Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giáo trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.17 KB, 138 trang )

TR

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA: SƢ PHẠM TIỂU
TR HỌC - MẦM NON
===***===

BÀI GIẢNG
(Lƣu hành nội bộ)

“TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ
MẦM NON THEO HƢỚNG TÍCH HỢP”
(Dành cho sinh viên CĐ ngành Giáo dục Mầm non)

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ MẦM NON. ................................................. 6
1.1.1. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức. ......... 6
1.1.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, xã hội .... 6
1.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mĩ. ............ 7
1.1.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất. ............. 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TUỔI MẦM NON. ....... 8
1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non. ................... 8


1.2.2. Đặc điểm đƣờng nét, hình dạng, màu sắc, bố cục trong tranh của trẻ
mầm non. .............................................................................................................. 9
1.3.. CÁC PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH. ......... 12
1.3.1. Phƣơng pháp quan sát. ........................................................................... 12
1.3.2. Phƣơng pháp chỉ dẫn trực quan. ........................................................... 12
1.3.3. Phƣơng pháp dùng lời. ........................................................................... 12
1.3.4. Phƣơng pháp thực hành, ôn luyện......................................................... 13
1.3.5. Phƣơng pháp tìm tòi - sáng tạo. ............................................................. 13
CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH THEO HƢỚNG TÍCH HỢP ................................................................ 16
2.1. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TỪ
2 ĐẾN 3 TUỔI. .................................................................................................. 16
2.1.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 16
2.1.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 18
2.1.3. Hoạt động xếp hình. ............................................................................... 18
2.2. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TỪ
3 ĐẾN 4 TUỔI. .................................................................................................. 18
2.2.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 18
2.2.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 19
2.2.3. Hoạt động xếp hình. ................................................................................ 19

2


2.3.. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ
TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI. ........................................................................................... 20
2.3.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 20
2.3.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 20
2.3.3. Hoạt động xếp hình. ............................................................................... 21
2.4. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TỪ

5 ĐẾN 6 TUỔI. .................................................................................................. 21
2.4.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 21
2.4.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 22
2.4.3. Hoạt động xếp hình. ............................................................................... 25
CHƢƠNG 3: GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH THEO .................... 28
HƢỚNG TÍCH HỢP......................................................................................... 28
3,1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI. ............................. 28
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 3 ĐẾN 4 TUỔI. ............................. 49
3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI. ............................. 73
3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN 6 TUỔI. ........................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 137

3


LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung của giáo dục thẩm mĩ
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua các hoạt động vẽ, nặn, cắt - xé,
dán, trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập các vận động tinh, vận động thô và sự dẻo
dai của các ngón tay. Đây cũng là một trong những hoạt động mà trẻ mẫu giáo
rất ưa thích.
Hoạt động tạo hình đòi hỏi các thao tác trí tuệ như: Phân tích, so sánh, tổng
hợp, khái quát hóa... Khi trẻ tìm hiểu, tri giác các tính chất của sự việc, hiện
tượng xung quanh như màu sắc, kích thước, hình dạng, hoạt động tạo hình cũng
đòi hỏi trẻ phải biết vận dụng các kinh nghiệm và vốn hiểu biết để tạo ra các
hình ảnh mới cho mình.
Hoạt động tạo hình góp phần phát triển thẩm mĩ sáng tạo, phát triển cảm
giác, tri giác thẩm mĩ; phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo. Đồng
thời, hoạt động tạo hình là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với
thế giới xung quanh mình.

Để giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo thực hiện đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non và tiến hành triển
khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Trung tâm Nghiên cứu
chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non đã biên soạn cuốn sạch
"Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp".
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Hướng dẫn thực hiện các hoạt động tạo hình theo hướng tích
hợp.
Chương3: Gợi ý tổ chức một số hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp.

4


Bài giảng này giúp cho sinh viên mầm non thấy được vai trò hoạt động tạo
hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non; những đặc điểm phát triển
khả năng tạo hình của trẻ mầm non và hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt
động tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề.
Dựa vào hơn 180 hoạt động gợi ý trong tâp bài giảng này, sinh viên có thể
lựa chọn hoặc sáng tạo thêm những hoạt động khác phù hợp với khả năng của
trẻ, những chủ đề thích hợp có thể thực hiện ở lớp và tích hợp nội dung giáo dục
khác một cách nhẹ nhàng, hợp lý.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cô giáo và
bạn đọc để chất lượng bài giảng ngày càng tốt hơn.

5


CHƢƠNG 1


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kì nhạy cảm với những "cái
đẹp" xung quanh, có thể coi đây là thời kì phát triển cảm của những xúc cảm
thẩm mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực
tiếp với "cái đẹp", tạo nên trạng thái tinh thần khoan khái, khiến đứa trẻ cảm
thấy gắn bó tha thiết với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ
lòng ham muốn làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người.
Từ những xúc cảm tích cực đó, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện chúng trong các
hoạt động nghệ thuật.
1.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ MẦM NON.
1.1.1. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức.
Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối
tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về chúng, để từ đó xây dựng
các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong
những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc
quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết
của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên "giàu có" hơn
cả về lượng và chất.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả
và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, giúp cho lời nói
của trẻ được hình tượng, truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn.
1.1.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, xã hội
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái
tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về
các kĩ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng,
các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn
dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập và xã hội xung quanh.


