Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Dạy văn bản nhật dụng qua bài phong cách hồ chí minh lớp 9 ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.9 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VĂN BẢN
NHẬT DỤNG QUA BÀI" PHONG CÁCH HỒ
CHÍ MINH"Ở LỚP 9A-TRƯỜNG THCS TÂN SƠN

Người thực hiện : Lê Thu Hà
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Tân Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực( môn) : Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2017

1. MỞ ĐẦU


1.1 Lí do chọn đề tài:
Đổi mới trong giáo dục đào tạo là một vấn đề hết sức cần thiết và phù
hợp với xu hướng phát triển về tri thức của thời đại mới. Là một bộ phận trung
tâm của chương trình giáo dục, cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở
(THCS)đã kịp thời đổi mới theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Mặt tích cực của chương trình đổi mới cơng tác giảng dạy quả là niềm lạc
quan đối với thầy và trò.
Tuy nhiên cái mới dù sao cũng tạo ra khơng ít thử thách đối với cả người
dạy và người học. Làm thế nào để có phương pháp hữu ích để khai thác tốt
hiệu quả của nó. Để tìm lời giải cho câu hỏi trên, bên cạnh những nhà làm công


tác nghiên cứu chuyên sâu thì bản thân mỗi giáo viên hơn ai hết sẽ là người tìm
ra những phương pháp tối ưu trên cơ sở thực tiễn khoa học bằng những kinh
nghiệm rút ra từ thực tế quá trình dạy học.
Để tìm cho mình cách thức tổ chức phù hợp trong q trình dạy học tơi
đã nghiên cứu tìm hiểu một kiểu văn bản tơi quan tâm đó là những văn bản
nhật dụng. Đây là kiểu văn bản không phải là mới mẻ của môn học Ngữ văn.
Nếu như trước đây việc giảng dạy văn trong nhà trường chúng ta bị phê phán là
nặng tính chất kinh viện, cịn thốt li đời sống thì việc đưa các văn bản nhật
dụng vào sách giáo khoa Ngữ văn đã khắc phục được những hạn chế đó. Vì
thực tế các văn bản nhật dụng có khả năng kết hợp với thực tiễn đời sống, có
tính thời sự rất cao.
Văn bản nhật dụng góp tiếng nói trong mơn Ngữ văn nói chung, trong cuốn
Ngữ văn 9 nói riêng. Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu loại văn bản này, tơi
rất tâm đắc vì tính thời sự và khả năng giáo dục của nó rất cao. Chính vì vậy
mà tơi ln trăn trở: Làm thế nào để những khả năng giáo dục tiềm ẩn trong
những văn bản ấy được khai thác một cách có hiệu quả trong q trình dạy học
để giúp học sinh có những tri thức và kỹ năng nhận thức với loại văn bản này?
Qua thời gian học tập, tìm hiểu, nghiên cứu giảng dạy và thể nghiệm tơi đã có
những kết quả bước đầu để đưa vào đề tài “Kinh nghiệm giảng dạy các văn bản
nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9”. Hy vọng với đề tài này tôi sẽ có
thêm kinh nghiệm từ sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong q trình
giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp
dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp
ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu là dự giờ đồng nghiệp để học tập
phương pháp, từ đó rút ra được ưu điểm để học hỏi, tồn tại để rút kinh nghiệm
làm hành trang trong việc dạy học của mình tốt hơn.
- Phương pháp so sánh: Để phân loại, đối chiếu kết quả.
2


Ngồi ra cịn đọc tài liệu, thống kê, thăm dị ý kiến học sinh, trao đổi
kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.

2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3


2.1. Cơ sở lí luận :
Văn bản nhật dụng khơng phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu
văn bản mà nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dụng văn bản
(chủ đề hoặc đề tài). Vì thế những văn bản này có thể thuộc bất kì thể loại nào
của văn học.
Mục đích và lí do đưa một số văn bản nhật dụng vào chương trình nhằm
giúp học sinh quan tâm đến sự cập nhật những vấn đề vừa quen thuộc vừa gần
gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan
tâm.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 có tổng số tiết là 175 tiết, phân
mơn văn chiếm 75 tiết, trong đó văn bản nhật dụng chiếm chỉ có 8 tiết. Nội
dung chủ yếu văn bản nhật dụng lớp 9 tập trung vào các vấn đề sau:
* Về danh nhân Việt Nam và thế giới.
* Quyền sống, bảo vệ hồ bình, chống chiến tranh.
* Sinh thái, hội nhập và bản sắc văn hoá dân tộc.
Mặc dù chỉ có 8 tiết/năm nhưng sự góp mặt của các văn bản nhật dụng

trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 là hết sức cần thiết, vì nó cung cấp cho học sinh
những tri thức cập nhật, giáo dục các em ý thức, thái độ, hành động mang tình
cơng dân, rèn cho các em kỹ năng cuộc sống. Mặt khác, những văn bản này còn
là cơ sở để chúng ta tích hợp với phân mơn Tiếng việt, Tập làm văn (văn thuyết
minh, văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống). Cho nên người dạy
học phải xác định đúng đắn giá trị của nó.
Đặc điểm của văn bản nhật dụng là cung cấp thông tin, kêu gọi hành
động, ý thức mỗi cá nhân. Với đặc điểm này nếu chúng ta không tổ chức tốt
hoạt động dạy học thì giờ học sẽ khơ khan, đơn điệu, học sinh tiếp thu nhàm
chán. Do đó nó địi hỏi người giáo viên phải thật sự có tâm huyết và cơng phu
trong quá trình chuẩn bị tiết dạy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN :
Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn
bản nhật dụng. Nhiều ý kiến cho rằng “ chất văn’’ trong văn bản nhật dụng
không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về
một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học
các loại văn bản này chưa cao.
Bản thân tôi đã và đang trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7
và lớp 9, tơi nhận thấy mình và các đồng nghiệp cịn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả
về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng.
Trước khi vận dụng (Bài khảo sát đầu năm)
Lớp Sĩ số
9A2 34

Giỏi
SL
4

TL(%)
12


Khá
SL
9

TL(%)
26

TB
SL
15

Yếu
TL(%) SL
44
4

TL(%)
12

Kém
SL
2

TL(%)
6

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
4



2.3.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tìm hiểu chung
văn bản
Phần tìm hiểu chung là khởi đầu học sinh tiếp cận văn bản, là khâu đầu
tiên để các em tìm hiểu từ ngữ khó và xác định phương thức biểu đạt được sử
dụng trong van bản, sau đó các em xác định bố cục của văn bản để dễ dàng tìm
hiểu giá trị nội dung của nó.
* Hoạt động đọc văn bản
Muốn học sinh có tâm lí tốt và tinh thần hứng thú tiếp cận những thông
tin từ văn bản nhật dụng khâu đầu tiên chú ý hướng dẫn kỹ năng đọc cho học
sinh. Thường trong dạy học văn phương pháp đọc diễn cảm đòi hỏi rất cao,
nhưng đối với văn bản nhật dụng thì khơng cần chú ý đến tính chất này. Xuất
phát từ đặc điểm của loại văn bản nhật dụng mà giáo viên nên hướng dẫn các
em đạt các yêu cầu đọc như: Giọng chậm, rõ ràng, biết nhấn mạnh đúng chỗ và
hùng biện. Trong q trình hướng dẫn đọc, giáo viên có thể kết hợp vừa hướng
dẫn vừa thể hiện bằng giọng đọc của mình những đoạn tiêu biểu mà khơng nhất
thiết phải đọc lại văn bản sau khi hướng dẫn. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
là đã rèn luyện kỹ năng thực hành cơ bản đó là đọc văn bản.
Ví dụ: Khi đọc văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống cịn, quyền được
bảo vệ và chăm sóc trẻ em” cần đọc với giọng mạch lạc, rõ ràng, khúc triết ở
từng mục, đặc biệt mục mở đầu: Lí do của bản tun ngơn đọc với giọng hùng
hồn, có điểm mạnh.
Nói tóm lại, cách đọc chậm, rõ, biết nhấn mạnh và hùng biện là cách đọc
phù hợp với tính chất cung cấp thơng tin, tính cập nhật và hiểu biết nhằm kêu
gọi hành động của văn bản nhật dụng.
* Hoạt động tìm hiểu nhan đề và chủ đề văn bản
Nhan đề của văn bản văn học nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng
đã bao quát chủ đề văn bản. Bởi vậy, học sinh khám phá nhan đề của văn bản
tức là giúp các em hiểu chủ đề của nó – một yếu tố quan trọng để tiếp nhận văn
bản. Phương pháp của hoạt động này chủ yếu là đàm thoại ( giáo viên nêu câu

