Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6a trường THCS hoằng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.81 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.2.3. Chất lượng khảo sát trước khi áp dụng đề tài
2.3. Một số biện pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Biện pháp 1: Luyện nói chuẩn tiếng phổ thông
2.3.2. Biện pháp 2: Ôn luyện các quy tắc viết chính tả tiếng Việt
2.3.3. Biện pháp 3: Cung cấp một số mẹo luật viết chính tả
2.3.4. Biện pháp 4: Làm bài tập để luyện viết chính tả
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức luyện viết chính tả
2.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra việc luyện viết chính tả
2.3.7. Biện pháp 7: Lập sổ tay chính tả
2.4. Hiệu quả
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị và đề xuất

Trang
1
1
1
1


2
3
3
3
3
4
4
5
6
7
9
11
12
13
14
14
15
15
16

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, chữ Quốc ngữ là một nét đẹp trong văn hóa của
người Việt, gìn giữ và viết đúng chính tả không chỉ là giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hóa dân tộc mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam yêu
nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của
cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Học sinh
bậc Trung học cơ sở (THCS) viết không đúng chính tả là một hiện tượng khá
1



phổ biến trong các nhà trường nói chung và Trường THCS Hoằng Long nói
riêng. Việc viết không đúng chính tả không chỉ diễn ra ở những đối tượng học
sinh trung bình hay yếu, kém mà ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi. Điều đó
sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bản thân các em cũng như
thành tích chung của lớp và nhà trường, bởi việc viết sai chính tả rất dễ dẫn đến
hiện tượng kiến thức trong vở ghi không rõ ràng, hoặc sai, khi về nhà ôn bài các
em sẽ khó hiểu hoặc hiểu sai kiến thức; sai lỗi chính tả trong các bài kiểm tra,
bài thi sẽ còn bị trừ điểm bài làm, dẫn đến kết quả học tập sẽ không cao, nhất là
môn Ngữ văn.
Như vậy, dù ở góc độ nào, việc các em viết sai lỗi chính tả sẽ ảnh hưởng
đến thành tích của cá nhân và tập thể. Nhưng quan trọng hơn nữa, nó sẽ làm
giảm đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, làm giảm đi hiệu qủa giao tiếp
của cộng đồng.
Vấn đề trên đã đặt ra cho mỗi giáo viên THCS, nhất là với giáo viên Ngữ
văn, ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức về bộ môn, rèn các kĩ năng tạo
lập văn bản còn phải luyện cho các em viết đúng chính tả.
Bản thân vừa làm công tác quản lý vừa tham gia giảng dạy, sau nhiều năm
nghiên cứu, thực hiện, tôi đã tích lũy được một số biện pháp giúp học sinh lớp 6
khắc phục lỗi chính tả và đạt được những kết quả khả quan. Đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6A
Trường THCS Hoằng Long” để nghiên cứu và áp dụng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 6A trường THCS
Hoằng Long.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6A ở trường
THCS Hoằng Long.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đề ra, tôi đã xây dựng nhóm
phương pháp như sau:
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, tư
liệu có liên quan đến đề tài.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp luyện tập thực hành:
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn.
Chỉ có thông qua con đường luyện tập thực hành thì mới hình thành được năng
lực viết đúng chính tả một cách có hiệu quả.
2


- Phương pháp giao tiếp:
Phương pháp này giúp học sinh khắc sâu những quy tắc chính tả một cách
có ý thức. Muốn sử dụng phương pháp này cần có hệ thống câu hỏi phù hợp với
từng đối tượng học sinh.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ :
Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ
lẫn, tùy theo từng địa phương, tùy theo tình hình lớp. Cách phân tích phải dễ
hiểu, không sử dụng thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh.
- Phương pháp điều tra, thống kê kết quả:
Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua từng
giai đoạn.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trong “Báo cáo chính trị” của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Thanh
Hóa khóa XIX, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ
2015-2020 có nêu: “Thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục ở các
bậc học, ngành học, chú trọng giáo dục toàn diện về đạo đức, kiến thức, kỹ

năng, thể chất, ý thức cộng đồng và tuân thủ pháp luật, viết chuẩn, nói chuẩn
tiếng phổ thông…”

3


Để nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông thì việc rèn luyện các kỹ năng:
nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng. Rèn nét chữ cho HS không chỉ là công việc
ngày một ngày hai, cũng không phải một thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn rèn
luyện là có thể thành công đối với các em. Mà đó là một quá trình nỗ lực tự bản
thân học sinh cố gắng rèn luyện, có người hướng dẫn là các giáo viên dạy môn
Ngữ văn, sự giám sát nhắc nhở của các thầy cô giáo bộ môn cùng phối hợp với
phụ huynh của học sinh mới tạo nên sự thành công ấy. Tục ngữ xưa đã nói: “Nét
chữ nết người”, công việc rèn nét chữ cho các em không phải kết quả thu được
là vở sạch chữ đẹp mà còn rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc
giữa chừng cho các em. Đó là đức tính mà mỗi con người muốn thành công
không thể không có.
Hơn thế nữa, một học sinh khi ra đời, làm bất cứ một công việc gì cũng
cần đến công việc viết lách. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi công nghệ
thông tin phát triển không ngừng các em có thể nói rằng chữ xấu thì có thể đánh
máy, song không thể viết đúng nếu như các em không hiểu luật, và các quy tắc
chính tả. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không
chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi các biển quảng cáo, các bản tin, các
phương tiện thông tin đại chúng ngày càng sai nhiều lỗi chính tả một cách ngớ
ngẩn.
2.2. Thực trạng
Năm học 2016- 2017, khối 6 Trường THCS Hoằng Long có tổng số 47
học sinh được biên chế thành 02 lớp, lớp 6A có 24 học sinh, trong đó có 13
nam, 11 nữ.
2.2.1 Thuận lợi

