Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 làm các bài văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.95 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Số
TT

Nội dung

Trang

Mục lục:

1

I.

MỞ ĐẦU:

2

1.

Lí do chọn đề tài:

2

2.

Mục đích nghiên cứu:

2

3.



Đối tượng nghiên cứu:

2

4.

Phương pháp nghiên cứu:

2

II.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

3

1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

3

2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

3

3.


Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

4

3.1.

Tìm hiểu về văn mêu tả.

4

3.2.

Các bước dạy và học làm văn miêu tả.

5

3.3.

Giúp học sinh viết đúng và hay ba phần của bài văn

9

3.4.

Phương pháp dạy học sinh diễn đạt bài văn một cách sinh động.

10

3.5.


Chấm, chuẩn bị nhận xét chu đáo cho một tiết trả bài.

13

4.

Kết quả đạt được.

15

III.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

16

1.

Kết luận.

16
16

2.

Kiến nghị.


I. MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.
Môn Tiếng Việt là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng
sử dụng Tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói ) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần
rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến
thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của
Việt Nam và nước ngoài.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy nội dung các
bài Tập làm văn lớp 5 thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài Tập đọc.
Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích đề, quan sát tìm
ý, nói-viết đoạn, bài v¨n là những cơ hội giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết
về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc tìm hiểu đề bài, lập dàn ý, quan sát
đối tượng, tìm từ viết câu, viết đoạn văn … góp phần phát triển năng lực phân
tích, quan sát, tổng hợp. Tư duy trừu tượng của học sinh cũng được rèn luyện và
phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa… khi miêu tả. Môn Tập làm văn
là trau dồi vốn sống và vốn văn chương của học sinh nhằm nâng cao năng lực
cảm nhận và sự diễn tả ở mỗi học sinh. Thông qua môn Tập làm văn, học sinh
có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên đất nước, có cơ
hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người
Việt Nam.
Để học sinh viết được bài văn đúng và hay, biết cách dùng từ ngữ, sắp xếp
từ phù hợp diễn tả chính xác, sinh động hồn nhiên, thông qua bài văn học sinh
rèn được cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sự sáng tạo, mỗi học sinh thể hiện
được nét riêng độc đáo của mình. Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên phải trăn trở.
Chính vì lý do trên, tôi đã chọn viết đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn
học sinh lớp 5 làm các bài văn miêu tả”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn về thể loại văn miêu tả trong chương
trình Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu.

- Phân môn tập làm văn, thể loại văn miêu tả trong chương trình lớp 5.
- Đối tượng học sinh lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đọc tài liệu, tổng hợp hệ thống kiến thức trong chương trình.
- Phương pháp điều tra.
Thực hiện điều tra học sinh lớp 5C năm học: 2016- 2017 trường TH
Quảng Hưng.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. C¬ së lÝ luËn.
Văn miêu tả được đưa vào chương trình Tiểu học từ lớp 2. Khi tập quan
sát trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Tại sao lại cần
thiết cho các em học sinh học văn nhất là văn miêu tả? Có thể vì nhiều lí do:
Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận
xét, sự nhận xét thiên về cảm tính...); góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và sự
quan tâm của các em đến thế giới thiên nhiên xung quanh, từ đó góp phần giáo
dục thẫm mĩ, lòng yêu cái đẹp.
Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa tư
duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên với xã hội,
khêu gợi được tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng đẹp đẽ.
Đó là cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học văn một cách
nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách hồn nhiên mà đạt hiệu quả cao.
2. Thực trạng dạy văn miêu tả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Thuận lợi:
Văn miêu tả được dạy xuyên suốt từ lớp 2, từ những dạng bài, những yêu
cầu đơn giản. Giáo viên đã quan tâm đến việc giúp các em quan sát, viết thành
câu, thành đoạn văn rồi thành bài văn. Ở mỗi yêu cầu giáo viên đã uốn nắn sửa

lỗi cho các em giúp các em có nhiều tiến bộ ở các lớp trên.
Đa số các em đều ngoan, biết vâng lời cô giáo. Riêng ở lớp 5C mà tôi chủ
nhiêm, học sinh học khá đều, các em có đầy đủ dụng cụ học tập, sách giáo khoa,
phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em.
2.2 Khó khăn: Năm học 2016-2017, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5C
có 34 học sinh. Sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm, tôi tổng hợp được kết quả
bài làm như sau:
Nhận xét về bài văn tả quang cảnh trường em
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh biết làm bài văn hay, có sự sáng tạo diễn
11,8%
4 em.
tả sinh động, hồn nhiên.
Học sinh biết cách làm bài văn, biết cách sắp xếp
các ý đã quan sát được theo một trình tự nhất định,
dùng từ ngữ, phù hợp diễn tả khá chính xác.
Học sinh đã làm bài văn theo bố cục ba phần
nhưng diễn tả chưa hay sa vào kể, liệt kê lại những
điều quan sát được...
Học sinh viết câu không đủ ý nội dung bài viết lan
man, lủng củng.

11 em.

32,3%

13 em.

38,2%


6 em.

