Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo Án Dự Thi Ngữ Văn 7 Giáo Dục Tình Yêu Quê Hương, Đất Nước Qua Văn Bản Mùa Xuân Của Tôi (Vũ Bằng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.19 KB, 21 trang )

PHIẾU MÔ TẢ GIÁO ÁN DỰ THI
I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua văn bản: MÙA XUÂN CỦA TÔI
(Vũ Bằng) – Ngữ văn 7
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
* Môn Ngữ văn
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc
được tái hiện trong một tác phẩm tùy bút.
- Loại hình tự sự - trữ tình sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản
tùy bút.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả
được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, hình ảnh.
* Môn Lịch sử
Liên hệ tới hoàn cảnh lịch sử hai miền chia cắt của nước ta lúc bấy giờ.
* Môn Mĩ thuật
Vẽ được một số bức tranh về mùa xuân nói chung và mùa xuân trên đảo Cát nói
riêng.
2. Kĩ năng
* Môn ngữ văn
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút- bút kí được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong
tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tùy bút-bút kí.
- Củng cố kiến thức kỹ năng đọc hiểu văn bản, khai thác cái tôi dào dạt, tinh tế
trong cảm xúc, chân thành; sử dụng từ ngữ, phương thức lập luận, mở rộng kiến thức
về chủ đề quê hương đất nước qua chùm văn bản thơ ca giai đoạn này, kỹ năng cảm thụ
tác phẩm văn học.
- Kỹ năng: giao tiếp, ra quyết định trước một vấn đề, một tình huống cần lựa
chọn, quyết đoán...
* Môn Lịch sử


Tìm hiểu những đặc điểm tình hình cơ bản nhất của lịch sử nước ta giai đoạn
1954- 1975.
* Môn Mĩ thuật


Nhận biết được những đực trưng về mùa xuân thông qua hình ảnh được thể hiện
trước nét vẽ.
3. Thái độ
* Môn Ngữ văn
- Hình thành ý thức tự giác trau dồi các kỹ năng sử dụng từ ngữ, sự kết hợp hài
hòa giữa tự sự - trữ tình, giữa thơ - văn xuôi..., một mẩu chuyện mà bàn bạc, nghị luận,
triết lý, trình bày ra những suy tưởng một cách thoải mái, phóng túng...
- Bản thận tự mở rộng kiến thức về chủ đề quê hương đất nước qua chùm văn
bản thơ ca giai đoạn này, kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Yêu mến, rung động trước mùa xuân.
- Khơi dạy sự đồng điệu, ngưỡng vọng trước cái tôi giàu cảm xúc, tinh tế, chân
thành của người nghệ sĩ.
- Trân trọng, khâm phục trước những cảm xúc sâu lắng và tình yêu quê hương
đất nước bình dị của tác giả.
- Bồi dưỡng tình yêu, tình cảm cao đẹp với quê hương đất nước, yêu dân tộc,
thái độ cảm phục, trân trọng và tự hào về những con người giàu lòng yêu nước, trân
trọng sự cảm nhận tinh tế của nhà văn về đất nước và con người Việt nam, trân trọng
cái hay cái đẹp của văn chương, ý nghĩa của văn chương đối với đời sống.
* Môn Mĩ thuật
- Qua cảm nhận vẻ đẹp, trân trọng những bức tranh phong cảnh mùa xuân.
- Ý thức trân trọng những nét đẹp bình dị của nàng tiên mùa xuân, bản thân luôn
làm chủ trước tình huống, học tập những phẩm chất tốt đẹp của những người xung
quanh qua các nét vẽ.
* Môn Lịch sử
- Tìm hiểu những trang sử đất nước giai đoạn 1954- 1975

- Niềm tự hào về những trang sử đau thương mà oai hùng của dân tộc Việt Nam,
trân trọng những nỗi nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước
hòa bình, thống nhất.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như: Lịch sử, Mĩ thuật vào bộ môn Ngữ văn
giúp cho HS cảm nhận tác phẩm một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn.
Đồng thời kích thích được hứng thú tìm tòi say mê học tập của HS dưới mọi hình thức.
Từ đó việc dạy văn bản tùy bút - bút kí không trở nên khô khan không chỉ đơn thuần là
nhân vật, diễn biến sự việc mà trở nên gần gũi hấp dẫn, sáng tỏ, khắc phục hạn chế của
việc dạy tùy bút, bút kí là khô khan, đơn thuần là nhân vật diễn biến sự việc. Việc kết
hợp các kiến thức liên môn không chỉ đảm bảo đúng đặc trưng bộ môn, bám sát chuẩn
kiến thưc kĩ năng mà còn rất phong phú đa dạng về hình thức...
Cùng với kiến thức đặc trưng GV lồng ghép, vận dụng các kiến thức liên môn
( Lịch sử, GDCD, ...) vào giải quyết các tình huống cụ thể trong từng đơn vị kiến thức
bài dạy theo tiến trình bài học để HS nắm bắt được sự tổng hòa các đơn vị kiến thức


một cách nhẹ nhàng, dễ tiếp thu nhất trên hệ thống kiến thức khoa học. Đồng thời HS
cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn của những môn học khác sử dụng trong
tiết học cụ thể.
Như vậy, kiến thức liên môn giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục
thêm những hiểu biết về lịch sử đất nước, về truyền thống dân tộc, ý thức của người
dân trong từng thời kì lịch sử từ đó có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
Cùng với đó việc học đi đôi với mở rộng kiến thức, thực hành, rèn luyện các kĩ năng
giải quyết tình huống thực tiễn trong bài học là vô cùng quan trọng.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng
tạo...
- Năng lực chuyên biệt: cảm thụ, cảm nhận, giải thích, lí giải, quan điểm, sáng
tạo, viết đoạn văn...
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN

- Đối tượng: HS lớp 7A2
- Số lượng: 32
- Số lớp: 01
- Đặc điểm của đối tượng học sinh: Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Ngữ văn
7, đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong
quá trình thực hiện. HS thường xuyên , tự giác tìm hiểu kiến thức nên không còn bỡ
ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, về kiến thức mà GV áp dụng trong
quá trình học tập.
+ Từ đầu học kì 1 các em học sinh lớp 7 đang được trau dồi, tìm hiểu về tình yêu
quê hương, đất nước qua những câu tục ngữ, qua những bài thơ. Ở đó những hình ảnh
về quê hương đất nước hiện lên muôn màu muôn vẻ nhưng vẫn là những nét đẹp được
lưu giữ trong kí ức mỗi người như: thác nước, Đèo Ngang, ánh trăng lung linh huyền
ảo về đêm, mùi hương thơm mát ngất ngây của những cánh đồng ban tặng:
Cốm...Những bức tranh thiên nhiên hiện lên đa dạng, nhiều chiều gắn với cả những tâm
tình của tác giả gửi gắm. Vậy nên, việc hướng dẫn các em cảm nhận được vẻ đẹp, tình
cảm của mỗi tác giả, tác phẩm là vô cùng quan trọng. Mỗi em một sở thích một cá tính.
Cho nên cách cảm nhận cũng khác nhau. Có em nhìn, nghe thấy hay đẹp xuýt xoa, lòng
đầy cảm xúc, muốn được bộc bạch, muốn được chảy, được phiêu, được thăng hoa cùng
vẻ đẹp và cảm xúc ấy. Thế nhưng vẫn có em có cảm giác bình thường, đôi lúc hời hợt,
thờ ơ. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là khơi gợi, thắp ngọn lửa đầy đủ cung bậc
ấy đến với các em bằng nhiều cách khác nhau. Có thể kết hợp cả với Âm nhạc, Mĩ
thuật để các em rung động hơn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, hòa mình vào những nét
đặc trưng của mùa và đặc biệt là say đắm, mê luyến vẻ đẹp mùa xuân của quê hương,
xứ sở từ đó biết trân trọng, ngưỡng mộ trước những những nét vẽ tài hoa, những tình
cảm ở mỗi con người con người khi dệt nên những tác phẩm văn chương.
+ Trau dồi tìm hiểu những nét đẹp, tình cảm trong mỗi tác phẩm nghệ thuật cũng
là thổi vào các em tình cảm cảm xúc yêu quê hương. Biết nâng niu, quí trọng những nét


đẹp bình dị nhưng hết sức hữu hình mà thiên nhiên ban tặng. Cũng như thêm yêu mến

quê hương mỗi khi tết đến xuân về.
+ Đối tượng học sinh lớp 7 các em đã nắm được khá tốt các phương pháp học
tập bộ môn và các bước kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập. Từ đó các em có thể
vận dụng kiến thức để cảm nhận, giới thiệu, trình bày về một nét đẹp của mùa xuân.
Nói lên tình cảm của mình với mùa xuân bằng những bài thơ, tiếng hát, bức họa.
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN

1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
Qua thực hiện phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào để giải
quyết một vấn đề trong môn Ngữ văn, tôi nhận thấy hiệu quả tích cực mà phương pháp
này đem lại.
Về phía giáo viên: không chỉ nắm chắc kiến thức môn dạy trong sách giáo khoa
mà còn phải tìm hiểu sâu rộng kiến thức thực tế của địa phương, hướng dẫn các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả
nhất.
Về phía học sinh: Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy
nghĩ, tìm tòi, tư duy, sáng tạo trong học tập. Biết tìm hiểu những vấn đề có liên quan
đến bài học, có kỹ năng giao tiếp, trình bày tự tin. Cảm nhận được giá trị thẩm mỹ, tính
nhân văn trong văn học.
- Tích hợp với môn Lịch sử giúp học sinh hiểu được sự cắt chia, mất mát, đau
thương của dân tộc trong một thời kì lịch sử đối đầu với đế quốc hùng mạnh nhất thế
giới nhưng chúng ta vẫn không hề khuất phục. Qua đó nuôi dưỡng niềm tự hào về một
dân tộc gan góc, kiên cường cũng như khích lệ các em ra sức thi đua học tập, lập công.
- Tích hợp môn Mĩ thuật khắc sâu thêm những hình ảnh đẹp của quê hương đất
nước nói chung và vẻ đẹp của mùa xuân nói riêng trong tâm trí các em . Học sinh cảm
nhận được cái hay, cái đẹp về các mùa đặc biệt là mùa xuân; đồng thời rèn cho các em
kỹ năng cảm thụ trình bày cảm xúc.
Từ các kiến thức liên môn đó được tích hợp trong dự án, trong thực tế tôi nhận
thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp
cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Học sinh có hứng thú học tập,

tìm tòi, khám phá mở rộng kiến thức và được suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, tự giác,
cảm thụ được tác phẩm văn chương thông biết rung động trước cái đẹp, qua đó để GD
đạo đức về tình yêu làng quê, đất nước và có lối sống, mục đích, lý tưởng sống tốt đẹp.


