Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập Bộ môn Lọc hóa dầu tại Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.99 KB, 27 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thời gian vừa qua, nhận được sự phân công của bộ môn, em đã thực tập
tốt nghiệp tại Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường. Em xin
chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện của Bộ môn Lọc hóa dầu – Trường Đại học
Mỏ Địa Chất để em có cơ hội thực tập tại cơ sở sản xuất thực tế đúng với
nguyện vọng của mình.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp hơn một tháng tại Trung tâm Quan
trắc môi trường – Tổng cục Môi trường , em đã học hỏi được nhiều kinh
nghiệm. Các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với những máy
móc, thiết bị hiện đại, những sản phẩm tiên tiến của Trung Tâm để em có được
những trải nghiệm và những kiến thức bổ ích cho công việc và học tập sau này.
Là một sinh viên năm cuối, đối với em, những kiến thức thực tế đã giúp
em củng cố rất nhiều kiến thức mà các thầy cô tại Bộ môn Lọc hóa dầu đã
truyền đạt cho chúng em.Tuy nhiên, trong quá trình thực tập và làm báo cáo tốt
nghiệp, em khó tránh khỏi việc mắc phải nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô chỉ
dẫn tận tình để em có thể khắc phục những sai sót đó và hoàn thành tốt đồ án tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Huân


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1 . Tìm hiểu về Tổng cục Môi trường
1.1. Lịch sử phát triển
1.2. Sơ đồ tổ chức
1.3. Chức năng, nhiệm vụ
2. Giới thiệu về Trung tâm quan trắc môi trường – Tổng cục môi trường
2.1. Vị trí và chức năng


2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
3. Tìm hiểu về Phòng Phân tích Dioxin và Độc chất
4. Một số yêu cầu về an toàn
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC TẬP VÀ SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC TẠI
NƠI THỰC TẬP
1. Tình hình thực tập
2. Nội dung tìm hiểu được ở nơi thực tập
2.1. Khái quát về VOC
2.2 Khái quát về BTEX
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ CƯƠNG CHO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
1. Định hướng cho đề tài tốt nghiệp
2. Đề cương và đề tài tốt nghiệp
KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

2


1. Giới thiệu về Tổng cục Môi trường
Tên tiếng Việt: Tổng cục Môi trường
Tên tiếng Anh: Vietnam Environment Administration
Tên viết tắt: VEA
Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội
1.1. Lịch sử phát triển
Tổng cục Môi trường được thành lập theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP
ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó tổ chức bộ máy của Tổng cục Môi

trường gồm có 12 đơn vị trực thuộc, trong đó có 10 đơn vị làm công tác quản lý
nhà nước và 02 tổ chức sự nghiệp trực thuộc là Viện Khoa học Quản lý môi
trường và Trung tâm Quan trắc môi trường.
Ngày 26 tháng 11 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành Quyết định số 2465/QĐ-BTNMT về việc thành lập thêm 04 đơn vị sự
nghiệp dịch vụ công tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên trực thuộc
Tổng cục Môi trường là Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường; Trung tâm
Đào tạo và Truyền thông Môi trường; Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi
trường và Tạp chí Môi trường.
Thời gian này, Tổng cục Môi trường có chức năng, nhiệm vụ tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về môi trường
và thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Tổng cục được giao
18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ chuyên môn đặc thù
như: Kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải và cải thiện môi trường; bảo tồn đa
dạng sinh học; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển; thẩm định và
đánh giá tác động môi trường; quan trắc và thông tin môi trường, hợp tác quốc
tế và KHCN, truyền thông môi trường, thanh tra, kiểm tra môi trường,... Bên
3


cạnh đó, ở địa phương còn có Chi cục Môi trường khu vực miền Trung và Tây
Nguyên, Chi cục Môi trường khu vực Đông Nam Bộ và Chi cục Môi trường Tây
Nam Bộ. Các Chi cục này trực thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi
trường, có trách nhiệm thực hiện chức năng điều phối các hoạt động liên quan
đến môi trường tại các khu vực.
Ngày 25 tháng 3 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 25/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thay thế
Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ. Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg vẫn giữ nguyên vị trí chức năng của

Tổng cục Môi trường như quy định tại Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg và đã
bổ sung cụm từ “và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong
phạm vi cả nước” vào khoản 1, Điều 1 để bảo đảm phù hợp với quy định tại
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang
Bộ và Nghị định số 21/2013/NĐ-CP.
Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm 18 đơn vị trực thuộc, bao gồm 06 đơn vị
tổng hợp và 07 Cục chức năng, 06 đơn vị sự nghiệp, cụ thể: Vụ Chính sách và
Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Tổng cục, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học,
Cục Kiểm soát ô nhiễm, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục
Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Cục Môi trường miền Trung và Tây
Nguyên, Cục Môi trường miền Nam, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường, Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường, Trung tâm Quan trắc
môi trường, Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường, Trung tâm Tư vấn và
Công nghệ môi trường, Tạp chí Môi trường, Viện Khoa học môi trường.