hỏi – học sinh trả lời).
Ví dụ: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình”.
Gv: Em hiểu gì về nhan đề văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hồ bình”?
Từ nhan đề văn bản, em hãy rút ra chủ đề văn bản?
Hs: Chủ đề -> chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
* Hoạt động tìm hiểu từ khó.
Muốn tìm hiểu giá trị văn bản trước hết phải tìm hiểu một số từ ngữ quan
trọng được tác giả sử dụng trong văn bản. Vì vậy việc tổ chức tìm hiểu những từ
ngữ khó cũng là vấn đề quan trọng. Qua thăm lớp dự giờ và trao đổi với đồng
nghiệp tôi nhận thấy hoạt động này chưa được quan tâm một cách thoả đáng.
Đối với việc tìm hiểu từ khó bản thân tơi qua q trình giảng dạy tơi rút
ra hai cách tìm hiểu từ khó.
- Cách thứ nhất tơi có thể đưa ra một số từ khó yêu cầu các em tìm hiểu
nghĩa, khơng nhất thiết phải bắt các em đọc hết các từ khó trong phần chú
thích.
5


- Cách thứ hai: Trong quá trình tìm hiểu giá trị nội dung văn bản tôi lồng
ghép đưa ra những từ khó có liên qua đến nội dung bài học để học sinh hiểu
được nghĩa của nó để làm tốt lên nội dung vấn đề.
Như vậy với phần tìm hiểu từ khó là yếu tố rất quan trọng, song khơng
nhất thiết văn bản nào cũng theo khuôn mẫu mà chúng ta linh hoạt sắp xếp hợp
lí tạo bài giảng có sức thuyết phục hấp dẫn, khơng nên xem nhẹ tìm hiểu từ khó.
* Hoạt động tìm bố cục văn bản.
Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 là những bài thuyết
minh, lời kêu gọi. Bởi vậy giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các luận điểm
cơ bản để có hướng phân tích các luận điểm đó được rõ ràng, mạch lạc.
2.3.2. Một số nguyên tắc tổ chức tìm hiểu giá trị văn bản:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị văn bản là hoạt động trọng tâm của

giờ dạy học. Ở đây không nêu phương pháp tiến hành từng hoạt động mà chỉ
đưa ra một số nguyên tắc dạy học cần thiết khi dạy văn bản nhật dụng.
* Khai thác nội dung văn bản gắn với thực tiễn và tính cập nhật.
Bản thân nội dung văn bản đã mang tính thực tiễn, tính thời sự rất cao,
nhưng bên cạnh nội dung đó giáo viên khơng thể khơng tổ chức liên hệ đến
những vấn đề, những hiện tượng đời sống khác để tăng tính thời sự và cập nhật
giúp các em có nhận thức sâu rộng, có điều kiện rèn luyện kỹ năng quan sát, lựa
chọn, phân tích lí giải thực tiễn. Từ đó các em có hứng thú tự tìm hiểu hiện thực
ngay trong cuộc sống của các em.
Ví dụ: Dạy văn bản “Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em”.
Việc tổ chức cho các em nhận thấy được phần nào thực trạng cuộc sống
của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của các vấn đề bảo vệ, chăm
sóc trẻ em. Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế với vấn đề này, đó là
trọng tâm của văn bản. Song giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu những thực
tiễn gần gũi với cuộc sống, với các em.
Gv: Nêu những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính
quyền địa phương nơi em ở đối với trẻ em.
Hs: Trả lời sau khi thảo luận.
- Đảng và chính quyền chú trọng vấn đề giáo dục là hàng đầu: xây dựng
trường học khang trang, cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của thế hệ tương
lai.
- Chú trọng, động viên khuyến khích những trẻ em có hồn cảnh khó
khăn đến trường học.
- Xây dựng trạm y tế khám chữa bệnh cho các em thuận lợi và kịp thời.
Giáo viên có thể mở rộng dẫn ra những ví dụ sinh động khác qua thông
tin trên các phương tiện khác và khẳng định quan tâm bảo vệ và phát triển trẻ
em là vấn đề cấp thiết của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng và tồn nhân
loại nói chung.
* Dạy học cần chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành.

