Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phát Huy Hiệu Quả Của Việc Khai Thác Và Sử Dụng Tư Liệu Trong Giảng Dạy Văn Bản Nhật Dụng- Ngữ Văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 23 trang )

Chuyên đề:
PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG
GIẢNG DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG- NGỮ VĂN THCS.
A. Đặt vấn đề:
I. Lí do chọn chuyên đề:
1. Lí do khách quan:
Hiện nay việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được các
thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn rất nhiều ý kiến về việc thay sách và đổi mới
phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể khẳng định
rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em tiếp xúc được
nhiều tác phẩm hay , mới lạ, cập nhật với cuộc sống. Không những thế đổi mới phương
pháp dạy học nói chung, và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng giúp học
sinh biết tư duy, sáng tạo , biết phát hiện vấn đề, biết nói lên suy nghĩ, cảm nhận của
riêng mình. Mỗi giờ học văn là 1 niềm vui, bất ngờ đối với học sinh.
Năm học 2002- 2003 ngành giáo dục cả nước thực hiện chương trình thay SGK
mới. Cùng với việc thay SGK thì cấu trúc nội dung chương trình cũng mới. Chương
trình mới lấy 6 kiểu văn bản: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, hành
chính công vụ làm trục chính để tuyển chọn các văn bản, rèn luyện kĩ năng: nghe, nói,
đọc, viết, hình thành năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Bên cạnh đó còn có 1 kiểu
văn bản không có trong chương trình và SGK trước đây, được đưa vào nội dung học
tập của môn Ngữ Văn THCS đó là Văn bản nhật dụng. Với chức năng riêng của mình
những văn bản này đã góp phần giúp học sinh gắn kết với những vấn đề vừa quen
thuộc vừa có ý nghĩa quan trọng, lâu dài đối với cuộc sống nhân loại.
Xuất phát từ lí do trên, mỗi chúng ta nhận thấy việc đưa văn bản nhật dụng vào chương
trình Ngữ Văn là một việc làm cần thiết đối với nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Lí do chủ quan.
Như chúng ta đã biết: “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”,
văn học xuất phát từ đời sống, văn học rất gần gũi với mọi người. Chính vì vậy học văn
không phải là đơn giản chỉ đến với một văn bản đơn thuần mà bao hàm trong đó cả các
vấn đề của xã hội, nhưng thực tế cho thấy trong thời đại hiện nay, môn Ngữ Văn không


còn là điểm đến hấp dẫn với các em học sinh như các môn Toán, Lí, Hoá,…mặc dù đó là
một trong hai môn văn hoá cơ bản chiếm số lượng tiết không nhỏ trong chương trình
học. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn, bởi lí do là văn viết dài, khó học, khó
thuộc, có nhiều tác phẩm dài, học sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng
về nội dung, có những bài thơ khi học xong, học sinh không nắm được những nghệ
thuật tiêu biểu, nội dung chính của bài thơ,…Đứng trước thực tại đó đòi hỏi người giáo
viên Ngữ Văn phải tạo được những giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong
chờ đến gìơ học. Đặc biệt hơn nữa chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn
bản mới đó là văn bản nhật dụng. Mặc dù số lượng văn bản này chỉ chiếm số lượng nhỏ
trong chương trình (10%), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt ra vấn đề
phương pháp dạy học văn bản nhật dụng dẫn đến hiệu quả dạy các tiết học loại văn bản
này chưa cao.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn trong trường THCS, bản thân


chúng tôi cũng như các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế về phương pháp dạy
học văn bản nhật dung và để phần nào đáp ứng được “việc đưa các văn bản nhật dụng
là điểm mới của chương trình lần này, nó tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc
hoà nhập học sinh với xã hội”. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra
ý kiến: Phát huy hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tư liệu trong giảng dạy văn
bản nhật dụng.
II. Mục đích của chuyên đề.
Chuyên đề góp phần tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp dạy học văn bản nhật
dụng, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng tư liệu trong giảng dạy văn bản nhật dụng từ
đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản này đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình Ngữ Văn THCS hiện nay.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trường THCS Thanh Trù.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu tính đặc thù của phương pháp dạy học văn bản nhật dụng trong

chương trình Ngữ Văn THCS.
- Cách khai thác và sử dụng tư liệu trong gjảng dạy loại văn bản này.
- Vận dụng sáng tạo trong mỗi bài giảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ
dạy và chất lượng học tập của học sinh.
V. Các phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu chuyên đề này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Dự giờ đồng nghiệp ở các tiết dạy, học văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9 để
phát hiện ra những ưu, nhược điểm trong các tiết dạy học trên.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp
dạy văn bản nhật dụng nói riêng.
- Nghiên cứu về cách khai thác và sử dụng tư liệu trong quá trình giảng dạy văn
bản nhật dụng.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề.
1. Cơ sở lí luận.
Văn bản nhật dụng là gì? Chương trình Ngữ Văn THCS xác định rõ: “Khái niệm văn
bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập
tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi”.Cập nhật có nghĩa là kịp
thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày,cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật
thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài: đề cập, bàn luận, thuyết minh,…những vấn đề,
hiện tượng,…gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng
đồng.
Như vậy, giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật
dụng. Tuy nhiên, đó vẫn là một yêu cầu quan trọng vì văn có hay mới làm cho người đọc
thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi của vấn đề được đặt ra.


