QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề chung về thẻ
1.1.1. Lịch sử phát triển của thẻ
Năm 1914 công ty xăng dầu California cấp thẻ cho nhân viên và một số
khách hành nhằm khuyến khích bán sản phẩm công ty đó là sự xuất hiện của chiếc
thẻ đầu tiên trên thế giới.
Năm 1949 một doanh nhân người Mỹ trong một lần đi ăn tối tại một nhà
hàng ở NewYork đã phát hiện ra mình không đem theo tiền mặt, khiến ông rất khó
xử. Sau lần khó xử đó ông đã mày mò chế tạo ra 1 phương tiện chi trả có thể thay
cho việc đem theo tiền mặt. Ông cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club” với lệ
phí hàng năm là 5 Usd, những người mang theo loại thẻ này có thể ghi nợ khi đi ăn
ở 27 nhà hàng ở NewYork đó chính là Mc Namara. Đến năm 1951 đã có 1 triệu
Usd được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ Diner
Club nhanh chóng thu được lãi. Do không tiên liệu được khả năng thu lãi hàng tỷ
USD của ngành mới, Mc Namara đã bán hết cổ phần của mình cho những người
hợp danh là Ralph Schneider và Alfred Bloomingdale vào năm 1953.
Trong hệ thống phát triển thẻ Diner Club của Schneider, các nhà bán lẻ bị
tính chiết khấu 5% trên giá trị mỗi món hàng được bán ra. Mặc dù lợi nhuận giảm
nhưng người bán lẻ vẫn chấp thuận vì họ hy vọng sẽ có nhiều người tiêu dùng đến
mua hàng nhiều hơn nhờ phương tiện này.
Những chiếc thẻ Credit Card đầu tiên đã cấp cho những người giàu có và có
tiếng tăm trong xã hội tại NewYork. Tuy nó chỉ được sư dụng hạn chế trong 27 nhà
hàng sang trọng ở NewYork lúc bấy giờ. Công ty American Express cũng theo gót
Diner Club cho ra đời chiếc thẻ American Express, vì sự hạn chế chỉ sử dụng trong
việc ăn uống du lịch nên loại thẻ này vẫn chưa phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp
xã hội và chưa được xem như là chiếc thẻ thân kỳ (The Magic Card)
Khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra tất cả các loại thẻ Credit Card và
Charge Card đã bị cấm sử dụng, cho đến sau chiến tranh thế giới thứ 2 mới được
phổ biến trở lại. Vì lợi tức mag lại từ thẻ tín dụng khá nhiều nên các ngân hàng bắt
đầu nhúng tay vào, tuy nhiên nó vẫn chỉ được sử dụng tại các địa phương và các
cửa hàng bán lẻ. Cho đến năm 1970 khi mà kỹ thuật điện toán bắt đầu phát triển và
hệ thống căn bản cho “The Standards For Magnetic Strip” được hình thành, thì kỹ
nghệ Credit card mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần của thời
kỳ thông tin.
Đến năm 1966 Bank American (tiền thân của Visa) bắt đầu liên kết với các
ngân hàng ở các tiểu bang khác, trao quyền phát hành thẻ American Card cho các
ngân hàng thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, khởi đầu cho giai đoạn tăng tốc
trong dịch vụ thẻ. Tới năm 1977 thẻ của Bank of American được chấp nhận trên
toàn cầu. Thay vì tên BankAmerican tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn
là xanh lam, trắng và vàng.
Cùng năm 1966 ba nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp
tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card
Association (ICA). Sau này ICA được đổi thành MasterCard, ICA ban hành các
quy định về cấp phép giao dịch thanh toán bù trừ, các biện pháp makerting, bảo
mật các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách có hiệu
quả. Năm 1968 ICA bắt đầu mở rộng chiến lược hoạt động kinh doanh trên phạm
vi toàn cầu thông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico. Sau
đó ICA tiếp tục tìm kiếm đối tác tại các thị trường châu Âu và cho ra đời thẻ
EuroCard. Cũng vào năm 1968 ICA kết nạp một số thành viên là một số các ngân
hàng tại Nhật nhằm từng bước thâm nhập nắm bắt thị trường Đông Á.
