Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo trình chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.3 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
========= o0o ========

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÁT TRIỂN, TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
(Dành cho Cao đẳng giáo dục mầm non hệ chính quy)

Tác giả: Lê Thị Vân

Năm 2017

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................4
Chương 1.........................................................................................................................5
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON...............................................................5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON .....................5
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm về phát triển chương trình giáo dục mầm non..........................5
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH GDMN ...........................................................................................................7
1.2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................7
1.3. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON . 16
Chương 2...................................................................................................................... 19
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ............................ 20


GIÁO DỤC MẦM NON ............................................................................................ 20
2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH.............................. 20
2.1.1. Khái niệm kế hoạch ................................................................................... 20
2.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non
............................................................................................................................... 21
2.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON ........................................................................... 22
2.2.1. Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu giáo dục mầm non............ 22
2.2.2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn ......... 23
2.2.3. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính phát triển .................................... 23
2.2.4. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện..................................... 24
2.2.5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch...................................................... 24
2.3. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH......................... 24
2.3.1. Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi.......... 25
2.3.2. Lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng..................................... 28
2.3.3. Lập kế hoạch thực hiện chủ đề.................................................................. 30
2.4. Thực hành: ........................................................................................................ 39
Chương 3...................................................................................................................... 41
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG............................. 41
MẦM NON.................................................................................................................. 41
3.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO
DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON .................................................................. 41
3.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 41
2.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
............................................................................................................................... 41
3.2. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO
DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON .................................................................. 41
3.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG
TRƯỜNG MẦM NON............................................................................................ 42
2



3.3.1. Xác định nội dung và lập sơ đồ................................................................. 42
3.3.2. Mua sắm, sưu tầm trang thiết bị, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu... 43
3.3.3. Sắp xếp, trang trí ........................................................................................ 44
3.3.4. Sử dụng môi trường giáo dục.................................................................... 44
3.4. HƯỚNG DẪN CÁCH THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO CÁC
HOẠT ĐỘNG .......................................................................................................... 44
3.4.1. Hướng dẫn cách thết kế môi trường giáo dục cho một giờ học .............. 44
3.4.2. Hướng dẫn xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời........................... 45
3.4.3. Hướng dẫn thiết kế môi trường hoạt động chơi ở các góc ...................... 47
3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ............. 53
3.6. THỰC HÀNH................................................................................................... 53
Chương 4...................................................................................................................... 54
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ......................... 55
MẦM NON.................................................................................................................. 55
4.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON ........................................................................... 55
4.1.1. Khái niệm về đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 55
4.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo
dục mầm non ........................................................................................................ 55
4.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH........................................................................................ 56
4.2.1. Các nội dung đánh giá việc thực hiện chương trình ................................ 56
4.2.2. Phương pháp đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 58
4.2.3. Hình thức kiểm tra đánh giá ...................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 61

3



LỜI NÓI ĐẦU
Chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ
cao đẳng có thời lượng 2 tín chỉ. Học phần này cung cấp cho sinh viên những hiểu
biết và kỹ năng cơ bản về phát triển chương trình và lập kế hoạch giáo dục, quan
điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục; tổ chức thực hiện và
đánh giá chương trình giáo dục mầm non.
Tài liệu được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1. Chương trình giáo dục mầm non: Trong chương này chúng tôi đề
cập đến khái quát về chương trình giáo dục mầm non, một số cách tiếp cận cơ bản
và hình thức thiết kế chương trình giáo dục mầm non, cơ sở khoa học và thực tiễn
của việc phát triển chương trình; các bước phát triển chương trình giáo dục mầm
non.
Chương 2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình: Chương này đề
cập đến các loại kế hoạch, nội dung, cấu trúc và hướng dẫn cách lập kế hoạch.
Chương 3. Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non: Bao gồm
các khái niệm cơ bản, nguyên tắc và yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường giáo
dục, hướng dẫn cách thức tạo dựng và sử dụng môi trường giáo dục cho các hoạt
động.
Chương 4. Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non: Đề cập
đến mục đích, nội dung và phương pháp đánh giá việc thực hiện chương trình giáo
dục mầm non.
Tài liệu được biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc.
Tác giả







4


Chng 1
CHNG TRèNH GIO DC MM NON
1.1. KHI QUT V CHNG TRèNH GIO DC MM NON

1.1.1. Khỏi nim
Chương trình giáo dục mầm non là tập hợp những nội dung sẽ được thực hiện
theo trình tự nhất định trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ lứa tuổi
mầm non (0 - 6 tuổi).
1.1.2. Khỏi nim v phỏt trin chng trỡnh giỏo dc mm non
Theo ngha rng, phỏt trin chng trỡnh giỏo dc c hiu l quỏ trỡnh
nghiờn cu, thit k, xõy dng v quane lý chng trỡnh giỏo dc - o to cho mt
bc hc, ngnh hc. Vớ d nh xõy dng chng trỡnh giỏo dc i hc ngnh s
phm mm non trỡnh Cao ng, xõy dng chng trỡnh giỏo dc cp Tiu hc,
xõy dng chng trỡnh giỏo dc mm non...
Vic phỏt trin chng trỡnh giỏo dc theo ngha ny cú th tng ng vi
vic nghiờn cu, xõy dng mt chng trỡnh hon ton mi (Vớ d, khi m mt mó
ngnh o to mi ta phi xõy dng mt chng trỡnh giỏo dc o to trin
khai thc hin mó ngnh o to mi ny).
Phỏt trin chng trỡnh giỏo dc cng cú th l nghiờn cu, xõy dng mt
chng trỡnh giỏo dc mi thay th cho chng trỡnh giỏo dc c, khụng cũn phự
hp v ỏp ng yờu cu giỏo dc o to trong tng giai on, tng thi ký phỏt
trin kinh t, xó hi, vn húa ca t nc v xu th phỏt trin giỏo dc ca th gii
na. Vớ d, trong mt thi gian di, cỏc c s giỏo dc mm non Vit Nam chỳng
ta ó s dng chng trỡnh chm súc, giỏo dc mu giỏo ci cỏch. Chng trỡnh
ny th hin nhiu tớnh u vit nh phự hp vi trỡnh giỏo viờn mm non, phự

hp vi iu kin phỏt trin kinh t xó hi Vit Nam lỳc by gi, nhng trong quỏ
trỡnh trin khai thc hin , chng trỡnh ó bc l nhiu hn ch, khụng cũn ỏp
ng yờu cu i mi giỏo dc núi chung v giỏo dc mm non núi riờng. Do ú,
cỏc chuyờn gia giỏo dc mm non, di s ch o ca B Giỏo dc v o to (m
trc tip l V Giỏo dc Mm non), ó phi nghiờn cu v xõy dng li chng
trỡnh giỏo dc mm non mi thay th chng trỡnh chnh lớ nh tr v chng trỡnh
mu giỏo ci cỏch.
Kt qu ca quỏ trỡnh phỏt trin chng trỡnh ny s l mt chng trỡnh giỏo
dc - o to do B Giỏo dc v o to ban hnh cho tng cp hc, bc hc, cho
tng ngnh o to. Chng trỡnh ny cung cp nhng ni dung ct lừi, chun mc,
5


tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc các trường phải thực hiện. (người ta
gọi chương trình này là chương trình khung).
Từ chương trình khung này, mỗi trường tự xây dựng và phát triển chương
trình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình nhưng đảm bảo
thực hiện được mục tiêu đề ra.
Như vậy, ở mức độ hẹp hơn, chúng ta có thể hiểu sự phát triển chương trình là
quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục – đào tạo cụ thể
cho từng trường từ chương trình khung trên cơ sở có tính đến điều kiện thực tế của
từng vùng, miền, từng địa phương, từng trường, đối tượng người học, chứa đựng và
thể hiện triết lý riêng của từng trường.
Quá trình phát triển chương trình ở mức độ thứ hai này là do các trường tự
thực hiện. Ví dụ: từ chương trình khung giáo dục - đào tạo giáo viên cấp tiểu học
trình độ Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường Đại học sư phạm sẽ
nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể (hay còn gọi là chương trình chi tiết) cho
trường mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình.
Điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm đào tạo của các
trường. Trong Giáo dục mầm non, từ chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào

tạo ban hành, từng địa phương hoặc từng trường sẽ phát triển nó thành chương
trình chi tiết, cụ thể phù hợp với địa phương mình hoặc trường mình, thể hiện ở sự
khác biệt trong xác định mức độ mục tiêu của từng lứa tuổi, ở nội dung, phương
pháp chăm sóc, giáo dục trẻ và chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình. Ví dụ: với
ưu thế là một trường mầm non chất lượng nằm trên địa bàn TP Đồng Hới, cơ sở vật
chất đảm bảo, hầu hết trẻ em là con em thuộc tầng lớp trí thức, Trường mầm non
Hoa Hồng đã xác định mục tiêu của trường là: “Giáo dục trẻ phát triển toàn diện về
mọi lĩnh vực; hỗ trợ trẻ phát huy tối đa khă năng của mình, đặc biệt là sự tự tin,
sáng tạo, suy nghĩ đọc lập, năng khiếu cá nhân và kỹ năng giao tiếp xã hội; tôn
trọng đặc điểm riêng của từng trẻ, nuôi dưỡng lòng tự trọng và khả năng độc lập”.
Vì vậy, trong nội dung chương trình giáo dục trẻ của trường họ đã rất chú trọng đưa
nội dung phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ.
Ở mức độ thứ ba, phát triển chương trình được hiểu là quá trình lên kế hoạch
và thực thi chương trình cho một lớp học/môn học cụ thể do giáo viên đảm nhận.
Ví dụ, từ đề cương chi tiết của môn học, mỗi giáo viên sẽ dựa vào giáo trình
và tài liệu tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án và lên lớp.
Hoặc ở trường mầm non, từ kế hoạch thực hiện chương trình chung của trường,
giáo viên mầm non ở mỗi lớp sẽ lựa chọn nội dung cụ thể để xây dựng kế hoạch và
6


triển khai thực hiện chủ đề cụ thể đó cho từng thời điểm thích hợp với những nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của lớp
và nhu cầu, hứng thú cũng như vốn kình nghiệm và khả năng của trẻ.
Và cuối cùng, phát triển chương trình ở mức độ hẹp nhất là sự điều chình, bổ
sung, thay đổi chương trình học, chương trình hoạt động của người học/ của trẻ dựa
trên kết quả quan sát, đánh giá người học/đánh giá trẻ trong các hoạt động. Và
chương trình ở đây được hiểu là tất cả những gì diễn ra trong thời gian chúng ta
làm việc cùng trẻ.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, chất lượng ở hai mức độ phat triển chương

trình cuối cùng này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, tính sáng tạo, linh hoạt và sự
nhạy cảm của giáo viên.
Tóm lại, dù đưa ra khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau,
nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng, phát triển chương trình là một quá trình liên
tục phát triển và hoàn thiện chương trình giáo dục – đào tạo hòa quyện trong quá
trình giáo dục nói chung, quá trình chăm sóc, giáo duc trẻ nói riêng, để làm cho
chương trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhân
cách của người học - của trẻ nhỏ.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH GDMN

1.2.1.Cơsởlýluận
1.2.1.1. Đặc điểm phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non
Theo quan điểm về sự phát triển của trẻ em, trẻ lớn khôn thông qua hai quá
trình: tăng trưởng và phat triển
- Tăng trưởng là quá trình trong đó các bộ phận của cơ thể được thay đổi về số
đo (kích thước, số lượng).
- Phát triển là quá trình trong đó có sự hình thành và hoàn thiện, đa dạng hóa,
phức tạp hóa các chức năng của con người (biết đi, chạy, nhảy, biết nói, biết suy
nghĩ...) và sự phát triển mang tính tổng thể.
Hai quá trình trên khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau và diễn ra trong
suốt quá trình liên tục trẻ phản ứng, thích ứng với những điều kiện bẩm sinh và
những điều kiện của môi trường sống.
Qua nghiên cứu các tài liệu tâm lý học và sinh lý học cho thấy, sự tăng trưởng
và phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh so với các
giai đoạn về sau.
7


Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng rất nhanh (từ 50cm khi mới sinh đến cuối

năm thứ nhất trẻ đã cao khoảng 70 - 75cm, năm thứ ba khoảng 93 - 94 cm, hoặc trẻ
sơ sinh nặng khoảng 3 - 3,5 kg, thì cuối năm thứ nhất cân nặng tăng gấp 3 lần và
cuối năm thứ ba trẻ cân nặng khoảng 14 - 15 kg).
Trẻ nhanh cóng chiếm lĩnh và điều khiển được một số vận động chủ yếu. Trẻ
3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, cuối năm đầu đã có thể đi được. Sang năm thứ hai
và thứ ba trẻ đi nhanh, vững, trẻ đã có khả năng bò, trườn qua chướng ngại vật, leo,
trèo... Và đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ gần nhau đã nắm được hầu hết các vận động
của con người.
Ngôn ngữ của trẻ cũng có những chuyển biến rõ rệt về chất, vốn từ tăng nhanh
chóng: 1 tuổi trẻ bắt đầu tập nói và chỉ nói được vài từ có ý nghĩa, đến 2 tuổi trẻ đã
nói được một số câu đơn giản và vốn từ khoảng 200 - 300 từ; đến cuối năm thứ ba,
trẻ đã có thể nói được một số câu phức tạp để thể hiện yêu cầu của mình cũng như
sự hiểu biết xung quanh, vốn từ lên khoảng 1200 - 1300 từ. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ
đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày, nói năng mạch lạc,
thoải mái.
Tư duy của trẻ bắt đầu hình thành ở cuối tuổi ấu nhi nhưng còn ở dạng sơ
đẳng nhất, đó là kiểu tư duy trực quan hành động. Vào tuổi mẫu giáo, tư duy của
trẻ có bước chuyển biến quan trọng, đó là bước chuyển tư duy từ bình diện bên
ngoài vào bình diện bên trong, hình thành kiểu tư duy trực quan hình tượng. Loại tư
duy này chiếm ưu thế ở tuổi mẫu giáo. Đến cuối tuổi mẫu giáo, ở trẻ bắt đầu phát
triển tư duy trừu tượng.
Trẻ lứa tuổi mầm non rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết. Trẻ luôn có nhu cầu
tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh và hoạt động với chúng. Sự học của trẻ
mầm non diễn ra một cách tự nhiên, xuất hiện trong tác động qua lại của trẻ với
những ngườu khác và với thế giới xung quanh. Trẻ học ở mọi lúc, mọi nơi. Chẳng
hạn, trong khi hoạt động với đồ vật hay hoạt động vui chơi, ngoài việc thỏa mãn
nhu cầu hoạt động với đồ vật, nhu cầu muốn sống và làm việc như người lớn, đứa
trẻ còn tiếp nhận được nhều điều mới mẻ, nhiều kinh nghiệm sống trong những mối
quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ, qua đó trẻ học làm người. Hình thức học thứ
hai của trẻ là hoạt động có chủ đích, được tổ chức theo kế hoạch chủ động của giáo

