Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng khi học môn ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.64 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KĨ NĂNG LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG KHI HỌC
MÔN NGỮ VĂN 6

Người thực hiện: Lê Thị Can
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Vân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2017


MỤC LỤC
Mục
1

Nội dung
Mở đầu

Trang


1.1
1.2
1.3


1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp đã thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị.

2
2
3
3
3
3
5

16
18
19

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
trong nhà trường đang là vấn đề rất được xã hội rất quan tâm. Mục đích của việc


đổi mới phương pháp là thay đổi lối dạy học thụ động sang phương pháp dạy
học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở người
học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự
tham gia tích cực của giáo viên và học sinh qua từng giờ học cụ thể. Trong đó
người giáo viên với vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh trong giờ học,
phải xác định được những mục tiêu cơ bản, rõ ràng của giờ học. Hướng tới hình
thành những kiến thức chuẩn xác, các kĩ năng thành thục và những thái độ đúng
đắn cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc hình thành kiến thức, thì việc rèn các
kĩ năng cho học sinh là rất quan trọng. Ở môn Ngữ văn, hình thành các kĩ năng
liên tưởng, tưởng tượng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hướng
dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học và viết các bài Tập làm văn theo hướng
tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo.
Đối với học sinh lớp 6, việc rèn các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng có vai
trò hết sức quan trọng. Bởi vì bắt đầu từ cấp học này, các em sẽ dần làm quen
với việc tiếp nhận và cảm thụ vẻ đẹp của các tác phẩm văn học, đồng thời tập
viết các bài văn miêu tả và tự sự theo hướng sáng tạo.
Kĩ năng liên tưởng tưởng tượng giúp học sinh hình dung ra đối tượng được
gợi ra trong tác phẩm văn chương một cách cụ thể, sinh động. Từ đó để hiểu giá

trị của tác phẩm. Còn trong các bài văn miêu tả và tự sự, nếu liên tưởng, tưởng
tượng càng lô-gíc, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao. Ở lứa tuổi của
các em, sự liên tưởng, tưởng tượng là rất tự nhiên, phong phú và đáng yêu
nhưng rất cần có sự định hướng đúng đắn của giáo viên.
Nhận thức được vai trò quan trọng của các kĩ năng liên tưởng và tưởng
tượng trong việc dạy học môn Ngữ Văn, bản thân tôi đã có những tìm tòi, thử
nghiệm một số biện pháp để hướng tới rèn các kĩ năng này cho học sinh lớp 6 ở
trường THCS Thành Vân- Thạch Thành và đã đạt được một số hiệu quả nhất
định. Vì thế, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm : “Một số kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng khi học môn Ngữ văn lớp
6” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng rèn kĩ
năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh, giúp cho việc dạy học các tác phẩm
văn học, các biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc
về các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ từ vựng được học trong chương
trình và những nắm bắt cơ bản về kĩ năng làm văn miêu tả và tự sự học sinh biết
cách diễn đạt và tạo lập các văn bản tự sự và miêu tả đạt chất lượng cao hơn.
Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ hoc. Đồng thời cũng hướng dẫn
học sinh bước đầu làm quen và thích ứng với việc kiểm tra, đánh giá theo hướng
phát triển năng lực của học sinh.


Từ những kinh nghiệm thực tế của bản thân khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi cùng chia sẻ với đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp đổi
mới giờ dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học
sinh lớp 6 qua môn Ngữ văn”này, tôi chú trọng nghiên cứu, tổng kết các vấn

đề sau:
- Đặc trưng của liên tưởng, tưởng tượng trong chương trình Ngữ văn 6
- Biện pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong giờ dạy tác phẩm
văn học.
- Biện pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong giờ dạy Tiếng việt.
- Biện pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong giờ dạy Tập làm
văn.
trong nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp trực quan.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Liên tưởng, tưởng tượng trước hết là hiện tượng tâm lí. “Liên tưởng là nghĩ
tới sự việc, hiện tượng nào đó có liên quan nhân sự việc, hiện tượng đang
diễn ra. Tưởng tượng là tạo ra trong trí những hình ảnh không có ở trước
mắt hoặc chưa hề có”. [3]
Như vậy cơ chế của liên tưởng là dựa vào trí nhớ, chắp nối, liên kết các sự
kiện, để tạo hình ảnh đối lập hoặc tương đồng. Còn cơ chế của tưởng tượng là
dựa trên cơ sở các liên tưởng và sức sáng tạo để xây dựng biểu tượng mới. Cũng
có nghĩa liên tưởng nằm trong trí nhớ, là phương thức để nhớ, đồng thời liên
tưởng cũng là thao tác của tưởng tượng. Vì thế giữa liên tưởng và tưởng tượng
có mối quan hệ vừa là bộ phận vừa là nhân quả của nhau trong nhận thức và
phản ánh đối tượng.
Sáng tác văn học là một hoạt động giao tiếp xã hội nhằm hướng tới sự đồng

cảm, tri âm nơi người đọc. Vì lí do “sinh tồn” ấy, người sáng tác bao giờ cũng
gửi gắm ý tưởng của mình qua hình tượng nghệ thuật của tác phẩm- mã hoá
trong các dạng thức kết cấu đặc biệt của ngôn ngữ. Tác phẩm văn học khi đã
hiện diện bằng văn bản, tức là trong nó đã kết tinh một quá trình lao động nghệ
thuật - từ khâu quan sát, bộc lộ cảm xúc, huy động những liên tưởng và tưởng
tượng ... để khái quát, kết cấu thành một chỉnh thể. Như vậy quá trình sáng tác là
quá trình bằng xúc cảm cá nhân, nhào nặn chất liệu đời sống để phục vụ một
nhu cầu bộc lộ, trong đó liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò đặc biệt quan