6


Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc
biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó
chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia
sẻ, quan tâm chăm sóc người khác và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội.
Trong quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm, trẻ sẽ được rèn luyện các
kĩ năng hoạt động thực tiễn và thói quen làm việc một cách tự giác, tích cực.
1.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mĩ.
Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những
điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc
quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ
(hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian...) nhận ra được
những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.
Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực
quan (đường nét, hình dạng, màu sắc...) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mĩ của trẻ
ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ
ngày càng phong phú hơn.
Sự phản ảnh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm
đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc,
bố cục không gian... chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm
mĩ rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm
mĩ sau này.
1.1.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất.
Hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh
hoạt động của mắt, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ
đó giúp cho việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt.
Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một
vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kĩ thuật để giúp trẻ nhanh

chóng làm quen với các môn học mới ở tiểu học.

7


Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lí cho trẻ khi bước vào trường
tiểu học: Hoạt động này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới
lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một
cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của thầy
cô. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành
vi của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TUỔI MẦM NON.
1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non.
Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ
thuật thực thụ. Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là
sự biến đổi, phát triển của chính bản thân chủ đề hoạt động (bản thân trẻ).
Một đặc điểm rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ đó là tính duy kỉ.
tính duy kỉ làm cho trẻ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng: trẻ sẵn
sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng
nhỏ tuổi, trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là
cái nó thích, nó muốn chứ không phải là cái dễ vẽ.
Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập trung vào sự thể
hiện, biểu cảm chứ chưa phải là "hình nghệ thuật" thực sự của tác phẩm. Trẻ
càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mĩ của người xem mà chỉ cố
gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm
của mình qua những gì được miêu tả.
Cùng với tính duy kỉ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất
đặc trưng tạo cho sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ một vẻ hấp dẫn riêng. Do
tính không chủ định mà trong quá trình tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng
độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ

thường nảy sinh một cách tình cờ. Để thực hiện ý định tạo hình, trẻ cũng phác ra
kế hoạch chung, song các kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu
nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, trong hoạt động của trí nhớ hay cảm
xúc.
8


Khi vẽ tranh, trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biết
cách làm cho chúng nổi bật, những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo
luồng suy nghĩ còn chưa mạch lạc của mình.
1.2.2. Đặc điểm đƣờng nét, hình dạng, màu sắc, bố cục trong tranh của
trẻ mầm non.
Khả năng thể hiện tính truyền cảm của đường nét, hình dạng, màu sắc, bố
cục trong tranh vẽ của trẻ được phát triển theo từng lứa tuổi.
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi:
Trẻ chỉ thể hiện bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những
hình ảnh rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên trẻ cũng đã có khả năng liên tưởng, liên hệ
giữa các dấu hiệu của đối tượng tri giác với những hình vẽ được thể hiện ra trên
giấy. Trẻ ở tuổi này đã có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm bằng
cách sử dụng một số chấm, vạch, đường nét khác nhau bổ sung vào các hình do
người lớn vẽ sẵn hoặc hình vẽ do trẻ tình cờ tạo nên trước đó như "những tia
nắng", "những giọt mưa", "những chiếc lá bay", "dòng nước chảy", làm cho các
"hình vẽ" có vẻ hoàn thiện hơn, "hình tượng" có vẻ trọn vẹn hơn.
Ở thời kì tiền tạo hình và giai đoạn sơ đồ của thời kì tạo hình, khi trẻ vẽ
thường tập trung chú ý, nỗ lực nhiều hơn vào sự vận động để biến đổi các đường
nét và tạo nên các hình thù. Bởi vậy, trẻ thường ít quan tâm tới màu sắc và
thường vẽ bằng bất kì loại bút màu nào mà chúng tình cờ vớ được.
Ở tuổi này, trẻ chưa có khả năng thể hiện được bố cục trong tranh. Trong
quá trình vui chơi - tạo hình, trẻ có thể cảm nhận bằng các giác quan, tính nhịp
điệu của sự sắp xếp các đường nét, các dấu chấm, vạch,... Khi trẻ cùng người

lớn bổ sung các hình vẽ và mô tả các hiện tượng đơn giản bằng các vận động và
sự sắp xếp hình ảnh trực quan theo nhịp như vẽ "mưa rơi", "lá rụng",... chúng có
thể tập định hướng trên không gian hai chiều của mặt phẳng tranh và làm quen
với tính nhịp điệu của bố cục.

