MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về nội dung kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9.
2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng làm bài văn nghị luận về
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2.2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị luận về
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2.3. Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học
sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập.
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ.
2.3.1.1. Kĩ năng chung về rèn luyện làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ.
2.3.1.2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
2.3.1.3. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ bài thơ.
2.3.1.4. Dạng 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện của
bài thơ.
2.3.1.5. Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trữ tình
trong bài thơ
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích).
2.3.2.1. Kĩ năng chung về rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.3.2.2. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ tác phẩm
(hoặc đoạn trích).
2.3.2.3. Dạng 2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện nội
dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.3.2.4. Dạng 3. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một nhân vật trong
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.3.2.5. Dạng 4. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật
trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.3.2.6. Dạng 5 : Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn văn ngắn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị:
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
7
7
7
7
8
9
10
9
13
13
14
15
16
17
18
20
21
21
22
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Văn bản nghị luận là một kiểu văn bản mà việc tạo lập là vô cùng khó đối
với học sinh trung học cơ sở. “Nó không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xác
sâu rộng, phong phú; những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn về văn học (nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ), về đời sống xã hội, mà đòi hỏi cả sự tư duy lôgíc, chặt chẽ, với những cách
lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí thì mới có thể hấp dẫn thuyết phục được người
đọc người nghe”[1].
Dạng bài mà học sinh phải tạo lập thì nhiều, mỗi dạng lại có những yêu cầu
cách thức nghị luận khác nhau. Nào là nghị luận văn học, rồi nghị luận đời sống
xã hội. Trong đó, riêng nghị luận văn học lại có những dạng cụ thể hơn nữa, kiểu
bài khó so với nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Kiểu bài
này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích , đánh giá từ khái quát đến cụ
thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử ... và đặc biệt là kĩ năng
trình bày .
Đối với học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh ở những vùng không
được thuận lợi như học sinh lớp 9 ở xã Tân Lập thì kĩ năng viết văn của các em
còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác,
bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn
đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả. Từ thực
trạng trên, tôi đã tìm tòi , học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học
sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn chương cho học sinh lớp 9
trường trung học cơ sở Tân Lập trong đó bao gồm cả việc cung cấp kĩ năng và
rèn luyện kĩ năng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình học và nhu cầu
phát triển của xã hội ngày nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở
Tân Lập, huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu
tài liệu hướng dẫn về việc rèn các kĩ năng làm bài văn nghị luận. Tham khảo
sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9.
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
2
Phương pháp thực nghiệm, áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp, so sánh đối
chứng: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (trong năm học 2015-2016
và 2016-2017 tôi chọn lớp 9A là lớp đối chứng, lớp 9B là lớp thực nghiệm).
Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng các bài viết, lực học, mức độ
tích cực của học sinh khi chưa áp dụng rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với khi đã
áp dụng việc rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kiểu văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ
văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Bản chất của việc học thể
loại nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng (giải thích,
chứng minh, phân tích, bình giảng...) để từ đó giúp các em biết trình bày một
cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn
đề văn học. “Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải
biết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến các mức độ cao”[2].
Trong khi rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị luận văn học thì mỗi
một giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tích cực sự sáng tạo của từng học
sinh chứ không được gò ép theo những khuôn mẫu.
Chúng ta cần xác định đây là tiết dạy học rèn luyện, rèn phương pháp, kĩ
năng làm văn chứ không phải là giảng văn. Vì thế cần tránh sa vào bình giảng và
phân tích một tác phẩm cụ thể. Việc học sinh học tốt môn Ngữ văn nói chung và
viết tốt bài tập làm văn nghị luận nói riêng sẽ giúp các em rất nhiều trong việc
hình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái … Nó giúp các
em có tư duy lôgic hơn cũng đồng thời giúp các em cảm thụ văn chương sâu
hơn. Việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9 đòi hỏi người thầy phải có
kiến thức sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến thức trong sách và thực tế ở ngoài
đời. Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người thầy, người thầy cần phải kiên trì, tận
tâm và cần có các phương pháp linh hoạt cho các cách hướng dẫn cho từng dạng
bài cụ thể [3].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về nội dung kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9.
Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như không
trình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài (Chỉ có 4
dàn ý mẫu trong 4 tiết: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống, cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cách làm bài nghị
luận về tác phẩm truyện, cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ – sách
giáo khoa Ngữ văn 9 tập II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá
trình học tập nắm vững kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém.
Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế. Đó là
hiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, hoặc chỉ đọc qua loa đối
phó; một bộ phận học sinh lại quá ỷ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu. Có
3
thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục nghìn đồng là các em có ngay sách bài văn
mẫu để làm “ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì.
2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng làm bài văn nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ.
Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,
chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức kĩ năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn,
tách đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép. Ở các tiết
“Trả bài viết Tập làm văn”, tiết “Ôn tập”, tiết “Luyện nói” nhiều khi giáo viên
chưa hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của các
dạng bài viết cụ thể.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy tập làm văn cũng
còn hạn chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú
và việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Trước đây khi dạy văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt
được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy
tập làm văn ở những tiết học về tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở các
phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện
tập và ra bài tập về các dạng bài văn nghị luận về nhà cho các em để từ đó hình
thành kĩ năng làm bài.
2.2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ.
Đời sống còn nhiều khó khăn, các em phải lao động hàng ngày ở ngoài
ruộng nương và làm nhiều việc phụ giúp gia đình nên ít có thời gian để đọc các
tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết.
Xa trung tâm xã, huyện, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ
việc dạy học nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể
nắm bắt được những gì sách giáo khoa cung cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh lớp 9 trường trung
học cơ sở Tân Lập lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập. Bên cạnh
đó học sinh chủ yếu là người dân tộc Thái và Mường dẫn tới vốn từ không
phong phú do về nhà các em thường giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình)
những điều kiện trên làm cho các em nghèo nàn về vốn từ nên khi viết bài cũng
thêm phần khó khăn.
Học sinh hiện nay, đa số không ham muốn học tập môn Ngữ văn, nhất là
ngại làm những bài văn. Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc các môn
thuộc khoa học tự nhiên. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một
phần cũng do làm văn quá khó, lại mất nhiều thời gian nhất là văn nghị luận.