2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Qua việc tìm hiểu tác phẩm giúp HS cảm nhận rõ nét tình yêu quê hương, đất
nước tha thiết, sâu đậm ...đồng thời bồi dưỡng tình yêu mùa xuân - mùa xuân Bắc Việt,
yêu làng, yêu nước...
- Qua việc đọc – hiểu văn bản rèn kĩ năng về đọc hiểu văn bản. Hiểu được chủ
đề chính của tác phẩm văn học giai đoạn này.
- Cảm nhận được văn bản – bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, ý thức trân
trọng những nét đẹp bình dị của quê hương đất nước, sức xuân, tâm hồn rung động
trước lời ca tiếng hát về đất nước, quê hương. Bộc lộ tình yêu quê hương đất nước bằng
những bức tranh quê hương.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong
tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tùy bút, bút kí.
Việc vận dụng kiến thức liên môn giúp GV và HS tích hợp lồng ghép được
những đơn vị kiến thức dọc, ngang đan xen vào trong bài học. HS không bị nhàm chán
trước một đơn vị kiến thức mà thấy được tính hệ thống của tri thức trong nhà
trường.Với nhiều hình thức hoạt động khác nhau GV thu hút HS vào quá trình học tập,
kích thích được say mê, hưng phấn, hòa mình, muốn thể hiện mình hơn trong các đơn
vị kiến thức hoặc bị kích thích bởi chính sự hào hứng của các bạn trong lớp. Từ các
kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án, trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn
bài có kết hợp các kiến thức của các môn học sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ, hiểu
sâu hơn những vấn đề đặt ra. HS hứng thú tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức được suy
nghĩ, sáng tạo.
Không những thế HS còn nhận thấy những kiến thức, tri thức mình đang lĩnh hội
chính là những kiến thức thực tiến, cụ thể của xã hội, những vấn đề hiện thực mà nhà
văn đã gửi gắm cả tâm hồn, tình cảm, những lời nhắn nhủ với tất cả con người. Từ đó

lấy “văn học là vũ khí vô song” (Hồ Chí Minh) thúc giục được trách nhiệm của bản
thân trước cộng đồng xã hội, không nên thờ ơ, bàng quan trước những vấn đề của XH.
Phải xắn tay, lao vào cuộc để khẳng định ý thức trách nhiệm của mình.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
* Giáo viên
- Bài giảng điện tử trình chiếu trên Poweppoint.
- Máy tìm kiếm google
- Phiếu học tập, bảng phụ
- Tư liệu thước phim: Cảm nhận về nỗi nhớ Hà Nội- Nhạc sĩ Văn Cao, hội Lim,
hát Xoan, bài hát: Nhớ về Hà Nội
- Tranh minh họa: Thời kì lịch sử 1954- 1975, ngày tết miền Bắc, miền Nam...
- Sưu tầm: Bài hát về tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt những bài hát về
mùa xuân. Bài hát: Thành phố 40 mùa xuân – Trần Tiến, Mùa xuân đầu tiên – Văn
Cao...


* Học sinh
- Soạn bài theo sự hướng dẫn của thầy
- Tìm hiểu lịch sử giai đoạn 1954-1975
- Viết đoạn văn cảm nhận về mùa xuân Bắc Việt
- Sưu tầm ca dao, bài hát về mùa xuân quê hương đất nước.
- Vẽ tranh minh họa: mùa xuân quê hương trong tâm trí em.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức lớp
* Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
* Bài mới: Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức,
phương pháp, kiểm tra đánh giá).
Bài học được tiến hành trong thời gian 1tiết (45 phút). Tóm tắt nội dung chính
của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn tìm hiểu như sau:
Mô tả tiến trình bài học

Bài mới
Trước khi vào bài học GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát: Nhớ về Hà Nội
- Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và lắng nghe một vài tâm sự của một vài nhạc sĩ ( Văn Cao) về
nỗi nhớ Hà Nội khi phải sống trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt. Qua bài hát và một
vài nhận xét về nỗi nhớ quê hương GV tích hợp kiến thức âm nhạc- có khả năng tác
động mạnh mẽ, làm rung động trái tim con người để HS cảm nhận được nỗi nhớ da diết
của người con xa xứ trong hoàn cảnh đất nước bị cắt chia để tạo hứng thú tạo tâm thế
khi vào bài.
* Mục I: Đọc, tìm hiểu chú thích
Sau khi HS quan sát chân dung của nhà văn, nhà báo Vũ Bằng và trình bày
những hiểu biết về tác giả, GV nêu tóm tắt những nét nổi bật nhất về nhà văn Vũ Bằng.
GV tích hợp kiến thức lịch sử sau việc HS trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
GV đưa ra câu hỏi về những hiểu biết về lịch sử đất nước giai đoạn này. HS sẽ trình
bày được những nét cơ bản của lịch sử lúc bấy giờ: Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định
Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn
làn sóng cách mạng thế giới, dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam anh
hùng với Đế quốc Mĩ – kẻ hiếu chiến lớn mạnh và tàn bạo nhất thời đại. Nhân dân
miền Nam đứng lên. Cả nước cùng đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc. Miền Nam là tiền tuyến lứo; miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là căn cứ địa,
hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân và dân Việt Nam
anh hùng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược trải qua năm đời tổng thống Mỹ nối
tiếp nhau, làm thất bại bốn chiến lược chiế tranh xâm lược với quy mô ngày càng lướn,
với tính chất ác liệt, dã mạn của chúng. Đòn tiến công chiến lược Mâu Thân 1968,
thắng lựoi của cuộc tiến công năm 1972, cùng với chiến công xuất sắc của quân dân ta


đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng
đã vuộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pa ri, rút quân về nước. Đại thắng mùa xuân
1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước. Quân và dân cả nước thực hiên trọn vẹn quyết tâm chiến
lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất Tổ quốc. Từ đó HS hiểu được hoàn cảnh đất nước, hiểu được những mất mát đau
thương và nỗi nhớ khi phải xa quê hương để giữ mảnh đất thiêng của dân tộc. Nhưng
cũng chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó đã làm bùng nên một tác phẩm mà :
"Ai đã từng đọc “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng mà chẳng từng ám ảnh
bởi sức hấp dẫn diệu kỳ của con người văn hoá và thiên nhiên đất Việt. Một thứ cảm
giác man mác, bâng khuâng, dịu ngọt cứ lan toả mãi trong tâm hồn ta." – MXAT.
"Con người ấy nhúng bút vào bình nước mắt nhớ thương để viết nên kiệt tác
"Thương nhớ mười hai", đó là tình cảm của người con Hà Nội xa xứ như bị lưu đầy
luôn nhớ về quê mẹ." - Nhân Dân.
Trong phần II. 2: Cảm xúc của tác giả với mùa xuân đất nước GV tích hợp
kiến thức Mĩ thuật cho HS quan sát một vài hình ảnh về mùa xuân để HS cảm nhận
được những vẻ đẹp hết sức bình dị nhưng thật tuyệt vời của mùa xuân. Từ việc quan sát
đó HS có thể cảm nhận được những hình ảnh về mùa xuân đó minh họa cho đoạn văn
nào. Đồng thời cũng thổi vào các em cách cảm nhận từ mắt qua những hình tượng ngôn
ngữ để đạt được hiệu quả cao nhất trong cách viết, cách sử dụng từ ngữ. Sau khi HS
nêu những cảm nhận về mùa xuân GV tích hợp KT GDCD-GDĐĐ, lí tưởng sống,
trân trọng vẻ đẹp, sự kì diệu của mùa xuân qua câu hỏi: Trước cảnh sắc thiên nhiên và
không khí mùa xuân như vậy, chúng ta nên làm gì để giữ mãi sự trẻ trung, tươi đẹp của
mùa xuân? Tư đó HS có thể tự cảm nhận, tự nâng niu...vẻ đẹp mùa xuân cũng như bảo
vệ thiên nhiên để có những mùa xuân tươi đẹp.
Sau khi GV bình về nỗi nhớ của tác giả ở Sài Gòn, nhìn mai vàng rực nở tác giả
lại nhớ về mùa xuân Hà Hội - mùa xuân Bắc Việt. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí
mùa xuân được gợi lại nhớ lại trong nỗi nhớ qua từng chi tiết từng hình ảnh lắng đọng
nhất , da diết nhất. Dường như tác giả không chỉ cảm nhận được những cái hiện hình
những cái hữu hình mà còn cảm nhận được cả những cái vô hình. Đó là hồi ức mùa
xuân riêng của nhà văn với hạt mưa xuân lất phất với gió xuân hây hẩy, với hội làng
đông vui nhộn nhịp trong dịp đầu năm như: hát Lim: Bắc Ninh, hát Xoan : Phú
Thọ….GV tích hợp kiến thức âm nhạc cho HS nghe một vài làn điệu hát Lim, hát

Xoan để từ đó HS cảm nhận được sự phong phú, đa dạng về làn điệu dân ca trên mội
miền đất nước...
Sau khi HS thấy được những biên pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn
văn: “ Ấy đấy...đứng cạnh”, GV bình đoạn văn trên cho thấy sự chuyển biến diệu kì
sức sống của thiên nhiên và con người khi mùa xuân về. Xuân đến như mang một
luồng không khí mới, một hơi thở mới thổi vào muôn ,vật muôn loài làm cho nhựa
sống tràn trề, bừng ,bừng trỗi dậy, vụt lên một cách mạnh mẽ, mãnh liệt. Nhưng mùa
xuân cũng thật dịu dàng, êm ái như những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy gió, vẫy hạt mưa
xuân mà lòng ngập tràn hạnh phúc.Qua lời văn chúng ta cảm nhận được niềm xúc động
dạt dào đang trào dâng trong lòng tác giả. Sự ngưỡng mộ, thần phục ,trân trọng và tình


yêu sâu sắc củaVũ Bằng đối với mùa xuân Hà Nội , mùa xuân đất Bắc. Đó cũng chính
là cội nguồn của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, GV tích hợp kiến thức Mĩ
thuật cho HS quan sát tranh và đạt câu hỏi: Bức tranh mô tả cảnh gì? Qua bức tranh
em cảm nhận được gì về cảm xúc của tác giả? Cảm xúc ấy hướng về đâu? Từ đó HS
cảm nhận được những nét vẽ ghi lại những hình ảnh về mùa xuân gia đình, thấy được
không khí gia đình ấm cúng, đoàn tụ, khơi gợi được những tình cảm gia đình thiêng
liêng cao quí trong mỗi con người.
Trong phần tổng kết GV tích hợp kiến thức mĩ thuật cho HS trình bày nội
dung, mô tả qua ý nghĩa của bức tranh để các em có thêm những hình ảnh, lưu giữ
những hình ảnh đẹp của mùa xuân trong tâm trí.
Trong phần củng cố - Trò chơi “Rung chuông vàng” ở câu 5 GV tích hợp kiến
thức điện ảnh cho HS xem thước phim tư liệu về mùa xuân miền Bắc để tìm ra HS
cảm nhận được những nét đặc trưng nhất của mùa xuân miền Bắc là: mưa phùn, hoa
đào, hội làng để khắc sâu trong tâm trí háo hức của các em về tình yêu mùa xuân quê
hương xứ xở, để HS cảm nhận được vẻ đẹp huyền diệu mà thiên nhiên, tạo hóa đã ban
tặng cho mỗi chúng ta để từ đó trân trọng, giữ gìn và phát huy....
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Thông qua phiếu học tập (thảo luận nhóm).