Mục tiêu của môn Ngữ Văn là góp phần hình thành những con người có trình độ
học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ những kĩ năng sống khi gia đời hoặc tiếp tục cho
họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý

trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp
như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có
năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành, năng
lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Đó cũng là những người có
ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn THCS đã được thể
hiện, trình bày dưới những hình thức văn bản đa dạng: thư, bút kí, hồi kí, thông báo, xã
luận,…bằng các phương thức biểu đạt khác nhau. Một số văn bản đã có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt như tự sự và miêu tả hay tự sự, miêu tả,
biểu cảm. Có một số văn bản sử dụng phương thức thuyết minh, miêu tả hay nghị luận
kết hợp với biểu cảm, thuyết minh,…Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập
nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giầu tình
cảm, ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học, giúp các em dễ dàng hoà nhập
hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống.
2. Cơ sở thực tiễn.
Đổi mới nội dung phương pháp giáo dục phổ thông gắn trực tiếp với đổi mới điều
kiện và phương tiện dạy học. Tuy nhiên trong một thời gian khá dài, do nhiều yếu tố khách
quan việc sử dụng các phương tiện, thiết bị trong dạy học gần như quên lãng. Giáo viên
thường dạy chay với lối đọc chép cho học sinh, hoặc độc thoại trên lớp. Học sinh tiếp thu
kiến thức thụ động , không hứng thú với việc học tập ở trường phổ thông. Vấn đề phương
tiện, thiết bị dạy học trong nhà trường đến nay vẫn đang là câu hỏi mở, đặt ra nhiều
điều đối với những người làm công tác giáo dục và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng
dạy. Điều đó nảy sinh từ yêu cầu sử dụng với sự bất cập, thiếu thốn các phương tiện và
đồ dùng dạy học. Tuy nhiên bất luận trong hoàn cảnh nào, việc dạy học trong nhà
trường vẫn phải tìm cách đạt được yêu cầu áp dụng tích cực phương tiện và đồ dùng
dạy học với sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận thấy một số
thực trạng sau:
- Giáo viên coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí,…

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường chú ý khai thác và bình giá trên nhiều
phương diện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật,…mà chưa chú ý đến vấn đề
xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.
- Vì là một văn bản mới được đưa vào giảng dạy, còn mới mẻ, giáo viên ít có
kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp.
- Về phương tiện dạy học, mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ và một số kênh
hình ở trong SGK, giáo viên chưa có ý thức sưu tầm tư liệu, tranh, ảnh, phim, băng đĩa
để bổ sung cho bài học.
- Về phía học sinh: vẫn còn thói quen thụ động, quen ghi chép, ghi nhớ những gì
giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Từ đó dẫn đến
việc học sinh ít nắm bắt, quan tâm hoặc thờ ơ với những vấn đề nóng hổi bức thiết của
đời sống xã hội trong và ngoài nước. Từ thực tiễn đó có thể nói rằng việc tìm ra phương


pháp tốt nhất để dạy phần văn bản nhật dụng là một việc làm cần thiết trong quá trình
giảng dạy môn Ngữ Văn.
II. Nội dung của chuyên đề.
1. Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ Văn THCS.
Đề tài nhật dụng của
Lớp
Tên văn bản
văn bản
- Cầu Long Biên chứng nhân lịch - Di tích lịch sử.
6
sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con
người
- Động Phong Nha.
- Danh lam thắng cảnh.

- Cổng trường mở ra.
- Nhà trường.
7
- Mẹ tôi.
- Người mẹ.
- Cuộc chia tay của những con - Quyền trẻ em
búp bê.
- Ca Huế trên sông Hương.
- Văn hoá dân tộc.
- Thông tin về ngày trái đất năm - Môi trường.
8
2000.
- Ôn dịch thuốc lá.
- Tệ nạn xã hội.
- Bài toán dân số.
- Dân số.
- Phong cách Hồ Chí Minh.
- Hội nhập thế giới và bảo vệ bản
sắc văn hoá dân tộc.
9
- Đấu tranh cho một thế giới hoà - Bảo vệ hoà bình, chống chiến
bình.
tranh.
- Tuyên bố thế giới về sự sống - Quyền sống của con người
còn, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em.


