Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH của CÔNG ước LUẬT BIỂN 1982 – áp DỤNG TRONG vụ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC ở BIỂN ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.59 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HT

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 – ÁP DỤNG TRONG VỤ
PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ……………..

HÀ NỘI – NĂM 2017
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
1982....................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS......................... 8
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 8
1.1.2. Phạm vi giải quyết tranh chấp............................................................... 9
1.2. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ............................... 11
1.3. Các thiết chế tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp .................... 13
1.3.1. Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice).................. 14


1.3.2. Tòa án quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of
the Sea).......................................................................................................... 21
1.3.3. Tòa Trọng tài đặc biệt (Special Arbitration Tribunal) thành lập theo
Phụ lục VIII của UNCLOS........................................................................... 27
1.3.4. Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS................. 28
1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp...................................................... 33
CHƢƠNG 2.NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VỤ PHILIPINES
KIỆN bTRUNG QUỐC TRƢỚC TÒA TRỌNG TÀI THEO PHỤ LỤC VII CỦA
UNCLOS ............................................................................................................ 35
2.1 Tổng quan diễn biến của vụ kiện ............................................................... 35
2.2. Yêu cầu khởi kiện của Philippines............................................................ 37
2.2.1. Nội dung yêu cầu của Philippines....................................................... 37
2


2.3. Quan điểm của Trung Quốc...................................................................... 47
2.3.1 Lập luận của Trung Quốc .................................................................... 47
2.4. Phán quyết về thẩm quyền ngày 29/10/2015 của Tòa trọng tài................ 49
2.5 Phán quyết cuối cùng về nội dung ngày 12/07/2016 của Tòa trọng tài 53
CHƢƠNG III.TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM TỪ VỤ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC...................................... 58
3.1. Khái quát tình hình tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực 59
3.2. Tác động của Vụ kiện đối với Việt Nam .................................................. 60
3.2.1 Quan điểm của Việt Nam trước và sau phán quyết của Tòa ............... 61
3.2.2 Tác động của vụ kiện đối với Việt Nam.............................................. 64
3.3. Những kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................... 70
Kinh nghiệm về lựa chọn thủ tục tài phán ....................................................... 70
Kinh nghiệm về lựa chọn nội dung khởi kiện.................................................. 72
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 77


3


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận án này là sản phẩm nghiên cứu của bản thân, không
sao chép sản phẩm của người khác làm sản phẩm của mình. Các quan điểm trong
luận án này là quan điểm cá nhân của bản thân em. Không thể hiện quan điểm của
bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

4


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS.
Nguyễn Toàn Thắng. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Toàn
Thắng, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Luật Quốc tế - Đại học
Luật Hà nội, tới PGS.TS. Nông Quốc Bình đã tạo điều kiện cho em trong khoảng
thời gian theo học khóa Cao học Luật quốc tế khóa 22, để em có thể tiếp thu được
những tri thức phục vụ cho luận văn này. Và đặc biệt em xin cảm ơn gia đình, đã
luôn động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu phục vụ việc hoàn thành
luận văn này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn học cùng lớp cao học
luật quốc tế khóa 22.

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt

UNCLOS United Nations Convention on the
Law of the Sea 1982 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước)
PCA Permanent Court of Arbitration Tòa Trọng tài thường trực
ICJ International Court of Justice Tòa án Công lý quốc tế
ITLOS International Tribunal for the Law of the Sea Tòa án quốc tế về Luật Biển
EEZ Exclusive Economic Zone Vùng đặc quyền kinh tế
FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp
quốc
IMO International Maritime Organization Tổ chức hàng hải quốc tế
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations Hiệp hội các quốc gia Đông

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông được bao bọc bởi các nước Việt Nam, Philipines, Brunei,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan. Biển Đông là vùng
biển rộng lớn có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, khoảng một phần ba tàu bè
trên thế giới đi qua vùng biển này. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp một
lượng lớn hải sản và có đáy biển với trữ lượng dầu khí dồi dào. Rải rác trong
vùng biển này là những thực thể địa lý nhỏ - thường bé và ngập dưới nước khi
thủy triều lên cao. Chúng chia thành hai nhóm đảo chính: quần đảo Hoàng Sa ở
phía Bắc và quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Trung Quốc, Đài Loan,
Philipines, Việt Nam, Brunei, Malaysia đều đưa ra các yêu sách chủ quyền đối
với các thực thể và vùng nước, và các yêu sách này mâu thuẫn nhau. Trung
Quốc – thông qua bản đồ “đường chín đoạn” và rất nhiều tuyên bố, đã yêu sách
chủ quyền trên tất cả các đảo và đá ở Biển Đông và quyền đối với các vùng
biển kế cận. Chính bởi các nguyên nhân trên mà Biển Đông hiện đang ngày