Dạy văn bản nhật dụng là cơ hội để học sinh được tăng cường thực hành
và rèn luyện kỹ năng đọc, nghe … việc tạo ra các tình huống, các vấn đề thực
6


tiễn cho học sinh thảo luận. Phần này giáo viên có thể phát phiếu để các em
thảo luận nhóm ở phần luyện tập, củng cố và cho học sinh làm bài ở nhà.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh’’ giáo viên có thể cho học
sinh thảo luận các vấn đề sau:
- Người có văn hố có phải là người thích nói chen tiếng nước ngồi,
dùng từ Hán Việt khi nói, thích đua địi theo mốt ăn mặc thời trang sành điệu?
Vì sao?
- Tìm hiểu một số câu thơ, đoạn thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh.
Như vậy, việc cho học sinh thảo luận những tình huống, những vấn đề
khơng những hình thành cho các em kỹ năng thực hành cơ bản ( nghe, nói, đọc
…) mà còn tạo cơ hội để các em được bày tỏ ý kiến, quan điểm, được phân tích
lí giải hiện thực, từ đó mà hình thành kỹ năng sống.
* Khơng xem nhẹ các yếu tố hình thức của văn bản nhật dụng.
Đối với những văn bản nhật dụng, mục đích chính là tuyên truyền tri
thức khoa học và kêu gọi hành động. Do đó tìm hiểu hình thức văn bản khơng
phải đi tìm “chất văn’’ mà là tìm hiểu cách thức tổ chức, lập luận, phương pháp
thuyết minh trong văn bản. Kết hợp khai thác nội dung và các yếu tố hình thức
ấy sẽ tạo cho tiết học thêm sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Để có được những thông tin khoa học thuyết phục người đọc, người viết
phải tìm hiểu số liệu, phải phân loại, phân tích, so sánh kết hợp những lập luận
chặt chẽ. Vì vậy khi khai thác nội dung phải gắn với yêu tố hình thức đó. Để tổ
chức tốt u cầu này giáo viên cần xây dựng trong hệ thống câu hỏi để khai thác
kết hợp với quá trình tìm hiểu nội dung.
* Dạy học văn bản nhật dụng phải chú ý tích hợp với các phân môn khác.
Việc xây dựng kết cấu chương trình mới theo ngun tắc tích hợp đã tạo

ra rất nhiều thuận lợi trong quá trình dạy học. Người học có thể vừa học văn
bản, vừa có tri thức tiền đề để tiếp nhận bài học Tiếng Việt, Tập làm văn lại là
quá trình củng cố khắc sâu văn bản. Bởi vậy cho nên quá trình dạy học giáo
viên phải biết nắm lấy sự thuận lợi để tổ chức dạy học theo nguyên tắc tích hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh’’ có thể tích hợp với bài
“Sử dụng yếu tố nghị luận trong văn thuyết minh”. Ngoài ra do tri thức khoa
học ở văn bản nhật dụng lại liên quan đến nhiều môn học khác như: Giáo dục
cơng dân, Địa lí, Lịch sử… cho nên đơi khi chúng ta phải tích hợp với cả một
số mơn học này giúp học sinh hiểu sâu rộng hơn.
Ví dụ: Phải dùng tri thức môn Giáo dục công dân để các em nắm quy
định, điều lệ về quyền bảo vệ trẻ em …
Dùng kiến thức lịch sử để các em nắm tác hại của chiến tranh và nguy
cơ hạt nhân để các em có trách nhiệm đấu tranh cho thế giới hồ bình.
* Tổ chức dạy học văn bản nhật dụng gắn liền với sử dụng đồ dùng và
phương tiện dạy học.
Đồ dùng hiện nay trong thư viện nhà trường tương đối đầy đủ, phong
phú. Mặc dù vậy đối với môn Ngữ Văn số lượng đồ dùng và phương tiện cịn
hạn chế. Phần văn bản nhật dụng có nội dung liên quan đến nhiều môn học
khác, đặc biệt do tính thời sự và cập nhật của nó cho nên các sách báo, tài liệu
7


có liên quan đến nội dung bài học giáo viên có thể sưu tầm để phục vụ cho mơn
học. Ngồi ra văn bản nhật dụng còn phải sử dụng bảng phụ, phiếu học tập,
thậm chí những bài hát tuyên truyền giáo dục. Vậy cách sử dụng phương tiện
dạy học như thế nào để đạt hiệu quả.
- Sử dụng bảng phụ: Trong giờ dạy, bảng phụ là phương tiện đơn giản dễ
sử dụng, bảng phụ được dùng để ghi các tình huống các vấn đề học sinh thảo
luận và những bài luyện tập.
Một điều lưu ý khi sử dụng bảng phụ là: Chỉ sử dụng khi giáo viên tổ