viên, có sự điều khiển, hướng dẫn gợi mở của giáo viên. Dù việc học của trẻ diễn ra
dưới hình thức nào thì nó cũng có những đặc điểm chính sau:
- Sự học của trẻ thực sự gắn với nhu cầu của trẻ. Trẻ học các cách thức thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của trẻ như: nhu cầu nhận thức, nhu cầu vận động, nhu cầu
8


giao tiếp, nhu cầu an toàn, nhu cầu xúc cảm, biểu cảm...trong mối tương tác giữa
trẻ với những người xung quanh, với đồ vật và với các trẻ với nhau.
- Học tập của trẻ hướng vào chú ý không chủ định (nghĩa là hướng vào các
đối tượng mới lạ, hấp dẫn...) để hình thành chú ý có chủ định.
- Học tập của trẻ bắt đầu từ trí nhớ không chủ định đến trí nhớ có chủ định,
được củng cố nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
- Khung cảnh học (từ đối tượng đến phương tiện và các điều kiện học…)
phải tạo ra những xúc cảm tích cực, trẻ có niềm vui thực sự, từ đó, trẻ tự nguyện, tự
giác tham gia học tập.
- Sự học của trẻ diễn ra trên bình diện nhận thức cảm tính (bằng tri giác có
chủ định, quan sát trực tiếp đối tượng và nội dung học).
- Sự học của trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm sống, những biểu tượng đã có
của trẻ. Dù nội dung học mới lạ đến đâu cũng có quan hệ đến vốn kinh nghiệm nhỏ
bé của trẻ.
- Mục đích học của trẻ thường bắt đầu từ bên ngoài, do người lớn đặt ra hoặc
trong quá trình hành động mà hình thành.
- Sản phẩm học của trẻ là những kinh nghiệm xã hội biến thành vốn kinh
nghiệm của cá nhân trẻ, giúp cho trẻ hình thành những năng lực cơ bản của con
người, phù hợp với nền văn hóa xã hội nơi trẻ sinh ra, lớn lên và hoạt động tích cực
ở đó, kết quả học của trẻ là những hiểu biết mang tính kinh nghiệm, tiền khái niệm,
tiền tri thức. Chúng là nền tảng cho sự học của trẻ ở bậc tiểu học.
- Hoạt động học tập đã bắt đầu xuất hiện ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt ở trẻ 5 - 6
tuổi, tuy vậy, hoạt động học của trẻ vẫn ở dạng sơ khai. Giữa hoạt động vui chơi và

hoạt động học tập chưa có ranh giới thật rõ ràng. Khác với người lớn, trẻ học chủ
yếu theo phương châm “ Chơi mà học. học mà chơi”.
Tóm lại, do những đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non cần phải đặc biệt
chú ý tác động vào hoạt động tích cực của các giác quan (nhận thức cảm tính) dựa
vào các yếu tố không chủ định đẻ phát triển tính chủ định, để hình thành các mẫu
hành vi xã hội gắn liền với sự phát triển các nhu cầu của trẻ. Sự quan tâm, chăm
sóc, giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi quan hệ xã hội của người lớn (giáo viên,
cha mẹ trẻ...) là đặc biệt cần thiết để hình thành cho trẻ những thói quen hành vi tốt,
tự tin hơn trong quá trình thích ứng với môi trường xã hội.
Dạy học là một quá trình mà qua đó giáo viên sẽ hỗ trợ và khuyến khích việc
học của trẻ. Đó là quá trình có tính phức tạp và luôn thay đổi, trong đó giáo viên là
9


người đưa ra những quyết định để làm thế nào đáp ứng được một cách tốt nhất đối
với nhu cầu học của trẻ. Giáo viên chọn những phương pháp và kỹ thuật dạy học
tối ưu dựa trên trình độ phát triển, đặc điểm cá thể của trẻ,...sao cho tạo được nhiều
cơ hội để trẻ tự khám phá và trải nghiệm tích cực để nhận thức và phát triển; cần
chú trọng đến việc dạy trẻ học cách học hơn là chỉ đơn thuần cung cấp các kiến
thức và kỹ năng; cần tạo cơ hội nhiều hơn để trẻ suy nghĩ, thể hiện ý tưởng và tự
tìm ra cách giải quyết các vấn đề hoặc tình huống trong cuộc sống. Có như vậy, quá
trình giáo dục và học tập của trẻ mới trở nên có ý nghĩa thiết thực đối với trẻ.
1.2.1.2. Một số cách tiếp cận cơ bản và hình thức thiết kế chương trình
Nghiên cứu các chương trình gió dục trẻ em lứa tuổi mầm non ở Việt Nam và
một số nước khác cho thấy, các chương trình giáo dục mầm non thường được xây
dựng dựa trên các cách tiếp cận và hình thức thiết kế sau:
a) Tiếp cận mục tiêu
Cách tiếp cận này xuất hiện ở Mỹ bắt đầu từ những năm 40 và đầu những năm
50 của thế kỷ 20. Cách tiếp cận này do Tylyr, Maager và Popham xây dựng nên.
Cách tiếp cận này, xuất phát điểm của việc xây dựng chương trình giáo dục

đào tạo phải là mục tiêu giáo dục - đào tạo. Dựa trên mục tiêu đào tạo, người xây
dựng chương trình mới đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn nội dung giáo
dục, phương pháp sư phạm cũng như cách thức đánh giá kết quả học tập. Cách tiếp
cận mục tiêu chú trọng đến sản phẩm giáo dục - đào tạo và coi giáo dục là công cụ
để đào tạo nên các sản phẩm với những tiêu chuẩn đã được xác định sẵn.
Ưu điểm của cách tiếp cận này là: do xác định được mục tiêu đào tạo một cách
rất cụ thể và chi tiết nên việc đánh giá hiệu quả và chất lượng chương trình được
tiến hành một cách thuận lợi. Ngoài ra, với việc xác định rõ mục tiêu đào tạo,
chúng ta dễ dàng có thể xác định được các hình thức đánh giá kết quả của người
học.
Nhược điểm: Không tính đến đặc điểm , vai trò tích cực, chủ động của người
học trong quá trình giáo dục; sản phẩm giáo dục - đào tạo là con người, cho nên sản
phẩm giáo dục được chấp nhận như khuôn mẫu nhất định (giáo dục mang tính đồng
loạt, áp đặt) là không phù hợp, khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân người học không
được quan tâm phát huy, nhu cầu và hứng thú của người học khó lòng đáp ứng
được.
b) Tiếp cận nội dung

