SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
QUẢNG NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học 2013-2014
Môn thi
: ĐỊA LÝ
Thời gian
: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi
: 08/4/2014
Câu 1.(5 điểm)
a.(2 điểm) Một máy bay cất cánh tại Luân Đôn (múi giờ số 0) lúc 18 giờ ngày 28 tháng 2 năm
2014 và hạ cánh tại sân bay Nội Bài-Hà Nội sau 12 giờ bay, hỏi:
- Máy bay hạ cánh tại Hà Nội lúc mấy giờ, ngày tháng năm nào?
- Lúc máy bay hạ cánh tại Hà Nội tương ứng với mấy giờ, ngày tháng năm nào tại các
địa điểm sau: Tô-ki-ô (múi giờ số 9), Oa-sinh-tơn (múi giờ số 19).
b.(3 điểm) Cảnh quan thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng từ tây sang đông, từ thấp lên cao,
từ bắc vào nam, em hãy:
- Nêu biểu hiện và nguyên nhân của sự phân hóa đó.
- Cho biết sự phân hóa đó tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội
của nước ta?
Câu 2.(3 điểm) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải
quyết việc làm ở nước ta cần có những giải pháp gì?
Câu 3.(4 điểm) Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển
ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 4.(4 điểm) So sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu diện tích
cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Câu 5.(4 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Giá trị tổng sản phẩm trong nước của nước ta phân theo ngành kinh tế ( tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Nông-lâm- ngư
Phân ra
Công nghiệp và
nghiệp
xây dựng
1
Dịch vụ
2000
2010
273666
551609
63717
90613
96913
231336
113036
229660
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước của
nước ta phân theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2010.
b. Dựa vào số liệu đã cho và biểu đồ vẽ được, nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá
trị tổng sản phẩm trong nước của nước ta phân theo ngành kinh tế.
.........................................................Hết...................................................................
Thí sinh được phép sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài
Họ và tên thí sinh:...................................................Số báo danh..............................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
QUẢNG NAM
Năm học 2013-2014
2
Môn thi
Ngày thi
: ĐỊA LÝ
: 08/4/2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 1a.Tính giờ
( 2 điểm)
( 5 điểm) Việt Nam có giờ sớm hơn Luân Đôn 7 giờ.
- Máy bay cất cánh ở Luân Đôn lúc 18 giờ ngày 28 tháng
02 năm 2014 thì khi đó ở Việt Nam là: 18 giờ + 7 giờ =
25 giờ = 1 giờ ngày 01 tháng 03 năm 2014.
1 điểm
- Vậy máy bay hạ cánh tại Hà Nội lúc: 1 giờ + 12 giờ =
13 giờ ngày 01 tháng 03 năm 2014.
- Lúc máy bay hạ cánh tại Hà Nội thì tương ứng với giờ,
ngày, tháng, năm tại các địa điểm như sau:
Múi giờ số
Giờ
Ngày
Tô-ki-ô
9
15 giờ
01/03/2014
Oa-sinh-tơn
19
1 giờ
01/03/2014
1.b Cảnh quan thiên nhiên của nước ta phân hóa đa
dạng .
( 3 điểm)
-Biểu hiện như sau:
( 1,25 điểm)
- Từ tây sang đông:
+ Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc nhờ có dải Hoàng Liên Sơn
che chắn tác động của gió mùa đông bắc.
+ Đông và tây Trường Sơn có thời tiết khác biệt do tác
động của gió phơn tây nam và gió mùa đông bắc.
- Từ thấp lên cao: giữa miền núi và đồng bằng có sự
khác biệt về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật rất rõ
nét.
- Từ bắc vào nam:
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh.
+ Miền Nam nóng quanh năm, mùa khô kéo dài và sâu
sắc.
- Nguyên nhân:
( 0,75 điểm)
+ Do vị trí địa lý.
+ Do lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta diễn ra lâu
dài và phức tạp.
+ Do nước ta là nơi gặp gỡ và chịu tác động của nhiều hệ
thống tự nhiên.
(nếu thí sinh nêu các ý khác như do hình dạng lãnh thổ
và do hướng địa hình , thì cho mỗi ý 0,25 điểm nhưng
tổng điểm câu 1b vẫn giữ tổng điểm 3 điểm)
- Những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh
3
1 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
Câu
Câu 2
(3 điểm)
Nội dung
Điểm
tế-xã hội:
( 1 điểm)
+ Thuận lợi:
* Có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn là
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên to lớn.
* Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là cơ sở để
phát triển nền kinh tế toàn diện: nền nông nghiệp đa
canh, thâm canh và chuyên canh; nền công nghiệp đa
ngành.
+ Khó khăn:
Nhiều thiên tai, môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất
cân bằng.
Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở
nước ta và những giải pháp giải quyết.
a) Giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước
ta hiện nay vì:
( 1,5 điểm)
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế
chưa phát triển gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết
việc làm.
- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự
phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên lao
động ở nông thôn thiếu việc làm.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao (6%) trong khi đó
lại thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công
nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
b) Các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở
nước ta:
( 1,5 điểm)
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
- Đa dạng hóa ngành nghề sản xuất ở nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh công tác
hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm.
- Tăng cường mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài để
phát triển kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc
phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
- Thuận lợi:
(3.5 điểm)
+ Có gần một nửa số tỉnh, thành phố của nước ta giáp
biển (28/63).
+Nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng ( nước ngọt,
nước lợ, nước mặn)
+ Có bốn ngư trường trọng điểm:
* Ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng.
* Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng
4
0.25 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
( mỗi ý 0.25 điểm)
Câu
Câu 3
(4 điểm)
Câu 4
(4 điểm)
Câu 5
4 điểm
Nội dung
Điểm
Tàu.
* Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
* Ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa.
+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, nhiều dải rừng
ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện
thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn.
+ Nhiều sông suối, ao, hồ để nuôi thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
(0.5 điểm)
+ Bão và gió mùa đông bắc gây nhiều khó khăn cho
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
So sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau về
quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
a) So sánh:
(2.5 điểm)
- Giống nhau:
+ Cả hai vùng đều chuyên canh cây công nghiệp lâu năm
với diện tích có quy mô lớn.
+ Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng gồm cả cây công
nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.
- Khác nhau:
+ Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp có
quy mô lớn hơn.
+ Tây Nguyên có ưu thế lớn hơn về các loại cây công
nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,...
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế về các loại cây
công nghiệp cận nhiệt như chè, hồi, quế, sơn,...
b) Giải thích:
(1.5 điểm)
+ Cả hai vùng đều có những điều kiện tự nhiên như thổ
nhưỡng, khí hậu,...thuận lợi cho việc trồng các loại cây
công nghiệp lâu năm.
+ Tây Nguyên có địa hình tương đối bằng phẳng thuận
lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công
nghiệp quy mô lớn. Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa
hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho quy hoạch vùng
chuyên canh.
+ Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn, có khí hậu cận
xích đạo nóng ẩm quanh năm phù hợp với nhiều loại cây
công nghiệp nhiệt đới. Trung du và miền núi Bắc Bộ có
khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây
công nghiệp cận nhiệt.
a) Vẽ biểu đồ: (2 điểm)
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình tròn có bán kính
khác nhau.
- Tính bán kính: R2010 = 1,42R2000.
5
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
Câu
Nội dung
- Xử lý số liệu: Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước
của nước ta phân theo ngành (%)
phân ra
Nông-lâm
Công
Năm Tổng số -ngư nghiệp nghiệp Dịch vụ
xây dựng
2000 100
23,28
35,41
41,30
2010 100
16,43
41,94
41,63
( Thí sinh có thể lấy một chữ số thập phân sau khi làm
tròn)
- Vẽ biểu đồ: Đảm bảo được các yêu cầu:
Chính xác, thẩm mỹ, có chú thích rõ ràng, ghi số liệu
trên từng miền, có tên biểu đồ.
( thiếu một yêu cầu trừ 0,25 điểm)
b) Nhận xét: (2 điểm)
- Giá trị tổng sản phẩm trong nước của các ngành kinh tế
và của từng ngành đều tăng.
+ Tổng giá trị sản phẩm tăng 2 lần.
+ Giá trị sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 1,4
lần.
+ Giá trị sản phẩm ngành công nghiệp - xây dựng tăng
2,4 lần.
+ Giá trị sản phẩm ngành dịch vụ tăng 2 lần.