“Công thức” làm văn cho các em lại không được hình thành cụ thể. Các em
4
không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng. Càng ngày, kĩ
năng tạo lập văn bản của học sinh càng kém hơn, và rất hiếm có những bài văn
nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác,
đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ…Bài viết của các em khi thì sai về
yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận
của đề bài. Ví dụ, đề bài yêu cầu cảm nhận các em lại làm như một bài phân
tích, thiếu cảm xúc, thái độ tình cảm; đề bài yêu cầu nghị luận về một nội dung
của tác phẩm các em lại nghị luận về toàn bộ tác phẩm đó; các em không không
phân biệt được viết như thế nào là bài bình giảng, viết như thế nào là bài phân
tích một đoạn thơ bài thơ; hoặc khi nghị luận kết hợp giải quyết một ý kiến nào
đó liên quan tới tác phẩm, các em lại quên mất việc giải quyết ý kiến đó (quên
giải thích ý kiến, quên xoáy vào tác phẩm để làm rõ ý kiến) mà cứ sa vào nghị
luận toàn bộ tác phẩm…
Nguyên nhân mấu chốt là học sinh thiếu kĩ năng hoặc còn non kém về kĩ
năng làm các dạng bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Năm học 2013- 2014 học sinh khối 9 của trường có 47 em; năm học
2014- 2015 học sinh khối 9 của trường có 49 em; năm học 2015-2016 học sinh
khối 9 của trường có 51 em và năm học 2016 – 2017 có 55 em. Ngay từ đầu
năm học tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy lớp 9 đó là
ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình 37
tuần thì song song với đó nhiệm vụ trọng trách nặng nề đó là ôn luyện, rèn kĩ
năng thuần thục, cung cấp kiến thức đầy đủ để cuối năm học các em tham gia
lao đọng sản xuất, dự kì thi tuyển vào trung học phổ thông và tham gia các lớp
học nghề ... Cuối tháng 3 năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 khi học
sinh đã học hết phần nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ tôi tiến hành ra đề nghị luận văn học, sau đó chấm bài,
mục đích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh. Kết quả
điểm khảo sát năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 ở hai lớp 9 môn
Ngữ văn như sau:
Bảng 1:
Năm học
Khối
Sĩ
số
Điểm
9 - 10
7 - 8,5
SL % SL
5 - 6,5
3 - 4,5
0 - 2,5
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
9
47
2
4.3
8
17.0
25
53.2
8
17.0
4
8.5
2014-2015
9
49
2
4.1
9
18.4
24
49.0
9
18.4
5
10.2
Từ kết quả bài kiểm tra khảo sát tôi nhận thấy học sinh nhiều em chưa biết
cách làm bài nghị luận văn học, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp
xếp theo trình tự chưa hợp lí, hết một ý - một luận điểm học sinh không chuyển
ý chuyển đoạn và tách ý, tách đoạn. Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn
chứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân…
Cá biệt còn có em không hiểu trước đề bài đó thì cần triển khai những ý chính
nào. Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ
5
năng làm bài văn nghị luận. Đầu năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017
trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo
sát môn Ngữ văn để nắm được trình độ và kiến thức ở hai lớp.
Kết quả điểm khảo sát đầu năm môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 năm học
2015-2016 và 2016-2017:
Bảng 2:
Năm học
2015-2016
2016-2017
Lớ
Sĩ
p
số
Điểm
9 - 10
7 - 8,5
SL % SL
5 - 6,5
3 - 4,5
0 - 2,5
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
26
1
3.8
5
19.2
14
53.8
4
15.4
2
7.7
9B
25
1
4.0
4
16.0
14
56.0
4
16.0
2
8.0
9A
27
1
3.7
4
14.8
15
55.6
5
18.5
2
7.4
9B
28
1
3.6
5
17.9
15
53.6
4
14.3
3
10.7
Từ bảng trên, cùng với thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trình độ và
kiến thức Ngữ văn ở các lớp đối chứng (9A) và thực nghiệm (9B) trong cả hai
năm học là tương đương nhau.
2.3. Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập.
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ,
đoạn thơ.
2.3.1.1. Kĩ năng chung về rèn luyện làm bài nghị luận về một bài thơ,
đoạn thơ.
Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ để nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản.
Nắm được những thông tin xuất xứ: tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ. Đặc
biệt phải thấy được sự chi phối của phong cách nghệ thuật của tác giả và hoàn
cảnh ra đời đến giá trị bài thơ, đoạn thơ.
Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ thường phải bám vào các đặc điểm riêng của
thơ ca nhất là đặc trưng về nghệ thuật để khai thác làm rõ nội dung nghị luận.
Đó là thể thơ, là hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu, các biện pháp tu từ…Vì vậy, có
thể đặt các câu hỏi sau để định hướng cho việc nghị luận.
Nội dung chủ yếu của bài thơ, đoạn thơ là gì ?
Có thể chia bố cục của bài thơ, đoạn thơ không ?
Bài thơ, đoạn thơ sử dụng những từ ngữ nào hay, độc đáo ? Giá trị biểu đạt là
gì ?
Biện pháp tu từ nào được sử dụng có hiệu quả và hiệu quả như thế nào ?
Trong bài thơ, đoạn thơ có những hình ảnh nào cần phân tích ? Phân tích ra
sao ?
Giọng điệu chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ như thế nào?
6
Bài thơ, đoạn thơ gợi liên tưởng đến đoạn thơ, bài thơ nào ?
Tuỳ theo yêu cầu về thao tác nghị luận và đối tượng nghị luận cụ thể để có
cách khai thác, lập luận và diễn đạt phù hợp. Khi làm bài có thể vận dụng phép
so sánh đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ khác của tác giả hoặc của tác giả
khác. Nếu là đề mở, cần vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận phù hợp, có
hiệu quả, nhất là thao tác giảng bình.
2.3.1.2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
Khi nghị luận cần đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để
có những lí giải phù hợp.
Sau khi phân tích, bình giá những khía cạnh nội dung và nghệ thuật, cần
đánh giá vẻ đẹp riêng của đoạn thơ đó và vai trò vị trí của đoạn thơ đối với cả
bài. Thậm chí từ một đoạn thơ, cần bước đầu thấy được phong cách nghệ thuật
của tác giả.
Dàn bài :
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả (chỉ nên giới thiệu vị trí văn học của tác giả,
không đi sâu vào các phương diện khác).
Giới thiệu về bài thơ.
Dẫn đoạn thơ cần nghị luận và nêu khái quát những ấn tượng chung về
đoạn thơ đó ( hoặc nên khái quát nội dung đoạn thơ).
b.Thân bài: Tiến hành nghị luận về các yếu tố nghệ thuật, các phương diện
nội dung của đoạn thơ. Chú ý làm nổi bật và nhấn mạnh hơn ở những đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật. Mức độ phân tích, đánh giá, nhận xét, và bày tỏ cảm
xúc, tình cảm của mình về đoạn thơ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu
cầu về thao tác nghị luận cơ bản của từng đề ra.
c. Kết bài: Đánh giá vai trò ý nghĩa của đoạn thơ trong việc thể hiện chủ đề
tư tưởng của toàn bài. Nêu những cảm nghĩ, ấn tượng sâu đậm nhất về đoạn thơ.