- Đa số các em đã được nắm được một số qui tắc viết chính tả ở cấp Tiểu học.
- Sĩ số học sinh của lớp ít, thuận lợi cho việc uốn nắn, theo dõi quá trình
rèn luyện của các em.
- Nhà trường quan tâm sâu sắc trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện về chuyên
môn, cũng như cơ sở vật chất, giúp đỡ giáo viên trong quá trình nghiên cứu.
- Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.
- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, năng động trong công tác, nhiệt tình
trong công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2.2. Khó khăn
- Một số em chưa có ý thức tự giác học. Việc học tập của các em cần phải
có người nhắc nhở.
- Một số em chưa nắm được một số qui tắc khi viết chính tả.
- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em.
4


- Thời gian học tập của các em còn hạn chế. Mặc khác, một bộ phận
không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong
khi nói và viết…
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Trên 90% học sinh là con em địa phương gốc Hoằng Long nên việc sử
dụng ngôn ngữ địa phương ảnh hưởng rất nhiều trong ngôn ngữ nói và viết.
2.2.3. Chất lượng khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Qua chấm bài khảo sát đầu năm , tôi đã thống kê các loại lỗi mà học sinh
thường mắc phải:
- Viết sai phụ âm đầu:
Ví dụ: s và x (hàm súc -> hàm xúc), r và d (buồn rầu -> buồn dầu), d và gi
(dữ dằn -> dữ giằn, giỗ chạp -> dỗ chạp), ch với tr (chào cờ -> trào cờ )…
- Viết sai phần vần:
Ví dụ: quyền hành -> quền hành, khỏe khoắn -> khẻo khoán, hồn nhiên ->

hồn nhin, quang cảnh -> qoang cảnh, nhiệt huyết -> nhiệt huýt, canh hến, rau
dền -> canh hếnh, rau dềnh
- Viết sai thanh điệu, phổ biến nhất là lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã:
Ví dụ: như: sạch sẽ -> sạch sẻ, nỗi buồn -> nổi buồn, bãi biển -> bải biển,
giữ gìn -> giử gìn, nghỉ bão-> nghĩ bảo…
- Không viết hoa theo quy định như: không viết hoa chữ cái đứng đầu các
câu, không viết hoa tên người, tên các tổ chức, các địa danh, tên tác phẩm, hoặc
có thể viết hoa tùy tiện.
Ví dụ: Em Sơn lớp 6A viết nhãn vở: trường trung học cơ sở hoằng long
(Trường Trung học cơ sở Hoằng Long).
Kết quả khảo sát cụ thể:
STT

Các lỗi thường gặp

Số lượng

Tỉ lệ

Viết sai phụ âm đầu

10/24

41.6

2

Viết sai phần vần (âm chính, âm cuối)

12/24


50.0

3

Viết lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã

12/24

50.0

4

Viết hoa sai quy tắc

10/24

41.6

Ghi chú

1

5


Qua khảo sát, tôi nhận thấy ở bài làm cũng như vở ghi Ngữ văn của học
sinh các loại lỗi: phần vần, phụ âm đầu, thanh điệu và lỗi dùng từ lệch chuẩn –
lỗi chồng lỗi.
*Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng các em viết sai lỗi chính tả
nhiều như đã nói ở trên, cụ thể như sau:
- Do ở bậc THCS các em thay đổi phương pháp học, các em không được
cô giáo ghi hết các đơn vị kiến thức lên bảng hoặc đọc bài cho chép. Chủ yếu là
các em vừa nghe cô giáo giảng bài vừa ghi mà lượng kiến thức nhiều các em
phải ghi nhanh mới kịp nên rất dễ viết sai.
- Do các em phát âm chưa chuẩn- phát âm tiếng địa phương, nên khi viết
dẫn đến sai chính tả.
- Do các em chưa nắm vững quy tắc viết chính tả tiếng Việt (quy tắc viết
hoa, quy tắc viết các con chữ và liên kết chúng, cách đánh dấu thanh…) đã được
học ở lớp dưới.
- Do một bộ phận học sinh viết ẩu, viết nhanh cho xong để làm việc riêng
cũng dẫn đến viết sai chính tả.
Như vậy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thế nhưng thời
lượng chương trình dành cho việc luyện viết đúng của các em trong chương
trình Ngữ văn THCS rất ít: ngoài 4 bài tập chính tả xen vào các bài học ở sách
Ngữ văn 6, và mấy tiết chữa lỗi dùng từ, diễn đạt ở các khối lớp 6,7,8 nên thời
gian luyện viết chính tả cho các em rất hạn chế.
2.3. Một số biện pháp và tổ chức thực hiện
Ở trên lớp thông thường giáo viên dừng việc chữa lỗi chính tả cho học
sinh thông qua việc kiểm tra vở của các em ở mỗi tiết học (mỗi tiết được 1- 2
em, khoảng một hai bài trong vở của các em). Giáo viên còn chú ý tranh thủ thời
gian đọc bài ở mỗi phần bài học để luyện cho các em phát âm chuẩn tiếng Việt:
Mỗi khi có học sinh đọc sai (lẫn lộn phụ âm đầu, lẫn lộn các thanh) giáo viên
yêu cầu học sinh dừng lại và hướng dẫn các em đọc lại cho đúng, bởi các em có
đọc đúng thì mới viết đúng được, và khi chấm bài kiểm tra của các em thì ngoài
việc chữa lỗi về kiến thức, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu) thì lỗi chính tả của các
em đều được giáo viên chú trọng: những từ các em viết sai được giáo viên gạch
chân bên dưới rồi viết lại lên trên để các em nhận biết, rút kinh nghiệm. Ngoài
ra, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện luyện viết chữ đẹp vào bộ vở luyện

