Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn ngữ văn ở trường THCS hoằng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.94 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
VĂN BẢN “VIẾNG LĂNG BÁC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 9, Ở TRƯỜNG THCS HOẰNG ANH

Người thực hiện: Lê Thị Bích Hợp
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Anh
SKKN thuộc môn:
Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC


NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định môn học cần tích hợp


2.3.2. Xác định nội dung cần tích hợp
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học
2.3.4. Thiết kế giáo án bài dạy nghiên cứu kiến thức mới
2.3.5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
2.3.6. Thực nghiệm theo tiến trình bài soạn
2.3.7. Đánh giá rút kinh ngiệm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4

Chữ viết tắt
THCS
HS
GV
H

Nội dung
Trung học cơ sở
Học sinh
Giáo viên
Hỏi


TRANG
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
6
14
14
14
15


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm
bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực
hiện được nhiệm vụ này, trong mỗi giờ học giáo viên phải tạo được hứng thú
cho học sinh để các em say mê và tự giác học tập. Trong những năm gần đây

việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng
nhiều đã đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy đối với tất cả các môn học
nói chung, môn Ngữ văn nói riêng.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ
năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng
lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức
tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học.
[11]
Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ
môn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô
cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các
tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh
lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Trong bất kỳ tác phẩm văn học
nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một vùng đất…và tất nhiên đối với tác
phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong
thơ có cả lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…Vì vậy đòi hỏi người giáo
viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy, mà còn
cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các
em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh
nhất.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương
trình Ngữ văn lớp 9, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích
hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Nắm bắt được vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Hiệu quả dạy
học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương
trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tôi muốn cùng đồng nghiệp
nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong

dạy học Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Hoằng Anh. Tìm hiểu và thực nghiệm
một số văn bản có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học. Nhằm tạo
không khí hứng thú, say mê cho học sinh khối 9 ở trường THCS Hoằng Anh lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, giúp cho các tiết học
không bị đơn điệu, nhàm chán mà còn có thể củng cố được nhiều kiến thức
ở các bộ môn khác. Qua đó rèn luyện tư duy suy luận, kĩ năng liên hệ, tổng hợp,
đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu… và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
1


1.3. Đối tượng ngiên cứu:
Cách thức dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác”
trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, đang được quan tâm
nghiên cứu và áp dụng vào dạy học. Chúng ta đều thấy rằng, việc dạy học tích
hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến
thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn
đề. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình dạy học.
Dạy học tích hợp không phải là mới đối với môn Ngữ Văn, lâu nay ta vẫn
tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn, như trong bài giảng tác
phẩm văn học có Tiếng Việt, có Tập làm văn. Tích hợp các phân môn tạo nên sự

liên kết với nhau trên nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật
cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn
khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng
mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học. Vậy tích hợp liên môn để làm gì? Tích hợp liên môn
nhằm mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác,
cùng với các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó
làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Tích hợp liên
môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn
học để dạy, nếu nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra
thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào các buổi ngoại khóa.
[11]
Cùng với sự đổi mới, trong các giờ dạy học Ngữ văn giáo viên cũng đã áp
dụng tích hợp liên môn, để tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học
với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học.
Trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS ta thấy giữa môn Ngữ văn
và các môn học khác có liên quan rất mật thiết. Kiến thức của các môn học khác
có thể bổ sung, hỗ trợ cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú
và sinh động hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tiếp cận,
nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp liên môn vào dạy học Ngữ văn