( Thí sinh nêu được 3 đến 4 ý thì cho đủ 0.75 điểm)
- Tỉ trọng các ngành đều có sự chuyển dịch:
+ Công nghiệp - xây dựng có tỉ trọng tăng và tăng nhanh
nhất (6,53%).
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ có tăng nhưng không đáng kể
(0,33%).
+ Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhanh
( 6,85%).
( Nếu thí sinh kết luận: Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm
trong nước phân theo ngành đang có sự chuyển dịch tích
cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước thì thưởng 0.5 điểm nhưng tổng điểm câu 5
không được vượt quá 4 điểm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
6
Điểm
0.5 điểm
1.25điểm
0,25 điểm
0.75 điểm
0.25 điểm
0,25điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2011-2012
Môn thi: ĐỊA LÍ- Lớp 9 THCS
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu I: (4,0 điểm)
1. Một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là dân cư
và nguồn lao động.
a. Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta lại rất dồi dào?
b. Trình bày những hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay.
2. Đô thị hoá có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Hãy trình bày
quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay.
Câu II: (5,0 điểm)
1. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố
nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện
nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó.
2. Thuỷ sản là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
a. Hãy trình bày tình hình phát triển của ngành thuỷ sản.
b. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi
động?
Câu III: (5,0 điểm)
1. Tây Nguyên là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
a. Giải thích tại sao Tây nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất ở nước ta?
b. Kể tên một số cây công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên?
2. Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển nhất nước ta hiện nay, tuy nhiên trong sản xuất
công nghiệp thì vùng đang gặp những khó khăn chủ yếu nào?
Câu IV: (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)
Năm
1995
1997
7
2000
2005
Cả nước
Đồng bằng sông
363,1
330,9
329,6
362,4
444,9
403,1
475,8
362,2
Hồng
Đồng bằng sông
831,6
876,8
1025,1
1124,9
Cửu Long
1. Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông
Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên.
2. Nhận xét và giải thích.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ
Câu I
1 Nguồn lao động nước ta 3,0
a Nguyên nhân làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào 2,0
- Nước ta có dân số đông
+ Dân số nước hiện nay là hơn 84 triệu người 0,5
+ Do đông dân nên số dân gia tăng hàng năm lớn 0,5
- Nước ta có dân số trẻ
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn, số người
dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao, còn số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ
nhỏ (d/c) 0,25
+ Dân số trẻ, nên nguồn lao động dồi dào (d/c) 0,25
- Tốc độ gia tăng dân số còn nhanh
+ Dân số tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số (d/c) 0,25
8
+ Lao động chiếm trên 60% dân số, tốc độ gia tăng nguồn lao động luôn ở mức cao, mỗi năm
có thêm trên 1,1 triệu lao động 0,25
b Những hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay 1,0
- Hạn chế về tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động 0,25
- Lao động hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn 0,5
- Phân bố không đều, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chủ yếu tập trung ở các đô thị
lớn 0,25
2 Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay 1,0
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị 0,5
- Trình độ đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ 0,5
II
1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 2,5
- Các nhân tố: gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là
yếu tố quyết định 0,5
- Ảnh hưởng của từng nhân tố
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp (d/c)
0,5
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện (d/c) 0,5
+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát
triển(d/c). 0,5
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng (d/c) 0,5 2
2 Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. Nguyên nhân 2,5
a Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản
+ Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh (d/c) 0,5
+ Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá (d/c) 0,5
+ Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc (d/c) 0,5
b Nguyên nhân
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 0,5
+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển (d/c) 0,25
+ Các nguyên nhân khác (phương tiện đánh bắt, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách…) 0,25
III 5,0 1 Cây công nghiệp ở Tây Nguyên 4,5
9
a Tây nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất ở nước ta, vì có nhiều điều kiện thuận lợi 4,0
* Về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình, đất trồng:
+ Đất đỏ bazan với diện tích khá lớn 1,4 triệu ha, là vùng có diện tích đất ba dan lớn nhất nước
ta, đất có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng… 0,5
+ Đất phân bố trên các cao nguyên xếp tầng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây
dựng các vùng chuyên canh cây cà phê với quy mô lớn 0,5
- Khí hậu
+ Mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.
