Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “nói với con” của y phương (ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9, trường THCS luận thành, thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.97 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..............................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
2. NỘI DUNG..........................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận......................................................................................
2.2. Thực trạng........................................................................................
2.3. Các giải pháp.....................................................................................
2.3.1. GV sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh
liên hệ thực tế:.........................................................................................
2.3.2. GV tích hợp liên môn trong giờ dạy học:..........................................
2.3.3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.....................................
2.4. Hiệu quả…………………………………………………………..........
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………………….
3.1. Kết luận…………………………………………………………..……..
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………..........

01
01
01
02
02
02
02
03
04
04
04
06


15
16
16
17

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Con người dù sống trong thời đại nào, xã hội có hiện đại và phát triển đến
đâu thì vẫn cần giữ trong tâm hồn mình vẻ đẹp với những tình cảm bền vững
như: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn, tinh
thần tự hào dân tộc,...Trong môn Ngữ văn ở bậc THCS, tình yêu quê hương đất
nước và ý thức về cội nguồn dân tộc là nội dung lớn bao trùm các nội dung
khác. Là một giáo viên dạy văn, trong quá trình dạy, tôi nhận ra một thực trạng
đó là: đa số các em học sinh có thể tiếp cận với nội dung này nhưng chưa cảm
nhận một cách đầy đủ, sâu sắc. Ví dụ khi hỏi một số câu hỏi như: Sự khác nhau
trong cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước của các tác giả? Trong thời đại
ngày nay, tình yêu quê hương, đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc được thể
hiện như thế nào? Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người yêu quê hương đất
nước,... thì lại rất ít học sinh trả lời được. Điều ấy khiến tôi luôn trăn trở, day dứt
làm sao để bồi đắp cho học sinh lòng yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước và
ý thức tự hào dân tộc sâu sắc.
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là lời tâm sự của người cha với con về
cội nguồn sinh dưỡng, về vẻ đẹp truyền thống đáng quý của quê hương, là tình
yêu niềm tự hào về sức sống bền bỉ của dân tộc mình, là khát vọng niềm tin về
cuộc sống,..Việc đọc- hiểu bài thơ nhằm hình thành và bồi đắp trong các em tình
yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc mình một cách sâu sắc,
mạnh mẽ.

“Tác phẩm tồn tại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khoảng 10 năm nay,
một khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng rõ ràng là không quá mới mẻ. Thế
nhưng trên thực tế giảng dạy cũng như các nguồn tài liệu hướng dẫn cho giáo
viên, tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên.”
[1]. Tôi đã từng được dự tiết học này trong các đợt thực tập bài khó ở một số
trường, xem trên mạng cũng như đã tham khảo những tài liệu hướng dẫn của
NXB Giáo dục ban hành,... Tất cả đều có một điểm chung, đó là họ chưa quan
tâm sâu sắc và triệt để tới mục đích giáo dục học sinh của bài thơ là: tình yêu
quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc, mà theo tôi đây mới là bức
thông điệp xuyên thế hệ mà nhà văn muốn gửi tới thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài Giáo
dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với
con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9- trường THCS Luận
Thành – Thường Xuân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giáo dục tình yêu nước và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với
con” thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích cực.
- Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và ý thức cội nguồn với dân tộc Việt
Nam nói chung và quê hương học sinh nói riêng, từ tình cảm ý thức đó để có
những hành động cụ thể.

2


- Góp phần giáo dục ý thức sống cao đẹp cho học sinh để các em luôn tự
hào về quê hương đồng thời biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình nói riêng
và dân tộc Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài khảo sát, nghiên cứu là bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Phương pháp giảng dạy bài thơ “Nói với con” để bồi đắp, giáo dục tình

yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc cho học sinh lớp 9- trường THCS
Luận Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, bình giảng văn học: đây là phương pháp cơ bản
của đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, thống kê kết quả bài làm của
học sinh và những tài liệu tham khảo mà đề tài sử dụng.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi gợi mở và đàm thoại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt bài thơ trong sự đối chiếu, so sánh
với những tác phẩm cùng đề tài,...

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc đã tạo nên
dáng đứng Việt Nam, nó là đề tài xuyên suốt trong thơ văn từ cổ chí kim của dân
tộc. Do đó, khi dạy về nội dung này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được:
Tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc không hề trừu
tượng mà rất cụ thể. Đó là những tình cảm tốt đẹp nhất đối với quê hương xứ sở.
Một dòng sông, ngọn núi, một cánh đồng, một làng quê, một mái trường, một
thành phố từng gắn bó với đời ta để ta yêu ta nhớ. Tình yêu quê hương đất nước
là yêu thiên nhiên, ruộng đồng, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết
thắng kẻ thù, ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của người
chiến sĩ, là sự cống hiến hi sinh thầm lặng cho quê hương Tổ quốc, là niềm tự
hào về chiến công của thời đại, trước những truyền thống lịch sử tốt đẹp của quê
hương mình, là lòng biết ơn và ca ngợi, tự hào trước những chiến công của cha
anh, những người đã hi sinh vì đất nước,... Đồng thời, giáo viên giúp học sinh
nhận thức rõ tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc là
tình cảm cao quý nhất của con người Việt Nam, được phát triển qua hàng ngàn
năm lịch sử, nó làm nên sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những

nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những
bài giảng về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm
xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy
sức thuyết phục. Có lẽ vì thế, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập
tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về
cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cuộc
sống.
3