Trình độ nhận biết của HS (qua việc trả lời các câu hỏi).
Khả năng tư duy và trả lời câu hỏi theo các mức độ.
Phiếu trắc nghiệm kiến thức.
Trò chơi: “ Rung chuông vàng” ( Luật chơi: Gồm 05 câu theo mức độ từ dễ đến
khó. Trả lời được câu thứ nhất mới tiếp tục được đến với câu thứ hai và cứ thế cho đến
câu cuối cùng. Trong thời gian suy nghĩ 10 giây theo chuông đồng hồ trên màn hình để
trả lời câu hỏi. Ai trả lời được câu cuối cùng sẽ là người “ Rung chuông vàng”).
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
Bài cảm nhận về mùa xuân.
Tranh về mùa xuân quê hương ( đặc biệt về biển đảo quê hương).
Sưu tầm tư liệu về tác giả Vũ Bằng.
Sưu tầm bài hát, bài thơ hay mùa xuân.
IX. KHUYẾN NGHỊ CỦA GIÁO VIÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Văn bản: Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
* Môn Ngữ văn
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc
được tái hiện trong một tác phẩm tùy bút.
- Loại hình tự sự - trữ tình sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản
tùy bút.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả
được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, hình ảnh
* Môn Lịch sử :
Khơi gợi, liên hệ tới những đặc điểm tình hình cơ bản nhất của lịch sử nước ta

giai đoạn 1954- 1975.
* Môn Giáo dục công dân
Góp phần giáo dục củng cố kiến thức về truyền thống, yêu nước, giáo dục lí
tưởng sống.
2. Kĩ năng
* Môn ngữ văn
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút- bút kí được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong
tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tùy bút-bút kí.
- Củng cố kiến thức kỹ năng đọc hiểu văn bản, khai thác cái tôi dào dạt, tinh tế
trong cảm xúc, chân thành; sử dụng từ ngữ, phương thức lập luận, mở rộng kiến thức
về chủ đề quê hương đất nước qua chùm văn bản thơ ca giai đoạn này, kỹ năng cảm thụ
tác phẩm văn học.
- Kỹ năng: giao tiếp, ra quyết định trước một vấn đề, một tình huống cần lựa
chọn, quyết đoán...
* Môn Lịch sử
Tìm hiểu những đặc điểm, hoàn cảnh cơ bản nhất của lịch sử nước ta giai đoạn
1954- 1975.
* Môn Mĩ thuật
Nhận biết về những hình ảnh, đặc trưng tiêu biểu của mùa xuân theo cảm nghĩ,
ấn tượng của mình.
3. Thái độ


* Môn Ngữ văn
- Hình thành ý thức tự giác trau dồi các kỹ năng sử dụng từ ngữ, sự kết hợp hài
hòa giữa tự sự - trữ tình, giữa thơ - văn xuôi..., một mẩu chuyện mà bàn bạc, nghị luận,
triết lý, ném ra những suy tưởng một cách thoải mái, phóng túng...
- Bản thận tự mở rộng kiến thức về chủ đề quê hương đất nước qua chùm văn

bản thơ ca giai đoạn này, kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Yêu mến, rung động trước mùa xuân.
- Khơi dạy sự đồng điệu, ngưỡng vọng trước cái tôi giàu cảm xúc, tinh tế, chân
thành của người nghệ sĩ
- Trân trọng, khâm phục trước những cảm xúc sâu lắng và tình yêu quê hương
đất nước bình dị của tác giả.
- Bồi dưỡng tình yêu, tình cảm cao đẹp với quê hương đất nước, yêu dân tộc,
thái độ cảm phục, trân trọng và tự hào về những con người giàu lòng yêu nước, trân
trọng sự cảm nhận tinh tế của nhà văn về đất nước và con người Việt nam, trân trọng
cái hay cái đẹp của văn chương, ý nghĩa của văn chương đối với đời sống.
* Môn Mĩ thuật
- Qua cảm nhận vẻ đẹp, trân trọng những bức tranh mùa xuân.
- Ý thức trân trọng những nét đẹp bình dị của nàng tiên mùa xuân, bản thân luôn
làm chủ trước tình huống, học tập những phẩm chất tốt đẹp của những người xung
quanh qua những nét vẽ.
* Môn Lịch sử
- Tìm hiểu những trang sử đất nước giai đoạn 1954- 1975
- Niềm tự hào về những trang sử đau thương mà oai hùng của dân tộc Việt Nam,
những nỗi nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình,
thống nhất.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng
tạo...
- Năng lực chuyên biệt: cảm thụ, cảm nhận, giải thích, lí giải, quan điểm, sáng
tạo, viết đoạn văn...
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: GAĐT, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học...
- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học...
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới


*HĐ1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng sự chú ý cho HS
- Phương pháp: thuyết trình
- Thời gian: 5 phút
- Kĩ thuật: động não
- Năng lực: nhớ, quan sát
HĐ CỦA THẦY

HĐ CỦA
TRÒ

- GV cho HS nghe một đoạn bài hát: Nhớ Hà Nội –
Hoàng Hiệp.

