Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nội dung của di chúc – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.45 KB, 130 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực. Những kết
luận trong luận văn chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của luận văn 3
5. Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
7. Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC VÀ NỘI DUNG
CỦA DI CHÚC 6
1.1. Thừa kế và quyền thừa kế. 6
1.1.1. Khái niệm về thừa kế 6
1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế và mối liên hệ với quyền sở hữu. 8
1.2. Di chúc và đặc điểm của di chúc 9


1.3. Nội dung của di chúc 14
1.4. Lược sử quy định về di chúc và nội dung di chúc 20
1.4.1. Giai đoạn trước 1945 20
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990 22
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến 01/7/1996. 24
1.4.4. Giai đoạn từ 01/7/1996 đến nay 25
Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI DUNG CỦA


DI CHÚC 28
2.1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc 28
2.1.1. Ngày tháng năm lập di chúc 28
2.1.2. Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc 32
2.1.3. Họ, tên người, cơ quan tổ chức được hưởng di sản. 33
2.1.4. Di sản và nơi có di sản 34
2.2. Những nội dung không bắt buộc trong di chúc 37
2.2.1. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 37
2.2.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế 40
2.2.3. Dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng 41
2.2.4. Dành một phần di sản dành để di tặng 44
2.2.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di
sản 46
2.2.6. Chỉ định thời điểm phân chia di sản 49


2.2.7. Chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ 50
2.2.8. Xác định điều kiện để cá nhân cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
52
2.3.Trình bày nội dung của di chúc 53
2.4. Giải thích nội dung của di chúc 55
Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THỪA KẾ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG DI CHÚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN 57
3.1. Tình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế trong những năm
gần đây và những kết quả đạt được 57
3.1.1. Tình hình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế 57
3.1.2 Một số kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp về thừa kế 58
3.2. Thực tiễn một số vụ án liên quan đến nội dung của di chúc 59
3.2.1. Tranh chấp phát sinh từ việc nội dung của di chúc không rõ ràng. 59

3.2.2. Tranh chấp phát sinh từ việc định đoạt tài sản của người khác trong nội
dung di chúc. 61
3.2.3. Tòa án không công nhận di chúc do không thỏa mãn yêu cầu về nội
dung của di chúc. 63
3.2.4. Tòa án không công nhận di chúc dù văn bản đó chứa đựng những nội
dung bắt buộc của di chúc. 64
3.3. Đánh giá quy định của BLDS năm 2005 và những sửa đổi tại BLDS năm
2015 về nội dung của di chúc. 66


3.3.1. Một số bất cập trong quy định của BLDS năm 2005 liên quan đến nội
dung của di chúc 66
3.3.2. Đánh giá một số quy định của BLDS năm 2015 về nội dung di chúc..
75
3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nội dung của di chúc 78
3.4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về nội dung di chúc 78
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung di chúc 79
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các quy định về
nội dung di chúc 84
KẾT LUẬN CHUNG 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Cùng
với sự phát triển của đất nước, số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày
càng trở nên đa dạng, phong phú. Các tranh chấp liên quan đến thừa kế cũng
phổ biến và phức tạp hơn. Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế, quy
định các vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc cũng như thừa kế theo

pháp luật. Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải


quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc còn nhiều bất cập. Một trong
những khó khăn thường gặp đó là xác định ý chí của người để lại di chúc
thông qua nội dung của di chúc. Thực tiễn cho thấy các quy định về nội dung
của di chúc còn nhiều cách hiểu khác nhau cũng dẫn tới việc nhận định và
quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một tranh
chấp liên quan đến nội dung di chúc. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những
quy định của pháp luật về nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân
sự năm 2005 có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Với việc nghiên cứu đề
tài này, tác giả muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định về nội dung của di
chúc nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của những quy
định này trong Bộ luật Dân sự. Làm rõ vấn đề liên quan tới nội dung của di
chúc giúp chúng ta hiểu và áp dụng pháp luật cho phù hợp với những tình
huống cụ thể trong thực tế, là cơ sở đảm bảo quyền tự do dân chủ, công bằng
xã hội đảm bảo quyền dân sự của con người được thực hiện đầy đủ từ đó giúp
ổn định trật tự xã hội, xây dựng niềm tin cũng như sự tôn trọng của nhân dân
vào pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về lĩnh vực thừa kế. Trong đó có một số công trình của một số tác giả tiêu
biểu như: PGS. TS. Đỗ Văn Đại với sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt
8


