kiểm tra bài cũ các em mất bình tĩnh vì sợ
trả lời sai, có điều gì lo sợ ...
- Nhiều em còn đọc yếu, với trình độ lớp 3 nhiều em còn đọc rất chậm.
Đây là những học sinh đọc yếu, mà đọc yếu sẽ ảnh hưởng đến các môn học rất
nhiều. Các em sẽ tiếp thu bài chậm.
- Có những em ngại đọc, đọc cho xong bài để khỏi bị cô giáo nhắc tên,
chưa có ý thức rèn đọc.
- Nhiều em đọc còn nhỏ, chậm, về nhà đọc nhưng lại ngại hoặc quên.
- Một số em thì đọc to như gào lên làm nhiều chỗ bị lịm giọng ảnh hưởng
đến dây thanh. Khi tìm hiểu bài có em ít xây dựng bài vì sợ sai – nói đúng ra là
các em chưa hiểu bài (chưa hiểu văn bản).
- Hầu hết các em chưa biết đọc diễn cảm, đọc đúng giọng phù hợp với
từng bài đọc. Dẫn đến giờ học rời rạc, chưa hay, giáo viên làm việc nhiều, giảng
giải nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả lớp.
Và thế tôi đã tiến hành một số tiết dạy để khảo sát chất lượng đọc của các
em, tôi nhận thấy phần lớn các em mới chỉ dừng ở mức đọc tương đối đúng, khả
năng đọc hiểu, cảm thụ văn còn khô khan và hạn chế.
Khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm ( tháng 9) của năm học 20152016 và 2016 - 2017:



Lớp

số

Tốc độ đọc

Hiểu văn bản

Cảm thụ

Đọc tốc

Đọc tốc

Đọc đúng

Hiểu văn

Chưa hiểu

Đọc diễn

Chưa đọc

độ

độ

tốc độ


bản

văn bản

cảm

diễn cảm

chậm
SL
%

nhanh
SL
%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

34

3A

13

38.2

10

29.4

11

32.4

9

26.5

25

73.5


8

23.5

26

76.5

35



12

34.3

11

31,4

12

34.3

9

25.7

26


74.3

9

25.7

26

74.3

6


2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt trong tiết dạy Tập đọc lớp 3
Năm học 2016 – 2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 22
nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30. Thông tư đã kế thừa
và phát huy được những ưu điểm về đánh giá học sinh Tiểu học. Đánh giá vì sự
tiến bộ của học sinh. Đánh giá không làm học sinh sợ hãi, không gây tổn thương,
mất tự tin mà ngược lại làm cho các em tự tin vào bản thân mình, tạo động cơ và
hứng thú học tập, rèn luyện; đánh giá giúp học sinh nhận ra nội dung nào mình đã
hoàn thành và hoàn thành tốt, nội dung nào còn khó khăn, chưa đạt chuẩn, tìm
đúng nguyên nhân và có giải pháp khắc phục, thúc đẩy học sinh nỗ lực không
ngừng để ngày càng tiến bộ. Thông tư đã giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh
có một mối liên kết chặt chẽ; Giúp học sinh phát huy được nội lực và tiềm năng
của mình để hoàn thành tốt nội dung môn học. Sau khi tìm hiểu lớp, áp dụng
thông tư vào từng tiết dạy tôi đã trăn trở và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh như sau :
2.3.1. Giáo viên luôn coi trọng, luyện tập để có giọng đọc mẫu chuẩn:
Muốn dạy học sinh đọc tốt, đọc hay, đọc hiệu quả thì giọng đọc mẫu của