10


Những người đi theo cách tiếp cận này quan niệm rằng, giáo dục là quá trình
truyền thụ nội dung kiến thức. Vì vậy, điều quan tâm trước hết và quan trọng hơn
cả trong khi xây dựng một chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng kiến
thức cần truyền thụ.
Ưu điểm: Nhìn vào chương trình người ta thấy ngay nội dung kiến thức giáo
viên cần dạy trẻ và trẻ cần phải học.
Nhược điểm: Làm cho người học bị động, phụ thuộc vào người dạy, hoạt động
một cách máy móc, thiếu sự phám phá, thiếu chủ động mang tính đồng loạt. Cách
tiếp cận này có thể dẫn đến việc dạy trẻ một cách nhồi nhét kiến thức để hoàn thành

việc truyền thụ tất cả nội dung kiến thức đã đưa ra trong chương trình mà không
tính đến nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ.
Tương ứng ví hai cách tiếp cận trên, chương trình được thiết kế theo mục
tiêu, theo môn học. Ví dụ, chương trình mẫu giáo cải cách về cơ bản cũng theo hai
cách tiếp cận này. Chương trình, tài liệu hướng dẫn thiết kế theo các cách tiếp cận
này giúp giáo viên dễ dàng thực hiện chương trình nhưng lại làm hạn chế năng lực
sáng tạo và linh hoạt của giáo viên.
c) Tiếp cận phát triển
Có thể nói, đây là cách tiếp cận hiện đang được nhiều người và nhiều nước sử
dụng, Theo giải thích của Kelly, cách tiếp cần này xem chương trình đào tạo là quá
trình, còn giáo dục là phát triển. Giáo dục là sự phát triển với nghĩa là phát triển
con người, phát triển đứa trẻ. Trẻ trong cách tiếp cận này được xem như một chủ
thể tham gia vào quá trình hoạt động để nhận thức và phát triển. Giáo dục hướng
tới phát huy tối đa mọi tiềm năng của con người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của
người học. Cách tiếp cận này, có những điểm giống với cách tiếp cận phù hợp với
sự phát triền và tiếp cận dạy học hướng vào trẻ. Tương ứng với cách tiếp cận này
có cách thiết kế chương trình, nội dung giáo dục theo các hoạt động. Ví dụ, đây là
một trong các cách tiếp cận được vận dụng đểv thực hiện việc đổi mới các hình
thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong chương trình đổi mới.
d) Tiếp cận truyền thống và tiếp cận phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Tiếp cận truyền thống nhấn mạnh đến việc dạy kỹ năng và kiến thức qua các
môn học riêng rẽ. Ví dụ, trong chương trình cải cách mẫu giáo của Việt Nam, nội
dung hoạt động học tập của trẻ ở các độ tuổi phân chia theo các môn học như: làm
quen với môi trường xung quanh, hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, âm nhạc, tạo
hình, thể dục...
11


Tiếp cận thực hành thích hợp với sự phát triển: Cách tiếp cận này nhấn
mạnh đến việc học của trẻ mang tính tích hợp và thích hợp. Trẻ học thông qua các

hoạt động cá nhân tích cực, qua trải nghiệm và các hành động cụ thể phù hợp với
đặc điểm phát triển của lứa tuổi và năng lực cá nhân của mỗi trẻ.
e) Tiếp cận dạy học - giáo dục hướng vào trẻ và tiếp cận lấy người lớn làm
trung tâm
* Quan điểm lấy người lớn làm trung tâm
- Cách thức tổ chức môi trường: Người lớn tổ chức môi trường giáo dục dựa
trên quan niệm của bản thân về những gì trẻ cần phải học.
- Hướng dẫn học tập: Người lớn trực tiếp dạy trẻ, chủ yếu dạy tập thể hay
nhóm lớn.
- Khởi xướng hoạt động: Người lớn khởi xướng các hoạt động và quyết
địnhcái gì trẻ được làm và không được làm.
* Quan điểm dạy học, giáo dục hướng vào trẻ
- Tổ chức môi trường: Việc tổ chức môi trường giáo dục dựa trên hứng thú,
kinh nghiệm, nhu cầu và các mặt mạnh của mỗi trẻ.
- Hướng dẫn học tập: Chú trọng hướng dẫn cá nhân và nhóm trẻ cũng như
việc tự khám phá, tự tìm hiểu và trải nghiệm của trẻ. Trẻ tự học là chính, người lớn
chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức môi trường và tạo điều kiện.
- Khởi xướng hoạt động: Trẻ chủ động khởi xướng các hoạt động theo hứng
thú của cá nhân.
* Quan điểm phối hợp hành động: Quan điểm này dung hòa hai quan điểm
trên, tuy vẫn chú trọng đến nhu cầu, hứng thú và kinh nghiệm bản thân đối với mỗi
trẻ. Người lớn và trẻ cùng phối hợp hành động, đàm thoại, thỏa thuận trong các
hoạt động giáo dục.
g) Tiếp cận cá nhân - tiếp cận tập thể
- Tiếp cận tập thể: Chương trình được xây dựng chung cho tất cả trẻ ở cùng
một độ tuổi.
- Tiếp cận cá nhân: Chương trình giáo dục mầm non chú trọng đến sự khác
biệt cá thể của trẻ như nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm và mặt mạnh, mặt yếu của
bản thân mỗi trẻ.
h) Tiếp cận tích hợp, tiếp cận tương hỗ và tiếp cận tách biệt

