Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.72 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ A

Thùc hµnh quyÒn c«ng tè vµ kiÓm s¸t xÐt xö s¬
thÈm vô ¸n h×nh sù

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ……………..

HÀ NỘI - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn, kết luận nêu
trong luận văn đảm bảo chính xác, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:...................................................................................................................7
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT XÉT


XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................................................................7
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...7
1.1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..................7
1.1.2. Khái niệm kiểm sát (việc tuân theo pháp luật trong) xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
........................................................................................................................................14
1.1.3. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..............................................................18
1.2. Ý nghĩa của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ....................................................21
1.3. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát (việc tuân theo pháp
luật) trong xét xử sơ thẩm ...........................................................................................23
1.4. Quy định về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm trong Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản liên quan; Điểm mới về vấn đề này
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 .....................................................................26
1.4.1. Quy định về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 và các văn bản liên quan..........................................................26
1.4.3. Điểm mới trong quy định về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ........................................................................50
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦATHỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ
KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................................55
2.1. Thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của
Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................................................55


2.1.1. Kết quả đạt được trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của Viện kiểm sát.....................................................................................55
2.1.2. Những hạn chế trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của Viện kiểm sát.....................................................................................63
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát
(việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát) trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ........68

c) Nguyên nhân do cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ còn nhiều thiếu thốn................74
2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát (việc
tuân theo pháp luật) trong xét xử sơ thẩm ................................................................75
2.2.1. Chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp liên quan đến thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...................................................75
2.2.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật..............................78
2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, Kiểm tra viên và Kiểm sát viên
........................................................................................................................................83
2.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất , chính sách đãi ngộ cho cán bộ của ngành
kiểm sát ..........................................................................................................................88
KẾT LUẬN...................................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng Trang 2.1
Số vụ án thụ lý, số vụ Tòa án đưa ra xét xử và số vụ án
Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung (2011-2015) 56 2.2
Số vụ án và số bị cáo đã xét xử sơ thẩm và Viện kiểm sát
nhân dân các cấp thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm (2011-2015)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
NQ : Nghị quyết
Nxb : Nhà xuất bản
QH : Quốc hội
TTHS : Tố tụng hình sự

TW : Trung ương
VKS : Viện kiểm sát


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta hiện đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Một trong những nội dung chủ yếu của nó là cải cách tư pháp nhằm xây dựng nền tư pháp
vững mạnh, dân chủ, công bằng, nghiêm minh. Viện kiểm sát là một trong các cơ quan trọng yếu
trong hệ thống các cơ quan tư pháp được giao thực hiện chức năng bảo đảm cho nền pháp chế
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002
của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trong tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị
quyết số 08 -NQ/TW) đã xác định: “Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay
từ khi khởi tố vụ án, trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi
thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo chotranh
tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác”. Để có thể hoàn
thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trướcnhững yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp tr ong
giai đoạn hiện nay, việcđổi mới cả về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là một yêu cầu tất
yếukhách quan.
Trong những năm qua, hoạt động của Viện kiểm sát về thực hiện chứcnăng thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tốtụng hình sự nói chung và trong xét xử các vụ án
hình sự nói riêng đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể và đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
phòngchống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả lợi ích của toàn xã hội, các quyền và lợiích hợp pháp của
công dân, bảo đảm việc xét xử của Tòa án đúng người, đúngtội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thực hiện chứcnăng thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xétxử các vụ án hình sự nói riêng cũng còn bộc lộ
nhiều yếu kém, hạn chế (nhưtrong một số trường hợp còn bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô
tội; việctham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự chưa thực sự tích cực, chủđộng; tinh

