Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.17 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
1.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

3

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn cấp học, ngành học là
đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phân môn Văn là một
phân môn rất quan trong ba phân môn của môn học. Với nhiệm vụ hướng dẫn
cho học sinh tiếp cận với các tác phẩm văn học ở các thời đại khác nhau của Việt
Nam và thế giới nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về văn học, về
cuộc sống; rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm
hồn, tình cảm, nhân cách cho học sinh, làm cho các em qua mỗi giờ học thấy
“thêm yêu đời, yêu cuộc sống và lớn khôn thêm một chút.’’ (Tố Hữu).
Xuất phát từ đặc trưng của văn chương và muc tiêu của việc dạy và học
Văn, chương trình, sách giáo khoa cấp Trung học cơ sở đã dành lượng thời gian
rất lớn trong khoảng thời lượng dành cho bộ môn và cũng là nhiều nhất trong tất
cả các môn học ở cấp THCS để học sinh được tiếp cận với các tác phẩm. Ở lớp
6, đối tượng học sinh mới rời mái trường Tiểu học, các em được tiếp cận với các
tác phẩm tự sự dân gian là chủ yếu. Điều đáng quan tâm là làm thế nào để giờ
Ngữ Văn thực sự có hiệu quả, để học sinh không còn ngại học Văn, chán học
Văn và trở nên ham thích học Văn ?
Với Tập làm văn, không phải chỉ biết phân tích mà còn phải biết học theo
mẫu. Đừng nghĩ học theo mẫu là không phát huy được tính tích cực. Phải động


não lắm mới thấy được cái hay của mẫu, mới nắm được các quy cách, thể thức
cần rút ra từ các mẫu, rồi từ đó mới có thể học theo mẫu một cách sáng tạo. Từ
đó để thấy rằng viết được một đoạn văn, bài văn hay, học theo mẫu một cách
sáng tạo, không phải dễ đối với học sinh hiện nay, bởi vì các em học sinh cần
phải có kĩ năng quan sát, vận dụng tổng hợp các kiến thức trong môn học, các
kiến thức trong đời sống xã hội và đặc biệt phải có vốn từ phong phú để đưa vào
làm một đề văn cụ thể. Trong phần Tập làm văn lớp 6 học kì I, phần hướng dẫn
học sinh viết một bài văn tự sự chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, từ
thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi
bước vào khâu viết văn bản, sự việc sắp xếp thiếu tính hợp lí, chưa làm nổi bật
được nhân vật chính. Thường thì học sinh nhớ đâu viết đó, viết lan man dẫn đến
quên ý, ý nọ xọ ý kia, kể lể dài dòng, các ý trùng lặp, bài văn không nhất quán,
không làm nổi bật được nội dung, chủ đề của tác phẩm. Để giúp các em dễ dàng
hơn trong việc tạo dựng một bài văn tự sự mạch lạc, sinh động, cách xây dựng
tình huống truyện hấp dẫn, nhân vật ấn tượng, đặc biệt là cách phân đoạn, dựng
đoạn rõ ràng, lô gic, hợp lí, tôi quyết định chọn đề tài "Một số kinh nghiệm rèn
kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6 ở trường THCS Đông Cương Thành Phố Thanh
Hóa”.
1.2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu:
Rèn kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả
năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ,
đặt câu, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu
2


chuyện. Việc rèn kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp
dạy học: tích hợp và tích cực giữa chủ thể học sinh trong quá trình dạy học.
Trong phạm vi đề tài này, tôi đưa ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách
thức rèn kĩ năng để hướng dẫn học sinh viết được bài văn tự sự, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường.

1.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lí thuyết;
- Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu;
- Phương pháp kiểm tra, khảo sát;
- Phương pháp cố vấn chuyên gia.
1.4. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đi sâu vào cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, nhân vật ấn tượng,
đặc biệt là cách phân đoạn, dựng đoạn rõ ràng, lô gic, hợp lí.
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý từ hệ thống bài tập.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Một số vấn đề chung về văn tự sự:
Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: tác phẩm tự sự (theo quan điểm
lí luận văn học) và phương thức tự sự (trong Tập làm văn).
a. Theo quan điểm lí luận văn học:
"Tác phẩm phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong
không gian, thời gian qua các sự kiện, sự cố xảy ra trong cuộc đời con người.
Trong tác phẩm tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thâm nhập
sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng
hầu như không có mối phân biệt nào cả.
Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc
có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo
hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào
tình cảm, ý muốn của nhà văn".
b. Theo quan niệm trong Tập làm văn:
Trong Tập làm văn, khái niệm "tự sự" được hiểu theo nghĩa rộng, đó là

phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đó như
quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.
Sách giáo khoa Tập làm văn trước đây (1986 - 1995) không dùng khái
niệm tự sự mà dùng các khái niệm kể chuyện, trần thuật, tường thuật. Trong
sách giáo khoa Ngữ văn 6- Tập 1- trang 28- Nhà xuất bản Giáo dục 2002, nêu
định nghĩa về văn tự sự như sau:
"Tự sự" (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc
này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ
thái độ khen, chê”.
c. Mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức khác:
Trong các quá trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính
chất của văn bản mà người viết kết hợp với hầu hết các phương thức biểu đạt,
song chủ yếu là các phương thức miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
+ Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc kể thêm sinh động màu sắc,
hình dáng, diện mạo của nhân vật, sự việc hành động như hiện lên sống động
trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể
hiện được rõ hơn thái độ, tình cảm của mình trước việc đó, buộc người đọc phải
trăn trở, nghĩ suy trước sự việc đang kể, ý nghĩa của chuyện này càng thêm sâu
sắc.
+ Tự sự kết hợp với nghị luận:
Chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở đã cung cấp 6 kiểu văn bản dựa
trên 6 phương thức biểu đạt chính. Nếu như các phương thức miêu tả, biểu cảm,
tự sự... chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì
nghị luận dùng lí lẽ lô gích phán đoán nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan
4


điểm, tư tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở của tư duy hình tượng,

còn nghị luận là cơ sở của tư duy lô gic. Chính vì thế mà trong văn bản tự sự, để
người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể
có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn
chứng.
Như vậy, có thể nói rằng trong tự sự gần như có tất cả các phương thức
biểu đạt vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất đối với cuộc sống mà cuộc sống
thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả
các kiểu nhân vật, các mẫu người mà ta gặp thường ngày. Vì thế mà trong văn
bản tự sự có các yếu tố khác kết hợp.
2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của bài văn tự sự:
2.1.2.1. Tìm hiểu chung về văn tự sự:
*Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Mục đích của tự sự: Thông qua nhân vật, chủ đề, giọng điệu kể, người kể giải
thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ yêu ghét, khen chê.
*Phân loại tự sự: Gồm 2 loại cơ bản:
+ Tự sự đời thường:
- Là kể lại những chuyện có thật diễn ra xung quanh mình mà hàng ngày
mình đã thấy, đã nghe, đã biết.
- Hiện thực cuộc sống là nội dung quan trọng của kể chuyện đời thường.
Kể chuyện đời thường phải coi trọng sự thật, người viết chỉ lựa chọn chi tiết, sắp
xếp... chứ không được bịa (hoàn toàn khác với hư cấu nghệ thuật).
- Nhân vật và sự việc phải chân thực, có ý nghĩa.
+ Tự sự tưởng tượng:
- Là kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng của người kể, không có
sẵn trong sách vở hay trong thực tế.
- Sự tưởng tượng đó không thể hiện tùy tiện mà phải dựa vào những điều
có thật trong cuộc sống đời thường rồi bổ sung, tưởng tượng thêm nhằm đưa đến
sự hấp dẫn, thú vị cho truyện.
- Tưởng tượng đóng vai trò tích cực trong cuộc sống, tạo nên những hình