II. Nội dung của chuyên đề.
1. Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ Văn THCS.

Đề tài nhật dụng của
Lớp
Tên văn bản
văn bản
- Cầu Long Biên vhứng nhân lịch - Di tích lịch sử.
6
sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con
người
- Động Phong Nha.
- Danh lam thắng cảnh.
- Cổng trường mở ra.
- Nhà trường.
7
- Mẹ tôi.
- Người mẹ.
- Cuộc chia tay của những con - Quyền trẻ em
búp bê.
- Ca Huế trên sông Hương.
- Văn hoá dân tộc.
- Thông tin về ngày trái đất năm - Môi trường.
8
2000.
- Ôn dịch thuốc lá.
- Tệ nạn xã hội.
- Bài toán dân số.
- Dân số.
- Phong cách Hồ Chí Minh.
- Hội nhập thế giới và bảo vệ bản

sắc văn hoá dân tộc.
9
- Đấu tranh cho một thế giới hoà - Bảo vệ hoà bình, chống chiến
bình.
tranh.
- Tuyên bố thế giới về sự sống - Quyền sống của con người
còn, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em.
2. Đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng.
a. Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ Văn 6.
- Văn bản: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. Là bút kí trích trên báo Người
Hà Nội của Thuý Lan. Đây là bài viết giới thiệu cây cầu Long Biên, một di tích lịch sử
nổi tiếng và quen thuộc của thủ đô Hà Nội với vai trò là nhân chứng lịch sử gian lao và
hào hùng của dân tộc ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tuy
nhiên học văn bản này không chỉ dừng lại ở đó mà còn bồi đắp thêm cho người học
tình yêu đối với cây cầu Long Biên của thủ đô đất nước và khơi dậy ở họ lòng tự hào
cùng ý thức giữ gìn và quảng bá đối với các di tích lịch sử trên đất nước yêu quí của
chúng ta. Nội dung ấy toát lên từ lối văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Là bức thư của thủ lĩnh Xi- at- tơn trả lời
tổng thống Mĩ thứ 14, được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và
môi trường. Nhìn dưới góc độ phương thức biểu đạt thì đây là văn bản nghị luận kết
hợp với biểu cảm. Văn bản đã toát lên một ý nghĩa sâu sắc: con người phải sống hoà
hợp với thiên nhiên, phaỉ chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính
mạng sống của mình.
- Văn bản: Động Phong Nha. Là bài giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” của tỉnh
Quảng Bình với bảy cái nhất. Phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp với miêu tả
không chỉ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết tỉ mỉ về danh thắng Phong Nha mà
còn gợi tưởng tượng và ham muốn khám phá một không gian thiên tạo kì thú đang thu



hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài
nước.
b.Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ Văn 7.
- Văn bản: Cổng trường mở ra. Là bài văn ghi lại tâm trạng hồi hộp của một
người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con khai trường để vào lớp Một. Vậy ý nghĩa nhất
dụng của văn bản này là gì? người mẹ đã hồi hộp trong cái đêm trước ngày con vào lớp
Một đâu chỉ vì lo lắng cho con mà còn niềm vui về ngôi trường thân yêu đã lưu giữ bao
kỉ niệm thân thương của đời mẹ, niềm hi vọng vào con, mài trường thân yêu sẽ mở ra
ánh sáng và tương lai cho mỗi con người. Nội dung nhật dụng đó được trình bày dưới
hình thức tự sự kết hợp biểu cảm.
- Văn bản: Mẹ tôi được trình bày dưới dạng một bức thư . Từ việc phạm lỗi của
đứa con đối với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc và suy tư về tình sâu nghĩa nặng của
người mẹ: người mẹ ấy đã thức suốt đêm khi con bị ốm và đau đớn quằn quại vì lo sợ
mất con. Người mẹ ấy có thể làm tất cả, có thể chịu mọi khổ đau bất hạnh để cho con
đỡ đau đớn, để cho con sống hạnh phúc. Vì thế ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà
con mất mẹ, và tình cảm thiêng liêng, cao quý hơn cả là tình cảm yêu thương kính
trọng đối với cha mẹ” . Xét về thể loại thì đây là bài bút kí, còn xét về phương thức
biểu đạt thì đây là bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. Thành công của văn bản này là
sự kết hợp nhuần nhuyễn của phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả và biểu cảm.
Truyện viết về nỗi đau tinh thần tuổi thơ sống thiếu tình cảm của cha mẹ. Nhưng chính
từ bi kịch ấy, những đứa trẻ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng vị tha, tình cảm anh em
càng thêm gắn bó. Đằng sau câu chuyện về tình anh em gắn bó trong sự tan vỡ của gia
đình, truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” toát lên vấn đề quyền sống của trẻ
đang bị đe doạ trong một xã hội hiện đại đang cần đến sự quan tâm của mọi người.
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương là văn bản thuyết minh giới thiệu một nét
đẹp trong văn hoá cổ truyền xứ Huế, đó là dân ca Huế. Đặc sắc của dân ca Huế không
chỉ là sự phong phú của các điệu hò, điệu lí, không chỉ là sự hoà nhập của hai dòng
nhạcdân gian và nhạc cung đình mà còn là cách sinh hoạt độc đáo của nó: thời gian ban
đêm, không gian trên sông Hương. Đọc bài văn này, học sinh hiểu thêm rằng: cố đô