Mùa mưa cung cấp nước tưới lớn, mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản
sản phẩm.
0,5
+ Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao tạo điều kiện cho phép vùng trồng nhiều loại cà phê
thích hợp với các độ cao khác nhau 0,5
- Nguồn nước: Có nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú 0,5
* Về điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư lao động:
+ Đây là vùng nhập cư lớn nhất cả nước đã khắc phục được phần nào tình trạng thiếu lao động.
0,25
+ Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây cà phê 0,25
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: Đã hình thành một số cơ sở chế biến, đổi mới công
nghệ… 0,25
- Chính sách của Nhà nước 0,25
- Thị trường: thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 0,5
b Những cây trồng quan trọng nhất ở Tây Nguyên: Cà phê, cao su, chè,… 0,5
2 Những khó khăn chủ yếu của Đông Nam Bộ trong sản xuất CN 0,5
- Có sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất 0,25
- Chất lượng môi trường đang bị suy giảm 0,25
IV Biểu đồ: Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 1995 – 2005
Lưu ý: Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu:
10
- Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
- Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên, thì trừ đi 0,25 điểm
2 Nhận xét và giải thích 3,5
a. Nhận xét 2,0
- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau giữa các vùng 0,25
+ ĐB sông Cửu Long so với cả nước và ĐB sông Hồng có mức bình quân lương thực theo đầu
người cao nhất (d/c) 0,25
+ ĐB sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước (d/c) 0,25
- Bình quân lương thực theo đầu người của ĐB sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng (d/c),
ĐB sông Hồng còn biến động (d/c) 0,5
- Tốc độ tăng có sự khác nhau 0,25
+ ĐB sông Cửu Long có mức tăng nhanh hơn (1,35lần) so với mức tăng trung bình của cả
nước (1,31 lần) 0,25
+ ĐB sông Hồng chỉ tăng 1,09 lần, thấp hơn mức tăng trung bình cả nước. 0,25
b. Giải thích 1,5
- Sản lượng bình quân lương thực tăng là do sản lượng lương thực tăng nhanh (chủ yếu là do
tăng năng suất, mở rộng diện tích) 0,5
- ĐB sông Cửu Long có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất và tăng nhanh nhất là
do vùng có nhiều điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đây là vùng trọng điểm
lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp 0,5
- ĐB sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân cả nước và tăng chậm là do
vùng ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác, nguy cơ bị thu hẹp do quá trình CNH và ĐTH,
đây là vùng có dân số quá đông 0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP
9THCS
TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ
NĂM HỌC 2010 – 2011- MÔN THI : ĐỊA LÝ
ĐỀ THI THAM KHẢO
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
a) Một máy bay cất cánh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào hồi 3 giờ ngày 6/3/2011 và hạ cánh
tại Luân Đôn (Anh) sau 10 giờ bay. Khi máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy
giờ, ngày nào tại các địa điểm sau:
11
Vị trí
Washington
Sydney
Matxcơva
Los Angeless
0
0
0
Kinh độ
75 T
150 Đ
45 Đ
1200 T
Giờ
Ngày, tháng
b) Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại Thừa Thiên-Huế vào ngày 10/03/2011?( Biết Thừa ThiênHuế nằm ở 160 B).
Câu 2: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Trình bày sự đa dạng của khí hậu nước ta.
b) Những nhân tố nào đã tạo nên sự đa dạng của khí hậu nước ta? Khí hậu nước ta có thuận
lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học:
a) Chứng minh rằng: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều và chưa hợp lý ?
b) Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều trên ?
c) Giải pháp phân bố lại dân cư và nguồn lao động nước ta ?
Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học.
a) Hãy cho biết: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên có những
thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế?
b) Kể tên các nhà máy thủy điện nằm trong khu vực Tây Nguyên? Ý nghĩa của việc phát
triển thủy điện ở Tây Nguyên.
Câu 5: ( 5,0 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 ( Đơn vị: nghìn ha)
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu 1633,6
91,0
634,3
năm
Cà phê
497,4
3,3
445,4
Chè
122,5
80,0
27,0
Cao su
482,7
109,4
Các cây khác
531,0
7,7
52,5
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của
Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2005.
b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự giống nhau và khác nhau về sản
xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.
===========HẾT==========
* Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam
12
13