ảnh rực rỡ, phản ánh ước mơ, khát vọng cao đẹp của con người.
- Như vậy, điều quan trọng là câu chuyện tưởng tượng phải có diễn biến
tự nhiên, hợp lí vì chứa đựng ý nghĩa xã hội.
2.1.2.2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
a. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng:
- Trong thời gian cụ thể;
- Ở địa điểm cụ thể;
- Có nhân vật cụ thể;
- Có nguyên nhân, diễn biến và kết quả;
- Đặc biệt, sự việc được sắp xếp theo một trình tự, một diễn biến hợp lí để
thể hiện tư tưởng của người kể.
b. Nhân vật:
*Nhân vật chính và nhân vật phụ:
5


- Nhân vật chính: xuất hiện nhiều, từ đầu đến cuối, được tập trung khắc
họa trên nhiều phương diện: tên tuổi, lai lịch, diện mạo, tài năng, tính cách, hành
động, lời nói, việc làm... Đây là nhân vật giữ vai trò then chốt, thiếu những nhân
vật này thì không còn là truyện.
- Nhân vật phản diện: trái ngược với nhân vật chính, làm sáng tỏ nhân vật
chính, tô đậm nhân vật chính.
*Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện:
- Nhân vật chính diện: thể hiện tư tưởng, lí tưởng xã hội nhất định, được
tác giả tập trung đề cao, biểu dương và khẳng định bằng những phẩm chất tốt và
những hành động cao cả, đẹp đẽ.
- Nhân vật phản diện: trái ngược với nhân vật chính diện, nhân vật này bị
tác giả phê phán, tố cáo, chế giễu, phủ định... thường đại diện cho cái xấu, cái
ác, cái tiêu cực.
*Đặc biệt, khi xây dựng nhân vật trong văn tự sự, nhân vật cần phải có

ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí, tính cách , có xung đột giữa các nhân
vật thì mới có chuyện xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Nhân vật
phải cụ thể, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội.
2.1.2.3. Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự:
a. Ngôi kể:
- Kể chuyện theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình, có mặt ở khắp mọi nơi
để kể được tất cả các sự việc xảy ra với các nhân vật trong truyện.
- Kể theo ngôi thứ nhất: xưng tôi để kể, trực tiếp kể những gì mình nghe,
mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
b. Lời kể:
- Kể theo ngôi thứ ba, lời kể mang tính khách quan của người đứng ngoài
cuộc.
- Kể theo ngôi thứ nhất, lời kế là những lời tâm sự thủ thỉ, bộc bạch tình
cảm, thổ lộ cuộc sống nội tâm của người kể chuyện.
- Có thể kể phối hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, khiến cho giọng điệu
câu chuyện mang tính tự nhiên, sinh động, mạch chuyện thấm đẫm chất thơ.
*Một tác phẩm tự sự cần có nhiều loại ngôn ngữ đan xen nhau, phối hợp
với nhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật.
- Ngôn ngữ kể: thể hiện diễn biến cốt truyện.
- Ngôn ngữ tả: tả nhân vật, tả khung cảnh làm nền, làm phông cho câu
chuyện.
- Ngôn ngữ nhân vật: lời đối thoại và độc thoại của nhân vật.
2.1.2.4. Thứ tự kể trong văn tự sự:
a. Kể theo dòng chảy thời gian: (kể xuôi)
Câu chuyện được kể theo sự việc diễn ra, sự việc nào diễn ra trước thì kể
trước, sự việc nào diễn ra sau thì kể sau, kể cho đến hết: các truyện dân gian
được kể theo lối này.
b. Kể theo dòng hồi tưởng và phép đồng hiện: ( kể ngược)

6



- Có lúc chuyện sau được kể trước, chuyện trước được kể sau, các sự việc
đan xéo nhau, mục đích gây bất ngờ, hứng thú cho người đọc, tô đậm tính cách
nhân vật: các truyện đương đại thường kêt theo kiểu này.
2.1.2.5. Lời văn, đoạn văn tự sự:
a. Lời văn:
- Lời văn giới thiệu nhân vật: tên gọi, lai lịch, hình dáng, tài năng, tính
nết, tâm hồn, quan hệ tình cảm...
- Lời văn kể việc: kể hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành
động đó đem lại.
b. Đoạn văn:
Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về
nhân vật ( lai lịch, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng...) hoặc kể về các việc làm,
hành động, lời nói, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. Ở những
đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn thoại, tức
là đoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc
thoại.
2.1.2.6. Chủ đề và dàn bài của một bài tự sự:
a. Chủ đề:
- Là vấn đề chủ yếu, là lí tưởng mà người kể muốn thể hiện, gửi gắm qua
văn bản. Những điều muốn nói, muốn gởi gắm ấy có thể là sự ca ngợi, khẳng
định hay lên án, phê phán...
- Chủ đề cần hướng vào cuộc sống của con người, gửi gắm thông điệp cho
con người, ngay cả khi thế giới nhân vật trong truyện là con vật, đồ vật. Vì vậy,
khi bắt tay vào viết một bài văn tự sự, người viết cần đặt câu hỏi:Câu chuyện
mình sắp kể sẽ có ý nghĩa gì, truyện nhằm gửi gắm điều gì?
b. Dàn bài:
*Mở bài:
- Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

- Có thể bắt đầu từ một sự cố nào đó hoặc từ kết cục của câu chuyện, số
phận của nhân vật rồi ngược lại kể từ đầu.
*Thân bài:
- Lần lượt kể các tình tiết làm nên câu chuyện.
- Kể các chi tiết sự việc xoay quanh nhân vật, xoay quanh câu chuyện. Có
thể kể theo trình tự thời gian, tuyến nhân vật hoặc theo mạch cảm xúc. Nếu tác
phẩm có nhiều nhân vật thì các tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn
biến câu chuyện.
+ Có sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết
thúc. Cần chú ý tạo tình huống đặc biệt cho truyện, gây hấp dẫn cho người đọc.
+ Có thể đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm: Yếu tố miêu tả về hình dáng
nhân vật, có yếu tố tự sự: về hành động, việc làm, lời nói, cử chỉ, tính cách; có
yếu tố biểu cảm về suy nghĩ, thái độ của nhân vật, của người kể.
+ Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
+ Tình tiết chính, có ý nghĩa cần kể chi tiết. Tình tiết phụ chỉ cần đi lướt qua.
*Kết bài:
7