9


Trẻ từ 3 đến 4 tuổi:
Trẻ thể hiện được các sự vật có hình trong, hình vuông, hình tam giác và
đặc biệt vận dụng các hình hình học cơ bản này để thể hiện các sự vật đơn giản
mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh.
Trẻ bắt đầu chú ý tới sự khác biệt của của các loại bút màu. Trẻ chơi với
bút màu như một loại đồ chơi mới và có thể bôi tất cả các màu vào tranh vẽ hoặc
chỉ lựa chọn và dùng một màu mà nó cảm thấy thích. Trẻ bắt đầu phân biệt màu
đáng yêu (đỏ, vàng, da cam, xanh lục, xanh lam sáng), màu đáng ghét (đen, nâu,
tím). Trẻ có thể tập trung sử dụng các màu sắc đó để thể hiện quan hệ tình cảm
của mình đối với các đối tượng miêu tả. Trẻ thường có xu hướng tự do thể hiện
"màu không bắt chước", nghĩa là tô màu theo ý thích, không nhất thiết giống với
màu sắc của các vật thật.
Trẻ tập định hướng trong không gian hai chiều của tờ giấy vẽ. Khi bố trí
các hỉnh ảnh trong không gian tranh, trẻ đã có khả năng thể hiện nhịp điệu trong
sự sắp xếp lặp đi lặp lại các chi tiết, các sự vật đơn lẻ cùng loại về hình dạng, về
kích thước trên khắp bề mặt tờ giấy (vẽ những "quả chín trên cành" hay có thể
sắp xếp các hình ảnh, sự vật thành hàng (vẽ những dây cờ, những "xâu hạt").
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi:
Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh đường nét để vẽ nhiều loại hình
học như hình tròn - hình ô van, hình vuông - hình chữ nhật, các dạng hình tam
giác và dùng chúng để vẽ cây, nhà ô tô, con vật... Tuy các hình vẽ của trẻ mang
nặng tính lắp ráp nhưng lại gần gũi với các hình học cơ bản. Trong hoạt động

tạo hình, trẻ rất dễ tiếp thu và hình thành các khuôn mẫu sơ đồ "đông cứng".
Trẻ bắt đầu tập sử dụng "màu bắt chước", nghĩa là vẽ màu tương ứng với
màu của mọi vật trong hiện thực. Trong quá trình học vẽ, trẻ bắt đầu nhận biết,
phân biệt màu sắc thật của một số đồ vật, hoa quả.

10


Trẻ có thể liên hệ giữa không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực với
không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ, trẻ tập sắp xếp các hình ảnh, trong đó đã
phân biệt đối tượng miêu tả chính trên nền của các thành phần thứ yếu. Từ sự
thể hiện nhịp điệu của sự lặp đi lặp lại các yếu tố giống nhau, trẻ bắt đầu quan
sát và làm quen với cách sắp xếp theo nhịp xen kẽ giữa các yếu tố khác nhau. Ví
dụ vẽ đường phố: thể hiện sự sắp xếp xen kẽ giữa các loại nhà, cây... với các
kích thước, kiểu dáng, khoảng cách khác nhau.
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi:
Trả đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức
tạp. Trẻ cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu tả và
dùng đường nét làm liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng
trọn vẹn của một vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận động,
hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt, trẻ đã khá linh hoạt trong
việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và để thể hiện vẻ độc đáo, rất
riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể.
Trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: "màu không bắt chước"
và "màu bắt chước". Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ "màu bắt chước" kiểu
thuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ "màu không bắt
chước" kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu
tả.
Trẻ đã biết tạo nên bố cục tranh với thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối
xứng và không đối xứng (các hình ảnh không đồng đều: to - nhỏ; cao - thấp).

Trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và mối quan hệ
giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra một không gian có chiều sâu với nhiều tầng
cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ được thể hiện ở nhiều vẻ:
bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các hình ảnh cùng loại, bằng sự sắp xếp đan
xen các hình ảnh không cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính phụ.

11


1.3.CÁC PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH.
1.3.1. Phƣơng pháp quan sát.
Khi quan sát một vật, cần giúp trẻ bắt đầu bằng quan sát bao quát toàn bộ
diện mạo của đối tượng, cho trẻ tích cực so sánh, đối chiếu, tìm mối quan hệ
giữa các tính chất, đặc điểm của sự vật với các chuẩn cảm giác mà trẻ biết. Chất
lượng của quá trình quan sát phụ thuộc phần lớn vào sự tham gia tích cực của
trẻ, vào mối liên hệ với hoạt động lời nói và việc thực hiện các thao tác tri giác.
Việc tổ chức quan sát các hiện tượng, khung cảnh thiên nhiên, các sự kiện,
cảnh sinh hoạt trong xã hội của giáo viên cần:
- Lựa chọn đối tượng.
- Lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát làm sao cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết
đặc trưng nhất.
- Suy nghĩ các câu hỏi hướng sự chú ý của trẻ vào những nét cơ bản của đối
tượng, vào những đặc điểm cần thiết cho quá trình miêu tả của trẻ sau này.
1.3.2. Phƣơng pháp chỉ dẫn trực quan.
Khi bắt đầu cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, trẻ cần phải học cách
thức sử dụng các dụng cụ và vật liệu (bút chì, bút sáp, giấy, kéo, hồ dán, đất nặn,
các khối gỗ...).
Khi sử dụng phương pháp chỉ dẫn trực quan cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng biện pháp này khi trẻ lần đầu tiên được làm quen hoặc khi trẻ
chưa nắm vững cách vẽ, nặn, cắt, xếp hình mới.