Huế không chỉ có các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử nổi tiếng mà còn nổi
tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một sản phẩm tinh thần
đáng trân trọng và cần được bảo tồn và phát triển. Từ đó học sinh có nhu cầu mở rộng
hiểu biết dân ca các vùng miền đất nước và củng cố thên tình yêu đối với truyền thống
văn hoá dân tộc.
c. Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ Văn 8.
- Văn bản: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là văn bản thuyết minh trình
bày về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người. Đến lúc
chúng ta phải nhìn nhận lại thói quen dùng bao bì ni lông để có hành động thiết thực
bào vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi: “Một ngày
không dùng bao bì ni lông”. Thông điệp này chính là nội dung nhật dụng của văn bản
“Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 ”.
- Văn bản: Ôn dịch thuốc lá. Bằng việc sử dụng thủ pháp thuyết minh quen
thuộc như: liệt kê, so sánh,…văn bản cung cấp cho bạn đọc những tri thức khách quan
về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và có thể làm suy thoái đạo đức con người. Ý


nghĩa nhật dụng của văn bản không chỉ là cảnh báo cho mỗi người về một nạn dịch có
sức tàn phá sức khoẻ cộng đồng, gây thành tệ nạn xã hội mà còn góp phần cổ động cho
chiến dịch truyền thông chống hút thuốc lá đang diễn ra rộng khắp hiện nay.
- Văn bản: Bài toán dân số. Từ câu chuyện vui về một bài toán cổ liên hệ sang
chuyện không vui về việc gia tăng dân số trên trái đất. Qua đó báo động về nguy cơ
bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới. Vì thế “Bài toán dân số” được xem là một văn
bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề: dân số và tương lai của nhân loại. Bài toán này càng
có ý nghĩa thời sự đối với các nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam. Về hình
thức. Bài toán dân số là một văn bản nghị luận có sự kết hợp giữa yếu tố lập luận với tự
sự.
d.Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ Văn 9.
- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh là bài viết nhằm trình bày cho bạn đọc hiểu
và quý trọng vẻ đẹp phong cách của Bác Hồ. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống

văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.. Từ nội dung trên
chủ đề nhật dụng cần khai thác đó là: vấn đề quan hệ giữa hội nhập thế giới với bảo vệ bản
sắc văn hoá dân tộc, một vấn đề không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài,
thường xuyên của các thế hệ, nhất là lớp trẻ nước ta trong học tập rèn luyện theo phong
cách Bác Hồ. Nội dung trên được thể hiện trong hình thức thuyết minh kết hợp nghị luận
khiến cho sự trình bày các biểu hiện vể đẹp phong cách Hồ Chí Minh trở nên sáng rõ cùng
tình cảm ngưỡng vọng không che dấu của tác giả.
- Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là bài viết của nhà văn đã từng
đoạt giải No- ben Văn học (G. Mác- két). Ở đây, phương thức lập luận sắc sảo, chặt chẽ
với những luận cứ, luận chứng có sức thuyết phục và rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đối
với nhân loại. Sự tốn kém và tính phi lí của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân. Từ đó
kêu gọi hành động để ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân vì một thế
giới hoà . Đó là những vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong đời sống chính trị của nhân
loại và của mỗi dân tộc, mỗi con người.
- Văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em của tổ chức
liên hợp quốc ngày 30/9/1990, chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng
quốc tế đối với trẻ em trên toàn thế giới. Bản tuyên bố đã đề cập đến thực trạng bất
hạnh của suộc sống trẻ em trên thế giới, về khả năng có thể cải thiện được cuộc sống
của chúng, cùng các giải pháp cụ thể. Những nội dung nàu đã được luận giải một cách
hợp lí, hợp tình theo yêu cầu nghị luận xã hội nhằm làm rõ quan điểm vì trẻ em của
cộng đồng thế giới, nhưng để dễ hiểu, dễ truyền bá đến đại chúng, bản tuyên bố đã
trình bày các quan điểm dưới dạng mục và số.Các nội dung được thảo trong bản tuyên
bố đã toát lên điểm tích cực và nhân đạo của cộng đồng quốc tế (trong đó có Việt Nam)
về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Đó là ý nghĩa cập nhật
cũng như ý nghĩa lâu dài của văn bản này.
3. Phát huy hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tư liệu trong giảng dạy
văn bản nhật dụng.
a. Quan niệm về tư liệu dạy học.
Tư liệu dạy học là một trong những phương tiện dạy học. Tư liệu dạy học bao

gồm sách (sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo…), ngoài ra còn có:
tranh, ảnh, băng, đĩa,.. Trong phạm vi của chuyên đề này chúng tôi tập trung vào những