viết theo yêu cầu chung của các cấp và chấm chữa , phát hiện sai sót của các em
để điều chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, việc luyện viết chính tả bằng những hình thức làm như trên
6


chưa kiểm tra được thường xuyên từng học sinh nên các em chủ quan và chưa
thấy hết tầm quan trọng của việc này nên cũng không thường xuyên luyện tập để
viết đúng, viết đẹp.
Để phát huy được mặt tích cực và khắc phục được điểm hạn chế của hình
thức chữa lỗi như đã nói ở trên theo tôi phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức
chữa lỗi và luyện viết cho các em cả ở trên lớp và ở nhà, đòi hỏi phải có thời
gian lâu dài cũng như sự nhiệt tình, kiên nhẫn của tất cả giáo viên và học sinh…
Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm của học sinh lớp 6, để nâng cao ý
thức luyện viết đúng chính tả và chất lượng học tập của các em, tôi đã kết hợp
linh hoạt nhiều hình thức chữa lỗi và luyện viết cho các em như: Chuẩn bị sẵn
các câu hỏi, bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, với nội dung của chương
trình học để vừa luyện viết vừa ôn luyện kiến thức cho học sinh.
Để khắc phục được các lỗi chính tả của học sinh như đã thống kế trên, tôi
đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau:
2.3.1. Biện pháp1: Luyện nói chuẩn tiếng phổ thông.
Học sinh muốn viết chuẩn tiếng phổ thông thì phải nói chuẩn tiếng Việt
phổ thông, chính âm luôn đi trước chính tả. Biện pháp này, tôi rất chú trọng
luyện phát âm chuẩn tiếng phổ thông cho học sinh trong phần đọc và tìm hiểu
chú thích ở các tiết Văn bản.
Ví dụ: Học văn bản “Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử” lớp 6 có đoạn
thơ học sinh hay phát âm sai theo tiếng địa phương Hoằng Long như các từ:
Biên-> Bin, sông->xông, rộng-> dộng; người-> ngừi, ngược-> ngựưc
“ Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng

Tàu xe đi lại thong dong
Người người tập nập gánh gồng ngược xuôi…”
Ngoài ra học sinh còn được các cô giáo chủ nhiệm lớp triển khai chuyên
đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông” đã góp một phần không nhỏ trong
việc nâng cao chất lượng nói chuẩn tiếng phổ thông .

7


Triển khai chuyên đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông”
Lớp 6A - GVCN- Cô: Trần Thị Hòa
2.3.2. Biện pháp 2: Ôn luyện các quy tắc viết chính tả của tiếng Việt
Việc tổ chức cho các em ôn luyện lại các quy tắc viết chính tả của tiếng
Việt để viết đúng.Tôi đã cố gắng bố trí dành khoảng 10 phút cuối của các giờ trả
bài kiểm tra hoặc cuối các buổi ôn tập do nhà trường tổ chức để hướng dẫn lại
cho các em quy tắc viết chính tả của tiếng Việt, ví dụ như:
* Dựa vào quy tắc ngữ âm để viết đúng các chữ: k / c / q , ng /ngh, g/ gh
đứng trước:
Đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ê, viết k, gh, ngh. Ví dụ: ghi, ghé, kẻ,
kê, nghiền….
- Đứng trước các nguyên âm: a, ă, u, ư, o, uô, ươ viết c, g , ng. Ví dụ: ca,
căn, cước, gà, gò, guốc, ngà, nguôi, người…
- Đứng trước nguyên âm: u, uơ viết q. Ví dụ: quá, quở …
- N không đứng trước các âm đệm oa, oă, uâ, uy, ây. L đứng trước các âm
đệm trên.
- X kết hợp các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. S không kết hợp với các
vần trên.
- Tr không thể đứng trước chữ có vần bắt đầu bằng oa, oe, uê và đi với
dấu nặng, dấu huyền. Ch đứng trước các vần như trên.
- D có thể đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy và đi đôi

với dấu nặng, dấu ngã. Gi không thể đứng trước các vần trên và đi đôi với dấu
sắc, dấu hỏi, dấu huyền .
*Dựa vào các quy tắc ngữ nghĩa để phân biệt các chữ: d / gi, c / q (phải
nhớ nghĩa, nhớ âm và cách viết quen thuộc từng từ để viết đúng chính tả).
8