chức thảo luận và làm bài tập, tránh sự phân tán của học sinh trong giờ học.
- Sử dụng tranh minh hoạ: Tranh minh họa phải phù hợp với nội dung
văn bản và có hiệu quả sử dụng. Giáo viên linh hoạt sử dụng sẽ tạo được sự
hứng thú học tập của học sinh.
Ví dụ: Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có thể tìm và sử dụng các tranh
có nội dung sau:
+ Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.
+ Tranh về nơi ở và làm việc của Bác khi Bác hoạt động ở hang Pác Bó.
- Bài hát tuyên truyền: Đây là phương tiện độc đáo trong dạy học bộ
mơn Ngữ văn, nó gây được sự hứng thú cao cho học sinh. Ở bài “Tuyên bố thế
giới sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em’’. Sau khi tìm hiểu văn
bản giáo viên có thể hát hoặc cho học sinh nghe băng một số bài hát liên quan
đến nội dung bài học như: Bài hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai’’; “Trái
đất này là của chúng mình”…
Như vậy, việc sử dụng những phương tiện dạy học là hết sức cần thiết.
Giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt kết hợp khai thác nội dung và sử
dụng phương tiện dạy học. Trong q trình giảng dạy tơi rút ra cho mình kinh
nghiệm để tạo giờ học phong phú, học sinh tiếp cận hiệu quả bài học phải là
giáo viên có phương pháp dạy học tốt nhất, biết sử dụng linh hoạt phù hợp
phương tiện và đặc trưng môn học.
Trên đây là năm nguyên tắc dạy học văn bản nhật dụng mà tôi rút ra trên
cơ sở bài học thực tế của mình. Nó đã tạo nên sự thành cơng bước đầu trong
hoạt động dạy học của tôi.
2.3.3. Giáo án thể hiện tiết dạy
Trong quá trình giảng dạy văn bản nhật dụng ở các lớp 6,7,8 tôi nhận ra
các em tiếp cận loại văn bản này cịn khơ khan và đơn điệu. Vì vậy ,ngay vào
bài đầu tiên của chương trình lớp 9 tơi đã thực nghiệm loại văn bản này.

Tiết 1,2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Lê Anh Trà)
I.MỤC TIÊU:

8


1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong
sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn
hố dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới
và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn
đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ
- Từ lịng kính u, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập
rèn luyện theo gương Bác.
II. CHẨN BỊ:

1. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
2. Phương tiện:
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác khi Bác hoạt động ở hang Pác Bó.
- Sách “Bác Hồ – con người – phong cách”. Nhiều tác giả - NXB trẻ
thành phố Hồ Chí Minh 2005.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.


Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Giới thiệu bài: Giáo viên có thể chọn một trong những cách giới thiệu
sau:
1. Cho hs xem tranh ảnh Bác Hồ làm việc ở nhà sàn Việt Bắc, ngôi nhà
sàn Bác ở Hà Nội. Cảnh Bác cuốc đất trồng rau, Bác cho cá ăn, Bác đạp guồng
tát nước với nơng dân. Từ đó khái qt phong cách sống và làm việc của Người.
2. Có thể giới thiệu về Bác: Không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà cịn
là danh nhân văn hố thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác
Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng vĩ đại mà còn
là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ
đẹp văn hoá trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích sau đây sẽ phần
nào trả lời câu hỏi ấy.
Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nhan đề, chủ I/ Tìm hiểu chung:
đề của văn bản.
1. Tìm hiểu nhan đề và chủ đề
9


? Em hiểu phong cách ở đây có nghĩa là văn bản
gì? (TB)
- Phong cách: ở đây dùng với
nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt,
? Theo em nhan đề “ Phong cách Hồ Chí làm việc, ứng xử.
Minh” được hiểu như thế nào? (TB)

- Phong cách sống, sinh hoạt, làm
- Gv giảng thêm:
việc, ứng xử của Bác.
Tuy có nhan đề là “Phong cách Hồ Chí
Minh’’ nhưng bài viết khơng chỉ dừng lại
ở việc phân tích những yếu tố cấu thành
nét đặc thù trong lối sống, cách sinh hoạt,
làm việc, ứng xử … của Bác mà cao hơn,
còn hướng tới việc làm rõ phong cách của
Bác như một mẫu mực cần học tập, một
điểm tựa tinh thần để người VN có thể tự
tin bước ra thế giới trong thời đại ngày
nay.
? Nêu chủ đề văn bản? (K – G)
* Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới
- Gv khái quát thêm: Bản sắc văn hố và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần
mang tính truyền thống của dân tộc.
Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề
giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hố dân tộc
càng trở nên có ý nghĩa.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc: Giọng chậm 2. Đọc và tìm hiểu từ khó:
rãi, bình tĩnh, khúc triết.
- 2 hs đọc -> gv nhận xét cách đọc.
- Gv hướng dẫn hs xác đinh thể loại và 3.Tìm hiểu kiểu loại và tìm bố
phương thức biểu đạt chính của văn bản. cục:
? Theo em, văn bản này thuộc thể loại gì?
Phương thức biểu đạt chính? (Y – TB)
* Thể loại: văn bản nhật dụng
? Xác định bố cục văn bản? Nêu ý chính * Phương thức: Thuyết minh