- Kết thúc câu chuyện.
- Sự việc kết thúc, tình trạng số phận nhân vật được thể hiện khá rõ.
- Có thể kết bài theo hướng mở: Hành động của nhân vật vẫn như đang
còn tiếp diễn.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Về phía giáo viên:
Trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, giáo viên mới chỉ giúp các em
nắm bắt được những nội dung lí thuyêt cơ bản trong sách giáo khoa, phần rèn kĩ
năng nói và viết chưa thực sự có hiệu quả. giờ dạy đơn điệu, khô khan, giáo viên
cũng chưa có sự rung cảm với một số nội dung được đề cập tới trong bài dạy,
chưa có nhiều đổi mới về phương pháp, không khắc sâu được kiến thức cho học

sinh, điều đó khiến học sinh có tâm lí mệt mỏi, ngại học.
Trong quá trình dạy các văn bản tự sự ở phần Văn học, giáo viên chưa
tích hợp hiệu quả với phần Tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra
bài tập về nhà cho các em.
Giáo viên chỉ hướng dẫn chung chung, đưa ra các ý lớn trong khâu lập
dàn ý mà chưa hướng dẫn cụ thể, chưa tích cực trong việc đưa ra một số đoạn
văn mẫu để học sinh tham khảo sau khi các em đã trình bày bài làm của mình.
Giờ trả bài chưa hiệu quả, đặc biệt chưa chú trọng tới việc nhận xét cách
xây dựng nhân vật, các tình tiết truyện, lời kể mà chỉ chú ý đến lỗi chính tả, cách
dùng từ đặt câu.
2.2.2. Về phía học sinh:
Học Văn đòi hỏi viết nhiều, đọc nhiều nhưng học sinh lại ngại đọc, ngại
viết, đặc biệt rất ngại đọc các tài liệu tham khảo (Các câu chuyện được viết trên
sách báo) để mở rộng hiểu biết, trau dồi vốn từ.
Học sinh không có đủ tài liệu tham khảo.Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được
những gì SGK cung cấp.
Kiến thức về đời sống thực tế của học sinh còn ít, các em chưa quan tâm
đến đời sống thực tế, thiếu sự rung cảm trước những hiện tượng của cuộc sống
đời thường, học sinh chưa có nhiều vốn từ nên nhiều bài viết còn khô khan, xa
rời thực tế hoặc luôn theo một khuôn mẫu chung.
Thêm vào đó, nhiều học sinh coi nhẹ môn học, chưa chú ý đến việc học, ý
thức chưa cao, về nhà không làm bài (không luyện viết) nên khi viết thường
vụng về, lúng túng.
2.2.3. Các nhân tố khác:
Bên cạnh đó, bước sang thời kì hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội
phát triển, những môn học thời thượng (Toán,Lý, Hóa,Tin học, Ngoại ngữ...)
quan trọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, tương
lai người học không được đảm bảo, học sinh ngày càng xa rời văn chương. Đặc
biệt, các thông tin ảnh, báo mạng, các videoclip gây sốt trên mạng đã thu hút sự
chú ý của học sinh, đã chiếm hết thời gian của các em vốn tính tò mò, khiến các

em không còn thời gian để đọc truyện in trên giấy nữa, từ đó các em không còn
hứng thú học văn và viết văn.

8


2.2.4. Kết quả, khảo sát nghiên cứu:
Điểm 9 - 10

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


0

0

8

17, 2

29

61,7

10

21,1

Từ thực trạng nêu trên, sau nhiều năm trăn trở trong quá trình giảng dạy,
tôi đã có những kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương
trình Ngữ Văn 6.
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp:
2.3.1.1. Đối với giáo viên:
Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như: những tri thức,
vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn; đồng thời,
qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống,
tư tưởng của các em.
Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là
người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động
tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có

năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò
của học sinh và hoạt động dạy học, từ cách dạy thông báo - giải thích- minh họa
sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.
Giáo viên phải thực sự say mê, tâm huyết với nghề, biết truyền lửa, khơi
gợi niềm đam mê văn học trong bài giảng, kích thích năng lực quan sát, tư duy,
sáng tạo của học sinh.
Việc luyện viết bài văn tự sự là rất cần thiết, bởi học sinh viết tốt bài văn
tự sự có nghĩa là đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học văn.
Thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS hiện nay,
đặt trọng tâm ở thực hành: xây dựng qua bài thực hành, thực hành nhận biết và
thực hành làm văn bản. Do đó điểm mới và khó trong chương trình là phương
pháp dạy thực hành.
2.3.1.2. Đối với học sinh:
Để làm một bài Tập làm văn đạt chất lượng, bản thân học sinh cũng cần phải:
- Tích cực học tập, suy nghĩ, quan sát, chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập để tự khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng
thái độ và hành vi đúng đắn.
- Mạnh dạn trình bày sản phẩm đoạn văn hoặc bài viết của mình, biết lắng
nghe và tiếp thu những ý kiến mang tính xây dựng của thầy và bạn, tích cực thảo
luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bạn thân, cho thầy, cho bạn để hiểu kĩ, hiểu sâu
về vấn đề.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học
tập của bản thân và bạn bè.

9


- Đặc biệt, học sinh cũng phải nắm chắc lí thuyết liên quan đến thể loại văn tự
sự thì mới có thể làm tốt một bài văn tự sự.
2.3.2. Tổ chức thực hiện:

2.3.2.1. Đối với khâu chuẩn bị:
Để tiết dạy thành công thì khâu chuẩn bị bài là hết sức quan trọng. Trước
khi lên lớp, giáo viên càng làm các việc sau:
- Làm tốt khâu soạn giảng.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng, thiết bị.
2.3.2.2. Hình thành những kĩ năng để viết một bài văn tự sự:
Bước 1. Tìm hiểu đề.
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học
sinh đọc nhiều lần( thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch
dưới những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho
nổi bật các yêu cầu của đề.
Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các
yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài.
- Lời yêu cầu của đề bài
- Đề bài và giới hạn.
Để khắc phục được khó khăn đó và học sinh thực hiện tốt bài này tôi đã
kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em và thời gian phụ đạo buổi
chiều để hướng dẫn các em thực hành.
Ví dụ:
Đề 1. Cho đề văn: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
*Yêu cầu trả lời:
- Kiểu bài của đề bài là gì ?
- Em hiểu thế nào là kể bằng lời văn của em ?
- Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào ?
* Lưu ý: Đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ quan trọng.
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý và xác định ngôi kể:
*Lập ý:
Trong việc tìm ý giáo viên cần lưu ý các em các thao tác tưởng tượng, hư cấu.