VD : Cho đoạn thơ:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
Đặt câu hỏi để định hướng khai thác đoạn thơ ?
Gợi ý:
a. Hệ thống câu hỏi có thể là:
Đoạn văn có những từ ngữ nào đặc sắc ? Tác dụng như thế nào ? (Một loạt
phó từ : vẫn, đã, cũng kết hợp với những động từ diễn tả sự tồn tại:còn, vơi, bớt :
Sự biến đổi rất tinh tế của các hiện tượng tự nhiên, của thời tiết, khí hậu lúc sang
thu).
7
Biện pháp tu từ nghệ thuật có giá trị trong đoạn thơ là gì ? ( Biện pháp nhân
hoá - ẩn dụ: Sấm - ẩn dụ cho những vang động, những bất thường, sóng gió của
cuộc sống; hàng cây đứng tuổi ẩn dụ cho những con người đã “sang thu” già dặn,
chín chắn,…Ý nghĩa triết lí về cuộc sống…).
Giọng điệu đoạn thơ như thế nào ? (nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất suy tư,
bài học ý nghĩa càng trở nên thấm thía sâu sắc với người đọc, người nghe).
Nội dung bao trùm đoạn thơ là gì ? (diễn tả tinh tế những biến chuyển rõ rệt
của thời tiết, khí hậu lúc sang thu và đưa ra bài học triết lí về con người, về cuộc
đời).
- Vai trò, vị trí của đoạn thơ đối với bài thơ như thế nào ? (đoạn thơ không chỉ
góp phần bổ sung, hoàn chỉnh bức tranh sang thu của thiên nhiên đất trời và sự
sang thu của đời người mà còn thể hiện những bài học chiêm nghiệm quý giá về
cuộc đời con người. Với nội dung ấy đoạn thơ đã góp phần không nhỏ đối với
thành công và giá trị, sức sống lâu bền của toàn bài thơ…).
thơ.
2.3.1.3. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ bài
Cần phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ và mạch cảm xúc ấy chi phối bố
cục bài thơ như thế nào ? Nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn một cách cụ
thể. Vì là nghị luận cả bài nên ở nhiều câu, nhiều đoạn không bắt buộc phải khai
thác kĩ như nghị luận về một đoạn. Người viết cần biết lướt qua, tóm lược ở
những đoạn, những câu không góp phần nhiều vào việc thể hiện giá trị của bài
thơ.
Cần thấy được vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp của tác giả, cũng như của
cả một giai đoạn văn học, một thời kì văn học, thậm chí là cả của nền văn học
dân tộc.
Có những bài thơ, nhất là những bài thơ dài, người viết có thể trình bày
cách cảm, cách hiểu của mình theo chiều dọc (về từng phương diện nội dung của
bài). Khi khai thác từng phương diện cũng yêu cầu khai thác cả những tín hiệu
nghệ thuật đặc sắc góp phần diễn đạt nội dung ấy.
Dàn bài chung:
a. Mở bài.
Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí văn học, phong cách nghệ thuật của
tác giả mà không đi sâu vào những phương diện khác).
Giới thiệu bài thơ, nội dung bao trùm bài thơ.
Bước đầu đánh giá về bài thơ đó (tuỳ theo đề bài và nội dung cụ thể của bài
thơ mà đưa ra những đánh giá, nêu ấn tượng cho phù hợp…)
b. Thân bài.
Có thể nêu sơ qua hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Tiến hành thuyết minh, phân tích, bình giảng, nêu cảm xúc về lần lượt từng
khổ thơ đoạn thơ (theo bố cục) các phương diện cụ thể của bài thơ. Chú ý, làm
nổi bật được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trong khi trình bày, có
thể liên hệ so sánh với những bài thơ, đoạn thơ, câu thơ khác để ý được nổi bật,
thuyết phục.
8
c. Kết bài:
Đánh giá vai trò vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả, đối
với văn học dân tộc nói chung.
Khẳng định lại những cảm xúc, những suy nghĩ tâm đắc nhất về bài thơ.
Ví dụ: Cảm nhận về bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và nêu những ấn tượng chung về bài thơ
b. Thân bài:
Cảm nhận chung về hình thức kết cấu bố cục của bài thơ: chia ba đoạn, với
ba khúc ru, ba khúc ru có sự đan xen lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ
dành cho em bé. Ba khúc ru được lặp lại những câu đầu, được sắp xếp theo trình
tự tăng tiến, với sự mở rộng về không gian, về tính chất công việc người mẹ
làm, đặc biệt về sự nâng cao phát triển trong tình cảm, ước mơ của người mẹ…
Nhờ thế vẻ đẹp của hình tượng người mẹ cũng như tình cảm của tác giả dành
cho mẹ cũng được nhấn mạnh, tô đậm hơn lên.
Lần lượt cảm nhận cụ thể:
Vẻ đẹp của người mẹ Tà Ôi: một người phụ nữ giàu tình yêu thương, giàu
ước mơ và giàu nghị lực… Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc
sống lao động và chiến đấu, vẻ đẹp của những người mẹ anh hùng.
Tình cảm thái độ của tác giả dành cho mẹ: sự thấu hiểu, cảm thương, niềm
trân trọng, khâm phục, ngợi ca tự hào…
c. Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ về cả nội dung và nghệ thuật; nâng
cao, mở rộng.
2.3.1.4. Dạng 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương
diện của bài thơ.
Vì chỉ cảm nhận về một phương diện nội dung hay nghệ thuật của bài thơ,
nên khi làm bài tránh phân tích, cảm nhận cả bài. Và như vậy không thể khai
thác theo bố cục bài thơ được.
Nếu nghị luận về một phương diện nội dung bài thơ thì người viết phải biết
chọn những biểu hiện như hình ảnh, câu từ nào trong bài thơ liên quan đến
phương diện cần nghị luận để phân tích, chứng minh.
Nếu nghị luận về phương diện nghệ thuật thì phải phát hiện và phân tích tất
cả những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu. Sau đó phải tìm hiểu xem vẻ đẹp nghệ
thuật ấy thể hiện tập trung nhất ở những yếu tố nào như hình ảnh thơ, nhạc điệu,
từ ngữ, các biện pháp tu từ…. Nhưng không phải chỉ đơn thuần là nghị luận về
nghệ thuật mà điều cần thiết, quan trọng ở dạng bài này là người viết phải biết
phân tích đánh giá được những nghệ thuật ấy nhắm biểu đạt nội dung, tư tưởng
nào mà tác giả gửi gắm. Nếu không nghệ thuật có hay có đặc sắc đến mấy cũng
thành vô nghĩa.