thần trách nhiệm, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ của Ki ểm sát viêncòn nhiều , bất cập; ...), chưa
đáp ứng được đầy đủ và kịp thời yêu cầu củacông cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm ra được các nguyên nhân của nhữngbất cập, hạn chế nêu trên để
đưa ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệ u nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm hình sự
(vàtrong xét xử các vụ án hình sự nói chung) là một yêu cầu cấp thiết, khách quanhiện nay. Yêu
cầu này đặt ra cho khoa học pháp lý câu hỏi về cách tiếp cậnmới, cách nhìn mới cả về phương diện
lý luận và thực tiễn chức năng, nhiệmvụ của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự nói chung và
trong xét xử sơ thẩmhình sự nói riêng.Tất cả những vấn đề mang tính thời sự nêu trên đã thúc đẩy
sự quan tâm, mong muốn nghiên cứu của cá nhân tác giả, cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xétxử sơ thẩm đã thực sự trở
thành một vấn đề được quan tâm trong công cuộccải cách tư pháp hiện nay. Đã có nhiều công
trình, nhiều bài viết trên các tạpchí về hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luậtnhư : “Phân biệt thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháptrong tố
tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, số 09 (tháng 5/2009) của tác giảNguyễn Tiến Sơn; “Bàn về việc


tranh luận của Kiểm sá t viên tại phiên tòahình sự sơ thẩm”, Tạp chí kiểm sát, số 13 (tháng 7/2007)
của tác giả DươngThanh Biểu... Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Những vấn đề lý luận và thựctiễn
của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự và đáp ứng yêu cầu cải cách tưpháp” của Tiến sỹ Lê Hữu
Thể; Đề tài khoa học cấp Bộ “Những vấn đề lýluận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công
tố ở Việt Nam từ năm 1945đến nay” (1999) của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Luận án tiến sĩ
Luật học“Quyền công tố ở Việt Nam” (2002) của Lê Thị Tuyết Hoa; Luận văn thạc sĩluật học “Vai
trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự” (2002) củaTôn Thiện Phương; Luận văn thạc sĩ
Luật học “Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” (2005) của LêLan Chi; “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” (2007), Nxb Tư pháp ... và mộtsố
luận văn thạc sỹ, tài liệu luật học tại các trường đại học, học viện khác.Các công trình nghiên cứu

vấn đề này tuy đã làm rõ vị trí, vai trò của cơquan tiến hành tố tụng, của Kiểm sát viên trong xét
xử sơ thẩm; những bấtcập, hạn chế trong tổ chức và hoạt động; đưa ra những phương hướng,
giảipháp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố vàkiểm sát xét xử sơ
thẩm. Tuy nhiên, còn nhiều quan điểm khác nhau, cáccông trình nghiên cứu thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theopháp luật ở các giai đoạn khác nhau; mặt khác hoạt động thực hành
quyềncông tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát trên thực tế còn nhiềuvướng mắc, đặc
biệt trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay cần có nhữnggiải pháp đồng bộ, kịp thời nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng xét xử tạiphiên tòa, đảm bảo phán quyết của Tòa án công minh, đúng
người, đúng tội.
Tiếp thu những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn làsự tiếp nối làm sâu
sắc hơn nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát xétxử sơ thẩm vụ án hình sự.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát tại phiên tòahình sự sơ thẩm. Đề tài tập trung đi sâu vào
nghiên cứu một số vấn đề cơ bảnvề cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố
và kiểm sátxét xử sơ thẩm hình sự trong những năm gần đây (2010 - 2015) để làm cơ sởcho việc
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này củaViện kiểm sát trong xét xử sơ
thẩm hình sự.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là qu y định của pháp luật về thực hànhquyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của Việ n kiểm sát trong cảgiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực
tiễn hoạt động này của Việnkiểm sát.
4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu làm r õ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hànhquyền công tố và kiểm
sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nhằm nâng caochất lượng hoạt động này của Viện kiểm sát
nhân dân.Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thế nào là thực hành
quyền công tố, thế nào là kiểm sát xét xử sơ thẩmvụ án hình sự? Những ý nghĩa của hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểmsát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?
- Chỉ ra mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơthẩm vụ án hình sự?
- Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định như thế nào về thực hànhquyền công tố và kiểm sát

xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?


- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chức năng của Việnkiểm sát trong xét xử sơ
thẩm hình sự; chỉ ra những vướng mắc, bất cập, hạnchế và nguyên nhân của chúng?
- Hãy đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củaViện kiểm sát trong xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự?
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý l uận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh về Nhà nước và
pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xâydựng cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi mới,
đặc biệt là các quan điểm chỉ đạocủa Đảng trong các Nghị quyết số 08 - NQ/TW và Nghị quyết số
49-NQ/TWcủa Bộ Chính trị.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kếthợp các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phươngpháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê... để giải
quyết vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã xây dựng được khái niệm: thế nào là thực hành quyền côngtố, thế nào là kiểm sát
xét xử, thế nào là xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. - Luận văn đã làm rõ được ý nghĩa của thực hành
quyền công tố và kiểmsát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Luận văn đã đi vào phân tích được mối quan hệ giữa giữa hoạt độngthực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Luận văn đã chỉ rõ những quy định của pháp luật hiện hành về thựchành quyền công tố và kiểm
sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chức năng củaViện kiểm sát trong xét xử
sơ thẩm hình sự; chỉ ra những vướng mắc, bất cập,hạn chế và nguyên nhân của chúng
- Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữachất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 2 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xửsơ thẩm vụ án hình sự

Chương này đề cập đến: - Khái niệm thực hành quyền công tố, khái niệm kiểm sát việc tuân
theopháp luật, khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Ý nghĩa của thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo phápluật trong xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự
- Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩmvụ án hình sự
- Quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công tố và kiểmsát xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự.


Chương 2: Thực trạng và giải pháp thực hành quyền công tố và kiểm sátxét xử sơ thẩm vụ án hình
sự
- Thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự (bao gồm những kết
quả đạt được và những hạn ch ế, thiếu sót)
- Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành quyền
công tố và kiểmsát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
\


CHƯƠNG 1:
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM
SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trên thế giới, khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố đãxuất hiện rất sớm, gắn liền
với lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước vàpháp luật. Nhưng ở nước ta, dưới góc độ lập pháp
thì Hiến pháp 1980 là vănbản pháp lý đầu tiên đưa ra thuật ngữ “thực hành quyền công tố” khi đề
cậpđến chức năng của Viện kiểm sát nhân dân (Điều 137). Thuật ngữ này đượcnhắc lại ở Điều 1 và
Điều 3, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.
Như vậy, trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, khái niệm “quyềncông tố” và “thực hành
quyền công tố” đã xuất hiện. Từ đó đến nay đã cónhiều tài liệu giảng dạy, nhiều bài viết trên các

tạp chí khoa học đề cập đếnkhái niệm này. Song, cho đến nay, trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách tư
pháp,vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao trong nhận thức về vấn đề này.
Để làm rõ được thế nào là “thực hành quyền công tố”, trước tiên ta cầnxác định thế nào là “quyền
công tố”, việc xác định này dựa trên những kháiniệm, nội dung, phạm vi quyền công tố một cách
cụ thể và thống nhất.
- Quyền công tố:
“Công tố” theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng (1988) có nghĩa là:
“Điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước Tòa án”. Hiện nay, xungquanh vấn đề “Quyền
công tố” có nhiều quan điểm khác nhau, chủ yếu là cácquan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền công tố là quyền đại diện cho Nhànước đưa các vụ việc vi
phạm pháp luật ra Tòa án để xét xử nhằm bảo vệ lợiích của Nhà nước, bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ
lợi ích cá nhân1
. Quan điểmnày đã quá mở rộng nội dung và phạm vi quyền công tố khi cho rằng quyềnnày có cả
trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, kinh tế, lao động ...
Quan điểm thứ hai coi quyền công tố chỉ là một quyền năng, một hìnhthức thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hìnhsự
. Do vậy dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của quyền công tố như một hoạtđộng độc lập của Viện
kiểm sát nhân danh quyền lực công.
Quan điểm thứ ba cho rằng quyền công tố là quyền của Nhà nước giaocho Viện kiểm sát mà trực
tiếp là Viện kiểm sát thay mặt Nhà nước thực hiệnviệc buộc tội tại phiên tòa3
. Quan điểm này đã nhấn mạnh quyền công tố chỉlà quyền buộc tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa
và như vậy thì phạm vi củaquyền công tố bị thu hẹp, chỉ giới hạn trong phiên tòa hình sự, mà