tư liệu như tranh, ảnh, băng, đĩa.
Tư liệu dạy học có thể có sẵn hoặc tự tạo (do giáo viên hoặc do học sinh sáng tạo
nên) Khi giảng dạy có thể gắn với thiết bị đơn giản thông thường hoặc thiết bị hiện đại
trong quá trình sử dụng.
So với các môn học khác, tranh, ảnh, băng, đĩa của môn Ngữ Văn có số lượng
không nhiều, cũng không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tinh tế rất cao cả về nội
dung và hình thức. Việc khai thác và sử dụng các tư liệu này sao cho có tác dụng tích
cực cũng là điều không dễ dàng, cần có sự chuẩn bị công phu mới đem lại hiệu quả.
b. Tác dụng của tư liệu dạy học.
- Tư liệu dạy học có tác dụng góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu dạy học Ngữ
Văn.
- Hỗ trợ triển khai bài học.
- Làm tường minh các khái niệm trừu tượng, giúp quá trình lĩnh hội của học sinh
nhanh và hiệu quả hơn.
- Tạo môi trường trực quan sinh động trong dạy học.
- Gợi liên tưởng.
- Tạo cảm hứng thẩm mỹ, gây hứng thú học tập.
c. Khai thác và sử dụng tư liệu trong giảng dạy văn bản nhật dụng.
Như chúng ta đã biết, văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể
loại hay kiểu văn bản mà là tên gọi cho những văn bản có nội dung đề cập đến những
vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của cuộc sống hàng ngày như: hội nhập và phát triển,
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chiến tranh và hoà bình, quền trẻ em, vấn đề dân số,
nguy cơ của tệ nạn hay ô nhiễm môi trường. Chức năng của văn bản này là tạo điều
kiện cho học sinh hoà nhập với xã hội. Vì vậy dạy học văn bản nhật dụng là phải nêu
bật ý nghĩa thời sự của vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Đồng thời chỉ ra ý nghĩa lâu dài
của nó. Hai mặt dường như đối lập song thực ra là thống nhất. Muốn làm được điều đó

đồi hỏi mỗi giáo viên chúng ta không nên quan niệm đây là sáng tác tiêu biểu cho các tác
phẩm văn học của mỗi thời kì hay đòi hỏi quá cao về nghệ thuật của văn bản Tuy nhiên,
nếu văn bản nhật dụng nào đó có giá trị nghệ thuật đáng phân tích, tìm hiểu thì rất cần
được khai thác. Như vậy, khi dạy các văn bản nhật dụng nên tập trung khai thác vấn đề về
nội dung tư tưởng đặt ra của mỗi văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về
những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong suộc sống xã hội hiện đại, từ đó tăng
cường ý thức công dân đối với cộng đồng.
Để làm nổi bất được các yêu cầu trên người giáo viên ngoài khâu soạn bài kĩ
lưỡng thì người giáo viên còn phải chuẩn bị những tư liệu phù hợp với nội dung bài
học.
Trong chương trình cải cách SGK, nhiều văn bản có tranh ảnh minh hoạ, theo tôi
điều đó rất xác thực, bên cạnh đó có những văn bản viết về những vấn đề bức thiết của
cuộc sống như các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn 8 lại không có tranh
ảnh minh hoạ. Mặc dù những vấn đề ấy, các em đã được chứng kiến ở thực tế rất nhiều.
Song nếu kết hợp giữa bài dạy lí thuyết với những tranh ảnh minh hoạ sẽ làm baì dạy
phong phú và sâu săc hơn rất nhiều.
Hiện nay không phải nhà trường nào cũng có tranh ảnh minh hoạ cho các tiết dạy học
văn bản nhật dụng. Vì vậy ngoài những tranh, ảnh, băng, đĩa có sẵn, giáo viên phải biết sưu
tầm hoặc vẽ tranh mimh hoạ. Nếu giáo viên không vẽ được thì tốt nhất là xây dựng yêu cầu


của bức tranh theo ý định của mình như thế nào sau đó nhờ người có khả năng hội hoạ vẽ
giúp. Một trong những cách sưu tầm tranh, ảnh, băng, đĩa nhanh và hiệu quả nhất là khai
thác trên in tơ nét,….
Trong văn bản có rất nhiều cảnh, chi tiết giáo viên có thể dựa vào đó mà vẽ hoặc
sưu tầm tranh, ảnh minh hoạ. Nhưng không thể minh hoạ hết những cảnh ấy vì vô hình
chung đã biến giừ dạy văn thành giờ trưng bày tranh ảnh hoặc xem băng, đĩa. Vì vậy,
để phát huy tư duy, óc tưởng tượng phong phú của học sinh, giúp các em chiếm lĩnh
mọi giá trị của văn bản tốt hơn theo tôi khi khai thác và sử dụng tư liệu tranh, ảnh.,
băng, đĩa cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nghiên cứu, nhận xét về chất lượng, giá trị của trực quan trước khi sử dụng.
- Định hướng khai thác nội dung nào.
- Sử dụng vào thời điểm nào trong quá trình dạy học.
- Quan sát, mô tả và liên tưởng, phát hiện và phân tích tổng hợp.