9
Sau khi làm xong phải biết đánh giá giá trị, vai trò của phương diện nội
dung hay nghệ thuật vừa nghị luận đối với giá trị của toàn bài thơ.
Dàn bài :
Mở bài: Giới thiệu bài thơ và phương diện nội dung hay nghệ thuật mà đề
bài yêu cầu nghị luận. Đồng thời nêu ấn tượng chung về giá trị của phương diện
đó trong toàn bài thơ.
Thân bài: Bám vào bài thơ để tìm các hình ảnh, câu từ liên quan đến vấn
đề nghị luận để khai thác trình bày.
Kết bài: Khẳng định giá trị chung của cả bài thơ nói chung và của nội
dung vừa nghị luận nói riêng. Có thể liên hệ mở rộng.
Ví dụ: Vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt).
a. Mở bài: giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ và ấn tượng chung về tình
cảm đó.
b. Thân bài:
Vẻ đẹp của tình bà thiêng liêng, cao cả:
Bà đã hết lòng yêu thương, dạy bảo, chăm sóc cháu, sẻ chia những buồn vui
cùng cháu. bà vừa là người bà của cháu, đồng thời cũng là người mẹ người cha,
người bạn của cháu vậy. Bà đã thắp sáng lên ngọn lửa của tình yêu thương.
Bà là người chuẩn bị cho cháu đầy đủ hành trang để vào đời, để cháu lớn
khôn trưởng thành; là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho bao thế hệ.
Vẻ đẹp của tình cháu dành cho bà: Sâu nặng, chân thành, cháu thương bà
vất vả, khó nhọc, lo lắng và quan tâm bà, biết nghe lời bà.
Cháu yêu quý, tự hào, ngợi ca, biết ơn bà.
Khi xa bà cháu đã nhớ bà da diết khôn nguôi, nỗi nhớ mang nặng cả tình
thương yêu, lòng biết ơn, quý trọng…
Để diễn tả tình bà cháu cao đẹp như vậy nhà thơ đã thành công trong việc
lựa chọn thể thơ 8 chữ, trong xây dựng hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, cách dùng
điệp từ điệp ngữ…
Tình bà cháu đựơc thể hiện trong bài thơ rất chân thành cảm động. Càng
cảm động và thiêng liêng hơn khi tình cảm ấy được gắn liền hoà quyện với tình
yêu quê hương đất nước. Mỗi chúng ta cần biết trân trọng nâng niu, bồi đắp tình
cảm gia đình cho mình…
c. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ. Liên hệ tình
bà trong những tác phẩm khác và trong thực tế cuộc sống.
2.3.1.5. Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trữ
tình trong bài thơ.
- Nhân vật trữ tình ở đây là người bày tỏ thể hiện cảm xúc, chứ không phải
là nhân vật là đối tượng trữ tình trong bài thơ. Vậy nên, nghị luận về nhân vật
này là nghị luận về diễn biến tâm trạng, tình cảm cảm xúc của nhân vật thể hiện
trong bài thơ. Có nhân vật trữ tình trực tiếp (thường là tác giả, tự xưng) và nhân
10
vật trữ tình nhập vai (nhập vai vào một nhân vật khác, nhưng đằng sau đó vẫn là
tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm thể hiện).
Tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình luôn có sự vận động, phát triển
thay đổi. Muốn nắm bắt được điều này, thường chúng ta nên phân chia bài thơ ra
từng phần đoạn tương ứng với tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của tâm trạng được
thể hiện trong đó.
Lần theo mạch cảm xúc đó để phân tích, trình bày những suy nghĩ, nhận xét
của mình. Khi trình bày cần cùng lúc phải chú ý hai điểm: Một là các tín hiệu
nghệ thuật tiêu biểu (chi tiết, hình ảnh, cách ngắt nhịp, cách dùng từ, biện pháp
tu từ…). Hai là, tâm tư tình cảm mà tác giả thể hiện qua những tín hiệu nghệ
thuật đó.
Sau khi phân tích cần tổng hợp, khái quát nâng cao theo cách định danh,
gọi tên cho tâm trạng, cảm xúc, tình cảm. Có thể liên hệ tới tâm trạng của những
nhân vật khác tương đồng hoặc tương phản để bài viết sâu sắc hơn. Nên có
những lời bình, bày tỏ thái độ nhận xét của mình về nhân vật để bài viết có dấu
ấn riêng.
Tóm lại, có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ thuộc kiểu nhân vật nào ?
Bài thơ có thể chia những phần đoạn như thế nào ? Mỗi phần đoạn ấy thể hiện
tâm trạng cảm xúc gì của nhân vật ? Những tín hiệu nghệ thuật nào góp phần diễn
tả tâm trạng, cảm xúc ấy ? Tình cảm cảm xúc của nhân vật đó gợi liên tưởng đến
nhân vật nào ?
Tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình có thể là tiểu biểu cho thế hệ, tầng
lớp nào không ?
Dàn bài chung:
a. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu nhân vật.
Nêu ấn tượng chúng về nhân vật đó.
b. Thân bài: Lần lượt nghị luận về các biểu hiện, các sắc thái cảm xúc tâm
trạng, tình cảm của nhân vật thể hiện trong bài thơ dựa theo mạch cảm xúc của
bài. Mỗi biểu hiện nên trình bày thành một đoạn riêng, có liên kết để sau đó
nâng cao, đánh giá về tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
c. Kết bài: Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ để khẳng định lại tâm
trạng, cảm xúc của nhân vật và đánh giá về vai trò ý nghĩa của việc thể hiện
những tâm trạng ấy trong giá trị chung của toàn bộ bài thơ. Suy nghĩ và rút ra
bài học…
Ví dụ: Những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua
bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
Dàn bài:
a. Mở bài:
Giới thiệu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
11
Nhấn mạnh: đọc bài thơ, ta xúc động, trân trọng biết bao trước những cảm
xúc, tình cảm chân thành mà thi nhân gửi gắm thể hiện.
b. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm nhỏ sau:
Trước hết đó là niềm say mê, ngây ngất, là tình yêu thiết tha của Thanh Hải
trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời (phân tích tín hiệu nghệ thuật
làm rõ).
Không chỉ vậy nhà thơ còn hết sức tự hào, hạnh phúc, sướng vui trước mùa
xuân của đất nước, trước sức trỗi dậy vươn lên, sự phát triển mạnh mẽ của dân
tộc ta trong thời kì đổi mới.( phân tích dẫn chứng)
Càng yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, nhà thơ càng thiết tha, khao
khát được cống hiến, đóng góp một phần nhỏ bé của mình- một mùa xuân nho
nhỏ, mong muốn nhắn nhủ mọi thế hệ chúng ta hãy chung tay vào góp sức xây
dựng đất nước để cho mùa xuân đất nước sẽ càng tươi đẹp hơn. (phân tích dẫn
chứng).