2


nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2016- 2017, Trường THCS Hoằng Anh khối 9 có 2 lớp với sĩ số
50 học sinh. Qua phương pháp trắc nghiệm đối với việc học môn Ngữ văn và

qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả đạt được như sau:
Lớp Tổng
Số học sinh hứng thú
Số học sinh biết cách tiếp cận
số HS
với giờ học Ngữ văn.
văn bản và thực hành tốt.
9A
26
10 (38.5%)
6 (23.1%)
9B
24
11 (45.8%)
9 (37.5%)
Kết quả khảo sát chưa cao do nhiều nguyên nhân.
- Thứ nhất, giáo viên chưa làm cho các em say mê học văn. Trong những năm
qua giáo viên có áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp lên môn và cũng nộp bài
dự thi về Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa, nhưng việc áp dụng
trong dạy học còn chưa được thường xuyên.
- Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị (máy chiếu), tài liệu phục vụ
cho việc dạy học trong nhà trường còn hạn chế.
- Thứ ba, do xu thế chọn ngành nghề hiện nay nên đa số học sinh và phụ huynh
chỉ coi trọng các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ các môn khoa học xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn nhiều năm giảng dạy môn Ngữ Văn 9, tôi cảm nhận
được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn giờ học có hiệu quả cao
không thể không đổi mới phương pháp. Trong khi kiến thức ngày càng đa dạng,
có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt
chẽ. Thậm chí ở một số môn học kiến thức đôi khi còn chồng chéo lên nhau. Do
đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào để các em biết vận

dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết tốt một vấn đề đang là điều
trăn trở của nhiều giáo viên.
Thực tế việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không
còn hoàn toàn mới, mà đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Những giáo viên
có kinh nghiệm vẫn đang thực hiện trong dạy học, học sinh khá – giỏi các em
cũng đang áp dụng trong học tập. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận
giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng áp dụng trong dạy học
thường xuyên. Bởi trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa, có
âm nhạc, có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác
phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh,
để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt
ra với mỗi giáo viên dạy Ngữ Văn.
Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm văn học
trở thành nhiệm vụ của giáo viên dạy Ngữ Văn trong mỗi nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Trên cơ sở lí luận và thực trạng vấn đề đã phân tích ở trên, ta có thể một
lần nữa khẳng định rằng giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn. Chương trình và sách
3


giáo khoa chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là giáo viên phải xác định được
hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể. Trong khi dạy giáo viên cũng có
thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lựa chọn cách thức
nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài học để tích hợp. Vì vậy đầu
tiên giáo viên phải lựa chọn bài dạy có những nội dung có thể tích hợp, xác định
những kiến thức tích hợp liên môn và liên môm với những môn nào, bài nào.
TT
1


Tiết theo
PPCT
1;2

2

6;7

3

11

Văn bản

Môn học tích hợp liên môm

Phong cách Hồ - Môn Lịch sử: Nói về con đường hoạt động
Chí Minh.
cách mạng của Bác Hồ.
- Môn GDCD: Giáo dục tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, hưởng ứng cuộc thi “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
- Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh...
Đấu tranh cho - Môn Lịch sử: Nói về các cuộc chiến tranh,
một thế giới vũ khí hạt nhân, các thảm họa của vũ khí hạt
hòa bình.
nhân.
- Môn GDCD: Giáo dục học sinh tình đoàn
kết, yêu chuộng hòa bình…

- Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh với chủ đề
“Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình”.
- Môn Âm nhạc: Hát ca khúc “Chúng em
cần hòa bình”.
Tuyên bố thế ………………………………………
giới về sự sống
còn,
quyền
được bảo về
và...

Khi dạy tích hợp liên môn Văn bản “Viếng lăng Bác” - Tiết 117
chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì II, ta cần phải tiến hành như sau:
2.3.1. Xác định môn học cần tích hợp.
Trong chương trình học tập ở bậc THCS, các em được học rất nhiều môn,
gồm các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm
các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh,… và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, Giáo
dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật…Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ
chặt chẽ với nhau (như đã phân tích ở các phần trên). Vì vậy đối với văn bản
“Viếng lăng Bác”, chúng ta có thể tích hợp với những môn học như: Lịch sử;
Giáo dục công dân; Âm nhạc; Mỹ thuật…
2.3.2. Xác định nội dung cần tích hợp.
* Môn Ngữ văn: Bồi dưỡng tinh thần tự hào và lòng kính trọng Bác Hồ.
4


Tích hợp với phân môn Tiếng việt và phân môn Tập làm văn đồng thời
kết hợp với các tác phẩm đã học như: Lớp 6 bài “Đêm nay Bác không ngủ”; Lớp
7 bài “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”; Lớp 8 bài “Ngắm trăng”, “Đi đường”;
Lớp 9 bài “Phong cách Hồ Chí Minh”.