4


- Tổng số công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục là 636
người, bao gồm:
+ Công chức: 217 người;
+ Viên chức: 56 người;
+ Cán bộ hợp đồng: 363 người.

1.2. Sơ đồ tổ chức


1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Theo Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ, Tổng cục Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm
quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền: Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc
5


hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự
thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ; dự thảo thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường và các văn bản khác về môi trường; Chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, liên vùng và quốc gia về môi trường
trong các lĩnh vực: phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải, chất thải
nguy hại; khắc phục ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, suy thoái môi trường
và cải thiện môi trường; đa dạng sinh học; sức khoẻ môi trường; chất lượng môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí; hoạt động, xử lý và thải bỏ
hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật;
bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; Tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu, quy trình, định mức kinh
tế - kỹ thuật về môi trường và đa dạng sinh học.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, liên
vùng, quốc gia và xuyên quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định
mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường và đa dạng sinh học sau khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, gia hạn,
điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về môi
trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng

môi trường; kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới; phát hiện mức độ, phạm vi ô
nhiễm môi trường, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm để đề xuất các giải pháp
kiểm soát, xử lý; đánh giá, dự báo, cảnh báo tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sức
chịu tải và mức độ tổn thương các thành phần môi trường theo khu vực và vùng
trên phạm vi cả nước; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, xác định
khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn liên tỉnh, liên vùng, xuyên quốc gia;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát các nguồn ô nhiễm;
6


trực tiếp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy
định của pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh
mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
- Bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo:
Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh
mục chất thải nguy hại; Thống kê, dự báo về chất thải và cải thiện môi trường,
xác định thiệt hại đối với môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
môi trường theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo và tổ chức triển khai phân loại
chất thải, tái chế chất thải; cải tạo và phục hồi môi trường các bãi chôn lấp chất
thải không hợp vệ sinh theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn việc điều tra,
xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy
thoái gây ra ở địa phương; tổ chức thẩm định và theo dõi các dự án xử lý, cải tạo
và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lưu, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh theo quy định của
pháp luật; Kiểm tra việc thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải
bỏ và kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo
quy định của pháp luật; Kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi

trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, ký quỹ cải tạo và phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác
theo quy định của pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án,
công trình bảo vệ môi trường, khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường lưu
vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo bị ô nhiễm, suy thoái môi trường
theo quy định của pháp luật; Thường trực các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu
vực sông liên tỉnh, đầu mối quốc gia bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên
quốc gia; Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối
hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương giải quyết các vấn đề ô
nhiễm môi trường lưu vực sông, vùng ven biển.
7


- Tổ chức điều tra cơ bản, kiểm kê, quan trắc, đánh giá đa dạng sinh học
trên phạm vi cả nước; đánh giá các hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng; đề xuất
các giải pháp bảo tồn, phục hồi, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; xây
dựng, quản lý cơ sở dữ liệu điều tra về tài nguyên đa dạng sinh học; lập báo cáo
đa dạng sinh học cấp quốc gia; tổ chức điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp
ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; Lập quy hoạch tổng
thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức
thực hiện sau khi được phê duyệt; Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án
thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và
mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; Lập, trình cấp có thẩm quyền
ban hành danh mục bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lập
danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu
mối của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen;
sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
- Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường; tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi
trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiểm tra,
xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ
giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư đã có báo cáo đánh giá tác động môi
trường được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; tổ chức kiểm
tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;Tổ chức thẩm định các dự án cải tạo,
phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc
thực hiện các nội dung, yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; Quản lý hoạt động thẩm
định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt
8


báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật và xây dựng cơ sở dữ liệu
đánh giá tác động môi trường; Giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành thử nghiệm các dự án đầu
tư theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quản lý hoạt
động lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các tổ chức dịch vụ lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn việc
thực hiện các quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và lập hồ sơ đề
nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư; Tổ chức đánh giá tác
động môi trường tổng hợp các vùng trọng điểm; điều tra, đánh giá tác động môi
trường xuyên biên giới; đánh giá môi trường chiến lược các dự án quy hoạch, kế
hoạch phát triển theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường; Đề xuất việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án
đầu tư tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh chưa được
quy định trong danh mục các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Xác định và cảnh báo các yếu tố môi trường có nguy cơ cao đối với sức
khỏe con người, ngăn chặn và giảm thiểu các ảnh hưởng của môi trường đến sức
khỏe cộng đồng.Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc công ước quốc tế trong lĩnh vực sức
khỏe môi trường; tham gia mạng lưới sức khỏe môi trường toàn cầu.
- Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
danh mục các chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm
và xử lý chất thải; danh mục các chế phẩm sinh học gây ô nhiễm môi trường bị
cấm nhập khẩu; danh mục công nghệ môi trường khuyến khích chuyển giao,
danh mục công nghệ môi trường hạn chế chuyển giao, danh mục công nghệ môi
trường cấm chuyển giao.
9


- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và đa
dạng sinh học trong phạm vi cả nước; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp
luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, quy định về chuyên môn - kỹ
thuật, quy tắc quản lý trong lĩnh vực môi trường; xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật trên
phạm vi cả nước; Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; tham gia tiếp
công dân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ
sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý
triệt để, việc xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn
thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước
nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc
khu vực công ích theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ
chế, chính sách về: chi trả dịch vụ môi trường, thuế, phí, lệ phí, các nguồn thu
khác và các hình thức ưu đãi liên quan đến bảo vệ môi trường theo phân công
của Bộ trưởng; xây dựng, hướng dẫn việc quản lý hạn ngạch xả nước thải và khí
thải vào môi trường; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo quy
định của pháp luật...
2. Giới thiệu về Trung tâm Quan trắc môi trường
2.1. Vị trí và chức năng
Trung tâm Quan trắc môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Tổng cục Môi trường có chức năng giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường
thực hiện các nhiệm vụ: quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng môi trường,
kiểm định - hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường, xây dựng và quản lý dữ
liệu môi trường, thống kê môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quan

10


trắc môi trường, xây dựng các báo cáo về chất lượng môi trường theo quy định
của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham gia điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục
vụ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược,
chương trình, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, chỉ tiêu, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường
theo sự phân công của Tổng Cục trưởng.
- Là Trung tâm đầu mạng của mạng lưới quan trắc môi trường trong hệ
thống quan trắc môi trường quốc gia; đầu mối thực hiện quy hoạch tổng thể hệ

thống quan trắc môi trường quốc gia.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc và
đánh giá chất lượng môi trường quốc gia, các chương trình quan trắc môi trường
mang tính liên vùng, liên tỉnh và xuyên biên giới, các chương trình quan trắc
môi trường tại các điểm nóng, đặc thù và nhạy cảm về môi trường; phối hợp các
cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quan
trắc môi trường khác.
- Tham gia hướng dẫn việc thực hiện quan trắc các chất phát thải đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi
trường theo quy định của pháp luật.
- Tham gia hướng dẫn các đơn vị quan trắc của các bộ, ngành và địa
phương, các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp và các tổ chức khác trong hoạt
động quan trắc môi trường.
- Là đơn vị chuyên môn giúp Tổng cục thẩm định điều kiện hoạt động
dịch vụ quan trắc môi trường của các tổ chức.
- Tham gia các mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường toàn cầu, ứng
phó môi trường toàn cầu.

11


- Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ
mới trong quan trắc môi trường.
- Đầu mối hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm định - hiệu chuẩn các
thiết bị quan trắc môi trường.
- Thực hiện phân tích môi trường; là đầu mối quốc gia thực hiện phân tích
trọng tài môi trường; tổ chức các chương trình thử nghiệm liên phòng.
- Thống nhất quản lý số liệu quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường,
điều tra môi trường; chủ trì xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về quan
trắc môi trường, hệ thống thông tin về quan trắc môi trường; xây dựng hạ tầng

công nghệ thông tin, mạng diện rộng để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, tổng
hợp thông tin, số liệu quan trắc môi trường từ các trạm quan trắc môi trường tự
động và các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương và các bộ, ngành;
đánh giá và công bố thông tin, số liệu quan trắc môi trường cho cộng đồng;
hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường;
đánh giá, dự báo tình trạng ô nhiễm và sức chịu tải của các thành phần môi
trường theo khu vực và vùng trên phạm vi cả nước.
- Chủ trì xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo
chuyên đề về môi trường và các báo cáo môi trường khác; hướng dẫn các cơ
quan, tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu môi trường, chỉ
tiêu thống kê môi trường và các bộ chỉ thị môi trường theo quy định.
- Tham gia xây dựng các quy định về xây dựng, quản lý, khai thác và bảo
trì cơ sở dữ liệu môi trường; tham gia xây dựng định mức, đơn giá, quy định kỹ
thuật đối với hoạt động quan trắc môi trường.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, viễn
thám, hệ thông tin địa lý (GIS) trong điều tra, quan trắc, phân tích, xử lý các dữ
liệu không gian, phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