Nam - Bản án và bình luận bản án”, TS. Nguyễn Mạnh Bách với sách chuyên
khảo “Chế độ hôn sản và thừa kế trong Việt Nam”, TS. Phùng Trung Tập với
luận án tiến sĩ luật học “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt

Nam”; sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam”, TS. Nguyễn Minh Tuấn
với sách chuyên khảo “Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”; luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn của
những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự ”, TS. Trần Thị
Huệ với luận án tiến sĩ luật học “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam”, TS. Phạm Văn Tuyết với sách chuyên khảo “Thừa kế - Quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng”, TS. Nguyễn Ngọc Điện với sách chuyên
khảo “Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”… .
Về thừa kế theo di chúc nói chung và nội dung di chúc nói riêng, ở
những khía cạnh khác nhau, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu liên
quan như: Công trình nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật dân sự Việt
Nam” của Giáo sư Vũ Văn Mẫu; luận án tiến sĩ “Thừa kế theo di chúc trong
quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tuyết; bài viết “Về
giải thích nội dung di chúc” của tác giả Thái Công Khanh đăng trên Tạp chí
tòa án nhân dân số 21/2005, tr 17 - 19; bài viết “Cần quy định toà án có thẩm
quyền giải quyết những yêu cầu có liên quan đến thừa kế tài sản và giải thích
di chúc” của tác giả Thái Công Khanh và Nguyễn Văn Nam đăng trên Tạp chí
tòa án nhân dân số 17/2006, tr tr. 2 – 4; bài viết “Hiệu lực của di chúc bằng


văn bản có “viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu” của tác giả Nguyễn Văn Nam
đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân số 1/2006, tr. 23 – 24.
Đây thực sự là những công trình có giá trị lớn về khoa học lý luận và
thực tiễn.Tuy vậy, các công trình trên đề cập khái quát chung về chế định thừa
kế qua các thời kỳ, các quy định về thừa kế theo di chúc nói chung hoặc chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu một khía cạnh nhỏ về nội dung của di chúc (với
các bài báo, tạp chí..), chưa nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống các
quy định về nội dung di chúc. Với tình hình trên, đề tài “Nội dung của di
chúc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” lần đầu tiên được nghiên cứu ở
cấp thạc sĩ luật học một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được

9
tính logic, hệ thống, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học
đã được công bố.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về nội dung của di chúc, các quy
định của pháp luật hiện hành về nội dung của di chúc. Tìm hiểu thực tiễn áp
dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.
- Phạm vi nghiên cứu
Tuy có nghiên cứu về lược sử quy định về di chúc và nội di chúc trong
pháp luật dân sự Việt Nam song phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy
định của pháp luật dân sự hiện hành về nội dung của di chúc và thực tiễn áp


dụng các quy định trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây.
4. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ vấn đề lý luận về nội
dung của di chúc; phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về nội
dung của di chúc; đánh giá việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn, phân
tích một số vướng mắc, bất cập về các quy định pháp luật liên quan đến nội
dung của di chúc từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định pháp luật về nội dung của di chúc và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thi hành các quy định này trên thực tiễn. Để đạt được mục đích trên,
người viết đặt ra những câu hỏi nghiên cứu:
- Quan niệm thế nào là di chúc? Một di chúc bắt buộc phải ghi nhận
những nội dung gì? Ngoài ra, di chúc có thể ghi nhận những nội dung gì?
- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về nội dung của di
chúc? Các quy định này đã phù hợp với lý luận chung về nội dung của di chúc
hay chưa?
10

