Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.8 KB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN ……

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 62.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ………..

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô của Khoa Pháp
luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường, giúp tôi tiếp cận tư
duy khoa học để phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện Luận văn này. Với sự hướng dẫn rất bài bản và khoa học của PGS.TS, tôi
đã học hỏi được những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, thiết thực và
bổ ích.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều
tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin


đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày…. Tháng…… năm 2017
Người viết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nội dung của
công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn

Tác giả


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ngân hàng Nhà nước : NHNN
Tổ chức tín dụng : TCTD
Ngân hàng thương mại : NHTM
Ngân hàng thương mại cổ phần : NHTMCP
Đại hội đồng cổ đông : ĐHĐCĐ
Hội đồng quản trị : HĐQT
Ban kiểm soát : BKS


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM

SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 6
1.1. Khái quát về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân
hàng thương mại 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kiểm soát an toàn 6
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm kiểm soát an toàn 6
1.1.1.2. Phân loại kiểm soát an toàn 13
1.1.2. Vai trò của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân
hàng thương mại Việt Nam 15
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp
tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam 18
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
của Ngân hàng thương mại 18
1.2.2. Yêu cầu cơ bản của pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam 20
1.2.3. Cơ cấu pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của
Ngân hàng thương mại Việt Nam 21
CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở


VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 25
2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
của Ngân hàng thương mại 25
2.1.1. Quy định về chủ thể thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp
tín dụng của Ngân hàng thương mại 25
2.1.1.1 Ngân hàng Nhà nước 25
2.1.1.2. Ngân hàng thương mại 27
2.1.2. Về nội dung kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng 43
2.1.2.1. Kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng thông qua hệ thống quản trị

rủi ro và kiểm soát nội bộ và các chỉ số an toàn 43
2.1.2.2. Về quy trình tín dụng - cơ sở để giám sát nội bộ hoạt động cấp tín dụng 51
2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát an
toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại 68
2.2.1.1. Xuất phát từ thực trạng kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
của Ngân hàng thương mại và trên cơ sở đánh giá khách quan những hạn chế,
bất cập của pháp luật 68
2.2.1.2. Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát an toàn đối với
hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại 73
2.2.2. Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện về kiểm soát an toàn đối với
hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay 75
2.2.2.1. Đối với chủ thể thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng 76
2.2.2.2. Đối với nội dung kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của
Ngân hàng thương mại 80


KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế của nền kinh tế, hệ thống ngân
hàng Việt Nam đang từng bước chuyển mình, nhằm theo kịp với sự phát triển chung
của đất nước và xu hướng tại các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự
do hóa thương mại mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước, tạo điều kiện để
hệ thống ngân hàng Việt Nam tranh thủ được các nguồn vốn, tiếp thu công nghệ hiện
đại, trình độ quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới. Nhưng bên cạnh đóĐồng thời,
hội nhập kinh tế quốc tế cũng khiến cho nền kinh tế phải chịu tác động nhiều hơn từ

bên ngoài, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, đối
mặt với sự bất ổn và rủi ro lớn hơn,; ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã thách thức sự ổn định của hệ thống ngân hàng,; nhất
là những rủi ro từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực kinh doanh và cạnh tranh trong điều kiện
mới là nội dung đặc biệt trong chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo Quyết định số
254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, mục tiêu cơ bản của giai đoạn 2011 –
2015: “Ttập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động
của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động
ngân hàng”. Đây là những định hướng cơ bản và cũng là những đòi hỏi cấp bách nhất
đối với nâng cao khả năng và an toàn của các Ngân hàng thương mạiHTM Việt Nam.
Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, cấp tín dụng là một hoạt động kinh