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Về phía học sinh:
+ Thực tế hiện nay môn Ngữ văn đang dần mất đi vị trí quan trọng của
nó, là một môn học có vai trò quan trọng mà được xếp sau một số môn học được
coi là thực tế hơn để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, văn
chương lại là một môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Tâm lí các em
hiện nay có sự thay đổi: các em thích kiểu “mì ăn liền”, thích nhanh chóng thuận
lợi, nhẹ nhàng. Vì thế, có nhiều em ham mê đọc truyện tranh, đọc một cách
“ngấu nghiến”, bỏ ăn, ngủ, học vùi đầu vào cuốn truyện tranh nhưng lại quay
lưng lại với môn Ngữ văn.
+ Cùng với sự giao lưu và hội nhập kinh tế văn hóa thế giới thì một bộ
phận không nhỏ thanh thiếu niên đang bị mai một các giá trị đạo đức, truyền
thống như: cội nguồn dân tộc, yêu quê hương đất nước... Các em bắt chước
nhiều văn hóa “ngoại lai” không phù hợp với thuần phong mĩ tục của con người
Việt Nam như: cách ăn mặc rất “mới”, ngôn ngữ nói năng nửa tây nửa ta, cách
sống, cách nghĩ cũng rất “tây”,...
+ Mỗi học sinh đều có ước mơ, hầu hết các em đều mơ sau này có cuộc
sống, có công ăn việc làm ổn định ở các thành phố lớn có điều kiện kinh tế phát
triển và hầu như chưa có mong muốn trở về cống hiến cho quê hương, nơi mình
sinh ra và lớn lên.

- Về phía giáo viên:
+ Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy đa
số các em học sinh còn rất mơ hồ khi cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước
và ý thức cội nguồn dân tộc trong tác phẩm. Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Bếp
lửa” (Bằng Việt), các em phân tích được khá nhiều chi tiết về tình cảm bà cháu,
hình ảnh người bà, những kỉ niệm tuổi thơ,... nhưng kết luận cuối cùng các em
khái quát lại đó là tình cảm gia đình và nỗi nhớ về người bà thân yêu, tần tảo,
suốt đời hi sinh cho gia đình mà không hiểu rằng thông qua đó chính là thể hiện
nỗi nhớ quê hương đất nước, cội nguồn dân tộc của một người con xa xứ. Tương
tự như vậy đối với bài thơ “Nói với con” (Y Phương), học sinh hiểu được cội
nguồn sinh dưỡng trong cuộc đời của mỗi con người, thấy được nhiều nét đẹp
truyền thống của quê hương và con người miền núi, ý thức được những điều
người cha muốn nói trong bài thơ và những đặc sắc nghệ thuật mang âm hưởng
vùng cao,... nhưng lại không hiểu được rằng đó là biểu hiện của tình yêu quê
hương và ý thức cội nguồn dân tộc của nhà thơ, từ đó em sẽ suy nghĩ gì về quê
hương mình và làm gì để xứng đáng với gia đình, quê hương dân tộc. Và điều
quan trọng hơn là các em chưa biến những tình cảm đó thành hành động cụ thể,
thiết thực trong cuộc sống.
+ Các đồng chí giáo viên đã được tiếp thu các chuyên đề tích hợp giáo
dục trong môn Ngữ văn, một số đồng chí đã tích hợp được các nội dung tập
huấn trong quá trình giảng dạy song vẫn còn các giờ dạy mới đảm bảo kiến thức
theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng mà chưa giáo dục được nhiều nội dung có
liên quan cần thiết vào bài, giờ dạy vẫn thiếu đi điều mà ta vẫn thường gọi là cái
4


“hồn”, cái “thần thái” của bài thơ, cách chuyên chở rất riêng của bài thơ thì vẫn
chưa lột tả được một cách thỏa đáng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. GV sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh liên

hệ thực tế:
Câu hỏi giáo dục tình cảm gia đình: Em thấy gia đình có vai trò như thế nào
đối với cuộc đời mỗi con người, và em phải làm gì để xứng đáng với gia đình
của mình?
Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người đó chính
là gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột). Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta hãy
nặng lòng thiết tha với những người thân yêu ruột thịt, hãy vun đắp, xây dựng
và giữ gìn mái ấm gia đình. Đó cũng chính là triết lí sống, lẽ sống muôn đời của
con người, bởi “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời
không ai khổ bằng cha”.
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương và ý thức về cội nguồn dân tộc: Quê
hương dân tộc Tày đẹp là vậy, còn quê hương em có những vẻ đẹp gì? Từ đó em
thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Mỗi vùng quê trên đất nước cong cong hình chữ S này đều có những đặc
trưng, dấu ấn riêng không thể phai mờ. Nó là hoài niệm, là nỗi nhớ da diết đối
với những người xa quê. Em rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên ở mảnh
đất xứ Thanh yêu dấu, mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, ôm trọn trong lòng cả
hai nền văn minh nhân loại, nơi “ Núi Đọ gặp xương cốt tổ, ruộng Đông Sơn
nghe hùng khí trống đồng”,… Thanh Hóa có núi Ngọc Hàm Rồng đã đi vào
huyền thoại, có sông Mã kiêu hùng, có đá vọng phu thủy chung son sắt, có di
sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ sừng sững hiên ngang, chùa Cửa Đạt thanh
tịnh, bình yên…
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương: Quê hương em vẫn đang còn rất nghèo
khó, vậy em có thái độ như thế nào?
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương: Nếu được giới thiệu về vẻ đẹp và
truyền thống quê hương mình, em sẽ giới thiệu như thế nào? Em sẽ làm gì để
góp phần xây dựng quê hương mình giàu đẹp hơn?
2.3.2.GV tích hợp liên môn trong giờ dạy:
Tích hợp liên môn Lịch sử- Địa lí- Ngữ văn: Qua môn học lịch sử và địa lí,
em hãy giới thiệu một vài nét về tỉnh Cao Bằng- quê hương của tác giả?