trọng. Phương pháp dạy học tích cực xác định vai trò của học sinh là bạn đọc
sáng tạo của nhà văn. Có nghĩa là người học sinh là chủ thể trong giờ học, nhằm
khơi dậy và phát triển những năng lực tâm lí cảm thụ văn học một cách chủ
động và sáng tạo. Muốn đạt được hiệu quả trên, học sinh phải có kĩ năng liên
tưởng, tưởng tượng được những điều nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
Trong quá trinh tiếp nhận tác phẩm Văn học, học sinh trở thành người đồng
sáng tạo với tác giả. Qua trí liên tưởng, tưởng tượng của các em, nội dung của
tác phẩm càng trở nên phong phú hơn. Từ đó, “ nuôi dưỡng hứng thú học
đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh
sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này
vô cùng quan trọng để tạo ra “mã số thành công” của mỗi học sinh trong tương
lai.”[1]
Và cũng từ những gì đã cảm nhận được trong tác phẩm văn học, vốn kiến
thức của các em thêm phong phú, giàu có, các kĩ năng nói và viết cũng trở nên
thành thục hơn. Kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cũng rất cần thiết giúp học sinh
tiếp nhận và vận dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt và phần Tập làm văn
trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Đặc biệt là đối với văn miêu tả và tự sự, các
yếu tố liên tưởng và tưởng tượng rất quan trọng trong quá trình giúp học sinh tập
viết bài văn. Bởi lẽ từ những gì các em quan sát được, các em phải liên tưởng
đến những gì có quan hệ gần gũi, giống nhau... tưởng tượng ra các hình ảnh cụ

thể để diễn đạt thành những từ ngữ, hình ảnh chính xác, gợi cảm, có giá trị nghệ
thuật cao.
2.2. Thực trạng của vấn đề
a. Đối với giáo viên
Thông qua việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy có
nhiều giáo viên đã nắm rõ bản chất của liên tưởng, tưởng tượng và chú ý rèn
luyện kỹ năng này trong quá trình dạy học. Tuy nhên bên cạnh đó tôi còn nhận
thấy thực tế dạy học ở địa phương còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Không ít giáo viên chưa nắm được đặc trưng của liên tưởng tưởng tượng trong
dạy học Ngữ văn. Vì vậy, tiến hành lên lớp với nội dung này còn mang tính hình
thức, hời hợt, qua loa cho xong tiết dạy.
- Nhiều tiết dạy chỉ chú ý đến khâu làm rõ đặc trưng kiểu bài mà ít chú ý đến
năng lực này cho HS .
- Chưa chú trọng khai thác những câu hỏi mở nhằm phát huy trí tưởng tượng,
liên tưởng phong phú ở các em.
- Người dạy chưa có sự đầu tư về tư liệu, tranh ảnh, đồ dùng trực quan... dẫn tới
chất lượng nhiều giờ dạy rất thấp.
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THCS chưa mang lại
hiệu quả cao. Truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phương pháp chủ đạo trong
các giờ dạy học Văn. Tỉ lệ những giờ dạy học phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua
điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên duy trì lối dạy truyền thống là chủ yếu.


b. Đối với học sinh
Trong quá trình dạy học cũng như chấm chữa bài cho học sinh tôi thấy có
nhiều em học sinh thông minh, có sự liên tưởng độc đáo, bất ngờ và vận dụng
rất tốt kỹ năng đó vào việc học tập môn Ngữ văn. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh
vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Học sinh phần lớn còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức ở các giờ học.
Vì vậy, ngoài định hướng của giáo viên, nhiều em không biết cách chủ động tiếp
cận, lĩnh hội tri thức bằng nhiều cách khác nhau để phát huy được năng lực
tưởng tượng, liên tượng.
- Phần lớn, học sinh không hứng thú, sôi nổi khi tập trung suy nghĩ, tưởng
tượng, liên tưởng trước những vấn đề đặt ra của GV và bài học, dẫn tới kết quả
học tập các tiết này là thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học
tập môn Ngữ văn của các em.
- Ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, nhiều năm gần đây đã có
những đổi mới đáng kể về hoạt động kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên việc kiểm tra
đánh giá vẫn chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác. Ra đề theo hướng
mở nhưng vẫn chấm điểm theo đáp án chứ chưa linh hoạt trong cho điểm sáng
tạo. Điều này khiến học sinh vẫn học tập thiên về ghi nhớ hơn là vận dụng kiến
thức. Nhiều học sinh vẫn học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý của
sách vở, thầy cô. Các em chưa có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn học.
Trong kì thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6 năm học
2015-2016, tôi thu được kết quả như sau:
Đề bài: Em hãy tả lại khu vườn vào một buổi sáng chớm hè .
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
Lớp
6A
30
9
30
15
50
8
20
6B
30
3
10
7
23,3
16
53,3
4
13,4
Mặc dù ở bậc tiểu học, học sinh đã được làm quen với văn miêu tả
nhưng yêu cầu về dung lượng cũng như kĩ năng viết bài chưa cao.Vì vậy với đề
văn trên, các em không có khả năng mở rộng những liên tưởng, tưởng tượng để
viết dài cũng như có những cách diễn đạt hay, giàu hình ảnh.
Từ thực tế trên, bản thân tôi đã vận dụng một số biện pháp và cách thức tổ
chức để rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 6 trường THCS
Thành Vân- Thạch Thành như sau:
2.3. Các giải pháp tiến hành
a. Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ dạy tác phẩm

văn học
Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng
tượng để hình dung, để hiểu được ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng mà nhà
văn gửi gắm vào trong tác phẩm. Quá trình tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp,
học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng hướng dẫn tìm hiểu của người thầy.
Người giáo viên phải dẫn dắt học sinh từng bước khám phá tác phẩm một cách