12


- Tổ chức xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai
thực hiện nhiệm vụ đánh giá sự tồn lưu và tác hại của chất độc hóa học chứa
dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; các chất hữu cơ
khó phân hủy (POPs) và các chất độc hại khác theo sự phân công của Tổng Cục
trưởng.
- Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quan trắc, phân tích, kiểm định, hiệu
chuẩn, công nghệ thông tin, viễn thông, hệ thống thông tin địa lý, viễn thám và

dữ liệu, thông tin môi trường theo sự phân công của Tổng Cục trưởng.
- Tham gia, phối hợp thực hiện các hoạt động:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, trang thông tin điện tử và
các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Môi trường và Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
+ Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá môi trường phục vụ công tác bảo
vệ môi trường theo sự phân công của Tổng Cục trưởng;
+ Thiết kế, xây dựng các chuẩn dữ liệu và cơ sở dữ liệu về môi trường;
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc môi trường, dữ liệu môi
trường; tham gia triển khai các Công ước Quốc tế, Điều ước Quốc tế về môi
trường và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Tổng Cục trưởng; Tham gia
mạng lưới quan trắc giám sát môi trường toàn cầu, ứng phó môi trường toàn cầu.
- Cung cấp các dịch vụ:
+ Tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát và thực hiện các dự án, đề án, dịch vụ về
quan trắc và phân tích môi trường, kiểm định - hiệu chuẩn thiết bị, sửa chữa
thiết bị, thông tin, dữ liệu môi trường, chỉ tiêu thống kê môi trường, bộ chỉ thị
môi trường, xây dựng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về
môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường các cấp, báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các loại báo
cáo môi trường khác;
13


+ Thực hiện chuyển giao công nghệ; đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực
quan trắc và phân tích môi trường, kiểm định - hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi
trường, phân tích số liệu môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin và viễn
thông trong quan trắc môi trường;
+ Kiểm định, hiệu chuẩn, cấp giấy chứng nhận cho các thiết bị, dụng cụ
phục vụ quan trắc môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Trung tâm có 09 Đơn vị cấp phòng trực thuộc:

- Văn phòng.
- Phòng Hệ thống quan trắc môi trường.
- Phòng Hệ thống thông tin và Báo cáo môi trường.
- Phòng Kiểm chuẩn thiết bị quan trắc môi trường.
- Phòng Thí nghiệm môi trường.
- Phòng Phân tích Dioxin và Độc chất.
- Trạm Quan trắc môi trường vùng miền Trung và Tây Nguyên.
- Trạm Quan trắc môi trường vùng Đông Nam bộ.
- Trạm Quan trắc môi trường vùng Tây Nam bộ.
Tổng số cán bộ, viên chức hiện có 138, gồm
+ 02 tiến sỹ.
+ 29 thạc sỹ.
+ 107 đại học và dưới đại học.
3. Giới thiệu về Phòng Phân tích Dioxin và độc chất
PTN Dioxin có địa chỉ số 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, là
một PTN có trình độ kỹ thuật ngang tầm khu vực và quốc tế. Phòng thí nghiệm
dioxin có trách nhiệm phục vụ công tác nghiên cứu và khắc phục hậu quả của
các chất hữu cơ chậm phân huỷ khác gây ô nhiễm môi trường.
Lĩnh vực hoạt động chính :
- Triển khai nghiên cứu và cung cấp dịch vụ phân tích cho các lĩnh vực
sau: Đánh giá tồn lưu chất da cam/Dioxin trong các đối tượng mẫu môi trường
14


(đất, trầm tích, nước, sinh vật), thực phẩm và con người; Quan trắc phát thải
Dioxin, Furan và dl-PCBs từ các nguồn thải công nghiệp; Quan trắc một số chất
ô nhiễm khác thuộc nhóm POPs trong các đối tượng mẫu môi trường.
- PTN Dioxin được trang bị các thiết bị hiện đại với độ chính xác cao:
Thiết bị lấy mẫu bụi, khí thải công nghiệp; các thiết bị xử lý mẫu tự động và bán
tự động (Soxhlet, PLE, Power - Prep Cleanup...); Các thiết bị phân tích mẫu như

sắc ký khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS), sắc ký khí và sắc ký lỏng ghép
nối 2 lần khối phổ (GC/MS - MS, LC/MS -MS)...
4. Một số yêu cầu về an toàn
Để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi làm
việc trong phòng thí nghiệm, mỗi cá nhân làm việc trong phòng thí nghiệm cần
phải nắm vững quy trình thí nghiệm và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn
lao động là điều vô cùng cần thiết.
Tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn khi hoạt động trong phòng thí
nghiệm.
Sử dụng đầy đủ các dụng cụ bảo hộ (áo blu, khẩu trang, găng tay, kính
bảo hộ…) khi làm thí nghiệm, đặc biệt là khi làm việc với các chất chuẩn, dung
môi giải hấp thụ VOC.
Việc pha hóa chất, chất chuẩn phải tiến hành trong tủ hút.
Toàn bộ rác thải, chất thải thí nghiệm phải được thu gom vào các thùng
chứa rác riêng (phân loại riêng rác thủy tinh, rác khác và hóa chất thải) để
chuyển đi xử lý.
Rửa sạch tay sau khi kết thúc thí nghiệm hoặc khi nghỉ giải lao.