- Cao Bằng là tỉnh thuộc đông bắc Việt Nam, phía bắc và đông bắc giáp
Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang, Hà Giang, phía nam giáp Bắc Cạn và
Lạng Sơn. Với suối Lê Nin, hang Pác Bó, Bản Dốc, tượng đài kỉ niệm Kim
Đồng,... thì Cao Bằng chính là địa danh lịch sử nổi tiếng của cả nước, nơi Bác
Hồ đã sống, làm việc nhiều năm.
5


Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp theo tinh thần đổi mới, ở phần giải
thích từ ngữ khó, tôi cho học sinh giải thích từ ngữ theo hướng dẫn SGK, sau đó
tôi trình chiếu những hình ảnh minh họa để khắc sâu nghĩa của từ. Đây cũng là
một cách để học sinh hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc Tày.

Hình ảnh người Tày đan lờ và sinh hoạt văn hóa bên nhà sàn
GV: Trình chiếu những hình ảnh minh họa cho những nét văn hóa và vẻ đep
thiên nhiên dân tộc Tày:

6


Tích hợp liên môn Mĩ thuật- Ngữ văn: Vẽ tranh về đề tài quê hương em
Ở tiết học trước, cô đã phát động vẽ tranh về đề tài quê hương em, bây giờ xin
mời đại diện của các tổ lên trình bày tác phẩm của mình.
2.3.3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Tôi đã sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh liên
hệ thực tế và tích hợp liên môn trong giờ dạy học cụ thể như sau:
Tiết 122: NÓI VỚI CON
( Y Phương)
*Kiểm tra bài cũ (Mục đích gợi cho học sinh nhớ lại những tác phẩm văn học
có cùng chủ đề với bài thơ “nói với con” của Y Phương)

GV: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em đã được học rất nhiều tác phẩm
thể hiện tình yêu làng, yêu quê hương đất nước, yêu cội nguồn và niềm tự hào
dân tộc, em hãy kể tên một số tác phẩm?
HS: “Làng” (Kim Lân), “Đồng chí” (Chính Hữu), “Bếp lửa” (Bằng Việt),...
*Giới thiệu bài mới : phần giới thiệu bài có tác dụng thu hút sự chú ý, hứng
thú, tích cực chủ động của học sinh.
Như vậy với mỗi nhà văn, ở từng vùng miền trong những thời điểm lịch
sử khác nhau lại có những cách thể hiện khác nhau về tình yêu quê hương và cội
nguồn dân tộc mình. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương – người dân tộc Tày
(ở vùng núi phía Bắc, tỉnh Cao Bằng) là một trong những thi phẩm thể hiện đề
tài ấy. Với cách nói xúc động, chân thành mang một bản sắc riêng của người dân
tộc, tác phẩm “Nói với con” đến với người đọc thật chân thành, trìu mến và đáng
tin cậy.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung I . Tìm hiểu chung .
về tác giả, tác phẩm .
1 . Tác giả :
GV cung cấp một số thông tin ngoài văn bản - “Y Phương (1948) tên thật là
như: Tác giả (Quê hương, đặc điểm phong Hứa Vĩnh Sước, sinh ra và lớn
cách thơ); hoàn cảnh ra đời của bài thơ, đặc lên trên mảnh đất Trùng
biệt nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của yếu tố Khánh – Cao Bằng. Một mảnh
quê hương đến hồn thơ Y Phương; đồng thời đất mà như lời thơ ông từng
cho học sinh nhận thấy bài thơ được viết giới thiệu: có cái gió Thổi ầm
trong một bối cảnh khá đặc biệt.
ầm / Dội ào ào / Chén rượu
GV: Trình chiếu chân dung Y Phương
vừa rót ra / Đã lạt đi một
nửa / Chén trà vừa rót ra / Đã
nguội tanh, nguội ngắt (Gió

Phủ Trùng).”[1]
- Y Phương là một đại diện
tiêu biểu của thơ ca các dân
tộc thiểu số. Ông ghi dấu tên
mình vào đời sống văn học
Việt Nam từ bài thơ “Tiếng hát
7


tháng giêng”– giải A cuộc thi
thơ tạp chí văn nghệ quân đội
1984. Hơn 20 năm qua, Y
Phương đã công bố 6 tập thơ:
Tiếng hát tháng giêng (1986);
Lời chúc (1987); Đàn then
(1996); Chín tháng (1998);
Thơ Y Phương (2000); Ngược
gió (2006).