17,7%

3


Qua thực tế tìm hiểu ở lớp tôi chủ nhiệm cũng như thực trạng của học sinh
lớp 5 những năm học trước nữa, tôi nhận thấy: bên cạnh một số học sinh viết văn
biết diễn đạt và trình bày rõ ràng, mạch lạc, có những câu văn hay, giàu hình ảnh
thì còn nhiều học sinh chỉ viết văn theo kiểu liệt kê các ý hiểu được. Các em cảm
thấy lo lắng trước một đề bài tập làm văn. Vì thế khi làm văn có em đã học thuộc
lòng hàng loạt những bài văn mẫu để đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra định kỳ và hậu quả diễn ra là học sinh phải học thuộc lòng một cách máy
móc hay có một số em không biết diễn đạt đủ ý cần thiết cho một bài tập làm văn
mà đã trình bày bài lan man không đi đúng trọng tâm của đề.
Sở dĩ có thực trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân:
+ Nguyên nhân thứ 1: Việc tìm hiểu đề xác định nội dung và yêu cầu
trọng tâm của đề bài chưa sát.
Ví dụ: Đề bài: “Tả một người mà em thường gặp (cô giáo, thầy giáo hoặc
người hàng xóm, …) đang làm việc”.Với đề bài trên do các em chưa xác định
đúng yêu cầu trọng tâm nên một số em chỉ tả hình dáng của một người mà
không tả người đó đang làm một việc cụ thể hoặc chưa phối hợp tả hình dáng,
tính tình hoạt động của người đó.
+ Nguyên nhân thứ 2: Các em chưa chú ý đến việc quan sát đối tượng
miêu tả để tả được các đặc điểm bên ngoài, một hiện tượng thiên nhiên ... hay sự
thay đổi của cảnh phụ thuộc vào thời gian, không gian.
Ví dụ: Đề bài: “ Tả một cây hoa đang nở” hay “một cảnh đẹp quê hương”.
Nếu các em không ra ngoài quan sát sự vật hiện tượng một cây đang nở

hoa, một cảnh đẹp quê hương đang thay đổi theo sắc mây trời mà chỉ ngồi trong
lớp học hồi tưởng về các đối tượng miêu tả thì lấy đâu ra hiểu biết về cây hoa,
lấy đâu ra cảm xúc sáng tạo để viết văn.
+ Nguyên nhân thứ 3: Một số em không có thói quen lập dàn ý trước khi
làm, hoặc làm văn phụ thuộc vào dàn ý chung, gợi ý của sách giáo khoa mà
không biết lập dàn ý chi tiết để làm bài văn.
+ Nguyên nhân thứ 4: Do vốn từ của một số em hạn chế nên làm bài còn
khô khan, thiếu cảm xúc, dùng từ tối nghĩa, dùng sai từ. Còn thiên về liệt kê hết
sự việc này đến sự việc khác, hết chi tiết này đến chi tiết khác. Việc sắp xếp các
chi tiết quan sát được không theo một trật tự thời gian, không gian hay trên
dưới, trước sau, câu văn diễn đạt không rõ ý định nói gì, kể gì, thậm trí câu sau
làm câu trước mất nghĩa, và khả năng sử dụng biện pháp tu từ vào viết văn còn
hạn chế.
+ Nguyên nhân thứ 5: Do trình độ các em không đồng đều việc tạo điều
kiện giúp đỡ các em học chậm chưa kịp thời nên chưa khơi dậy được sự hứng
thú học tập của các em.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Tìm hiểu về văn miêu tả:
Muốn làm tốt bài văn miêu tả, trước tiên ta phải hiểu được thế nào là văn
miêu tả? Làm một bài văn miêu tả phải theo mấy bước? Cho học sinh biết miêu
tả là viết ra, dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho
4


người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm
của con người .
Việc dùng ngôn ngữ để làm công việc miêu tả tức là “làm văn”
Khi làm văn miêu tả, cần đạt những yêu cầu sau :
- Cụ thể hóa sự vật: Tả ai? Tả cái gì? (tả cái cặp thì người đọc sẽ hình
dung được đây là cái cặp chứ không phải là cái bao hoặc cái túi đựng đồ vật).

- Cá biệt hóa sự vật: Miêu tả như thế nào? (tả cái cặp thì người đọc sẽ
hình dung được: đây là cái cặp chứ không phải là cái cặp chung chung nào đó).
- Mục đích hóa sự vật: Tả với tình cảm, tư tưởng, thái độ ra sao? (tình
cảm yêu thích, quý mến)
Các bước làm một bài văn miêu tả:
+ Tìm hiểu đề.
+ Quan sát xây dựng dàn ý.
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
+ Đọc lại bài làm.
3.2. Các bước dạy và học làm văn miêu tả:
a.Tìm hiểu đề bài: Trong quá trình tìm hiểu đề cần hướng dẫn cho học sinh:
- Đọc đề bài: Học sinh đọc kỹ đề bài để có cái nhìn tổng quát, chú ý
không bỏ sót một chi tiết nào để tránh hiểu sai đề.
- Phân tích đề: Biết kết cấu một đề bài miêu tả gồm hai phần:
+ Thể loại bài văn: Phần này thường thể hiện ngay sau từ “hãy”.
+ Đối tượng miêu tả: phần này thường được đặt ngay sau từ “tả”
- Giới hạn miêu tả: Thường thì đối tượng miêu tả bị giới hạn bởi không
gian thời gian, địa điểm.
Tùy theo đề bài và phần giới hạn đối tượng miêu tả có hoặc không có, có
ít hoặc có nhiều.
Sau khi đọc kỹ đề bài có thể cho học sinh phân tích đề bài bằng cách:
+ Gạch hai gạch dưới từ xác định thể loại làm văn:
+ Gạch một gạch dưới các từ xác định đối tượng miêu tả.
+ Trọng tâm yêu cầu của đề ở chỗ nào? (Tả người đang làm việc thì tả
hình dáng hay tính tình, hoạt động là chính?)
+ Cần phân biệt các yêu cầu của đề:
Chẳng hạn: a. Tả một người bạn thân của em
b. Bạn em đang học bài, em hãy tả bạn em lúc đó.
Hai đề này có điểm khác nhau:
Đề a, tả hình dáng tính tình của bạn em (trong phạm vi rộng).