không có ởcác giai đoạn tố tụng khác. Về bản chất, quan điểm này đã đồng nhất quyềncông tố với
quyền buộc tội và bảo vệ sự buộc tội của Viện kiểm sát tại phiêntòa hình sự.
Quan điểm thứ tư (Đây cũng là quan điểm được thừa nhậ n rộng rãi hiệnnay) cho rằng quyền công
tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việctruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội. Quyền này thuộc về
Nhà nước và Nhà nước giao cho một cơ quan chuyên trách – cơ quan công tốthực hiện (ở nước ta

cơ quan này là Viện kiểm sát). Để thực hiện quyền này,cơ quan công tố phải có trách nhiệm bảo
đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứđể xác định tội phạm và người phạm tội trên cơ sở đó quyết
định truy tố bịcan ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa 4
. Những người Theo quan điểm này cho rằng quyền công tố là quyền buộc tội (quyền truy cứu
trách nhiệm hình sự) nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội.
Bản thân tác giả cho rằng quan điểm này là đầy đủ nhất vì đã thể hiệnđược hầu hết nội dung của
quyền công tố, quyền này thuộc về Nhà nước,được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện để
phát hiện tội phạm vàtruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, điều này được thể
hiệnrõ trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2015, Điều 23 BLTTHS năm 2003:
Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định “Viện kiểmsát nhân dân tối cao thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp
hành nghiêm c hỉnh vàthống nhất”. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định “Viện kiểm sát
nhândân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Điều 1 Luật Tổchức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2002 cũng nêu rõ: “Viện kiểm sát nhân dânthực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp theo quy định của
Hiến chương và pháp luật”. Điều 23 của BLTTHS năm 2003: “Viện kiểm sátnhân dân thực hành
quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truytố người phạm tội ra trước Tòa án”. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ này, Viện kiểmsát phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài
liệu, chứng cứ để xácminh tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra
trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa.Như vậy, bản chất củaquyền công tố là
quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội. Hay nói cách khác, bản
chất của quyền công tố là việc đòitrừng phạt những hành vi phạm tội để bảo vệ lợi ích công.
Có thể rút ra khái niệm như sau: Quyền công tố là quyền của Nhà nướcgiao cho cơ quan tiến hành
tố tụng - Viện kiểm sát - trong việc truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi
phạm tội và thực hiện sựbuộc tội đối với người đó trước phiên tòa.
Từ khái niệm trên có thể thấy, đối tượng của quyền c ông tố là tội phạmvà người phạm tội; Nội
dung của quyền công tố là sự buộc tội với người đãthực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; Phạm
vi quyền công tố bắt đầu từ khitội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp
luật không bịkháng nghị.
- Thực hành quyền công tốNhư đã phân tích ở trên, bản chất của Quyền công tố là quyền yêu cầu

trừng trị công khai những hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với ngườiphạm tội. Để bảo đảm
thực hiện quyền công tố trong thực tế đấu tranh chốngtội phạm, Nhà nước đã ban hành các văn bản
pháp luật, trong đó quy định cácquyền năng pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền được áp dụng để


truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Các quyền năng đó được giaocho cơ quan nhà
nước nào thực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì cơ quan ấy được coi là cơ quan thực
hành quyền công tố. Theo pháp luật nước ta, thuật ngữ “thực hành quyền
công tố” lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp năm 1980 khi quy định
về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Từ đó đến nay, Viện kiểm sát nhân
dân tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố theo quy định tại
Điều 137 Hiến pháp năm 1992, Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 23
BLTTHS năm 2003. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2015 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ “Trước mắt, Viện
kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Như vậy, trong tiến trình cải cách
tư pháp, chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát vẫn được giữ
nguyên. Hay nói cách khác, chủ thể của việc thực hành quyền công tố theo
quy định của nước ta là Viện kiểm sát nhân dân.
Tác giả Lê Hữu Thể cho rằng: “Thực hành quyền công tố là việc sử dụn g
tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy
tố và xét xử”5
“Quyền năng pháp lý” ở đây là khả năng định đoạt, chi phối các mối
quan hệ pháp luật. Biểu hiện của quyền năng này trong hoạt động thực hành
quyền công tố là một loạt các hoạt động như công bố cáo trạng, tham gia xét
hỏi, tranh luận... nhằm hướng một đối tượng vào hành vi vi phạm pháp luật
đã cáo buộc.
Phạm vi thực hành quyền công tố: Về nguyên tắc thì phạm vi của quyền