của mỗi phần? (TB)
* Bố cục: 2 phần
- Từ đầu “… rất hiện đại”=> vẻ
đẹp trong phong cách văn hố của
Bác.
- Phần cịn lại: => vẻ đẹp trong
- Gv yêu cầu hs đọc và tìm hiểu phần 1.
phong cách sinh hoạt của Bác.
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn II/ Đọc – hiểu văn bản :
hoá của Bác Hồ như thế nào? (K – G)
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn
( hs độc lập trả lời)
hố của Bác. (con đường hình
? Bằng những con đường nào Người có thành vẻ đẹp phong cách văn hoá
được vốn văn hoá ấy? (nêu những biểu HCM)
hiện) (Y)
- Vốn tri thức văn hoá sâu, rộng.
- Gv giới thiệu hoạt động của Bác ở nước - Bác dày công học tập, rèn luyện
10


ngoài. (kiến thức lịch sử)

suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều, tiếp xúc văn hoá nhiều
nước.
? Em hiểu thế nào là “cuộc đời đầy truân + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
chuyên”, “ uyên thâm văn hố”? (K- G) + Học trong cơng việc, lao động, ở
- Truân chuyên: sự gian nan vất vả.

mọi nơi, mọi lúc.
- Uyên thâm: trình độ kiến thức rất sâu.
? Điều kì lạ trong phong cách văn hố
HCM là gì? (hs thảo luận, chú ý đoạn văn
bình luận của tác giả)
? Em hiểu “những ảnh hưởng quốc tế và - Những ảnh hưởng quốc tế sâu
cái gốc văn hoá dân tộc” ở Bác như thế đậm đã nhào nặn với cái gốc văn
nào? (hs thảo luận- trả lời)
hoá dân tộc khơng gì lay chuyển ở
? Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp Người.
trong phong cách văn hố Hồ Chí Minh? - Bác tiếp thu các giá trị văn hoá
(Y –TB)
của nhân loại. Giữ vững giá trị văn
hoá dân tộc.
=> Văn hoá của Bác vừa mang
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hố tính nhân loại vừa đậm đà bản sắc
HCM tác giả sử dụng phương pháp thuyết văn hoá của dân tộc.
minh nào?(hs thảo luận, trả lời ->TB – K) - Bác là người biết thừa kế và phát
triển các giá trị văn hoá.
* NT: Sử dụng phép so sánh, liệt
kê kết hợp bình luận.
* Củng cố bài học
? Qua phần một của bài em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp trong phong
cách văn hố của Bác? Em học tập được gì ở Bác? ( hs hoạt động độc lập, trả
lời)
- Giáo viên khái quát: Phải nói rằng trong số các vĩ nhân của Việt Nam
thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người tiêu biểu nhất đã
xử lí hài hoà mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế trên vấn đề tu dưỡng nhân
cách. Ở đời, việc sẵn sàng tiếp thu không hề biểu hiện sự kém cỏi của chủ thể
tiếp thu. Cái gì thuộc về phẩm chất tinh thần của con người vốn sinh ra đã hồn

thiện đâu? Hồn thiện ln là kết quả của một q trình mài giũa, phấn đấu, bổ
sung. Khơng chịu tiếp thu mới là biểu hiện của mặc cảm sợ sệt và sự tiếp thu
luôn cần bản lĩnh, luôn chứng tỏ bản lĩnh. Bác Hồ đã học hỏi, tu dưỡng và đã
làm sáng tỏ sức mạnh của văn hoá Việt Nam.
* Hướng dẫn học sinh về nhà
- Đọc lại văn bản.
- Tìm hiểu về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
Tiết 2
11