15


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẬP VÀ SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC TẠI
NƠI THỰC TẬP

1. Tình hình thực tập
Tuần 1:
- Tìm hiểu tình hình chung của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quá trình hình thành, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn,
cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc.


16


- Tìm hiểu tình hình chùng của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng
cục Môi trường về quá trình hình thành vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn, cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc.
Tuần 2&3 :
- Tìm hiểu tình hình chung của Phòng Phân tích Dioxin và Độc chất.
- Tìm hiểu về VOC
- Tìm hiểu về BTEX
Tuần 4, 5, 6:
- Thực tập tại Phòng Phân tích Dioxin và Độc chất.
2. Nội dung tìm hiểu được tại nơi thực tập
2.1. Khát quát về VOC
Tuy nhiên, cụm từ VOC thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất hữu cơ
độc hại bay trong không khí xuất phát từ các sản phẩm do con người chế tạo,
chẳng hạn như các dung môi toluen, xylene và dung môi xăng thơm lacquer
(lacquer thinner).
VOC tác hại đến sức khoẻ ra sao?
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ thì 9% hợp chất gây ô nhiễm môi
trường là do hàm lượng VOC từ trong sơn thải ra. Tất cả các loại sơn đều có 4
thành phần chính: Tinh bột, chất liên kết, phụ gia và dung môi. Trong đó, dung
môi và phụ gia là 2 thành phần chính thải ra VOC.
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng: Một số hóa
chất được tìm thấy trong những dòng sơn không tốt đã gây tác hại xấu đến thai
nhi. Con người dễ bị dị ứng, đau đầu, chóng mặt, nhức mắt, khó thở khi vừa tiếp
xúc với các loại sơn đó. Theo báo cáo của của Hiệp hội các bệnh về phổi ởMỹ
(American Lung Association), VOC có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề
liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi
hoặc gan và thận bị hư tổn. Do vậy, mối quan tâm về an sinh, sức khỏe ngày

17


càng tăng cao của xã hội đã tác động đến ngành xây dựng, tạo nên một xu hướng
mới mang ý nghĩa vươn tới một “ngôi nhà xanh – green building”.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, nhiều loại sơn có tác hại xấu đến sức khỏe và
môi trường sống vẫn đang được sử dụng để sơn nhà ở, nơi làm việc, các tòa cao
ốc, các căn hộ cao cấp… Đó là những loại sơn có hàm lượng VOC rất cao như
sơn dầu, sơn Polyurethane (PU), sơn Nitro Cellulose (NC)… Thậm chí, nhiều
thương hiệu sơn có tên tuổi vẫn sản xuất những dòng sơn dầu hoặc sơn nước độc
hại gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Khái quát về BTEX
BTEX là cụm từ viết tắt của benzene, toluen, etylbenzen và xylen. Đây là
hợp chất thơm dễ bay hơi thường được tìm thây trong sản phẩm dâu khí, chẳng
hạn như xăng và diesel.
- Benzen là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, ít tan trong nước,
tan trong dung môi hưu cơ, được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp.
- Tuloen là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi gần giống benzen,
không tan trong nước, rất dễ cháy. Toluen được sử dụng trong sản xuất sơn, pha
loãng sơn, nước lầm bong móng tay, sơn mài, keo dính, cao su, in ấn, thuộc da,
dung làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu.
- Etylbenzen là chất lỏng không màu có mùi giống xăng dầu bay hơi, ở
nhiệt độ thường ,dễ cháy nổ.
- Xylen là chất lỏng không màu mùi đặc biệt của dung môi thơm, không
tan trong nước, tan tốt trong các dung môi không phân cực, dễ cháy. Xylen đươc
ứng dụng làm dung môi trong ngành in, cao su, công nghiệp da, pha loãng sơn,
vani công nghiệp xơ sợi tổng hợp, co mặt trong lớp ủ ngoài của vải và giấy.
- Một số tính chất chung của BTEX :
Là hợp chất không màu, ở điều kiện thường tồn tại dạng lỏng, dễ cháy, có
mùi đặc trưng của hidrocacbon thơm, tan trong ancol, clorofom, ete,