Ví dụ:
- Âm “ dao”(đồ dùng để chặt, thái …) thì viết “ dao” (con dao, mài dao ).
- Âm “ dao” (chỉ mối quan hệ tương tác) thì viết “giao“ (ngoại giao,
giao chiến …).
- Âm “ cuốc” (đồ dùng để cuốc đất, vun, xới đất cát, chỉ tên gọi của một
loại chim ) thì viết “ cuốc” ( cái cuốc, con chim cuốc).
- Âm “ cuốc” (có nghĩa chỉ đất nước ) thì viết “ quốc” (quốc gia, quốc
kì).
*Dựa vào các quy tắc hòa phối âm thanh của các tiếng trong từ láy để
nhận biết các thanh như sau:
+ Các tiếng có dấu thanh không , sắc, hỏi thường đi đôi với nhau.
Ví dụ: nhỏ nhắn, róc rách, ngo ngoe, đỏng đảnh, nghỉ ngơi, cáu kỉnh …
+ Các tiếng có dấu thanh huyền, ngã, nặng thường đi đôi với nhau.
Ví dụ: già dặn, vừa vặn, bạc bẽo, bồng bềnh, mĩ miều …
+ Trong trường hợp gặp một từ mà khó phân biệt dấu hỏi hay ngã thì tạo
từ láy âm.
- Nếu tiếng láy âm với nó là thanh không, sắc, hỏi thì là dấu hỏi (ví dụ: dở
dang, lỏng lẻo…).
- Nếu tiếng kia là thanh huyền, ngã, nặng thì là dấu ngã (ví dụ: rõ ràng, se
sẽ, nũng nịu, khe khẽ,…).
* Kết hợp các quy tắc chính âm, chính tả để viết đúng các âm đầu, âm cuối:
- Nhớ âm, nhớ nghĩa để đọc đúng, viết đúng các từ .
Ví dụ: man mát -> man mác, hiêu quạnh -> hiu quạnh.

- So sánh với từ gần âm, gần nghĩa, trái nghĩa để nhớ cách viết đúng
chính tả, ví dụ: can / gan, san sát / ran rát, lấc cấc/ xấc láo …
- Dùng” i” thay cho” y”ở cuối các âm tiết mở. Ví dụ; hi sinh, hi vọng,
biệt li…Trừ trong các âm tiết “ uy ’’ và các trường hợp sau “ qu ’’ hoặc “y” đứng
một mình hoặc đứng đầu âm tiết. Ví dụ: ý nghĩa, ý chí, yêu mến, huy động, quy
tắc, quý trọng…. Tuy nhiên, một số từ có “ i ” làm thành tố vẫn viết theo thói
quen như : ỉ eo, ầm ĩ; hoặc “ i ” đứng đầu một số âm tiết như: in, im lặng,
ít ỏi, ỉu xìu…
*Hướng dẫn các em nắm lại quy tắc viết hoa trong tiếng Việt để các em
viết đúng chính tả .Cụ thể như sau:
+ Trường hợp thứ nhất: Viết hoa chữ cái đầu các tiếng và không dùng
gạch nối.
9


Bao gồm như sau:
- Tên riêng của người Việt Nam (đọc theo âm Hán-Việt) bao gồm tên thật,
tên tự, tên hiệu…, cả trường hợp một số tên người Việt Nam được cấu tạo kết hợp
bởi một danh từ chung với danh từ riêng dùng để gọi như: Ông Gióng, cụ Đồ
Chiểu, Tú Xương…Tên riêng của người Trung Quốc, ví dụ: Mao Trạch Đông…
- Tên các địa danh Việt Nam và tên địa lý đọc theo âm Hán-Việt.
- Tên địa lí thế giới phiên âm gián tiếp qua tiếng Hán và đọc theo âm HánViệt. Ví dụ: Ai Cập, Đan Mạch, Tây Ban Nha…
- Tên các năm âm lịch. Ví dụ: Kỉ Tỵ, Đinh Mão…
+ Trường hợp thứ hai: Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất và không
dùng gạch nối. Bao gồm như sau:
- Tên các ngày tiết và ngày tết. Ví dụ: tiết Lập xuân, Đại hàn, tết Trung
thu, tết Nguyên đán…
- Tên các thời kì, phong trào, sự kiện lịch sử. Ví dụ: thời kì Phục hưng,
phong trào Cần vương…
- Tên các huân chương ,huy chương, danh hiệu vinh dự…. Ví dụ: Kỉ niệm

chương, Tổ quốc ghi công, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động…
- Tên các tác phẩm, sách báo, văn kiện được trích dẫn (trừ trường hợp tên
người, tên địa lí được dùng làm tên tác phẩm. Ví dụ: Hồ Chí Minh toàn tập…)
- Tên các tổ chức (viết hoa chữ cái đầu của thành tố đầu và các từ, các
cụm từ có cấu tạo đặc trưng và khu biệt của tổ chức và tên riêng nếu có, ví dụ:
Quốc hội Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội...)
+ Trường hợp thứ ba: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đứng đầu và dùng
gạch nối, bao gồm:
- Tên riêng của người nước ngoài được phiên âm trực tiếp có nhiều âm
tiết. Nếu bao gồm cả họ, tên thì viết hoa âm tiết đầu của phần họ và phần tên.
Ví dụ: Mác-xim Go-rơ-ki, Ra-bin-đra-nát Ta-go…
- Tên địa danh nước ngoài được phiên âm trực tiếp có nhiều âm tiết, ví dụ:
Can-cút-ta, Ben-gan,…
2.3.3. Biện pháp 3: Cung cấp một vài mẹo viết chính tả.
Tôi cung cấp cho học sinh các mẹo về sử dụng dấu ngã và dấu hỏi đối với
từ láy là: “Huyền ngã nặng, sắc hỏi không”.
+ Nghĩa là sử dụng dấu ngã đối với từ láy có dấu huyền và dấu nặng như:
dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hững hờ, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ,đẹp đẽ, gặp gỡ...