- Thực trạng các tranh chấp thừa kế liên quan đến nội dung di chúc như
thế nào? Các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như bảo đảm thực hiện quy
định liên quan đến nội dung của di chúc?
5. Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng


của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đối với hoạt động nghiên cứu, đề
tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam trong các thời kỳ lịch sử;
- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong khi so sánh các quy định trong
pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì cũng như so sánh với pháp luật các
quốc gia khác;
- Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải được sử dụng xuyên suốt
trong toàn bộ luận văn để làm rõ những vấn đề được đưa ra;
- Ngoài ra đề tài có sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp giả định, tình huống…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học:
Luận văn xây dựng lý luận về nội dung của di chúc; phân tích có hệ
thống những quy định pháp luật về nội dung của di chúc.
Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp và những
điểm còn bất cập, những vấn đề cần hoàn thiện trong quy định về nội dung
của di chúc. Đây có thể coi là nguồn tài liệu cho công tác nghiên cứu giảng
dạy, cũng như là một nguồn cho công tác nghiên cứu hoạch định các chính
sách pháp luật.
Về ý nghĩa thực tiễn:
+ Đây là đề tài khoa học được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta ở cấp



thạc sĩ luật học;
11
+ Luận văn hệ thống hóa những quy định pháp luật liên quan đến nội
dung của di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứu
toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về nội dung của di chúc;
+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những
quy định pháp luật về nội dung của di chúc trong BLDS 2005, qua đó có
những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về nội dung di
chúc trong BLDS 2005;
+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các
quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc, trong việc áp dụng
pháp luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết.
Đây có thể coi là những tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp để
hoàn thiện hơn nữa pháp luật thừa kế nói chung và các quy định về nội dung
của di chúc nói riêng
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về di chúc và nội dung của di chúc;
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về nội dung của di chúc;


Chương 3: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc liên
quan đến nội dung của di chúc và một số kiến nghị hoàn thiện.
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC VÀ NỘI DUNG CỦA
DI CHÚC

1.1 Thừa kế và quyền thừa kế.
1.1.1. Khái niệm về thừa kế
Thừa kế, theo phạm trù kinh tế, xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa có
nhà nước và pháp luật. Ngay trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tuy là một
nền sản xuất đơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn
nhưng trong nền sản xuất đó, con người cũng đã thực hiện việc chiếm hữu các
của cải vật chất nhất định. Khi những người chiếm hữu của cải, vật chất đó
chết sẽ xuất hiện nhu cầu chuyển dịch các của cải, vật chất này cho những
người còn sống theo những trình tự nhất định. Việc chuyển dịch các tài sản từ
thế hệ này qua thế hệ khác làm xuất hiện quan hệ thừa kế.
Thời kỳ nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của
thị tộc. Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì di
sản được chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị
tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây chính là hình thức thừa kế
đầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc
sống chung cho thị tộc.


Trong thị tộc, quan hệ thừa kế thực hiện theo chế độ mẫu quyền và
được lưu truyền đến các thế hệ sau theo tập quán của thị tộc. Mặc dù, trong xã
hội thị tộc có sự phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, điều hành công việc
trong thị tộc, bộ lạc đã tiến bộ, công việc chính do các bô lão, tộc trưởng, tù
trưởng có uy tín thực hiện. Tuy vậy, không ai được hưởng nhiều hơn người
khác và không được vi phạm chế độ sở hữu chung của thị tộc. Trong cuộc
sống hằng ngày ở thị tộc, người xử sự với nhau theo những phong tục, tập
quán đã tồn tại từ đời này qua đời khác, các thành viên của thị tộc cùng làm
cùng hưởng, cùng chia sẻ buồn, vui nên thừa kế tài sản cũng theo những tập
quán đó mà tồn tại. Ph.Ănghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng
13
nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và tập tục thừa kế nguyên thuỷ thì trong thị