Cả bài thơ là một khúc ca xuân, một khúc ca tự hào, ngợi ca đất nước quê
hương ( phân tích kĩ hơn ở khổ cuối) của nhà thơ, của những con người yêu đất
nước thiết tha.
c. Kết bài:
Khẳng định: Tình yêu thiên nhiên, đất nước với những cảm xúc chân thành
thiết tha của Thanh Hải chính là một nội dung cơ bản làm nên giá trị, sức sống
lâu bền của bài thơ. Cảm nghĩ, rút ra bài học cho bản thân, cho thế hệ trẻ về lí
tưởng sống, cống hiến…
Lưu ý: Nếu nhân vật là đối tượng trữ tình thì phân tích, khai thác như nhân
vật trong tác phẩm tự sự (theo từng đặc điểm, từng biều hiện về ngoại hình, về
cuộc đời, cuộc sống, về cử chỉ, hành động….khái quát lên phẩm chất tính cách
nhân vật).
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.3.2.1. Kĩ năng chung về rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Đối với một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, khi nghị luận ta cần chú ý
khai thác những yếu tố hình thức như nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình
huống truyện, nghệ thuật miêu tả xây dựng nhân vật (thông qua ngoại hình, cử
chỉ, hành động, lời nói, nội tâm…), việc sáng tạo những chi tiết, những hình ảnh
giàu ý nghĩa, hay việc sử dụng các biện pháp tu từ…Từ đó làm toát lên giá trị
nội dung của tác phẩm (nội dung hiện thực, nội dung tư tưởng).
Cần đọc kĩ tác phẩm hoặc đoạn trích để khái quát được giá trị nội dung và
nghệ thuật cơ bản. Biết tóm tắt đầy đủ các sự việc, nội dung chính mà tác phẩm
( đoạn trích) kể lại, biết hệ thống các nhân vật và mỗi nhân vật ấy thuộc kiểu loại
nhân vật nào. Đồng thời ghi nhớ, thuộc lòng những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu viết
về nhân vật, sự việc…
Tìm hiểu thêm những thông tin về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm để
hỗ trợ cho việc nghị luận được sâu sát.
12
Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi thường có đối tượng yêu cầu là:
Nghị luận về toàn bộ tác phẩm.
Nghị luận về một phương diện nội dung (Giá trị nội dung cụ thể, một nhân
vật cụ thể của tác phẩm).
Nghị luận về một nét đặc sắc trong nghệ thuật tác phẩm (nghệ thuật miêu tả
xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống).
Nghị luận về đặc điểm phong cách của tác giả qua tác phẩm.
Mỗi đối tượng nghị luận như thế cần vận dụng phương pháp làm bài phù
hợp, tránh sai lạc, thiếu sót.
2.3.2.2. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ tác
phẩm (hoặc đoạn trích).
Nghị luận về toàn bộ tác phẩm nên cần chú ý nghị luận đầy đủ trên cả hai
phương diện: giá trị nội dung và nghệ thuật (như đã trình bày trên). Thường thì
trước khi nghị luận, cần tóm tắt tác phẩm hoặc đoạn trích, rồi nghị luận về giá trị
nội dung, nghệ thuật.
Mỗi tác phẩm phản ánh và thể hiện một nội dung riêng, nên cần nhận ra nội
dung hiện thực của tác phẩm là gì để nghị luận về bức tranh hiện thực đó thông
qua việc cảm nhận phân tích về các nhân vật, sự việc, các chi tiết liên quan. Từ
nội dung hiện thực, chuyển qua nghị luận về giá trị nội dung tư tưởng (tư tưởng
nhân đạo, tư tưởng yêu nước, những triết lí suy ngẫm của tác giả thể hiện qua
tác phẩm, sức sống mãnh liệt của con người…).
Cần khái quát được những nét nghệ thuật thành công của tác phẩm, chọn và
phân tích chứng minh một số nét nghệ thuật tiêu biểu nhất như nghệ thuật xây
dựng nhân vật, tạo tình huống… (có dẫn chứng).
Trình tự trình bày giữa các các ý, các đoạn là do người viết lựa chọn sao
cho phù hợp, dễ lập luận…
Đánh giá khái quát được giá trị, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác
của tác giả và sự đóng góp của tác giả vào nền văn học nước nhà.
Trong qua trình nghị luận có thể dùng phương pháp so sánh với những tác
phẩm tác giả khác để bài viết sâu sắc hơn.
Dàn bài chung:
a. Mở bài:
Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích (xuất xứ, giá trị). Nêu ấn tương chung về
tác phẩm, đoạn trích.
b. Thân bài: Nên lần lượt trình bày các ý cơ bản sau:
Tóm tắt thật ngắn gọn nội dung hoặc cốt truyện của tác phẩm đề làm nền
cho việc nghị luận về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Nghị luận về giá trị nội dung (thường tiến hành trước): Mỗi nội dung trình
bày một đoạn, có phân tích nhân vật, sự việc để làm rõ.
13
Nghị luận về nghệ thuật: Tập trung phân tích kĩ ở nét nghệ thuật thành công
nhất, còn những nghệ thuật khác có thể chỉ cần liệt kê ra mà thôi.
c. Kết bài: Khẳng định, nâng cao về giá trị tp, tài năng nghệ thuật, tư tưởng
tình cảm của tác giả cũng như những đóng góp của tác phẩm, tác giả vào văn
học nói chung.
Ví dụ: Cảm nhận về “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ.
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận xét chung: đây là một tác
phẩm rất có giá trị, để lại nhiều những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
người nghe.
b. Thân bài:
Tóm tắt tác phẩm (theo nhân vật).
Nghị luận về giá trị nội dung.
Nội dung hiện thực.
Nội dung nhân đạo.
Nghị luận về giá trị nghệ thuật.
c. Kết bài: Khẳng định nâng cao giá trị tác phẩm…
2.3.2.3. Dạng 2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương
diện nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Nghị luận về một phương diện, khía cạnh nào đó trong toàn bộ tác phẩm,
đoạn trích nên chỉ cần dựa vào những chi tiết, sự việc, nhân vật tiêu biểu thể
hiện cho phương diện, khía cạnh đó mà tập trung phân tích, cảm nhận. Tránh sa
vào nghị luận toàn bộ tác phẩm hoặc nghị luận lạc sang đới tượng khác.
Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm, đoạn trích. Nêu phương diện
vần đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu.
b. Thân bài: Tiến hành nghị luận về những biểu hiện cụ thể của vấn đề.