- Có thể cho trẻ tham gia vào hướng dẫn cách vẽ, nặn, dán, xếp cho cả lớp
xem.
1.3.3. Phƣơng pháp dùng lời.
Các phương pháp, biện pháp dùng lời gồm: những lời dẫn, lời kể, những lời
nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, chỉ dẫn, những
câu hỏi - trả lời, những lời đàm thoại, trao đổi và cả thủ pháp ngôn ngữ kích
thích xúc cảm như những bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện.
12


Những biện pháp dùng lời nói có thể được sử dụng trong cả quá trình miêu
tả (xác định lại trình tự hành động, nhắc nhở, hỏi lại những gì mà trẻ quên, gợi
cho trẻ nhớ lại, gợi cho trẻ bổ sung, làm phong phú cho hình ảnh được miêu tả).
Trong một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật như hoạt động tạo hình
cần tích cực sử dụng ngôn ngữ văn học, những lời nói so sánh, hình tượng hóa.
Lời nói của cô giáo cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận xét các tác
phẩm hoạt động của trẻ.
Bằng lời nói của mình, giáo viên cần rèn ở trẻ khả năng nhận xét kết quả
hoạt động của mình, nhận ra những thiết sót và hướng dẫn sửa chữa những thiếu
sót đó.
1.3.4. Phƣơng pháp thực hành, ôn luyện.
Để quá trình phương pháp thực hành - ôn luyện mang tính tích cực, cần hạn
chế sự sao chép, hạn chế sự hình thành khuôn mẫu. Muốn vậy, giáo viên cần
thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, liên hệ, thay đổi phương
thức và thời gian chỉ dẩn.
Có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Tổ chức quan sát bổ sung.
- Cải tiến, đa dạng hóa mẫu đối tượng miêu tả.
- Phát triển, mở rộng nội dung các đề tài.
1.3.5. Phƣơng pháp tìm tòi - sáng tạo.

Trong phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm quen hoạt động tạo hình,
người ta xác định một số con đường cơ bản để kích thích quá trình hình thành ý
định tạo hình, khuyến khích hoạt động sáng tạo của trẻ như:
Con đường thứ nhất:
Giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc
cảm, tình cảm về các sự vật, các hiện tượng xung quanh. Đây là cả một quá trình
đòi hỏi được tổ chức liên tục, có hệ thống, với mức độ nâng dần, phong phú dần.

13


Trong quá trình này cần chú ý chỉ cho trẻ thấy rõ những nét khác biệt nổi
bật, đặc trưng giữa các sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó có sự phân nhóm, khái
quát hóa, tìm ra những nét độc đáo của các họa sĩ.
Con đường thứ hai:
Tổ chức thực tiễn tạo ra sản phẩm tạo hình, đây là quá trình trẻ được trải
nghiệm lại những cảm xúc, ấn tượng, "làm sống lại" các biểu tượng, hình tượng
được lưu giữ trong trí nhớ và thể hiện lại những hình ảnh mà chúng nhớ được,
chúng tưởng tượng ra. Có thể nói đây là quá trình trẻ biến ước mơ của mình
thành hiện thực. Chính trong quá trình này, ý định tạo hình sẽ được trẻ nhận
thức lại, bổ sung làm cho phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
Con đường thứ ba:
Hướng dẫn, dẫn dắt trẻ tới hoạt động tìm kiếm, khám phá, đưa vào sản
phẩm tạo hình những nét mới lạ, những suy nghĩ "của riêng mình". Kịp thời
khuyến khích và phổ biến những sáng kiến trong việc giải quyết các nhiệm vụ,
các vấn đề tạo hình.
Con đường thứ tư:
Tổ chức và tạo mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động tạo hình với các hoạt
động thẩm mĩ khác như âm nhạc, văn, thơ.
Đề tài các tác phẩm văn học, âm nhạc..., các hình tượng nghệ thuật cần

được trẻ tìm kiếm, lựa chọn và thể hiện vào tranh vẽ, hình nặn... với những sắc
thái khác nhau và bằng các phương tiện tạo hình khác nhau.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp mang tính chất vui chơi để tổ chức
hoạt động tạo hình cho trẻ.
Các biện pháp mang tính vui chơi được sử dụng trong hoạt động tạo hình
cần được phân loại theo mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, theo tính
chất của phương pháp tổ chức hoạt động mà nó bổ trợ. Cụ thể, có thể phân các
biện pháp thành các nhóm sau:

14


Nhóm 1: Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh.
Nhóm biện pháp này bao gồm các tình huống, các loại trò chơi nhằm tổ
chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung
quanh, củng cố hệ thống hóa chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt
động.
Nhóm 2: Các biện pháp chơi - miêu tả có chủ đề.
Nhóm biện pháp này bao gồm nhiều hoạt động tạo hình, nhiều trò chơi tạo
hình mang tính "sắm vai". Áp dụng các biện pháp này, giáo viên cần phải tạo cơ
hội để nội dung chơi gắn với nội dung tạo hình, động cơ chơi gắn với động cơ
tạo hình và các hoạt động chơi thích ứng với các hoạt động tạo hình.
Nhóm 3: Các biện pháp chơi - ôn luyện.
Đây là nhóm các biện pháp giúp cho quá trình rèn luyện, ôn luyện, củng cố
không bị nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
Tính nhịp điệu của sự lặp đi lặp lại các thao tác tạo hình và các hình ảnh
trong trò chơi tạo hình là yếu tố tạo nên ở trẻ nhỏ sự vui thích, cảm hứng trong
hoạt động. Bởi vậy các biện pháp này thường được dùng khi tổ chức hoạt động
cho trẻ ở các độ tuổi nhỏ.
Nhóm 4: Các biện pháp "trò chơi hóa" sản phẩm tạo hình.