Thơ Y Phương được ví như “một bức tranh
thổ cẩm được đan dệt nhiều màu sắc khác
nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong
đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính
là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc
đáo”( Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt
Nam). Thời thơ ấu ông đã từng theo cha đi
cúng ma giải hạn cho dân bản và đã từng mơ
ước trở thành thày Tào của người Tày. Sau
đó, ông đi bộ đội và đến với thơ ca như một
nhu cầu rất tự nhiên của tình cảm và để giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ông sinh hoạt
như một người Tày giữa lòng thủ đô Hà
Nội, ông tự hào vì mình là người dân tộc
Tày.
Chính những nét trên về tác giả đã
chứng tỏ Y Phương là nhà văn có tình yêu
quê hương và ý thức về cội nguồn dân tộc
Tày của mình rất sâu sắc, mãnh liệt vì ông
quan niệm “Văn chương là một việc làm để
trả ơn những người sinh thành và nuôi
dưỡng mình”.
- Thơ ông vừa hồn nhiên chân
? Nêu đặc điểm thơ của Y Phương ?
chất vừa sâu lắng, suy tư thể
hiện tâm hồn chân thật, mạnh
mẽ và trong sáng, cách tư duy
giàu hình ảnh của con người
miền núi.
2. Tác phẩm :
8


a. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
được viết vào năm 1980, là lời
GV: Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất người cha nói với con mà cũng
nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là là nói với chính mình.
lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng.
Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính
mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn

nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường
như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã
hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm
tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như
một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn
hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh
cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ
ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua
sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”.
- Giáo viên hướng dẫn đọc ( nhẹ nhàng, thiết
tha như lời tâm tình thủ thỉ ) .
b. Đọc- giải thích từ ngữ khó:
- Học sinh đọc .
- Gv cho học sinh nghe một đoạn clip giọng
ngâm của nghệ sĩ về bài thơ này.
- Giáo viên kiểm tra việc nhớ chú thích của c . Bố cục :
học sinh .
Gồm 2 phần:
- GV chiếu những hình ảnh minh họa để - Phần 1: Từ đầu ....... trên
khắc sâu nghĩa của từ. Đây cũng là một cách đời : Nói với con về cội nguồn
để học sinh hiểu thêm về bản sắc văn hóa sinh dưỡng.
dân tộc Tày.
- Phần 2: Còn lại : Nói với
con về truyền thống tốt đẹp
? Nêu bố cục của bài thơ ?
của quê hương và lời dặn dò
con trước lúc “lên đường”
-> Từ tình cảm gia đình mở
rộng ra tình cảm quê hương ,
từ những kỉ niệm gần gũi, thiết

? Em có nhận xét gì từ bố cục này ?
tha mà nâng lên lẽ sống .
II . Phân tích :
1 . Nói với con về cội nguồn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
sinh dưỡng:
- Học sinh đọc 4 câu đầu .
a. Tình yêu thương của cha
? 4 câu thơ đầu cho em cảm nhận được điều mẹ:
gì ?
- Hình ảnh :
Câu hỏi giáo dục tình cảm gia đình: Em
Chân bước -> cha
thấy gia đình có vai trò như thế nào đối với
Chân bước -> mẹ
cuộc đời mỗi con người, và em phải làm gì => Không khí gia đình đầm
9


để xứng đáng với gia đình của mình?
Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên trong
cuộc đời của mỗi con người đó chính là gia
đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột).
Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta hãy nặng lòng
thiết tha với những người thân yêu ruột thịt,
hãy vun đắp, xây dựng và giữ gìn mái ấm
gia đình. Đó cũng chính là triết lí sống, lẽ
sống muôn đời của con người, bởi “Đi khắp
thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng
cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

GV: Tấm lòng của cha mẹ, tình yêu thương
của gia đình là vậy, rất cần cho con nhưng
chưa đủ. Sự lớn lên của con còn cần đến
nguồn mạch tinh thần thứ hai, một bầu sữa
tinh thần thứ hai, đó là nghĩa tình của quê
hương làng bản.
- Học sinh đọc đoạn thơ còn lại .
? Em hiểu “người đồng mình” là người như
thế nào?
GV: Nếu ở bốn câu trên là cách nói mộc
mạc ít trau chuốt, thì đây lại là cách nói rất
sáng tạo, mới mẻ của con người “nơi nước
non Cao Bằng”, “nơi gạo trắng nước trong”.
Cách bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp
mang đặc trưng của người dân tộc “yêu lắm
con ơi”.
? Vậy “người đồng mình” có những nét
đáng “yêu” nào?
GV: Y Phương chia sẻ: “Đan lờ là hình ảnh
miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của
tay những chàng trai cô gái Tày mà nan tre
trở thành những bông hoa đẹp đẽ. Vách nhà
không chỉ ken lại bằng những thanh nứa,
thanh gỗ mà còn bởi cả những câu hát ấm áp
tình người. Họ yêu ca hát, yêu lao động sinh
hoạt bằng những làn điệu dân ca, bằng
những điệu hát sim, hát lượn,… Người con
trai ngồi ngoài vách nhà, người con gái ở
bên trong vách, họ hát cho nhau nghe hết
đêm đến sáng mai. Bởi vậy bức vách ở đây

không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất
đá nữa mà nó đã trở thành một chủ thể văn

ấm, quấn quýt .
-> Tư duy đặc trưng của người
miền núi .
- Từng bước đi, tiếng nói,
tiếng cười được cha mẹ chăm
chút, vui mừng đón nhận .