cacbondisunfua, axeton……
18


2.2.1. Nguồn phát sinh của BTEX trong môi trường
a) Nguồn tự nhiên
Benzen được phát hiện và phân lập từ hắc ín những năm 1800, là một hợp
chất hữu cơ tự nhiên. Nó là hợp chất của dầu thô (1- 4%) có thể tìm thấy trong
nước biển và trong lớp trầm tích của dầu và khí thiên nhiên. Ngoai ra, benzen
còn phát sinh từ hoạt đọng của núi lửa và các đám cháy rừng, rò rỉ từ các núi
chứa dầu thô trong tự nhiên.
Toluen có trong dầu thô và cây tulo.
Etylbenzen và xylen có trong dầu thô .
b) Nguồn nhân tạo
Dung môi hữu cơ nói chung và các hidrocacbon thơm nhóm BTEX nói
riêng được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất
sơn giày da, dệt vải, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp hóa chất …..
Chúng được dùng như một loại dung môi pha chế thường xuyên nhằm
phân tán hoàn toàn các hóa chất tác nhân chính và do đó chúng thường xuyên
nhằm phân tán hoàn toàn các chất tác nhân chính do đó chúng thường được
dùng với hàm lượng rất lớn. Trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng các sản
phẩm có sử dụng dung môi,sự phát tán vào môi trường sống như nước, không
khí, đất là không thể tránh khỏi. Khi đó con người cũng như các loại động vật
nói chung tiếp xúc và hấp thụ chúng vào cơ thể bằng nhiều con đường khác
nhau như hô hấp, ăn uống, qua da trong thời gian liên tục hoặc cục bộ .Cùng với
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu
xăng dầu cũng là nguồn phát thải mạnh mẽ các hidrocacbon thơm trong nhóm
BTEX vào môi trường sống. Do quá trình đốt cháy trong đọng cơ là không hoàn
toàn và bộ phận xử lý khí thải hoạt động không hiệu quả. Ngay trong thành phần
của xăng dầu cũng chứa một hàm lượng hidrocacbon thơm nhóm BTEX nhất

định. Trong quá trình khai thác vận chuyển và sử dụng một lượng không nhỏ
xăng dầu phân tán dễ dàng vào môi trường do chúng là các hóa chất dễ bay hơi.
- Nguồn gốc của benzene từ những hoạt động của con người bao gồm:
khói thải của các phương tiện giao thông được ước tính là nguồn phát thải
19


benzene nhân tạo lớn nhất thế giới. Khói thuốc lá cungx là nguồn cung cấp
benzene đáng kể.Trung bình 1 điếu thuôc lá thải 6-72 ug benzene. Benzen được
tìm thấy ở những gia đình có người hút thuốc lá là 16ug/m3 cao hơn tại các gia
đình không có người hút thuốc là 9,2 ug/m3.
- Lượng benzen tại nơi tập chung người hút thuốc lá như các quầy bar ở
Mỹ có thể từ 26 -36 ug/m3.
- Toluen được them vào trong quá trình sản xuất xăng dầu và những nhiên
liệu khác từ dầu thô quá trình sản xuất than cốc từ than đá và trong nhà máy sản
xuất styrene. Toluen nhiễm vào nguồn nước mặt và nước ngầm do sự cố tràn dầu
rò rỉ kho dung môi, rò rỉ từ các bể chứa xăng dầu ở các trạm xăng dầu.
Một số quốc gia sản xuất etylbenzen như Mỹ ,Trung Quốc để ứng dụng
trong sản xuất stylren dùng để làm monomer để sản xuất nhựa polystylren , nó
được tổng hợp từ benzene và ethylene với xúc tác acid. Một số sản phẩm có
chứa etylbenzen: xăng dầu sơn, mực, thuốc bảo vệ thực vật, varishes thuốc lá,
khí thải từ phương tiện giao thông cũng làm nguồn đóng góp etylbenzen vào
không khí.
- Xylen phát sinh trong môi trường từ sản xuất công nghiệp: làm bao bì,
đóng tàu, các ngành sản xuất có sử dụng xylen. Một lượng khá lớn xylen vào
môi trường do sự rò rỉ của các kho chứa và bãi chôn chất thải công nghiệp. Một
lượng nhỏ trong nhiên liệu dùngg cho máy bay và xăng dầu. Khí thải do phương
tiện giao thông cũng đóng góp một lượng xylen trong môi trường không khí.
- Benzen: trong đất và nước, benzen phân hủy chậm, tan ít trong nước
xuyên qua đất ngấm vào tầng nước ngầm. Ở lớp đất mặt nước, benzene bốc hơi

vào trong không khí, phản ứng với một số chất khác trong không khí và phân
hủy trong vòng vài ngày. Benzen trong không khí có thể trở lại trong đất do mưa
tuyết.
- Toluen:
Chất thải có chứa toluen khi thải ra môi trường có thể sẽ đi vào trong đất
và nước ở những nơi gần vị trí bỏ chất thải. Toluen trong nước và đất bay hơi đi
vào trong không khí hoặc bị phân hủy thành chất khác. Toluen có thể tích tụ sinh
học trong cá, sò ,thực vật và động vật sống trong nước có nhiễm toluene. Tuy