10


+ Sử dụng dấu hỏi đối với từ láy có dấu sắc và không dấu: sửa sang, hăm
hở, gửi gắm, rải rác, thong thả, mát mẻ, bảnh bao, sắm sửa...
Để dễ nhớ, có thể cho học sinh học thuộc quy tắc xử dụng dấu ngữ, dấu
hỏi bằng các câu thơ sau:
Chị Huyền vác nặng ngã đau
Anh Sắc không hỏi một câu được là
- Cung cấp cho học sinh mẹo về sử dụng dấu ngã và dấu hỏi đối với từ

Hán-Việt:
+ Sử dụng dấu ngã khi có phụ âm đầu là: d (dũng, dữ, dưỡng...) , l (lãm,
lãnh, lĩnh, lễ, liễu, lỗi...) , m (mẫu, mã, mẫn, mỹ, miễn...), n, nh, ng, ngh (não,
ngã, ngãi, ngũ, nghĩa, nghĩ, nghiễm...), v (vãng, vỹ, võ, vũ, võng...).
+ Sử dụng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là: ch (chuẩn, chỉnh, chuyển,
chưởng...), gi (giải, giả, giảng, giản...), kh (khải, khả, khởi, khuẩn, khẩn, khổ,
khuyển...), và các từ Hán- Việt không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm,
ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.
- Ghi nhớ những từ ngữ thường dễ mắc lỗi chính tả thông qua thơ và
những đoạn văn để dễ ghi nhớ. Ví dụ :
+ Từ “tấc” (10 cm) chỉ có một trường hợp và phụ âm cuối là “c”, đọc là “xê”:
Thước xê (c) thì tấc cũng xê
Tấc xê có một, tấc xê tới mười
+ Từ “chặt” phụ âm cuối là “t”, đọc là “tê”:
Chặt là tê, tê mà thôi
Ai mà viết trật là tôi đánh đòn
+ Từ “phác” phụ âm cuối là “c”, đọc là “xê”:
Cô C (xê) chất phác hiền lành
Óc luôn phác họa chương trình làm ăn
+ Từ “băn khoăn” và “bâng khuâng”:
Băn khoăn ăn nói ngại ngùng
Bâng khuâng vâng dạ mà lòng quạnh hiu
+ Cách nhớ các tiếng có phụ âm cuối là “c” và “t” thông qua những câu
bình thường như:
. Lác đác đó đây: người mắt lác, kẻ bệnh lác, ngồi chiếu lác.

. Nghe mùi thơm nức mà nghe nức nở trong lòng.
. Tà áo là lượt, đi lượt thượt, qua nhà ba lượt.
+ Cách nhớ các tiếng có phụ âm đầu là “gi” và “d” thông qua đoạn văn:
11



Phụ âm “gi”: Giò heo giấu trong giỏ, treo ở giàn hoa, kề giậu. Cá giếc
thích ăn giòi, giun và gián mắc câu nằm giãy giụa. Người giằm ớt, giã tỏi, pha
giấm. Giả sử trong giây lát bị người gièm pha, đùa giỡn, giễu cợt cũng chớ
giận. Chớ giật mình, mà cứ giơ tay giãy bày, đừng để dằn vặt làm gì. Mà cứ
giục giã giặm lúa giâm cành, gié lúa sẽ thành giạ lúa…
Phụ âm “d”: Ông trọng danh dự, nhà dư dật, tính dữ dằn, ưa dụ dỗ, tay
cầm dây dẻo và cái dùi, đi mấy dặm, dọc dãy phố đến dòng sông. Dải áo tung
bay, hình dáng dịu dàng, nhìn dấu tích dọc ngang nhớ dịp nào dồn dập những
dỗ dành, dối tá, đầy dãy những dính líu dọa nạt, dằn lòng không được nổi dóa…
2.3.4. Biện pháp 4: Làm bài tập luyện viết chính tả.
Ngoài các biện pháp trên, tôi còn chuẩn bị sẵn các dạng bài tập luyện viết
chính tả và giao cho các em làm vào vở bài tập như:
+ Dạng bài tập thứ nhất: Điền các phụ âm vào chỗ trống.
Ví dụ: - Điền s hoặc x vào chỗ trống: …ử lí (xử lí ), ….ử dụng (sử dụng),
…uất …ắc ( xuất sắc )….
- Điền d hoặc gi vào chỗ trống: bàn ….ao( bàn giao), ….ao kéo
(dao kéo), …ò la (dò la ), …ò chả (giò chả )….
+ Dạng bài tập thứ hai: Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.
Ví dụ: Chọn tiếng ( trung, chung) thích hợp điền vào chỗ trống: ………
sức (chung sức),……… thành (trung thành ),……thủy ( chung thủy ), …….tâm
(trung tâm ).
+ Dạng bài tập thứ ba:
Điền thanh.
Ví dụ: Điền dấu hỏi hoặc ngã vào các tiếng in nghiêng: tiêu sử (tiểu sử ),
tuần tiêu (tuần tiễu ), tiêu thuyết (tiểu thuyết ), tích tiêu thành đại (tích tiểu
thành đại).
+ Dạng bài tập thứ tư : Điền dấu (X) vào ô trống.
Ví dụ: Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, theo em, HS Thanh Hóa