12


* Tiếp cận tích hợp: Theo quan điểm này, đứa trẻ được nhìn nhận như một
thực thể trọn vẹn. Đứa trẻ sống và lĩnh hội kiến thức trong một môi trường sống
tổng thể. Tất cả các yếu tố xã hội, tự nhiên và khoa học của môi trường. Xuất phát
từ quan điểm này mà chương trình giáo dục trẻ được xây dựng theo nguyên tắc tích
hợp. Giáo dục tích hợp và dạy học tích hợp nhấn mạnh việc kết hợp nhiều nội dung
giáo dục (xã hội, tự nhiên, khoa học) thông qua các hoạt động tích cực của cá nhân
trẻ với môi trường sống của mình.
* Tiếp cận tương hỗ: Chương trình được xây dựng theo quan điểm này là sự
học được thực hiện xoay quanh một ý tưởng (hay một chủ đề) trung tâm.
* Tiếp cận tách biệt: Theo quan điểm này, các hoạt động trải nghiệm của trẻ
trong chương trình được xây dựng một cách tách biệt, ít liên quan với nhau. Trong
chương trình giáo dục mầm non, đôi khi, cách tiếp cận này cũng cần thiết, nhất là
đối với lĩnh vực cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, giáo dục thể chất, toán.
i) Tiếp cận bình đẳng và tiếp cận phân biệt
* Tiếp cận bình đẳng: Quan điểm này thừa nhận sự khác biệt cá nhân giữa các
trẻ như giới tính, lứa tuổi. dân tộc, ngôn ngữ, hoàn cảnh xuất thân...Chương trình
tạo cơ hội và điều kiện bình đẳng cho tất cả trẻ được học tập và phát triển.
* Tiếp cận phân biệt (hay chuyên biệt): Theo quan điểm này, nội dung, hình
thức, phương pháp thực hiện chương trình được thiết kế cho từng nhóm trẻ khác
nhau như trẻ chậm phát triển, trẻ có năng khiếu, trẻ tàn tật, trẻ dân tộc thiểu số...
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non
Ở Việt Nam, trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành Giáo dục
mầm non, qua từng giai đoạn lịch sử, các loại chương trình đã lần lượt ra đời, đáp
ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục.
Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua một số chương trình:
Chương trình giáo dục cải cách được ban hành vào những năm 70 - 80 của
thế kỉ 20. Những ưu điểm của chương trình cải tiến thể hiện ở nội dung giáo dục

trong chương trình này được cấu trúc lại theo hai phương thức giáo dục và giáo
dưỡng. So với chương trình cũ, chương trình cải tiến đã hướng đến cải tiến những
phương pháp giáo dục phù hợp hơn với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, đồng thời
hướng đến khắc phục tình trạng "phổ thông hóa" giáo dục mẫu giáo. Mặc dù
chương trình giáo dục mầm non đã trải qua hai lần cải tiến song chương trình này
vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định như: phương pháp giáo dục còn mang tính áp
đặt từ phía giáo viên, giáo viên nặng dùng lời mô tả, chưa biết sử dụng trò chơi như
một phương pháp dạy học, giáo dục có hiệu quả ở lứa tuổi này.
13


Hiện nay đang tồn tại bốn loại chương trình:
- Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ 3 tháng đến 6 tuổi. (Chương trình
chỉnh lí nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo)
- Chương trình đổi mới (Hướng dẫn thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức
giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi.)
- Chương trình giáo dục ban hành tháng 9/2006.
- Chương trình giáo dục mầm non mới ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2009
* Chương trình chỉnh lí nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo được xây
dựng theo một quy trình nghiên cứu chặt chẽ và chịu ảnh hưởng sâu sắc của những
thành tựu tiến bộ của nền giáo dục Đông Âu và Liên Xô cũ. Bộ chương trình này
gồm 4 quyển tương ứng với 4 độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo
lớn, được ra đời vào những thập kỉ 90 của thế kỉ 20 và tồn tại cho đến bây giờ. Đến
thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều trường ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa
sử dụng chương trình này. Các chương trình này được xây dựng một cách cụ thể phù
hợp với từng lứa tuổi. Nội dung chương trình đã đề cập đến cả 2 mặt: chăm sóc sức
khỏe và giáo dục phát triển. Nội dung "Giáo dục phát triển" được tổ chức theo các
hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non như hoạt động vui chơi, học tập, lao
động, ngày lễ, ngày hội. Trong đó, hoạt động học tập bao gồm 6 môn học: âm nhạc,
tạo hình, làm quen môi trường xung quanh, hình thành biểu tượng toán, làm quen với

văn học và thể dục (đối với mẫu giáo lớn còn có môn: Làm quen chữ cái).
Mỗi môn học được xây dựng theo một lôgich riêng đảm bảo tính hệ thống liên
tục, kế thừa trong nhiệm vụ, nội dung giáo dục trẻ giữa các lớp, lứa tuổi. Trong
chương trình đã đưa ra nội dung các bài cụ thể và phân phối chương trình thực hiện
các bài đó trong từng giai đoạn hoặc từng tháng trong năm học. Thậm chí ở phần
hướng dẫn thực hiện còn đưa ra phương pháp thực hiện từng loại bài, loại tiết, đồng
thời có kèm theo các bài soạn gợi ý. Đây vừa là ưu điểm nhưng cũng vừa là nhược
điểm của chương trình này, vì nội dung và phương pháp hướng dẫn cụ thể như vậy
sẽ dẫn tới tình trạng áp đặt đồng loạt, máy móc trong cả nước mà không tính đến đặc
điểm riêng cũng như điều kiện thực tiễn của từng vùng miền, địa phương, trường
lớp, đặc điểm phát triển khác nhau của trẻ, hạn chế sự chủ động, sáng tạo của giáo
viên do họ bị phụ thuộc vào kế hoạch chung của trường và dựa giẫm vào tài liệu
hướng dẫn. Còn trẻ chủ yếu ghi nhớ hoặc nhắc lại, làm theo mà chưa được thực sự
khám phá, tìm tòi, trải nghiệm để nhận thức và phát triển. Từ đó, các giáo viên cũng
14


như người chăm sóc trẻ hầu như chưa biết cách tự thiết kế và phát triển chương trình
phù hợp với sự phát triển của trẻ.
* Chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề
Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, trong đó có đổi mới chương
trình để hội nhập với giáo dục mầm non của các nước trong khu vực và thế giới, từ
năm 1996 đến nay, hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được Vụ Giáo
dục mầm non và Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chương trình giáo dục mầm
non thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã được đưa vào áp dựng để
hướng dẫn thực hiện "Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ" theo hướng đổi mới
các hình thức tổ chức giáo dục trẻ tích hợp theo chủ đề, chủ điểm mà không xuất
phát từ sự phân chia kiến thức khoa học thành các "Môn học" như trước đây.
Chương trình đổi mới đã khuyến khích giáo viên áp dựng các phương pháp thực
hành, trải nghiệm, trò chơi, chú ý phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ

nhiều hơn; trẻ được tạo nhiều điều kiện, cơ hội hơn để thực hiện các hoạt động
khám phá, trải nghiệm; tăng cường sử dụng hình thức hoạt động theo nhóm nhỏ,
khuyến khích giáo viên tiếp cận với cá nhân trẻ, phân phối với từng trẻ. Coi trọng
việc thiết kế, tổ chức môi trường giáo dục hướng vào đứa trẻ, đặc biệt cách xây
dựng các gọc hoạt động nhằm tạo cơ hội cho trẻ được tự hoạt động theo nhóm nhỏ
hoặc cá nhân theo hứng thú, sở thích của mình. Chương trình cho phép giáo viên tự
lựa chọn chủ đề giáo dục phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ, điều kiện địa
phương… Như vậy, với việc triển khai chương trình đổi mới, giáo viên mầm non
bước đầu đã biết phát triển và tổ chức chương trình phù hợp với sự phát triển của
trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế giáo viên vẫn còn máy móc trong việc lựa chọn và tổ
chức thực hiện chương trình, còn phụ thuộc nhiều vào sự định hướng của Ban giám
hiệu và tài liệu hướng dẫn. Bản chất của quan điểm tích hợp chưa hiểu rõ nên dẫn
đến cách thực hiện các chủ đề còn chưa phù hợp.
* Chương trình đổi mới giáo dục ban hành 9/2006
Đứng trước thực trạng trên, tháng 9/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành chương trình giáo dục mầm non mới mang tính chất là chương trình khung.
Chương trình này được xây dựng theo quan điểm giáo dục tích hợp, lấy trẻ làm
trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động
tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc, giáo dục.
Chương trình không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng
đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc - giáo dục,
giữa các mặt giáo dục với nhau để hình thành ở trẻ những năng lực chung và phát
triển toàn diện thông qua các hoạt động chủ đạo phù hợp với từng lứa tuổi. Chương
15


