1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói vấn đề học sinh tốt nghiệp THPT ra trường thiếu kỹ năng
sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia
đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh niên
khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt là trong xã hội
phát triển và đòi hỏi sự năng động của con người như hiện nay.
Nhiều học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế
giới ảo của Internet, của thế giới game… mà quên đi và đánh mất những cơ
hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp
xúc với cộng đồng, xã hội.
Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ
năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi nhóm thanh niên xấu luôn
lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các thanh niên hiền
ngoan, ít nói…
Vì vậy nhiều bậc phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu
tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các
em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp
đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng… Đó cũng là vấn đề mà không ít
học sinh trường THPT Tô Hiến Thành – nơi tôi đang công tác, mắc phải.
Trong khi đó, môn Ngữ văn với những đặc trưng và thế mạnh riêng của
mình có thể góp phần không nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề vừa nêu.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo
dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ văn 10 cho học sinh lớp 10C7
trường THPT Tô Hiến Thành, thành phố Thanh Hóa.” với hi vọng chia sẻ
cùng đồng nghiệp nhằm góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho lớp thanh
niên của nhà trường trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng
tạo, dễ dàng hòa nhập cùng cộng đồng và có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này để:
- Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn vào việc giáo dục một số kỹ năng
sống cho học sinh lớp 10C7 trường THPT Tô Hiến Thành nhằm phát huy lợi
thế đặc trưng riêng của môn học.
- Giáo dục một cách toàn diện cho học sinh lớp 10C7 đồng thời chuẩn bị
những kỹ năng mềm cho các em khi bước vào cuộc sống .
- Khắc phục những hạn chế cố hữu của phần đông học sinh: thiếu tự tin,
bản lĩnh, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Đề tài mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ trong công tác
giảng dạy môn Ngữ văn và tích hợp với công tác giáo dục thanh niên trong
trường THPT hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo
lứa tuổi, giới tính… chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
1
Tuy nhiên, với đề tài này, tôi chỉ áp dụng giáo dục một số kỹ năng sống
qua môn học Ngữ văn với 40 em học sinh lớp 10C7 của trường THPT Tô
Hiến Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu tổng hợp kiến thức về
kỹ năng sống.
1.4.2. Phương pháp quan sát thực tiễn: Quan sát học sinh trong quá trình
học tập và hoạt động.
1.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
1.4.4. Phương pháp so sánh: Sử dụng số liệu so sánh hiệu quả của đề tài
trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
Theo Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả
của THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường
và hướng nghiệp, có điều kiện để phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn
hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động. [6]
Ngoài ra, Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có
nói:
Rèn kỹ năng sống cho học sinh:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống
tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử, văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa
bạo lực và các tệ nạn xã hội. [7]
Từ các vấn đề có tính pháp lí nêu trên, tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh là cần thiết và phù hợp với chủ trương của ngành và
toàn xã hội.
2.1.2. Các loại kỹ năng sống
Theo tài liệu tập huấn về Kỹ năng sống của UNICEF( 2014), có những
kỹ năng sống sau: [1]
2.1.2.1. Kỹ năng tự nhận thức: Là khả năng con người hiểu về chính bản thân
mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn
nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh,
điểm yếu... của bản thân mình, quan tâm và đang ý thức được mình đang làm
gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
2.1.2.2. Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan
trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy
nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là
2
những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành
kiến đối với một điều gì đó…
2.1.2.3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng
con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình hống nào đó và hiểu
được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào,
đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Kỹ năng
xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc , kiềm chế cảm
xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.
2.1.2.4.Kỹ năng giao tiếp: là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo
hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và
văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi
bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng,
nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần
thiết.
2.1.2.5. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: là khả năng có thể hình dung và đặt
mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận
người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ
cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu
cầu của họ. [1]
2.1.2.6. Kỹ năng tư duy phê phán: là khả năng phân tích một cách khách quan
và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra.
2.1.2.7. Kỹ năng tư duy sáng tạo: là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề
theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và
tổ chức mới; là khả năng akhám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái
niệm, ý tưởng, quan niệm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ.
2.1.2.8. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Trong thời đại bùng nổ thông tin
hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là một kỹ năng sống quan trọng
giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ,
khách quan, chính xác, kịp thời.