4. Bảng số liệu kết qủa bước đầu khi vận dụng chuyên đề.
*Trước khi vận dụng chuyên đề:
Giỏi
Khá
Trung bình
Khối TSHS
SL
%
SL
%
SL
%
8
102
2
2.0
20
19.6 41

40.2
*Sau khi vận dụng chuyên đề:
Giỏi
Khá
Trung bình
Khối TSHS
SL
%
SL
%
SL
%
8
102
5
4.9
25
24.5 51
50.0

Yếu
SL
%
39
38.2
Yếu
SL
%
20
19.6


5. Vận dụng vào một tiết dạy cụ thể:
Tiết 123.

CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ.
(Thuý Lan)
A.Mục tiêu bài học.
Giúp HS: - Bước đầu nắm vững khái niệm văn bản nhật dụng, ý nghĩa
học tập loại văn bản đó. Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu
Long Biên.Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với
quê hương đất nước. Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã
tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
- Rèn kĩ năng: đọc diễn cảm, tìm hiểu ý nghĩa nhật dụng của văn bản.
- Giáo dục lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử của đất nước.
B. Phương tiện thực hiện.
- GV: SGK,SGV, tài liệu tham khảo.


Bảng tương tác thông minh.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể tên 6 kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn
THCS? Theo em, một văn bản có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt đc không?
Lấy 1 ví dụ trong các văn bản đã học.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1.
I. Hướng dẫn đọc và tìm
hiểu chú thích.
1. Đọc:

GV hd đọc: giọng đọc chầm rãi, tình
cảm, như thể đang tâm tình, trò
chuyện với cây cầu, người bạn.
G. đọc từ đầu ….làm cầu.
1 HS đọc tiếp…hào hoa.
1 HS đọc phần còn lại.
G. nhận xét các đọc.
2. Chú thích.
1 HS đọc chú thích dấu sao.
a. Văn bản nhật dụng.
? Dựa vào chú thích dấu sao, em hãy cho - Đó là những bài viết có nội dung
biết khái niệm của văn bản nhật dụng.
gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước
- Nhật: hàng ngày. Dụng: sử dụng. mắt của cộng đồng và xã hội hiện đại.
(những văn bản được sử dụng hàng ngày)
? Những vấn đề nào được văn bản
nhật dụng đề cập đến?
- Đề tài: thiên nhiên, môi trường, dân
số, quyền trẻ em, các vấn đề xã hội,...
G:- Đặc điểm quan trọng nhất của văn - Đặc điểm quan trọng nhất của
bản nhật dụng là gì?
VBND là: tính cập nhật.
- Thể loại thường là kí sự, hồi kí, tuỳ
bút, trong đó có sự kết hợp nhiều
phương thức biểu đạt. Chính vì vậy
VBND có thể dùng tất cả các kiểu VB.
- Về hình thức là những bài báo, bài
giới thiệu, thuyết minh đăng trên các
báo, tạp chí hay phát trên đài, ti vi.
- Chương trình lớp 6 chọn dạy và học

3 VBND: Cầu Long Biên chứng nhân
lịch sử, Động Phong Nha, Bức thư
của thủ lĩnh da đỏ. 3 VB đề cập tới 3
vấn đề khác nhau nhưng đều có thể
xếp vào thể loại hồi kí, bút kí, thuyết
minh, giới thiệu.
b. Từ khó:
? Em hãy giải thích nghĩa của 1 số từ - Chứng nhân: người làm chứng,
sau: chứng nhân, khiêm nhường, cuộc người chứng kiến.


khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

- Khiêm nhường: Khiêm tốn, biết
nhường nhịn trong ứng xử, ở đây chỉ
vị trí của cầu Long Biên không còn
như trước mà đã kém xa các cầu bắc
qua sông Hồng vừa được xây dựng về
nhiều mặt.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất: chỉ giai đoạn từ năm 1897 đến
năm 1914.
? Dựa vào chú thích số (1) hãy giải - Nhan đề: Cầu Long Biên được nhân
thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?
hoá như 1 con người chứng kiến các
sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc.
HĐ2.

II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu văn bản và phương

thức biểu đạt.
? Em hãy xác định thể loại của văn
bản?
? Em hãy cho biết văn bản này sử
dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Bố cục.
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn,
nêu nội dung, ý nghĩa mỗi đoạn.

3. Phân tích:
a. Giới thiệu chung về cây
cầu Long Biên.
? Qua đoạn mở đầu, em được biết
những điều gì về cây cầu Long Biên?
(tính đến năm 2010 cầu Long Biên đã
108 tuổi)

- Văn bản nhật dụng.
- Thể loại: là 1 bài bút kí mang nhiều
yếu tố hồi kí.
-Thuyết minh kết hợp tự sự, miêu tả
và biểu cảm.
3 đoạn:
- Từ đầu…thủ đô Hà Nội: Giới thiệu
khái quát về cầu Long Biên.
- Tiếp…dẻo dai, vững chắc: Cầu Long
Biên chứng nhân sống động, đau
thương và anh dũng.
- Còn lại: Ý nghĩa lịch sử của cầu
Long Biên trong cuộc sống hiện đại.

HS theo dõi đoạn 1.