HS lắng nghe

- GV cho HS quan sát một vài tâm sự của một số nhạc
sĩ với những nỗi nhớ về Hà Nội trong những năm
tháng đất nước bị chia cắt.

HS quan sát

- GV dẫn dắt: Chúng ta vừa được chứng kiến khung
cảnh thủ đô, được nghe tiếng nói đầy xúc động của
người con thủ đô nhớ về Hà Nội. Nỗi nhớ đó là đề tài
bất tận của các nghệ sĩ. Văn bản: “Mùa xuân của tôi ”

là một trong những nỗi nhớ ấy - nỗi nhớ Hà Nội của
một người con xa quê suốt 1/5 thế kỷ được thể hiện
như thế nào qua văn bản này, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu ở bài học hôm nay.

HS nghe

GHI CHÚ

* HĐ 2: Tri giác; Phân tích- cắt nghĩa; Đánh giá- khái quát
- Mục tiêu: HS nắm được một số KT cơ bản về tác phẩm, thể loại, bố cục, chủ
đề .
- Thời gian: 20-22 phút.
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện; thuyết trình; nghiên cứu trường hợp; gợi mở,
vấn đáp( thực hiên ở phần bố cục).
- Kĩ thuật: động não, góc.
- Phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp.
+ Năng lực riêng: trình bày, đưa quan điểm, phát hiện, tự khẳng định bản thân.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ

- GV cho HS quan sát chân dung Vũ - HS quan sát chân

NỘI DUNG
CẦN ĐẠT
I Đọc, chú


GHI
CHÚ


Bằng.

dung

thích.

H. Căn cứ vào chú thích trong SGK
trình bày đôi nét về tác giả.
GV tích hợp KT lịch sử
H. Trình bày những hiểu biết của
em về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
H. Em có những hiểu biết gì về hoàn
cảnh nước ta giai đoạn đó.
H. Em hãy nhắc lại những hiểu biết
của em về thể loại tuỳ bút.
H. Với đặc diểm thể loại trên ,theo
em ta nên đọc văn bản như thế nào.
Cách đọc: Chậm rãi, sâu lắng, mềm
mại, hơi buồn, chú ý các câu văn
biểu cảm.

- HS trình bày
-> nhận xét, bổ sung

1.Tác giả, tác

phẩm.

-

a. Tác giả:

HS trình bày
- HS trình bày
- HS trình bày
- HS trình bày

- Là nhà văn,
nhà báo
b. Tác phẩm:
+ Là tác phẩm
xuất sắc nhất
+ Viết trong
hoàn cảnh đất
nước bị chia cắt
( 1972)
2. Phương thức:
Biểu cảm.
3. Đại ý:

H . Nêu đại ý chính của bài văn.

Gợi ý trả lời:

- Quê: Hà Nội


- Xuất xứ:

- GV y/ c đọc từ đầu đến “ mê luyến
mùa xuân”
- HS nghe
H. Phương thức biểu đạt chính của
văn bản là gì.
- HS quan sát
GV: Đây là phương thức biểu đạt cơ
bản được các tác giả sử dụng trong
thể loại tuỳ bút.
- HS trình bày
H. Bài văn chỉ là một đoạn trích
không có bố cục hoàn chỉnh của
một tác phẩm nhưng có thể chia
thành mấy đoạn. Nội dung của từng
đoạn.

- Vũ Bằng:
(1913-1984)

- HS nghe
- HS trình bày
- HS trình bày

4. Bố cục:3
phần.


Bố cục: 3 đoạn:

+ Đ1: Từ đầu đến “mê luyến mùa
xuân” : Tình cảm của con người với
mùa xuân là một qui luật tự nhiên tất
yếu.
+ Đ2: Từ : Tôi yêu đến mở hội liên
hoan: Cảnh sắc và không khí mùa
xuân ở đất trời và trong lònh người.
+ Đ3: Còn lại: Cảnh sắc riêng của
trời đất mùa xuân từ khoảng sau
- HS quan sát
ngày rằm tháng riêng.
- GV chiếu đáp áp trên màn hình
*HĐ3: Phân tích, cắt nghĩa
- Mục tiêu: HS nắm và hiểu được cảm xúc của con người, của tác giả với mùa
xuân.
- Thời gian: 15-17 phút.
- Phương pháp: thuyết trình, tri giác, nêu - giải quyết vấn đề, phân tích, nhóm,
phát hiên vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: động não.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực riêng: trình bày, cảm nhận, hòa nhập tập thể, so sánh, lí giải, phát
hiện vấn đề.
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- GV chiếu Đ1 lên màn hình.

HS quan sát.


H. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên thể
hiện tình cảm thật tha thiết, sâu sắc của
con người về mùa xuân . Ý kiến của em?

HS trả lời

( Gợi ý: Tác giả đã sử dụng những cách nói
nào để bàn luận về mùa xuân.)

HS nhận xét.

Kiến thức
cần đạt
II/ Tìm hiểu
văn bản.
1. Cảm xúc
của con
người với
mùa xuân.