Mội biểu hiện có thể trình bày thành một đoạn văn. Trong quá trình nghị luận
phải bám vào tác phẩm, đoạn trích để dẫn ra những chi tiết, hình ảnh, nhân vật,
sự việc tiêu biểu nhằm phân tích làm rõ vấn đề. (Tránh lan man, đưa dẫn chứng
không phù hợp, hoặc sa vào nghị luận vấn đề khác, hay nghị luận toàn tác phẩm,
đoạn trích).
c. Kết bài: Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của vấn đề vừa nghị luận đối với
thành công, giá trị chung của toàn tác phẩm; đồng thời nêu ấn tượng cảm nghĩ
của bài thân về vấn đề, về tác phẩm…
Ví dụ: Suy nghĩ về tình cha con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý :
14
a. Mở bài: Giới thiệu “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện
ngắn viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ của dân tộc.
b.Thân bài: Trình bày, phân tích được 2 luận điểm sau.
Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc:
Bé thu là cô bé có tình cảm son sắt, thuỷ chung với ba của mình.
Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh,
nó vừa hạnh phúc, vừa lưu luyến không muốn rời xa, vừa yêu thương tự hào về
ba của mình.
Tình cảm của ông Sáu dành cho con vô cùng lớn lao, bất tử:
Ông Sáu yêu con, nhớ con, khao khát được gặp con. Mấy ngày về phép,
ông luôn tìm cách gần gũi, thương yêu vỗ về, chăm sóc con mong bù lại cho con
những tháng xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng, khổ tâm.
Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong hoàn cảnh hết
sức éo le là phải lên đường đến căn cứ nhận nhiệm vụ.
Khi ở chiến khu ông dồn hết tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ nhung để làm
cây lược tặng con gái. Và khi bị thương trong một trận càn, trước lúc nhắm mắt
ra đi, ước nguyện lớn nhất của ông Sáu là nhờ đồng chí của mình chuyển cây
lược ấy tới tận tay con, như thể gửi trao tấm lòng, trái tim mình cho con vậy.
Suy nghĩ về tình cảm cha con nói riêng và những mất mát của nhân dân ta
trong hoàn cảnh chiến tranh éo le; suy nghĩ về tình cảm gia đình, tình cha con
trong cuộc sống thời hiện đại.
c. Kết bài: Khẳng định tình cảm cha con sâu sắc, thiêng liêng, bất tử; rút ra
bài học về tình cảm gia đình…
2.3.2.4. Dạng 3. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một nhân vật
trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Phải xác định được nhân vật cần nghị luận thuộc kiểu loại nhân vật nào
(nhân vật chính hay phụ, có phải là nhân vật tư tưởng không…), có vai trò như
thế nào trong tác phẩm ?
Tuỳ từng kiểu loại nhân vật để khai thác phân tích cho phù hợp; nhưng cơ
bản đều dựa vào những biểu hiện về nguồn gốc lai lịch, về hoàn cảnh cuộc sống,
về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, và nội tâm để phát hiện ra những đặc điểm
tiêu biểu về cuộc đời, phẩm chất…
Khi nghị luận về nhân vật, chú ý khái quát, nâng cao nhân vật ấy xem nhân
vật có đại diện, tiêu biểu cho tầng lớp, thế hệ nào không.
Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật. Nêu ấn tượng chung về nhân vật (tránh nêu
ra cả những đặc điểm của nhân vật khi trong đề bài không giới hạn trước).
b.Thân bài:
Lần lượt nghị luận làm rõ những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật về:
15
Hoàn cảnh cuộc sống, công việc…
Hình dáng diện mạo (nếu có).
Phẩm chất, tính cách: Mỗi nét của phẩm chất tính cách tiêu biểu có thể viết
thành một đoạn. Chú ý bàm vào tác phẩm, đoạn trích tìm những chi tiết, hình
ảnh cụ thể miêu tả việc làm, hành động, lời nói, suy nghĩ nhân vật để phân tích
làm rõ đặc điểm phẩm chất, tính cách…
Nâng cao, khái quát về những đặc điểm của nhân vật cho cả thế hệ…
Khái quát chung về nghệ thuật miêu tả xây dựng nhân vật cũng như tình
cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật.
c. Kết bài: Khẳng định, khái quát về nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản
thân đối với nhân vật…
Ví dụ: Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều qua các văn bản đã học,
đọc thêm.
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Thuý Kiều và khẳng định: Thuý Kiều là
hình tượng đẹp, gợi rất nhiều những tình cảm, niềm thương yêu đối với mỗi
người.
b. Thân bài: Lần lượt nghị luận về.
Vẻ đẹp tài sắc tuyệt đỉnh, tâm hồn đa sầu đa cảm…(Chị em Thuý Kiều).
Cuộc đời bất hạnh, sóng gió…(Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng
Bích).
Luôn giữ được phẩm hạnh, đạo đức tốt đẹp (Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thuý
Kiều báo ân báo oán. Đức hi sinh, lòng vị tha. Tình yêu chung thuỷ sắt son.
Lòng hiếu thảo với cha mẹ. Ân oán rạch ròi, cư xử khôn khéo đúng mực…
Thuý Kiều là nhân vật hội tụ đầy đủ nhất những nỗi đau đớn bất hạnh,
những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam…
Xây dựng nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã bày tỏ được thái độ tình cảm
nhân đạo sâu sắc cũng như tài năng nghệ thuật đặc sắc khi miêu tả khắc hoạ.
c. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp và cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều, liên
hệ với người phụ nữ hiện nay.
2.3.2.5. Dạng 4. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Nắm được khái niệm về chi tiết nghệ thuật: Chi tiết trong tác phẩm văn học
được hiểu rất rộng rãi: một hình ảnh, một hành động, một dáng đi, một nụ cười,
một ánh mắt, một giọng nói, một cảnh sắc thiên nhiên, một đồ vật trong
phòng...thậm chí là một nhan đề của tác phẩm về cách gọi tên nhân vật…
Ý nghĩa vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm:
Nếu so sánh tác phẩm văn học là một cây xanh thì cốt truyện là gốc, là
cành; còn chi tiết là nhánh là lá là hoa. Cốt truyện tạo nên rường cột, tạo nên cái
khung, còn chi tiết làm phong phú sống động, xanh tươi cho tác phẩm.
16
Không có chi tiết nghệ thuật, tác phẩm sẽ trở nên khô khan, đơn điệu tẻ
nhạt. Mọi tác phẩm văn học đều cần có chi tiết, muốn tác phẩm hay thì chi tiết
nghệ thuật phải độc đáo, ý nghĩa, có khả năng gợi mở, tạo sự liên tương thú vị,
đặc biệt là có giá trị thể hiện tư tưởng tác phẩm. Nhà văn M. Gorki nói: “ Chi
tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” là vì thế.