Đề b, tả hình dáng tính cách học bài của bạn em (trong phạm vi hẹp)
Hay: Tả cánh đồng lúa chín quê em.
Nhiều học sinh nhầm sa vào tả hoạt động gặt lúa. Cần hướng dẫn học sinh
quan sát kĩ cánh đồng lúa chín có những cảnh gì? ( lúa chín vàng, bông lúa nặng
trĩu, hạt lúa tròn trĩnh níu khom bông lúa). Buổi sớm nhìn thấy lúa chín vàng
tươi, nắng trưa nhìn đồng lúa vàng xuộm.
5


Qua quá trình phân tích, tôi đã giúp học sinh xác định trọng tâm yêu cầu
của đề bài, giúp các em có định hướng trong việc quan sát và viết thành dàn ý.
b. Quan sát x©y dùng dµn ý:
Nói đến “cảnh” ta phải nghĩ tới thiên nhiên như núi sông, mây gió, trăng
sao, dông bão, mưa nắng, một bãi biển khi mặt trời lên, một cánh đồng trong buổi
hoàng hôn, một khu rừng giữa đêm trăng…Cảnh có thể là một khu vực gồm các
vật thể, thiên nhiên lẫn vật thể do người tạo ra như: một bãi tắm ven biển thì ngoài
bãi cát, sóng nước, mây trời còn có những con đường, nhà hàng, nhà nghỉ...
Trong cảnh có thể có người và vật nhưng người và vật chỉ là phần phụ,
được điểm xuyết thêm vào chứ không phải là đối tượng chính để miêu tả. Vì
vậy, để giúp cho học sinh miêu tả một cách sinh động, mới mẻ, giáo viên cần tạo
điều kiện cho các em tiếp xúc trực tiếp đối tượng miêu tả.
VD: Cảnh một ngôi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính, sân
trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao…Tất cả thường được bao bọc bởi
những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra ngoài phạm
vi đó sẽ không còn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn liền với một thời gian nhất
định như sáng sớm, trưa hay chiều tối…Thời gian đi liền với ánh sáng, thời tiết,
hoạt động của người và vật... làm cho cảnh có những nét riêng biệt.
Sau khi xác định đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời
gian cụ thể, các em cần xác định vị trí để quan sát. Việc quan sát có thể ở một vị
trí cố định, có thể ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu.

Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên hướng dẫn các em có cái
nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng,
từng phần để quan sát.
Khi quan sát, ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa. Khi tả, ta phải xác định một trình tự
phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái
hay từ ngoài vào trong… một phần tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi cảnh.
Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời
phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả. Nếu tả riêng một đồ vật,
con vật, một người nào đó hướng các em cần tả tỉ mỉ về đối tượng còn khi tả
cảnh, vì cảnh thường bao gồm nhiều thứ nên ta càng cần chọn những nét tiêu
biểu nhất. Có thể tả người và vật trong cảnh nhưng việc tả đó phải góp phần bộc
lộ một điều gì đó của cảnh làm cho cảnh nổi hơn, đẹp hơn.
Mỗi cảnh lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái…của
từng vùng. Khi tả, ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó.
Tóm lại: Khi quan sát, học sinh cần phải tìm ra những nét chính - “nét trọng
tâm” của đối tượng, sẵn sàng bỏ đi những nét thừa làm cho bài văn xa, lạc ý chính.
Học sinh có năng khiếu cần phải tìm được những nét tiêu biểu, đặc sắc,
độc đáo của đối tượng, phải bộc lộ được cảm xúc, yêu quý, hứng thú, say mê
của mình trước đối tượng quan sát.

6


Một điều các em cần ghi nhớ là khi tả thường cảnh luôn luôn gắn với tình
người. Thi hào Nguyễn Du đã nêu một nhận xét rất sâu sắc: “người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ.”
Đúng vậy, cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những dặc
điểm riêng. Nhưng con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem đến cho cảnh
những tình cảm như thế. Đấy là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ

trọi, thiếu sức sống. Vận dụng những điều đã quan sát đựơc làm dàn bài chung
và dàn bài chi tiết cho từng đề bài cụ thể:
Theo phương pháp lập dàn bài thì ta chia ra hai loại dàn bài:
- Dàn bài chung gồm: Những ý chính + những ý phụ
- Dàn bài chi tiết gồm: Những ý chính + các chi tiết của ý chính
Những ý phụ + các chi tiết của ý phụ.
- Học sinh có thể diễn đạt dàn bài chi tiết bằng câu văn hoàn chỉnh hoặc
bằng những từ tóm tắt ngắn gọn.
Ví dụ: Đề bài : Em hãy tả ngôi trường thân yêu của em. (Tiết 7 – tuần 4)
Dàn bài chung
I. Mở bài.
- Giới thiệu cảnh định tả.
- Ở đâu?
II. Thân bài
1. Tả bao quát: toàn cảnh
Vị trí
- Đặc điểm(tùy cảnh vật)
+ Hình dạng
+ Kích thước
+ Vật liệu
+ Màu sắc

2. Tả chi tiết (tả các bộ phận)
- Cảnh sân chơi
+ Sân.
+ Cột cờ.
+ Cây cảnh.

Dàn bài chi tiết
I. Mở bài

- Giới thiệu cảnh vật: quang cảnh trường em ở
đâu? Nằm trên con đường nào, phố nào?
II. Thân bài.
1. Tả bao quát (toàn cảnh)
Vị trí: Từ đường lớn đi vào nằm phía bên tay
phải sát lề đường …tấm biển lớn ghi tên:
Trường tiểu học …… nền đỏ chữ vàng.
Đặc điểm(tùy cảnh vật)
+ Hình dạng: Khuôn viên hình chữ nhật,nhìn
xa nho nhỏ. Đến gần,vào bên trongtrường mới
thấy vẻ khang trang…
+ Kích thước: Cao, rộng, dài…
+ Mái lợp ngói đỏ tươi, tường gạch quét vôi.
+ Màu sắc: Tường quét vôi màu vàng, cửa sơn
màu trắng.
2. Tả chi tiết (tả các bộ phận)
Trình tự không gian tùy theo vị trí quan sát.
Cảnh sân chơi:
+ Sân: rộng rãi, sạch sẽ.
+ Cột cờ: ở giữa sân, cao vút, trên đỉnh có lá
cờ đỏ sao vàng.
+ Cây cảnh: đủ loại: mi mô da,si…bồn hoa
tròn xinh xắn bằng xi măng, vừa đẹp vừa dùng
làm chỗ ngồi cho học sinh giờ ra chơi.
7


Cảnh các lớp học.