- Vị trí: bắc qua sông Hồng Hà Nội.
- Thời gian: khởi công năm 1898,
hoàn thành 1902.
- Người thiết kế: Ép phen- 1 kiến trúc
sư nổi tiếng của Pháp.
? Ngày nay, đã có những cây cầu nào - Ngày nay có cầu: Chương Dương
bắc ngang sông Hồng, cửa ngõ phía (1983- 1985) và cầu Thăng Long
Bắc vào thủ đô Hà Nội.
(1974- 1985) được xây bằng bê tông
cốt thép hiện đại hơn.
? Vậy em hãy cho biết vị trí cầu Long - Cầu Long Biên trong thời bình rút về vị
Biên trong thời bình?
trí khiêm nhường (không phải là tuyến
đường giao thông huyết mạch) nhưng nó
đã chứng kiến bao nhiêu sự kiện lịch sử
hào hùng, bi tráng và trở thành 1 nhân


chứng sống động, đau thương và anh
dũng của thủ đô Hà Nội.
b. Cầu Long Biên- một nhân HS theo dõi phần 2 của văn bản.
chứng sống động, đau thương và
anh dũng của thủ đô Hà Nội.
? Đoạn văn thứ 2 của văn bản giới * Thời kì thuộc Pháp:
thiệu cầu Long Biên dưới chế độ nào?
? Cầu Long Biên khi mới khánh thành - Tên cầu lúc mới hoàn thành mang
mang tên là gì? Cái tên ấy có ý nghĩa tên Đu me (Đu me- tên toàn quyền
gì?

Pháp lúc bấy giờ, gợi nhắc 1 thời thực
dân nô lệ, áp bức, bất công)
? Cầu Long Biên có quy mô lớn như - Chiều dài cầu: 2290m
thế nào?
- Nặng 17 nghìn tấn.
? Ai là người xây dựng cầu Đu me?
- Thực dân Pháp.
? Thực dân Pháp làm cầu ở Việt Nam - Mục đích xây dựng cầu: không phải
với mục đích gì?
để mở mang văn hoá, khoa học cho
dân ta mà để tiện đường giao thông
khai thác thuộc địa có hiệu quả và
đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
? Xét về mặt kĩ thuật cầu Long Biên - Về kĩ thuật: Cầu Long Biên ở thời
là loại cầu như thế nào?
điểm ấy (1902- 1985) có thể xem là
cây cầu sắt hiện đại nhất bán đảo
Đông Dương, là thành tựu quan trọng
trong thời văn minh cầu sắt.
? Cầu được dựng lên bằng công sức - Cầu được dựng lên bằng mồ hôi,
của ai?
xương máu của bao nhiêu người dân
phu Việt Nam.
? Điều đó cho em hiểu thêm điều gì - Chế độ thực dân đàn áp, bóc lột con
về bộ mặt của bọn thực dân Pháp.
người.
? Như vây , thời thuộc Pháp, cầu → Cầu Long Biên- chứng kiến cảnh ăn
Long Biên đã trở thành nhân chứng ở khổ cực của dân phu Việt Nam, cảnh
sống động cho sự việc nào?
đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người

Pháp khiến hàng nghìn người Việt Nam
bị chết trong quá trình làm cầu.
? Trong đoạn văn trên, người viết đã - Phương thức thuyết minh đặc điểm
dùng phương thức biểu đạt nào để của sự vật, đan xen yếu tố tự sự, miêu
trình bày vấn đề?
tả, kín đáo bộc lộ tình cảm, thái độ
của mình trước sự vật, hiện tượng.
? Thời kì lịch sử tiếp theo được tác * Thời kì từ cách mạng tháng Tám
giả nói tới là giai đoạn lịch sử nào?
năm 1945 đến nay.
? Tại sao năm 1945, cầu Đu me được - Năm 1945: cầu được đổi tên thành cầu
đổi thành cầu Long Biên?
Long Biên. Việc đổi tên cầu chứng tỏ ý
thức chủ quyền độc lập của nhân dân ta.
Đánh dấu bước ngoặt lớn của lịch sử
giành được độc lập của dân tộc.


? Tìm những cảnh vật và sự việc được - Từ trên cầu nhìn xuống: màu xanh
ghi lại trong giai đoạn lịch sử này?
của bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn
chuối…gợi bao yêu thương yên tĩnh
trong tâm hồn.
- Nhìn về phía Hà Nội: ánh điện như
sao sa…gợi sự quyến rũ và khát khao.
- Nhìn xuống dưới chân cầu: nhớ lại kỉ
niệm mùa đông năm 1947, hình ảnh các
chiến sĩ Trung đoàn ra đi bí mật.
- Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng
oanh liệt chống không lực Hoa Kì (3