công tố và thực hành quyền công tố là đồng nhất với nhau, tức là đều xuất
hiện từ khi có tội phạm xảy ra cho đến khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp


luật. Tuy nhiên, không phải tội phạm nào xảy ra cũng đều được phát hiện kịp
thời và tiến hành khởi tố (những trường hợp tội phạm ẩn) hoặc khi đã phát
hiện tội phạm xảy ra nhưng cũng cần có những hoạt động xác minh, thu thập
tài liệu trước khi khởi tố (các hoạt động tiền tố tụng). Mặt khác, không phải
mọi trường hợp việc thực hành q uyền công tố đã được phát động đều được
kết thúc bằng một bản án có hiệu lực pháp luật mà có thể kết thúc sớm hơn
khi có một trong các căn cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Như
vậy, trong thực tế thì phạm vi thực hành quyền công tố thường hẹp hơn phạm
vi của quyền công tố. Phạm vi của thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi
khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị
kháng nghị hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình
sự.
Nội dung của thực hành quyền công tố: Hiện nay vẫn còn một số quan
điểm chưa thống nhất về nội dung thực hành quyền công tố. Có quan điểm
cho rằng, nếu coi khởi tố vụ án hoặc bắt, tạm gia bị can là nội dung thực hành
quyền công tố thì cả Cơ quan điều tra và Tòa án cũng đều là cơ quan thực
5Theo Lê Hữu Thể (1999), Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực
hiện quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, VKSNDTC, Hà
Nội, tr.19-21, tr.27
hành quyền công tố. Tác giả cho rằng quan điểm này là không chính xác vì
không phải cứ khởi tố vụ án hoặc bắt bị can, bị cáo đều là thực hành quyền
công tố và không phải chỉ có truy tố và buộc tội mới là thực hành quyền công
tố. Nội dung của thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền
năng pháp lý để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội. Do vậy, chỉ có cơ quan nào được phép sử dụng tất cả các quyền
năng pháp lý này để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội



trong suốt quá trình tố tụng hình sự (từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) thì
mới là cơ quan thực hành quyền công tố. Ở nước ta chỉ có Viện kiểm sát là cơ
quan thực hành quyền công tố.
Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân, tôi cho rằng những quyền năng pháp lý mà Viện
kiểm sát tự quyết định và liên quan đến việc cáo buộc bị can, bị cáo là những
quyền năng thuộc nội dung thực hành quyền công tố.
Có thể rút ra khái niệm về nội dung thực hành quyền công tố: Là tổng
hợp các quyền năng tố tụng mà Viện kiểm sát sử dụng nhằm đảm bảo phát
hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm
và người phạm tội, không làm oan người vô tội, được thực hiện ngay từ kh i
khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng.
- Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự:
Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn của tố tụng hình sự, chia thành ba giai
đoạn nhỏ là giai đoạn chuẩn bị xét xử, giai đoạn xét xử tại phiên tòa và giai
đoạn sau khi kết thúc phiên tòa. Phạm vi của hoạt động thực hành quyền công
tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được bắt đầu từ khi bản cáo trạng
và quyết định truy tố của Viện kiểm sát cùng hồ sơ vụ án được chuyển đến
Tòa án cho đến trước k hi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc bị kháng
cáo, kháng nghị và hồ sơ được chuyển lên Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc
thẩm.
Theo quy định tại Điều 18 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014 và các Điều 206, Điều 207, Điều 217 BLTTHS năm 2003 thì trong xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố thông qua
các nhiệm vụ: đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có), thẩm
vấn, thực hiện luận tội, tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người