Bên cạnh những thuận lợi thì trong lịch sử phát triển của lĩnh vực thẻ cũng
đã chứng kiến những khó khăn nhất định. Điển hình phải kể đến sự kiện vào mùa
giáng sinh năm 1966 do bất cẩn trong sổ sách, các ngân hàng Chicago đã gửi thẻ
tín dụng tràn lan cho các gia đình, ngay cả người chết và trẻ sơ sinh cũng được gửi.
Nhiều người đã sử dụng hoặc bán lại các loại chỉ có người có tên trên thẻ tín dụng
mới là người chịu trách nhiệm. Vụ thẻ mà họ nhận được một cách vô tội vạ vì họ
phát hiện rằng theo pháp luật thì đổ bể đó đã buộc chính phủ phải chấn chỉnh
ngành kinh doanh mới mẻ này. Tháng 10/1970 tổng thống Richard Nixon ký một
đạo luật cấm những nhà phát hành thẻ không được gửi thẻ cho những ai không có
nhu cầu và quy định rằng nếu người mang thẻ báo là bị mất hoặc bị ăn cắp thẻ thì
họ sẽ được xoá trách nhiệm thanh toán nợ. Sau đó pháp luật quy định ngày càng
chặt chẽ hơn trong vấn đề thẻ.
Ngày nay thẻ đã phát triển và xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới, và trở
thành một phương tiện thanh toán phổ biến ở các nước phát triển, các công ty và
ngân hàng liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu nhiều lợi nhuận này. Thẻ dần
dần được xem là công cụ văn minh thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán.
Các loại thẻ Master, Visa, Diner Club, JCB, American Express được sử dụng rộng
rãi trên toàn cầu và các loại thẻ này thay nhau phân chia những thị trường rộng lớn.
1.1.2. Khái niệm và Phân loại thẻ
1.1.2.1 Khái niệm
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng
công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán
do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hoá dịch
vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng
được cấp.
Thẻ ngân hàng luôn được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế
và bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát
hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra trên thẻ còn có thể có
tên công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của tổ
chức tập đoàn thẻ quốc tế...
1.1.2.2 Phân loại
Hiện nay về lý thuyêt có khá nhiều cách phân loại thẻ nhưng chủ yếu người
ta phân loại theo 2 tiêu thức chính : phân loại theo công nghệ sản xuất và phân loại
theo tính chất thanh toán của thẻ:
Nếu căn cứ theo công nghệ sản xuất chia làm 3 loại : thẻ in nổi
(Embossding Card), thẻ băng từ (Magnetic stripe), thẻ thông minh
(Smart Card)
Nếu căn cứ vào tính chất thanh toán có thể chia thành : thẻ tín dụng
quốc tế (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card).
Ngoài ra người ta còn có thể phân loại theo : phân loại theo phạm vi
lãnh thổ, phân loại theo chủ thể phát hành thẻ...
1.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
Hiện nay lĩnh vực thẻ trong một quốc gia có sự tham gia chặt chẽ của 4
thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ
và các đơn vị chấp nhận thẻ. Đối vởi thẻ quốc tế còn thêm 1 thành phần nữa là các
tổ chức thẻ quốc tế.
*Chủ thẻ
Hiểu một cách đơn giản thì chủ thẻ là người sở hữu hợp pháp chiếc thẻ. Chủ
thẻ là người được ngân hàng, tổ chức thẻ chấp nhận phát hành thẻ trên cơ sở năng
lực tài chính khả năng chi trả của người đó hoặc dựa vào sự bảo lãnh của một tổ
chức. Đó cũng có thể là một người được tổ chức uỷ quyền sử dụng thẻ.
Chủ thẻ được phép dùng chiếc thẻ để chi tiêu, thanh toán hoặc rút tiền. Mỗi
khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ để mua hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ,
chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo quy trình và lập biên lai thanh
toán. Đối với thẻ tín dụng sau một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo quy định
của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê. Sao kê là bản thông
báo chi tiết toàn bộ các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến
hạn thanh toán hoặc số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc, các khoản lãi và phí phát
sinh và các thông báo liên quan tới việc sử dụng thẻ. Căn cứ vào thông tin trên sao
kê, chủ thẻ sẽ thực hiện thanh toán khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cho ngân hàng
phát hành thẻ.
*Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành là đơn vị phát hành thẻ cho chủ thẻ. Ngân hàng phát
hành chịu trách nhiệm nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và ra quyết định phát hành thẻ,
mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc theo dõi chi tiêu, thanh toán
cuối cùng với chủ thẻ.