20


nhiên toluene không tích tụ đến hàm lượng cao vì hầu hết các loài động vật có
thẻ chuyển hóa nó thành những hợp chất khác và bài tiết ra ngoài.
- Etylbenzen:
Etylbenzen từ đất và nước dễ dàng đi vào không khí hoặc nhiễm vào
nguồn nước ngầm. Trong nước mặt (như là sông ngòi và đại dương) etylbenzen
sẽ bị phá vỡ và tạo phản ứng với một số chất khác hiện diện trong nước .Trong
đất, etylbenzen sẽ bị phân hủy bởi vi sinh vật trong đất.
- Xylen:
Hầu hết lượng xylen trong đất và nước (ngoại trừ nước ngầm) dễ bị bay
hơi vào không khí, sau đó dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời sẽ bị phân hủy và
kết hợp với các hóa có hại khác. Chính vì lí do này, xylen ít khi được tìm thấy
trong lớp đất mặt và nước mặt trừ khi nguồn thải liên tục thải ra mà xylen chưa
kịp phân hủy và kết hợp với các hóa chất có hại khác. Chính vì lí do này, xylen ít
khi được tìm thấy trong lớp đất lớp và nước mặt trừ khi nguồn thải liên tục thải
ra mà xylen chưa kịp phân hủy. Một lượng nhỏ xylen sẽ nhiễm vào thực vật cá
và chim. Xylen trong lớp đất mặt có thể ngấm vào đất và di chuyển vào tầng
nước ngầm. Xylen có thể tồn tại trong nước ngầm 1 tháng trước khi phân hủy.
Tác động của BTEX đến môi trường: BTEX là các hợp chất dễ bay hơi

nên dễ phát tán trong không khí. Ở nồng độ cho phép, BTEX không gây hại cho
môi trường, nhưng ở nồng độ cao sẽ gây tác động đáng kể đến môi trường. Nếu
BTEX đi vào môi trường do đổ vỡ hoặc dò rỉ môi trường từ các thùng chứa sẽ
gây hại đến hệ sinh thái. BTEX hiện diện trong không khí sẽ phản ứng với một
số chất ô nhiễm khác làm tăng tính độc hại đối với môi trường. Đặc biệt, BTEX
có liên quan đến việc hình thành ozon (là chất oxi hóa mạnh, tạo ra nhiều chất ô
nhiễm khác), làm tăng hàm lường ozon trong không khí, tham gia các phản ứng
quang hóa, hình thành khói ẩm quang hóa. Ngoài ra, trong không khí BTEX còn
tham gia phản ứng tạo gốc tự do.
2.2.3. Tác động của BTEX đến sức khỏe con người
a) Benzen

21


Mọi người đều bị phơi nhiễm một lượng nhỏ benzene mỗi ngày từ môi
trường, nơi làm việc, ở nhà. Benzen có thể bị nhiễm vào cơ thể hít thở không khí
có chứa benzen ăn uống thực phẩm có chưa benzene. Nguồn chính gây phơi
nhiễm benzene là khói thuốc lá,các trạm xăng, bình chứa nhiên liệu của các
phương tiện giao thông, khí thải từ phương tiện giao thông và khí thải công
nghiệp. Những người sống gần các nhà máy lọc dầu, sản xuất hóa dầu, sản xuất
khí đốt có khả năng bị phơi nhiễm cao. Mức độ bị phơi nhiễm benzene qua
đường thực phẩm thức uống, nước uống không cao bằng đường không khí.
Những người bị phơi nhiễm benzene ở nồng độ cao thường là những người làm
việc trong ngành công nghiệp sản xuất hoặc sử dụng benzene như: công nhân
sản xuất cao su, giày, hóa chất, khí đốt …Benzen xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp tiêu hóa vào da.
b) Toluen
- Độc tính chung: cơ quan bị ảnh hưởng của ngộ độc toluen là hệ thống
thần kinh trung ương, là một chất kích thích cho da, dạ dày, thận, gan và tim.

Gây hiệu ứng nhẹ là đứng không vững, nhiễm nặng có thể gây tử vong. Tiếp xúc
lâu và trực tiếp với toluen lỏng hoặc hơi gây ung thư.
- Tiếp xúc với mắt: Kích thích, nhưng không ảnh hưởng đến màng mắt.
- Gây ung thư: bệnh về đường hô hấp, dạ dày và ung thư trực tràng, phổi
- Hít phải toluen gây kích ứng mũi, cổ họng và đường hô hấp như co thắt
phế quản và phù phổi. Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương là hưng phấn, ảo giác
sau mất điều hòa, chóng mặt, buồn ngủ, nói lắp, tầm nhìn bị mờ, run, co giật,
hôn mê và trong trường hợp nặng có thể bị tử vong.
- Nuốt phải (hệ tiêu hóa): Một lượng nhỏ vào trong bụng hoặc gây nên
hoặc làm hỏng phổi, có thể gây chết.
- Toluen là chất béo hòa tan, do đó nó có thể gây kích ứng và tổn thương
da thông qua mô mỡ.