tự nhiên, thoải mái, qua đó giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo của
tác phẩm văn chương.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi thấy rằng, để có một giờ dạy
trọn vẹn quả là khó, vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng Văn đòi hỏi học sinh
phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong lĩnh hội và tìm tòi. Trong
khi thời gian rất eo hẹp, sự liên tưởng, tưởng tượng ở học sinh lại không đồng
đều. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không có
được những giờ dạy thành công.Với những gì đã học hỏi và thử nghiệm, tôi
thấy có thể rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong giờ dạy tác
phẩm văn chương như sau:
Trước khi vào bài giảng, giáo viên vừa kết hợp lời dẫn với các tư liệu như
tranh ảnh, đoạn phim có liên quan đến bài dạy, để học sinh có một sự hình dung
sơ bộ về những vấn đề sẽ học trong tác phẩm.
Ví dụ :
- Dạy bài “Thánh Gióng” ( Ngữ văn 6, tập 1), có thể cho học sinh xem
những bức tranh về Thánh Gióng, hoặc đoạn phim về cảnh Thánh Gióng đánh
giặc Ân.
- Dạy bài “Sự tích Hồ Gươm” ( Ngữ văn 6, tập 1),, cho học sinh xem tranh
hoặc một đoạn băng hình về quần thể di tích Hồ Gươm.
- Dạy bài “ Bánh chưng, bánh giầy” ( Ngữ văn 6, tập 1), có thể yêu cầu học
sinh miêu tả lại không khí gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết ở địa phương…
Tuy nhiên do tranh ảnh và tư liệu không phong phú nên điều quan trọng là

phải khơi gợi được ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì
đã có trong văn bản ngôn từ. Trước tiên là qua cách đọc tác phẩm sao cho
“vang nhạc, sáng hình” và sau đó là hệ thống câu hỏi có khả năng gợi mở, định
hướng.
Trong giảng Văn, giọng đọc của người thầy phải có khả năng truyền được
cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, các em thấy mở ra
trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Không chỉ có
thế, thầy cũng phải rèn cho trò cách đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc sáng tạo.
Chính người học sẽ tự cảm thụ được vẻ đẹp của văn chương qua giọng đọc ngân
vang của mình. Trong quá trình các em đọc là đồng thời trong tư duy của các em
đã diễn ra sự tưởng tượng những hình ảnh một cách cụ thể và sinh động.
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài cũng cần phải được chuẩn bị kĩ càng để từng
bước dẫn dắt học sinh thâm nhập vào tác phẩm. Có thể vận dụng các kiểu câu
hỏi như:
Câu hỏi tái hiện: Tái hiện là phương pháp rất phổ biến trong giờ dạy học
Văn. Đó không chỉ đơn giản là sự hình dung, tưởng tượng mà còn bao gồm cả
cách hình dung, tưởng tượng nữa. Với những tư liệu phong phú, sinh động, với
những câu hỏi chính xác và có tính thẩm mỹ cao, giáo viên phải hướng dẫn để
học sinh hình dung được nhân vật đi, đứng, khóc, cười… Cuộc sống đang
chuyển động trước mắt các em.Và từ đó có thể miêu tả lại những gì tác giả viết
bằng ngôn ngữ của mình.


Ví dụ :
- Em tưởng tượng và miêu tả lại trận thuỷ chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ?
( Học bài : Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Bằng trí tưởng tượng, em hãy tường thuật lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc
Ân?
( Học bài : Thánh Gióng)
- Nếu được vẽ tranh minh họa cho truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” em sẽ

lựa chọn những chi tiết nào để vẽ?
( Học bài : Con Rồng, cháu Tiên)
Câu hỏi liên hệ: Sự liên hệ là từ các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm, học
sinh nghĩ tới các chi tiết, hình ảnh hoặc sự việc khác có nét tương đồng hoặc gần
gũi. Liên hệ không chỉ trong tác phẩm mà còn ngoài cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi
học sinh phải huy động những hiểu biết của mình về văn chương và xã hội để sự
liên hệ có ý nghĩa. Đôi khi học sinh có những sự liên hệ không phù hợp, giáo
viên phải có sự điều chỉnh kịp thời để giúp học sinh hiểu đúng.
Ví dụ:
- Qua hình ảnh:
“Rồi Bác đi nhém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)[2]
Em cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho các chiến sĩ giống với tình
cảm của ai dành cho chúng ta? ( Học bài : Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
- Qua lời nói của thầy Ha- men vói các học sinh trong buổi hoc tiếng Pháp
cuối cùng ở vùng An-dát, em có liên hệ gì đến quá trình phát triển của tiếng nói
dân tộc ta? ( Học bài: Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê)
Câu hỏi khơi gợi sự sáng tạo: Những câu hỏi tái hiện và liên hệ là sự chuẩn
bị cho học sinh khám phá bằng hệ thống những câu hỏi có tính khơi gợi sự sáng
tạo. Phạm vi câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ, một câu, một hình ảnh, một chi
tiết nhưng đòi hỏi ở người học sự suy nghĩ, sự hoạt động nhận thức sáng tạo,
giúp các em hiểu sâu sắc hơn giá trị nghệ thuât cũng như nội dung của tác phẩm.
Ví dụ:
- Đọc xong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, em hãy hình dung tâm
trạng của mụ vợ ông lão khi đã mất tất cả? Hãy miêu tả lại tâm trạng ấy?
- Em thấy kết thúc truyện“Ông lão đánh cá và con cá vàng”có gì độc đáo so
với cách kết thúc của truyện cổ tích thông thường? Nếu được viết kết thúc cho

câu chuyện em sẽ viết như thế nào để câu chuyện có một ý nghĩa sâu sắc?
( Học bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Có thể khẳng định rằng: giờ học Văn thành công hay không là phụ thuộc
phần lớn vào hệ thống câu hỏi mà giáo viên dẫn dắt cho học sinh khám phá tác
phẩm.