giáo viên trong giờ tập đọc là vô cùng quan trọng. Giọng đọc mẫu chuẩn của giáo
viên chính là trực quan tốt nhất để học sinh đọc tốt. Chính vì vậy, tôi luôn coi
trọng phần đọc mẫu và không ngừng luyện tập để có giọng đọc chuẩn: Tôi lắng
nghe phát thanh viên đài truyền hình đọc, phát âm rồi đọc theo, tôi cũng thường
tự ghi âm giọng đọc của mình bằng điện thoại rồi mở ra nghe lại để tự điều chỉnh
giọng đọc cho phù hợp. Trước khi dạy mỗi bài tập đọc, tôi tự đọc vài lần để luyện
giọng đọc lưu loát, diễn cảm. Dần dần, giọng đọc của tôi ngày càng tốt hơn, có
tác dụng trực quan hiệu quả cho học sinh trong mỗi giờ tập đọc nói riêng và các
giờ học khác nói chung.
Trong tiết tập đọc, đầu tiên tôi phải đọc mẫu. Đọc mẫu đòi hỏi cô phải đọc
đúng, rõ ràng, ngữ điệu giọng đọc phải phù hợp với nội dung của câu văn, với nội
dung của từng bài. Khi đọc phải ngắt giọng, biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ,
cao độ của âm thanh.
Tiếng Việt có kho ngữ điệu phong phú và đa dạng. Tôi đã vận dụng điều đó
vào đọc đúng, đọc hay bài văn, bài thơ. Đọc mẫu phải hòa nhập tâm hồn với nội
7


dung bài học, với văn cảnh thì mới có tình cảm, cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu
phù hợp. Văn bản quy định ngữ điệu đọc cho chúng ta chứ không phải ta áp đặt
ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào văn bản. Bài đọc mẫu của giáo viên
phải làm sao thâm nhập, lây truyền tới các em, mở ra không gian liên tưởng,
tưởng tượng cho các em.
Được nghe cô đọc hay, đó là phần quan trọng thu hút sự chú ý của các em.
Sau khi đọc mẫu xong, tôi cho 1 em đọc tốt đọc lại. Từ chỗ 1 em, tôi gọi 2 em
đọc lại và cho cả lớp nhận xét các bạn đọc.
2.3.2. Chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh trước khi đọc.
Tôi đã hướng dẫn các em chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30 - 35 cm, cổ
và đầu thẳng. Khi đứng dậy đọc, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay,

tay trái đỡ sách (phần sách bên trái), tay phải cầm ở góc bên phải. Ở lớp, khi
được cô giáo gọi đọc các em phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp. Tư thế đọc
phải vừa đàng hoàng, thoải mái.
Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí về cường độ và tư thế
người đọc, tức là rèn đọc to, nhỏ, nhấn giọng,... Trong hoạt động giao tiếp, khi
đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai – người tiếp nhận thông
tin chữ viết. Vai thứ hai là người trung gian để truyền thông tin, đưa văn bản viết
đến người nghe. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, các em có thể đọc cho mình hoặc
đọc cho người khác hoặc cho cả hai.
Tôi đã cho các em hiểu rằng đọc không chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất
cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ.
Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Để luyện
cho các em đọc quá nhỏ, tôi đã luyện cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất
trong lớp nghe thấy mới thôi. Còn với những em đọc nhanh, sai “thêm, bớt từ”,
“đọc nhát gừng”, thì cần đọc tốc độ vừa phải, tai phải lắng nghe được mình đọc
và sửa lỗi cho mình. Những em đọc yếu, tôi cho em luyện đọc nhiều lần cùng nội
dung bài tập đọc đó. Bên cạnh đó tôi còn giao về nhà luyện đọc, các bậc phụ
huynh sẽ luyện cho các em đọc và kiểm tra con đọc hằng ngày nhận xét và đánh
giá sự tiến bộ của học sinh, liên hệ với cô giáo để động viên, khen ngợi hay bồi
dưỡng thêm.
8


2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt
a. Luyện đọc đúng
Đọc đúng là không đọc thừa, không sót âm, vần, tiếng, không đọc theo
cách phát âm địa phương, đọc đúng các thanh ...
Trước khi lên lớp tôi đã soạn bài, tìm hiểu nội dung bài tập đọc. Dựa vào đối
tượng lớp mình, tôi có thể xác định tương đối một số lỗi phát âm mà các em hay
mắc phải để kịp thời uốn nắn, sửa sai.