* Kiểm tra bài cũ
? Bằng những con đường nào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri
thức như vậy?
Em đã học tập được những gì ở Bác?
* Bài mới
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung cần đạt
I/Tìm hiểu chung
II/Tìm hiểu chi tiết:
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá
của Bác
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. của Bác
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh - Căn nhà của Bác: “ ngôi nhà sàn …’’
hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? - Trang phục: ‘’ bộ quần áo nâu…’’
Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ - Bữa ăn: “đạm bạc với những món ăn
thể nào? (K – G)
dân tộc: cá kho, rau’’

- Sống một mình, khơng xây dựng gia
đình, suốt cuộc đời hy sinh vì nước.
? Nhận xét về phong cách sinh hoạt của => Cách sống giản dị, đạm bạc, thanh
Bác? (Y – TB)
cao.
? Nét đẹp trong lối sống của Bác tác giả
cịn đưa ra những lời bình luận, so sánh
như thế nào? (chỉ ra những biểu hiện)
- Gv khái quát: Lời bình kết hợp với so
sánh: Lối sống của Bác với lãnh tụ của
các nước khác, với các vị hiền triết xưa
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm …)
? Theo tác giả, cách sống bình dị của Bác - Quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp. Với
là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc Bác lối sống giản dị là lối sống đẹp.
sống’’. Em hiểu thế nào về nhận xét này?
– Thảo luận nhóm, trả lời (K – G)
- Gv liên hệ thực tế cuộc sống.
? Em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong => Lối sống vốn có, tự nhiên và gần gũi
phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
là cách sống có văn hố, theo quan
(TB –K)
niệm của Bác: cái đẹp là sự giản dị, tự
nhiên.
? Nêu cảm nhận của em về phong cách - Phong cách HCM là sự giản dị trong
Hồ Chí Minh? ( Y –TB)
lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di
dưỡng tinh thần, thể hiện một quan
niệm thẩm mĩ cao đẹp.
III/ Tổng kết
- Gv chốt nội dung bài học.

a, Nội dung
- Gv phát phiếu học tập bằng những câu
12


hỏi trắc nghiệm (thời gian 5phút) để kiểm
tra sự tiếp thu bài của hs.
b, Nghệ thuật
? Khái quát lại nghệ thuật của tác phẩm? - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
(TB)
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: tự
sự, biểu cảm, lập luận.
- Các hình thức so sánh, các biện pháp
nghệ thuật đối lập.
c, Ý nghĩa văn bản
? Văn bản có ý nghĩa như thế nào? (G)
- Văn bản cho thấy cốt cách văn hoá
( hs trả lời, gv khái quát lại)
HCM trong nhận thức và trong hành
động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời
kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hố dân tộc.
- Giáo viên hướng học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo
gương Bác.
Nói về Bác, ngợi ca bao lời xem chừng cũng không đủ. Biết đâu Bác
chẳng muốn, chẳng thích điều này? Việc học tập Bác khơng nên dừng lại ở
những hô hào suông mà phải được thể hiện qua hành động, hoạt động thực tiễn.
Trong phạm vi từng cá nhân và trong phạm vi đất nước, dân tộc, việc học tập đó
có những địi hỏi khác nhau. Nhưng dù khác nhau, tất cả đều quy về một mục

tiêu: sẵn sàng ra biển lớn với niềm tin và sự chủ động cao nhất – niềm tin và sự
chủ động mang dấu ấn Việt Nam!
IV/ Củng cố
? Học bài “Phong cách Hồ Chí Minh’’ của nhà khoa học Lê Anh Trà, em
hiểu được gì về phong cách, cách sống của Người? ( học sinh hoạt động độc lập
suy nghĩ, trả lời)
V/ Luyện tập
- Gv chia 2 nhóm
N1: Đọc một số bài thơ hoặc bài hát để thuyết minh thêm cho bài học về phong
cách HCM. (thảo luận nhóm)
N2: Hát bài hát “Đôi dép Bác Hồ”
( hđ độc lập)
Vd: Bài thơ “Thăm nhà Bác ở”; “ Tức cảnh Pác Bó” …
V/ Hướng dẫn học bài
- Tìm một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
- Viết một bài văn ngắn giới thiệu phong cách sinh hoạt của Bác.
- Hệ thống kiến thức qua sơ đồ tư duy.
- Chuẩn bị bài “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình’’.
2.4. Hiệu quả đạt được
Trên đây là giáo án thể nghiệm hai tiết dạy một văn bản nhật dụng – một
đề tài tơi trăn trở trong q trình giảng dạy loại văn bản này. Năm học 2016 –
13


2017 tơi mạnh dạn đưa ra thực nghiệm để có giải pháp tốt nhất cho việc giảng
dạy có hiệu quả.
Qua thể nghiệm đề tài của mình bản thân tơi thu nhận được kết quả như
sau:
* Về phía tơi: Đã tạo được khơng khí sinh động và hấp dẫn trong giờ
học, hạn chế được phần nào tình trạng khơ khan đơn điệu.