Điều kiện bắt buộc không thể thiếu đó là: ngân hàng phát hành phải là thành
viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế. Ngân hàng phát hành thẻ phải ký kết với
chủ thẻ các điều khoản, điều kiện sử dụng và thanh toán thẻ trên cơ sở pháp luật và
những điều khoản chung của các tổ chức thẻ quốc tế. Ngân hàng phát hành có
quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là một ngân hàng hoặc tổ chức tài
chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng.
*Ngân hàng thanh toán
Đây là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các đơn vị chấp nhận thanh toán
thẻ. Nó giữ vai trò là cầu nối giúp chủ thẻ có thể mua sắm hàng hoá, thanh toán
tiền dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ đó và giúp đơn vị chấp nhận thẻ thu tiền của
chủ thẻ. Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là ngân hàng thanh toán vừa đóng
vai trò là ngân hàng phát hành.
Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch
vụ, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ cam kết: chấp nhận các đơn vị
này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng, cung cấp các thiết bị cần thiết cho
đơn vị để phục vụ cho việc chấp nhận thanh toán thẻ, kèm theo những hướng dẫn
sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên cách thức vận hành cùng với dịch vụ
bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gian hoạt động, quản lý và xử lý những
giao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này. Thông thường ngân hàng thanh toán
thu từ các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng hoá có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ một
mức phí chiết khấu cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tại đây.
*Đơn vị chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ ký
kết với ngân hàng thanh toán hợp đồng về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà
hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này được trang bị máy móc kỹ thuật để có
thể thanh toán, chi tiêu bằng thẻ của các chủ thẻ đến mua hàng hoá dịch vụ của các
đơn vị này.
Ngân hàng thanh toán trước khi ký hợp đồng chấp nhận thẻ với bất kỳ một
đơn vị nào đều phải tiến hành đánh giá nhiều mặt về đơn vị đó: ngành nghề kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, năng lực...Sau khi đã ký kết hợp đồng với ngân hàng
thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ phải thực hiện đúng theo những điều khoản đã
được ghi trong hợp đồng. Đơn vị chấp nhận thẻ ko được thu phí của chủ thẻ. Mặc
dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỉ lệ phí chiết khấu theo lượng tiền mỗi
giao dịch nhưng lại không được thu phí từ chủ thẻ, các đơn vị chấp nhận thẻ vẫn có
được lợi nhuận vì có lợi thế cạnh tranh. Bởi việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ
giúp các đơn vị này thu hút được một lượng lớn khách hàng, góp phần tăng doanh
thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
*Tổ chức thẻ quốc tế
Là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng
lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng lớn có mạng lưới hoạt
động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các sản phẩm đa dạng:
tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ AmericanExpress, công ty
thẻ JCB, công ty thẻ DinersClub, công ty Mondex...Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra
những quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng
vai trò trung gian giữa các tổ chức và công ty thành viên trong việc điều chỉnh và
cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.
1.1.4 Các nghiệp vụ dịch vụ thẻ tín dụng
1.1.4.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ
Phát hành thẻ là nghiệp vụ phát sinh đâu tiên trong dịch vụ thẻ tại ngân
hàng. Nghiệp vụ phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai
toàn bộ quá trình phát hành thẻ, theo dõi chi tiêu và thu nợ từ khách hàng. Đây ko
chỉ là khâu cung cấp cho khách hàng một chiếc thẻ mà nó còn bao gồm cả một quá
trình phục vụ đằng sau liên quan đến việc sử dụng chiếc thẻ của khách hàng nó bao
gồm những nội dung chủ yếu cơ bản sau:
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ nghiệp vụ phát hành thẻ
Khách hàng
Chủ thẻ
Tổ chức phát hành
Phát hành thẻ
1
2
3
(1) Đầu tiên khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho tổ chức phát hành. Bộ hồ
sơ phát hành thẻ phải được hoàn thiện theo yêu cầu của tổ chức phát hành, bao
gồm một số thông tin cơ bản như: họ tên, độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi làm
việc, tình trạng cư trú...
(2) Tổ chức phát hành thẻ tiến hành xét duyệt bộ hồ sơ xin phát hành của khách hàng.