tham gia tố tụng khác.
Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn này thể hiện tập trung tại
phiên tòa sơ thẩm với đặc trưng của nó là trực tiếp và bằng lời nói nên ở giai
đoạn này Kiểm sát viên phải công bố các quyết định và yêu cầu bằng lời nói,
mặc dù quyết định truy tố bằng bản cáo trạng đã ban hành bằng văn bản trước
đó. Kiểm sát viên tham gia xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên tòa mà
không ban hành các văn bản cá biệt. Lời nói của Kiểm sát viên tại phiên tòa
xem là một văn bản pháp lý có hiệu lực thi hành ngay những quyết định của
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa về việc luận tội, truy tố
bị cáo ở điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và đề nghị mức hình phạt
ra sao, cũng như quyết định rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng đã truy tố
của Viện kiểm sát trước đó.
Mặc dù các quyết định truy tố của Viện kiểm sát bằng bản cáo trạng đã
có hiệu lực pháp luật nhưng tại phiên toà, Kiểm sát viên phải công bố lại các
quyết định này và việc công bố lại bằng lời nói của Kiểm sát viên có giá trị
pháp lý trực tiếp để trên cơ sở đó Hội đồng xét xử xem xét việc thực hiện giới
hạn xét xử cũng như thực hiện quyền bào chữa của bị cáo. Nói như vậy không
có nghĩa là hoạt động thực hiện chức năng của Viện kiểm sát tại phiên tòa
không được lập thành văn bản mà hoạt động này còn được thực hiện trước khi
phiên tòa diễn ra và cả sau khi phiên tòa kết thúc. Viện kiểm sát trước hết có
quyền ban hành các quyết định bằng văn bản cá biệt khác nhau như quyết
định truy tố, quyết định kháng nghị, sau phiên tòa, Viện kiểm sát cũng có thể
kiến nghị chính thức bằng văn bản đối với những vi phạm pháp luật trong
hoạt động xét xử của Tòa án đã được Kiểm sát viên kiến nghị trực tiếp bằng
lời nói trước đó tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Dù thế nào thì tại phiên tòa,
Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình chủ yếu bằng lời nói của Kiểm


sát viên là chủ yếu và nó có giá trị pháp lý trực tiếp tại phiên tòa.
Cần phân biệt nội dung thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm

với thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm. Về cơ bản, nội dung
thực hành quyền công tố ở hai giai đoạn này tương tự như nhau. Tuy nhiên,
trước khi xét hỏi phúc thẩm cần có hoạt động trình bày tóm tắt nội dung vụ
án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị.
Như vậy, thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm là việc Kiểm sát
viên đại diện cho Viện kiểm sát buộc tội thông qua việc công bố bản cáo
trạng, tham gia xét hỏi, luận tội và tranh luận, bảo vệ quyết định truy tố của
mình, nhằm làm sáng rõ các tình tiết của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử đưa
ra quyết định, bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử sơ
thẩm có quan hệ chặt chẽ với kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại giai đoạn
này, gắn liền với việc thực hiện quyền năng cụ thể như quyền buộc tội và luận
tội đối với bị cáo tại phiên tòa.
1.1.2. Khái niệm kiểm sát (việc tuân theo pháp luật trong) xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
- Khái niệm Kiểm sát (việc tuân theo pháp luật)
Theo Hiến pháp năm 1960, Viện kiểm sát nhân dân không chỉ thực hiện
chức năng công tố (do Viện Công tố trước đây thực hiện) mà cũng thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực hoạt đ ộng hành
chính, kinh tế, xã hội và hoạt động tư pháp. Các chức năng trên đây của Viện
kiểm sát nhân dân tồn tại cho tới năm 2002 khi Quốc hội nước ta sửa đổi một
số điều của Hiến pháp năm 1992 và ban hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2002. Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH Quốc hội thông qua ngày
25/12/2001 sửa đổi, bổ sung Điều 137 của Hiến pháp năm 1992 với nội dung:


“Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hàn h nghiêm chỉnh
và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố
và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.