*Lập dàn ý:
+ Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý từ hệ thống bài tập:
Để xây dựng được các kỹ năng kể chuyện cho học sinh, phải xuất phát từ
một hệ thống bài tập. Muốn hình thành hệ thống bài tập cần xác định các yêu
cầu cụ thể: Hệ thống bài tập phải hướng vào đích: Bất cứ quá trình giao tiếp nào
thì đích cũng là yếu tố đầu tiên đặt ra. Hệ thống bài tập trong văn tự sự tập trung
vào đích là hình thành kỹ năng cho học sinh, chỉ có trên cơ sở như thế thì mới có
thể xây dựng được hệ thống bài tập cho phù hợp. Khi rèn luyện kỹ năng lập dàn
ý, việc xây dựng hệ thống bài tập là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu. Trong khi dạy và học Ngữ văn, cụ thể hơn là khi dạy và học kiểu bài
văn tự sự, dựa vào đặc trưng của thể loại, vào nội dung từng câu chuyện mà chia
10


thành nhiều loại bài tập khác nhau. Theo quan điểm tích hợp, tích cực đồng thời
để phát huy khả năng tư duy và sáng tạo cho học sinh, giáo viên cần đưa ra hệ
thống bài tập gồm một số dạng như sau:
- Với bài tập lập dàn ý từ một văn bản có sẵn: Nghĩa là từ một văn bản có
sẵn yêu cầu học sinh nhận biết, xác định bố cục của từng phần (Mở bài, thân bài,
kết bài).
Ví dụ, với bài tập lập dàn ý từ văn bản kể chuyện đời thường, giáo viên
chọn một văn bản rồi yêu cầu học sinh dựng lại dàn ý đó từ văn bản đó.
Để làm được điều này học sinh cần thực hiện các bước: Căn cứ vào văn bản, xác
định hệ thống ý và bố cục; lập dàn ý với hệ thống đã xác định.
- Với bài tập biến đổi dàn ý, đây là dạng bài tập nhằm phát huy vai trò
chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giáo viên cho học sinh luyện tập theo hai cách: Từ dàn ý sơ lược phát triển
thành dàn ý chi tiết; từ dàn ý chi tiết khái quát thành dàn ý sơ lược.
- Với bài tập hoàn chỉnh dàn ý: Mục đích của dạng bài tập này nhằm nhắc
lại những lý thuyết cơ bản khi tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự để rèn luyện kỹ

năng lập dàn ý theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); nêu nhiệm vụ và
nhấn mạnh vai trò không thể vắng mặt của từng phần.
Với bài tập này, giáo viên giới thiệu dàn ý không đạt yêu cầu, yêu cầu học
sinh sửa chữa và hoàn chỉnh dàn ý, học sinh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài;
Bước 2: Phát hiện các lỗi của dàn ý;
Bước 3: Sửa chữa và hoàn chỉnh dàn ý.
- Với bài tập lập dàn ý từ đề bài cho trước, đây là dạng bài tập quen
thuộc, thường gặp nhưng cũng bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến
thức về lý thuyết cũng như vận dụng một cách thành thạo và kỹ năng làm văn.
Dạng bài tập này yêu cầu người viết từ một đề bài cho trước trải qua các thao tác
làm văn để tạo lập văn bản. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này hiệu quả,
cần lưu ý, hệ thống bài tập phải phù hợp với tầm nhận thức của học sinh, các bài
tập có sự phân loại theo trình độ của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần sử
dụng một cách linh hoạt giữa nội dung lý thuyết và bài tập thực hành. Ngoài các
câu hỏi và bài tập thực hành trên lớp, có thể ra thêm bài tập để học sinh làm ở
nhà và thu về chấm chữa, đánh giá kết quả.
Một số dàn ý cụ thể minh họa:
Dàn ý 1: Kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu
1/ Mở bài:
- Giới thiệu nỗi nhớ về một người bạn thân thời thơ ấu dưới mái trường Tiểu học
và câu chuyện giữa mình và bạn.
- Cảm xúc khi nhớ lại sự việc không thể quên đó.
2/ Thân bài:
* Diễn biến sự việc theo trình tự thời gian, không gian:
- Trong giờ học, cây bút mực bị tắc không viết được
- Bạn thân đưa cho mượn cây bút để viết
- Đó là kỷ vật thiêng liêng mà anh trai bạn để lại
11



- Vô tâm không trả bạn ngay
- Trên đường đi học về, bị ngã, cặp văng tung tóe, rơi mất bút, thầm nghĩ
(chuyện đơn giản) sẻ đèn bạn cây bút khác đẹp hơn.
- Biết mất bút, bạn buồn, gặng hỏi chỗ mất bút để đi tìm.
- Hai ngày bạn không đến lớp vì sốt cao.
- Đến nhà, biết bạn ốm nặng vì đã dầm mưa tìm bút
* Kết quả của sự việc:
- Bạn bị sốt cao, cảm nặng, viêm phổi cấp, phải đưa đi cấp cứu, nằm viện hai
ngày.
- Ân hận trách mình vô tâm và xin lỗi bạn.
- Phê phán lối sống vô tâm, trân trọng, đề cao tình cảm yêu thương của con
người với nhau.
3/ Kết bài:
- Những cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc: Mong bạn chóng khỏe, rút ra bài
học về sự trân trọng tình cảm – thứ tài sản thiêng liêng và cao quý nhất.
Dàn ý 2: Đóng vai Lang Liêu, kể lại chuyện “ Bánh chưng, bánh giầy”
1/ Mở bài:
+ Tự giới thiệu tên là Lang Liêu - con thứ mười tám của Vua Hùng, mẹ mất
sớm, quen việc đồng áng, nhà nhiều lúa, khoai.
2/ Thân bài:
+ Được vua cha gọi đến để cùng với các anh bàn việc chọn người nối ngôi.
+ Suy nghĩ về lời vua cha “ Tổ tiên ta……chứng giám ”: cha không theo nếp cũ
để chọn người nối ngôi mà ta muốn chọn người xứng đáng.
+ Bản thân muốn có lễ vật dâng Tiên Vương, bày tỏ lòng hiếu thảo, không mong
muốn ngôi vị vì đã quen lao động.
+ Đi tìm lễ vật: buồn vì nhà chỉ có lúa gạo bình thường, không thể dâng tiến Vua
sơn hào hải vị như các lang khác.
+ Được thần báo mộng: Thần xuất hiện với lời thần: “Trong trời đất…Tiên
Vương ”.

+ Suy nghĩ về lời thần và làm bánh chưng, bánh giầy từ lúa gạo.
+ Ngày dâng bánh lễ Tiên Vương: Rất lo khi thấy lễ vật của các lang khác nhưng
vẫn vững tin vào lòng thành kính của mình và sự công tâm sáng suốt của vua
cha.
+ Ngạc nhiên khi thấy vua cha đặt tên cho bánh, thấy lời vua đúng ý thần và suy
nghĩ của mình, hiểu ý vua muốn dân ấm no, ngai vàng bền vững nên càng cảm
phục vua cha.
+ Bất ngờ, sung sướng vì được chọn nối ngôi (ngoài mong ước) và hiểu cần phải
nối chí vua cha.
3/ Kết bài:
+ Từ khi làm vua, càng chăm lo cuộc sống của nhân dân và khuyến khích nghề
trồng lúa, giữ phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào những dịp lễ, Tết.
+ Tục làm bánh chưng, bánh giầy xuất hiện, vui vì mọi người đều hiểu ý nghĩa
bánh mình làm. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị của ngày Tết

12


(Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh)
Dàn ý 3: Kể lại truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời văn của em.
1/ Mở bài:
+ Giới thiệu Lạc Long Quân: Mình Rồng – con thần Long Nữ; lên bờ dạy dân
trồng trọt; diệt trừ yêu quái giúp dân
+ Giới thiệu Âu Cơ: Ở vùng núi cao phương bắc – dòng họ Thần Nông , xinh
đẹp tuyệt trần
2/ Thân bài:
+ Lạc Long Quân lấy Âu Cơ:
- Âu Cơ xuống đất Lạc chơi, gặp Lạc long Quân
- Họ yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, sống ở cung điện Long Trang.
- Âu Cơ sinh bọc trăm trứng