2.1.2.9. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: là khả năng con người bình tĩnh,
sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của
cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu
quả của căng thẳng cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực
khi bị căng thẳng
2.1.2.10. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Bao gồm các yếu tố: Ý thức được nhu
cầu cần giúp đỡ, biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy, tự tin và biết
tìm đến các địa chỉ đó và biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
2.1.2.11. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng
với bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm
tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thiện các nhiệm vụ.
2.1.2.12. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Thể hiện sự tập trung chú ý và sự quan
tâm lắng nghe ý kiến vào phần trình bày của người khác.
3
2.1.2.13. Kỹ năng thương lượng: Là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và
giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất
về cách suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề gì đó.
2.1.2.14. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Là khả năng con người nhận thức
được nguyên nhân này sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với
thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các
bên, các mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
2.1.2.15. Kỹ năng hợp tác: Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết
cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
2.1.2.16. Kỹ năng ra quyết định: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa
chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong
cuộc sống một cách kịp thời.
2.1.2.17. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết quyết định
lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo các phương án đã chọn để giải
quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.
2.1.2.18. Kỹ năng kiên định: Là khả năng con người nhận thức được những gì
mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó.
2.1.2.19. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: Là khả năng con người thể hiện sự
tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác
trong nhóm.
2.1.2.20. Kỹ năng đạt mục tiêu: Là khả năng con người biết đặt ra mục tiêu
cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục
tiêu đó.
2.1.2.21. Kỹ năng quản lí thời gian: Là khả năng con người biết sắp xếp các
công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng
tâm trong một thời gian nhất định.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Hiện nay, mặc dù Bộ GD&ĐT đã có chủ trương dạy kỹ năng sống cho
học sinh ở tất cả các bậc học nhưng vẫn chưa có nội dung chương trình chính
thống nào từ Bộ. Điều này vô hình trung khiến một số đơn vị, tung ra đủ loại
giáo trình dạy kỹ năng sống, đưa vào các trường học. Các bộ giáo trình này
chưa được kiểm định, khiến thị trường sách dạy kỹ năng sống trở nên hỗn
loạn.
Từ đó mà việc thực hiện giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh thiếu
thống nhất, đồng bộ tại các cơ sở. Trường thì yêu cầu giáo viên tranh thủ lồng
ghép những bài học đạo đức, những câu chuyện và văn hóa ứng xử hay đại
loại là cách ứng biến với tình huống cuộc sống như thế nào...
Không có giờ học chính khóa nên việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh chỉ dừng ở dạng lồng ghép, tích hợp. Tùy từng trường mà cách lồng ghép
khác nhau. Có trường lồng ghép vào môn kỹ thuật, hát nhạc, có trường lại lựa
chọn môn Văn học, Lịch sử, GDCD... nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức
tốt hơn.
4
Với bộ môn Ngữ văn THPT nói chung, chương trình Ngữ Văn 10 nói
riêng, có thể tích hợp giáo dục kỹ năng sống như thế nào? Mức độ, phương
pháp ra sao? Vẫn là điều rất lúng túng.
Bản thân giáo viên làm công tác giáo dục kỹ năng sống vừa yếu, vừa
thiếu vừa chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Do vậy, việc dạy còn khá hời hợt, nhiều khi chiếu lệ tại
một số trường.
Do đó, hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống chưa cao, chưa được
đánh giá một cách nghiêm túc, thiếu những tiêu chí cụ thể để đánh giá. Việc
lồng ghép kỹ năng sống là việc các trường bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, thực
hiện ra sao, lồng ghép như thế nào, dựa vào bộ giáo trình và khung chuẩn nào
để đánh giá hiệu quả giảng dạy thì chưa có. Vì thế, nói là chúng ta đang tích
cực dạy kỹ năng sống cho học sinh nhưng kỳ thực, tính hình thức của nó khá
nặng nề.