* Đọc từng câu
Các em đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và các bạn theo dõi phát hiện những
từ bạn còn đọc sai, (hoặc giáo viên bổ sung một số từ các em hay mắc phải) để
luyện phát âm .
Tôi đã “nghe” các em đọc dù chỉ là một câu để “phát hiện” nhận xét, uốn
nắn sửa lỗi. Nếu từ ngữ cả lớp ít đọc sai thì chỉ cần sửa cho cá nhân. Nếu nhiều
em đọc sai thì hướng dẫn sửa chung cho cả lớp. Ví dụ: Quắm Đen – không được
đọc theo tiếng địa phương là Cắm Đen, lăn xả - chú ý phân biệt x/s không đọc là
lăn sả, giục giã - phân biệt thanh hỏi / thanh ngã không đọc là giục giả... (bài Hội
vật). Tôi còn hướng dẫn các em cách phát âm... Công việc này đòi hỏi mất nhiều
thời gian nên cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng. Khi đọc một lời đối thoại của
một nhân vật thì một em có thể đọc luôn các câu sau. Tránh ngắt một lời nói ra
thành hai, ba câu để đọc nối tiếp. (Lưu ý giáo viên phải vận dụng hết sức linh
hoạt)
* Đọc từng đoạn trước lớp
Gọi từng em đọc từng đoạn nối tiếp nhau đến hết bài đọc (với những văn
bản không chia đoạn tôi có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để các em luân
phiên đọc), tôi theo dõi các em đọc để gợi ý, hướng dẫn cách ngắt nhịp, đọc đúng
ngữ điệu câu... tổ chức cho các em đọc kỹ câu dài của bài văn để ngắt nghỉ đúng
với ý nghĩa của câu văn. Tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
(nếu có); Khi đọc cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu
câu, hạ giọng ở cuối câu kể,... Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ
đối thoại, nên phải đọc với giọng đối thoại ( ngôn ngữ nói) .
Đối với những học sinh đọc còn chậm, đọc ngắt nghỉ chưa đúng, đọc nhanh,
9


tôi đều gọi các em đọc và đọc lại nhiều lần cho đúng. Tôi kiên quyết sửa trên
lớp bằng hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc
nhiều lần ở nội dung bài tập trong các phân môn khác (Toán, Tập làm văn,

Luyện từ và câu…) Tôi còn yêu cầu các em về nhà luyện đọc cho bố mẹ nghe.
Cứ thế nhiều lần các em đều tiến bộ.
Để động viên các em đọc tốt, tôi khuyến khích các em đọc biểu lộ tình
cảm riêng mang tính sáng tạo, không rập khuôn, bắt chước giáo viên. Việc
kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn, bài thơ
đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên quan tâm bằng nhiều hình
thức (trên lớp, ở nhà, ở các tiết dạy chính tả,...).
Ví dụ : Bài “Cửa Tùng”
Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu văn: “Bình minh,/ mặt trời
như chiếc thau đồng đỏ ối /chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu
hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ / và khi chiều tà thì đổi sang màu
xanh lụa.// ” (Nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy và sau những cụm từ dài,
nhấn giọng ở những từ in đậm tạo nên sự nhịp nhàng trong giọng đọc.)
Trong khi đọc đoạn học sinh kết hợp tìm hiểu nghĩa từ với các cách như:
- Đặt câu có từ để giải thích.
- Tìm từ cùng nghĩa để thay thế, từ trái nghĩa để phủ định.
- Dùng tranh ảnh, vật thật.
- Dùng cử chỉ, động tác, cách biểu lộ để mô tả.
- Giải nghĩa từ (lưu ý giáo viên tránh khuynh hướng giải nghĩa từ quá kĩ hay quá
cầu kì, mất nhiều thời gian.)
b. Luyện đọc nhanh
* Đọc từng đoạn theo nhóm
Tôi tổ chức cho các em đọc từng đoạn theo nhóm. Các em sẽ luân phiên đọc
trong nhóm do nhóm trưởng điều khiển. Học sinh được luyện đọc tự giác, tích
cực, tự nhiên, chủ động, có thể học tập lẫn nhau.
* Tôi đã lưu ý với các nhóm học sinh:
- Các bạn trong nhóm đọc lần lượt, mỗi bạn đọc một đoạn hoặc có thể hơn tùy
theo số lượng bạn trong nhóm và tùy theo số đoạn được chia trong bài đọc.
10