Với cách thức tổ chức này tôi cảm thấy tự tin, vững vàng khi truyền đạt
tri thức cho học sinh.
* Về phía học sinh: Tơi đã thực nghiệm văn bản “Phong cách Hồ Chí
Minh”. Bằng kinh nghiệm này ở lớp 9A2 trường THCS Tân Sơn đã đạt kết quả
như sau:
- Đa số các em có hứng thú học, hoạt động tích cực. Thể hiện lịng kính
u, tự hào về Bác.
- Bước đầu có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.
- Nhiều em còn nắm được sâu sắc ý nghĩa nội dung của văn bản nhật
dụng, đồng thời các em có khả năng liên hệ với bản thân học tập phong cách
của Hồ Chí Minh.
- Kỹ năng thực hành nghe, nói, đọc, viết của các em đã được rèn luyện
tốt trong bài văn bản nhật dụng. Đặc biệt các em học được kỹ năng sử dụng các
biện pháp nghệ thuật trong văn bản để chuẩn bị bài viết văn thuyết minh.
Qua phiếu học tập với nội dung sau:
1, Trình bày một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời
sống và trong sinh hoạt.
2, Nêu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc?
* Sau khi vận dụng các phương pháp dạy học kết quả học tập của học sinh đạt
được như sau:
Lớp

Sĩ số

9A2 34

Giỏi
SL
9


TL(%)
26

Khá
SL
10

TL(%)
29

TB
SL
12

Yếu
TL(%) SL
35
3

TL(%)
10

Kém
SL
0

TL(%)
0


Đây là kết quả bước đầu cho thấy sự thành công, là điều kiện để tơi tiếp tục
tìm hiểu, nghiên cứu và học tập để giờ dạy các dạng bài văn văn bản nhật dụng
đạt kết quả cao hơn.

3 - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14


1. Kết luận về vấn đề nghiên cứu
Với sự nghiên cứu, tìm hiểu, thực nghiệm và học hỏi qua tài liệu, sách
báo để đi đến thống nhất: Dù bất cứ kiểu loại văn bản nào, trong quá trình giảng
dạy giáo viên đều phải linh hoạt các bước trong một bài dạy phù hợp với đối
tượng học sinh, không nên một khuôn mẫu nhất định. Bản thân tôi là giáo viên
môn Ngữ văn, đồng thời dạy đối tượng học sinh lớp 9 nên tôi luôn nắm vững
nội dung kiến thức, chủ động trong tiết dạy, sử dụng phương pháp giảng dạy
phù hợp với kiểu bài và đặc trưng của môn học để truyền đạt tri thức cho học
sinh, tạo một giờ học cho các em sinh động, hấp dẫn, các em hiểu bài ngay trên
lớp.
2. Kiến nghị
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong thực tế áp dụng
kiểu bài văn bản nhật dụng. Hy vọng rằng sẽ được các đồng nghiệp quan tâm,
thể nghiệm. Đồng thời góp ý trao đổi thẳng thắn để đề tài của tôi được hồn
thiện hơn.
Rất trân trọng nhận được ý kiến đóng góp của chun mơn Phịng giáo
dục, của các anh chị em đồng nghiệp về đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 6 tháng 03 năm 2017


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác

Lê Thu Hà

PHỤ LỤC
15


Tài liệu nghiên cứu và tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 9.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn.
- Tài liệu học tập chuyên đề thay sách Ngữ văn 9.
- Tài liệu “Hướng dẫn giáo viên THCS dạy Ngữ văn – Sgk Ngữ văn 9’’ ( Lê
Như Bình - NXB Thanh Hố 2005)

16


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

I. MỞ ĐẦU.

1

1.1 Lý do chọn đề tài


1

1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài

1

1.3.Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng

3

2.3. Các phương pháp thực hiện

4

2.3.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tìm hiểu


4

chung văn bản
2.3.2. Một số nguyên tắc tổ chức tìm hiểu giá trị văn bản

5

2,3.3. Giáo án thể hiện tiết dạy

7

2.4. Hiệu quả đạt được
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

12
14

17


18



×