b. Nghĩa tình quê hương
- “Người đồng mình” là những
người cùng sống trên một
miền đất, cùng chung quê
hương, bản quán, cùng là
người dân tộc Tày của mình,
thể hiện niềm tự hào, thân
thương và gần gũi.
- Đan lờ đánh cá: dưới bàn tay
của người Tày những nan nứa,
nan tre trở thành nan hoa =>
Sự khéo léo, tài hoa của
“người đồng mình”.
- Vách nhà không chỉ ken
bằng gỗ mà ken bằng cả câu
hát => thể hiện tâm hồn vui
tươi, lạc quan yêu đời của họ.
- Động từ “ken”, “cài” không
chỉ miêu tả sự khéo léo, chăm
chỉ trong lao động mà còn thể

hiện sự gắn bó, thân thiết và
đoàn kết của con người nơi
đây.
=> Miêu tả cụ thể, nói lên sự
gắn bó, quấn quýt .
-> Cuộc sống lao động cần cù,
êm đềm, tươi vui.
- “Rừng cho hoa” nuôi dưỡng
đời sống vật chất và tinh thần
của người miền núi.
10


hóa”.
GV: Trình chiếu những hình ảnh minh họa
cho những nét văn hóa và vẻ đep thiên nhiên
dân tộc Tày.
? “Người đồng mình” đáng yêu là vậy, còn
thiên nhiên đồng mình đẹp như thế nào?
? Người cha đã nói với con về những đức
tính gì của người đồng mình ?
? Trong cách nói ấy người cha muốn truyền
cho đứa con tình cảm gì với quê hương ?
? Giải thích các câu thơ :" Sống trên ..
phong tục ". Cho biết trong các câu thơ ấy
tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng
của NT ấy?
HS: Trao đổi nhóm bàn, độc lập trình bày
? Từ hình ảnh con đường mà tác giả nhớ về
kỉ niệm nào của cha mẹ?

GV: Bằng những hình ảnh thơ đẹp, gần gũi,
bằng cách nói cụ thể, độc đáo, giản dị, người
cha gợi nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng,
đó là tình yêu thương chăm bẵm của cha mẹ,
gia đình, là nghĩa tình, sự che chở của quê
hương làng xóm, tất cả cùng nuôi dưỡng con
cả về tâm hồn và lối sống. Viết về quê
hương mỗi nhà thơ có một cách thể hiện
khác nhau, nếu như với Đỗ Trung Quân là
“chiếc cầu tre nhỏ”, với Tế Hanh là “cái mùi
nồng mặn quá”, với Giang Nam thì “yêu quê
hương qua từng trang sách nhỏ”,… thì Y
Phương lại biểu lộ tình yêu và niềm tự hào
về quê hương qua vẻ đẹp của rừng và tình
cảm trên những con đường.
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương và ý
thức về cội nguồn dân tộc: Quê hương dân
tộc Tày đẹp là vậy, còn quê hương em có
những vẻ đẹp gì? Từ đó, em thấy quê hương
có ý nghĩa như thế nào đối với em?

- “Con đường cho những tấm
lòng” => Nhân hoá, gợi hình
ảnh những con đường uốn
khúc chảy qua thời gian, đó là
nơi gặp gỡ của tình người, là
bóng dáng của quê hương đã
in dấu những bước chân đi
ngược về xuôi, làm ăn sinh
sống của những con người nơi

buôn làng nên nó mang một ý
nghĩa lớn lao.
=> thiên nhiên che chở nuôi
dưỡng con người cả về tâm
hồn, lối sống .
- Kỉ niệm về ngày cưới của
cha mẹ.

2. Nói với con về truyền
thống tốt đẹp của quê hương
và lời dặn dò con trước lúc
? Câu thơ mở đầu phần 2 gần như lặp lại câu “lên đường”
thơ trước đó nhưng có một sự thay đổi. Từ - Đức tính cao đẹp của người
11


“yêu”được thay thế bằng từ “thương”. Tại đồng :
sao có sự thay đổi đó?
mình :
+ Vất vả mà mạnh mẽ, khoáng
GV: Đây là cách nói, cách tư duy độc đáo đạt, bền bỉ, gắn bó với quê
của người miền núi, là một cách nói rất lạ hương dẫu còn cực nhọc , đói
mà hay, nói bằng hình ảnh.. Tác giả đã lấy nghèo .
cái cao xa của đất trời làm chiều kích, thước + Mộc mạc, giàu chí khí, niềm
đo nỗi buồn và chí lớn. Câu thơ đã nâng cao tin, cần cù, nhẫn nại đã làm
tầm vóc con người của quê hương. Đó là nên quê hương với truyền
tấm vóc của núi cao rừng sâu, của những thống, phong tục tập quán tốt
anh Tnú, Đam Săn trong sử thi anh hùng đẹp .
xưa. Đây chính là vẻ đẹp của những con + Phải có tình nghĩa thuỷ
người giàu ý chí, nghị lực.

chung với quê hương, biết
chấp nhận và vượt qua gian
? Cuộc sống của “người đồng mình” như thế nan, thử thách bằng ý chí,
nào?
niềm tin của mình .
+ Muốn con tự hào với truyền
thống quê hương -> tự tin
vững bước trên đường đời
=> Người cha thể hiện tình
cảm yêu thương, trìu mến thiết
tha và niềm tin tưởng của
người cha vào người con .
- Nỗi buồn được đo bằng
chiều cao của đất trời, chí lớn
? Hãy chỉ ra sự độc đáo trong cách diễn đạt được đo bằng độ xa của không
ở hai câu thơ “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí gian.
lớn”?
- “Sống trên đá không chê đá
gập ghềnh, Sống trong thung
? Sống trong hoàn cảnh đó “người đồng không chê thung nghèo đói,…
mình” có thái độ như thế nào?
Lên thác xuống ghềnh”, tác
Còn nhiều lắm những khó khăn, vất vả, còn giả sử dụng thành ngữ và điệp
rộng dài lắm những thử thách chông gai ngữ để nhấn mạnh cuộc sống
nhưng trên từng chặng đường gian khó ấy, khó khăn, vất vả, nghèo đói.
người đồng mình vẫn vững vàng cứng cỏi, - Điệp ngữ “ sống”, “không
vẫn đứng thẳng trong tư thế kiêu hãnh hiên chê”, “không lo” => Bản lĩnh
ngang, luôn thủy chung với nơi “chôn rau sống vững vàng, sẵn sàng chấp
cắt rốn” của mình. Cốt cách ấy, suy nghĩ ấy nhận, luôn thủy chung với nơi
vốn là điều sẵn có bao đời nay của con “chôn rau cắt rốn” của mình.