- Cường độ đọc vừa đủ nghe trong nhóm, không ảnh hưởng đến nhóm khác.
- Bạn đọc yếu được luyện đọc nhiều hơn, được các bạn giúp đỡ.
- Chú ý nghe bạn đọc, phát hiện lỗi để sửa sai, có kỹ năng nghe và theo dõi sách
giáo khoa để xác nhận kết quả đọc của bạn.
* Thi đọc giữa các nhóm
Là hình thức học sinh trình bày kết quả luyện đọc, thi đọc tạo sự hào hứng,
phấn khởi học tập cho học sinh, là hoạt động đa dạng và phong phú về hình thức
tổ chức. Thi đại diện: Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài đọc (có thể là đọc
thuộc lòng,...)
Việc rèn đọc đòi hỏi tôi không được nản, không được buông thả, phải tìm
ra biện pháp chung cho cả lớp và yêu nghề. Khi nhận xét tôi phải chỉ ra được lỗi
nếu các em mắc phải để kịp thời sửa chữa và rút kinh nghiệm. Đồng thời tôi
không đánh giá quá khắt khe hay quá gay gắt làm học sinh chán nản. Nên đánh
giá kết quả cần đảm bảo tính động viên, khích lệ, coi trọng sự tiến bộ của các em,
một phần giúp các em học tốt hơn. Ví dụ: “Hôm nay em đọc hay lắm cả lớp vỗ
tay khen bạn nào./ Em đọc giỏi lắm, cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay./
Em đọc giỏi lắm lần sau tiếp tục phát huy em nhé./ Hoặc có thể bình chọn bạn
đọc hay – đọc tốt để cô giáo và các bạn tuyên dương.
* Đọc đồng thanh
Đây là bước củng cố, đọc chung, thống nhất trong cả lớp về phát âm, tốc
độ, nhịp điệu, giọng điệu để những em đọc chưa chuẩn tự điều chỉnh cho đúng
và hay. Tôi hướng dẫn các em đọc vừa phải, đủ nghe, tránh đọc to quá gây ầm ĩ.
Đọc đồng thanh chỉ nên áp dụng với các văn bản có nội dung miêu tả, truyện
vui, thơ. Không nên đọc đồng thanh các văn bản thông thường (dạng hành chính)
hoặc văn bản có nội dung buồn, xúc động cần giọng đọc nội tâm, sâu lắng.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc tiến tới đọc hay( đọc diễn cảm)
a. Học sinh đọc thầm, tự trả lời câu hỏi
Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc tôi hướng dẫn các em luyện đọc thầm đọc
để hiểu văn bản. Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc

thành tiếng 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn với đọc thành tiếng. Đọc thầm
nhằm tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì không phải chú ý đến việc phát
âm.
11


+ Chuẩn bị cho việc đọc thầm : Tư thế đọc thầm phải ngay ngắn khoảng cách
giữa mắt và sách 30 - 35 cm.
+ Quá trình đọc thầm: đọc mấp máy môi (không đọc thành tiếng) hoặc đọc hoàn
toàn bằng mắt .
Để kiểm soát quá trình đọc thầm của các em tôi đã quy định thời gian đọc
thầm cho từng đoạn và bài. Từ đó tôi đã điều chỉnh tốc độ đọc thầm của các em.
Đây là bước để các em chuẩn bị trước khi cùng cả lớp tìm hiểu nội dung
bài đọc; là khâu quan trọng và cần thiết để tạo cho các em thói quen tự giác, tự
lực học tập, giúp các em chủ động trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Có thể có
nhiều hình thức tổ chức hoạt động này:
- Cá nhân đọc thầm, tự trả lời câu hỏi.
- Cá nhân đọc thầm, hỏi và trả lời cặp đôi với bạn
- Cá nhân đọc thầm, trao đổi nội dung câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nhóm.
b. Đàm thoại trước lớp (tìm hiểu bài)
Với những câu hỏi khó trong sách giáo khoa, tôi đã bổ sung thêm câu hỏi
gợi mở, dẫn dắt hoặc tách nhỏ câu hỏi cho phù hợp với đối tuợng học sinh. Ví
dụ: Sau khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài “Đôi bạn” tôi đã đưa thêm tình huống
cụ thể như: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? Các em đã bao giờ làm
việc gì để thể hiện sự quan tâm người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác như
bạn nhỏ trong truyện chưa ?
Chú ý: Trong quá trình hướng dẫn các em tìm hiểu bài, tôi đã tạo ra các tình
huống hoặc dùng câu hỏi mở để các em liên tưởng, tưởng tượng ý nghĩa của văn
cảnh và cảm nhận được vẻ đẹp của nội dung bài. Tôi đã khai thác tốt các “từ”,
“câu”, “đoạn” chứa đựng nội dung, ý nghĩa của bài. Những từ, câu và đoạn văn