doanh, mà hiện nay đó là nghiệp vụ kinh doanh chính, chủ yếu, đem lại nguồn lợi
nhuận lớn nhất cho các Ngân hàng thương mạiNHTM. Nghiệp vụ này được thực hiện
nhờ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình
thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chính vì lẽ đó, để đảm
bảo an toàn cho các Ngân hàng thương mạiHTM, cơ chế kiểm soát an toàn đối với hoạt
động kinh doanh của NHTM nói chung, và hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương
mạiHTM nói riêng ra đời.
Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng không phải là vấn đề mới ở
Việt Nam, các văn bản pháp luật hiện hànhvăn bản pháp luật hiện hành về kiểm soát
đã bước đầu phù hợp với hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và cơ cấu của các
NHTM Ngân hàng thương mại song chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện. Luật các Tổ
chức tín dụng năm 2010 và Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại chỉ dừng lại ở việc xây dựng

cơ cấu quản trị cơ bản, các quy định về cấp tín dụng, quản trị rủi ro, tuy nhiên lại
không quy định cụ thể về những cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động cấp tín dụng
cấp cơ sở như cán bộ tín dụng, nhân viên tín dụng phải làm gì, thẩm quyền quyết định
tín dụng ra sao... Chính những bất cập của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp
tín dụng của các Ngân hàng thương mạiNHTM ít nhiều gây ra phiền toái cho ngân
hàng cũng như khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng, đồng thời có thể tạo điều
kiện thuận lợi để khách hàng hay cán bộ ngân hàng thực hiện hành vi gian dối, lừa
đảo, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân hàng.
Trước thực tế này, để duy trì hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển bền vững,
bên cạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng,


một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các Ngân hàng thương mạiNHTM là chủ
động xây dựng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mức độ an toàn trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng nói chung, trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng, đồng
thời tuân thủ triệt để quy định pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng của các Ngân hàng thương mạiNHTM. Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách
của đề tài, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, học viên lựa chọn đề tài “Pháp
luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại
Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng
thương mạiNHTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt
động cấp tín dụng nói riêng, cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng của các Ngân hàng thương mạiNHTM nói chung cũng như sự phát triển lành
mạnh, ổn định của Ngân hàng thương mạiNHTM và hệ thống các tổ chức tín dụng
trong nền kinh tế, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ
và có hệ thống. Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố đề cập đến
vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương
mạiNHTM ở một vài khía cạnh như:

Luận văn thạc sỹ:“Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”năm 2005 của tác giả Phạm Thành Chung mới
chỉ đề cập sơ lược các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của
các tổ chức tín dụng nói chung tại thời điểm năm 2005 mà chưa đi sâu phân tích các
quy định này đối với các Ngân hàng thương mạiNHTM;
Hay luận văn thạc sỹ:“Một số vấn đề pháp luật về quản trị rủi ro trong hoạt


động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị
Thùy Trang mới chỉ nghiên cứu về pháp luật quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
mà chưa đi sâu vào phân tích việc kiểm soát an toàn đối với toàn bộ hoạt động cấp tín dụng
của các Ngân hàng thương mạiNHTM.
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một vài
khía cạnh của pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của các
Ngân hàng thương mạiNHTM như đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của
hệ thống các tổ chức tín dụng hay nội dung về quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
mà chưa đi sâu nghiên cứu đầy đủ pháp luật về kiểm soát an toàn đối với tất cả các
hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mạiNHTM. Mặc dù pháp luật về
kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của các NHTM có vị trí, vai trò quan
trọng, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể, chưa được quan
tâm đúng vị thế, xét ở Bậc Cao học, hiện nay chưa có một Luận văn nào đề cập đến
vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, khái niệm kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng theo pháp
luật Việt Nam thường được đề cập trong khuôn khổ Hiện nay, khái niệm kiểm soát an
toàn hoạt động cấp tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay thường được đề cập
trong khuôn khổ kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng trong nội bộ Ngân
hàng thương mại NHTM và cơ chế giám sát của Chính phủ, kiểm soát của Ngân hàng
Nhà nước cùng các cơ quan quản lý có liên quan.
Luận văn tậpLuận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan các