Bên cạnh đó, đối với học sinh trường THPT Tô Hiến Thành, điểm đầu
vào thuộc nhóm trường thấp nhất khu vực thành phố, có nhiều học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt: cha mẹ li hôn hoặc vướng vào lao lí hoặc quá nghèo khổ,
bệnh tật nên việc chăm sóc dạy dỗ từ phía gia đình còn nhiều hạn chế. Đặc
biệt, khối 10 năm học 2017 – 2018 có điểm đầu vào thấp nhất so với những
năm gần đây. Lớp 10 C7 lại có nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
2.3. Tích hợp giáo dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ Văn 10
Trên cơ sở nội dung chương trình môn Ngữ văn 10 và tình hình thực tế
của học sinh lớp 10C7, vừa bước vào một cấp học mới, bậc học cuối cùng
của GD phổ thông, trước khi bước vào giai đoạn học nghề, lao động …., trong
đề tài này tôi tập trung vào rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng như sau: kỹ
năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
thể hiện sự cảm thông, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm, xử lí
thông tin và kỹ năng tư duy sáng tạo.
2.3.1. Kỹ năng xác định giá trị.
2.3.1.1. Mục tiêu
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là
khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng
xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người.
Kỹ năng này còn giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận
rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các
giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục vào nền
văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
Kỹ năng này giúp học sinh biết cái gì là quan trọng, là có ý nghĩa đối với
bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống
của bản thân. Từ việc xác định giá trị cụ thể của bản thân cũng như định
hướng cho cuộc sống của mình, phải nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ đó.
2.3.1.2. Ví dụ minh họa
5
Ví dụ 1: Khi giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Ngữ văn 10 trập
2, Tr112) có thể chỉ ra cho học sinh thấy, giá trị mà Từ Hải cho là quan trọng
đó là gì? Nó có giá trị định hướng hay suy nghĩ, hành động như thế nào?
Giáo viên có thể định hướng trả lời: Giá trị mà Từ Hải cho là quan trọng
đó chính là lí tưởng anh hùng. Từ đó mà chàng thể hiện khát khao được vùng
vẫy, tung hoành bốn phương.
Ví dụ 2: Khi học “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy”
(Ngữ văn 10 trập 1, Tr39), học sinh tự nhận thức được tinh thần cảnh giác
được gửi gắm qua truyền thuyết.
Ví dụ 3: Qua tác phẩm “Tấm Cám” (Ngữ văn 10 trập 1, Tr65), học sinh
tự nhận thức, xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo
vệ cái tốt, cái thiện, chống lại cái ác, cái xấu trong cuộc sống.Tự nhận thức là
kỹ năng sống cần có của mỗi thanh niên- học sinh trong thời kỳ hội nhập. Qua
tác phẩm văn học kỹ năng sống sẽ đến gần hơn với học sinh.
Ví dụ 4: Khi giảng dạy bài Khái quát lịch sử tiếng Việt (Ngữ văn 10 trập
2, Tr33), sau khi tôi đã giúp học sinh nắm bắt được nguồn gốc, các mối quan
hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống
chữ viết của tiếng Việt...Tôi đi đến nhấn mạnh: Trân trọng tiếng mẹ đẻ, sử
dụng chuẩn mực, trong sáng tiếng Việt cũng là trân trọng những giá trị truyền
thống mà cha ông ta để lại.
2.3.2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
2.3.2.1. Mục tiêu
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp
giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài
hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt
hơn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng ứng xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời
góp phần củng cố các kỹ năng này.
Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều lúc chúng ta phải kiểm soát cảm
xúc nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống đó và hiểu được ảnh
hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời
biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
2.3.2.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ: Khi giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Ngữ văn 10 trập 2,
Tr112), giáo viên có thể đặt vấn đề: Vì sao Từ Hải chia tay Thúy Kiều không
quyến luyến, bịn rịn?
Giáo viên có thể hướng dẫn trả lời: Vì Từ Hải là người anh hùng phi
thường có khả năng kiểm soát cảm xúc là khả năng nhận thức rõ cảm xúc
của mình trong một tình huống đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối
với bản thân và đối với Thúy Kiều thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và
thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
2.3.3. Kỹ năng giao tiếp
2.3.3.1. Mục tiêu
6
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ
sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu
thuẫn, kiếm soát cảm xúc. Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối
với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở
cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến
những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ
mong muốn một cách chính đáng.
Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và
điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ,
cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này
giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ
mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan
trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè
mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kỹ năng này
cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
2.3.3.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi dạy bài Văn bản, (Ngữ văn 10 trập 1, Tr23) phần I, mục 3,
ngữ liệu:
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không
có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân
Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ
gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
HỒ CHÍ MINH [4]
Câu hỏi 1: Văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại
hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản
như thế nào?