đó thường không được sách hướng dẫn đề cập mà phải do giáo viên tự tìm ra
trong quá trình thâm nhập, cảm nhận bài đọc.
Học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung bài sẽ biết lựa chọn giọng đọc
phù hợp, hay đối với bài đọc đó. Từ đó, học sinh sẽ đọc diễn cảm tốt hơn.
2.3.5. Phát triển năng lực đọc diễn cảm trong phần luyện đọc lại
Khi hướng dẫn các em đọc diễn cảm tôi đã đọc mẫu lại. Dựa vào trình độ
đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc, để lựa chọn mức độ
12


và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp. Tôi theo dõi thời gian đọc của từng em.
Riêng đối với các bài học thuộc lòng, tôi bố trí thời gian để các em được học
thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiểu cần đạt là: học thuộc khoảng 8 đến 10
dòng thơ. Đối với những em học khá, giỏi, đọc tốt, tôi yêu cầu đọc đúng giọng
(vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,...) phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù
hợp kiểu câu, biết nhấn giọng ở từ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác
giả. Làm chủ được cường độ giọng (đọc to, nhỏ, nhấn giọng hay hạ giọng) và làm
chủ được ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng,...) Để thúc
đẩy cho việc rèn đọc tốt, tôi đã tổ chức cho từng nhóm, từng cá nhân thi đọc
đúng, đọc hay, tổ chức đọc đóng vai trong các bài có nhiều nhân vật.
Sau khi các em đọc xong tôi đánh giá nhìn vào sự tiến bộ của từng cá
nhân nhận xét và khen thưởng. Tôi còn động viên, khen ngợi nhằm khích thích sự
say mê trong môn học cho các em. Ví dụ: Em đọc rất tốt./ Hôm nay, em đọc rất
tiến bộ, cô khen em./ Em đã tiến bộ nhiều, nhưng đọc vẫn nhanh, cần rèn tốc độ
một chút nữa, hoặc có thể thưởng cho học sinh một bông hoa,...
2.3.6. Tăng cường tổ chức trò chơi để xây dựng không khí học tập tích cực
cho học sinh
Việc lồng ghép trò chơi vào các tiết học làm cho bài học sinh động, các em
tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao. Trước hết tôi phải lựa chọn trò
chơi phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với các em. Các trò chơi phải đặt ra

cho các em nhiệm vụ học tập tương ứng với từng nội dung dạy học. Dựa vào thời
gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Tôi
chuẩn bị kế hoạch tổ chức trò chơi một cách chu đáo để đạt hiệu quả cao. (Lưu ý:
Trò chơi học tập phải nhịp nhàng, ăn khớp với nội dung hoạt động của các em và
tránh lạm dụng tràn lan.)
Từ những bài học có sử dụng trò chơi, các tiết học đã trở nên sinh động,
học sinh đã tích cực hoạt động, tiếp thu bài một cách vững chắc hơn. Thông qua
các bài học có sử dụng trò chơi các em rèn luyện được khả năng nhanh nhẹn,
khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
2.3.7. Coi trọng phần củng cố
13