yêu cầu kiểm soát an toàn cấp tín dụng phải đáp ứng những điều kiện sau: mô hình
kiểm soát hoạt động cấp tín dụng; quy trình cấp tín dụng chặt chẽ; hệ thống kiểm soát


nội bộ và quản trị rủi ro; và hoạt động giám sát của Chính phủ, NHNN Ngân hàng Nhà
nước và các cơ quan có liên quan.
Do phạm vi nghiên cứu rộng và yêu cầu của luận văn cao học luật, nội dung
luận văn đề cập chủ yếu đến pháp luật kiểm soát an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại cổ phần mà không đề cập đến tất cả các ngân hàng thương
mại còn lại. Luận văn cũng xác định nội dung chính của hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại hiện nay hướng tới là hoạt động cho vay nên phạm vi tập trung
đánh giá thực trạng pháp luật kiểm soát an toàn cũng đi theo hướng đánh giá hoạt động
cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của ngân hàng thương mại. Các nội dung nghiên
cứu còn lại của đề tài này, tác giả luận văn xin được tiếp tục nghiên cứu ở các công
trình khoa học tiếp theo.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ các tìm hiểu và các nhậnnhận thức nêu trên tại mục tình hình nghiên cứu,
mục đốii tượngtượng và phạm vi nghiên cứu, LuậnLuận văn cố gắng theo đuổi các
mục đích và thực hiện nhiệmhiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhưnhư sau:
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách có hệmột
cách có hệ thống các vấn đề lý luận luận về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp
tín dụng của Ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng pháp luậtluật, tìm kiếm
nguyên nhân bất cậpcập và kiến nghị giải pháp lậplập pháp, thi hành và tưtư pháp liên
quan;
Nhiệm vụNhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích rõ khái niệmniệm về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng và làm rõ các vấn đề lý luậnluận về kiểm soát an toàn nhằm làm rõ bản chất, ý
nghĩa, vai trò của kiểm soát , sự tác độngđộng của nó đối với Ngân hàng thương



mạiNHTM và nền kinh tế;
- Làm rõ mô hình kiểm soát thông qua mô hình quản trị Ngân hàng thương mại,
từ đó so sánh với các nguyên tắc quản trị của Basel II.
- Làm rõ cơ cấu quy trình cấp tín dụng để từ đó luận giải nhu cầu điều chỉnh
pháp luật đối phù hợp;
- Làm rõ lý luận về xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đối
với hoạt động cấp tín dụng;
- Làm rõ các quy định về giám sát của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nướcHNN và
các cơ quản quản lý đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mạiNHTM;
- Phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng, qua đó chỉ ra những bất cập của thực trạng pháp luật trong quá trình thực thi;
- Đề xuất kiến nghị về giải pháp hoàn thiệnthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng
thương mại NHTM ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phươngphương pháp nghiên cứu của Luận văn đượcLuận văn được xây
dựng trên cơ sở phương pháp luậncơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biệnvật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtvật lịch sử, và đường lốiđường lối, chính sách
của Đảng Cộng sản Việt.Cộng sản Việt Nam.
Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương
pháp điển hình hóa, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các
quy phạm phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật và phương pháp đánh giá
thực trạng pháp luật.


Với phương pháp phân tích, luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật
hiện hành về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng, qua đó chỉ ra các
khiếm khuyết, bất cập.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng kế hợp với phương pháp phân tích. Cụ

thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng
hợp để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết
quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt nam hiện hành về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng.Các phương
pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, mô
hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật;
phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.
Với phương pháp phân tích, luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật
hiện hành về kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng, qua đó chỉ ra các khiếm
khuyết, bất cập.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ
thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng
hợp để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết
quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật
VN hiện hành về kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụngPhương pháp so sánh được
sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay
lạc hậu... hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ
ra sự tích cực hay tụt hậu...
6. Những đóng góp mới của Luận văn


Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra
ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu... hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn
bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu...
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Góp phần xây dựng lý luậnluận về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng và pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng
thương mại ở Việt NamViệt Nam, , đặc biệtđặc biệt là làm rõ bản chất và đặc điểm rõ
bản chất và đặc điểm pháp lý của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng,

phân tích phương thức kiểm soát, mô hình kiểm soát, phân loại kiểm soát an toàn đối
với hoạt động cấp tín dụng;.
- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hànhluật Việt Nam
hiện hành về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng và tìm ra các bất cập
cập cụ thể cần sửa đổi;
- Kiến nghị giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện pháp luật Việtviệc hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về việc kiểm soát an toàn đối vớiviệc kiểm soát an toàn hoạt động cấp
tín dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát an toàn đối
với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát an toàn đối với hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật
CHƯƠNG 1


KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Nngân
hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kiểm soát an toàn
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm kiểm soát an toàn
NHTM với tư cách là mộtlà trung gian tài chính vớthực hiệni các nghiệp vụ cơ
bản bao gồm:là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cungcưng ứng dịch vụ thanh toán qua
tài khoản và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về các gói sản phẩm dịch vụ của

nền kinh tế. Xuất phát từ định chế tài chính đặc thù như vậy, mọi hoạt động kinh
doanh của NHTM được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định nhằm đáp ứng yêu
cầu nhằm bảo vệ người gửi tiền, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các
NHTM, cụ thể của khuôn khổ nhất định đó là cơ chế kiểm soát an toàn.
Trước hết, kiểm soát là khái niệm khá phổ biến trong nền kinh tế. Có thể hiểu
kiểm soát là hoạt động theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy
định hay không nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một
đối tượng nào đó1. Theo quan điểm của TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, kiểm soát là
hoạt động đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc từ tiêu chuẩn2. Theo đó, kiểm soát sẽ
bao gồm các hoạt động từ thiết lập tiêu chuẩn, theo dõi, đánh giá thực tế bằng cách so
sánh thực tế với tiêu chuẩn, và chỉnh sửa sai lệch từ thực tế so với những tiêu chuẩn đã
xác lập. Hình thức kiểm soát này được áp dụng cho mọi hệ thống kiểm soát, có thể là
kiểm soát chất lượng, kiểm soát hành vi, kiểm soát lịch trình, kiểm soát sản phẩm


hỏng, kiểm soát nhân sự, kiểm soát tốc độ, kiểm soát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho,
kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát quy trình thực hiện, kiểm soát tài chính. Hoạt
động kiểm soát được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau: tổ chức, cá nhân, hay các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phụ thuộc vào đối tượng được kiểm soát.
Dưới góc độ kỹ thuật công nghệ thông tin, kiểm soát là cách thức để kiểm tra
tính chính xác của các câu lệnh.
Dưới góc độ kinh tế, kiểm soát là quá trình kiểm tra, theo dõi các hoạt động của
một tổ chức- doanh nghiệp và tiến hành các điều chỉnhbiện pháp quản lý phù hợp làm
giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấurủi ro, giúp tổ chức hoạt động đúng nhịp của
nền kinh tế.
Dưới góc độ pháp lí, kiểm soát là việc một chủ thể áp dụng các cơ chế quản lý
trong khuôn khổ pháp luật nhằm giúp hoạt động của tổ chức đạt mục đích lợi nhuận
hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.
Tuy nhiên trong thực tiễn, khái niệm kiểm soát được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Kiểm soát là một hoạt động chỉ xuất hiện khi các công việc kết thúc, có nghĩa là

kiểm soát chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên hiểu như vậy là chưa
đủ và chưa đúng bản chất của việc kiểm soát. Nhìn chung, hoạt động kiểm soát là quá
trình nhà quản lý chi phối các chính sách và hoạt động của một chủ thể thông qua việc
giám sát, điều tiết theo dõi tính hiệu quả và các thành viên trong việc thực hiện các
hoạt động nhằm tránh những rủi ro và đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của chủ thể đạt
được hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, an toàn được hiểu là trạng thái mà con người, tài sản, môi trường
được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn)
do chủ quan, khách quan trong một hoạt động. Nói cách khác, an toàn còn được hiểu