trình chỉ cung cấp những nội dung cơ bản, cốt lõi mang tính chuẩn mực. Từ chương
trình khung này, Ban giám hiệu và các giáo viên của từng trường phải nắm vững
chương trình giáo dục mầm non và quan điểm thực hiện chương trình; biết xác định
và thực hiện các nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phương, trường lớp và các nhu cầu khác của từ trẻ; biết cách
đánh giá, điều chỉnh chương trình cũng như quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non một cách phù hợp.
* Chương trình giáo dục mầm non ban hành tháng 7 năm 2009
Chương trình giáo dục mầm non được ban hành là chương trình khung, có kế
thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được
phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các
đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
Chương trình giáo dục mầm non là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức
chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước.
Như vậy, có thể thấy rằng, trải qua các thời kì phát triển của ngành giáo dục
mầm non, chương trình giáo dục mầm non đã có những bước phát triển đáng kể về
chất lượng chương trình cũng như cấu trúc, nội dung và quan điểm xây dựng và
phát triển chương trình. Đặc biệt trong chương trình giáo dục mầm non mới này,
muốn ứng dụng nó để thực hiện cho một trường mầm non cụ thể, các cán bộ quản lí
và giáo viên mầm non phải biết cách phát triển chương trình.
1.3. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Khi hiểu “phát triển chương trình” được xem như một quá trình liên tục phát
triển và hoàn thiện chương trình giáo dục hòa quyện vào nhau trong qua trình đào
tạo thì người ta chia nó thành các bước:
1. Phân tích tình hình
2. Xác định mục đích và mục tiêu của chương trình
3. Thiết kế chương trình
4. Thực thi chương trình
5. Đánh giá chương trình
Quá trình phát triển chương trình giáo dục đào tạo cần được hiểu như một quá
trình liên tục và khép kín. Tất cả năm bước trên không phải được sắp xếp một cách
thẳng hàng bước nọ kế tiếp bước kia mà chúng phải được xếp trong một vòng khép
kín.
16



Cách sắp xếp như vậy muốn thể hiện rằng, phát triển chương trình đào tạo là
một quá trình liên tục và hoàn thiện vag không ngừng phát triển, khâu nọ ảnh
hưởng đến khâu kia. Chúng ta không thể tách rời một khâu mà không xem xét đến
sự tác động hữu cơ của các khâu khác. Ví dụ, trước khi bắt đầu xây dựng một
chương trình nào đó bao giờ chúng ta cũng phải phân tích đánh giá tình hình, bao
gồm đánh giá chương trình hiện hành xem có ưu, nược điểm gì; kết quả thực hiện
nó như thế nào; điều kiện thực hiện chương trình trong và ngoài nhà trường; nhu
cầu của xã hội; nhu cầu và sự phát triển, sự tiến bộ của người học...để xây dựng nên
mục tiêu chương trình. Trên cơ sở mục tiêu chương trình ta mới lựa chọn và xác
định nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục thích hợp và lựa chọn phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. toàn bộ những việc này được xem
là giai đoạn thiết kế chương trình.
Sau khi thiết kế xong, chúng ta đưa vào thực thi và tiếp đến là khâu đánh giá
chương trình. Tuy nhiên việc đánh giá chương trình không chỉ chờ đến giai đoạn
kết thúc chương trình mới thực hiện mà nó được thực hiện trong mọi khâu. Ví dụ,
ngay cả khi thực thi, chương trình cụ thể sẽ bộc lộ những hạn chế hay nhược điểm
của chương trình do giáo viên tự nhận ra...từ đó giáo viên biết phải tự điều chỉnh
hay hoàn thiện chương trình như thế nào.
Người giáo viên, người xây dựng và quản lý chương trình thường phải luôn tự
đánh giá chương trình đào tạo ở mọi khâu qua mỗi buổi học, năm học, mỗi khóa
học để vào năm học sau, kết hợp với khâu phân tích đánh giá tình hình, điều kiện
mới điều chỉnh hoàn thiện hoặc xây dựng lại chương trình đào tạo mới. Cứ như
vậy, chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện và phát triển không ngừng
cùng với quá trình giáo dục, đào tạo.
Như vậy, chúng ta có thể khái quát các bước phát triển chương trình giáo dục
mầm non là:
1. Phân tích tình hình
Sau khi chương trình đã được ban hành chính thức, các trường mầm non cũng

như giáo viên mầm non cần nghiên cứu đặc điểm tình hình phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa của địa phương nơi trường đóng, điều kiện thực tế của trường, lớp về
cơ sở vật chất, điều kiện đội ngũ giáo viên, điều kiện về tài chính, nhu cầu cũng
như sự quan tâm của gia đình và cộng đồng đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
ở trường mầm non, và đặc biệt là nhu cầu và sự phát triển của trẻ.
2. Xác định cách tiếp cận và hình thực thiết kế chương trình giáo dục của trẻ ở
trường/địa phương mình.
17


3. Xác định mục đích và các mục tiêu cụ thể theo 5 lĩnh vực phát triển phù
hợp với điều kiện thực tiễn.
4. Thiết kế nội dung.
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và các hoạt động khám phá,
trải nghiệm cho trẻ thực thi chương trình.
6. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình
Đanh giá được thực hiện một cách thường xuyên ở mọi khâu, sau mỗi hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ, sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm học...Kết
quả đánh giá kết hợp với nghiên cứu tình hình mới sẽ là cơ sở để giáo viên điều
chỉnh các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, giáo viên và án bộ quản lý điều chỉnh
và hoàn thiện chương trình cho một chu kỳ mới.
Sự phân chia các bươc như trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế
các bước đó luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và thậm chí
đan xen vào nhau.
Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần nắm rõ những bước này để vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào việc phát triển và tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục mầm non cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương,
trường, lớp , phù hợp với đối tượng trẻ của mình. Điều đó có nghĩa là phát triển
chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.


18


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH
1. Hãy trình bày các quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục
mầm non. Theo chị việc lựa chọn quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương
trình giáo dục mầm non phụ thuộc vào ván đề gì?
2. Lập sơ đồ để chỉ rõ sự khác biệt giữa các cách tiếp cận trong thiết kế chương
trình giáo dục mầm non.
3. Đánh giá cách tiếp cận trong chương trình giáo dục mầm non Việt Nam, từ đó
rút ra kết luận về việc lựa chọn cách tiếp cận trong xây dựng chương trình giáo dục
mầm non.
4. Tóm tắt những đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ mầm non để làm căn cứ cho
việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mầm non.
5. Thế nào là phát triển chương trình iaos dục mầm non? Vẽ sơ đồ biễu diễn quá
trình phát triển chương trình giáo dục mầm non.
6. Hãy phân tích các cơ sở thực tiễn ở các địa phương Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay để phát triển chương trình giáo dục mầm non.