Ở phần củng cố tôi đã hướng dẫn các em nêu khái quát nội dung, ý nghĩa
của bài. Tùy thuộc vào nội dung của từng bài tôi còn hướng dẫn học sinh:
- Nói một câu về chủ đề, nội dung bài học theo suy nghĩ của em.
- Nêu điều em học tập được sau bài học.
- Nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài.
- Liên hệ bản thân, vận dụng thực tế.
- Làm một việc, một hành động tốt theo nội dung của bài học.
- Dự đoán tình huống câu chuyện, diễn biến tình cảm nhân vật để phát triển.
Để tiết học lôi cuốn học sinh, giảm bớt sự khô khan, căng thẳng thỉnh
thoảng khi giảng bài, tôi luôn tạo không khí lớp vui tươi, thoải mái để học sinh
tiếp thu tốt bài văn (bài thơ). Đồng thời tôi còn giáo dục kĩ năng sống đối với
từng nội dung bài học hoặc liên hệ vận dụng bài học vào cuộc sống của các em.
Từ đó giúp các em hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày, tránh bài học quá xa vời
với các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Do nắm được vai trò quan trọng của phân môn Tập đọc nên tôi đã áp dụng
một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt vào tiết dạy Tập đọc một cách

thường xuyên. So với đầu năm, rất nhiều em tiến bộ. Các em đã sửa được nhiều
lỗi sai do phát âm tiếng địa phương, đọc rõ chữ, rõ âm, không đọc tốc độ quá
chậm, rất nhiều em đọc đúng tốc độ quy định, hứng thú hơn trong việc đọc,
tìm hiểu nội dung bài và cảm thấy yêu thích phân môn này. Sau mỗi tiết học,
các em đều vui vẻ bước vào tiết học tiếp theo. Nhiều em đã được cô khen, đạt
điểm cao ở các bài kiểm tra cuối học kì. Các em tự giác và tự tin vào bản thân
mình khi tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. Nề nếp thi đua trong
học tập cũng sôi nổi và hào hứng lên. Đặc biệt, một số em đã mạnh dạn, tự tin,
cởi mở khi thực hành nghi thức lời nói với mọi người. Chăm chú theo dõi bạn
đọc, lắng nghe ý kiến nhận xét về mình và về bạn. Từ đó rèn luyện đức tính tự
tin, năng động, sáng tạo và cách làm việc của người lao động mới.
Khi vận dụng các giải pháp trên vào tiết dạy tập đọc ở lớp 3, tôi cảm thấy
giờ học không trầm như trước mà các em chú ý học hơn, học sinh đọc to, rõ ràng,
mạch lạc, làm chủ tốc độ, cao độ khi đọc, biết lựa chọn giọng đọc phù hợp với
14


nội dung bài đọc, khả năng cảm thụ văn bản đọc của các em tốt hơn nhiều; học
sinh mạnh dạn, tự tin khi học Tập đọc; hoạt động học tập của các em rất tích cực,
hiệu quả.
Kết quả bài kiểm tra chất lượng của các em cuối học kì II ở lớp 3A năm
học 2015 – 2016 và bài kiểm tra cuối học kì I năm học 2016 - 2017 ở lớp 3Đ tôi
nhận thấy chất lượng phân môn tập đọc được nâng cao hơn rất nhiều so với đầu
năm :


Lớp

số


Tốc độ đọc

Hiểu văn bản

Cảm thụ

Đọc tốc

Đọc tốc

Đọc đúng

Hiểu văn

Chưa hiểu

Đọc diễn

Chưa đọc

độ

độ

tốc độ

bản

văn bản


cảm

diễn cảm

chậm
SL
%

nhanh
SL
%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

34

3A

3

8.9

1

2.9

30

88.2

34

100

0

0

24

70.6


10

29.4

35



5

14,3

5

14,3

25

71.4

33

94.3

2

5.7

24


68.6

11

31.4

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Áp dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc tốt vào tiết dạy Tập
đọc lớp 3 như đã trình bày ở trên, bước đầu đã thu được kết quả thật khả quan, và
có thể rút ra một số kết luận sau:
- Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng muốn thành công phải luôn
kiên trì tìm mọi cách khắc phục khó khăn thì mới đem đến kết quả tốt, tránh
nóng nãy, vội vàng.
- Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi người
giáo viên phải nỗ lực hết mình để sáng tạo. Tự học tự bồi dưỡng, nâng cao trình
độ nghiệp vụ bản thân để áp dụng trong giảng dạy. Mỗi một người thầy đều phải
nói chuẩn, viết chuẩn vì với người thầy ngôn ngữ là công cụ làm việc; ngôn ngữ
càng sắc bén, hấp dẫn thì khả năng truyền đạt, cảm hóa, giáo dục càng cao.
- Để nâng cao chất lượng ở phân môn tập đọc, người giáo viên cần có những kiến