Đây là các biện pháp được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình hoàn
thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và
sáng tạo của trẻ.

15


CHƢƠNG 2
HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP
Hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển
cảm giác, tri giác thẩm mĩ, tạo cơ hội cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, làm
nảy sinh, nuôi dưỡng ở trẻ sự hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê
sáng tạo nghệ thuật. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình trong các trường
mầm non là một trong các phương pháp đặc trưng giúp trẻ cảm thụ và sáng tạo
nghệ thuật.
Các hoạt động gồm:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống.
- Vẽ.
- Nặn.
- Cắt, xé, dán.
- Xếp hình.
2.1. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI.
2.1.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi, như khi cho trẻ
đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc...
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi, đồ vật màu sắc rực rỡ, có hình dạng khác
nhau. Trẻ được ngắm nhìn, sờ mó vào các đồ vật mà trẻ thích.
- Cho trẻ xem tranh ảnh có màu sắc và nội dung đơn giản như vẽ mặt

người, vẽ các con vật.

16


Trong quá trình cho trẻ chơi với các đồ chơi hoặc xem tranh ảnh, giáo viên
khuyến khích trẻ trả lời một số câu hỏi như: Ai đấy? Con gì đây? Nó kêu như
thế nào? Bông hoa màu gì?... nhằm giúp trẻ phát hiện các hình ảnh, sự vật quen
thuộc và giúp trẻ cảm nhận niềm vui sướng từ sự phát hiện đó.
Hoạt động tạo hình của trẻ lúc này đang ở thời kì tiền tạo hình và giai đoạn
đầu của thời kì tạo hình, do đó giáo viên cần hướng dẫn trẻ:
- Tập tô màu: Đây là hoạt động đầu tiên nhằm giúp trẻ làm quen với hoạt
động tạo hình. Do đó muốn trẻ tham gia một cách tích cực, giáo viên cần chuẩn
bị bút chì màu mềm, sáp màu cho từng trẻ. Khi trẻ tô màu, giáo viên không nên
chú ý đến việc trẻ tô màu như thế nào, có đúng không, có gọn không, điều cần
nhất là làm thế nào cho trẻ hứng thú với hoạt động này.
Cho trẻ tô màu khuôn mặt bé, tô màu chân dung mẹ, tô màu cái khăn, ngôi
nhà, con mèo, con bò, tô lá cây, chậu hoa, quả, bông hoa, tô màu bánh xe, ô tô,
máy bay...
- Thể hiện các đường thẳng, đường uốn lượn, các đường khép kín tạo thành
dạng tròn, dạng có góc cạnh để thành các bức vẽ đơn lẻ như: mưa, cỏ non, tổ
chim chấm tròn, con đường, cái bánh, vòng, mũ, ao cá, cửa sổ...
- Cách sử dụng các dụng cụ vẽ (phấn, bút, giấy): Đầu tiên nên cho trẻ vẽ
bằng phấn mềm lên bảng, lên sân. Những lần sau cho trẻ vẽ bằng bút chì mềm
(chì đen hoặc chì màu) trên giấy.
Tạo hứng thú cho trẻ bằng các hình thức vui chơi - tạo hình. Ví dụ: Giáo
viên gợi ý trẻ thể hiện các đường nét khác, nét xiên, nét xoay tròn vào những sự
vật sinh động đầy hấp dẫn.
- Trẻ vẽ nét ngang, cô gợi ý: "Các con hãy vẽ những con đường cho ô tô
chạy" hoặc "Các con hãy vẽ con đường cho các chú thỏ đi về nhà".

- Trẻ vẽ đường xiên, cô gợi ý: "Các con hãy vẽ những hạt mưa rơi từ trên
trời xuống".

17


- Trẻ vẽ được đường tròn, cô gợi ý trẻ vẽ những quả bóng, cuộn len hay mặt
trời.
Trước khi vẽ vào giấy, cần hướng trẻ giơ tay vẽ vào trên không.
Hoạt động này giúp trẻ tìm hiểu các tính chất của đất: Đất mềm, dẻo dễ
dàng thay đổi hình dạng. Trẻ có thể chơi với đất nặn công nghiệp (hoặc đất sét,
bột mì): Véo đất, đập đất, bóp đất...
Tập cho trẻ một số thao tác với đất như: Đập đấp, bóp đất, nắm đất, lăn dọc
trên bảng, bẻ cong, đặt khối nọ lên khối kia... để tạo nên một vài đồ vật đơn
giản. Khuyến khích trẻ nặn một số hình khối đơn giản và tập đặt tên cho chúng:
Kẹo dài, kẹo tròn, quả cam, cái vòng, cái bánh mì, cái tháp, viên bi...
2.1.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Giáo viên cắt cho trẻ những mẫu họa báo, hoặc mẫu vải (khoảng bằng đồng
xu, hộp diêm)...), với hoa văn, hình dạng, chất liệu màu sắc khau nhau, sau đó
phết hồ lên mặt sau những mẫu giấy, mẫu vải nói trên rồi để trẻ dán lên bìa, lên
hộp.
Trẻ có thể dán được những sản hẩm như sau: Quả trứng, cây xương rồng,
cái nón, dòng dông, ngôi nhà, bánh kẹo...
2.1.3. Hoạt động xếp hình.
Sử dụng các khối gỗ, khối nhựa, các loại vỏ hộp như lon bia, lon nước ngọt,
hộp sữa, bao diêm,... để trẻ chơi xếp chồng.
Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách nhau tạo thành những đồ vật đơn giản như:
Tháp cao, cái bàn, nhà của bé, cái giường, cái cổng.
2.2. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 3 ĐẾN 4 TUỔI.