Việc rèn cho học sinh một số thói quen trong giờ dạy học Văn cũng rất quan
trọng. Như thói quen đọc kĩ tác phẩm, ghi nhớ các chi tết nghệ thuật quan trọng
và thuộc tác phẩm thơ cũng như những đoạn văn, câu văn hay. Đây là công việc
rất cần thiết để tiện cho các em liên hệ, so sánh, đối chiếu. Thói quen liên tưởng,
liên hệ những vấn đề, những tác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ
bản trong tác phẩm đang học là vô cùng cần thiết trong quá trình lĩnh hội văn
học.
b. Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong các giờ dạy Tiếng Việt.
Đối với phân môn Tiếng Việt, các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng rất quan
trọng trong việc giúp học sinh hiểu và vận dụng cách dùng từ, đặt câu chính xác
và sáng tạo, đem lại hiệu quả diễn đạt cao. Đặc biệt là các biện pháp tu từ so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ mà các em được học trong chương trình Ngữ
văn lớp 6.
Trong những giờ dạy các biện pháp nghệ thuật này, người giáo viên phải
giúp học sinh nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép
tu từ khi nói và viết.
Trong thực tế, học sinh thường chưa xác định được chính xác các phép tu
từ, lẫn lộn giữa các phép tu từ và khó khăn lớn nhất đối với các em là chưa hiểu
hết được giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của các phép tu từ. Từ đó khả
năng vận dụng rất hạn chế.
Từ thực tế đó, bản thân tôi đã thực hiện các bước cơ bản trong một giờ dạy
về biện pháp nghệ thuật là:
+ Giúp học sinh nắm vững khái niệm, hiểu được cơ sở hình thành các biện

pháp nghệ thuật thông qua việc phân tích các ngữ liệu mẫu. Chẳng hạn:
Cơ sở của so sánh và ẩn dụ là dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai
đối tượng khác loại. So sánh luôn có hai vế ( vế A và vế B), còn ẩn dụ thì sự vật,
sự việc được so sánh (vế A), từ so sánh, phương diện so sánh bị ẩn đi, chỉ còn sự
vật, sự việc được dùng để so sánh (vế B).
Cơ sở của hoán dụ là dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà
không so sánh.
Cơ sở của nhân hóa là từ những đặc điểm, hoạt động, tính chất của sự vật
mà liên tưởng đến những đặc điểm, hoạt động, tính chất giống con người và
dùng các từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái… của con người để chỉ
vật.
+ Nhận biết chính xác phép tu từ trong các ngữ liệu tiếp theo.
+Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
+ Vận dụng đặt câu hoặc viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Cụ thể khi dạy học phép tu từ so sánh:
- Cách nhận biết:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng để tạo nên những hình ảnh cụ thể, hàm súc cho sự diễn đạt. Nghĩa là
qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.


Khi dạy bài này,bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép
so sánh thông qua cấu trúc của nó.
Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế:
Vế A ( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh).
Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh).
Giữa hai vế thường có: Từ ngữ so sánh, phương diện so sánh. Có thể vắng
một trong hai yếu tố này hoặc cả hai.
Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình cấu tạo của phép so
sánh rất đa dạng, để học nhận biết. Mỗi dạng giáo viên hoặc học sinh lấy nhanh

một ví dụ để minh họa.
+ Dạng đầy đủ: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô
tận.[2]
+ Dạng biến đổi: Trẻ em như búp trên cành.
Tấc đất, tấc vàng.
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Trường Sơn, chí lớn ông cha.
- Cách tìm giá trị nghệ thuật:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích nội dung ý nghĩa của về B thì
nội dung của vế A và nội dung của toàn câu sẽ được làm rõ. Muốn hiểu được vế
B một cách chuẩn xác chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến
thức văn học đã có. Khi các em làm tốt khâu này, các em sẽ tìm được giá trị đích
thực của phép tu từ này.
Cụ thể khi phân tích ví dụ:
Học sinh xác định cấu trúc:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. [2]
VA
PDSS
TSS
VB
+ Em hình dung gã nghiện thuốc phiện là người như thế nào?
- > Dáng người gầy gò, ốm yếu, da vàng tái, đi liêu xiêu…
+ Thông qua hình ảnh so sánh, tac giả muốn người đọc hình dung điều gì
về Dế Choắt?
-> Dế Choắt gầy ốm, quoặt quẹo, nhìn yểu tướng…
- Lời bình phép tu từ so sánh :
Phần lớn học sinh chỉ nêu ra phép tu từ và tác dụng của vế A và vế B mà
thôi, các em chưa biết dùng lời bình để làm rõ ý nghĩa của phép tu từ trong một
đoạn thơ, đoạn văn. Để giúp các em có kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng và dùng

lời bình trong phép tu từ so sánh, tôi đưa ra ví dụ sau:
Ví dụ: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồn
cuồn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa nghì trên ngọn
sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ.[2]
+ Thông qua các hình ảnh so sánh, em thấy dượng Hương Thư hiện lên như thế
nào?
Học sinh chỉ ra được tác dụng của các hình ảnh so sánh trong việc miêu tả
dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác.


Giáo viên chốt ý và bình : Hình ảnh so sánh này gợi cho người đọc liên
tưởng đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của dượng Hương Thư như một
người anh hùng khi vượt thác. Đồng thời giúp ta hiểu được dụng ý của nhà văn:
Trong đời sống thường ngày, dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu
mì nhưng khi vược thác , dượng trở thành con người hoàn toàn khác. Phải
chăng khi đứng trước khó khăn thử thách, con người Việt Nam vốn bình thường
bỗng trở nên phi thường?
Từ những lời bình của giáo viên, học sinh sẽ tập sử dụng những lời bình khi
tìm hiểu giá trị của các biện pháp tu từ. Và các em dễ dàng vận dụng vào tìm
hiểu, tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản miêu tả.
- Vận dụng phép tu từ so sánh trong đặt câu:
Giáo viên nên chọn những hình ảnh gần gũi và cho học sinh tập đặt câu có
sử dụng hình ảnh so sánh. Ví dụ: Hình ảnh cây phượng nở hoa đỏ rực vào mùa
hè; hình ảnh cây bàng đang nhú những búp nõn vào mùa xuân; hay cánh đồng
ngô xanh mơn mởn… Học sinh tự nhận xét giá trị của các hình ảnh so sánh đã
sử dụng và giáo viên chốt ý, rút kinh nghiệm cho các em trong diễn đạt.
c. Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong các giờ dạy Tập làm văn
- Quan sát mẫu:
Một thao tác không thể thiếu trong giờ dạy các bài Tập làm văn miêu tả và tự
sự là cho học sinh quan sát mẫu. Bên cạnh các mẫu có sẵn trong sách giáo khoa,