tộc mới được thừa kế của những người trong thị tộc chết. Tài sản để lại trong
thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn,
người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao
cho những người cùng huyết tộc với người mẹ 1.
Khi lực lượng lao động ngày càng được cải tiến, loại công việc xuất
hiện phong phú hơn, phân công lao động hợp lý hơn, người đàn ông phát huy
được sức mạnh của mình làm được nhiều việc, tạo ra nhiều của cải hơn người
phụ nữ. Nam giới dần chiếm thế, chuyển thành người có quyền. Cùng với đó,
chế độ hôn nhân cặp đôi hình thành, nên người cha của đứa trẻ sinh ra đã


được xác định. Chế độ mẫu hệ được thay thế bằng chế độ phụ hệ. Thừa kế
cũng vì thế mà thay đổi, từ việc được thừa hưởng theo họ mẹ, theo huyết
thống người mẹ chuyển thành thừa kế theo họ cha và theo huyết thống của
người cha.
Khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, của cải làm ra không những đủ dùng
mà còn có dư thừa. Chính điều này đã tạo ra một bộ phận những người có
quyền trong thị tộc tìm cách chiếm giữ tài sản dư thừa và xã hội xuất hiện
người giàu, người nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo cùng việc tư hữu tài sản đã
hình thành nên những giai cấp đối kháng. Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn
phù hợp, nhường chỗ cho tổ chức lớn hơn đủ sức mạnh điều hòa mâu thuẫn
giai cấp, đó chính là Nhà nước.
Khi có Nhà nước, thừa kế không còn được thực hiện theo phong tục tập
quán của thị tộc, bộ lạc như trước mà tuân theo các quy định của pháp luật,
theo sự điều chỉnh bằng ý chí của Nhà nước. Vì có pháp luật điều chỉnh, nên
khi pháp luật thay đổi, thừa kế cũng từ đó thay đổi theo. Thừa kế tài sản đã
không đơn thuần thuộc phạm trù kinh tế mang tính khách quan mà đã thuộc
1 Ph.Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB
Sự thật,
Hà Nội, tr 90.

14
phạm trù pháp lý mang tính chủ quan, bị chi phối, ảnh hưởng bởi chế độ
chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển của kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ


Tóm lại, có thể hiểu, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết
cho người còn sống theo một quy tắc nhất định, phụ thuộc truyền thống, phong
tục tập quán của từng dân tộc.
1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế và mối liên hệ với quyền sở hữu.
Thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có
nhà nước và pháp luật, trong khi đó, khái niệm quyền thừa kế chỉ ra đời và tồn
tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp, có nhà nước và pháp luật.
Giai cấp thống trị, thông qua pháp luật đã tác động vào quan hệ thừa
kế để điều chỉnh quan hệ này theo định hướng của mình, trong đó các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể được ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà nước
tác động đến quá trình dịch chuyển di sản, trong đó, quyền để lại di sản và
quyền hưởng di sản của các chủ thể được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm
thực hiện bằng pháp luật.Quyền để lại di sản và quyền đươc hưởng di sản
của các chủ thể khác được khái quát là quyền thừa kế.
Quyền thừa kế được quy định bằng pháp luật của Nhà nước. Pháp luật
luôn xuất phát từ cơ sở kinh tế, phù hợp với thực tế khách quan và do cơ sở
kinh tế của xã hội quyết định. Khi chế độ kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay
đổi tương ứng trong quy định của pháp luật. Như vậy, khi xem xét quyền thừa
kế dưới góc độ một chế định pháp luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ở
phương diện khách quan.
Ngoài ra, quyền thừa kế còn được xem xét ở một phương diện khác,
phương diện chủ quan. Nhìn nhận theo phương diện này, quyền thừa kế là