là sự bình ổn của một sự vật, sự việc. Trạng thái này được nhận dạng thông qua quá
trình liên tục nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro nhằm giữ sự yên ổn, loại trừ
nguy hiểm, hoặc tránh được sự cố để sự vật, sự việc nằm trong một giới hạn gây hại
nhất định.
Như vậy, từ khái niệm kiểm soát và khái niệm an toàn, có thể đi đến cách hiểu
về kiểm soát an toàn chính là hành vi của nhà quản lý điều hành đơn vị, tổ chức qua
việc tác động lên thành viên và hoạt động của đơn vị, tổ chức phải đáp ứng được các
yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn nhằm phòng chống các tác động xấu nhằm đảm bảo
không xảy ra rủi ro đối với một hoạt động của tổ chức giúp tổ chức tiến gần tới mục
tiêu của mình.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng: Thứ nhất, kiểm soát an toàn bao gồm những kỹ thuật
vận hành và những hành động tập trung và cả quá trình theo dõi và quá trình giảm
thiểu, loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, sự không thích hợp, không thỏa mãn chất
lượng tại mọi công đoạn của quá trình; Thứ hai, kiểm soát an toàn không có nghĩa chỉ
phản ứng lại những sự kiện sau khi đã xảy ra, kiểm soát cũng có nghĩa là giữ cho tổ
chức theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra. Kiểm soát an toàn
không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra của tổ chức và đã kết thúc của tổ chức mà
còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra mà nhà quản lý
muốn tiên liệu trước các rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, kKiểm soát an toàn vừa là một quá trình

kiểm tra các tiêu chuẩn, vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng, đưa về những giới
hạn ổn định.
Kiểm soát an toàn nói chung có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý.
Từ khi Việt Nam chuyển sang cơ chế kế hoạchhọach hóa tập trung sang nền kinh tế
thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt


động lớn để tồn tại và phát triển, các nhà quản trị doanh nghiệp phải quyết định, thực
hiện phương pháp quản lý đúng đắn để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả. Một
trong những công cụ giúp cho các nhà quản trị có được các thông tin chính xác và kịp
thời để đưa ra các quyết định đúng đắn, đó chính là kiểm soát an toàn.
Do đó, theo tác giả, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của
NHTM là phương thức quản lý của các các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biện
pháp nghiệp vụ từ việc thừa nhận, xây dựng các tiêu chuẩn, cách thức cấp tín dụng;
bảo đảm thực hiện trao đổi thông tin và phối hợp của các bộ phận trong NHTM về
hoạt động cấp tín dụng; kiểm tra và đánh giá các quy trình thực hiện so với tiêu chuẩn
cấp tín dụng đã xác lập; đến việc theo dõi và phán đoán những rủi ro có thể xảy ra;
thực hiện biện pháp tác động phù hợp với quy trình lỗi; nhằm đảm bảo an toàn cho
hoạt động cấp tín dụng của NHTM nói riêngchung, hay cả hệ thống các TCTD nói
chungriêng. Trong quá trình kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng, các yếu
tố luôn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kiểm soát là nhận thức và phản ứng của
người kiểm soát và đối tượng kiểm soát. Điều này thể hiện các ở đặc điểm của hoạt
động kiểm soát an toàn.
Trước hết, đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM là việc thỏa thuận để tổ
chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền
theo nguyên tắc có hoàn trả. Hiện nay, Luật quy định hoạt động cấp tín dụng của
TCTD bao gồm: nghiệp vụ cho vay; chiết khấu, tài chiết khấu; bao thanh toán; bảo
lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác3. Hoạt
động cấp tín dụng của NHTM là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp) sang cho khách hàng sử dụng trong thời gian nhất định với
cam kết hoàn trả trong thời hạn thỏa thuận và một khoản lợi nhuận đi kèm thông qua