thường mắc những lỗi chính tả nào sau đây. Điền dấu (X) vào ô trống để trả lời.
A. Viết tr = ch và ngược lại
B. Viết x = s và ngược lại
C.
Viết v = d (vui vẻ + dui dẻ)
D.
Viết r = d = gi và ngược lại
E.
Viết n = l và ngược lại
F.
Viết lẫn lộn dấu hỏi và dấu ngã
G. Viết âm i = iê; uô = u (trái tim=trái tiêm; nuốt=nút)
H. Ươt = ươc (xanh mướt=xanh mước)
12


+ Dạng bài tập thứ năm: đặt câu với các từ cho trước:
Ví dụ: đặt câu với mỗi từ sau: giành, dành, man mát, man mác…
+ Dạng bài tập thứ sáu: chép lại đoạn thơ (bài thơ) hoặc đoạn văn trong
các văn bản đã học.
Hàng tuần, tôi có thể giao cho các em từ 1-3 bài tập để các em làm và
tôi thu chấm, chữa cho các em, có thể thu xác xuất, cũng có thể cả lớp. Hình
thức này đòi hỏi các em phải thường xuyên luyện viết nên tăng cường được ý
thức luyện tập của học sinh.
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh luyện viết đúng chính tả
* Tổ chức cho học sinh luyện viết đúng chính tả theo nhóm:
Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại đối tượng học sinh trong lớp thành
các nhóm để thông báo tới các bậc phụ huynh, các giáo viên bộ môn cùng kết
hợp theo dõi, nhắc nhở, kiểm tra việc luyện viết cũng như kết quả luyện tập của
các em hàng tháng, hàng kì và có động viên khen thưởng kịp thời đối với nhóm

cũng như cá nhân có nhiều tiến bộ.
- Lớp 6A tôi chia HS thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh viết chữ đẹp, rõ ràng, không sai lỗi chính tả
hoặc có một hai lỗi không đáng kể.
Nhóm 2: Những em viết xấu, thiếu nét hoặc sai lỗi chính tả. Hầu hết trong
nhóm này các em đều mắc phải một số lỗi cơ bản như chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện,
sai quy tắc chính tả và không hiểu nghĩa dẫn đến lẫn lộn phụ âm.
Nhóm 3: Còn lại những em viết chữ quá xấu, cẩu thả, sai và lẫn lộn các phụ
âm, không rõ chữ dẫn đến tình trạng không đọc được hoặc đọc sai nghĩa của từ .
* Tổ chức cho học sinh luyện viết đúng chính tả theo từng cặp:
Không chỉ kết hợp theo dõi giữa giáo viên và phụ huynh mà tôi còn tổ
chức cho các em tự kiểm tra,theo dõi, nhắc nhở lẫn nhau bằng cách là: Trên lớp
tôi chú ý sắp xếp mỗi bàn một em viết tốt chính tả và phân công cho các em này
kèm các bạn khác trong bàn, cụ thể như: tranh thủ giờ ra chơi kiểm tra xem vở
bạn viết có đúng chính tả không và nhắc các bạn sửa, nếu bạn phát âm chưa
chính xác thì sửa cho bạn. Tôi còn yêu cầu tất cả các học sinh đều có thể nhắc
nhở, sửa lỗi chính tả, lỗi phát âm cho các bạn nếu phát hiện bạn sai. Hình thức
làm này rất có hiệu quả bởi các em là những người gần gũi nhau nhiều nhất nên
có thể phát hiện và sửa lỗi cho bạn một cách kịp thời.
2.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra luyện viết chính tả.
Tổ chức cho các em kiểm tra miệng bằng hình thức viết trong thời gian 57 phút thay cho kiểm tra vấn đáp thông thường.
13


Thời gian thực hiện là 5-7 phút (vào đầu hoặc cuối các giờ học) để vừa
kiểm tra bài cũ vừa kiểm tra việc luyện viết chính tả của các em, cách này có thể
thực hiện như sau:
Giáo viên lên lớp, yêu cầu học sinh lấy giấy kiểm tra 5 phút.
Hình thức 1: Kiểm tra cùng một nội dung theo bàn, theo nhóm.
Ở hình thức này thì giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra bài cũ đã chuẩn bị