7
Câu hỏi 2: Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai
nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
Câu hỏi 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu,
từng đoạn như thế nào và có kết cấu mấy phần?
Câu hỏi 4: Về hình thức, văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế
nào?
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi nhằm hướng tới nắm
bắt được khái niệm và đặc điểm của văn bản, giáo viên lồng ghép để giảng
dạy kỹ năng sống: Cuộc sống của chúng ta có muôn vàn câu hỏi cần chúng ta
phải trả lời. Qua cách phát biểu của các bạn thì phần nhiều các bạn chưa có kỹ
năng giao tiếp.Ngoài việc học các kiến thức trong sách vở, việc rèn luyện các
kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết. Kỹ năng giao tiếp
giúp chúng ta có thể đưa ra những chính kiến, trình bày suy nghĩ của mình
một cách tốt hơn.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, (Ngữ văn 10 trập
1, Tr113), phần I, mục 1, ngữ liệu:
Hãy thể hiện đúng giọng điệu ghi chép sau đây:
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi
học)
- Hương ơi đi học đi!
(im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng
một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với !... Nhanh lên con,
Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng, ôn tồn)
- Đây rồi, ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)
- Hôm nào cũng hậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!... (tiếng Hùng tiếp
lời) [4]
Sau khi phân tích để học sinh nắm được khái niệm và các đặc trưng
của ngôn ngữ sinh hoạt, giáo viên lồng ghép dạy kỹ năng: Trong quá trình
giao tiếp, chúng ta không chỉ chú ý đến việc dùng từ đặt câu phù hợp với đối
tượng, mục đích nói, chúng ta còn phải chú ý đến các yếu tố bên ngoài: không
gian, thời gian... để điều chỉnh giọng điệu, âm lượng cho phù hợp và không
ảnh hưởng đến người khác. Kỹ năng này cần kết hợp với kỹ năng nhận thức,
kỹ năng quan sát...
2.3.4 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
2.3.4.1.Mục tiêu:
Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao
tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc
biệt trong bối cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với
những người cần sự giúp đỡ.
8
2.3.4.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi giảng dạy đoạn trích “Trao duyên” (Ngữ văn 10 trập 2,
Tr103), giáo viên có thể đặt vấn đề: Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều
luôn trách mình là kẻ phụ bạc Kim Trọng, theo em, Kiều có đáng trách thật
không?
Giáo viên có thể định hướng trả lời: Kiều không đáng trách mà chỉ đáng
thương, hướng dẫn học sinh đặt mình vào trong hoàn cảnh của Kiều có còn
lựa chọn nào khác không?
Giáo viên lồng ghép kỹ năng sống: Học sinh nhận thức được, cuộc sống
có biết bao cảnh đời éo le, thương tâm, việc biết chia sẻ, cảm thông với những
cảnh đời như vậy là vô cùng cần thiết. Nó làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn,
giàu tình người hơn, đáng sống hơn.
Ví dụ 2: Trong bài viết: Cảm nghĩ về hiện tượng đời sống (Ngữ văn 10
trập 1, Tr28), mục đọc thêm, ngữ liệu:
CHA THÂN YÊU NHẤT CỦA CON
Bây giờ đã khuya lắm rồi và ánh trăng đang soi rọi cho con viết lá thư
này. Con không sao ngủ được vì quá xúc động khi nghĩ đến việc chỉ vài ngày
nữa, cha sẽ phải giã từ bưu điện, trút bỏ bộ đồng phục xanh lá cây đã phai
màu của mình để nghỉ hưu.
Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha
đã đạp xe dọc theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem
những tin tức của một người họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt nhất từ
một nơi xa xôi nào đó [...]. Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin
tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng, con vô cùng kính
yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cai công việc cha đã làm cho
hàng vạn con người [...]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua,
đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm
khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng
ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai chờ đợi tin tức từ những người họ
yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.