* Môn Lịch sử: Có ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị
tốt đẹp về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh và lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Tìm hiểu thêm trong chương trình Lịch sử 9: “Bài 30: Hoàn thành
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)”.
[8]
* Môn Giáo dục công dân: Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Lí tưởng độc lập,
tự do, sự hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ
sống giản dị, đức khiêm tốn...Thông qua những tiết học ở lớp 9 “Bài 4: Bảo vệ
hòa bình; bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.”
[9]
* Môn Âm nhạc: Trân trọng và yêu thích những bài hát ca ngợi Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Nghe bài hát “Viếng lăng Bác” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc.
* Tích hợp giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh:
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá
nhân cần phấn đấu học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp
những hình ảnh trong bài thơ.
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành khoa học công nghệ thông
tin, thì văn hóa đọc không còn giữ vị trí độc tôn như trước mà đã bị văn hóa
nghe nhìn lấn át. Học sinh có thể ngồi hàng giờ, hay cả buổi bên chiếc ti vi, điện
thoại nhưng cũng chỉ để giải trí chứ ít khi xem thời sự, những thước phim tư
liệu. Đôi khi có đọc sách thì cũng là sách truyện tranh, còn đối với các loại sách
tham khảo phục vụ cho môn học lại ngại đọc. Vì vậy việc dạy học bằng hình ảnh
trực quan sinh động là rất cần thiết.
Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học như: máy chiếu,
loa…ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương, tư liệu về tác giả, tác phẩm, ảnh minh
họa lăng Bác, video clips bài hát “Viếng lăng Bác”, video clips Những giờ phút
cuối đời của Bác Hồ.

2.3.4. Thiết kế giáo án dạy bài nghiên cứu kiến thức mới.
Giáo án giờ học tích hợp liên môn không phải là một bản hệ thống kiến
thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh. Mà đó phải
là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri
thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục của bộ môn. Do
đó giáo án dạy theo hướng tích hợp liên môn cũng không có gì thay đổi nhiều so
với giáo án truyền thống. Trên cơ sở giáo án truyền thống giáo viên chú ý đến
kiến thức của các môn học khác được tích hợp trong bài dạy. Nên khi thiết kế
một giáo án để dạy tích hợp liên môn cần phải đảm bảo theo các bước sau:
Bước 1: Trước hết, giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học căn cứ
vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Nghiên
5


cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: Hiểu chính xác, đầy đủ những
nội dung của bài học. Xác định những kiến thức, kĩ năng thái độ cơ bản cần
hình thành và phát triển ở học sinh. Xác định trình tự lôgic của bài học.
Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học
sinh: xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có. Dự kiến
những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Từ đó thiết kế các tình huống tích hợp sao cho phù hợp vì có rất nhiều cách thức
tích hợp trong một tiết học. Đối với văn bản “Viếng lăng Bác” tôi thực hiện:
Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ; Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài
mới; Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài; Tích hợp thông qua phương tiện
dạy học; Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà)…
Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp cần phải khéo léo, tránh ôm
đồm làm cho bài dạy trở nên rời rạc, lan man. Câu hỏi tích hợp trong phạm vi
môn học, câu hỏi tích hợp các giữa các phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm
văn, câu hỏi tích hợp liên môn… Câu hỏi thể hiện kiến thức tích hợp cần phải
nằm trong mạch hệ thống câu hỏi toàn bài và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề

của tác phẩm.
2.3.5. Hướng dẫn học chuẩn bị bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm. Học sinh
sưu tầm, vận dụng kiến thức của các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công
dân, Âm nhạc,…để soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể sưu tầm cá
nhân hoặc trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm.
2.3.6. Thực nghiệm theo tiến trình bài soạn.
2.3.7. Đánh giá rút kinh nghiệm.
Sau mỗi tiết học cần rút kinh nghiệm qua phương pháp trắc nghiệm hứng
thú của học sinh và qua bài kiểm tra định kì. Vì khối lượng kiến thức của các
văn bản được học trong chương trình Ngữ văn 9 thường có dung lượng khá dài.
Trong khi với một tiết học 45 phút, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu
kĩ, hiểu sâu để rèn cho các em khả năng cảm thụ văn học, kĩ năng cơ bản để các
em thi vào lớp 10. Vậy nên ta phải thiết kế giáo án như thế nào để vừa đảm
bảo kiến thức trọng tâm của bài, vừa tích hợp được với các kiến thức khác.
Dưới đây tôi xin trình bày bài dạy thực nghiệm mà bản thân thực
hiện và đã đạt hiệu quả cao trong năm học 2016-2017:
BÀI DẠY THỰC NGHIỆM
Ngày soạn: 19/02/2017
Ngày dạy: 24/02/2017
Tiết 117:
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được cảm xúc chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với
Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
6



2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ
thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Biết ơn công lao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, từ đó có ý thức cao trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Máy chiếu, loa, ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương, tư liệu về tác
giả, tác phẩm, ảnh minh họa lăng Bác, video clips bài hát “Viếng lăng Bác”,
video clips Những giờ phút cuối đời của Bác Hồ.
2. Học sinh: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Tích hợp trong phân môn văn: Hãy kể tên những bài thơ viết về Bác Hồ và
những bài thơ Bác sáng tác mà em đã được học? Em thích bài thơ nào nhất? Vì
sao?
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: Là người Việt Nam thì không ai là không biết đến vị cha già,
vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc và cũng là con người Việt Nam đẹp nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn đề tài chưa bao giờ vơi cạn cho
thế hệ các văn nghệ sĩ của chúng ta và Viễn Phương cũng là một trong số đó.
Nhưng mỗi tác giả có cách cảm nhận riêng về Bác. Với nhà thơ Viễn Phương,
tác giả đã cảm nhận về Bác như thế nào? Qua bài thơ Viếng lăng Bác, cô trò
cùng tìm hiểu, khám phá.
HĐ của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hỏi (H): Nêu những hiểu biết của em về I. Tìm hiểu chung:

tác giả Viễn Phương?
1. Tác giả: Viễn Phương (1928- Khái quát và giới thiệu một số tác phẩm 2005), tên thật Phan Thanh Viễn,
khác: Đám cưới giữa mùa xuân, Như mây quê ở An Giang.
mùa xuân...
- Là một trong những cây bút có
mặt sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng miền Nam.
- Thơ ông thường khám phá, ngợi
ca vẻ đẹp của nhân dân đất nước.
- Lối viết nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu
cảm xúc.

7


Chân dung nhà thơ Viễn Phương

2. Tác phẩm:
- Sáng tác tháng 4 năm 1976, in
trong tập thơ “Như mây mùa xuân”
(1978)
- Thể thơ: tám chữ
- Phương thức biểu đạt: miêu tả,
biểu cảm