vào bảng phụ, yêu cầu học sinh của 01 bàn hoặc nhóm nào đó làm bài vào giấy
trong thời gian 5- 7 phút.
Ví dụ: Câu hỏi kiểm tra việc học bài“ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh
Huệ (SGK Ngữ văn 6 tập 2) như sau:
? Hãy chép theo trí nhớ khổ 3, khổ 4 bài thơ“ Đêm nay Bác không ngủ”
của Minh Huệ.
Hoặc: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ“ Đêm nay Bác
không ngủ” của Minh Huệ.
Hình thức 2: Kiểm tra nhiều nội dung trong cùng một bài theo từng bàn,
từng nhóm:
Ở hình thức này giáo viên phải chuẩn bị nhiều câu hỏi trong cùng một bài
học, cũng đưa ra các câu hỏi kiểm tra bài cũ đã chuẩn bị vào bảng phụ (hoặc phô
tô vào giấy phát cho các em ) và yêu cầu học sinh của từng bàn hoặc nhóm nào
đó làm câu nào cụ thể.
Ví dụ : Giáo viên cho câu hỏi kiểm tra việc học bài “Lượm” của Tố Hữu
(SGK Ngữ văn 6 tập 2) như sau :
Câu 1: Hãy chép lại khổ đầu bài thơ bài “Lượm” và cho biết tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ gì trong khổ thơ trên? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: Hình ảnh chú bé Lượm được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy chép lại
khổ thơ đó và nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh đó ?
Câu 3: Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Lượm”?
Yêu cầu : Bàn 1 làm câu 1
Bàn 2 làm câu 2
Bàn 3 làm câu 3
lần lượt cho đến hết dãy bàn học hoặc có thể chọn sole các dãy bàn bất kì ở 2
dãy cho các em làm, hay:
Nhóm 1 làm câu 1
Nhóm 2 làm câu 2
Nhóm 3 làm câu 3


14


Hết thời gian làm bài, giáo viên thu bài, chấm, trả bài cho các em vào các
giờ học sau, và trong thang điểm chấm của các bài kiểm tra này tôi luôn dành từ
2-3 điểm cho việc viết đúng chính tả để khuyến khích các em.
2.3.7. Biện pháp 7: Lập sổ tay chính tả.
Tôi hướng dẫn học sinh lập sổ tay chính tả về các phụ âm đầu, âm chính,
âm cuối, các thanh điệu mà các em phải thường xuyên viết sai, phát âm sai và
yêu cầu các em phải bổ sung hàng tuần. Việc làm này giúp các em ghi nhớ được
các từ mình hay viết sai để những lần sau không bị lặp lại.Ví dụ một số từ các
em hay viết sai như: dang tay, ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo, khuya khoắt, khúc
khuỷu, nghiên bút, ghé thăm, ghi nhớ, nghiêng ngả, giấu giếm, hờn dỗi, rỗi việc,
rảnh rỗi, neo đậu, trân trọng, chân thành, xuất sắc, sắp xếp, sếp (cấp trên ), nỗ
lực… được cập nhật vào sổ tay để các em nhớ.
2.4. Hiệu quả
Việc áp dụng linh hoạt các hình thức luyện viết như tôi đã trình bày ở trên
đã đem lại kết quả đáng khích lệ cho học sinh lớp 6 trong năm học 2016-2017 ở
bộ môn Ngữ văn (tính đến thời điểm giữa học kỳ II) .
Cụ thể như sau:
STT

Các lỗi thường gặp

Số lượng

Tỉ lệ
(%)

Viết sai phụ âm đầu


3/24

12.5

2

Viết sai phần vần (âm chính, âm cuối)

4/24

16.6

3

Viết lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã

5/24

20.8

4

Viết hoa sai quy tắc

2/24

8.3

Ghi chú


1

Kết quả khảo sát giữa học kỳ II, tôi nhận thấy ở bài làm của học sinh các
loại lỗi phần vần, phụ âm đầu, thanh điệu và lỗi dùng từ lệch chuẩn chồng lên
nhau đã giảm nhiều. Đặc biệt là số lượng học sinh mắc lỗi chính tả giảm nhiều,
số học sinh có ý thức trình bày bài, vở sạch đẹp tăng lên rõ rệt. Và điều quan
trọng nhất là giúp các em có niềm tin hơn trong học tập, góp phần vào việc giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm tăng hiệu quả giao tiếp.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Bài học kinh nghiệm

15


So với hình thức luyện viết chính tả thông thường mà các giáo viên
thường sử dụng thì các hình thức và biện pháp tổ chức cho học sinh luyện viết
chính tả như đã trình bày ở trên có ưu điểm là :
- Kiểm tra, luyện viết cùng một lúc được nhiều học sinh và có thể kết hợp
kiểm tra kiến thức bộ môn.
- Các hình thức luyện viết này sẽ yêu cầu học sinh thực hiện thường
xuyên liên tục, nên đòi hỏi các em phải làm việc tích cực. Điều này sẽ tác động
không nhỏ đến ý thức luyện tập của các em và như vậy chất lượng luyện viết
cũng như học tập được đi lên.
Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức kiểm tra bài cũ bằng viết thì nó
đòi hỏi người giáo viên ngoài dành thời gian cho việc soạn bài mới còn phải
dành một thời gian nhất định cho việc luyện viết chính tả, đó là:
- Chuẩn bị các bài tập chính tả.
- Kiểm tra việc thực hiện và chấm, chữa bài luyện viết của học sinh.