15


thức phong phú, chuẩn xác. Người giáo viên cũng phải thường xuyên tự học, đọc
sách báo, theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để rèn luyện chuyên môn,
giúp các em chủ động sáng tạo tiếp thu kiến thức mới và có một hướng đi phù
hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
- Nắm chắc quy trình một tiết dạy Tập đọc, kết hợp nhuần nhuyễn các phương
pháp dạy học, giúp học sinh chủ động sáng tạo tiếp thu kiến thứ mới. Giáo dục kĩ

năng sống đối với từng bài học hoặc liên hệ vận dụng bài học vào cuộc sống của
các em.
- Đặc biệt khi nhận xét đọc, tìm hiểu nội dung bài giáo viên nên tiến hành nghiêm
túc, tránh sơ sài. Có thể soạn giảng bằng giáo án điện tử, sử dụng các giáo cụ trực
quan để tiết kiệm được thời gian, truyền tải được nhiều kiến thức trong một giờ
tập đọc. Sự chân thành từ những thầy cô giáo tâm huyết, có kinh nghiệm mới có
thể giúp học sinh tìm ra chân trời kiến thức, mang lại cho các em niềm tin vào
bản thân cũng như sự ham mê với học tập.
- Người giáo viên nên lựa chọn giọng đọc của các bài thơ, bài văn để học sinh
cảm nhận đúng về nói chuẩn, đọc chuẩn trong các bài Tập đọc.
- Việc sửa lỗi, nhận xét của giáo viên đòi hỏi kịp thời, khách quan và khéo léo để
tránh tình trạng các em trở nên kiêu ngạo hay quá tự ti, xấu hổ trước bạn mình.
Đối với những học sinh hay mắc lỗi giáo viên nên thống kê các lỗi, xác định rõ
lỗi nặng nhất của học sinh kịp thời sửa lỗi, để xây dựng cho em giọng đọc đúng –
chuẩn. Đồng thời theo dõi những học sinh yếu kém để có cách thức phù hợp,
hướng dẫn thêm cho học sinh luyện khẩu hình nói tròn vành, rõ chữ. Hướng dẫn
học sinh khi đọc phải điều chỉnh cảm xúc và ngữ điệu để phù hợp
với nội dung bài đọc.
- Cần khắc phục tình trạng học sinh ngại đọc, ngại tìm hiểu nội dung bài hoặc
thích đọc, ngại tìm hiểu nội dung bài. Nên tổ chức các buổi thảo luận để học sinh
mạnh dạn phát biểu ý kiến, rèn luyện kỹ năng nói và viết, rèn ý thức yêu
mến và trân trọng phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
- Luôn khen thưởng, động viên kịp thời nhằm tạo động lực giúp các em tiến bộ
nhanh nhưng phải được thực hiện công bằng và khách quan.
- Rèn luyện kĩ năng đọc tốt để bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hành động ứng xử
16


ỳng n trong cuc sng. Phỏt trin ti a kh nng hc tp ca cỏc em, phỏt
hin, khi ngun hc sinh gii mụn Vn - Ting Vit.