H: Bài thơ Viếng lăng Bác ra đời trong
hoàn cảnh nào?
Tích hợp môn Lịch sử: Bài thơ được
sáng tác trong hoàn cảnh và không khí
lịch sử đặc biệt của dân tộc. Năm 1976

sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, khi công trình lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh vừa khánh thành. Viễn Phương
là một trong số chiến sĩ, đồng bào miền
Nam sớm nhất được ra viếng Bác. Nỗi
xúc động bồi hồi bao nhiêu cảm xúc trước
lăng Người đã chắp cánh cho thơ Viễn
Phương, để ông chấp bút viết bài thơ
“Viếng lăng Bác”.
H: Các em đã được đến thăm lăng Bác
chưa? Cảm xúc của em khi vào lăng 3. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
viếng Bác như thế nào?
GV: Còn các bạn cô tin rằng sau này các
em sẽ có điều kiện đến viếng lăng Bác và
mỗi em sẽ có cảm nhận của riêng mình.
- Cách đọc: Giọng tình cảm, vừa trang
nghiêm vừa thành kính. Nhịp chậm, lắng
sâu; riêng khổ thơ cuối đọc nhanh hơn và
giọng cao hơn.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc.
- Nhận xét và đọc lại một lần.
Tích hợp môn Âm nhạc: mở video clips
bài hát “Viếng lăng Bác” để các em cảm
nhận được âm nhạc đã chắp cánh cho
thơ...

8


H: Cảm hứng chủ đạo bao trùm bài thơ là

gì? (niềm xúc động thành kính thiêng
liêng, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi
xót xa). Cảm xúc ấy được thể hiện theo
trình tự nào?
H: Em hãy tìm bố cục của bài thơ và nêu
nội dung của từng phần?
- HS tìm bố cục và xác định nội dung
chính:

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại thủ đô Hà Nội
Tích hợp phân môn Tiếng Việt:
H: Câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì?
Cặp đại từ nhân xưng: con – Bác...
H: Cách xưng hô ấy thể hiện điều gì?
Giáo viên (GV): Câu thơ như một lời
thông báo, kể chuyện giản dị như câu văn
xuôi. Nhưng trong câu thơ mộc mạc chân
tình ấy lại gói ghém bao nỗi bồi hồi, xúc
động của người con miền Nam.
H: Tại sao nhan đề bài thơ tác giả dùng từ
“viếng” mà trong cân thơ đầu lại dùng từ
“thăm”?
GV giải thích từ “thăm” và từ “viếng”
H: Ấn tượng đầu tiên khi tác giả đến thăm
lăng là gì?
H: Vì sao hình ảnh hàng tre lại gây cho
tác giả ấn tượng. Phát hiện nghệ thuật
được dùng trong hai câu thơ này?


4. Bố cục: gồm ba phần
+ Phần 1(Khổ thơ 1): Cảm xúc của
nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
+ Phần 2(Khổ thơ 2,3): Cảm xúc,
suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng
viếng Bác.
+ Phần 3(Khổ thơ 4): Cảm xúc của
nhà thơ khi từ biệt lăng Bác.
-> Theo trình tự thời gian.

II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng
trước lăng Bác.
- Nhà thơ kể, xưng“Con ... Bác”
-> Cách xưng hô gần gũi, thân
thương và cảm giác vui sướng khi
được ra thăm lăng Bác.

- Biện pháp nói giảm nói tránh:
“thăm”
+ giảm bớt nỗi đau thương
+ bất tử hóa hình tượng Hồ Chí
Minh.
- Hình ảnh “hàng tre”:
+ “bát ngát” – tả thực
+ “xanh xanh Việt Nam” - tượng
trưng
-> Nghệ thuật ẩn dụ, tre là biểu
tượng của sức sống bền bỉ, kiên
cường của dân tộc Việt Nam.


9


Hàng tre bên lăng Bác
GV: Hình ảnh hàng tre tượng trưng sức
sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Gọi HS đọc khổ thơ 2,3.
H: Khi vào lăng viếng Bác, hình ảnh nào
gây cho tác giả ấn tượng nhất?
H: Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt,
qua đó gợi cho em điều gì?
- HS phát hiện: mặt trời (1) là hình ảnh
thật, mặt trời (2) nói về Bác => vừa nói
lên sự vĩ đại của Bác, vừa nói lên sự tôn
kính của nhân dân đối với Bác.
H: Trong hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã
sử dụng nghệ thuật nào? Qua đó, tác giả
muốn thể hiện điều gì?