[...] Cha ơi, suốt cả cuộc đời mình cha đã đi đưa thư cho người khác,
nhưng chưa bao giờ cha nhận được bức thư nào [...]. Chắc đã từng có lúc cha
ao ước nhận được thư. Và giờ đây, con, con gái nuôi của cha, đang viết lá thư,
lá thư đầu tiên gửi cho cha. Con muốn cám ơn cha vì tình yêu thương và sự
chắm sóc mà cha đã dành cho con. Ngày mai, con sẽ lên thành phố và từ đó
gửi bức thư này đi, để biến nó thành bức thư thực sự. Nhưng trước khi làm
điều này, con muốn cha biết bí mật của con. Khi nào con lớn lên, con sẽ mang
chiếc túi thư của cha, đạp xe dọc theo những con đường xanh rợp bóng quen
thuộc mà cha vẫn đi và trở thành người mang tin cho những ai đang ngóng
đợi thư. Cha ơi, cha đừng lo lắng. Con sẽ làm nốt những công việc mà cha
đang bỏ dở và cố gắng để trở thành một bưu tá giỏi như cha.
Con gái yêu của cha
Xiao Jun [4]
9
Sau khi hướng dẫn học sinh tham khảo về bức thư, rút ra những bài
học về một bài văn phát biểu cảm nghĩ, giáo viên tích hợp kỹ năng sống:
Trước khi có thể cảm thông với những người ngoài, chúng ta cần cảm thông
với ngay những người thân yêu của mình. Người con trong bức thư nhờ sự
cảm thông mà thấu hiểu người Cha đã đạp xe dọc theo những đại lộ hay
những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem những tin tức của một người họ
hàng, đem những lời chào nồng nhiệt nhất từ một nơi xa xôi nào đó. Hiểu
được: suốt cả cuộc đời mình cha đã đi đưa thư cho người khác, nhưng chưa
bao giờ cha nhận được bức thư nào.
2.3.5. Kỹ năng tư duy phê phán.
2.3.5.1. Mục tiêu
Với kỹ năng này, học sinh biết sắp xếp các thông tin thu thập được theo
từng nội dung và một cách hệ thống.
- Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng…đó từ nhiều nguồn
khác nhau.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc
biệt là các thông tin trái chiều.
- Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng…là gì?
- Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự
vật, hiện tượng,….đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống.
Kỹ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được
những quyết định, những tình huống phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại
ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của
cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp…thì kỹ
năng tư duy phê phán càng trở lên quan trọng đối với mỗi cá nhân.
2.3.5.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Bàn luận về sự bình yên. Sau khi đã giải thích, bình luận, học
sinh nhất thiết phải lật ngược vấn đề như: Tìm đến sự bình yên chứ không
phải tìm về sự trì trệ, lười biếng.
Kỹ năng sống: Đứng trước cái xấu, cái ác, con người phải biết lên án,
phê phán. Im lặng trước cái xấu, cái ác là đang đồng lõa với chúng, tạo điều
kiện cho chúng hại người, hại đời.
Ví dụ 2: Khi dạy bài lập luận trong văn nghị luận (Ngữ văn 10 trập 2,
Tr110), phần II, mục 1, ngữ liệu:
CHỮ TA
Vừa ở Xơ un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy
cần phải viết ngay một điều.
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, loại : Con rồng nhỏ,
có mối quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị
trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo,
nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội
trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu
có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu
cũng thấy nổi bật nhửng bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó ở một vài
10
thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các công
sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ
ngàng tưởng như mình đi lạc sang một nước khác.
Báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Triều Tiên nhưng
xem qua khá nhiều tờ báo. Có một só tờ bào, tạp chí, số báo xuất bản bằng
tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Nhưng các tờ báo phát hành ở trong nước đều
không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học,
ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc
nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo,
kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái mốt là tóm tắt một
số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho oai trong khi
đó người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một số quốc gia khi mở cửa
với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm. [5]
Trong quá trình tìm hiểu về cách thức lập luận và quan điểm của tác giả,
giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng tư duy phê phán: Tác giả bài viết đã
phân tích một cách khách quan về việc dùng chữ nước ngoài của người Việt
Nam. Tác giả Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một
cách hệ thống. Ông phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập
được. Ông xác định bản chất vấn đề, tình huống, hiện tượng của việc dùng
chữ nước ngoài giữa hai nước. Ông đi đến kết luận: Phải chăng, đó cũng là
thái độ tự trọng của một số quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy
ngẫm. Đó là các bước rèn luyện tư duy phê phán.