các hợp đồng tương ứng với từng nghiệp vụ cấp tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng
làĐây là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mạiNHTM trong giai
đoạn hiện nay, vì nguồn vốn dành cho nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng thương mạiNHTM. Theo
3Khoản 3, Điều 98, Luật các Tổ chức tín dụng.
thống kê,Hiện nay các hoạt động cho vay chiếm tới 60% tài sản của ngân hàng và đem
lại 70% lợi nhuận của ngân hàng4, vì vậy, cmà các rủi ro từ hoạt động cho vay nói
riêng và hoạt động cấp tín dụng nói chung chủ yếu đến từ hoạt động cho vay của các
NHTM. Bởi vậy, luận văn sẽ chỉ đề cậptập trung tới nghiệp vụ cho vay hay nghiệp vụ
tín dụng của NHTM.
Tuy nhiên, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM không
chỉ nằm trong vòng tròn nhỏ là, điều chỉnh mối quan hệ giữa NHTM và khách hàng
qua các loại hợp đồng tín dụng. Ở đó, ,yêu cầu đặt ra đối với buộc hội đồng quản trị,
ban giám đốc, ban kiểm soát và cán bộ tín dụng phải: thực hiện theo đúng quy trình
cấp tín dụng; kiểm soát sự phân bổ, tổ chức các nguồn tài nguyên để thực hiện các
mục tiêu theo kế hoạch tín dụng đã đặt ra;, giám sát việc cấp tín dụng, giám sát khoản
tín dụng;, giải ngân, thu hồi nợ, tài sản bảo đảm của khoản tín dụng... tránh những rủi
ro tín dụng có thể xảy ra. Hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
đnày được tổ chức theo mô hình quản trị của NHTM, từ hội sở, phòng ban và các bộ
phận có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng qua hệ thống công nghệ thông tin và thực
hiện các chế độ hay nói cách khác đây chính là việc kiểm soát an toàn đối với hoạt
động cấp tín dụng trong nội bộ NHTM.
Hơn thế nữa, vòng tròn của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
của NHTM đó còn mở rộng mang tính chất quy mô hơn, đó chính là sự giám sát của



Chính phủ, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan quản lý có liên quan.
Hoạt động kiểm soát an toàn của các chủ thể này mang tính chất kiểm soát cho toàn bộ
hệ thống các NHTM. Nó bao gồm: , bao gồm các quy định chung;, , các chỉ số an toàn
như lãi suất trần, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dư nợ cho vay
so với tổng tiền; các chế độ báo cáo; hệ thống công nghệ thông tin... yêu cầu các
NHTM bắt buộc phải thực hiện;, hay những biện pháp can thiệp kịp thời mà NHNN,
Chính phủ khi một NHTM rơi vào tình trạng mất kiểm soát- kiểm soát đặc biệt. Đâyđó
chính là sự kiểm soát mang tính chi phối cho toàn thị trường liên ngân hàng nói chung,
và các NHTM nói riêng.
Bên cạnh đó, có thể thấy hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín
dụng của NHTM này được tiến hành cả trước, trong và sau quá trình cấp tín dụng
nhằm đạt được các yêu cầu trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đảm bảo tính
đồng nhất khả năng sinh lời, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn đầu tư, phòng tránh
rủi ro cho chính NHTM và cả hệ thống các NHTM.
Vì hHoạt động cấp tín dụng được thực hiện mang tính hệ thống, cho nên để
đảm bảo an toàn cho thị trường ngân hàng thì, thì kiểm soát nói chung và kiểm soát an
toàn nói riêng luôn được thực hiện với các nội dung: kiểm soát quản lý, kiểm soát xử
lý, và kiểm soát bảo vệ an toàn tài sản, kiểm soát về công nghệ thông tin5. Khi thực
hiệnĐể kiểm soát an toàn hệ thống NHTM, cần có sự tham gia của: buộc Quốc hội, là thực thể mang quyền lực cao nhất của xã hội, Chính phủ- trực tiếpthực hiện quản lý
Nhà nước các hoạt động trong đời sống kinh tế; và, hay NHNN- chủ thể trực tiếp quản
lý hệ thống các TCTD. TĐể thực hiện quyền năng đó, Quốc hội đã chỉ đạo thông qua
các nghị quyết về kinh tế hàng năm trong đó xây dựng phương hướng phát triển hoạt
động cấp tín dụng nói riêng, ngành ngân hàng nói chung; chỉ đạo xây dựng các Đề án


phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020; các văn
bản pháp luật do NHNN ban hành về lĩnh vực ngân hàng,... Bên cạnh đó, NHNN đã
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng như: Luật
các TCTD năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nướcNHNN... Như ở trên đã trình bày, quá
trình kiểm soát luôn được diễn ra trong ba giai đoạn: kiểm soát trước quá trình tín

dụng, kiểm soát trong quá trình tín dụng và kiểm soát sau quá trình tín dụng. Vì vậy
mà hiện nay, văn bản pháp luật về hoạt động cấp tín dụng do NHNN ban hành cũng
thể hiện qua ba giai đoạn trên: giai đoạn kiểm soát trước quá trình tín dụng (bao gồm
nội dung hoạt động cấp tín dụng, cơ cấu tổ chức quản lý của NHTM, các chủ thể trực
tiếp có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng, các chỉ số an toàn liên quan
trực tiếp tới hoạt động kiểm soát an toàn cấp tín dụng...); giai đoạn kiểm soát trong quá
trình cấp tín dụng (bao gồm nội dung giám sát quy định về xét duyệt tín dụng, quy trình
giải ngân); và giai đoạn kiểm soát sau quá trình cấp tín dụng: (bao gồm kiểm tra sử dụng
tiền vay các chế độ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng, các
quy định về lưu giữ hồ sơ tín dụng).
Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM là quá trình các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước, Bộ tài chính...), các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý thực hiện hoạt động
cần thiết để đảm bảo căn cứ cho việc xác định tính tuân thủ của ngân hàng thương
mạiNHTM trong quá trong quá trình cấp tín dụng và hoạt động tự kiểm soát của nội
bộ của ngân hàng thương mại.NHTM.
Có thể khẳng định, hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
của NHTM ngoàicó những đặc điểm chung của hoạt động kiểm soát như giúp nhà
quản lý đạt được mục tiêu; phụ thuộc các yếu tố về như quy mô của tổ chức, văn hóa


của doanh nghiệp; và nhằm phòng tránh các nguy cơ rủi ro, thì kiểm soát an toàn đối
với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thươngNHTM mại có những điểm khác
biệt, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng
của NHTMgân hàng thương mại là các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
nNgân hàng phối hợp với các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ quản lý hoặc trực tiếp thực
hiện hoạt động cấp tín dụng. Cơ quan quản lý Nhà nước là chủ thể có quyền quyết
định cơ chế, các quy định về kiểm soát an toàn đối vớitrong hoạt động cấp tín dụng đối
với cả hệ thống các NHTM kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng thông qua: ban

hành Nghị quyết đối với các NHTM đang rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc tái
cơ cấu ngân hàng mà nguyên nhân lớn nhất là từ rủi ro tín dụng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật chung về các tổ chức tín dụng về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán
nội bộ, kiểm toán độc lập.... Chính phủ ban hànhxây dựng các văn bản pháp luật quy
định quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng thương mạiNHTM xây dựng hệ thống
pháp luật điều chỉnh nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quản trị điều hành, cơ cấu
tổ chức quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BKS, Ban điều hành... của NHTM để hạn chế
lạm quyền, tập trung quyền lực quá mức trong việc quản trị, điều hành hoạt động cấp
tín dụng... ; Ngân hàng Nhà nướcNHNN với vai trò là Ngân hàng Trung ương trực
tiếp quản lý hoạt động của các NHTM thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động
cấp tín dụng như việc đưa ra các quy định về an toàn hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng hay là đảm bảo đủ vốn đề bù
đắp các tổn thất không định trước, tỷ lệ khả năng chi trả để đảm bảo cho ngân hàng có
đủ thanh khoản khi xảy ra rủi ro xuất phát từ sự mất cân đối về kỳ hạn; giới hạn cấp tín
dụng cho một khách hàng hay người có liên quan để hạn chế rủi ro do việc tập trung