càng phức tạp, căng thẳng giữa các bên.
Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982 là một trong các Công ước quốc
tế lớn trên thế giới, trong đó lời nói đầu bắt đầu với tuyên bố “mong muốn giải
quyết...tất cả các vấn đề liên quan đến luật biển...cũng như góp phần quan
trọng vào việc duy trì hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên
thế giới”. Công ước không chỉ đưa ra các quy định mà còn cung cấp cả cơ chế
7


khắc phục hậu quả đối với những nước cho rằng các bên khác của Công ước đã
vi phạm quy định của Công ước. Cả Trung Quốc, Philipines, Việt Nam, Brunei,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan và cả Đài Loan đều là thành viên của Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Năm 2013, Philipines đã viện dẫn các điều
khoản về khắc phục hậu quả của Công ước và đưa 15 nội dung khởi kiện chống
lại Trung Quốc trước Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công
ước. Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố “kiên quyết phản đối” hành động khởi
kiện này của Philipines, kêu gọi Philipines “quay lại con đường giải quyết tranh
chấp đúng đắn thông qua đàm phán song phương”, và tuyên bố “Trung Quốc sẽ
không bao giờ thay đổi quan điểm, không chấp nhận và không tham gia vụ kiện”.
Việt Nam thấy được rằng phán quyết của Tòa Trọng tài có thể ảnh hưởng
tới chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt
Nam đã được Tòa Trọng tài cho đoàn quan sát viên tới dự các phiên xử của Tòa Trọng tài.
Hiện tại, Tòa đã đưa ra phán quyết cuối cùng về nội dung của vụ kiện
Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc vào ngày 12/07/2016.
Trước vấn đề thời sự của vụ kiện này, em đã chọn đề tài “Cơ chế giải
quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982 – Áp dụng
trong vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông”. Trên cơ sở nghiên cứu
những vấn đề lý luận của cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực tiễn là vụ Philipines kiện Trung
Quốc ở Biển Đông, đồng thời qua một số vụ kiện đã được các cơ quan giải

quyết tranh chấp theo quy định của Công ước, sẽ góp phần làm cơ sở cho Việt
Nam trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
8


Hiện tại, theo tìm hiểu của bản thân em, chưa có sách chuyên khảo nào
về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển 1982. Cơ chế giải quyết tranh chấp này chỉ phần nào được phân tích,
nêu ra trong một số giáo trình của Đại học Luật Hà nội; “Những điều cần biết
về Luật biển” của Ts. Nguyễn Hồng Thao; “Luật biển quốc tế hiện đại” của Ts.
Lê Mai Anh; “Tòa án quốc tế về Luật biển” của Ts. Nguyễn Hồng Thao; “Tòa
án Công lý quốc tế” của Ts. Nguyễn Hồng Thao. Một số bài viết: “Cơ chế giải
quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển 1982 – thực tiễn áp dụng trong vụ
Philipines kiện Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của TS. Nguyễn
Toàn Thắng; “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được thành lập theo Phụ
lục VII – Phương thức linh hoạt và mềm dẻo- Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” của TS. Ngô Hữu Phước.
Do tính thời sự của việc kiện giữa Philipines và Trung Quốc, hiện cũng
chưa có sách chuyên khảo nào viết về đề tài này. Mới chỉ có một số bài viết
được đăng trên trang web: như là: “Một vài khía
cạnh pháp lý trong vụ kiện giữa Philipines và Trung Quốc trước Tòa Trọng tài
theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” của Ts. Phạm Lan
Dung và NCS. Nguyễn Ngọc Lan, “giới hạn của Luật pháp ở Biển Đông” của
Gs. Paul Gewirtz, “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và các tranh chấp
trên Biển Đông” của Gs. Robert Beckman; “Vụ Philipines kiện Trung Quốc:
Bài học cho Việt Nam” của Jay L.Batongbacal; “Những tác động từ phán quyết
của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ Philipines kiện Trung Quốc đối với
Cộng đồng quốc tế, khu vực và Việt Nam” của PGS. TS. Trần Nam Tiến và
9