2. Cảm xúc, suy ngẫm của nhà
thơ khi vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh sóng đôi:
“mặt trời... trên lăng”
“ mặt trời... rất đỏ”
-> Hình ảnh ẩn dụ ngợi ca sự vĩ đại
và lòng biết ơn của nhân dân đối
với Bác.
“ Ngày ngày dòng người...”

-> gợi dòng thời gian vô tận
Kết tràng hoa... bảy mươi chín…
-> Nghệ thuật ẩn dụ, biểu lộ tấm
lòng thành kính của nhân dân đối
với Bác.

Dòng người vào lăng viếng Bác
GV bình: Thông thường người ta dùng
“đoàn người” nhưng tác giả viết “dòng
người”. Khi người ta thường dùng “dòng”
với “dòng nước”, “dòng thời gian” để gợi
cái gì bền vững, gợi cái gì vô thủy vô
chung, khó xác định được điểm đầu
không có điểm cuối và nó cứ liên tục chảy
trôi, không bao giờ đứt gãy. Cho nên hình
10


ảnh “dòng người” mang giá trị tạo hình,
nó vẽ lên khung cảnh đoàn người nối tiếp
nhau chưa bao giờ dứt vào lăng viếng
Bác. Và đúng như thế các em thấy nhà thơ
Viễn Phương viết bài thơ “Viếng lăng
Bác” từ năm 1976, cho đến nay là năm
2017 cô trò mình vẫn thấy đó là một chân
lí. Bởi con người Việt Nam vẫn “ngày
ngày” là những “dòng người” vào lăng
viếng Bác là quy luật không bao giờ đổi
thay, không bao giờ nguôi thương nhớ
Bác.

H: Ở khổ 3 câu thơ nào diễn tả chính xác
và tinh tế sự yên tĩnh trang nghiêm của
không gian trong lăng Bác?
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
GV: Giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng
của một con người đã cống hiến trọn cuộc
đời cho nhân dân, đất nước.
H: Khi được tận mắt nhìn thấy Bác, cảm
xúc của tác giả ra sao?

“Vẫn biết trời xanh...”- ẩn dụ
=> sự lớn lao, cao cả vĩnh hằng
của Bác.
“Mà sao” – “ nhói”
=> nỗi đau quặn thắt, xót xa trước
sự ra đi của Bác.

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa,
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa…
(Tố Hữu)
11


GV: Nhìn thấy Bác nỗi đau của nhà thơ
không thể nào kìm nén. Ở đây tác giả sử
dụng hình ảnh “trời xanh” để nói tới sự
bất tử của Bác Hồ - Bác sẽ sống mãi với
non sông đất nước như trời xanh còn mãi
(nhà thơ Tố Hữu viết “Bác sống như trời

đất của ta”). Thế nhưng nhận thức là như
vậy mà trái tim vẫn có lí lẽ riêng của nó,
trái tim nhà thơ “nhói” đau, vỡ òa...
Tích hợp môn GDCD:
H: Vậy là học sinh đang ngồi trên ghế
nhà trường để học tập theo tấm gương
của Bác em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ cuối.
H: Cảm xúc của nhà thơ khi nghĩ đến
phút giây phải từ biệt lăng Người là gì?

3. Cảm xúc của nhà thơ khi từ
biệt lăng Bác:
- “Mai về...thương trào nước mắt”
=> lưu luyến không muốn rời xa
Bác.
H: Trước cảm xúc lưu luyến, nỗi xúc - Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh
động đó tác giả ước muốn điều gì?
hình ảnh ẩn dụ: con chim, đóa hoa,
H: Em có nhận xét gì về nhịp điệu và cây tre => tô đậm mức độ tha thiết,
nghệ thuật ở khổ thơ?
mãnh liệt của niềm mong ước.
- HS phát hiện nhịp 4/4 dồn dập, nghệ
thuật điệp ngữ.
-> Diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà
thơ muốn được ở mãi bên Bác. Nhưng tác
giả biết rằng đễn lúc phải trở về miền
Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình
bằng cách hóa thân vào làm con chim cất
tiếng hót, bông hoa tỏa hương và hơn hết