2.2.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi như: Khi cho trẻ
đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc...

18


- Cho trẻ quan sát vẻ đẹp các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc
sống. Giáo viên sử dụng các phương pháp thông tin - tri giác để giúp trẻ tập
quan sát các sự vật, hiện tượng, xác định các đặc điểm của chúng để tích lũy vốn
biểu tượng về các đối tượng miêu tả đơn giản. Giáo viên gợi mở cho trẻ nói lên
vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống bằng cách
trả lời các câu hỏi: Mây trôi như thế nào? (bồng bềnh); Mây màu gì? (xanh,
trắng, hồng...); Mặt trời đỏ như quả gì? (quả gấc, quả ớt...).
- Cho trẻ xem những sản phẩm tạo hình do cô hoặc trẻ làm ra. Trẻ được
ngắm nhìn, sờ mó vào các đồ vật.
- Cho trẻ xem các bức tranh vẽ về các con vật, đồ vật gần gũi, những câu
chuyện cổ tích có màu sắc tươi sáng, đường nét hài hòa, rõ ràng để trẻ có thể
cảm nhận được vẻ đẹp của nó một cách dễ dàng.
2.2.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Bắt đầu cho trẻ làm quen với cách xé - dán:
- Xé giấy theo dải: Xé lần lượt tờ giấy thành từng dải bằng nhau (có thể có
trẻ xé không bằng nhau cũng được) để làm tóc, băng, nơ, rèm cửa, chổi.
- Xé thành dải, xé thành mảnh nhỏ, xé vụn rồi dán lên trên băng giấy, dán
lá, dán cây, cánh hoa, hạt gạo.
2.2.3. Hoạt động xếp hình.
Hướng dẫn trẻ làm được những việc sau:
- Biết gọi tên, nhận biết màu sắc và phân biệt kích thước của nguyên vật
liệu.
- Biết xếp kề, xếp cạnh, xếp cách, xếp chồng bằng các nguyên vật liệu khác

nhau (các khối gỗ, hạt, hột, que...) để tạo thành những sản phẩm xếp hình đơn
giản: Ngôi nhà, ô tô, tàu hỏa, bàn ghế, tủ, hàng rào, quả bóng, bông hoa, các loại
quả, ông mặt trời, em bé, ngôi nhà, một số đồ dùng trong gia đình (nồi, xe
nôi...). Các nội dung này được lựa chọn vào các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, phương tiện giao thông...).
- Thể hiện sự sáng tạo trên các sản phẩm theo ý thích.

19


2.3.. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI.
2.3.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi như: Khi cho
trẻ đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc.
- Cho trẻ quan sát trong thiên nhiên: Quan sát bông hoa đang nở rực rỡ,
những búp chồi non xanh mơn mởn, những giọt sương long lanh đọng trên lá,
màu sắc trang trí của các ngày hội, ngày lễ. Giáo viên gợi hỏi để trẻ nói lên sự
cảm nhận của mình về vẻ đẹp muôn màu xung quanh trẻ, hướng dẫn trẻ biết
phân biệt vẻ đẹp và biểu lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp đó.
- Cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình như: Tiếp xúc với
các sản phẩm do cô hoặc trẻ làm ra, xem các bức tranh, truyện cổ tích có màu
sắc tươi sáng, đường nét hài hòa, rõ ràng để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của
các bức tranh đó. Cho trẻ nói lên cảm nhận của mình khi các sản phẩm tạo hình
qua màu sắc, bố cục của bức tranh. Trẻ có thể tưởng tượng về không gian, thời
gian, về nội dung, hiện tượng sự việc được thể hiện trong bức tranh. Hướng dẫn
trẻ biết phân biệt vẻ đẹp và biểu lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp đó của các tác
phẩm nghệ thuật.
2.3.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Hướng dẫn trẻ biết cách cắt, xé, dán như:

- Xé toạc, xé bứt, xé bấm theo đường thẳng và các đường cong, lượn, xé
theo viền khung, xé đường tròn.
- Xé vụn những loại giấy đã dùng rồi như: Họa báo, giấy màu, giấy báo...,
xé thành những mẫu nhỏ xíu và cho trẻ dán những mẫu giấy đó lên hoặc dán
xung quanh những hình to do giáo viên vẽ sẵn như bông hoa, cây cỏ, đồ vật, con
vật, mặt trăng...
- Tập cắt theo đường thẳng và đường cong lượn.