tín dụng hay yêu cầu các NHTMTCTD đa dạng hóa danh mục tín dụng nhằm phân tán
rủi ro....
Thứ hai, hHoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng trong
nội bộ ngân hàng thương mạiNHTM được thực hiện theo hệ thống kiểm soát nội bộ,
trong đó có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, hệ thống này được vận hành với
ba tuyến phòng thủ:.
Một là, tuyến phòng thủ từ các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên
khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở, các cá nhân như giám đốc chi
nhánh, nhân viên kế toán, nhân viên tín dụng, bộ phận thẩm định tín dụng,.... tiến hành
cấp tín dụng cho khách hàng., Nchính những chủ thể này sẽ thực hiện hoạt động có nội
dung kiểm soát, nghĩa làtức là thực hiện hoạt động kiểm soát an toàn theo những quy
định đã được thiết lập như: các bước lập, hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; phân
tích thẩm định tín dụng, và quyết định có thực hiện cấp tín dụng hay không... Nhiệm

vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các
rủi ro phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng và các quy trình vận hành; bảo vệ lợi ích
của NHTMgân hàng thươngmại thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính
hiệu quả.
Hai là, là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp
chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh
giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ
thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vịmức dự phòng rủi
ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi,
cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân
thủ. Để đạt được điều đó, cần cần sự phối hợp nhịp nhàng của các chủ thể có quyền


lực kiểm soát an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, không ai khác chính là Ban giám
đốc, Ban kiểm soát, Ban điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ cùng các thành viên có
liên quan sẽ thực hiện kiểm soát thông qua Ban kiểm soát của NHTM, và giám sát
hoạt động cấp tín dụng theo Điều lệ và Quyết định của NHTM về hoạt động cấp tín
dụng.
Tuyến phòng thủ thứ Bba là, bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực
thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên giúp cho
việcviệc đánh giá hai tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện
độc lập và khách quan.
Thứ bahai, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng gắn liền với mục
tiêu, sự an toàn và chất lượng tín dụng của NHTM. Cụ thể, kiểm soát an toàn được
xem như một quá trình cung cấp các thông tin phản hồi giúp cho việc khắc phục những
nhược điểm của công tác quản trị được đảm bảogiúp cho hoạt động của Ngân hàng
thương mạiNHTM được đảm bảo an toàn và đạt được các mục tiêu tín dụng. Đó là
cách duy nhất để chủ thể quản lý biết được mục đích cấp tín dụng mà NHTM đề ra có
được thực hiện hay không. Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu
đem lại lợi nhuận lớn cho NHTM, vì vậy, kiểm soát an toàn đối với được hoạt động

cấp tín dụng chính là kiểm soát được nguồn tiền mà Ngân hàng sẽ nhận được. Kiểm
soát tốt giúp chất lượng tín dụng luôn được đánh giá cao. Khi Vì vậy, kiểm soát an
toàn đối với hoạt động cấp tín dụng sẽ giúp chất lượng tín dụng tốt sẽ giúp cho Ngân
hàng thương mạiNgân hàng cải thiện thiện tình hình tài chính từ các dịch vụ tín dụng
của mình, giúp Ngân hàng khẳng định được vị thế cho sự tồn tại và trong sự cạnh
tranh với các Ngân hàng khác, từ đó mà thực hiện được mục tiêu mà Ngân hàngHTM
đã đề ra.


×