là làm cây tre nhập vào hàng tre bát
ngát…
H: Em có nhận xét gì về hình ảnh “hàng
tre” trong khổ đầu và “cây tre” trong khổ
thơ cuối?
GV: Bài thơ mở ra bằng hình ảnh “hàng
tre” và khép lại bằng hình ảnh “cây tre”.
Lối viết này tạo nên kết cấu đầu cuối
tương ứng để hai hình ảnh soi chiếu vào
nhau, nó cùng song song bộc lộ ý nghĩa
của tác phẩm, tình cảm của nhà thơ. Từ
“hàng tre” đến “cây tre trung hiếu”, nếu
như mỗi người là một cây tre trung hiếu
thì cả dân tộc là hàng tre trung hiếu. Tác
12


giả đã nhấn mạnh ước nguyện gắn bó
trung thành với Bác, trung thành với
Đảng, với cách mạng, nguyện đi theo con
đường mà Bác đã lựa chọn.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
H: Tác giả không muốn rời xa Bác, mỗi
chúng ta cũng vậy, nhưng sự thật chúng
ta cũng phải chấp nhận. Vậy em sẽ làm gì
để đền đáp công ơn Bác?
III. Tổng kết
- Nghệ thuật:
H: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? + Ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà
Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.

giàu cảm xúc.
+ Hình ảnh vừa mang nghĩa thực,
vừa giàu ý nghĩa ẩn dụ.
H: Học song bài thơ em cảm nhận được - Nội dung:
gì?
+ Thể hiện được tình cảm chân
thành, tha thiết của dân tộc Việt
Nam dâng Bác.
+ Ca ngợi truyền thống ân nghĩa,
thủy chung
3. Củng cố, luyện tập:
Qua bài thơ “Viếng lăng Bác” nhà thơ Viễn Phương đã nói hộ tấm lòng
của bao thế hệ con người Việt Nam trong đó có cô trò mình dành cho Bác Hồ
kính yêu. Học xong bài thơ ta càng hiểu hơn, càng yêu Bác, càng kính trọng Bác
hơn và biết học tập Bác trong lối sống, tâm hồn.
Cho học sinh nghe bài hát “Viếng lăng Bác” cho HS nghe.
Bài tập: Tích hợp với phân môn Tập làm văn
- Em thích nhất khổ thơ nào trong bài. Vì sao?
- Em hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học?
- Cảm nhận của em về bài thơ.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập phần Luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Sang thu
IV. ĐIỀU CHỈNH, RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

13


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi triển khai và áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh
có hứng thú, chủ động tiếp cận tác phẩm văn học hơn. Khi các em có các kiến
thức về các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…thì các em
tiếp cận văn bản đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Đồng thời tạo cho các em thói
quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức
đã có để giải quyết một vấn đề mới.
Đối với giáo viên, tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm văn học
cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình. Với những giáo viên
được đào tạo nhiều môn như: Văn - Sử - Địa, Văn - Sử, Văn - Giáo dục công
dân thì sẽ rất thuận lợi trong dạy học tích hợp liên môn. Còn những giáo viên chỉ
đào tạo một môn Ngữ văn sẽ có điều kiện tìm hiểu thêm kiến thức Lịch sử, Địa
lí, Âm nhạc… liên quan để bổ sung cho tư duy của mình.
Kết quả thực hiện: So với quá trình khảo sát đầu năm học 2016 -2017
(bảng khảo sát ở phần trên) thì thấy kết quả sau khi ứng dụng khả quan hơn
nhiều. Ở mỗi lớp thử nghiệm tôi cũng thu được những kết quả khác nhau.
Lớp

Tổng
Số học sinh hứng thú
Số học sinh biết cách tiếp cận
số HS
với giờ học Ngữ văn.
văn bản và thực hành tốt.
9A