2.3.6. Kỹ năng tư duy sáng tạo.
2.3.6.1. Mục tiêu
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều
sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi; có tầm nhìn
và khả năng suy nghĩ rộng hơn các người khác, không bị bó hẹp vào kinh
nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt.
Tư duy sáng tạo là một kỹ năng sống quan trọng bởi vì trong cuộc sống
con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên
xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy
sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.
Khi một người biết kết hợp tốt giữa kỹ năng tư duy phê phán và tư duy
sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng được tăng cường và sẽ giúp
ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và
phù hợp nhất.
2.3.6.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ: Trong khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội như:
Luận về sự bình yên - Trạng thái tâm lí.
Trong bài nghị luận xã hội, phần bình luận đánh giá và mở rộng vấn đề
chính là phần thể hiện năng lực nhận thức, bản lĩnh của người viết và khả
năng sáng tạo rõ nhất. Bởi vậy, phần này giáo viên phải gợi mở cho học sinh
11
thể hiện kỹ năng sống của mình cũng như cách bày tỏ quan điểm một cách
sáng tạo:
- Khi nào con người có sự bình yên?
+ Khách quan bên ngoài: Con người luôn tồn tại trong một cộng đồng xã
hội luôn tiềm ẩn những rủi ro nên rất khó tìm thấy sự bình yên.
+ Mỗi một con người luôn luôn là một hành trình với những hoài bão và
ước mơ, nó gắn với những xúc cảm: lo lắng, căng thẳng, phấn khích vì ước
mơ - sắc thái làm cho con người không thể bình yên.
+ Nếu không có bình yên thì cuộc sống rất căng thẳng nên dù thế nào
chúng ta cũng phải tìm cho mình những khoảng bình yên: Ví dụ ngồi bên
người thân, bên thiên nhiên... tuy ít nhưng rất quý giá.
- Đánh giá: Tìm đến sự bình yên chứ không phải tìm về sự trì trệ, lười
biếng.
- Làm thế nào để có bình yên.
+ Yếu tố bên ngoài: Đất nước, trường lớp, gia đình.
+ Yếu tố bên trong: Chúng ta phải sống tốt với mọi người và có cái nhìn
tích cực với cuộc sống và con người.
2.3.7. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
2.3.7.1. Mục tiêu
Để tìm kiếm và xử lý thông tin học sinh cần:
- Xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin là chủ đề gì.
- Xác định các loại thông tin về chủ đề mà mình cần phải tìm kiếm là gì.
- Xác định các nguồn/ các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại
thông tin đó ( ví dụ: sách, báo, mạng internet, cán bộ các cơ quan/ tổ chức có
liên quan, bạn bè, người quen…)
- Lập kế hoạch thời gian và liên hệ trước với những người có liên quan
đến việc cung cấp thông tin, nếu có.
- Chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, bộ công cụ để thu thập thông tin (ví dụ:
máy tính, máy ghi âm, phiếu hỏi, bộ câu hỏi phỏng vấn,…), nếu cần thiết.
- Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng.
- Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ
thống.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc
biệt là các thông tin trái chiều; xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc
và có hệ thống các thông tin đó.
- Viết báo cáo, nếu được yêu cầu.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy
phê phán và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ.
2.3.7.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ: Khi giảng dạy bài Viết quảng cáo (Ngữ văn 10 trập 2, Tr142),
phần I, mục 1, ngữ liệu:
BÁN MÁY VI TÍNH
Máy mới 100%, đúng hãng INTEL -IBM, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản,
tiền trả trước thấp.
12
Liên hệ: Công ty X, số nhà..., phố..., thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại:... [ 5 ]
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm vầ cách viết văn bản
quảng cáo, giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông
tin: Để viết được văn bản quảng cáo, chúng ta phải tìm hiểu về thông tin của
sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không phải thông tin nào cũng đưa vào viết bài
mà chỉ đưa vào những thông tin nổi bật nhất, ưu việt nhất. Trong cuộc sống,
đứng trước một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo rất hấp dẫn, chúng ta
cũng cần tìm hiểu kỹ những thông tin mà những quảng cáo đó mang lại trước
khi quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ đó. Để có thể làm được những điều
vừa nêu ở trên, chúng ta phải rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Như vậy, trong quá trình thực hiện, tôi đã lồng ghép giảng dạy các kỹ
năng: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm,
xử lí thông tin và kỹ năng tư duy sáng tạo... ở tất cả các phân môn: đọc văn,
tiếng Việt, làm văn.