Vì vậy, không phải giờ học nào, buổi học nào cũng có thể áp dụng được
các hình thức luyện viết này mà theo tôi cần vận dụng linh hoạt các hình thức
trên vào thời gian trên lớp cũng như ở nhà. Ví dụ: Ở lớp 6 mỗi tuần có 4 tiết
Ngữ văn thì có thể kết hợp kiểm tra bài cũ và luyện viết vào giấy (trong thời
gian 5 -7 phút) trong hai tiết học, còn lại các hình thức luyện viết khác thì tranh
thủ thời gian của các buổi ôn tập do trường tổ chức để hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện của học sinh.
3.1.2. Khả năng áp dụng đề tài
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả học sinh
cấp trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9.
- Giáo viên lớp đầu cấp (lớp 6) nên áp dụng nội dung đề tài này vào hoạt
động dạy học xuyên suốt cả năm học sẽ thu được những kết quả khả quan trong
việc giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả.
- Giáo viên các khối lớp khác (lớp 7,8,9) nếu thực hiện đề tài này cũng sẽ
thu được những kết quả không nhỏ trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học
sinh. (Nhiều học sinh chưa được biết về mẹo chính tả nên rất lúng túng trước
những từ khó, không ít học sinh viết theo cảm tính mà không biết chắc là từ
mình viết đúng hay sai).
- Trong chương trình Ngữ văn bậc THCS hiện nay không có bài dạy cho
học sinh về các quy tắc chính tả, mẹo chính tả. Vì thế việc cung cấp quy tắc,
mẹo chính tả cho học sinh, giúp học sinh dần dần khắc phục lỗi chính tả là việc
nên làm của giáo viên Ngữ văn. Hiệu quả của công việc này tùy thuộc vào sự
linh hoạt, tinh thần quyết tâm và sự sáng tạo của giáo viên.
16


3.2. Kiến nghị và đề xuất
3.2.1. Đối với giáo viên
- Trong trường học, nhất thiết ngôn ngữ dùng để viết, đọc, nói (giảng dạy,
học tập, hội họp, sinh hoạt chuyên môn...) phải chuẩn tiếng Việt phổ thông (trừ

khi cần đạt hiệu quả nghệ thuật). Hơn thế, phải là ngôn ngữ của sự hòa nhã, thân
thiện, thanh lịch.
- Mỗi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi
để đạt chuẩn mực mô phạm về ngôn ngữ .
Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường
xuyên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn các em thường xuyên nhất là đối với học
sinh yếu.
Đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn nên tổ chức cho học sinh thi đọchiểu, đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ; giáo viên dạy môn Giáo dục công
dân nên cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống trong tiết học.
Khi soạn đáp án và biểu điểm cho các bài kiểm tra nên có yêu cầu viết
đúng chính tả, nếu sai nhiều lỗi sẽ bị trừ điểm. Với yêu cầu này học sinh sẽ chú
ý hơn về lỗi chính tả trong bài làm.
Hàng tháng, giáo viên phải theo dõi, phân loại từng đối tượng học sinh để
có những biện pháp uốn nắn kịp thời những em không tiến bộ.
Phải tận tình trong việc dạy bảo và kiên trì chờ đợi kết quả bởi vì làm
công tác giáo dục là cả một quá trình lâu dài chứ không phải là một sớm một
chiều.
3.2.2. Đối với nhà trường
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên đề “Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng
phổ thông” trong phạm vi toàn trường.
Nhóm Ngữ văn của nhà trường nên đưa nội dung đề tài này vào chuyên
đề hoạt động chuyên môn, tổ chức thảo luận, góp ý cho chuyên đề này để bổ
sung, rút kinh nghiệm thực hiện trong những năm học về sau.
Cần tạo điều kiện có đầy đủ cơ sở vật chất (máy chiếu đa năng, bàn ghế
đúng kích cỡ) để phục vụ cho việc giảng dạy cũng như việc rèn luyện các em
một cách chủ động.
3.3. Đối với phụ huynh
Luôn có sự quan tâm sâu sắc đến việc học của con em mình nhất là về chữ viết.
Bàn ghế ngồi học ở nhà phải đúng kích cỡ, chỗ ngồi phải đủ ánh sáng
thuận lợi cho việc học của các em.


17


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Hoằng Long, ngày 11 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hồng Thoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Báo cáo chính trị” của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Thanh Hóa
khóa XIX, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 20152020.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1- NXB giáo dục Việt Nam năm 2016.
18


3. Sách “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 Tập 2-Tác giả: Nguyễn Văn Đường
- Nhà Xuất bản Hà Nội năm 2009.
4. Tài liệu dạy học kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử lớp 7 - Chủ
biên: Lê Xuân Đồng - NXB: Thanh Hóa năm 2006.
5. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6,7 (Chương trình địa phương) - Chủ
biên: Lê Xuân Đồng - NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÁNH GIA XẾP LOẠI CẤP

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thoa
19


Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Long

TT
1

2

3

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

“Tổ chức trò chơi vui học
Cấp Sở
trong giờ Ngữ văn lớp 9”
“Nâng cao kỹ năng viết bài văn Cấp Phòng
nghị luận văn học thông qua
các bước làm bài cho học sinh
lớp 9B trường THCS Hoằng
Long”.
“Nâng cao kỹ năng viết bài văn Cấp Phòng

nghị luận văn học thông qua
các bước làm bài cho học sinh
lớp 9B trường THCS Hoằng
Long”.

Kết quả
đánh giá Năm học
xếp loại
Loại B
2009-2010
Loại A

2012-2013

Loại A

2014-2015

20



×