giáo viên phải tìm tòi đưa thêm một số các đoạn văn mẫu tiêu biểu có trong
chương trình hoặc ngoài chương trình. Nên chọn những ngữ liệu hay đã được
khẳng định. Chẳng hạn khi dạy văn miêu tả nên đưa thêm đoạn tuỳ bút của
Nguyễn Tuân :
“Sau trận bão, chân trời ngấn bể sach như một tấm kính lau hết mây, hết
bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như
lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và
đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời
màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong
bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên
muôn thuở biển Đông.” [2]
( Trích: Cô Tô- Ngữ văn 6, tập 2)
Qua việc phân tích các mẫu, học sinh vừa cảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong cách diễn đạt của nhà văn, vừa học tập được cách nhà văn liên tưởng,
tưởng tượng qua những biện pháp như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ...
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài:
Trong những giờ hướng dẫn học sinh làm các đề văn kể chuyện và miêu tả,
giáo viên cần hướng dẫn chi tiết các bước. Sau khi đã xây dựng được dàn ý,
phần quan trọng để rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh là tập viết
các đoạn văn. Trong bước này, giáo viên cho học sinh tập diễn đạt bằng cách: từ
một hình ảnh, một sự việc, có thể liên tưởng, tưởng tượng đến nhiều sự việc,
hình ảnh khác nhau và lựa chọn lấy những hình ảnh hợp lí, đặc sắc hơn cả.


Sau khi hoàn chỉnh bài văn, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại để sửa chữa
bài viết. Ở phần này, đòi hỏi giáo viên phải rất chú ý đến những hình ảnh liên
tưởng, tưởng tượng chưa hợp lí, chưa hay để có những điều chỉnh kịp thời.
- Đổi mới phương pháp ra đề theo hướng mở.
Đối với văn tự sự: Bên cạnh những đề văn kể chuyện đời thường, giáo viên
nên tích cực tìm hiểu và ra những đề văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo, nhằm

kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú ở học sinh, kích thích tư
duy sáng tạo ở các em.
Ví dụ:
- Tưởng tượng kết thúc khác cho một truyện cổ tích.
- Đặt ra những tình huống giả định khác với tình huống có sẵn trong truyện
và viết tiếp theo trí tưởng tượng của mình
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ
- Tưởng tượng cuộc trò chuyện giữa các nhân vật là đồ vật, hay con vật…
- Cách làm:
+ Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
+ Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
+ Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong
không gian cụ thể như thế nào?
Và giáo viên đặc biệt lưu ý học sinhlà dự tưởng tượng theo hướng nào thì
câuu chuyện cũng phải mang lại một ý nghĩa cho cuộc sống.
Đối với văn miêu tả: Ngoaì một số đề văn miêu tả cảnh, tả người , tả đồ
vật…giáo viên cần ra những đề văn miêu tả sáng tạo để rèn luyện và phát huy kĩ
năng liên tưởng, tưởng tượng ở các em.
Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật
xung quanh.
- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình
dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Từ những người đó gặp, những cảnh đó biết, giáo viên yêu cầu học sinh tả
lại bằng ngôn ngữ của mình. Nhưng ở mức độ cao hơn là yêu cầu học sinh miêu
tả lại những cảnh, người mà các em chưa được trực tiếp nhìn, gặp mà chỉ được
nghe qua hoặc xem qua, đây là kiểu bài miêu tả sáng tạo.
Trong bài văn miêu tả sáng tạo, đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong

hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
- Đối tượng: Người hay cảnh vật.


- Yêu cầu khi miêu tả:
- Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một
phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy
ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người
với những lứa tuổi tầng lớp nào? Chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu
ra sao?....Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
- Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm
khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay
một người anh hùng trong truyền thuyết....Cần dựa vào đặc điểm có tính bản
chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng
ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
Để có được những đề văn theo hướng mở, thực sự phát huy được trí liên
tưởng, tưởng tượng của học sinh, người giáo viên phải nghiên cứu, tập ra đề,
trao đổi tập thể. Xây dựng thử các khả năng thực hiện đề mở, cùng với nhóm
chuyên môn tìm ra biện pháp dạy học sinh làm quen, làm thử thì học sinh mới
làm được.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nhóm, nhóm Văn trường THCS
Thành Vân dành nhiều thời gian để trao đổi về hướng ra đề mở và các dạng đề
mở. Ở Lớp 6, trong phần hướng dẫn học sinh làm văn tự sự và miêu tả theo
hướng mở, chúng tôi đã tìm tòi và xây dựng bộ đề bài văn theo hướng mở và
thống nhất các định hướng xây dựng đáp án. Bộ đề này được sử dụng trong các
tiết viết bài văn tự sự và miêu tả. Đây cũng là tài liệu lưu hành nội bộ, đồng thời
bộ đề sẽ được bổ sung trong các năm học tiếp theo. Làm như vậy, cách thức
kiểm tra đánh giá học sinh được hệ thống và nhất quán. Đáp ứng được yêu cầu
đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh trong bộ môn Ngữ văn ở nhà

trường THCS.
Sau đây là ví dụ về một giáo án tích hợp giữa ba phân môn Văn học- Tiếng
Việt và Tập làm văn mà tôi đã thực hiện.
Tiết 79-80 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH, NHẬN XÉT
TRONG VĂN MIÊU TẢ
I/Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức: - Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và
nhận xét trong văn miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả.
- Tích hợp với bài Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, So sánh.
2. Kĩ năng:- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả,
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát,
tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tích cực, sáng tạo.