- Trăm trứng nở trăm con trai, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay:
- Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên trở về thủy cung với mẹ
- Âu Cơ buồn nhớ, gọi chàng lên than thở
- Lạc Long Quân an ủi: Lạc Long Quân nòi Rồng. Âu Cơ dòng Tiên. Tập quán,
tính tình không hợp, Lạc Long Quân bàn mỗi người mang theo 50 con, Lạc
Long Quân xuống biển, Âu Cơ lên núi, xa nhau nhưng không quên lời hẹn ước.
3/ Kết bài:
+ Người con trưởng theo mẹ lên ngôi vua lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở
Phong Châu, cha truyền con nối làm vua.
+ Người Việt Nam tự hào là con Rồng cháu Tiên.
* Xác định ngôi kế: GV hướng dẫn học sinh lựa chọn ngôi kể phù hợp để thể
hiện tốt nhất nội dung mà mình muốn gửi đến người đọc. Hai ngôi kể: ngôi kể
thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
Bước 3. Xác định câu chủ đề cho từng ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
Mỗi ý lớn trong phần dàn ý sẽ viết ít nhất một đoạn văn. Cần cho học sinh
nắm được khái niệm và nhận biết đoạn văn:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo lập văn bản, do nhiều câu tạo thành.
Về hình thức: bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm
xuống dòng.
Về nội dung: đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Trong bài văn tự sự sẽ có những nội dung như: kể về nhân vật, kể về các sự
việc, diễn biến các sự việc đó... Như vậy, mỗi nội dung đó cần được thể hiện
bằng một hay một vài đoạn văn. Tôi đưa ra hệ thống bài tập:
Bài tập 1: Xác định nội dung chính và câu chủ đề của các đoạn văn sau:
a. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng
làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng
xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết
giặc, cứu nước.

( Truyền thuyết Thánh Gióng)
13


b. Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng.
Nhà nào không có cày, em vẽ cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà
nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho
thùng".
( Truyện cổ tích Cây bút thần)
Tôi hướng dẫn học sinh cách nhận diện câu chủ đề:
- Câu chủ đề: Là câu thứ nhất của mỗi đoạn
- Yêu cầu xác định nội dung chính: Nằm ở ngay câu chủ đề (dựa vào câu
chủ đề để xác định).
Sau khi học sinh đã biết cách nhận diện câu chủ đề cho đoạn văn, cho học
sinh làm tiếp bài tập 2 để rèn kĩ năng viết đoạn theo chủ đề và các đoạn trong
bài văn.
Bài tập 2: Hãy viết đoạn văn tự sự triển khai câu chủ đề sau: Buổi chiều
hôm ấy, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đê chơi trò đánh trận giả.
Để triển khai câu chủ đề thành đoạn văn, giáo viên cần cho học sinh xác
định được nội dung chính mà câu chủ đề đề cập tới: " Tôi cùng lũ trẻ trong xóm
rủ nhau ra đê chơi trò chơi trận giả". Từ ý của câu chủ đề có thể hình dung
được toàn bộ đoạn văn phải được triển khai( Thời gian, địa điểm, diễn biến,
không khí cuộc chơi...). Lưu ý cho học sinh câu chủ đề phải được giữ nguyên và
đặt đầu đoạn.
Ví dụ: Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đên chơi
đánh trận giả. Mặt đê lộng gió, mát rượi. Ánh nắng nhạt dần. Hơi nước từ sông
phả lên, làm dịu không khí của buổi chiều hè. Chúng tôi chia làm hai phe: Phe
quân xanh do thằng Vinh làm thủ lĩnh, phe quân đỏ thì nhất trí cử tôi. Mỗi bên
chiếm lĩnh một triền đê. Trận đánh bắt đầu. Những bụi cây lúp xúp, những gò
đất trở thành chỗ nấp của chúng tôi. Cũng lăn lê, bò toài. Cũng hô xung phong

vang trời dậy đất. Tiếng cười nói, tiếng cãi nhau chí chóe làm rộn rã cả một
quãng đê. Có những lúc hăng lên, chúng tôi xông vào đánh giáp lá cà. Thằng
nào bị lưng chạm đất thì coi nhơ đã "hi sinh". Những chỗ chúng tôi quần nhau,
bụi tung mù mịt. Đứa nào đứa nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại, quần áo tóc tai bám
đầy đất đỏ. Mệt mà vui ghê. Trận chiến diễn ra giằng co quyết liệt, không phân
thắng bại. Quân của hai bên đã "hi sinh" quá nửa. Số còn lại quyết " tử thủ"
bám giữ trên đê không cho phe kia chiếm đất. Chúng tôi đang bàn mưu tính kế
đáng úp quân xanh thì đột nhiên phía bên kia triền đê, có tiếng la oai oái. Rồi
thằng Vinh nhảy choi choi trên mặt đê, chân tay múa tít. Không biết mô tê gì,
chúng tôi xông lên bắt sống" tướng địch" Thằng Vinh dở khóc, dở mếu đưa tay
đầu hàng rồi lại nhảy choi choi. Lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ. Thì ra cu cậu nấp
đúng chỗ có ổ kiến lửa. Những con kiến càng to đang bò khắp quần áo nó, đốt
chí tử. Thế là chúng tôi vội vã khiêng nó ném xuống nước. Cả bọn ào theo sau
nhảy xuống sông vùng vẫy. Thế là tan cuộc chơi.
Giáo viên cần hết sức chú ý rèn cho học sinh kĩ năng này. Có thể cho học
sinh viết ra giấy, vở hoặc gọi một đến hai học sinh lên bảng viết. Có thể sau
bước lập dàn ý, giáo viên chia nhóm để trong cùng một thời gian, lớp học viết
được nhiều đoạn. Khâu rèn kĩ năng viết đoạn văn là khâu cực kì quan trọng.
14


Sau khi học sinh đã có kĩ năng viết đoạn, giáo viên hướng dẫn học sinh
luyện viết các đoạn mở bài, thân bài, kết bài.Thay vì cách mở bài theo lối mòn
mà học sinh thường viết ở cấp Tiểu học, tôi hướng dẫn học sinh viết theo nhiều
cách khác nhau.
Trước khi cho học sinh thực hành viết đoạn mở bài, giáo viên giới thiệu
cho học sinh một số cách mở bài và ví dụ cụ thể.
*Mở bài trực tiếp: Mở bài bằng cách giới thiệu về nhân vật hoặc sự việc.
*Mở bài gián tiếp: Là cách mở bài yêu cầu cao hơn, đòi hỏi học sinh phải
có sự tư duy, sự lựa chọn.

- Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân
vật và tình huống câu chuyện.
Ví dụ: Sau một đêm mưa rào, bầu trời quang đãng. Bình minh lên! Một
bình minh thật trong trẻo. Đâu đó trong không gian vẫn còn đọng chút hương vị
của trận mưa đêm. Mặt trời lên cao dần. Những tia nắng vàng tươi làm cảnh
vật thêm bừng sáng. Cây cối trong khu vườn xôn xao. Chúng hớn hở phô ra bộ
cánh màu xanh rờn lấp lánh những giọt mưa còn đọng lại.
- Nêu tình huống hoặc sự cố nào đó hay kết cục câu chuyện, số phận nhân
vật rồi ngược lên kể lại từ đầu, nêu chủ đề câu chuyện.
Ví dụ: Hoan hô! Hoan hô! Sẻ Em giỏi quá!
Cả khu rừng xôn xao những tiếng reo vui. Việc sẻ em biết bay đã trở
thành một sự kiện thật quan trọng. Từ chị sóc nâu cho đến bác Nhím già, ai
cũng có lời chúc mừng khiến Sẻ Em cảm động ứa nước mắt.
- Bằng cách bộc lộ cảm xúc:
Ví dụ: Tuổi thơ - hai tiếng ấy thật là thiêng liêng, có lẽ bởi vì thế mà ai
cũng nâng niu, gìn giữ trong trái tim mình. Đó là những hoài niệm đẹp khó phai
mờ: Đêm trăng nghe bà kể chuyện cổ tích, buổi chiều thả diều trên con đê... Và
với tôi cũng vậy, kỉ niệm về mùa thu năm ấy với hình ảnh người cha cứ sáng
mãi, cứ dội về mỗi khi nhớ lại, mỗi khi bâng khuâng.
Việc hướng dẫn học sinh viết theo các cách mở bài như vậy khiến mở bài
của bài văn không còn theo một lối mòn nào nữa, bài văn không tẻ nhạt, đơn
điệu mà phong phú, sinh động, có sức hấp dẫn ngay từ phần mở đầu. Việc rèn kĩ
năng viết phần mở bài là điều cần quan tâm đối với mỗi giáo viên dạy văn.
* Bài tập về viết đoạn mở bài: Đọc kĩ hai đoạn văn mở bài sau:
a. "Vi vu...vi vu", những âm thanh trong trẻo của ngọn gió mùa thu đang
kể nhau nghe về thế giới cổ tích thần kì. Tôi lắng nghe và biết được câu chuyện
rất thú vị từ ngày xửa ngày xưa được các nàng gió lưu truyền và cất giữ bằng
hơi thở dịu mát của mình có tên là:" Con Rồng cháu Tiên".
b. Có một câu chuyện mà có lẽ bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết
và yêu thích, đó là truyền thuyết" Con Rồng cháu Tiên"- câu chuyện kể về nguồn

gốc cao quý của người Việt Nam ta.
- Theo em, hai đoạn văn trên là mở bài cho đề bài nào ?
- Hai mở bài trên có gì khác nhau ?
- Học cách mở bài thứ nhất, em hãy viết mở bài cho đề văn: Kể lại truyền
thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em ?
15


Với bài tập trên, giáo viên cho học sinh nhận diện và thực hành về các
cách mở bài.
- Hai đoạn văn trên là mở bài cho đề văn: Kể lại truyện Con Rồng cháu
Tiên bằng lời văn của em.
- Hai cách mở bài khác nhau ở chỗ:
+ Đoạn mở bài thứ nhất: Mở bài theo cách gián tiếp: từ câu chuyện của
các nàng gió, người viết giới thiệu câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
+ Đoạn mở bài thứ hai: Mở bài theo cách trực tiếp: người viết giới thiệu
ngay câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
Qua đó học sinh sẽ thấy được cách mở bài theo cách gián tiếp hay hơn, hấp
dẫn hơn và học sinh vận dụng cách viết để thực hành viết đoạn mở bài cho ý c.
* Rèn kĩ năng viết các đoạn thân bài:
- Đoạn văn xây dựng sự việc:
Ví dụ 1: Với đề bài: Kể chuyện Thánh Gióng.
Tôi yêu cầu học sinh:
Bước 1: Xác định sự việc chính, tình tiết câu chuyện.
? Truyện có những sự việc nào ?
(1) Sự ra đời của Gióng;
(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;
(3) Gióng lớn nhanh như thổi;
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi
sắt ra trận đánh giặc;

(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;
(6) Thánh Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời;
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ;
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.
? Xác định các tình tiết cho các sự việc trên ?
? Trong các sự việc, sự việc nào có thể lồng các yếu tố miêu tả, biểu cảm
và nghị luận ?
Bước 2: Sau khi nêu câu hỏi, tôi cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi,
sau đó yêu cầu các em viết thành các đoạn văn (8 đoạn, tương ứng với các sự
việc của truyện, có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả).
Bước 3: Đọc lại các đoạn đã viết và sửa chữa.
Ví dụ 2: Viết tiếp truyện cổ tích Cây bút thần
HS tìm hiểu như ví dụ 1. Đây là đề tưởng tượng vì thế giáo viên cần
hướng dẫn học sinh xác định sự việc dựa theo theo trí tưởng tượng của mình.
* Cách 1:
Kể sự việc 1: Giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta.
Đoạn văn: Nhưng đến một năm nọ, bọn giặc ngoại xâm nhòm ngó đất
nước. rồi chúng kéo vào xâm lược bờ cõi. Mã Lương đôn đốc binh lính luyện
tập. Thế giặc lúc này rất mạnh. Chúng hung hăng đốt nhà, cướp của, gây bao
đau thương, tang tóc cho dân lành. Nhiều tướng lĩnh cầm quân ra trận nhưng
đều thất bại, mọi người sống trong nỗi lo sợ, kinh hãi.
Kể sự việc 2: Mã Lương dùng cây bút thần để đánh đuổi quân thù.
16


Đoạn văn: Trước thảm họa của đất nước, Mã Lương ra lệnh cho binh sĩ
mở cửa kho báu và mang bút thần tới. Mã Lương lập đàn tế trời đất và xin phép
tổ tiên được dùng lại cây bút thần năm xưa để dẹp giặc. Đợi giặc kéo đến chân
thành, Mã Lương ung dung ngồi vào bàn. Rồi chàng đưa những nét bút nhan
thoăn thoắt. Mỗi nét bút vẽ ra hàng ngàn mũi tên lao về phía kẻ địch. Bọn giặc

trúng tên chết như rạ. Chúng núng thế đành phải rút lui. mã Lương liền vẽ sông,
vẽ núi. Từng dãy núi dựng lên với những vách đá cao ngất, trùng trùng , điệp
điệp khiến bọn địch tiến thoái lưỡng nan, chỉ còn chờ chết. Chúng khóc lóc như
mưa, vẫy cờ trắng, lê gối quỳ lạy xin hàng. Mã Lương động làng thương , cấp
cho chúng ngựa và lương thảo để quay đầu về nước. Chàng cũng không quên
mở hội khao quân để ăn mừng chiến thắng.
* Cách 2:
- Kể sự việc 1: Mã Lương rẽ vào một quán tranh ven đường.
Đoạn văn: Mã Lương sống giản dị, đạm bạc, trong làng ai ai cũng yêu
quý. Thỉnh thoảng, Mã Lương dùng cây bút thần đi đó đây tìm cách giúp đỡ
những người nghèo khổ. vào một ngày nọ, Mã Lương đi qua một quán nhỏ ven
đường. Thấy trong quán treo nhiều tranh quý, Mã Lương bèn rẽ vào.
- Kể sự việc 2: Mã Lương gặp ông cụ bán tranh và được nhận làm học trò.
Đoạn văn: Mã Lương chăm chú nhìn kĩ từng bức tranh. Bức nào cũng
đẹp, nhưng điều kì lạ là màu sắc và đường nét có nhiều điểm giống với những
bức tranh của mình. Đang mải mê ngắm nhìn, bỗng Mã Lương nghe có tiếng
người nói:
- Ta thấy cháu xem tranh kĩ lưỡng vậy, hẳn cháu là người biết vẽ phải
không ?
Mã Lương ngẩng đầu, thấy trước mặt mình một ông già râu tóc bạc phơ, mắt
sáng, nhân từ, hiền hậu, trông rất quen như đã có lần nào chàng đã gặp. mã
Lương lễ phép đáp:
- Thưa cụ, cháu có biết vẽ đôi chút ạ!
Ông già liền gọi cô cháu gái lấy giấy và bút vẽ ra rồi nói với Mã Lương:
- Giờ cháu hãy thử vẽ cho ta xem. Nếu cháu vẽ tốt, ta sẵn sàng nhận cháu
làm học trò.
Mã Lương cầm bút và giấy vẽ. Một lát sau, Mã lương đã vẽ xong cảnh
đẹp quê hương mình. Ông già ngắm nhìn bức vẽ và gật đầu, tỏ vẻ ưng ý lắm:
- Cháu là người có hoa tay đấy. Vẽ rất có hồn. Từ nay, cháu hãy ở lại đây
làm học trò của ta.