Cách phân tích chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
Khi gặp đề thuộc loại phân tích chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, ta
cần phải thực hiện các công đoạn chính sau đây:
Giới thiệu chi tiết nghệ thuật: Nêu xuất xứ của chi tiết, tái hiện chi tiết, và
có thể nói qua tác động của chi tiết đó đối với diễn biến của truyện.
Phân tích ý nghĩa của chi tiết (ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa nhân văn) trong
quan hệ với diễn biến của truyện, trong quan hệ giữa các nhân vật, trong quan hệ
với chính bản thân nhân vật (số phận và tính cách nhân vật).
Phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết (nghệ thuật xây dựng hình tượng,
nghệ thuật điển hình hoá, nghệ thuật kết cấu…)
Tất cả những điều trên phải được phân tích trên cơ sở nắm được văn bản
nghệ thuật và hiểu biết về tác phẩm, tác giả, không nói chung chung hoặc áp đặt
vô căn cứ.
Khi làm bài có thể kết hợp giữa phân tích với giải thích, bình luận ở mức độ
làm sáng tỏ thêm, sâu sắc thêm sự phân tích.
2.3.2.6. Dạng 5 : Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn văn
ngắn.
Cần xác định được xuất xứ của đoạn văn (thuộc tác phẩm nào, của ai, thuộc
vị trí nào trong tác phẩm…) để đặt trong tổng thể chung mà cảm nhận, phân
tích, bình giá cho hợp lí.
Có thể yêu cầu nghị luận về đoạn văn tự sự, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn
miêu tả hoặc đoạn văn nghị luận…Vì vậy cần vận dụng các kiến thức về nghệ
thuật của thể loại, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt mà nghị luận. Cụ thể :
chú ý về kiểu câu văn, từ ngữ, các chi tiết hình ảnh, sự việc, nhân vật, ngôn ngữ,
nghệ thuật miêu tả, tự sự, biểu cảm ; các biện pháp tu từ...Từ các tín hiệu nghệ
thuật đó để làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Cách làm bài cũng tương tự như làm bài nghị luận về một đoạn thơ đã học.
Nghĩa là có thể đặt các câu hỏi tìm ý về tín hiệu nghệ thuật và nội dung, sự so
sánh liên hệ…
Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu đoạn văn cần nghị luận.
Có thể giới thiệu về tác giả, tác phẩm để dẫn đến đoạn văn.
Không cần thiết phải dẫn trực tiếp, đầy đủ đoạn văn vào mở bài (vì thường
đoạn văn dài), mà chỉ cần nêu lên sự việc nhân vật (đoạn văn tự sự), nêu nội
dung chung của đoạn văn và dẫn câu đầu câu cuối (đoạn miêu tả, biểu cảm, nghị
luận); thậm chí nếu đoạn văn là mở đầu hoặc kết thúc của tác phẩm, thì chỉ cần
giới thiêu là đoạn kết thúc hoặc mở đầu mà thôi.
17
Nêu ấn tượng suy nghĩ chung về đoạn văn đó.
b. Thân bài: Lần lượt trình bày những cảm nhận, suy nghĩ đánh giá phân
tích về các tín hiệu nghệ thuật nổi bật và nội dung cơ bản của đoạn trong sự
thống nhất gắn liền với tác phẩm.
c. Kết bài: Khái quát và khẳng định lại giá trị nổi bật về nội dung và nghệ
thuật của đoạn văn. Đánh giá ý nghĩa của đoạn trong thành công chung của tác
phẩm, tác giả.
Ví dụ : Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long có viết:
“ Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả
mưa tuyết nữa đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ
muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đền bão vặn to đến cỡ nào vẫn
thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như
chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật là dễ sợ: nó
như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn
quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng
hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”
Viết bài văn ngắn cảm nhận về đoạn văn trên.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và phần cuối lời tâm sự của
anh thanh niên với bác hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ về hoàn cảnh công việc của mình.
Nêu ấn tượng chung về đoạn văn.
Thân bài: (Giới thiệu vài nét về anh thanh niên…và cuộc gặp gỡ của anh
với bác hoạ sĩ, cô kĩ sư.)
Trong lời nói của anh, có một loạt những chi tiết hình ảnh được miêu tả
rất cụ thể, sống động. Anh làm việc cả lúc nửa đêm, một giờ sáng. Lúc ấy ở Sa
Pa thật lạnh lẽo, hoang vắng. Có mưa tuyết, gió tuyết, có bóng tối và sự lặng im
bao trùm…Với cách viết ấy, ta cảm nhận được hoàn cảnh cuộc sống và làm việc
của anh thanh niên vô cùng gian khổ, vất vả.
Đây là một lời tâm sự hết sức chân tình, cởi mở. Anh nói ra cả những điều
mà có thể người ta chỉ nghĩ trong lòng. Đó là những “gian khổ”, những “rét” và
“lạnh cóng” mà anh phải trải qua. Đó còn là thái độ, tâm trạng của anh nữa,
không hề dấu diếm. Khi thì “đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ
muốn đưa tay tắt đi” (vì không muốn dậy); khi thì trước cái im lặng của đêm
khuya mà thấy “thật là dễ sợ”; …
Trong hoàn cảnh ấy, nếu không có ý chí nghị lực phi thường thì anh thanh
niên không thể vượt qua, không thể chiến thắng bản thân với những nỗi sợ hãi, e
ngại gian khổ trong cuộc sống và công việc được. “Những lúc im lặng lạnh cóng
mà lại hừng hực như cháy”, ấy là lúc ngọn lửa của nhiệt huyết tuổi trẻ, của tình
yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc đã trỗi dậy mạnh mẽ, thôi thúc anh,
tiếp thêm cho anh sức mạnh, sự can đảm, quyết tâm. Điều đó thật khiến ta cảm
động và khâm phục.
Kết bài:
18
Khẳng định: Chỉ một đoạn văn ngắn để cho nhân vật kể về hoàn cảnh cuộc
sống, công việc của mình, với cách viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, tác giả đã
giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: sự cởi mở, chân
tình; ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm và tình yêu công việc.
Đó là một trong những lí do khiến không chỉ bác họa sĩ, cô kĩ sư - những
người trực tiếp nghe anh nói, phải xúc động, bối rối, lắng tai nghe…mà cả chúng
ta, tuổi trẻ hôm nay càng khâm phục, yêu mến anh biết bao!