26
18 (69.2%)
15 (57.7%)
9B
24
19 (79.2%)
17 (70.8%)
Lớp 9A:
- Số HS hứng thú hơn với môn học từ 10 (38.5%) tăng lên 18 (69.2%).
- Số HS biết cách tiếp cận văn bản và thực hành tốt từ 6 (23.1%) tăng lên 15
(57.7%).
Lớp 9B:
- Số HS hứng thú hơn với môn học từ 11 (45.8%) tăng lên 19 (79.2%).
- Số HS biết cách tiếp cận văn bản và thực hành tốt từ 9 (37.5%) tăng lên 17
(70.8%).
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Với đề tài: Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản
“Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng
Anh trong năm học 2016- 2017 tôi đã dạy trong Hội thi giáo viên giỏi cấp
trường ở lớp 9B Trường THCS Hoằng Anh và đã được sự quan tâm góp ý của
đồng nghiệp. Do đó, bước đầu tôi đánh giá là thành công và rút ra được bài học
kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, tạo ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết một vấn đề, tích hợp được nội dung kiến thức.
Thứ hai, tạo ra không khí sôi nổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn,
giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức cho nhau, góp
phần tự bồi dưỡng cho mỗi giáo viên bộ môn.
14



Thứ ba, học sinh tích cực, chủ động tìm tòi khám phá, bước đầu sáng tạo
và có thói quen học tập chủ động.
Tóm lại đề tài này có thể áp dụng tốt cho các tác phẩm văn học cần bổ
sung tri thức theo tiến trình lịch sử, sự thay đổi hệ tư tưởng, thẩm mĩ của xã hội.
Tuy nhiên để thực hiện thành công giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu sâu kiến
thức bài dạy và những môn học liên quan.
Trên đây là những suy nghĩ và cách thức thực hiện của tôi về Dạy học
tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình
Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh. Do những hạn chế về kinh nghiệm
của bản thân, cũng như thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ phương tiện dạy học hiện đại phục vụ
cho công tác giảng dạy.
- Nhà trường cần phối kết hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện về
thời gian và kinh phí cho học sinh đi tham quan du lịch các danh lam thắng cảnh
ở địa phương và tỉnh Thanh.
- Trong các buổi sinh hoạt tập thể cần có những chủ đề giúp cho học sinh
thấy rõ vai trò của môn Ngữ văn trong đời sống và mối quan hệ mật thiết của
các môn học trong chương trình đào tạo ở trường THCS.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện


Lê Thị Bích Hợp.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 9
2. Sách giáo viên Ngữ văn 9
3. Bồi dưỡng nâng cao Ngữ văn 9
4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 6
6. Sách giáo khoa Ngữ văn 7
7. Sách giáo khoa Ngữ văn 8
8. Sách giáo khoa Lịch sử 9
9. Giáo dục công dân lớp 9
10. Chuẩn kiến thức kĩ năng
11. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên MODULE THCS 14: Xây dựng kế hoạch
dạy học tích hợp.
12. Tham khảo từ các bài viết trên Internet.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Lê Thị Bích Hợp
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Hoằng Anh


TT Tên đề tài SKKN

1
2
3
4

Vai trò của giáo viên chủ
nhiệm lớp trong công tác giáo
dục đạo đức học sinh.
Nâng cao hiệu quả giờ dạy
kiểu bài thuyết minh trong
chương trình Ngữ văn 8.
Rèn luyện kỹ năng làm bài
văn nghị luận văn chương
cho học sinh lớp 9.
Rèn luyện kỹ năng làm bài
văn nghị luận văn chương
cho học sinh lớp 9 ở trường
THCS Hoằng Anh.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng
GD&ĐT

B

2010 - 2011

Phòng
GD&ĐT

B

2011 – 2012

Phòng
GD&ĐT

A

2012 – 2013

Phòng
GD&ĐT

C


2015 - 2016



×