NCS. Huỳnh Tâm Sáng.
Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quý báu giúp em có thêm
nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do các công trình trên không nghiên cứu riêng và toàn diện về cơ chế
giải quyết tranh chấp đồng thời thực tiễn là Vụ kiện Trọng tài giữa Philipines và
Trung Quốc, do vậy, việc lựa chọn đề tài “cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy
định của Công ước Luật Biển 1982 – Áp dụng trong vụ Philipines kiện Trung
Quốc ở Biển Đông” là không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu về các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực tiễn là vụ Philipines kiện
Trung Quốc, qua đó, nghiên cứu những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có
thể rút ra sau vụ kiện này.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn này là thông qua việc nghiên
cứu các vấn đề lý luận các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn một số vụ việc
đã được giải quyết, áp dụng cụ thể trong vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa
Philipines và Trung Quốc, trên cơ sở nghiên cứu Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển 1982 và một số vụ việc nhằm làm rõ hơn về cơ chế giải
quyết tranh chấp theo quy định của Công ước đồng thời nghiên cứu thực tiễn
một số vụ kiện đã được giải quyết, đặc biệt là vụ kiện trọng tài Biển Đông
giữa Philipines và Trung Quốc để đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong
việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp đối với các tranh chấp giữa Việt
10


Nam với các nước trên Biển Đông.

5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn này được hoàn thành nhằm trả lời các câu hỏi:
- Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định các cơ chế giải quyết
gì? Được quy định như thế nào?
- Thực tiễn các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực luật biển đã được giải quyết
theo cơ chế của Công ước Luật Biển 1982 như thế nào?
- Diễn tiến của vụ kiện Trọng tài giữa Philipines và Trung Quốc như thế nào?
Các quy định của Công ước được vận dụng như thế nào trong vụ kiện này?
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam qua vụ kiện giữa Philipines và Trung
Quốc là gì?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Đề tài luận văn này vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng Mác – Lê nin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý
để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ chế giải quyết
tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982,
vận dụng vào vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc.
Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp logic pháp lý, phương pháp lịch sử
và phương pháp phân tích làm rõ các quy định của Công ước liên quan đến cơ
chế giải quyết tranh chấp.
7. Ý nghĩa và thực tiễn của luận văn
Đề tài luận văn này nghiên cứu có hệ thống các vấn đề pháp lý liên quan
đến cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về
11


Luật Biển 1982, vận dụng vào vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung
Quốc, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ
quyền trên Biển Đông, đồng thời cũng cũng nâng cao nhận thức của mọi người
về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước qua việc nghiên
cứu một cách có hệ thống các quy định về giải quyết tranh chấp của Công ước.

Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và học tập về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy
định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

12


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa, theo tên tiếng
Anh là South China Sea và tiếng Pháp là Mer de Chine méridional) được bao
bọc bởi các nước Việt Nam, Philipines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái
Lan, Trung Quốc/ Đài Loan, Campuchia, Singrapore. Biển Đông là vùng
biển rộng lớn có diện tích 3.447.000 km2, khoảng một phần ba tàu bè trên
thế giới đi qua vùng biển này. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp một lượng
lớn thực phẩm và có đáy biển với trữ lượng dầu khí dồi dào. Rải rác trong
vùng biển này là những cấu trúc địa lý nhỏ - thường bé và ngập dưới nước
khi thủy triều lên cao. Chúng chia thành hai nhóm đảo chính: quần đảo
Hoàng Sa ở phía Bắc và quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Trung Quốc/ Đài
Loan, Philipines, Việt Nam, Brunei, Malaysia đều đưa ra các yêu sách chủ
quyền đối với các thực thể và vùng nước, và các yêu sách này mâu thuẫn
nhau. Trung Quốc – thông qua yêu sách “đường chín đoạn” và rất nhiều
tuyên bố, đã yêu sách chủ quyền trên tất cả các đảo và đá ở Biển Đông và
quyền đối với các vùng biển kế cận. Chính bởi các nguyên nhân trên mà Biển
Đông hiện đang ngày càng phức tạp, căng thẳng.
13


Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982 là một trong các Công ước
quốc tế lớn trên thế giới, trong đó lời nói đầu bắt đầu với tuyên bố“mong

muốn giải quyết...tất cả các vấn đề liên quan đến luật biển...cũng như góp
phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các
dân tộc trên thế giới”. Công ước không chỉ đưa ra các quy định mà còn cung
cấp cả các cơ chế khắc phục hậu quả đối với những nước cho rằng các bên
khác của Công ước đã vi phạm quy định của Công ước. Cả Trung Quốc/ Đài
Loan, Philipines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều là
thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Năm 2013,
Philipines đã viện dẫn các điều khoản của Công ước và đưa 15 nội dung khởi
kiện chống lại Trung Quốc trước Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục
VII của Công ước. Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố “kiên quyết phản đối”
hành động khởi kiện này của Philipines, kêu gọi Philipines “quay lại con
đường giải quyết tranh chấp đúng đắn thông qua đàm phán song phương”,
và tuyên bố “Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm, không chấp
nhận và không tham gia vụ kiện”.
Việt Nam thấy được rằng quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông, đặc
biệt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể bị ảnh hưởng bởi
phán quyết của Tòa, do vậy Việt Nam đã yêu cầu và được Tòa Trọng tài cho
gửi đoàn quan sát viên tới dự các phiên xử của Tòa Trọng tài.
Ngày 29/10/2015, Hội đồng Trọng tài (Arbitral Tribunal) của Tòa
Trọng tài Thường trực PCA, đã ra Phán quyết về quyền tài phán và khả năng
thụ lý (Award on Jurisdiction and Admissibility) công nhận thẩm quyền tài
phán giới hạn của họ đối với vụ kiện giữa Philipines và Trung Quốc.
14


Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài thường trực PCA đã ra phán quyết
cuối cùng về các nội dung khởi kiện của Philipines đối với Trung Quốc.
Trước vấn đề thời sự của vụ kiện này, em đã chọn đề tài “Cơ chế giải
quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982 – Áp dụng
trong vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông”. Luận văn nghiên cứu

những vấn đề lý luận của cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt là cơ chế giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS,
thực tiễn là vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện tại, theo tìm hiểu của bản thân em, chưa có sách chuyên khảo nào
về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển 1982. Cơ chế giải quyết tranh chấp này chỉ phần nào được phân
tích, nêu ra trong một số giáo trình của Đại học Luật Hà nội, Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà nội...; “Những điều cần biết về Luật biển” của Ts. Nguyễn
Hồng Thao; “Luật biển quốc tế hiện đại” của Ts. Lê Mai Anh (chủ biên);
“Tòa án quốc tế về Luật biển” của Ts. Nguyễn Hồng Thao; “Tòa án Công lý
quốc tế” của Ts. Nguyễn Hồng Thao; “Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải
quyết tranh chấp chủ quyền biển-đảo” của PGS.Ts. Nguyễn Bá Diến; “Các
biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS”của GS.TS. Donald
R. Rothwell; “Vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp biển ở Biển
Đông”của GS.TS. Carl A. Thayer...
Do tính thời sự của việc kiện giữa Philipines và Trung Quốc, hiện
15


cũng chưa có sách chuyên khảo nào viết về đề tài này. Mới chỉ có một số bài
viết được đăng trên trang web: hay là một số
bài tạp chí như :“Một vài khía cạnh pháp lý trong vụ kiện giữa Philipines và
Trung Quốc trước Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển” của Ts. Phạm Lan Dung và NCS. Nguyễn Ngọc Lan; “giới
hạn của Luật pháp ở Biển Đông” của Gs. Paul Gewirtz; “Công ước Liên hợp
quốc về Luật biển và các tranh chấp trên Biển Đông” của Gs. Robert
Beckman; “Vụ Philipines kiện Trung Quốc: một số kinh nghiệm” của
PGS.TS. Jay Bartongbacal; “ Cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước

Luật Biển 1982 – thực tiễn áp dụng trong vụ Philipines kiện Trung Quốc và
kinh nghiệm đối với Việt Nam” của TS. Nguyễn Toàn Thắng...
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là các cơ chế giải quyết
tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đồng
thời, nghiên cứu nội dung vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc.
Với đối tượng nghiên cứu trên, đề tài luận văn xác định phạm vi nghiên
cứu như sau: Cơ chế giải quyết tranh chấp trong luật pháp quốc tế là vấn đề rất
rộng. Tuy nhiên, đề tài giới hạn các cơ chế được quy định trong Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Các vụ kiện đã và đang được giải quyết bằng các cơ chế giải quyết tranh
chấp trong luật pháp quốc tế rất nhiều, đề tài cũng giới hạn là chỉ nghiên cứu
trong phạm vi vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc theo
quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
16


Mục tiêu của đề tài luận văn là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý
luận các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển 1982, thực tiễn là vụ kiện Trọng tài Biển Đồng giữa
Philipines và Trung Quốc, trên cơ sở đó, đánh giá những tác động của vụ kiện
đối với Việt Nam, qua đó, đưa ra những kinh nghiệm, đề xuất cho Việt Nam,
trong tương lai nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của
Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
5. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định các
cơ chế giải quyết tranh chấp nào?
- Làm rõ từng cơ chế giải quyết tranh chấp về cách thức hoạt

động?
- Diễn biến của vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung
Quốc diễn ra như thế nào?
- Quan điểm của các bên đưa là như thế nào?
- Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông giữa
Philipines và Trung Quốc quyết định như thế nào?
- Đánh giá tác động của vụ kiện Trọng tài Biển Động giữa
Philipines và Trung Quốc tới Việt Nam như thế nào?
- Việt Nam đã học hỏi được gì qua vụ kiện Trọng tài Biển
Đồng giữa Philipines và Trung Quốc?
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
17


Đề tài luận văn vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng Mác-Lê nin và các phương pháp nghiên cứu luật học khác để giải
quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến cơ chế giải quyết tranh
chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích luật học để làm rõ các quy định của Công ước về các
cơ chế giải quyết tranh chấp. Đề tài luận văn cũng sử dụng phương pháp
phân tích luật học để nghiên cứu vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung
Quốc, để làm rõ thêm việc áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp của
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đồng thời, sử dụng các
phương pháp suy luận để đưa ra các ý kiến, kiến nghị cho Việt Nam thông
qua việc nghiên cứu vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc.
7. Ý nghĩa và thực tiễn của luận văn
Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề pháp lý liên quan đến cơ
chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển 1982, nghiên cứu một cách logic vụ kiện Biển Đông giữa

Philipines và Trung Quốc, đánh giá những tác động từ vụ kiện đối với Việt
Nam, đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông, đặc biệt chủ quyền đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, học tập cho các bạn sinh viên, học viên,
các nhà nghiên cứu về luật quốc tế liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp
theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
18


8. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ
lục, nôi dung của Luận văn gồm 03 chương:
Chương I: Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy
định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Chương II: Những vấn đề pháp lý trong vụ Philipines kiện Trung
Quốc trước Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS
Chương III: Tác động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY
ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
1.1. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS
1.1.1. Khái niệm
Công ước Luật Biển 1982 không có định nghĩa vụ thể về cơ chế giải
quyết tranh chấp. Vì vậy, để có thể đưa ra định nghĩa khái quát nhất, cần làm rõ
về mặt lý luận hai thuật ngữ pháp lý: cơ chế và tranh chấp.
Thứ nhất, “Cơ chế” được định nghĩa là cách thức theo đó một quá trình
được thực hiện trên cơ sở sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống
mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động. Như vậy, khái niệm “cơ chế” chứa đựng

hai nội dung: i) cấu trúc của một chỉnh thể và ii) cách thức vận hành hay hoạt
động của chỉnh thể đó.1
Thứ hai, “tranh chấp” là hiện tượng thường xuyên, phổ biến trong đời
sống xã hội nói chung và đời sống quốc tế nói riêng. Trong phán quyết ngày
19