Cảnh các lớp học: Nổi bật nhất là các lớp học

nối với nhau thành hình chữ U. Lớp nào cũng
được xây dựng, sơn, trang trí cùng một kiểu
giống nhau.
+ Dãy phòng học.
+ Dãy phòng học: được chia nhiều phòng từ
khối 1-5.
+ Hàng hiên.
+ Hàng hiên: rộng rãi, sáng sủa.
+ Trong phòng(bàn, ghế, bảng) + Bàn ghế kê thành 3 dãy, tấm bảng đen chiếm
phân nửa bức tường trước mặt
- Bàn giáo viên đặt bình hoa.
- Phía trên là ảnh Bác Hồ như đang mỉm
cười với chúng em.
Cảnh khu vực văn phòng.
Cảnh khu vực văn phòng.
- Phòng ban giám hiệu.
+ Phòng ban giám hiệu: trang trí giống nhau.
- Phòng giáo viên.
- Phòng giáo viên: bàn ghế ngay ngắn
- Của kính bóng loáng
- Phong thư viện.
- Phòng giáo viên: nhiều kệ sách…
- Phòng đội.
- Phòng đội: giấy khen treo tường.
Giá trống, cờ đội,cờ màu trang trí.
III. Kết bài
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ (ích lợi, giữ gìn, Nêu cảm nghĩ, suy nghĩ, hiểu được tầm quan
tình cảm…)
trọng của trường học.

- Tình cảm: yêu quý ngôi trường.
- Hành động: giữ gìn tốt tài sản nhà trường
Ví dụ 2: Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính nết của một người bạn mà em yêu mến.
(Tiết 25 – tuần 13)
Với đề bài trên phần thân bài gồm những ý: Tả hình dáng, tả tính nết của
bạn học sinh đó.
- Miêu tả ngoại hình nhân vật, tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tả bao quát về tuổi tác, dáng người (cao hay thấp, mập hay gầy gò,
yếu, tầm thước, xương xương, duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp…)
+ Tả chi tiết: Ở phần này yêu cầu học sinh miêu tả những chi tiết nổi bật
nhất, gây ấn tượng để phân biệt bạn với người khác như:
Tả khuôn mặt, diện mạo: bầu bĩnh, trẻ măng, hồng hào, đen sạm rám
nắng, xanh xao, chữ điền, trái xoan, vuông vắn, thơ ngây…
Tả làn da: nhăn nheo, trắng trẻo, nõn nà, chai cứng, nứt nẻ, hồng hào,
ngăm ngăm, bánh mật…
Tả đôi mắt: đen huyền, đen láy, trong sáng, u buồn, một mí, mắt bồ câu…;
tả cái nhìn của đôi mắt đăm đắm, đắm đuối, trìu mến…
- Về tả tính tình tôi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Tính tình của
bạn như thế nào? Lời nói nhẹ nhàng hay gắt gỏng, khoác loác, nhăn nhó, ba hoa
8


hay hiền hòa…? Bạn cư xử với người lớn, với bạn bè ra sao? Bạn ấy có hay giúp
đỡ bạn bè, người thân không ? Đặc điểm nào của bạn làm em quý bạn nhất? …
* Viết văn: Học sinh sẽ dựa vào dàn ý đã làm ở các tiết trước có sự hướng dẫn
của giáo viên để hoàn thành một bài văn hoàn chỉnh.
* Đọc lại bài và sửa lỗi: Trong việc luyện làm văn, khâu đánh giá, sửa chữa là
rất quan trọng. Giáo viên cần chấm bài, chữa bài cho từng em thật kĩ lưỡng. Thầy
gợi mở, cùng trò trao đổi, giúp học sinh phát hiện ra ưu điểm và nhược điểm
trong bài viết của mình ( tự đánh giá bài làm của mình) từ đó biết điều chỉnh, rút

kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
Nên tạo không khí trao đổi sôi nổi và thoải mái.
3.3 Giúp học sinh viết đúng và hay ba phần của bài văn
a) Luyện viết cách mở bài:
Mở bài là phần thứ nhất của bài văn nhằm mục đích giới thiệu đối tượng
sẽ tả trong phần thân bài. Vì vậy các em có thể mở bài bằng nhiều cách, tùy đối
tượng và cảm hứng của mỗi em. Giáo viên không gò bó, áp đặt, có thể mở bài
trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng một câu văn hay một đoạn văn nhưng không được
phép tách rời nội dung đã xây dựng được.
Chẳng hạn : Đề bài: Tả một người thân của em.
Với cách mở bài trực tiếp và gián tiếp các em đã được học, tôi giúp các
em vận dụng các kiểu mở bài ở trên và mở rộng thêm cho học sinh như sau:
- Mở bài bằng các nêu lý do: Với cách này, tôi giúp học sinh nêu rõ
nguyên nhân, dịp nào đó mà ta bắt gặp đối tượng.
Ví dụ: Nhân dịp nghỉ hè, mẹ cho chúng em về quê thăm ngoại. Hình ảnh
bà ngoại những ngày bên em cứ in sâu vào tâm trí em.
- Mở bài bằng sự bất chợt: Tức là bất ngờ dùng một âm thanh, một tiếng
động nào đó khiến ngưới đọc phải chú ý đến đối tượng.
Ví dụ: A! Ông lên! Ông lên! Tiếng cu Tí reo to ngoài ngõ làm em giật
mình. Quay đầu lại, thì ra ông nội em từ quê lên thăm chúng em.
- Mở bài bằng tâm trạng chân thành và cảm xúc:
Ví dụ: Thời thơ ấu của em đã trôi qua êm đềm ở chốn làng quê thanh
bình, trong sự yêu thương, đùm bọc của người thân xung quanh. Bây giờ, tuy đã
theo bố mẹ vào Nam nhưng em vẫn nhớ về quê, nơi chôn rau cắt rốn, ở đó có bà,
người đã ru em những giấc ngủ tuổi thơ.
b) Luyện viết phần thân bài:
Thân bài là phần thứ hai của bài văn sau phần mở bài và trước phần kết
bài. Thân bài sẽ nói rõ đối tượng đã giới thiệu ở phần mở bài. Phần này tôi giúp
học sinh những ý tưởng viết ra phải chân thật đúng với điều mình thấy và cảm
nhận từ đối tượng. Học sinh phải chọn lọc chi tiết tiêu biểu thì bài văn mới hay,