người Việt Nam ta.
- Biện pháp so sánh “sống như
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương: sông như suối” => Gợi ra sức
Quê hương em vẫn đang còn rất nghèo khó, sống mạnh mẽ, lối sống
vậy em có thái độ như thế nào?
khoáng đạt, hồn nhiên và ăm
12


?Y Phương còn nói với “người đồng mình”
phẩm chất tốt đẹp gì nữa qua hai câu thơ
“Người đồng mình thô sơ da thịt. Chẳng
mấy ai nhỏ bé đâu con”?

?Suy nghĩ của em về hình ảnh “Người đồng
mình tự đục đá kê cao quê hương”?
? Bài thơ khép lại với một lời dặn dò:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Hãy nhận xét về giọng điệu của những câu
thơ trên ? Qua đó, em hiểu gì về những điều
người cha muốn nói ?
Câu hỏi giáo dục tình yêu quê hương:
Nếu được giới thiệu về vẻ đẹp và truyền
thống quê hương mình, em sẽ giới thiệu như
thế nào? Em sẽ làm gì để góp phần xây
dựng quê hương mình giàu đẹp hơn?
Hình ảnh con người Thanh Hóa

mạnh mẽ, khỏe khoắn qua âm hưởng điệu
hò sông Mã, mềm mại, duyên dáng, dịu
dàng qua điệu múa đi cấy. Những con người
giản dị, hiền lành như đất quê Thanh, biết
vượt qua gian khổ để vươn lên. Người
Thanh Hóa anh dũng trong chiến đấu, cần
cù trong lao động và có truyền thống hiếu
học đến vô cùng. Đó còn là những con
người có tâm hồn lãng mạn, thủy chung,
nhân hậu. Qua đó dấy lên trong em tình yêu
và niềm tự hào đối với quê hương mến yêu
và ý thức giữ gìn nguồn cội, xây dựng và
bảo vệ quê hương đất nước. Trong xã hội
ngày hôm nay, tuổi trẻ chúng em cũng có
nhiều việc làm thiết thực để xây dựng quê

ắp tình người.
- Cách nói đối lập giữa hình
thức bên ngoài với vẻ đẹp
phẩm chất bên trong. “Thô sơ
da thịt” là sự thô ráp về làn da
mái tóc do dãi nắng dầm mưa
trong trang phục giản dị của
áo chàm, khăn piêu nhưng ý
chí, cách sống thì “không nhỏ
bé”. Tức là không sống cúi
mình, cam chịu, mặc cảm, tự ti
mà luôn ngẩng cao đầu, tự tin
và cao thượng.
- Đây là cách nói độc đáo, đặc

sắc của người dân tộc Tày, vừa
mang tính tả thực vừa mang ý
nghĩa ẩn dụ sâu sắc (người dân
tộc họ phải kê đá để xây dựng
ngôi nhà của mình cao hơn
mặt đất để tránh thú dữ). Cũng
bằng bàn tay, khối óc, bằng
truyền thống lao động cần cù,
họ đã xây dựng quê hương
ngày càng giàu đẹp hơn, tạo
nên nét đẹp trong phong tục
truyền thống để các thế hệ
con cháu phát huy truyền
thống ấy.
Nhan đề bài thơ là “Nói với
con” nhưng cái hay của bài
thơ, cái sáng tạo của nhà thơ là
ở chỗ tác giả không vội vàng
trực tiếp nói những gì mình
cần nói hay giáo huấn con
bằng những câu đạo đức thông
thường mà cách nói của Y
Phương bắt đầu bằng khơi gợi
dần về cội nguồn sinh dưỡng
cao cả và đẹp đẽ là gia đình và
quê hương. Vẻ đẹp của quê
hương mình nhân lên niềm tự
hào cho con. Đằng sau niềm tự
13



hương giàu đẹp: đó là phong trào chung tay
xây dựng nông thôn mới, em rất tự hào vì
quê hương Thường Xuân chúng em; hay
những tấm gương phát triển kinh tế “sinh ra
từ làng”, nhiều những tấm gương sau khi
học xong trở về quê hương làm cán bộ xã, y
tế trạm và dạy học để làm giàu cho quê
mình.
? Em có suy nghĩ gì về lời dạy của Y
Phương?
Bài thơ được Y Phương viết vào
những năm đất nước gặp vô vàn những khó
khăn. Tác giả so sánh Việt Nam như một
người vừa “ốm dậy”. Ở đây có sự trở mình
để tiếp tục vươn lên, có cả những tranh đấu
giữa xấu- tốt, thiện- ác, muốn sống đàng
hoàng chỉ có một cách là bám víu vào cội
nguồn văn hóa dân tộc. Bởi thế, bài thơ là
lời nói với con nhưng cũng để nói với chính
mình, với dân tộc Tày của ông, nói với đất
nước Việt Nam còn khó khăn, phải biết giữ
gìn và vươn lên bằng văn hóa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết .

hào ấy con phải suy nghĩ, khi
lớn lên con phải ghi nhớ về
truyền thống tốt đẹp của gia
đình, quê hương; con hãy giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc; sống thủy chung, gắn
bó với quê hương nghèo khó;
sống tự tin, cao thượng, ý chí,
nghị lực,… Lời dặn ấy để con
sống xứng đáng với quê
hương và xây dựng quê hương
ngày càng giàu đẹp hơn.