Gợi ý trả lời:
- Dùng từ điêu luyện : mê luyến.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá gợi cảm.
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ: ai bảo đươc, ai
cấm được, chữ : thương được sử dụng bốn

Mê luyến

Ghi

chú


lần.
GV nhận xét chung
GVB:
Tình yêu mùa xuân đến với con người thật
tự nhiên như tình mẹ thương con như trai
HS lắng nghe.
,thương gái cô gái còn son nhớ chồng. Mùa
xuân có một sức mạnh kì diệu khiến cho
người người đều mê luyến mùa xuân.
H. Nếu đoạn là cảm xúc của con người
,với mùa xuân thì nội dung đoạn còn lại là
cảm xúc của ai với mùa xuân.
GV tích hợp kiến thức Mĩ thuật

HS trả lời.

GV cho HS quan sát một số hình ảnh về
mùa xuân.
HS quan sát

H. Những hình ảnh trên minh hoạ cho
đoạn văn nào.
GV chiếu đoạn văn: Mùa xuân của tôi…

2. Cảm xúc
của tác giả
với mùa

xuân.


thơ mộng.

HS trả lời.

H. Qua việc quan sát hình ảnh và đoạn văn
, em hãy nêu cảm nhận về mùa xuân.
HS quan sát.
GV tích hợp kiến thức GDCD
HS trình bày cảm
H. Trước cảnh sắc thiên nhiên và không
khí mùa xuân như vậy, chúng ta nên làm gì
để giữ mãi sự trẻ trung, tươi đẹp của mùa
xuân.

nhận.
HS trả lời.

GV chốt kiến thức.
H..Em hãy cho biết đoạn văn trên ghi lại
cảnh sắc mùa xuân Hà Nội mà tác giả
đang được chứng kiến hay trong hồi tưởng
quá khứ
GVB: ở Sài Gòn nhìn mai vàng rực nở tác
giả lại nhớ về mùa xuân Hà Hội -mùa xuân
Bắc Việt. Cảnh sắc thiên nhiên , không khí
mùa xuân được gợi lại nhớ lại từng chi tiết
từng hình ảnh lắng đọng nhất , ám ảnh

nhất. Dường như tác giả không chỉ cảm
nhận được những cái hiện hình những cái
hữu hình mà còn cảm nhận được cả những
cái vô hình.Đó là hồi ức mùa xuân riêng
của tác giả, mùa xuân của tôi- mùa xuân
trong lòng tôi với hạt mưa xuân lất phất với
gió xuân hây hẩy, với hội làng đông vui
nhộn nhịp trong dịp đầu năm như: hát Lim:
Bắc Ninh, hát Xoan : Phú Thọ….

HS ghi.

+ Cảnh sắc:

HS tự do trình bày ý
kiến.

- Hình ảnh:
mưa riêu
riêu, đêm
xanh

HS nghe kết hợp với
quan sát các hình
ảnh: mai vàng,
đào...trên màn hình

- Âm thanh:
tiếng nhạn,
tiếng trống

chèo, tiếng
hát huê tình.


- GV tích hợp kiến thức Âm nhạc
- GV cho HS lắng nghe một vài làn điệu
hát Lim: Bắc Ninh, hát Xoan : Phú Thọ….

HS lắng nghe

H. Qua những dòng hồi ức em có cảm
nhận gì về tình cảm của tác giả dành cho
mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội.

HS Trình bày.

- GV chiếu đoạn văn: “ Ấy đấy ….đứng
cạnh”
- GV gọi HS đọc

HS quan sát

H. Có ý kiến cho rằng : Đoạn văn đã thể
hiện một cách độc đáo sức mạnh kì diệu
của mùa xuân cùng sự ngưỡng mộ, trân
trọng của Vũ Bằng với mùa xuân Bắc Việt,
mùa xuân quê hương. Ý kiến của em.

HS đọc


( Gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào trong đoạn văn. Biện pháp nghệ
thuật ấy diễn tả sức mạnh nào của mùa
xuân.
Em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ
và dấu hiệu câu trong đoạn văn. Việc sử
dụng biện pháp nghệ thuật, giọng điệu,
ngôn ngữ , dâú hiệu câu trong đoạn văn
như vậy có tác dụng gì.)

HS trình bày ý kiến.
HS nhận xét.

+ Mùa xuân
có sức mạnh
thiêng liêng,
kì diệu:
-Khơi dậy
sinh lực cho
muôn l


GV nhận xét và chốt kiến thức.

HS lắng nghe

Gợi ý trả lời:
- Biện pháp nghệ thuật so sánh.
- Từ ngữ khẳng định, động từ mạnh.
- Câu dài ngắt nhịp bằng dấu phẩy

GVB:
Đoạn văn trên cho thấy sự chuyển biến
diệu kì sức sống mãnh liệt của thiên nhiên
và con người khi mùa xuân về. Xuân đến
như mang một luồng không khí mới, một
hơi thở mới thổi vào muôn ,vật muôn loài
làm cho nhựa sống tràn trề, bừng bừng trỗi
dậy, vụt lên một cách mạnh mẽ, mãnh liệt.
Nhưng mùa xuân cũng thật dịu dàng, êm ái
như những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy gió,
vẫy hạt mưa xuân mà lòng ngập tràn hạnh
phúc. Qua lời văn chúng ta cảm nhận được
- HS quan sát tranh.
niềm xúc động đang trào dâng trong lòng
tác giả. Sự ngưỡng mộ, thần phục ,trân
trọng và tình yêu sâu sắc củaVũ Bằng đối
với mùa xuân Hà Nội , mùa xuân đất Bắc.
Đó cũng chính là cội nguồn của tình yêu
quê hương, tình yêu đất nước.