30/08/1924 giải quyết tranh chấp giữa Hi Lạp và Vương quốc Anh về vụ chuyển
nhượng Mavromatis Palestine, Tòa án thường trực Công lý quốc tế xác định
tranh chấp “là một bất đồng về một vấn đề của luật pháp hoặc của thực tiễn, hay
là một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc về lợi ích của hai chủ thể”
.
Theo UNCLOS, thuật ngữ “giải quyết tranh chấp” được đề cập ở nhiều
điều khoản. UNCLOS đồng thời giành riêng Phần XV, bao gồm 21 điều quy
định cụ thể về nguyên tắc, biện pháp, thiết chế và trình tự, thủ tục giải quyết
tranh chấp. Tuy không đưa ra định nghĩa về cơ chế giải quyết tranh chấp, các
quy định của UNCLOS cho thấy Công ước tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải
quyết tranh chấp của luật pháp quốc tế. Vì vậy, có thể hiểu “cơ chế giải quyết
tranh chấp của UNCLOS” bao gồm tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục,
phương tiện và thiết chế pháp lý, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với
nhau, được thiết lập để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể tranh chấp, xác lập
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát
sinh trong quá trình giải thích hay áp dụng UNCLOS.
1.1.2. Phạm vi giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại điều 279 UNCLOS, cơ chế giải quyết tranh chấp quy
định tại phần XV được áp dụng đối với các tranh chấp liên quan đến giải thích
và áp dụng các quy định của UNCLOS. Như vậy, phạm vi giải quyết tranh chấp
theo quy định của UNCLOS tương đối rộng, bao gồm các lĩnh vực, vấn đề thuộc
phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, liên quan chủ yếu đến những nội dung như:
i. Quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất trên biển;

ii. Việc thực hiện quyền đi lại trên biển của các quốc gia
20


(quyền tự do hàng hải, quyền đi qua không gây hại, quyền quá
cảnh, quyền đi qua vùng nước quần đảo);
iii. Việc khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên biển;
iv. Các hoạt động nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
v. Các hoạt động nghiên cứu khoa học biển;
vi. Các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng Vùng–
di sản chung của nhân loại.
Tuy nhiên, UNCLOS quy định những ngoại lệ cho phép các bên hữu quan
không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Những ngoại lệ này
được quy định tại điều 297, cụ thể:
- Tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển;
- Tranh chấp liên quan đến quyền tùy ý của quốc gia ven biển trong việc
cho phép tiến hành nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của quốc gia đó theo đúng quy định tại điều 246 và quyền của quốc
gia trong việc đình chỉ hoặc chấm dứt việc nghiên cứu khoa học biển theo đúng
quy định tại điều 253; và
- Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia
ven biển đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế
UNCLOS đồng thời cho phép các bên tranh chấp, trên cơ sở tuyên bố
bằng văn bản vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước, không áp
dụng cơ chế của UNCLOS để giải quyết một số tranh chấp cụ thể
- Tranh chấp liên quan đến hoặc định ranh giới các vùng biển được quy
định tại các điều 15, 74 và 83;
21



- Tranh chấp liên quan đến xác lập chủ quyền lãnh thổ, đến vịnh lịch sử
hoặc danh nghĩa lịch sử (historic titles);
- Tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự được thực hiện bởi các
tàu thuyền và phương tiện bay nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại;
- Tranh chấp liên quan đến các hoạt động đảm bảo thực thi pháp luật (law
enforcement activities) của quốc gia ven biển để thực hiện các quyền chủ quyền
và quyền tài phán được nêu tại khoản 2,3 điều 297 liên quan đến việc tiến hành
nghiên cứu khoa học biển và khai thác tài nguyên sinh vật biển;
- Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Bên cạnh việc giải quyết tranh chấp về giải thích, áp dụng UNCLOS, các
cơ quan tài phán được thành lập theo quy định của Công ước có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp về giải thích, áp dụng một điều ước quốc tế khác, với điều
kiện:
Những cơ quan tài phán này đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp
tạm thời và giải quyết vấn đề giải phóng tàu thuyền khi bị một quốc gia bắt giữ
hay trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu đó6
1.2. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia - chủ
thể cơ bản của luật quốc tế. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng cơ
bản trong quan hệ giữa các quốc gia. Không có một cơ quan, một tổ chức quốc
tế siêu quốc gia, đứng trên các quốc gia, áp đặt ý chí cho hoạt động của các quốc
gia. Điều này cũng không có nghĩa là luật quốc tế cho phép tồn tại trong hỗn
loạn, vô chính phủ. Trong quan hệ quốc tế rất thường phát sinh tranh chấp.
22