Như vậy, từ năm 2002 đến nay, quy định của pháp luật đã thay đổi theo
hướng Viện kiểm sát không thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật
nói chung (kiểm sát chung) mà thay vào đó, nói đến kiểm sát việc tuân theo
pháp luật là chỉ kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu là kiểm tra, giám sát, xem xét,
theo dõi việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án, giam giữ, cải tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng và giải quyết các
hành vi phạm pháp, kiện tụng trong nhân dân nhằm bảo đảm cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thố ng nhất6
Đối tượng kiểm sát việc tuân theo pháp luật:
Pháp luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình
sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng, nhiệm vụ quyền hạn của những người tiến hành tố tụng, quyền
và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Vì vậy, kiểm sát hoạt động của
các chủ thể trong tố tụng hình sự chính là việc kiểm sát việc các chủ thể có
tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án hay không.
Hoạt động của các chủ thể trong tố tụng hình sự bao gồm: Hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và
tương ứng là hoạt động của những người tiến hành tố tụng (Thủ trưởng, phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, phó Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán,


Hội thẩm, Thư ký Tòa án); Hoạt động của những người tham gia tố tụng như:
6Theo Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp và từ điển bách khoa, Tr.188
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người bào chữa, người làm chứng; của các cơ quan, tổ chức và công dân
tham gia vào tố tụng hình sự trong những trường hợp nhất định. Tóm lại, việc
tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia vào tố tụng hình sự là đối tượng

của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Phạm vi của kiểm sát việc tuân theo pháp luật:
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát được thực hiện liên tục trong toàn bộ
các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự (bắt đầu từ thời điểm khởi tố vụ án
hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành xong). Mỗi
giai đoạn tố tụng khác nhau thì chủ thể hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật - các Viện kiểm sát - lại khác nhau (theo phân cấp), cụ thể: Hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử
sơ thẩm vụ án do Viện kiểm sát cấp sơ thẩm thực hiện; Hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn xét xử phúc thẩm do Viện kiểm sát cấp
phúc thẩm thực hiện; Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn
giám đốc thẩm, tái thẩm thì do Viện kiểm sát cấp giám đốc thẩm, tái thẩm
thực hiện...
Nội dung kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát:
Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự và quy định của Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân, các quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát được phép
sử dụng để phát hiện vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm của các chủ thể tham
gia vào tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh thống nhất, gồm các nhóm sau:


Các quyền năng nhằm phát hiện vi phạm pháp luật gồm các quyền kiểm
tra, giám sát hoạt động khởi tố, điều tra, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành
án... Các quyền năng này nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát phát hiện được
các vi phạm, xác định nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm. Trên cơ sở
đó đưa ra các biện pháp để khắc phục vi phạm, bảo đảm sự tuân thủ triệt để
pháp luật.
Các quyền năng của Viện kiểm sát về yêu cầu khắc phục, xử lý vi phạm
đối với các chủ thể tham gia vào tố tụng hình sự, bao gồm: kiến nghị, yêu cầu

khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng Cơ
quan điều tra xử lý Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong quá trình điều
tra; kiến nghị, kháng nghị trong công tác kiểm sát xét xử.
-Kiểm sát (việc tuân theo pháp luật trong) xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
chính là kiểm sát các thủ tục tố tụng trong các bước chuẩn bị xét xử, xét xử tại
phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa. Đồng thời cũng là hoạt động kiểm tra,
giám sát đối với các cơ quan tư pháp như cơ quan điều tra, Tòa án và thậm chí
là những nhân viên và cơ quan bổ trợ tư pháp như luật sư, giám định viên.
Mục đích của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn này là nhằm
bảo đảm sao cho mọi hoạt động tố tụng cũng như những người tham gia tố
tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tôn trọng các quyền của bị cáo và
người tham gia tố tụng khác, tạo điều kiện để Tòa án xét xử đúng người, đúng
tội; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp đều được phát hiện, xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
Chủ thể kiểm sát chính là Viện kiểm sát nhân dân mà đại diện là Kiểm
sát viên. Khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đại diện cho Viện
kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được pháp luật tố