20


2.3.3. Hoạt động xếp hình.
Hướng dẫn trẻ làm được những việc sau:
- Biết xếp kề, xếp cạnh, xếp cách, xếp chồng ... để tạo ra những sản phẩm
mới có cấu trúc phức tạp như: Ngôi nhà hai tầng, ô tô, nhà có hàng rào, vườn
trường, tàu thủy, cầu trượt; bé tập thể dục, một số con vật, các phương tiện giao
thông. Các nội dung này được lựa chọn vào các chủ đề: Gia đình, trường mầm
non, phương tiện giao thông...).
- Biết lựa chọn các vật liệu để thể hiện được ý sáng tạo của mình vào sản
phẩm.
- Biết nhận xét sản phẩm của nhau: Sản phẩm nào đẹp và vì sao đẹp.
- Chơi cùng nhau, biết trao đổi, chia sẻ đồ chơi cho nhau, biết thỏa thuận,
hợp tác để cùng hoàn thành sản phẩm, biết kết thúc công việc đúng lúc.
2.4. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 5 ĐẾN 6 TUỔI.
2.4.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi như: Khi cho
trẻ đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc.
- Cho trẻ quan sát bông hoa đang nở rực rỡ, những búp chồi non xanh mơn
mởn, những giọt sương long lanh đọng trên lá, màu sắc trang trí của các ngày

hội, ngày lễ. Giáo viên gợi hỏi để trẻ nói lên sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp,
âm thanh đa dạng, độc đáo, muôn màu muôn vẻ xung quanh trẻ.
- Cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình như:
+ Cho trẻ xem các đồ dùng dân gian, đồ chơi bằng các chất liệu khác nhau
như gốm, sứ, gỗ, thủy tinh và đất nặn. Trẻ sẽ quan sát và nói lên tổng thể hình
dáng hoặc miêu tả một số đặc điểm nổi vật của đồ vật. Khi cho trẻ tiếp xúc với
các đồ dùng, đồ chơi, các sản phẩm tạo hình, cần cho trẻ được sờ, được ngắm
nghía, xem xét và nêu những ý kiến của mình một cách tự nhiên về mọi cái mà
trẻ phát hiện ra. Sau đó giáo viên sửa lại ý cho trẻ hoặc nêu lại một cách đầy đủ
về đối tượng đó để trẻ nhắc lại.

21


+ Cho trẻ xem các tranh ảnh về phong cảnh đất nước, rừng, biển, cảnh sinh
hoạt của con người... Cần chọn lọc sao cho tranh không quá rắc rối, khó hiểu về
nội dung, màu sắc không quá sặc sỡ phi thực tế. Giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ
chú ý quan sát và nêu nhận xét về nội dung bức tranh, về trạng thái vui buồn,
thiện ác của nhân vật trong tranh, về mùa, về thiên nhiên, về cách sử dụng màu,
bố cục trong tranh.
- Biết phối hợp các đường nét để vẽ các sự vật, hiện tượng có cấu tạo tương
đối phức tạp như: Cây cảnh với những lá to (1, 2 cho đến 5,6 lá); những cây cây,
bụi cây với hoa (cây thông, cây bàng, cây sồi); một số loại hoa đơn giản (hoa
cúc, loa kèn, huệ); một số con vật quen thuộc (gà, vịt,thỏ); một số loại ô tô (ô tô
tải, xe cứu thương).
- Thể hiện chiều sâu, các tầng cảnh trong bố cục tranh. Cho trẻ làm quen
với một số nguyên tắc đơn giản của luật phối cảnh (phối đường nét, phối không
gian).
- Biết sử dụng 7 màu: Đỏ, xanh, vàng, hồng, nâu, tím, da cam và vận dụng
những hiểu biết về màu sắc, hình dạng để miêu tả đối tượng theo ý thích của

mình. Giáo viên gợi ý để trẻ nói lên mối liên hệ màu sắc với các trạng thái của
sự cảm nhận: Màu vui - màu buồn, màu nóng - màu lạnh, màu xa - màu gần,
màu sáng - màu tối, biết cách phối màu để tạo ra bức tranh có màu sắc hài hòa.
2.4.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Trẻ tập cắt, xé theo các cách khác nhau:
- Cắt, xé các hình hình học.
- Cắt, xé hình từ tờ giấy gập đôi, từ tờ giấy gập nhiều lần và xếp nếp; cắt, xé
hình theo đường nét vẽ; cắt, xé hình đơn giản không theo nét vẽ.
- Xé theo đường viền xung quanh của các hình nhà cửa, hoa quả, cây cối.
Hoặc cho trẻ xé từ họa báo, tranh ảnh, tạp chí những hình trẻ thích hoặc trẻ cần
cho một sản phẩm nào đó của mình.

22


Trẻ có thể dán:
- Các nan giấy: Trẻ cắt các nan giấy kích thước 1cm x 10cm, đặt mặt trái
các nan giấy, lấy hồ vào ngón tay phải và phết dọc một vệt từ trên xuống dưới
để dán.
- Chồng hình: Khi dán hình thứ hai lên hình thứ nhất thì phải phết hồ vào
mặt trái của hình thứ hai.
- Theo đường viền: Vẽ một đường viền bất kì vào tờ giấy khổ to và cho trẻ
dán kín trong đường viền đó. Có thể thảo luận cùng trẻ nên dán bằng cái gì.
Ví dụ: Dán theo đường viền hình tròn - Ao cá.
- Làm tranh cắt dán:
Tạo ra các bức tranh từ việc dán lại với nhau tất cả các loại vật liệu theo
một ý tưởng. Thu thập những vật liệu bỏ đi dưới dạng những mẩu nhỏ như giấy,
vải, len, bông, dải băng, dây thừng, hột hạt, vỏ, cành cây con, cánh hoa, đá cuội,
sỏi, cát, mùn cưa, vòng, hoa, cúc. Nếu có điều kiện, để riêng từng loại vật liệu
để khi cần sử dụng trẻ không phải đi tìm.