Ở phần đọc văn, tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục các kỹ năng: Xác
định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng cảm thông.
Ở phần làm văn, tôi thực hiện lồng ghép giáo dục các kỹ năng: Kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy
sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Ở phần tiếng Việt, tối đã thực hiện lồng ghép giáo dục các kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị.
Qua đó cho thấy, ở phân môn nào, mục nào chúng ta cũng có thể lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó phần đọc văn và làm văn
thuận tiện cho việc lồng ghép hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Số liệu thống kê kết quả và so sánh qua phiếu điều tra:
Lớp 10C7: Trước khi áp dụng phương pháp tích hợp
Đối tượng
Mức độ
STT
Phương diện
đánh giá
đánh giá
Sĩ Chưa
Bình
Rất
Lớp
Tốt
số
tốt
thường
tốt
1
Kỹ năng xác
20
12
05
03
định giá trị
2
Kỹ năng kiểm
14
16
06
04
soát cảm xúc
3
4
Kỹ năng giao 10C7 40
tiếp
Kỹ năng cảm
thông
09
18
08
05
15
18
05
02
13
5
6
7
Kỹ năng phê
phán
Kỹ năng sáng
tạo
Kỹ năng tìm
kiếm và xử lí
thông tin
08
16
10
06
18
13
07
02
12
12
11
05
Lớp 10C7: Sau khi áp dụng phương pháp tích hợp:
Đối tượng
Mức độ
đánh giá
Phương diện
STT
Chưa Bình
đánh giá
Lớp Sĩ số
Tốt
tốt
thường
1
Kỹ năng xác
05
15
12
định giá trị
2
Kỹ năng kiểm
04
14
12
soát cảm xúc
3
4
Kỹ năng giao 10C7 40
tiếp
Kỹ năng cảm
thông
Rất tốt
08
10
02
17
13
08
07
14
10
09
5
Kỹ năng phê
06
11
13
10
phán
6
Kỹ năng sáng
08
10
14
08
tạo
7
Kỹ năng tìm
kiếm và xử lí
02
11
17
10
thông tin
Qua bảng số liệu thống kê chúng ta nhận thấy: Số học sinh nắm được
các kỹ năng đều tăng lên. Trong đó, kỹ năng xác định giá trị (1), kỹ năng kiểm
soát cảm xúc (2) và kỹ năng cảm thông (4) là các kỹ năng có số lượng học
sinh thay đổi nhiều nhất( số lượng học sinh nhận thức từ tốt và rất tốt tăng lên
12 học sinh chiếm 30%). Số học sinh nhận thức tốt và rất tốt với kỹ năng tìm
kiếm và xử lí thông tin (7) cũng tăng lên 11 học sinh so với trước khi áp dụng
sáng kiến. Thêm vào đó, số lượng học sinh có kỹ năng giao tiếp(3) và kỹ năng
sáng tạo(6) tốt hơn cũng tăng lên từ 8 đến 10 học sinh( tăng từ 20% đến 25%).
Kỹ năng phê phán (5) cũng tăng lên với mức độ nhận thức tốt và rất tốt là 7
học sinh. Bên cạnh đó, ở các kỹ năng, số lượng học sinh nhận thức ở mức độ
chưa tốt và bình thường giảm xuống đáng kể. Phải kể đến là kỹ năng xác định
giá trị (1)( 18 học sinh), kỹ năng sáng tạo (6) (13 học sinh), kỹ năng kiểm soát
cảm xúc (2) và kỹ năng cảm thông(4) ( 12 học sinh). Học sinh nhận thức ở
mức độ chưa tốt và bình thường với kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin (7),
14
kỹ năng phê phán (5) và kỹ năng giao tiếp (3) sau khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm này cũng đã có sự thay đổi đáng kể, giảm số lượng xuống còn 13 học
sinh, 11 học sinh và 19 học sinh so với trước khi áp dụng là 24 học sinh, 18
học sinh và 27 học sinh.