- Thng xuyờn trao ụi vi ph huynh v tỡnh hỡnh hc tp ca hc sinh, c
bit l nhng em hc yu.
- Luụn l tm gng sỏng cho hc sinh noi theo. Ngi giỏo viờn phi mu mc,
yờu ngh, mn tr, t nguyn lm ngi m hin th hai trng, quan tõm tn
tỡnh n tng hc sinh, va dy vn hoỏ va gn gi chm súc theo dừi din bin
tõm lớ ca hc sinh, dy d giỏo dc, giỳp cỏc em tin b v mi mt.
- Khi ỏp dng mt s bin phỏp hng dn hc sinh c tt vo tit dy Tp c
lp 3, tụi ó to ra s hng thỳ, kớch thớch trớ tũ mũ, to khụng khớ ho hng sụi
nụi, say mờ hc tp; hc sinh hot ng t giỏc, tớch cc, sỏng to, hiu qu, nõng
cao cht lng hc tp. Thụng qua sỏng kin ny m tụ chuyờn mụn trng
chỳng tụi ó cú nhng buụi hp chuyờn mụn hu ớch, sụi nụi. ng thi tụ
chuyờn mụn trng cũn ra cỏc bin phỏp dy hc phự hp vi cỏc phõn mụn
hc khỏc.
- Trên đây là sáng kiến mà tôi đã áp dụng để hng dn hc sinh
c tt vo tit dy Tp c lp 3. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm
này để nâng cao khả năng ọc tốt phân môn Tập c núi chung
v cỏc phõn mụn núi riờng của hoc sinh.
Trong quỏ trỡnh tỡm hiu, nghiờn cu ỏp dng vo thc t cỏc bin phỏp ny
ó giỳp tụi nõng cao trỡnh chuyờn mụn nghip v. hon thnh sỏng kin
ny bn thõn tụi ó cú nhiu c gng, xong do nng lc cũn hn ch, thi gian
cha nhiu, iu kin nghiờn cu cú gii hn, nờn khụng trỏnh khi cú thiu sút.
Vỡ th tụi rt mong cỏc cp lónh o v ng nghip gúp ý kin cho tụi cú
nhiu bin phỏp hay hn, hu hiu hn, nhm t kt qu cao trong vic hng
dn hc sinh c tt vo tit dy Tp c lp 3.
3.2. Kin ngh
3.2.1. i vi nh trng

17



Trang bị thêm cho giao viờn tranh ảnh, mẫu vật, băng hình
có nội dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn
nhm ỏp ng mc tiờu phỏt trin ca giỏo dc.
3.2.2. i vi cỏc c quan giỏo dc cp trờn
To iu kin nõng t l giỏo viờn ng lp giỏo viờn cú thi gian u t
vo giỏo ỏn, nghiờn cu ti liu, nõng cao cht lng gi dy.
ngh cỏc cp lónh o hóy quan tõm, hng dn mang tớnh nh hng
kp thi, giỏo viờn tip cn, nm bt c nhng phng phỏp mi. Cú th tp
hun, bi dng nghip v nghip v giỏo viờn c ng u. Nhm gúp
phn xõy dng nhng mm non tng lai cho t nc.
Xin chõn thnh cm n !

XC NHN CUA THU TRNG N V

Thanh Húa, ngy 17 thỏng 3 nm 2017
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca
mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
Ngi vit

Nguyn Th n

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1 – NXB Giáo dục
biên)
2. SGK Tiếng Việt 3 – Tập 2 – NXB Giáo dục
biên)

3. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 –
trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và
chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung)

– Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ
– Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ
Tập 2 – NXB Giáo dục – Vụ
Đào tạo Trịnh Quốc Thái ( Tổ

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Thị Ân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường tiểu học Thiệu Dương
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại
( Phòng,
Sở, Tỉnh)

Kết quả

đánh
giá xếp
loại
( A, B
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thông

2

qua phiếu bài tập
Cấp Phòng
Một số trò chơi vừa sức Toán lớp 1 Cấp Phòng
Chữa lỗi và nhận xét cho học sinh

C
A

2001 - 2002
2004 - 2005

3

khi nói - viết ở phân môn Tập làm


Cấp Phòng

C

2013 - 2014

Cấp Phòng

A

2015 - 2016

Cấp Sở

C

2015 - 2016

văn lớp 2.
Chữa lỗi và nhận xét cho học sinh
4

khi nói - viết ở phân môn Tập làm
văn lớp 3.
Chữa lỗi và nhận xét cho học sinh

5

khi nói - viết ở phân môn Tập làm

văn lớp 3.

20



×