- Làm tranh trên tường:
Giáo viên có thể làm nhiều loại phông trên tường, vẽ những đường viền và
cho trẻ dán kín trong đường viền đó, hoặc khuyến khích trẻ tạo ra các phông, các
bức họa của mình.
Ví dụ: Vẽ phông như hình dưới và đặt câu hỏi: Đây là cái gì? Gợi ý để trẻ
dán các thứ vào phông.
- Làm mô hình bằng giấy:
Xé hoặc cắt báo cũ thành từng mẩu và làm ướt một chút. Dán một lớp giấy
quanh cái bát, cái ca, hoặc cái cốc thủy tinh. Lớp giấy đầu tiên chỉ bôi bằng
nước sau đó dán thêm nhiều lớp bôi bằng hồ. Dán tám hoặc mười lớp, để khô
trong vài ngày. Khi đã khô, lắc vật bên trong tức là cái bát hoặc ca, cốc cho long
ra. Tốt nhất là cắt mép viền bằng dụng cụ sắc như dao, sau đó dốc vật bên trong ra.

23


- Thủ công bằng giấy:
Tất cả các loại giấy: Dày, mỏng, sù sì, đen, trắng; tất cả các loại báo, giấy
vở, giấy gói hàng, giấy hộp, giấy màu, các loại thiếp... đều sử dụng được cho trẻ
làm thủ công.
+ Gập giấy:
Gấp chéo góc: Gấp đôi hình vuông (hình chữ nhật, hoặc hình tròn), tiếp tục
gấp đôi để chồng hai mép giấy khít lên nhau. Lấy góc gấp làm tâm để gấp hai
cạnh khít lên nhau.
Bày cho trẻ cách gập giấy theo vài cách đơn giản như gấp quạt, túi,
thuyền... rồi cho trẻ vẽ trang trí lên mẫu của mình để sử dụng vào các trò chơi.
+ Làm đồ chơi, búp bê và mặt nạ:
Nên gợi ý cho trẻ làm những thứ mà sau đó trẻ sẽ sử dụng trong trò chơi
của mình. Ở đây có ba mẫu trẻ có thể làm được, đó là:
Người cử động.

Dùng tấm các mỏng như tấm thiệp cắt thành các bộ phận cơ thể, nối các
phần với nhau bằng dây, thắt nút phía sau lưng cho đẹp.
Búp bê bằng rơm.
Bạn có thể sử dụng len, chỉ, sợi đay, rơm và các sợi từ cây như cây ngô, cây
chà là.
Chia nắm rơm thành hai phần, buộc túm phần trân thành đầu, rồi buộc
thành tay, thành thân, bàn tay, bàn chân. Sau đó trang trí, mặc quần áo cho búp
bê.
Vương miện.
Làm vương miện bằng miếng giấy (hoặc vải dày) gập đôi để trẻ có thể đội
hoặc buộc quanh đầu mình. Nếu làm vương miện bằng giấy thì phải có ghim
hoặc băng dính để trẻ đội cho chặt. Trang trí vương miện bằng các con vật hoặc
hình ảnh cho đẹp.

24


+ Đan lát:
Có thể hướng dẫn trẻ biết cách đan những thứ đơn giản như: nhưng cái
chiếu, cái thảm, cái giỏ, cải rổ bằng rơm rạ, cói, tre, trúc, mây và các loại sợi.
Lúc đầu cho trẻ tập đan ít một, sau đó khó dần tùy theo khả năng của trẻ.
2.4.3. Hoạt động xếp hình.
Sử dụng những kĩ năng xếp hình để xếp những "công trình" phức tạp về cấu
trúc và có kiểu dáng đẹp, thể hiện nhiều màu sắc sáng tạo để tạo ra các sản phẩm
như: Ca-nô, ô tô chở hàng, máy bay, lăng Bác, một số đồ dùng gia đình, cây cối,
hoa, quả, một số con vật... Các nội dung này được chọn vào các chủ đề: Bản
thân, trường mầm non, động vật.
- Trẻ bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho nhau trong nhóm chơi.
- Trẻ xếp đồ vật theo nhiều kiểu dáng với các nguyên vật liệu khác nhau, có
kích thước, tỉ lệ phù hợp.

Ví dụ: Xếp nhà cho 2 chú thỏ khác với xếp nhà cho 4 chú thỏ khác.
- Trẻ tự nhận xét kết quả xếp hình. Giáo viên gợi hỏi để trẻ bổ sung những
chi tiết khác để hoàn thiện sản phẩm cho đẹp hơn.
- Trẻ xếp theo mô tả bằng lời, kể truyện, hoặc xếp theo tranh, ảnh.
Ví dụ: Xếp lăng Bác, thư viện.
Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp
- Hoạt động (vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình) được tiến hành trên hoạt động
học có chủ định và ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nội dung của các hoạt động tạo hình được lựa chọn vào các chủ đề: Bản
thân, gia đình, động vật, thực vật, giao thông...
- Nội dung tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung hoạt động và gây ấn
tượng cho trẻ.
1. Hoạt động tạo hình được tiến hành trên hoạt động học có chủ định.

25


×