Nói tóm lại, sau quá trình giảng dạy tích hợp một số kỹ năng sống vào
môn học Ngữ văn cho học sinh lớp 10C7 trường THPT Tô Hiến Thành, thành
phố Thanh Hóa, tôi nhận thấy học sinh có sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức
và hành động nhất là với các kỹ năng xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc và
cảm thông. Hơn nữa, các kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng phê phán cũng dần hình thành và phát triển
hơn.
2.4.2. Hiệu quả với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn lớp
10 mà tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi nhận
thấy: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm,
xử lí thông tin và kỹ năng tư duy sáng tạo, … đã dần được hình thành và phát
triển một cách rõ rệt ở học sinh.
Kinh nghiệm này giúp cho bản thân và đồng nghiệp có thể tạo thêm
hứng thú cho học sinh khi học môn ngữ văn. Ở đầu năm học, còn nhiều học
sinh không thích học bộ môn Ngữ văn nhưng đến học kỳ II thì số học sinh có
hứng thú học đã tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt, khi áp dụng kinh nghiệm này có thể góp thêm vào giải pháp
giải quyết vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh mà nhà trường và ngành
đang dề ra.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Khi tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong tiết học văn, học sinh hứng
thu hơn trong tiếp thu bài, đồng thời giúp học sinh rèn luyện thêm những kỹ
năng, học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn bị tốt những hành
trang khi bước vào đời. Điều quan trọng là học sinh nhận thức được học văn
để làm gì, áp dụng vào thực tiễn ra sao - điều mà nhiều học sinh khi nghe
giảng bài không xác định được.
Với kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ
văn 10, sau khi vận dụng kỹ năng sống vào thực tế giảng dạy, tôi thấy khả
năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kỹ
năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng ngày. Trên đây là một
vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ
môn ngữ văn 10. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa
phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh, vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức
giáo dục kỹ năng sống trong trường học nói chung và trong môn học Ngữ văn
nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
15
3.2. Kiến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm thực sự có hiệu quả trong khi áp dụng tôi
mong muốn:
- Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa có nhiều hơn nữa những đợt tập
huấn về việc đưa kỹ năng sống vào giảng dạy môn Ngữ Văn THPT để giáo
viên vừa trang bị thêm kiến thức vừa có cơ hội trao đổi, học hỏi đồng nghiệp
ở các trường về vấn đề này.
- Nhà trường, tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
nên tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động bổ trợ học tập, hoạt động ngoài giờ
lên lớp để học sinh có cơ hội trải nghiệm, bộc lộ và điều chỉnh những kĩ năng
sống của mình.
- Bộ giáo dục và đào tạo nên điều chỉnh lại chương trình kết hợp giữa
học tập và hoạt động thực tiễn, có giáo trình hướng dẫn cụ thể cho cả giáo
viên và học sinh cũng như tổ chức tập huấn cho giáo viên trong việc tích hợp
giáo dục kỹ năng sống trong tất cả các môn học để học sinh được phát triển
một cách toàn diện.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả
Cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguyễn Duy Diện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của Unicef (2004)
16
2. Nhiều tác giả (2014), Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, Nxb
Văn hóa thông tin.
3. Đỗ Quốc Anh – chủ biên, (2010), Góp phần xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực, Nxb Giáo dục.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, (2016), Nxb Giáo dục .
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, (2016), Nxb Giáo dục .
6. Luật giáo dục 2005 và luật bổ sung sửa đổi một số điều 2009.
7. Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát
động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cựa” trong
các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.
DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
SỞ GD&ĐT THANH HÓA CÔNG NHẬN
17
TT Tên sáng kiến
Xếp loại
1
Hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực chủ
C
động trong việc tiếp nhận, cảm thụ một số tác
phẩm truyện ngắn của lớp 11 trường THPT
Quan Sơn
2
Những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
C
tại trường THPT Quan Sơn
3
Sử dụng phương pháp so sánh loại hình và
C
ứng dụng khoa học liên ngành vào văn học
dân gian lớp 10 ở trường THPT Quan Sơn 2
4
Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống
C
cho học sinh thông qua công tác đoàn tại
trường THPT Quan Sơn 2
5
Vận dụng quan điểm giao tiếp giảng dạy bài :
C
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tại lớp
11A2 trường THPT Quan Sơn 2
Năm học
2007 - 2008
2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012
2013 - 2014
18