tránh viết lung mung, tránh sự máy móc.
Ví dụ: Tả hình dáng mẹ đi xa về thì phải đúng chi tiết:“Mồ hôi lấm tấm,
mặt mẹ đỏ vì nắng gắt...”. Hoặc tả mẹ đảm đang thì: Tay mẹ ram ráp (vì làm
nhiều viêc), các ngón tay gầy gầy..v.v..Dựa vào dàn ý mà các em đã lập, tôi
hướng dẫn học sinh diễn đặt câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh. Tôi hướng dẫn
9


học sinh viết thân bài có thể chia nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý, bài văn
sẽ rõ ràng mạch lạc hơn.
Ví dụ: Một học sinh viết: “Tính tình cô rất giản dị và hiền lành.”
Tôi hỏi học sinh: Bạn viết câu đã đủ ý chưa? Bạn nào có thể viết hay hơn,
diễn đạt rõ ràng hơn để làm người đọc thấy rõ cô rất giản dị và hiền lành.
Với câu văn trên tôi giúp học sinh thấy rõ những việc làm cụ thể nào của
cô thể hiện tính hiền lành và giản dị. Từ đó các em có thể diễn đạt lại như sau:
“ Hàng ngày đến lớp, cô chỉ mặc một chiếc áo dài trắng (giản dị). Ít khi cô nổi
giận với chúng em. Mỗi khi chúng em làm bài sai, cô thường mỉm cười tha thứ
và chỉ dẫn cặn kẽ từng ly từng tí ( hiền lành).
c) Luyện viết phần kết bài.
Trong bài văn các em có thể có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tất cả
điều xuất phát từ nội dung chính. Các em nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề thì
cũng có nhiều cách. Tôi gợi mở cho các em, giúp các em lựa chọn cho phù hợp.
- Kết bài bằng cách nêu cảm tưởng, suy nghĩ: Tôi chỉ rõ cho học sinh
thấy đây là cách nêu trực tiếp (không mở rộng) cảm tưởng, suy nghĩ thực sự của
mình với đối tượng đề cập đến trong bài.
Ví dụ: Ông ơi! Ông là tất cả trên đời, lúc nào cháu cũng kính yêu ông.
- Kết bài bằng cách nêu hành vi của nhân vật: Vì tình cảm của con
người thường được thể hiện qua cử chỉ. Do đó tôi hướng dẫn các em có thể thuật
hành vi của nhân vật làm kết bài.
Ví dụ: Ông lên xe rồi, xe chạy khá xa nhưng em vẫn đăm đắm nhìn theo.

Em lặng lẽ đếm bước giữa sân ga, thẩn thờ như người mất hồn.
- Kết bài bằng cách nêu lời nói của nhân vật: Vì lời nói của nhân vật
bộc lộ tình cảm như hành vi. Cho nên tôi hướng hẫn học sinh dùng lời nói của
nhân vật để kết bài.
Ví dụ: Em ngồi nép đầu vào ngực ông, nói: Ông ơi! Ông ở lại với chúng
cháu, ông đừng về quê nữa! Cháu nhớ ông lắm!
3.4 Phương pháp dạy học sinh diễn đạt bài văn một cách sinh động.
a) Làm giàu vốn từ cho học sinh:
Thông qua môn Luyện từ và câu, môn Tập đọc giáo viên có điều kiện làm
giàu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh có vốn từ phong phú hơn. Có rất nhiều
dạng bài tập khác nhau để làm tăng vốn từ cho học sinh như: tìm từ trái nghĩa,
tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho, điền từ thích hợp vào chỗ chấm, giải nghĩa từ
ngữ hoặc thành ngữ, bài tập đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề cho trước….Giáo
viên cần biết vận dụng và khai thác tối đa các bài tập đó.
Ngoài ra tôi còn giúp học sinh thấy được giá trị đặc sắc của từ láy, từ
tượng thanh,tượng hình. Về tìm từ tượng thanh và từ tượng hình, tôi thường cho
học sinh làm các dạng đề khác nhau:
Ví dụ: Tìm từ láy miêu tả tiếng gió thổi ? ( ào ào, ầm ầm, ù ù, …)
Tìm từ láy miêu tả dáng dấp của người ? ( thanh thanh, mảnh khảnh, thon
thả, mập mạp, vạm vỡ, dong dỏng,…)
10


“Thay thế các từ in nghiêng sau bằng từ ngữ cho thích hợp: Vầng trăng
tròn quá, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây
rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.”
Với bài tập tìm từ thay thế như trên, tôi hướng dẫn học sinh bằng các câu
hỏi gợi ý, giúp học sinh nhận rõ vấn đề từ đó các em có thể làm được như sau:
Vầng trăng tròn vành vạnh, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng. Gió bắt đầu
thổi ào ào, lá cây rơi rào rào, từng đàn cò bay rập rờn theo mây.”

b) Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu cho học sinh:
Bản chất của câu là diễn đạt được một ý trọn vẹn. Đây là dấu hiệu quan
trọng nhất của khái niệm câu. Câu ứng với một với kiểu cấu tạo nhất định, một
ngữ liệu nhất định. Trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình thức là mở đầu bằng chữ
viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu.
Để giúp học sinh phát hiện ra mình đặt câu như vậy là đúng hay sai?
Dùng từ đặt câu phù hợp hay chưa? Tôi thường kết hợp trong các tiết Luyện từ
và câu, các tiết Tập làm văn sau phần chấm bài làm của học sinh xong. Khi
chấm bài, tôi tập hợp các lỗi sai của học sinh sau đó ghi lên bảng (bảng phụ) các
lỗi sai đó, học sinh phát hiện ra lỗi và sửa lại cho đúng.
Ví dụ 1: Mỗi đoạn lời sau đây là câu hay chưa? Vì sao?
- Những bác nông dân ấy
(1)
- Những bác nông dân đang gặt lúa.
(2)
- Với tình yêu thương con vô bờ bến
(3)
- Với tình yêu thương con vô bờ bến, mẹ chăm chút cho chúng em từng li
từng tí.
(4)
Với bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận ra đoạn lời
(1), (3) chưa phải là câu vì nó chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn. Còn đoạn lời
(2), (4) là câu, nó diễn đạt trọn vẹn một ý làm cho người đọc hiểu được vấn đề
và cùng với dấu hiệu: đầu câu đã viết hoa, cuối câu đã ghi dấu chấm.
Ví dụ 2: “ Em hãy phát hiện chỗ sai của câu sau và chữa lại cho đúng: Khi
em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của mẹ.”
Tôi trình bày xong và khơi gợi cho học sinh nhớ lại các kiến thức về
LTVC cụ thể là câu đơn và câu ghép thì có nhiều em đã phát hiện ra và nói:
“ Câu trên sai vì chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn, hay chưa có vế thứ hai bổ
sung ý cho vế thứ nhất. Em xin sửa lại là: Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến,

thương yêu của mẹ thì em càng phải cố gắng học tập để mẹ vui lòng.”
Có em xin sửa lại là: “ Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến của mẹ, em
càng yêu mẹ hơn.”
Ví dụ 3: “Em hãy phát hiện từ dùng sai và chữa lại cho đúng các câu sau:
Dáng mẹ đậm đà, nước da đen láy vì dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt mẹ đầy đặn
có phúc.”
Với hình thức bài tập trên, học sinh có thể phát hiện ra các từ dùng sai là
từ: đen láy, có phúc. Các em tự sửa từ đen láy bằng từ đen bóng, đen sạm, đen
sì. Còn từ có phúc chữa lại là nhân hậu, vẫn tươi trẻ. Sau đó tôi yêu cầu học sinh
11


viết lại hoàn chỉnh các câu trên cho đúng: Dáng mẹ đậm đà, nước da đen sạm vì
dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt mẹ đầy đặn nhân hậu.”
c) Rèn luyện khả năng viết câu có sử dụng biện pháp tu từ ( so sánh,
nhân hóa) cho học sinh.
Dạng bài tập này gắn với nội dung cảm thụ văn học nhưng để cảm thụ văn
học, tôi thường yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu nghệ thuật và chỉ ra giá trị
của nó. Còn phần làm văn, tôi yêu cầu học sinh sử dụng biện pháp tu từ trong
bài viết của mình, làm cho bài viết sinh động, gợi cảm và hồn nhiên.
Ví dụ 1: Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để diễn đạt lại các câu văn
dưới đây cho sinh động và gợi cảm:
a) Dùng biện pháp so sánh.
Cô Thảo có làn da trắng, mắt đen láy. Miệng cười rất tươi. (Cô Thảo có
làn da trắng như trứng gà bóc, mắt đen láy. Miệng cười tươi như hoa).
b) Dùng biện pháp nhân hóa.
Vườn trường cây lá xanh um. Mấy chú chim đang hót ríu rít trên vòm cây.
Mặt trời vừa nhô lên tỏa những ánh nắng ấm áp xuống sân trường. Những cây
phượng đang nở hoa. (Vườn trường cây lá xanh um đang thì thầm trò chuyện.
Mấy chú chim đang nhảy nhót, tấu lên những bản nhạc trên vòm cây. Mặt trời

vừa nhô lên tỏa những ánh nắng ấm áp xuống sân trường. Những cây phượng
đang nở hoa, khoác trên mình chiếc áo đỏ tươi) .
Ví dụ 2: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc
bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật:
- Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường.
(Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường tựa
như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn.- Biện pháp so sánh).
- Bông hoa hồng xinh đẹp. (Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì
thầm toả hương thơm.- Biện pháp nhân hoá).
- Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng
và những con thuyền rẽ sóng ra khơi. (Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi,
yêu mặt biển trong xanh dậy sóng và yêu những con thuyền rẽ sóng ra khơi. Biện pháplặp từ ngữ).
- Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông, mấy người dân chài thấp
thoáng, vài cách chim chiều tản mạn bay về tổ. (Xa xa, nhấp nhô những cánh
buồm trên sông, thấp thoáng mấy người dân chài, tản mạn vài cánh chim chiều
bay về tổ. - Biện pháp đảo ngữ).
Ví dụ 3: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm để tạo thành những
câu văn gợi tả, gợi cảm:
- Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen…
Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn, bộ râu rung rung trắng
như cước. (Biện pháp so sánh).
- Tôi lớn lên bằng…(Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương
của cha, tình thương chở che của bà con làng xóm. - Biện pháp lặp từ ngữ).
12