22


- Độc tính sinh sản và phát triển: việc hít phải toluen ở phụ nữ có thai có
thể sinh con non, con bị dị tật bẩm sinh trên mặt, chân tay, tim thận và dị tật hệ
thần kinh.
c) Xylen
Khi so sánh với các dung môi như benzen thì xylen có độc tính ảnh hưởng
lên con người là tương đối thấp. Độc tính của xylen được chuyển hóa và loại bỏ
một cách hợp lý một cách nhanh chóng, cơ thể của bạn phân giải nó thành các
chất khác và loại bỏ nó qua hệ thống bài tiết. Nó có xu hướng tồn tại lại lâu hơn
trong các mô mỡ mặc dù nó cuối cùng là nó vẫn tiêu biến.
Hóa chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể bằng cả hơi thở trong phổi
và qua tiếp xúc trực tiếp với da, thời gian cần thiết cho nó để phá vỡ và rời khỏi
cơ thể khác nhau. Hóa chât Xylen hấp thụ bởi phổi rất gây hại cho phổi nhưng
rời khỏi cơ thể thông qua thở ra trong một thời gian ngắn. Khi hấp thụ qua da,
nó sẽ nằm vào cơ thể con người lâu hơn. Ảnh hưởng sức khỏe như suy giảm thị

lực, co thắt cơ bắp, giảm trí nhớ và sự cố tiêu hóa thường được quan sát thấy
Xylen gây dị ứng mạnh với da và mắt. Hơi Xylen kích thích với điểm gây
hại cao. Vào lúc cao điểm, hơi có thể được hấp thụ và gây ra các tác động dây
chuyền như làm hại đến gan, thận và hệ thần kinh trung tâm (narcosis).
Hít phải Xylen nồng độ cao có thể làm mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn,
nôn mửa và đau bụng, có khi còn dẫn đến tổn thương gan thận nghịch tính.
Đồng thời Xylene cũng là một chất gây tê, tiếp xúc nhiều có thể làm rối loạn
chức năng hệ thống thần kinh.
Do Xylen thuộc một chất có mùi thơm, nhất thời làm cho con người
không cảnh giác về độc tính của nó, vì thế cần cảnh giác cao độ đối với tính
nguy hại của nó, đặc biệt là những nhà mới xây dựng xong.

23


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ CƯƠNG CHO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

1. Định hướng cho đề tài tốt nghiệp
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự suy giảm chất lượng không khí
hiện đang là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới, nhất là tại các quốc gia có nền
công nghiệp phát triển. Một lượng lớn các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác nhau
VOCs được thải vào khí quyển hàng ngày. Trong những năm gần đây, ngưỡng
cho phép của hàm lượng VOCs trong khí thải đã được giảm xuống rất nhiều nhờ
những nỗ lực tích cực của thế giới trong việc bảo vệ môi trường. Chính phủ các
nước đang ngày càng thắt chặt các quy định liên quan đến hàm lượng các chất
gây ô nhiễm trong các nguồn khí thải ra môi trường.
Xăng dầu chứa các hợp chất có vòng thơm như benzene, ethylbenzene,
toluene, xylene là những chất gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra
các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, nôn mửa. Phân tích thành phần VOC trong
không khí và nguồn thải sử dụng xăng dầu nhằm hiểu rõ nguồn gốc, các tác

nhân của chúng, quan trọng là để hạn chế sự phát thải của chúng ra môi trường.
Từ đó nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.
24


2. Đề cương và đề tài tốt nghiệp
Từ những đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, em được
định hướng thực hiện đề tài “Phân tích thành phần VOC trong không khí và
nguồn thải sử dụng xăng dầu” với mục tiêu phân tích, nghiên cứu, đánh giá
những ảnh hưởng của các thành phần VOC trong không khí và nguồn thải sử
dụng xăng dầu đến sức khoẻ con người và môi trường, từ đó đưa ra những kiến
nghị để giúp hạn chế những ảnh hưởng của VOC trong không khí và nguồn thải
sử dụng xăng dầu.
Đồ án sẽ được trình bày như sau:
• Lời cảm ơn
• Mục lục
• Mở đầu
• Các ký hiệu, viết tắt được sử dụng trong đồ án
Chương 1: Tổng quan về VOC
Chương 2: Thực nghiệm
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

25


×