4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao
tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II.Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thuyết trình.
III/ Chuẩn bị:
- Giáo án, Tài liệu, Bảng phụ.
IV/Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các đoạn I/ Quan sát, tưởng tượng, so
văn để nhận biết vai trò của quan sát, sánh và nhận xét trong văn

tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
miêu tả.
Ví dụ: SGK
Bước1: Gv gọi hs đọc ba đoạn văn trong - Đoạn văn 1:
sgk
+ Tả ngoại hình Dế Choắt gầy
Bước 2: Gv cho hs tìm hiểu cách quan sát, ốm, đáng thương.
tưởng tượng, so sánh và nhận xét
+ Từ ngữ, hình ảnh: gầy gò, lêu
+ Em hãy xác định nội dung miêu tả của nghêu, bè bè, ngẩn ngẩn, ngơ
các đoạn văn?
ngơ.
- Sau đó gv chia lớp thành ba nhóm học + Những câu văn có sự liên
tập để thảo luận các câu hỏi sau:
tưởng, tưởng tượng và so sánh:
+ Những đặc điểm nổi bật của sự vật +) Người gầy gò như một gã
được miêu tả tập trung ở những từ ngữ, nghiện thuốc phiện.
hình ảnh nào?
+)Đã thanh niên rồi mà cánh
+ Hãy chỉ ra những câu văn có sự liên ngắn hủn hoẳn như người cởi
tưởng, tưởng tượng và so sánh?
trần mặc áo ghi lê.
+ Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc - Đoạn văn 2:
đáo?
+ Tả cảnh sông nước Cà Mau thơ
- Đại diện các mhóm trình bày.
mộng, hùng vĩ.
- Gv cho các nhóm khác nhận xét và chốt + Từ ngữ, hình ảnh: giăng chi
lại các ý đúng. Bổ sung thêm các ý còn chít như mạng nhện, trời xanh.
thiếu.

nước xanh, rì rào, bất tận, mênh
mông, ầm ầm, đen trũi, cao ngất
+ Những câu văn có sự liên
tưởng, tưởng tượng và so sánh:
+)Sông ngòi, kênh rạch…mạng
nhện.
+)Nước ầm ầm…như thác.
+) Cá nước…sóng trắng.
+) Rừng đước…vô tận


+ Em có nhận xét gì về năng lực viết của
tác giả?
- Gv cho hs đọc đoạn trích trong tác phẩm
sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi đã được
lược bớt đi các biện pháp tu từ.
? Em hãy so sánh đoạn văn 2 mục 1 và
đoạn văn vừa đọc để chỉ ra sự khác biệt
và vai trò của các từ được lược bớt?
GV: Những từ bỏ đi đều là hình ảnh so
sánh, liên tưởng khá thú vị. Không có
những hình ảnh so sánh ấy, đoạn văn mất
đi sự sinh động, hấp dẫn. Các từ đó chính
là trí tưởng tượng phong phú của người
viết.
+ Em có nhận xét gì về quan sát, tưởng
tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả?
- Gv cho hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.
- Gvkl và ghi những ý chính, ý cơ bản lên

bảng.
- Gv tích hợp với phần tiếng việt- so sánh
là gì?
G v hướng dẫn hs thực hiện phần luyện
tập trong sgk.
Bài tập1: Gv cho hs điền từ vào chỗ trống
bằng hình thức thực hiện bài tập nhanh.
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát và
lựa chọn những hình ảnh của tác giả để

- Đoạn văn 3:
+Tả cảnh sắc mùa xuân vui, náo
nức như ngày hội.
+Từ ngữ, hình ảnh:ríu rít, sừng
sững,khổng lồ,ngọn lửa hồng,
ngàn ánh nến trong xanh, lonh
lanh, lung linh…
+ Những câu văn có sự liên
tưởng, tưởng tượng và so sánh:
+)Câu gạo…khổng lồ.
+)Hàng ngàn…lửa hồng.
+)Hàng ngàn búp nõn…trong
xanh.
" Người viết biết quan sát, sau đó
tưởng tượng, so sánh để làm nổi
bật đối tượng được miêu tả.
"Để làm nổi bật đặc điểm của sự
vật trong văn miêu tả cần phải
biết quan sát đặc điểm của sự
vật, sau đó tưởng tượng để có

cách so sánh.
* Ghi nhớ: sgk.

II/ Luyện tập:
Bài tập1: Điền từ và nhận xét
(1) gương bầu dục; (2) cong cong;
(3) lấp ló; (4) cổ kính; (5) xanh
um.


miêu tả cảnh Hồ Gươm?

+ Em có nhận xét gì về những từ vừa
điền vào trong dấu ngoặc đơn?
.

Bài tập 2:
+ Em hãy chỉ ra những từ chỉ đặc điểm
và tính cách ương bướng, kiêu căng của
Dế Mèn?
+ Những hình ảnh đó làm nổi bật điều
gì?

Bài tập 3:
Gv hướng dẫn cho hs thực hiện bài tập 3
bằng cách chỉ ra những đặc điểm nổi bật
của căn phòng đang ở
Bài tập 4: Gv gợi ý cho hs thực hiện theo
sgk để liên tưởng và so sánh các hình ảnh,
sự vật

Chẳng hạn:
- Mặt trời như một chiếc quả cầu lửa.
- Bầu trời trong sáng và mát mẻ như
khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ
dài.
- Những hàng cây như những bức tường
thành cao vút.
Bài tập 5:(Bài tập mở rộng)
Đề bài: Em hãy tưởng tượng những thay
đổi của ngôi trường mình sau mười năm
và tả lại.

" Tác giả đã quan sát và lựa chọn
được những hình ảnh rất tiêu biểu,
đặc sắc. Những hình ảnh đó là:
mặt hồ... sáng long lanh; cầu Thê
Húc...màu son; đền Ngọc Sơn;
gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp rùa
xây trên gò đất giữa hồ. đó là
những đặc điểm mà các hồ khác
không có.
" Những từ ngữ trong dấu ngoặc
đơn đều là những từ ngữ chỉ tính
chất của Hồ Gươm. Nếu thay
những từ đó bằng những từ khác
thì không hợp với đặc điểm của
hồ.
Bài tập 2: Xác định những đặc
điểm tính chất của Dế Mèn
- Rung rinh; bóng mỡ soi gương

được.
- Nổi từng tảng rất bướng.
- Răng đen nhánh; nhai ngoàm
ngoạp
- Râu dài; rất đổi hùng dũng.
- Trịnh trọng; khoan thai.
" Ngoại hình đẹp, cường tráng,
tính tình ương bướng, kiêu căng.
Bài tập 3: Tìm đặc điểm ngôi nhà
( căn phòng) em đang ở.
Bài tập 4: Tìm chi tiết liên tưởng,
so sánh.
Bài tập 5
- Các nhóm viết bài và cử đại diện
trình bày.
- Chỉ rõ những hình ảnh có liên
tưởng, tưởng tượng hay và độc
đáo
- Nhận xét về giá trị của những
hình ảnh đó và rút ra bài học cho
bản thân.
- Từ những gì thu nhận được trong
quá trình đọc bài của bạn, của
mình, học sinh có ý thức rèn cho


- GV chia hs thành bốn nhóm. Mỗi nhóm mình kĩ năng quan sát, nhận xét,
tập viết một đoạn văn miêu tả ngôi trường so sánh và liên tưởng, tưởng
theo trình tự từ khái quát đến cụ thể.
tượng hợp lí khi làm văn.