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau 2 năm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh các em
viết bài tập làm văn đã trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức hơn,
kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh dần dần được phát triển và nâng cao
hơn. Đối với các em học sinh, các em đã ý thức được tầm quan trọng của môn
Ngữ văn, biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, chặt
chẽ, mạch lạc và bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc của mình đúng cách, đúng
nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng viết bài văn tốt khá nhiều. Học sinh
hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà từ đó có thể cải thiện chất lượng học tập của
học sinh yếu và nâng cao kết quả học sinh khá giỏi một cách rõ rệt.
Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác
được ý hay, ý sâu sắc; phân tích lập luận tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng
tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo.
Rất ít bài làm sơ lược, ý nghèo nàn hoặc không tìm được ý.
Để minh chứng cho điều lí giải ở trên tôi đưa ra bảng đối chứng qua các
lần khảo sát thực tế ở trong các năm học cụ thể như sau:
Theo dõi tỷ lệ học sinh viết các dạng bài văn nghị luận trước và sau khi
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 –
2017 trong đó lớp 9A là lớp đối chứng, lớp 9B là lớp thực nghiệm (kết quả khảo
sát đầu năm học của học sinh 2 lớp ở 2 năm học là tương đương nhau), tôi đã
thống kê được chất lượng như sau:
Bảng 3:
Năm học
2015-2016
2016-2017
Lớ
Sĩ
p
số
Điểm
9 - 10
7 - 8,5
5 - 6,5
3 - 4,5
0 - 2,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
26
1
3.8
5
19.2
15
57.7
3
11.5
2
7.7
9B
25
2
8.0
8
32.0
13
52.0
1
4.0
1
4.0
9A
27
1
3.7
6
22.2
14
51.9
4
14.8
2
7.4
9B
28
3
10.7
10
35.7
14
50.0
1
3.6
0
0.0
So sánh kết quả bảng 2 và bảng 3 tôi nhận thấy: ở mỗi năm học, tỉ lệ học
sinh có điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm tăng, tỉ lệ học sinh có điểm yếu,
kém giảm rõ rệt. Cụ thể:
19
Năm học 2015-2016: Ở lớp thực nghiệm 9B: Tỉ lệ học sinh có điểm giỏi
tăng 4.0%, khá tăng 16%, yếu giảm 12%, kém giảm 4%. Tỉ lệ này ở lớp 9A có
sự thay đổi nhỏ (yếu giảm 3.9%).
Năm học 2016-2017: Ở lớp thực nghiệm 9B: Tỉ lệ học sinh có điểm giỏi
tăng 7.1%, khá tăng 17.9%, yếu giảm 10.7%, kém giảm 10.7%. Tỉ lệ này ở lớp
9A có sự thay đổi nhỏ (khá tăng 7.4 %, yếu giảm 3.7%).
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và thực tế giảng dạy trên lớp,
nhìn chung các em đã nắm chắc các kĩ năng làm các dạng bài văn nghị luận về
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Các
em đã phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng, các kĩ năng
tạo lập văn bản được nâng cao hơn. Bài văn nghị luận có được sức hấp dẫn,
thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận
điểm, luận cứ…Bài viết của các em đã đúng về yêu cầu thao tác nghị luận, đúng
với nội dung nghị luận của đề bài. Từ đó các em đã có được đầy đủ hành trang,
kiến thức vững vàng để bước vào trường phổ thông trung học, học nghề, tham
gia lao động sản xuất một cách vững vàng.
Từ hiệu quả của việc rèn luyện các kĩ năng trên cho học sinh, các năm học
tiếp theo tôi sẽ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho các lớp khối 9.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng dẫn học sinh các kĩ năng viết
văn nghị luận. Những biện pháp thực hiện đã giúp học sinh nhất là đối tượng
học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết bài văn nghị luận. Mặc dù, khi
viết bài văn nghị luận văn học cần phải có kĩ năng phân tích tác phẩm theo từng
thể loại (Trong phạm vi đề tài này tôi không đề cập đến). Nhưng các kĩ năng làm
bài đã thực hiện trong đề tài cũng đã góp phần nâng cao kĩ năng làm văn nghị
luận, nhất là nghị luận văn học cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng học
tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở Tân Lập
cũng như khả năng tạo lập văn bản khi các em bước vào cuộc sống. Tạo cho các
em luôn có khả năng lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi trình bày một
vấn đề, một ý tưởng văn học. Một số bài học rút ra của tôi sau khi thực hiện đề
tài là:
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về các dạng bài cụ thể của
văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ.
Giáo viên phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học sinh
khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù hợp.
Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ năng viết
các dạng bài nghị luận văn học cho học sinh. Đặc biệt là phải cho học sinh nắm
vững kiến thức về các tác phẩm văn học (qua các giờ học phân môn văn học) để
có nội dung thực hành khi viết bài văn nghị luận. Để đạt được các yêu cầu trong
rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và
20
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh theo tôi giáo viên phải rèn luyện
các kĩ năng sau:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trữ tình trong bài thơ
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận nghị luận về toàn bộ tác phẩm (hoặc
đoạn trích).
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận nghị luận về một phương diện nội
dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận nghị luận về một nhân vật trong tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn văn ngắn.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
3.2. Kiến nghị.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở lớp 9
trường trung học cơ sở Tân Lập. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính
của bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến,
trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để
kết quả giáo dục nói chung, dạy và học Ngữ văn nói riêng ngày càng được nâng
cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Hoàng Văn Thành
Hoàng Viết Tính
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiểu Văn, dạy Văn của Nguyễn Thanh Hùng, nhà xuất bản Giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
2. Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp
dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.
3. Nguyễn Trọng Hoàn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm
văn chương, nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
4. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 1, 2.
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9 tập 1, 2.
6. Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/21011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX.
22
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Viết Tính
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Năm học
đánh giá xếp
loại
TT
Tên đề tài SKKN
1.
Một số phương pháp khi
dạy các phép tu từ: So sánh,
ẩn dụ, hoán dụ” trong phân
môn tiếng Việt ở trường
THCS Cổ Lũng .
Phòng
C
2005-2006
2.
Một số phương pháp
giúp học sinh làm tốt bài làm
văn trong chương trình Ngữ
văn lớp 8 ở trường THCS
Thành Lâm.
Phòng
B
2008-2009
3.
Một số biện pháp giáo dục kĩ
năng
sống
thông
qua
HĐGDNGLL lớp 8 trường
THCS Tân Lập.
Phòng
C
2012-2013
4.
Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh tự học môn Ngữ văn
ở trường THCS Tân Lập.
Phòng
5.
Kinh nghiệm rèn luyện kĩ
năng làm bài văn nghị luận về
tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) và nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ cho học sinh
lớp 9 trường trung học cơ sở
Tân Lập
Phòng
B
A
2014-2015
2016-2017
----------------------------------------------------
23
24