Ngoài cách viết câu, dùng từ ngữ nêu trên; trong giảng dạy giáo viên cần
hướng dẫn học sinh chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt là đa dạng
về kiểu loại ( từ đơn, từ ghép, từ láy), phong phú về ý nghĩa (từ một nghĩa, từ
nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa,…), linh hoạt

về cách sử dụng (từ dùng trong sinh hoạt, trong sách vở khoa học, từ địa
phương, từ nghề nghiệp,…).
d) Rèn kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý:
Để thực hiện tốt kỹ năng này, trước hết cần phải quan sát kĩ đối tượng, tìm
được nhiều ý, nhiều chi tiết, biết sắp xếp các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lý,…
Trong phân môn luyện từ và câu, có một số bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn, cần
được giáo viên chú ý để hướng dẫn học sinh lập ý trước khi cho học sinh viết thành
lời văn cụ thể, nhằm bổ trợ thiết thực cho phân môn tập làm văn ở tiểu học.
Ở tiết trả bài tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh luyện viết lại phần
mở bài, kết bài hay một đoạn của phần thân bài để học sinh tự rút kinh nghiệm
sau khi giáo viên đã chữa bài tập trên lớp. Qua luyện tập, giúp học sinh chắt lọc
được kiến thức trọng tâm và bước đầu ý thức được sự “ liên kết ý” trong đoạn
văn, tức là: Giữa các câu văn có sự liền mạch, có quan hệ về ý với nhau, không
rời rạc, lộn xộn. Các ý trong một đoạn văn được diễn tả theo một trình tự nhất
định ( trình tự về không gian, trình tự về thời gian, trình tự tâm lý) nhằm minh
hoạ và cụ thể ý chính. Ở phân môn Luyện từ và câu (Sách TV5, tập 2), các em
học sinh đã được học vài biện pháp liên kết đơn giản như sau:
Bài: “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ” (TV5, tập 2, trang
71-72).
- Ví dụ: Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám
nước lên tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da
dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái
bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy kiều ngâm thơ…
Bài: "Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ” (TV5, tập2,
trang 76-77).
- Ví dụ: Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng
một tý. Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu vàng của
những con tơ nõn mới guồng…(Đàn ngan mới nở. TV4, tập 2, trang 119).
Bài: “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối” (TV5, tập 2, trang 97-98).
- Ví dụ: Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.

Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi
một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm
nhẩm ôn bài. (Qua những mùa hoa, TV5, tập 2, trang 98).
Ngoài những bài hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp liên kết câu
nêu trên, trong sách tiếng Việt lớp 5 còn có 5 bài học hướng dẫn học sinh hình
thành kiến thức, kĩ năng về cách “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ” và “Nối
các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng” mà tôi cần lưu tâm dạy kĩ, có chiều sâu, để
bổ trợ thiết thực cho phân môn Tập làm văn, khi các em luyện viết câu, đoạn,
bài trong một kiểu bài cụ thể. Nhằm thực hiện đúng nội dung, chương trình dạy
13


học là “Vòng tròn đồng tâm”. Bên cạnh đó cũng cần lưu tâm để nhận xét kết quả
trình bày bài làm của học sinh về ý (đã đúng, đủ, cụ thể chưa) và về lời (dùng từ,
đặt câu, diễn đạt có hay, có chính xác không, bộc lộ cảm xúc như thế nào,…).
3.5 Chấm, chuẩn bị nhận xét chu đáo cho tiết trả bài.
Việc chuẩn bị cho tiết trả bài tập làm văn phải bắt đầu từ việc chấm bài.
Tôi chấm bài cẩn thận, kĩ lưỡng và ghi lời phê, nêu rõ những ưu khuyết điểm nổi
bật trong bài làm của HS. Nếu HS mắc lỗi về chính tả hoặc cách dùng từ …tôi
dùng bút đỏ gạch dưới từ ngữ đó để HS tự sửa ra lề vở (giáo viên không sửa
thay cho học sinh.
Tôi ghi cụ thể các câu văn, đoạn văn hay, các lỗi học sinh thường mắc để
hướng dẫn các em chỉnh sửa trong tiết trả bài, giúp cho việc chữa bài của HS có
hiệu quả.
Các bước lên lớp trong tiết trả bài tập làm văn thường được tôi vận dụng
như sau:
Bước1: Nhắc lại yêu cầu chung của đề.
Giáo viên chép đề bài lên bảng: Học sinh đọc và phân tích, xác định yêu
cầu trọng tâm của đề. GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng phần này có
thể cho HS nhắc lại bố cục bài văn.

VD: Dạy tiết trả bài văn tả người, sau khi nghe giáo viên chép đề bài và
gợi ý học sinh phân tích đề ( Đề bài thuộc thể loại, kiểu văn nào? Yêu cầu trọng
tâm của đề là gì? GV cho HS nhắc lại cấu trúc chung của bài văn tả người nhằm
mục đích giúp học sinh nắm vững bố cục của bài văn (nhìn tổng thể, bao quát )
tạo điều kiện thuận lợi để HS nhận xét trong bước tiếp theo ( vì có những HS
làm lạc đề hoặc không đúng thể loại, bố cục chưa rõ ràng. )
Bước 2: Nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm của học sinh.
Ở bước này, GV chỉ cần dành một ít thời gian để nhận xét chung những
ưu khuyết điểm chính trong bài làm của HS, chú ý nhận xét về ưu điểm có thể
đọc một vài câu, đoạn, hình ảnh của các bài làm hay cho học sinh tham khảo và
tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho các em. Phần lớn GV dành thời gian cho HS
tham gia vào phát hiện lỗi và sửa lỗi.
Bước 3: Hướng dẫn HS sửa lỗi chung:
Bước này đòi hỏi GV phải hết sức khéo léo và tế nhị, khơi dậy được mọi khả
năng vốn có và tính tích cực của HS. Do vậy tôi không lần lượt chỉ ra các lỗi sai
trong bài làm của học sinh để yêu cầu các em sửa lại mà lần lượt nêu ra các từ
ngữ, câu, đoạn có vấn đề cho học sinh tự phát hiện (đôi khi cần có sự hướng dẫn
bằng gợi ý của giáo viên).
Sau khi học sinh phát hiện đúng giáo viên mới cho các em sửa các lỗi đó.
Việc sửa một lỗi không chỉ dừng lại ở một hoặc hai em mà cần tạo cơ hội cho
nhiều HS cùng tham gia, mỗi em một ý kiến, sau đó GV có thể chọn ý hay nhất
để chốt lại.
VD: Có em tả “ Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái, dễ chịu ”
Để HS tự sửa lỗi dùng từ trong câu văn trên, tôi làm như sau :
14