III . Tổng kết .
1. Nghệ thuật : Giọng trìu mến
thiết tha, cách nói mang đậm
dấu ấn tư duy, cách nghĩ, cách
? Em hãy nêu những nét đặc sắc trong cách biểu cảm của con người miền
nói, cách bộc lộ cảm xúc của tác giả ?
núi.
2. Nội dung :
“Nói với con” thể hiện tình
cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi
? Khái quát nội dung của tác phẩm?
truyền thống cần cù, sức sống
? Điều lớn nhất người cha muốn truyền cho mạnh mẽ của quê hương và
con, giáo dục con là gì ?
dân tộc mình. Bài thơ giúp ta
hiểu thêm về sức sống và vẻ
Học sinh đọc to ghi nhớ .
đẹp tâm hồn của một dân tộc
miền núi, gợi nhắc tình cảm
gắn bó với truyền thống, với
quê hương và ý chí vươn lên
trong cuộc sống.

* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ, làm hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập
- Chuẩn bị bài “ Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý”
- Bài tập: Vẽ tranh về đề tài quê hương em

14


GV: Ở tiết học trước, cô đã phát động vẽ tranh về đề tài quê hương em, bây giờ
xin mời đại diện của các tổ lên trình bày tác phẩm của mình.
HS: Lần lượt đại diện của 3 tổ lên trình bày 3 tác phẩm mà mình đã chuẩn bị.

Tổ 1: Tranh vẽ về sắc xanh quê em.

Tổ 2: Tranh vẽ về cảnh sinh hoạt buổi sáng quê em

Tổ 3: Tranh vẽ cảnh đồng quê vùng núi .
15


GV: Mời giáo viên Mĩ thuật nhận xét về bố cục, đề tài, đường nét, màu sắc,… và
cho điểm để khích lệ các em.
Những tác phẩm của học sinh lớp 9A, 9B vẽ về chủ đề quê hương đã
chứng tỏ các em đã có cảm nhận và tình yêu sâu sắc với những nét đẹp quê
hương.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua hơn một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp
nêu trên, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học ở các tác phẩm thể hiện tình yêu
nước và ý thức cội nguồn dân tộc nói chung và bài thơ “Nói với con” của Y
Phương nói riêng được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp

đứng lớp, tôi thấy vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin, say mê với sự
nghiệp trồng người.
Đối với các em học sinh, các em từ đây đã ý thức được tầm quan trọng
của môn Ngữ văn, biết cách khai thác nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm
văn học. Với một đơn vị kiến thức nhỏ các em đã biêt đào sâu, suy nghĩ tìm tòi
để nắm được cốt lõi của vấn đề để ghi nhớ, hình thành tình cảm một cách tự
nhiên. Số lượng học sinh có kĩ năng phân tích, cảm nhận về tình yêu quê hương,
yêu cội nguồn dân tộc trong văn chương tăng lên khá nhiều.
Với cách dạy cũ, khi dự giờ của đồng nghiệp, cuối tiết học giáo viên
thường có câu hỏi: Em thích nhất hình ảnh thơ nào ? (hoặc câu thơ, đoạn thơ
nào) Vì sao?
Học sinh cũng đã chọn những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa như:
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
hay:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

Lí giải cho sự lựa chọn của mình, 100% HS đều cho rằng vì đó là những
câu thơ đã ca ngợi vẻ đẹp của người đồng mình: cần cù, chịu khó, thủy chung
bền bỉ với quê hương,.. Có nghĩa là các em chỉ quan tâm nhiều đến những giá trị
nội dung tư tưởng mà bài thơ đem lại, còn bài học nhân sinh, giá trị giáo dục đạo
đức mà nhà văn muốn gửi tới các em là gì thì hầu như không được nhắc đến.
Thiết nghĩ, giá trị của một tác phẩm văn chương không chỉ gói gọn trong giá trị
tư tưởng, mà điều không kém phần quan trọng là sau những giá trị nội dung tư
tưởng đó sẽ bồi đắp cho tâm hồn các em những tư tưởng tình cảm tốt đẹp gì, và
từ đó biến thành hành động cụ thể, đó mới là giá trị đích thực và vĩnh hằng của
văn chương nghệ thuật.
Bài tập cụ thể:
Có ý kiến cho rằng: Qua lời người cha nói với con trong bài thơ “Nói với

con”của Y Phương, chúng ta thấy được cả một tình yêu quê hương đất nước và
ý thức cội nguồn dân tộc sâu sắc, rộng lớn của một nhà thơ dân tộc Tày. Bằng
sự hiểu biết của mình về tác phẩm em hãy chứng minh.