- HS quan sát tranh

GV tích hợp kiến thức Mĩ thuật

- Khơi dậy
các truyền
thống đạo lí.


- GV cho HS quan sát tranh.


HS phát hiện và trả
lời.

H. Bức tranh mô tả cảnh gì. Qua bức tranh
em cho biết cảm xúc của tác giả hướng về
đâu và là cảm xúc gì.
Gợi ý trả lời:

-HS lắng nghe.

- Bức tranh mô tả cảnh bàn thờ trong gia
đình của người dân Hà Nội vào ngày tết.
- Cảm xúc hướng về cội nguồn và không
khí gia đình đoàn tụ đầm ấm.
-GV nhận xét chung.
GVB: Chỉ bằng một đoạn văn ngắn qua
hồi tưởng của người con đất Bắc đang sống
giữa Sài Gòn hoa lệ đầy nắng nhớ về Hà
Nội với nỗi nhớ thương nồng nàn da diết.
Bằng giọng văn: kể - tả - biểu cảm nhịp
nhàng, hài hoà trôi chảy miên man theo
- HS trình bày
dòng cảm xúc của nhà văn, trước không
khí , cảnh sắc mùa xuân tác giả không kìm
nén nổi lòng mình đã thốt lên: ‘ Đẹp quá
đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội
thân yêu, của Băc Việt thương mến.’
H. Tác giả yêu mùa xuân Hà Nội nhưng lại
yêu nhất mùa xuân vào sau rằm tháng

riêng, theo em vì sao lại thế.
Gợi ý trả lời:

- HS trình bày

- Tết chưa hết hẳn,
- Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn
phong……
H. Em cảm được gì về cảnh sắc mùa xuân
Miền Bắc sau ngày rằm tháng riêng qua

- HS trình bày ý
tưởng


ngòi bút tài hoa , tinh tế của tác giả.
GV tích hợp kiến thức Mĩ thuật
H. Mô tả những suy nghĩ của em về mùa
xuân trong bức tranh.

- HS chọn đáp án
đúng

*Hoạt động 3: Tổng kết
1. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất biện
pháp nghệ thuật trong văn bản: “Mùa
xuân của tôi”.?
A.So sánh, nhân hoá.
B. Biểu cảm trực tiếp, dùng từ sáng tạo.
C. Ngòi bút tài hoa ,tinh tế ngôn ngữ trong

sáng , giàu chất trữ tình, chau chuốt, giàu
hình ảnh.
D. Lối văn sáng tạo cách viết tài hoa.
2.Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất nội
dung văn bản: “Mùa xuân của tôi”?
A. Văn bản :Mùa xuân của tôi đã cho thấy
cảnh sắc diệu kì của mùa xuân.
B. Mùa xuân của tôi có một sức quyến rũ
kì lạ khiến cho người người ai lấy đều mê
luyến mùa xuân.
C, Nhìn mai vàng rực nở tác giả nhớ
thương về cảnh sắc và không khí Hà Nôị,
miền Bắc.
D. Với tình yêu quê hương đất nước sâu
sắc, bài tuỳ bút đã tái hiện nỗi nhớ thương
da diết của một người xa quê qua những
cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa
xuân.
* Đáp án:Câu1: C; Câu2: D.
GV chốt kiến thức ghi nhớ.

4. Củng cố
BÀI TẬP CỦNG CỐ

III/ Tổng
kết: * ghi
nhớ:
SGK/178



- GV đưa hệ thống bài tập trắc nghiệm thông qua trò chơi rung chuông vàng.
- GV nêu y/c và luật chơi.
1. Phương thức biểu dạt chính của văn bản: “Mùa xuân của tôi ” là:
A. Tự sự, miêu tả. B. Miêu tả, biểu cảm
C. Biểu cảm.

D. Biểu cảm, tự sự,miêu tả

2. Văn bản : “Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào”
A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.
B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân. từ những diều được nghe kể.
C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân miền
Bắc.
3. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc.
A. Tươi tắn và sôi động.
B. Lạnh lẽo và u buồn.
C. Không gian trong sáng và ấm áp.
D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương.
4. Câu văn nào sau đây không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với
mùa xuân.
A. Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi
cũng xây mộng ước mơ…
B. Mùa xuân của – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có
mưa riêu riêu, gió lành lạnh…
C. Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một caí
áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài…
D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt
thương mến.
5. Điền từ thích hợp vào dấu…
Cảnh sắc riêng biệt, đặc trưng của Hà Nội của miền Bắc trong mùa xuân là….

GV cho HS quan sát một thước phim về nét đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.


ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu1: C
Câu2: C
Câu3: D
Câu4: C
Câu 5: hoa đào, mưa phùn, hội làng.
5. Dặn dò
*Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nghi nhớ và một đoạn em yêu thích trong văn bản.
- Tìm đọc tập tuỳ bút : Thương nhớ mười hai.
- Viết một đoạn văn ngắn từ 4 - 6 câu trình bày cảm nhận về mùa xuân trên quê
hương em.
- Sưu tầm nhưng bài thơ, bài văn nói về mùa xuân.
- Soạn : Ôn tập văn biểu cảm.
..........................................................



×