quyền năng cụ thể của mỗi cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di sản

thừa kế, đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định
của pháp luật, được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủ
những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước
quyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì.…
15
Tóm lại, quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau:
- Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các
quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển
dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn sống.
- Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự
cơ bản của cá nhân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống
và quyền của chủ thể được nhận hoặc từ chối di sản theo sự định đoạt của
người có tài sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật
nhất định (thừa kế theo pháp luật).
Ngoài ra, khi nói đến quyền thừa kế, chúng ta cũng cần xem xét trong
mối quan hệ với quyền sở hữu. Quyền thừa kế và quyền sở hữu đều là những
phạm trù pháp lý, song song tổn tại trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định, có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ. Quyền sở hữu được hiểu là
mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năng
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định, trong đó có


việc định đoạt dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau
khi họ qua đời.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay
số phận pháp lý tài sản của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm
bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế
theo quy định của pháp luật. Do đó, việc định đoạt dịch chuyển tài sản của
mình cho những người còn sống sau khi họ qua đời cũng có những hạn chế

nhất định. Xem xét mối liên hệ này, chúng ta sẽ giải thích cho được những
vấn đề như người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, hay vấn đề
di tặng hoặc di sản dùng cho thờ cúng theo nội dung di chúc được nêu ở phần
sau của luận văn.
1.2. Di chúc và đặc điểm của di chúc
Theo Từ điển Tiếng Việt thì di chúc là “Dặn lại trước khi chết những
việc người sau cần làm và nên làm” 2. Khi một cá nhân sắp chết, họ có thể để
16
lại nhiều lời dặn dò, trong đó có thể nhắc nhở con cái yêu thương nhau, hoặc
cách đối nhân xử thế, thậm chí có người còn căn dặn con cháu ý nguyện của
họ về việc mai táng...Nếu hiểu theo nghĩa trên, tất cả những dặn dò của người
chết đều là di chúc.
Trước đây, di chúc mà người chết để lại đa phần là những lời trăng trối,
căn dặn. Người dân ít quan tâm đến hình thức thể hiện di chúc hoặc nội dung


của di chúc đó như thế nào và phải tuân thủ những quy định gì của pháp luật.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội ngày càng
nhiều tranh chấp giữa những người còn sống về tài sản mà người chết để lại
đã xảy ra trên thực tế. Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quy
định cụ thể về di chúc, điều kiện cũng như hình thức, nội dung của di chúc,
bảo đảm cho ý chí của người chết được tôn trọng và thực hiện. Vì vậy, bên
cạnh cách hiểu thông thường về di chúc như là những lời dặn dò của người
chết để lại, cần hiểu di chúc dưới góc độ pháp lý.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thông tư số 81/TANDTC ngày
24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao (Sau đây gọi là Thông tư số
81/TANDTC) không trực tiếp đưa ra định nghĩa di chúc nhưng có quy định
nội hàm của di chúc tại Phần IV: Thừa kế theo di chúc như sau:“ Thừa kế theo
di chúc là việc di chuyển di sản thừa kế của một người đã chết cho các người
khác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống”. Tới Pháp lệnh thừa kế

năm 1990, tại Điều 10 có quy định “Công dân có quyền lập di chúc để chuyển
quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều
người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà
nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế”. Tại Điều 649 Bộ
luật Dân sự năm 1995 (sau đây gọi là “BLDS năm 1995”) và Điều 646 BLDS
năm 2005 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”.