16


Năm học 2014- 2015, sau khi dạy xong bài thơ không áp dụng đề tài này,
tôi cho học sinh làm bài tập và thu được kết quả như sau:
Lớp

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
số SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
9A
31 03
9,68 10
32,2 15 48,3 03 9,68
0
0
5
9
9B

33 01
3,03 03
9,09 17 51,5 08 24,24 04 12,1
2
2
Tổng 64 04
6,25 13
20,3 32 50
11 17,19 04 12,5
1
Với cách dạy mới theo hướng như tôi đã trình bày trong đề tài, để khảo sát
và đánh giá hiệu quả, tôi cho HS viết bài thu hoạch với nội dung như trên, có rất
nhiều HS không chỉ hiểu được những nội dung ý nghĩa, những giá trị tư tưởng
của bài thơ mà còn chứng tỏ được tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm to lớn
đối với quê hương và cội nguồn của mình, các bài viết của các em thể hiện
những rung động khá tinh tế khi thể hiện tình yêu quê hương, yêu cội nguồn dân
tộc theo cách riêng của người miền núi. Rất nhiều bài của học sinh đã có liên hệ
thực tế tình cảm của mình với quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Cũng qua
bài viết này các em học sinh đã có dịp ôn lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam nói chung và quê hương xứ Thanh nói riêng.
Năm học 2016- 2017, sau khi dạy xong bài thơ có áp dụng đề tài này, tôi
cho học sinh làm bài tập và thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
Kém
số
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
06
20
14
46,6 10
33,3 0
0
0
0
7
3
9B
32
02
6,25 08
25
20
62,5 02
6,25 0
0
Tổng 62

08
12,9 22
35,4 30
48,3 02
3,23 0
0
8
9
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong nhà trường. Nó là một môn học cũng
là một môn nghệ thuật, là thế giới tâm hồn, tình cảm, là tài năng sáng tạo của
người cầm bút ghi dấu trên đó. Dạy văn không phải chỉ là sự “giải mã tri thức”
cũng không đơn thuần là sự “truyền đạo”, dạy văn còn là bồi dưỡng thị hiếu và
phát triển năng lực văn chương, để từ đó văn học thực sự có sức mạnh trong việc
bồi dưỡng tâm hồn và năng lực cảm thụ cái đẹp trước cuộc sống.
Để rồi thông qua những điều đó mà giúp các em nhận ra vẻ đẹp riêng của
con người miền núi: giản dị mà nên thơ, nghĩa tình mà cũng rắn rỏi, mạnh mẽ,
đầy chí khí và niềm tin. Tất cả đó chính là sự gắn bó máu thịt với quê hương, cội
nguồn dân tộc mình, là dấu ấn của tên tuổi Y Phương, người con của mảnh đất
Trùng Khánh đầy nắng gió, nơi đó còn nhiều lắm những gian khó nhọc nhằn,
17


những vất vả gian nan, nhưng con người quê hương chưa bao giờ nản lòng nhụt
chí. Họ vẫn bền bỉ kiên trung, vẫn kiêu hãnh vươn lên bằng một sức sống mạnh
mẽ, bằng niềm tin không gì dập tắt. Bởi phía sau họ, trong dòng máu của người
Tày là sức mạnh diệu kì của bản sắc văn hóa dân tộc, đó là chỗ dựa vững vàng
nhất, tin cậy nhất để mỗi con người quê hương luôn vững bước trên mọi nẻo
đường đời.

Sau khi nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân
người dạy và người học sẽ có những nhận thức đầy đủ hơn về tình yêu quê
hương đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc trong bài thơ “Nói với con” nói
riêng cũng như trong văn học nói chung. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị
trường thì việc bồi đắp cho mỗi người tình yêu đối với cội nguồn, dân tộc là thật
sự cần thiết. Từ đó, tôi rất hi vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn, các em
sẽ có một niềm yêu thích và đam mê văn chương như một thời của các thầy cô
giáo và từ ý nghĩa giáo dục to lớn của văn chương mà các em có những hành
động cụ thể, thiết thực hơn trong cuộc sống.
3.2. Kiến nghị
- Đối với người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo hơn nữa.
- Đồng thời cần có sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự
đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài
trường.
- Phòng giáo dục cần tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên trong từng
năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu,
tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Trên đây là những ý kiến của cá nhân, chắc chắn trong khi viết tôi không
tránh khỏi khiếm khuyết. Vậy kính mong các đồng chí trong Hội đồng khoa học
nhà trường và cấp trên góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa sáng kinh
nghiệm này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 03 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.


Đoàn Thị Huyền

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh khám phá bản sắc vùng cao trong bài
thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.Xemtailieu.com.
2. Sách GK, Sách GV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9- Tập 2. NXBGD-2005
3. Báo TT&VH Online, số ra ngày 15/6/2008
- Nhà thơ Y Phương: “Nói với con cũng là nói với lòng mình”.
- Y Phương, người kê cao nền thơ Tày hiện đại.
4. Bình giảng Ngữ văn 9 của Vũ Dương Quỹ – Lê Bảo. NXBGD-2005
5. Những bài văn chọn lọc lớp 9. NXB Giáo dục.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường THCS Luận Thành.
Cấp đánh
Kết quả
giá xếp
đánh giá
loại
Năm học đánh

TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng,
giá xếp loại
(A, B,
Sở,
hoặc C)
Tỉnh...)
1.
Riệc việc sử dụng dấu câu để Phòng
C
2014- 2015
nâng cao kĩ năng viết câu
đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa
cho học sinh lớp 8- trường
THCS Luận Thành.

20



×