Tiến trình xét duyệt ðýợc tiến hành từng bước như sau: thẩm định chính xác thông
tin của khách hàng cung cấp, đánh giá các năng lực của khách hàng như năng lực
hành vi, năng lực tài chính... đánh giả khả năng rủi ro trên cơ sở đó tổ chức phát
hành tiến hành ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu phát hành
thẻ của khách hàng hoặc đưa ra những yêu cầu bổ sung.
(3) Nếu hồ sơ xin phát hành thẻ được chấp nhận, tổ chức phát hành tiến hành phát
hành thẻ cho khách hàng - chủ thẻ. Việc phát hành sẽ bao gồm: mở tài khoản thẻ
cho khách hàng, loại thẻ chấp nhận phát hành lập hồ sơ xin quản lý chủ thẻ, xác
định hạng thẻ , xác định hạn mức chi tiêu cho chủ thẻ và cuối cùng là in thẻ và trả
thẻ cho chủ thẻ.
Sau khi giao thẻ cho chủ thẻ, tổ chức phát hành còn phải làm một số việc
sau:
Quản lý hồ sơ thông tin chủ thẻ
Quản lý hoạt động sử dụng của chủ thẻ
Thực hiện thu nợ chủ thẻ
Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế
Trong hoạt dộng triển khai và phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành
thu được từ chủ thẻ, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân
hàng thanh toán thẻ chia sẻ từ phí thanh toán thẻ thông qua các tổ chức thẻ quốc tế.
Đây là phần lợi nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ.
Từ nguồn thu này, các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ đưa ra được
những chế độ miễn lãi và ưu đãi khác cho khách hàng để mở rộng khách hàng sử
dụng thẻ cũng như tăng doanh số sử dụng thẻ.
1.1.4.2 Nghiệp vụ thanh toán thẻ
Khi nghiệp vụ phát hành thẻ kết thúc đó là lúc chủ thẻ nhận được chiếc thẻ
và chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để chi tiêu, thanh toán hoặc rút tiền theo hạn mức tín
dụng đã ký kết với ngân hàng phát hành. Khi tới mua bán giao dịch chấp nhận
thanh toán thẻ họ có thể đưa thẻ cho người bán để thanh toán. Có thể thanh toán
bằng máy - hình thức thanh toán chủ yếu, hoặc có thể thanh toán bằng tay. Việc
thanh toán chỉ mất 3-4 giây, rất nhanh. Tuy nhiên thực tế diễn ra thì lại khá phức
tạp. Có thể chia ra làm 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1: chấp nhận thanh toán thẻ
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ
Chủ thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ
Trung tâm thanh toán thẻ
Ngân hàng phát hành thẻ
2
1
3
6
5
4
( 1 ) Mỗi khi chủ thẻ đến mua hàng tại đơn vị chấp nhận thẻ và dùng thẻ để
thanh toán. Đơn vị chấp nhận thẻ cà thẻ qua máy điện tử và nhập dữ liệu. Những
thông tin cần thiết như: thông tin chủ thẻ, thông tin về đơn vị chấp nhận thẻ, thông
tin về giao dịch sẽ được chuyển đến trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
( 2 ) Tại trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: dữ liệu từ đơn vị chấp
nhận thẻ được tiếp nhận và chuyển đến ngân hàng phát hành để yêu cầu ngân hàng
ra quyết định chấp nhận hay từ chối khoản chi tiêu đó của chủ thẻ.
( 3 ) Ngân hàng phát hành nhận dữ liệu từ trung tâm thanh toán thẻ tín dụng
quốc tế, sẽ tiến hành xử lý: kiểm tra hạn mức của thẻ... để đảm bảo khoản chi tiêu
đó của chủ thẻ vẫn nằm trong hạn mức được cấp hoặc ko nằm trong những trường
hợp được phép chi tiêu: nằm trong danh sách Blulltin , thẻ bị khoá..
( 4 ) Nếu chấp nhận ngân hàng phát hành sẽ gửi dữ liệu thông báo chấp nhận
khoản chi tiêu đó của chủ thẻ.
( 5 ) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế nhận thông báo từ ngân hàng
phát hành và gửi ngược lại cho đơn vị chấp nhận thẻ.
( 6 ) Tại đơn vị chấp nhận thẻ, sau khi nhận được thông báo chấp nhận từ
trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, máy điện tử sẽ in ra hoá đơn để chủ thẻ
xác nhận.