Các quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Đức, Nhật cũng có những
cách hiểu đương đồng với Việt Nam về khái niệm di chúc.Theo quy định tại
2 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 254.
17
Điều 895 BLDS Cộng hòa Pháp thì “Di chúc là một chứng thư theo đó người
để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình,
người đó có thể hủy bỏ di chúc” 3. BLDS Nhật Bản quy định di chúc tuy có
những đặc trưng riêng nhưng về cơ bản cũng có khái niệm tương tự như
BLDS Cộng hòa Pháp.
Theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì di chúc được hiểu là “một
phương tiện mà một người sử dụng để định đoạt tài sản của mình và chỉ có
hiệu lực sau khi người đó chết, với bản chất là có thể được thay đổi hoặc hủy
bỏ trong suốt thời gian mà người lập di chúc còn sống” 4. Từ điển luật học
Black Law đưa ra khái niệm di chúc là “tài liệu thể hiện ý chí của người lập
về việc phân chia tài sản sau khi người đó khi chết” 5.
Ngoài ra, khái niệm di chúc cũng được không ít tác giả nghiên cứu
pháp luật trong nước đưa ra. Theo tác giả Đoàn Bá Lộc thì di chúc hay chúc
thư là một văn tự lập theo các thể thức pháp định để chứng chắc sự thật và do
đó một người để lại cho người thừa kế biết ý định mai hậu của mình6. Theo
các tác giả của cuốn Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (Tập III) thì: “Di
chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của

mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay


nhiều người thừa kế sau khi chết”7.
Từ khái niệm nêu trên có thể thấy, di chúc có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, di chúc chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di
chúc. Ý chí này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền quyết
định việc chuyển giao tài sản của mình cho ai sau khi cá nhân đó chết. Người
lập di chúc không phải bàn bạc, thông qua hay nhận được sự đồng ý từ người
thừa kế về nội dung của di chúc. Di chúc phải được lập một cách tự nguyện,
3BLDS của nước Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc gia.
4 Nguyễn Thị Trà My (2015), Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện
hành, Luận văn
Thạc sĩ luật học, tr 8.
5 Bryan A, Garner (2004), Black’s Law Dictionary Eighth Edition, West Publishing Co, tr
1652.
6Nguyễn Thị Trà My, tlđd chú thích 4, tr 9.
7 Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2010), Bình luận khoa học BLDS 2005, Tập III,
tr.45, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 45.
18
nghĩa là phải có sự thống nhất giữa ý chí thực sự của người lập di chúc và
việc thể hiện ra ngoài thông qua hình thức cụ thể.
Bên cạnh đó, người lập di chúc cũng toàn quyền quyết định trong việc
dịch chuyển tài sản của mình cho những người không nhất thiết phải có quan
hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với mình. Việc cho ai và cho bao


nhiêu phần tài sản đều phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, trừ những
trường hợp hạn chế do pháp luật quy định.

Việc lập di chúc phải do chính cá nhân xác lập. Các chủ thể khác như
pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình không thể xác lập di chúc. Không ai có thể
ủy quyền cho một người khác để thay thế mình lập chúc thư mà pháp luật
cũng không có quyền chỉ định một thụ ủy luật định để lập chúc thư thay thế
cho người khác. Nhiều hệ thống pháp luật ghi nhận nguyên tắc tuyệt đối theo
đó di chúc là hành vi của cá nhân nên di chúc chung không được chấp nhận,
dù đó là di chúc chung vợ chồng. Theo quy định của pháp luật Bỉ thì “di chúc
chung không được chấp nhận”. Pháp luật Italia cũng quy định di chúc chung
vô hiệu toàn bộ. Tại Li-băng, di chúc là “hành vi cá nhân và có thể bị hủy bỏ;
văn bản không chấp nhận sử dụng di chúc chung” 8.Theo quy định tại Điều
1118 của BLDS Nga thì di chúc không thể được tạo lập bởi hai công dân hoặc
nhiều hơn9. Qua những dẫn chứng trên, có thể khẳng định đặc điểm di chúc
chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc.
Thứ hai, di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc
cho người khác. Nếu như các loại hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏa
thuận của các bên chủ thể nhằm dịch chuyển tài sản từ người này sang người
khác khi họ đều còn sống thì di chúc lại nhằm chuyển dịch tài sản của người
đã chết sang cho người còn sống. Như đã phân tích ở trên, thực tiễn cho thấy
có nhiều cá nhân để lại dặn dò cho người thân trước khi chết. Tuy nhiên,