+ GV nêu vấn đề: Một bạn đã viết: Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái, dể
chịu . Em có nhận xét gì vè câu văn của bạn? ( HS: trong câu văn trên bạn dùng
từ khoan khoái, dễ chịu chưa chính xác )

+ GV: Em có biết tại sao bạn dùng từ như vậy không? ( HS: bạn dùng từ
sai vì bạn không hiểu nghĩa của từ, các từ khoan khoái, dễ chịu thường dùng để
miêu tả cảm giác của người chứ không dùng để miêu tả dáng đi …).
Giáo viên cho HS sửa lại lỗi trên (HS có thể thay từ khoan khoái, dễ chịu
bằng các từ khoan thai, nhẹ nhàng, uyển chuyển ..)
VD: Tương tự cách trên tôi đưa câu văn trong bài của HS: Bạn Dũng học
rất giỏi bạn ấy cũng rất nghịch ưa khám phá mọi lúc mọi nơi. gợi ý để HS chỉ ra
lỗi sai: Không dùng dấu chấm ngăn cách các câu đã hoàn chỉnh, sau đó các em
HS tự chữa lại ( Có thể gọi HS mắc lỗi chữa HS khác bổ sung ) Bạn Dũng học
rất giỏi. Bạn ấy cũng rất nghịch, ưa khám phá mọi lúc mọi nơi .
4. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào dạy làm văn, tôi thấy học sinh của
tôi có rất nhiều tiến bộ, các em không còn ngại khi học phân môn Tập làm văn
nữa. Và đặc biệt với thể loại văn miêu tả trong chương trình lớp 5, các em đã lập
dàn ý cho bài văn của mình khá nhanh và chi tiết, có chất lượng. Cuối năm, tôi
đưa ra một đề bài: “Tả bạn học của em”. Tôi thấy học sinh lớp tôi có tiến bộ
hẳn. Các em biết tìm hiểu đề, xác định đúng yêu cầu đề. Cách miêu tả đúng nội
dung, diễn đạt trôi chảy mạch lạc hơn, bài làm có cảm xúc hơn. Có những bài
văn hay như bài văn của em Yến Ngọc, Phương Mai, Hà Linh, Quỳnh Anh, …
Kết quả chấm 34 bài văn của học sinh đạt được như sau:
Nhận xét về bài văn
Học sinh biết làm bài văn đúng thể loại, diễn tả
đươc ngoại hình, hoạt động tính tình của bạn, ý
văn mạch lạc, có cảm xúc.
Học sinh biết cách làm bài văn, biết cách sắp xếp
các ý tả bạn theo một trình tự nhất định, dùng từ
ngữ, phù hợp diễn tả khá chính xác.
Học sinh đã làm bài văn theo bố cục ba phần
nhưng diễn tả chưa hay sa vào kể, liệt kê lại những
điều quan sát được...

Học sinh viết câu không đủ ý nội dung bài viết lan
man, lủng củng.

Số lượng

Tỉ lệ

8 em.

23,5%

13 em.

38,3%

12 em.

35,3%

1em

2,9%

15


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Để giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả người giáo viên cần chú ý :
- Giúp học sinh xác định rõ người sẽ tả là ai? Cảnh sẽ tả là gì?

- Giúp học sinh biết quan sát kĩ người sẽ tả, cảnh sẽ tả để tìm ra những nét
riêng biệt của người đó, cảnh đó.
- Nhất định phải hướng dẫn các em có thói quen xây dựng dàn bài sau đó
lựa chọn ý, sắp xếp ý cho phù hợp.
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp vừa nêu được những nét riêng, nổi bật nhất
của người được tả,vừa bộc lộ được thái độ, tình cảm của mình đối với người đó,
sẽ làm cho bài viết đạt kết quả như mong muốn.
- Chuẩn bị chu đáo việc chấm chữa bài để giúp các em sửa chữa những
thiếu sót khi viết bài và để tạo hứng thú cho học sinh khi học tiết tập làm văn trả
bài.
2. Kiến nghị:
Để giúp học sinh làm tốt các bài văn miêu tả, giáo viên cần tập cho học sinh:
- Thói quen quan sát, sử dụng các giác quan khi quan sát thông qua các
hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức cho các em luyện nói, luyện viết thành ý, thành câu sau khi có
kết quả quan sát.
- Tổ chức triểm lãm các bài văn hay của học sinh để gây hướng thú viết
văn.
- Tổ chức các giờ dạy mẫu để đồng nghiệp tham gia góp ý.
Trên đây là những giải pháp của tôi được tích lũy trong thực tế dạy Tập
làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Tôi đã triển khai trong tổ khối để đồng
nghiệp cùng áp dụng. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các anh chị đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
Tôi cam kết đây là sáng kiến tôi tự làm,
không sao chép nội dung của người khác
HIỆU TRƯỞNG


Người viết

Hà Thị Thanh Mai

16



×