+ Miêu tả ngôi trường một cách khái quát.
+ Miêu tả chi tiết ngôi trường theo không
gian từ ngoài vào trong.
+ Miêu tả hình ảnh của một số thầy cô
giáo .
+ Miêu tả tâm trạng của em khi về lại ngôi
trường.
- GV nhận xét và bổ sung.
4/ Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài học một cách khái quát.
5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với những gì đã làm, bản thân tôi nhận đã thấy được những hiệu quả khả
quan trong các giờ dạy. Học sinh tỏ ra rất hứng thú học bài, có những phát hiện
mới mẻ về giá trị của tác phẩm văn học. Chẳng hạn trong bài “Ông lão đánh cá
và con cá vàng” các em có nhận xét : “Những yêu cầu ban đầu của bà vợ ông
lão là không hề đáng trách. Vì cuộc sống của vợ chồng ông lão đã quá nghèo
khổ, bây giờ có điều kiện thì bà có quyền mong muốn một cuộc sống đủ đầy
hơn. Đáng trách chăng là thái độ cư xử của bà ta với chồng và tham vọng cuối
cùng của bà ta”.
( Ý kiến của em Bùi Đinh Hải Đăng –Lớp 6A).
Sự lí giải của các em phải chăng cũng là có lí? Tuy nhiên giáo viên vẫn phải
định hướng cho các em rằng con người có quyền mơ ước một cuộc sống tốt
đẹp . Nhưng tất cả những giá trị vật chất phải do mình làm ra thì mới có giá trị
bền vững.
Với những đề văn kể chuyện tưởng tượng, một số em đã thể hiện được năng
lực tưởng tượng khá phong phú và độc đáo của mình. Một số em thật sự hứng
thú với các kiểu đề văn như tưởng tượng mình trò chuyện với nhân vật văn học
hoặc tưởng tương cuộc trò chuyện giữa các đồ vật gần gũi quanh mình. Các em
không còn cảm thấy ngại viết bài nữa mà ngược lại rất háo hức đến giờ viết bài.

Vì đây là giờ để các em được thoải mái sáng tạo, được tập làm những “nhà văn
nhí”. Đã xuất hiện những đoạn văn hay, những bài văn mang cá tính sáng tạo.
Sau đây là một bài văn của học sinh lớp 6 Trường THCS Thành Vân khi làm
đề văn Tự sự:
Đề bài: Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện “ Ông lão đánh cá và con cá
vàng”.
Bài viết
Đợi mãi không thấy cá vàng bơi lên, ông lão chèo thuyền ngược trở về.
Sóng gió bão bùng đã qua đi. Biển xanh trở lại hiền hoà. Ông lão chèo thuyền


mà lòng chất chứa bao nỗi ưu tư. Không biết có nên trở lại ngôi nhà ấy nữa
không? Nó giờ đây đâu còn là ngôi nhà của mình nữa. Và người ở trong ngôi
nhà ấy cũng đâu phải là người vợ đói khổ của mình. Nhưng không biết quỷ thần
xui khiến thế nào mà đôi chân lão vẫn đưa lão về mảnh đất ngày xưa.
Nhưng! Chuyện gì đang xảy ra thế này? Tất cả đã biến đi đâu? Tại sao
không còn ai nữa? Mụ vợ của ta đâu? Trước mắt ông lão không phải là một
cung điện nguy nga có Long Vương đang ngự giữa hàng trăm lính canh như lão
nghĩ. Kì lạ thay! Trước mặt ông là khung cảnh cũ. Mái lều lụp xụp, rách nát và
siêu vẹo đứng bên cạnh chiếc máng lợn đã sứt mẻ cả hai đầu. Xa xa ngoài kia
vẫn còn cây sào nơi lão vắt chiếc lưới đã vá chằng vá đụp. Chưa hiểu chuyện
gì, lão gọi to:
- Bẩm Long Vương! Lão già khốn khổ đã trở về!
- Không thấy có tiếng trả lời, lão lại tiếp:
- Thưa nữ hoàng!
- Thưa nhất phẩm phu nhân!
- Bà lão ơi! Tôi đã trở về rồi!
Vẫn không có tiếng trả lời. Lão già vội bước vào trong. Không thấy có ai.
Nhìn quanh lão thấy trên bàn có một mảnh giấy với những nét chữ nguệch
ngoạc được viết vội vàng. Lão mang ra soi dưới nắng và bắt đầu đánh vần từng

nét chữ:
"Ông lão ơi! Tôi có lỗi với ông nhiều lắm! Không ngờ bao năm sống khổ sở
với nhau tôi còn chịu được mà giờ đây tôi lại thế này! Lòng tham của tôi quá
lớn đến biển sâu cĩng phải kinh hoàng. Tôi không còn mặt mũi nào nhìn ông
nữa. Chào ông! tôi đi!"
Tờ giấy trên tay ông lão từ từ rơi xuống. Nơi góc mắt lão hình như ươn ướt.
Lão ngồi thụp xuống, đôi mắt xa xăm nhìn sâu vào biển cả. Đầu lão tê dại, miên
man. Lão ngồi đó suốt một ngày đêm. Nhưng rồi lão bật dậy, quay mũi thuyền
lão lại ra khơi.
- Cá vàng ơi! Cá vàng ơi! Đời này ta không dám quên ơn cá. Mụ vợ nhà ta
đã biết lỗi rồi. Ta xin cá hãy đưa mụ trở về với ta. Ta hứa từ nay sẽ không bao
giờ làm phiền cá nữa.
Cá vàng nhìn lão rồi lặng lẽ lặn xuống biển sâu. Lão buồn bã, thất vọng trở
về. Nhưng vừa đặt chân lên bờ cát, thì...
Ai đang đứng trước mặt lão thế này? Vẫn bộ quần áo rách tươm, đầu không
quấn khăn chân đi đất. Khuôn mặt nhăn nhúm, gầy sọp đi. Dù tóc đã bạc hơn,
lão vẫn nhận ra, đó chính là vợ lão.
Vợ chồng gặp nhau trong lặng im và nước mắt. rồi họ cùng đi về căn lều
rách nát nhưng đã gắn bó với họ suốt mấy chục năm qua.Và ngoài kia gió đại
dương thổi vào mát rượi và biển xanh vỗ sóng êm đềm