19


Chương 2
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON
Chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia là căn cứ để triển khai và chỉ
đạo công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả
nước. Căn cứ vào chương trình và các sách hướng dẫn, các cơ sở giáo dục mầm
non xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế ở địa
phương. Những bản kế hoạch này chứa đựng triết lý riêng của từng trường về mục

tiêu mong đợi sẽ đạt được trên trẻ của nhà trường kết hợp với mong muốn của cha
mẹ trẻ trên cơ sở có tính đến môi trường vật chất, các nguồn lực có sẵn và cách
thức tiếp cận chương trình. Vậy kế hoạch là gì? Có những loại kế hoạch nào? Nó có
vai trò gì? Cấu trúc, nội dung và cách thức xây dựng kế hoạch như thế nào?
2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

2.1.1. Khái niệm kế hoạch
Lập kế hoạch thực hiện chương trình là dự kiến hệ thống các mục tiêu cần đạt
được trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ
để thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời hian nhất định và lên kế hoạch đánh
giá việc thực hiện chương trình trong khoảng thời gian đó. Điều đó có nghĩa là, khi
xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, chúng ta phải thực hiện các công việc
sau:
- Xác định các mục tiêu cần đạt được trên trẻ trong một khoảng thời gian nhất
định. Ví dụ, Nếu kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học thì mục tiêu xác
định mong đợi sẽ đạt được trẻ trẻ vào cuối năm học đó. Còn nếu là kế hoạch thực
hiện chủ đề hay kế hoạch hoạt động thì mục tiêu xác định cần đạt được khi kết thúc
chủ đề hay hoạt động. Do đó, mục tiêu xác định trong kế hoạch thực hiện chương
trình theo năm học thường khái quát hơn mục tiêu thực hiện chủ đề và mục tiêu
hoạt động. Thời gian càng ngắn, phạm vi hoạt động càng nhỏ thì mục tiêu càng cần
phải cụ thể. Thông thường mục tiêu tháng/ các chủ đề chính là hường vào thực hiện
mục tiêu năm học. Còn mục tiêu thực hiện các hoạt động lại được xây dựng dựa
trên mục tiêu chủ đề hoặc mục tiêu tháng. . Mục tiêu năm học, mục tiêu tháng và
mục tiêu thực hiện chủ đề thường được xác đinh theo 5 lĩnh vực phát triển: Thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Mục tiêu hoạt động lại được
cấu trúc bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, phát triển và giáo dục.
- Xác định những nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ: tùy thuộc vào từng loại kế
hoạch mà nội dung hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được xác định cho phù hợp
20



- Xác định và lựa chọn phương pháp, biện pháp và các điều kiện để thực hiện
kế hoạch.
- Lê kế hoạch đánh giá bao gồm xác định mục đích đánh giá, nội dung đánh
giá, phương pháp và hình thức đánh giá.
2.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm
non
2.1.2.1. Đối với giáo viên
Nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi của người giáo viên
rất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức tổ chức và liên tục về thời gian,
đòi hỏi phải được tổ chức thực hiện một cách khoa học.
Việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, lập kế hoạch thực
hiện chương trình giáo dục mầm non nói chung với các nội dung cụ thể, biện pháp
rõ ràng là biểu hiện cao của tính khoa học. Đó không phải chỉ là chức năng quan
trọng của người giáo viên, mà còn là phương pháp làm việc khoa học để thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đồng nghĩa với quyết định những
việc phải làm và làm bằng cách nào để đạt kết quả tốt nhất nên có tác dụng định
hướng cho công việc của giáo viên và giúp họ chủ động thực hiện nhiệm vụ, tránh
được tình trạng bị động, tùy tiện trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, khắc phục
được những tình trạng chồng chéo, lặp lại, đứt đoạn, rời rạc trong quá trình thực
hiện chương trình giáo dục mầm non và hiện tượng coi trọng hoạt động này, coi
nhẹ hoạt động khác, đảm bảo sự kết hợp hài hòa cân đối, linh hoạt các nội dung và
hình thức giáo dục.
Mặt khác, kế hoạch thực hiện chương trình là sản phẩm hoạt động sư phạm
của giáo viên mầm non thể hiện sự hiểu biết và chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc,
giáo dục trẻ, thể hiện sự sáng tạo trong lao động sư phạm của giáo viên mầm non.
Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch có ý nghĩa giúp giáo viên rèn
luyện năng lực dự báo, năng lực tư duy khoa học, năng lực thiết kế các hoạt động
và sáng tạo trong công việc, không rập khuôn, máy móc.

Kế hoạch thực hiện chương trình của nhóm, lớp còn có ý nghĩa xây dựng tinh
thần cộng đồng trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau giữa các giáo
viên cùng làm việc trong quá trình thực hiện chương trình.
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch còn giúp giáo viên có cơ sở để tự đánh
giá chất lượng tổ chức thực hiện chương trình và có cơ sở để đánh giá sự phát triển,
21


sự tiến bộ của trẻ. Từ đó, giáo viên có thể tự rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và có
những điều chỉnh phù hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.1.2.2. Đối với các nhà quản lý
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non của một trường
sẽ giúp cán bộ quản lý có sự chỉ đạo thống nhất đối với các bộ phận, các tập thể, cá
nhân trong toàn trường.
Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non của giáo viên và của nhà
trường cũng là cơ sở để các cán bộ quản lý của trường tự đánh giá kết quả thwucj
hiện chương trình của trường mình và cấp trên kiểm tra đánh giá chất lượng thực
hiện chương trình của nhà trường, từ đó mà cán bộ quản lý có cơ sở để rút kinh
nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình trong thời gian tiếp theo.
Điều đó cũng có nghĩa là việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giúp cho
cán bộ quản lí và giáo viên mầm non có cơ sở thực tiễn để phát triển chương trình.
2.1.2.3. Đối với trẻ mầm non
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phải dựa trên kết quả những
gì quan sát được trên trẻ, dựa trên hiểu biết về sự phát triển và sự học của trẻ. Điều
đó sẽ giúp trẻ hình thành được những kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống,
phát triển những năng lực chung và các kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ phát triển
toàn diện các mặt nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình.
2.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON


Nguyên tắc là những yêu cầu, những quy dịnh chung nhất, cơ bản nhất bắt
buộc người giáo viên và cán bộ quản lý phải tuân theo khi xây dựng kế hoạch.
Quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đoù hỏi giaops viên mầm
non và cán bộ quản lý phải quán triệt một số nguyên tắc sau:
2.2.1. Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu giáo dục mầm non
Mục tiêu chung của giáo dục mầm non và mục tiêu cụ thể của từng độ tuổi có
vai trò định hướng cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục trẻ. Vì vậy, khi xây dựng từng loại kế hoạch thực hiện chương trình giáo
dục mầm non, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được đối với trẻ và phải
hướng mọi hoạt động vào việc thực hiện mục tiêu đó.
Tóm lại, thiết kế bất cứ một hoạt động giáo dục nào cũng phải đảm bảo giúp
trẻ phát triển các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ,
22


hướng vào hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào
lớp một.
2.2.2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn
Khi xây dựng bất kỳ một loại kế hoạch nào, người xây dựng kế hoạch phải
hiểu rõ bản chất của kế hoạch, cấu trúc và nội dung của nó. Trong xây dựng kế
hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non, bản thân giáo viên và các cán bộ
quản lí phải nắm vững chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia, quan điểm chỉ
đạo và quản lý việc thực hiện chương trình, đặc điểm phát triển tâm – sinh lí của trẻ
em ở từng độ tuổi để xác định nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động giáo dục một cách hợp lí.
Tính khoa học của kế hoạch còn thể hiện ở sự chính xác, rõ ràng của các thông
tin, mối liên hệ lôgic và sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động động và tĩnh, giữa
hoạt động chủ đạo với hoạt động khác, qua đó hình thành hệ thống kiến thức và kỹ
năng, cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống
của trẻ.

Tuy nhiên mỗi trường lại có những điều kiện cụ thể về nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất và nguồn tài chính, do đó mỗi trường mầm non phải có những kế hoạch
thực hiện chương trình riêng phù hợp với điều kiện của trường mình để chương
trình có tính khả thi. Thậm chí kế hoạch thực hiện chương trình trong từng giai
đoạn cũng phải dựa trên điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của giai đoạn đó. Do vậy,
khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cho một năm học, một tháng, một
tuần hay một hoạt động nào đó, người xây dựng kế hoạch cần xem xét kết quả thực
hiện kế hoạch năm học trước, tháng trước và các hoạt động giáo dục trước đó kết
hợp xem xét tình hình thực tiễn của thời điểm sẽ thực hiện kế hoạch mới này để
xây dựng kế hoạch phù hợp.
2.2.3. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính phát triển
Thiết kế các nội dung, các hoạt động giáo dục hàng tháng, hàng tuần, hàng
ngày ở trường mầm non phải xuất phát từ đứa trẻ và vì sự phát triển của trẻ. Vì vậy,
việc lựa chọn nội dung, xác định yêu cầu cần đạt, sử dụng các phương pháp giáo
dục thể hiện trong kế hoạch phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ,
hướng vào “vùng phát triển gần nhất”, khuyến khích trẻ có thái độ tích cực, tìm tòi
khám phá và đạt được những tiến bộ mới.
Nội dung giáo dục trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến
thức cung cấp cho trẻ phải mở rộng dần, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.
23


Xác định yêu cầu cần đạt trên trẻ về các mặt ngayuf càng nâng cao, trên cơ sở đánh
giá dúng đắn kết quả thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước.
2.2.4.Xâydựngkếhoạchphảiđảmbảotínhtoàndiện
Kế hoạch không chỉ đề cập đến 1 - 2 hoạt động chủ yếu của trẻ mà nội dung
kế hoạch phải thể hiện được tất cả các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ nhằm tạo nên những tác động sư phạm mang tính tổng hợp thông qua việc tổ
chức đầy đủ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở mọi thời điểm sinh hoạt hàng
ngày: từ giờ đón trẻ đến giờ trả trẻ. Đản bảo nguyên tắc này sẽ khắc phục được hiện

tượng coi trọng việc tổ chức các tiết dạy trẻ học mà coi nhẹ các hoạt động giáo dục
khác, góp phần thực hiện nguyên tắc cơ bản của gaios dục mầm non: đảm bảo sự
cân đối giữa chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
2.2.5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch
Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình được xây dựng trên cơ sở chương
trình chăm sóc, giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung kế
hoạch là nội dung hoạt động của cô và trẻ trong từng thời gian. Mỗi giáo viên
không chỉ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mà phaoir có trách nhiệm tổ chức
thực hiện kế hoạch một cách sáng tạo nhằm biến kế hoạch thành hiện thực, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ. Đồng thời các cấp quản lí cũng
phải có trách nhiệm quản lí và tạo điều kiện để giáo viên thực hiện có hiệu quả các
loại kế hoạch.
2.3. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên rất quan trọng trong quá trình thực hiện chương
trình. Nó có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
trong một thời gian nhất định, giúp cán bộ quản lí và giáo viên hình dung được kết
quả sẽ đạt được trên trẻ sau một khoảng thời gian nhất định dưới sự tác động chăm
sóc, giáo dục trẻ của giáo viên. Nó cũng chính là cơ sở để đánh giá kết quả thực
hiện chương trình giáo dục trẻ của giáo viên mầm non để giúp họ biết cách điều
chỉnh phương pháp giáo dục của mình sao cho việc thực hiện chương trình đạt hiệu
quả cao nhất.
Để thực hiện chương trình được tốt, các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
phải biết xây dựng các loại kế hoạch sau:
- Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi.
- Kế hoạch tháng, kế hoạch tuần.
- Kế hoạch thực hiện trong một ngày.
24



- Kế hoạch tổ chức từng hoạt động.
2.3.1.Kếhoạchthựchiệnchươngtrìnhtheonămhọcchotừngđộtuổi
Để thực hiện tốt chương trình giáo dục trẻ mỗi độ tuổi, bắt đầu vào năm học,
cán bộ quản lí và giáo viên mầm non cần lập kế hoạch thực hiện chương trình theo
năm học cho từng lứa tuổi. Kế hoạch thực hiện chương trình cả năm học sẽ cho ta
một cái nhìn tổng thể về cơ hội học tập, mục tiêu giáo dục mà trường mầm non
cung cấp cho trẻ. Đây là kế hoạch cả năm nhằm đảm bảo các lĩnh vực phát triển
của trẻ đều được chú trọng. Khi xây dựng kế hoạch này, cán bộ quản lí cần phải
biết huy động một cách tối đa trí tuệ của tập thể, thu hút sự tham gia tích cực của
tất cả các giáo viên từng khối, nhóm, lớp để kế hoạch có chất lượng và có tính khả
thi.
2.3.1.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học
cho từng lứa tuổi
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi,
giáo viên cần dựa vào những căn cứ sau:
- Mục tiêu chương trình và mục tiêu cuối độ tuổi.
- Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển trong chương
trình giáo dục mầm non.
- Điều kiện thực tế của trường, lớp; khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ
trên cô, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: phòng nhóm, sân chơ và thiết bị,
nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của địa
phương nơi trẻ sinh sống.
2.3.1.2. Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học
- Tên kế hoạch: ví dụ: kế hoạch thực hiện chương trình năm học 2013 -2014
- Khối lớp: mẫu giáo lớn
- Trường mầm non
+ Đặc điểm tình hình: số lớp, số trẻ/ lớp; số cô/ lớp; điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị...
+ Mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển

+ Những nội dung chủ yếu

25


×