lần bị ném bom)
? Nhóm: em hãy cho biết các cảnh - Năm 1954: hoà bình lập lại.
vật và sự việc trên gắn với những giai - 1947: thời kì đầu của cuộc kháng
đoạn lịch sử cụ thể nào?
chiến chống Pháp.
- 1972: chống Mĩ.
? Như vậy, cầu Long Biên trở thành - Cầu Long biên trở thành nhân chứng
nhân chứng cho 1 giai đoạn lịch sử cho 1 giai đoạn lịch sử sống động, đau
như thế nào?
thương và anh dũng của dân tộc.
? Việc đưa bài thơ và lời 1 bản nhạc Việc trích thơ và lời nhạc đã tạo nên
vào trong đoạn văn có tác dụng như "chứng nhân" về nghệ thuật với cây
thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa cầu. Nó gắn bó cây cầu với kí ức, tâm
chứng nhân của cầu Long Biên?
hồn con người.
? Tìm những câu văn bộc lộ tình cảm, HS phát hiện.
cảm xúc của tác giả với cây cầu?
? Theo em, tác giả đã bộc lộ tình cảm, - Thể hiện sự gắn bó, yêu thương như
cảm xúc gì?
đau xót, khâm phục, kính trọng cây cầu.
G. chốt: đây là đoạn văn thể hiện rõ
nhất sự đan xen yếu tố biểu cảm trong
văn thuyết minh.
HS theo dõi đoạn văn thứ 6 trong vb. * Những năm tháng lũ lụt.
? Những năm tháng lũ lụt, cây cầu - Nước lên mấp mé thân cầu.
được tác giả giới thiệu như thế nào?
- Dòng sông Hồng đỏ rực, nước cuồn
cuộn chảy nhấn chìm bao màu xanh
thân thương, bao làng mạc trù phú.
- Chiếc cầu như chiếc võng đung đưa

nhưng vẫn dẻo dai vững chắc.
? Như vậy, đoạn văn này ca ngợi tính → Ca ngợi tính nhân chứng lịch sử ở
chứng nhân của cầu Long Biên ở phương diện chống chọi với thiên
phương diện nào?
nhiên bảo vệ cuộc sống bình yên của
mọi người.
c. Ý nghĩa lịch sử của cầu
Long Biên trong cuộc sống hiện đại.
? Ở đoạn cuối tác giả một lần nữa - Cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm
khẳng định vị trí của cầu long Biên nhường.


như thế nào?
? Mặc dù đã rút về vị trí khiêm nhường - Cầu Long Biên trở thành 1 nhân
nhưng cầu Long Biên có giá trị, ý nghiã chứng chứng kiến bao đổi thay, thăng
như thế nào đối với lịch sử.
trầm, biến động của lịch sử chống
ngoại xâm.
? Cuối bài viết, tác giả đã có ý tưởng - Ý tưởng: bắc 1 nhịp cầu vô hình nơi
sáng tạo như thế nào về hình ảnh cây du khách để du khách ngày càng xích
cầu?
lại gần với đất nước Việt Nam.
? Theo em đó là 1 ý tưởng như thế nào?
Đây là 1 ý tưởng đẹp, giầu tính nhân văn.
? Chúng ta có trách nhiệm gì đối với - Trách nhiệm: yêu quí, tích cực giữ
di tích lịch sử này.
gìn và bảo vệ.
4. Tổng kết.
a. Nội dung:
? Văn bản"Cầu Long Biên- chứng Vấn đề: bảo tồn di tích lịch sử.

nhân lịch sử" đề cập tới vấn đề gì?
? Cầu Long Biên đã từng được chứng - Thời thuộc Pháp.
kiến những sự việc ở những giai đoạn - Hoà bình vừa lập lại (1954)
lịch sử nào?
- Thời chống Pháp.
- Thời chống Mĩ.
- Chống chọi với thiên tai, lũ lụt.
? Qua những sự việc đó em hiểu thêm - Hiểu về những đau thương, mất mát,
điều gì về đất nước và con người Việt sự kiên cường, anh dũng của dân tộc
Nam.
Việt Nam. Qua đó ta tự hào về những
trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
b. Nghệ thuật:
? Văn bản này có sự kết hợp các Thuyết minh, tự sự, miêu tả và biểu
phương thức biểu đạt nào?
cảm.
* Ghi nhớ (HS đọc sgk)
III. Luyện tập.
Cùng thảo luận: Vì sao văn bản nhật
dụng mang tính cập nhật nhưng lại có
ý nghĩa lâu dài?

C. Phần kết luận:
Với chức năng riêng của Văn bản nhật dụng là giúp học sinh hoà nhập với xã
hội. Vì vậy, khi dạy văn bản này là phải nêu bật ý nghĩa thời sự của vấn đề đặt ra trong
văn bản. Đồng thời đặt ra ý nghĩa lâu dài của nó. Chính vì vậy, đối với người dạy học,
việc khai thác và sử dụng tư liệu trong giảng dạy Văn bản nhật dụng là rất cần thiết.
Với phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao
chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và phần Văn bản nhật dụng nói riêng. Mặc



dù đã có nhiều cố gắng, song quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu xót.
Rất mong được sự đóng góp chân thành của các thầy cô đồng nghiệp để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn.
Thanh Trù, ngày 15 tháng 03 năm 2010.
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Thuý Ngọc.




×