- Kể sự việc 3:
Đoạn văn: Từ đó, ông hết lòng dạy bảo Mã Lương và cô cháu gải tập vẽ.
Ngày tháng cứ thế trôi đi, họ sống vui vẻ bên nhau, đầm ấm như một gia đình.
mã Lương cùng cô cháu gái lớn dần và trưởng thành. Cho tới một buổi sáng nọ,
Mã Lương và cô gái tỉnh dậy thì không thấy ông già đâu nữa. Họ cùng nhau đi
tìm, nhưng ngày này qua tháng nọ, tin tức về ông cụ vẫn biệt vô âm tín. Họ đành
trở về ngôi nhà thân yêu và càng đùm bọc yêu thương nhau hơn trước.
- Kể sự việc 4:

17


Đoạn văn: Một đêm nọ, trong giấc mơ, Mã Lương thấy ông già trong
quán tranh hiện về. Ông nói:" Ta chính là người năm xưa đã trao bút thần cho
cháu. Ta cùng đã dựng quán tranh để chờ cháu tới. Giờ cháu đã khôn lớn, đủ
tài trí để quyết định con đường đời của mình, nên sự có mặt của ta và cây bút
thần không cần thiết nữa. ta muốn cháu hãy yêu thương cô gái kia như ta đã
từng yêu cháu. Chúc các cháu gặp nhiều may mắn!"
Mã Lương còn đang bàng hoàng, chưa kịp nói lời cảm tạ thì bóng ông cụ
đã loang loáng xa dần và biến mất. Mã Lương chạy theo ông nhưng chỉ còn bốn
bề im lặng. Chàng bật khóc và choàng tỉnh giấc.
Ngay sáng hôm sau, Mã lương đem câu chuyện ấy kể lại cho cô gái nghe.
Cô đỏ mặt và nở nụ cười e lệ.
- Đoạn văn xây dựng nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là người thực
hiện các sự việc và là người thể hiện trong văn bản. Một tác phẩm tự sự có nhân
vật chính và nhân vật phụ. Phần này, nếu đối với học sinh bình thường, chỉ cần
viết đoạn giới thiệu về tên gọi, ngoại hình, lai lịch, tính nết, lời thoại... của nhân
vật đối với học sinh khá và giỏi, cho học sinh tiếp cận với đoạn văn có sử dụng
yếu tố miêu tả nội tâm.
Để rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn xây dựng nhân vật tôi đưa ra hệ

thống bài tập sau:
Cho đề bài: Viết đoạn mới cho truyện" Ông lão đánh cá và con cá vàng"
Sau khi đưa ra đề bài, giáo viên hướng dẫn và cho học sinh luyện viết và
trình bày trước lớp để nhận xét và chữa. Cuối cùng giáo viên đưa các đoạn văn
mẫu cho học sinh đọc và học tập cách viết.
+ Đoạn văn xây dựng nhân vật bà lão:
Lại nói về mụ vợ ở nhà. Chờ mãi không thấy ông lão về, mụ quyền rủa
lão hết lời . Nhưng rồi sau đó cuộc sống nhung lụa giàu sang, quanh năm yến
tiệc, kẻ hầu người hạ khiến mụ nhanh chóng quên đi ông lão.
Ngày qua tháng lại, nhưng cuộc sống quá đầy đủ khiến mụ cảm thấy
nhàm chán. Mụ nghĩ:" Sao ta nhiều kẻ hầu người hạ, cuộc sống giàu sang phú
quý như thế mà lại không thấy hạnh phúc? " Mụ bỗng nhớ lại những ngày còn
bên ông lão đánh cá trước kia. Ngày ấy tuy vất vả, chỉ có rau cháo qua ngày
nhưng sao hạnh phúc thế. Sáng nào mụ cũng tiễn chồng ra khơi và chiều chiều
lại ngóng chồng trở về trong nỗi lo lắng, mong mỏi, nhớ thương. Dù chỉ đánh
được dăm con cá nhỏ nhưng cả hai vợ chồng đều cảm thấy sung sướng.
Vậy mà giờ đây, người từng gắn bó với mụ bao năm tháng khó khăn nhất
của cuộc đời đâu rồi ? Cuộc sống nhung lụa của mụ hoàn toàn thiếu vắng ông
lão, giờ đây, mụ bỗng cảm thấy tất cả trở nên trống rỗng, vô vị, tẻ nhạt. Một nỗi
xót xa, ân hận bỗng dâng lên ngập lòng... Mụ bật khóc nức nở và lao nhanh về
phía biển. Mụ vừa chạy vừa khóc vừa gọi ông lão trở về.
+ Đoạn văn miêu tả ngoại hình: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lựa
chọn những chi tiết tiêu biểu để miêu tả nhằm mục đích góp phần nổi bật đặc
trưng nhân vật, cần tránh sa vào văn miêu tả.
Ví dụ: Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ
con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa cô đã tưởng người ta chọc
18


ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ

cười.
+ Đoạn văn có kết hợp với yếu tố nghị luận: Phần này chỉ áp dụng đối với
học sinh khá và giỏi. Bởi vì đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận phải
sang đến chương trình lớp 9 mới được học. Tuy nhiên, ở chương trình lớp 6, vẫn
có thể sử dụng những câu văn nghị luận về phía cuối đoạn sau khi kết thúc phần
kể về một sự việc, một vấn đề nào đó. Yếu tố nghị luận khiến bài văn có chiều
sâu, thể hiện được những suy ngẫm, đánh giá của người viết.
Ví dụ: Tiếp phần đoạn văn nói về nhân vật mụ vợ trong truyện" Ông lão
đánh cá và con cá vàng": Cuộc sống nhung lụa của mụ hoàn toàn thiếu vắng
bóng dáng ông lão, giờ đây, mụ bỗng cảm thấy tất cả trở nên trống rỗng, vô vị,
tẻ nhạt. Một nỗi xót xa,ân hận bỗng dâng lên ngập lòng... chỉ đến bây giờ, khi
đã đánh mất ông lão, mụ mới thấy thực sự hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh
phúc ở ngay trước mắt ta, chỉ có điều khi nó vượt ra khỏi tầm tay ta, ta mới kịp
nhận ra đó là hạnh phúc...
* Rèn kĩ năng viết đoạn kết bài:
Đoạn kết bài trong bài văn tự sự cũng rất quan trọng. kết bài rất linh hoạt,
tùy theo ý nghĩa mà người kể muốn gửi gắm vào câu chuyện. Có nhiều cách kết
bài khác nhau:
- Một cảm giác đột ngột ý vị.
- Một dư âm ngân mãi trong lòng.
- Một ấn tượng sâu sắc, sự ám ảnh khôn nguôi về ý nghĩa câu chuyện.
Ví dụ 1: Rồi mùa xuân qua đi, mùa hè lại tới. Chưa bao giờ hạn hán kéo
dài đến thế. Mặt trời chói chang như quả cầu lửa hun nóng tất thảy mọi vật và
cây cối rũ xuống. Hoa không còn nở, chim chẳng còn hót. Dòng suối cảm thấy
mệt mỏi chẳng còn đủ sức mà rong chơi nữa. Một ngày kia, nó hốt hoảng nhận
ra rằng mình đang ngày một cạn kiệt đi. Nó ngước nhìn lên ngọn núi sừng sững.
Một màu xanh vẫn phủ kín, trông mới tràn trề sức sống làm sao. Dòng suối chợt
nép mình vào chân núi và cảm thấy mình thật nhỏ. Thật nhỏ bé!
Ví dụ 2: Cá vàng lặn xuống biển khơi. Ông lão đi về nhà. Mụ vợ đã được
cứu sống. Như lời cá vàng nói, Từ đó trở đi mụ vợ ông lão làm ăn lương thiện,

đối xử tốt với ông lão. Sự cố gắng lao động của hai vợ chồng ông lão đã được
đền đáp. Rồi gia đình ông xây được một căn nhà thay cho túp lều xưa và sống
hạnh phúc hết đời.
Bước 4. Đọc và sửa chữa.
Bài viết cần đọc và sử chữa một cách triết để. Để việc chữa lỗi hiệu quả
đối với học sinh, khi đánh giá bài viết của các em, giáo viên cần có sự đánh giá
từ ưu điểm đấn nhược điểm: cách xây dựng nhân vật, sự việc, các tình huống,
cách sử dụng ngôi kể, lời kể; cách dùng từ, đặt câu.
Với những đoạn văn học sinh vừa tạo lập được ngay trong tiết học, trên
bảng hoặc trong vở, giáo viên cần chữa triệt để, những đoạn viết tốt nên cho
điểm để học sinh hứng thú, tự tin hơn trong việc học văn, viết văn.
*Cách 3. Chú trọng việc chấm chữa bài cho học sinh:

19


Quá trình chấm bài cần có sổ ghi cụ thể các lỗi sai của học sinh, ngoài các
lỗi sai thường gặp ở hình thức bài làm như chính tả, ngữ pháp, cần nhận xét về
bố cục bài viết; giáo viên cần chữa lỗi điển hình, nhiều em hay mắc để tránh
hiện tượng các em mắc phải lỗi này trong các bài viết sau.
Ngoài việc thực hiện các bước trên, trong phần chữa lỗi cụ thể, tôi thường
tổ chức hoạt động theo nhómVới cách tổ chức như vậy, học sinh rất hào hứng
tham gia, và như vậy, những lỗi này ở bài viết sau rất ít em mắc phải.
2.3.3. Kết quả thực nghiệm:
Sau khi áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng trên, học sinh đã có những
chuyển biến rõ rệt qua các bài viết, các em đã có kĩ năng viết bài văn tự sự, từ
viết đúng sang viết hay. Kết quả các bài viết đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể như
sau:
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10

21,1

8

17, 2

29

61,7


0

0

20


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng viết bài văn tự
sự cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Có thể nói rằng qua việc thực hiện giải
pháp này tôi đã rút ra cho mình rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ
sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy.
Như vậy ngay lớp 6 các em đã được rèn kĩ năng viết một bài văn tự sự
đúng thao tác, để rồi lên lớp 7,8,9 các em sẽ tạo lập được các văn bản không
những đạt yêu cầu mà còn rất hay.
Thực hiện việc rèn kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6 cho học sinh giúp học
sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp những kiến thức của phân môn Văn học, Tiếng
Việt để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những
kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.
Với cách rèn kĩ năng viết bài văn tự sự nêu trên, tôi đã rút ra một số điểm cho
bản thân:
- Khi dạy cho học sinh viết đoạn, giáo viên phải tìm ra phương pháp giải
quyết thích đáng giữa lý thuyết và thực hành, giữa rèn luyện kĩ năng nói và viết, tạo
cho học sinh có kĩ năng và thao tác nhạy bén khi tiếp xúc với đoạn văn, bài văn.
- Việc chấm, chữa bài là một trong những bước quan trọng để uốn nắn cho
học sinh cách dùng từ, cách viết đoạn theo nhiều cách.
- Không ngừng học tập rèn luyện, trau dồi kiến thức và biết lắng nghe ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp, để xây dựng cho mình một phương pháp dạy
thích hợp.

3.2. Kiến nghị:
- Phòng Giáo dục cần tổ chức chuyên đề cho giáo viên bộ môn Ngữ Văn
trong từng năm học để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận, tìm ra
biện pháp tối ưu, tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
- Phòng Giáo dục cần tổ chức các cụm sinh hoạt chuyên môn (theo định
kì 01 tháng sinh hoạt 01 lần) để giáo viên bộ môn Ngữ Văn các trường dự giờ,
trao đổi, rút kinh nghiệm từ những tiết/ bài dạy cụ thể, gắn với giải pháp tổ chức
và thực hiện của những sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại các cấp.
Trên đây là những giải pháp của bản thân được nghiên cứu trong quá
trình giảng dạy. Quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ có nhiều điều sơ suất
hoặc chưa thỏa đáng. Rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi của các bạn
đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục. Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1, NXB Giáo dục
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III
(2004-2007 ) môn Ngữ văn - Quyển 1 và 2 - NXB Giáo dục.
3. Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp
và tích cực - Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM.
4. Dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở - Nguyễn Trí - NXB Giáo
dục
5. Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 6 của tác giả Huỳnh
Thị Thu Ba, NXB Giáo dục.

6. Nâng cao Ngữ văn 6 - Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Kim Hoa,
Lê Thuận An, NXB Giáo dục.
7. "Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn
Văn", Trần Đình Chung, NXB Giáo dục.
8. Rèn kĩ năng làm văn và bài văn mẫu lớp 6 - Nhóm tác giả Lê Anh
Xuân, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Nguyễn Thị Hương Lan, Vũ Thị Hồng
Lê, Ngô Thị Thanh.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Mai
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)

1. Một vài suy nghĩ về dạy học Phòng
B
2008-2009
GD& ĐT
đạo đức, văn hóa và pháp luật
Huyện
trong chương trình môn
Đông Sơn
2.

GDCD THCS
Nâng cao hứng thú cho HS
lớp 6C trong tiết 32 ngoại

Sở GD&
ĐT Tỉnh
Thanh Hóa

B

2014-2015

Phòng
GD& ĐT
TP Thanh
Hóa

B

2015-2016


khóa “Chúng em thực hiện an
3.

toàn giao thông”
Biện pháp quản lí nhằm nâng
cao giờ dạy thông qua hoạt
động dự giờ thăm lớp ở
trường THCS Đông Cương

----------------------------------------------------

23



×