(Bài của Lê Thị Xuân Hậu, học sinh lớp 6A- Trường THCS Thành VânThạch Thành)
Quả thật trí tưởng tượng của các em khá phong phú, ngộ nghĩnh nhưng
rất có ý nghĩa. Đọc những đoạn văn như vậy, tôi bỗng thấy lòng thật vui vì công
việc mình làm đã cho quả ngọt.
Kết quả bài viết số 6 năm học 2015-2016
Tiết 121-122: Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo.
Đề bài: Em hãy hình dung những nét đổi mới trên quê hương mình sau
mười năm nữa và miêu tả lại.

Điểm

Giỏi
Sĩ số

Khá

TB

Yếu

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
6A
30
9
30
13
43,3
8
26,7
6B
30

3
10
7
23,3
16
53,3
4
13,4
Có thể thấy, chất lượng bài làm của học sinh đã được nâng lên đáng kể. Các
em đã có những câu văn diễn đạt có hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
Cũng nhờ áp dụng những biệp pháp này trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi
mà trong năm học 2016-2017 tôi có ba học sinh đi thi học sinh giỏi cấp huyện,
kết quả cả ba em đều đạt giải.
Từ những bài học tác phẩm văn học với các bài học Tập làm văn, học
sinh thực sự thấy hứng thú với việc học văn, bản thân giáo viên cũng nhận thấy
mỗi giờ học là một giờ sáng tạo. Và giáo viên cũng cần luôn trao đổi với đồng
nghiệp về chuyên môn, nhất là phương pháp ra đề theo hướng mở. Kết hợp với
trau dồi kiến thức thực tế để giúp học sinh thấy rằng môn Ngữ văn là một môn
học gắn với thực tế và phát phát triển tư duy sáng tạo. Từ đó góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Kết luận: Bất cứ môn học nào, việc nắm vững các tri thức mới đòi hỏi sự
nỗ lực cố gắng của học sinh. Trong sự nỗ lực đó, các kĩ năng được rèn luyện sẽ
phát triển những đức tính sáng tạo, kiên trì, tỉ mỉ, thận trọng... Học tập môn Ngữ
văn là để học sinh có vốn sống, vốn hiểu biết, hình thành nhân cách của người
lao động có văn hoá.
Việc rèn các kĩ năng cho học sinh trong giờ dạy học môn Ngữ văn không
kém phần quan trọng so với việc cung cấp kiến thức và giáo dục những thái độ
đúng đắn cho các em. Thiết nghĩ các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng là vô cùng
cần thiết đối với học sinh. Bởi đây là bước đầu để khơi dậy khả năng sáng tạo ở

học sinh. Sự sáng tạo trong văn chương không hề giống nhau, bởi sự liên tưởng,
tưởng tượng của mỗi người là khác nhau. Để giờ dạy học Văn thật sự trở nên
hứng thú với học sinh, khắc phục tình trạng học sinh thờ ơ, ngại học môn Ngữ
văn, đòi hỏi người giáo viên phải luôn có những tìm tòi đổi mới trong cách dạy
học. Phải dạy học sinh biết tự tìm lấy kiến thức và biết diễn đạt những suy nghĩ


theo cách riêng của mình. Bởi vì chỉ khi nào kiến thức thu nhận bằng con đường
tự khám phá mới là kiến thức vững chắc và đáng tin cậy nhất.
Bản thân tôi cũng đã từng bước áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào trong
các giờ dạy Ngữ văn một cách linh hoạt, đồng thời cùng các đồng nghiệp trong
tổ chuyên môn tiếp tục tìm tòi thêm những giải pháp thực hiện, nhằm nâng cao
hơn nữa những giờ dạy của mình.
Từ việc áp dụng các biện pháp đổi mới trong dạy học đã nói như trên và thu
được một số kết quả rất đáng khích lệ tôi nhận thấy rằng: trong quá trình dạy
học để đạt được kết quả cao thì người giáo viên phải thực sự yêu nghề, tâm
huyết, luôn luôn khám phá, tìm tòi để nâng cao trình đọ chuyên môn. Trong quá
trình giảng dạy, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp. Đối với học
sinh lớp 6, các em đều ở độ tuổi rất nhỏ vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo
viên phải hướng dẫ cụ thể, theo dõi sát sao quá trình học tập để giúp đỡ các em
khi cần thiết.
Kiến nghị:
- Cần trang bị thêm hệ thống máy chiếu ở các phòng học để giáo viên tiện áp
dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy được thuận lợi .
- Cần có phòng đọc thư viện để học sinh có điều kiện mở rộng kiến thức
thuận tiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan SKKN là do tôi
viết, không sao chép.

Thành Vân, Ngày 10 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện:

Lê Thị Can.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.[1] Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục- Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh.
2. [2] Sách giáo khoa Ngữ văn 6 , tập 2
3. [3] Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê, năm 2009


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Lê Thị Can
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Thành Vân- Thạch Thành- Thanh
Hóa.
Kết quả
Năm học
Cấp đánh
đánh
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá xếp
giá xếp loại giá xếp
loại
loại
1.
Vài suy nghĩ trong việc chấm,

Phòng
B
2009-2010
trả bài TLV trong chương trình GD&ĐT
Ngữ văn THCS.
Thạch
Thành
2.
Hướng dẫn học sinh làm tốt
Sở GD&
C
2013-2014
kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm ĐT Thanh
truyện ( hoặc đoạn trích) ở lớp Hóa
9




×