Trước nguy cơ các quốc gia có thể sử dụng vũ lực để giải quyết các xung đột,
mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế đã có nhiều biện pháp, thủ tục được đặt ra để
giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Những biện pháp, thủ tục giải quyết

hòa bình các tranh chấp quốc tế đã được áp dụng từ lâu nhưng phải đợi đến thế
kỷ XX, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế mới trở thành nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận.
Vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được nêu ra ngay từ thế
kỷ XVI, Hugo Grotius7
trong cuốn “Về quyền chiến tranh và hòa bình” đã phân
tích các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán, trung gian và
trọng tài. Phải tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế mới được ghi nhận trong công ước La Haye 1907.
Công ước La Haye 1907 về giải quyết các xung đột quốc tế ngày
18/10/1907 tại Điều 1 quy định: “nhằm ngăn ngừa hết mức việc sử dụng vũ lực
trong quan hệ giữa các quốc gia, các cường quốc kết ước thỏa thuận sử dụng
mọi nỗ lực để bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”.
Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế tiếp tục được đề cập trong
Hiệp ước Brian – Kellog ngày 27/08/1928: “Các bên tham gia ký kết nhân danh
các dân tộc mà mình đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng chiến tranh
để giải quyết các tranh chấp quốc tế, và từ bỏ việc sử dụng chiến tranh như
chính sách quốc gia trong quan hệ giữa họ với nhau”.Cũng tại Hiệp ước Brian –
Kellog, Điều 2 nhấn mạnh: ”Các bên tham gia ký kết công nhận rằng việc điều
chỉnh hay giải quyết mọi tranh chấp hay xung đột phát sinh giữa họ, bất kể tính
chất hay nguồn gốc như thế nào, sẽ chỉ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”.
23


Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trở thành nghĩa vụ và trách
nhiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới, là nguyên tắc mang tính mệnh lệnh
(jus cogen) của pháp luật quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp
quốc, tuyên bố về các nguyên tắc quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
năm 1970 (Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970),
Định ước Helsinki 1975, Tuyên bố Manila 1982 của Liên hợp quốc về giải

quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (Nghị quyết 37/10 của Đại hội đồng Liên
hợp quốc ngày 05/11/1982) và trong rất nhiều điều ước quốc tế đa phương và
song phương khác.
Điều 33, khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố năm 1982 của
Liên hợp quốc về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã cụ thể hóa các
biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp: “Các bên đương sự trong mọi cuộc
tranh chấp mà sự kéo dài các tranh chấp đó có thể đe dọa việc duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường
đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các tổ
chức quốc tế hay các dàn xếp khu vực, hoặc bằng biện pháp hòa bình khác do
họ tự lựa chọn”.
13
Phù hợp với điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, điều 279 Công ước
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định: “Các quốc gia thành viên có ngh a
vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng các phương pháp h a bình và vì
mục đích này, cần tìm ra các giải pháp bằng các biện pháp đ được nêu ở Điều
hoản của iến chương Liên hợp quốc”. Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối
24


toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thể hiện ở những điểm
chính sau:
- Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
không phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế. Các biện pháp hòa bình có thể
là: đàm phán, trung gian, hòa giải, Tòa án hoặc các biện pháp hòa bình khác do
các bên lựa chọn.
- Các quốc gia là bên tranh chấp có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành vi nào làm
trầm trọng thêm tình hình hiện tại và đe dọa, phá hoại hòa bình, an ninh quốc tế.
-Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia, phù hợp và theo thỏa thuận của các bên liên quan.

UNCLOS không cho phép bảo lưu8
nên các quốc gia thành viên có nghĩa
vụ tuân thủ các quy định về giải quyết tranh chấp tại Phần XV của Công ước.
Tuy nhiên, UNCLOS trao cho các thành viên quyền lựa chọn biện pháp hòa bình
để giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh, dù đó là biện pháp ngoại giao hay
tài phán, trao đổi quan điểm trực tiếp hay thông qua bên thứ ba9
. Trong trường
hợp tranh chấp vẫn chưa được giải quyết, mặc dù các bên đã tuân thủ các qui
định của UNCLOS, một trong các bên có thể đưa vụ việc ra trước Tòa trọng tài
thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để có quyết định cuối cùng10
.
1.3. Các thiết chế tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Điều 287, khoản 1 quy
định: “Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ
25


×