những lời dặn dò không có nội hàm nhằm dịch chuyển tài sản cho người khác
không phải là di chúc vì di chúc phải thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
8 Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: sách chuyên
khảo. Tập 1, 2,
NXB Chính trị quốc gia, tr 284.
9 ngày truy cập 03/7/2016, tr
323.
19
dịch tài sản cho người khác. Do đó, nếu văn bản có bề ngoài là di chúc mà

không thể hiện ý định chuyển tài sản cho người khác thì không phải di chúc.
Ví dụ, một tờ giấy viết là “Di chúc” nhưng có nội dung ghi rõ “không có tài
sản, dặn dò các con phải yêu thương nhau, cố gắng học tập, tránh xa các thói
hư tật xấu...” thì đó không phải di chúc.
Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính
người để lại di chúc chết.
Nếu như hợp đồng là sự thể hiện ý chí cho cả hai bên chủ thể thì di
chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên. Sự khác nhau này làm cho di chúc có
tính chất khác biệt so với hợp đồng dân sự. Nếu hợp đồng dân sự phát sinh
hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật quy định khác, thì di chúc có hiệu lực chỉ khi người lập ra nó chết.
Bên cạnh đó, di chúc là ý chí đơn phương của một cá nhân, nên cá nhân đó
luôn có thể thay đổi ý chí của mình vào bất kỳ thời điểm nào hoặc thậm chí
hủy bỏ di chúc đã lập. Sự thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể được thể hiện


dưới hình thức người đó lập di chúc mới, ghi nhận về việc thay đổi di chúc,
những cũng có thể bằng di chúc mới (mặc dù không nói rằng thay đổi hay hủy
bỏ di chúc) người lập di chúc định đoạt tài sản mà nội dung khác với di chúc
đã viết trước đó. Điều đó có nghĩa là nếu cá nhân lập di chúc còn sống thì
người thừa kế theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của
người lập di chúc và họ cũng chưa chắc được nhận tài sản đó. Pháp luật tôn
trọng quyền lập di chúc của cá nhân nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của
chủ sở hữu và đảm bảo cho cá nhân qua việc định đoạt tài sản thể hiện được
tình cảm và trách nhiệm với người khác. Do đó, nếu như việc định đoạt trong
di chúc đã lập không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tình cảm hiện tại
thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ
lúc nào người đó muốn.
Như vậy, qua việc tìm hiểu khái niệm di chúc của các quốc gia, các học
giả nghiên cứu, cũng như qua việc phân tích các đặc điểm cơ bản của di chúc

đã nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chung về di chúc như sau: Di chúc chính
20
là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài
sản của mình cho chủ thể khác khác hưởng sau khi người lập di chúc chết.
1.3. Nội dung của di chúc
Theo Từ điển Tiếng Việt thì nội dung là “mặt bên trong của sự vật, cái
được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện”10. Theo cách hiểu chung nhất, nội


dung của di chúc là tổng hợp những vấn đề mà người lập di chúc đã thể
hiện trong di chúc đó nhằm định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác
hưởng sau khi người để lại di chúc chết.
Ngoài ra, bởi di chúc là phương tiện phản ánh ý chí, do đó về bản chất,
nội dung di chúc là ý chí cụ thể mà người lập di chúc đã thể hiện trong di
chúc đó nhằm định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác hưởng sau khi người
để lại di chúc chết. Một tài liệu muốn được công nhận là di chúc phải chứa
đựng các thông tin về việc định đoạt tài sản cho chủ thể khác và ngược lại.
Nội dung của di chúc có thể được phân chia thành: nội dung bắt buộc
phải thể hiện và nội dung không bắt buộc.
- Về nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc: Nội dung bắt buộc
phải thể hiện trong di chúc là những vấn đề chính nhằm xác định chính xác ý
chí của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ cho chủ thể
khác sau khi người lập di chúc chết.
Như đã phân tích ở trên, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có những đặc
điểm như: di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di
chúc và di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc cho người
khác. Như vậy, một văn bản hay một lời dặn dò của người chết để lại muốn là
một di chúc phải có những đặc điểm nêu trên. Từ việc chỉ ra khái niệm về di
chúc cũng như đặc điểm của di chúc, chúng ta có thể khẳng định nội dung

của di chúc phải có những yếu tố sau:


10 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 738.
21
Thứ nhất, phải thể hiện được cụ thể thông tin cá nhân đã để lại di
chúc. Việc xác định rõ cá nhân để lại di chúc mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Di chúc là phương tiện phản ánh ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết, do đó cá nhân phải xác định rõ là ai. Nếu
không xác định rõ được cá nhân thì di chúc hoàn toàn không có giá trị cũng
như không thể thực hiện. Để xác định chính xác cá nhân để lại di chúc, nội
dung của di chúc phải ghi nhận các thông tin về nhân thân của cá nhân đó, cụ
thể được thể hiện thông qua họ tên, nơi sinh sống, mã số công dân (hoặc cách
gọi khác quy định của từng quốc gia) của người để lại di chúc. Bên cạnh đó,
việc xác định cụ thể cá nhân để lại di chúc là căn cứ đánh giá hiệu lực pháp lý
của di chúc bởi không phải mọi cá nhân đều có thể lập di chúc. Cá nhân để lại
di chúc phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể như đạt độ tuổi nhất
định, có khả năng thể hiện ý chí, không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.Về vấn đề năng
lực chủ thể của người để lại di chúc, mỗi quốc gia cũng như mỗi thời kì sẽ có
quy định khác nhau. Ví dụ Luật La Mã cũng có quy định: con gái từ 12 tuổi,
con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội mới có
thể lập di chúc. BLDS của Cộng hòa Pháp quy định cá nhân từ đủ 16 tuổi trở
lên được quyền lập di chúc, tuy nhiên chỉ được định đoạt một nửa tài sản của


mình. BLDS Nhật Bản quy định người từ đủ 15 tuổi có quyền lập di chúc.
Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định thông tin cá nhân đã
để lại di chúc là một vấn đề bắt buộc phải ghi nhận trong nội dung di chúc. Ví
dụ, Điều 968 BLDS Nhật Bản quy định di chúc bằng văn bản phải được viết

tay, ghi rõ tên và xác nhận của người lập di chúc. Điều 970 BLDS Cộng hòa
Pháp quy định di chúc phải có tên và chữ ký của người lập di chúc.
Tóm lại, việc xác định rõ cá nhân để lại di chúc có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, buộc phải thể hiện trong nội dung di chúc.
Thứ hai, phải thể hiện được thông tin về tài sản của cá nhân, tức di sản
để lại. Bởi mục đích của việc lập di chúc là định đoạt tài sản của cá nhân sau
khi cá nhân chết, do vậy, cần phải xác định được tài sản của cá nhân đó. Tài
22
sản nêu trong di chúc phải là tài sản hợp pháp của chính cá nhân lập di chúc,
bao gồm tài sản riêng của họ và phần tài sản trong khối tài sản chung với
người khác. Tài sản hợp pháp được hình thành thông qua quá trình sản xuất,
kinh doanh, nhận tặng cho, thừa kế....
Tài sản của người để lại di chúc bao gồm tài sản vô hình hoặc tài sản
hữu hình. Tài sản hữu hình như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, trang sức,
của cải để dành. Tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản
của người để lại di chúc như quyền yêu cầu người khác thực hiện các nghĩa
vụ tài sản. Ngoài ra, về vấn đề tài sản của người chết để lại (hay di sản), trong
khoa học pháp lý còn có quan điểm cho rằng di sản bao gồm tài sản thuộc sở


×