tụng hình sự quy định. Đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án.
Ngoài Kiểm sát viên, thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc sau khi kết
thúc phiên tòa sơ thẩm thì còn có sự tham gia của các chủ thể khác vào việc
kiểm sát phiên tòa sơ thẩm, tuy nhiên không làm mất đi vai trò của Kiểm sát
viên đã được phân công. Chẳng hạn như: Việc xem xét yêu cầu trả hồ sơ vụ
18
án, quyết định điều tra bổ sung hay trả lại cho Tòa án thì người quyết định là
Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhưng cũng có sự đề xuất của
Kiểm sát viên; Hoặc việc kiểm tra bản án, quyết định để xem xét kháng nghị,

dự thảo kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm có thể do kiểm tra viên, chuyên
viên thực hiện nhưng cũng đều có sự nhất trí của Kiểm sát viên trước khi
trình lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định.
Đối tượng của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm
chính là sự tuân theo pháp luật trong hoạt động của Tòa án cấp sơ thẩm và
những người tham gia tố tụng trong giai đoạn này. Khi tiến hành các hoạt
động kiểm sát, Viện kiểm sát không chỉ dựa trên các quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự mà còn trên các căn cứ pháp lý khác là Hiến pháp, Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Luật hình sự và các văn bản khác có liên quan để
kiểm tra, giám sát sự tuân thủ chặt chẽ của các chủ thể là đối tượng của hoạt
động kiểm sát cũng như để bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ chính hoạt
động kiểm sát của Viện kiểm sát.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm còn là kiểm sát
việc chấp hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử của
Hội đồng xét xử, Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và hành vi theo tội danh mà
Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử, không được


xét xử người mà Viện kiểm sát không truy tố, không được xét xử bị cáo theo
những tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là hoạt động của Viện
kiểm sát nhằm kiểm tra, giám sát, xem xét, theo dõi việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động xét xử sơ thẩm của Tòa án và những người tham gia tố tụng,
bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1.1.3. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Khái niệm
19
Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Tòa án được
giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo Luật tổ chức

Tòa án nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Việt
Nam là Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự khu vực, Tòa án
quân sự cấp quân khu.
Theo pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành, thì xét xử sơ thẩm được xác
định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu chứng
cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong
quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên tòa, những
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai
của nhau, được tranh luận chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra của họ
không có điều kiện thực hiện. Xét xử sơ thẩm được coi là đỉnh cao của quyền
tư pháp, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; những lo âu
của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác được giải tỏa


tại phiên tòa. Tâm lý nói chung đối với những người tham gia tố tụng là mong
muốn vụ án nhanh được đưa ra xét xử để họ biết được Tòa án sẽ phán quyết
như thế nào.
- Nhiệm vụ
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là quyết định trung tâm của quá trình tố
tụng hình sự. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, nội dung vụ án được điều tra
xem xét một cách toàn diện , từ đó hội đồng xét xử xác định bị cáo có tội hay
không. Nếu bị cáo phạm tội, thì Tòa án quyết định áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội hoặc cho họ được miễn hình phạt. Quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị buộc tội và người tham gia tố tụng khác nhau phụ thuộc vào kết
quả xét xử. Kết quả đó thể hiện bằng bản án văn bản tố tụng quan trọng nhất
trong toàn bộ quá trình hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
20
Để giải quyết được vấn đề đó, việc xét xử phải được tiến hành một cách

nghiêm ngặt theo các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự. Tòa án, thẩm tra,
xét xử khách quan, toàn diện, đầy đủ các chứng cứ của vụ án đã được thu thập
trong quá trình điều tra, cũng như được đưa ra trong quá trình xét xử, kết hợp
với việc tranh tụng công khai và bình đẳng giữa những người tiến hành tố
tụng và những người tham gia tố tụng. Bản án chỉ được căn cứ vào những
chứng cứ được xem xét tại phiên tòa. Hội đồng xét xử của Tòa án mang tính
chất quyết định để xác định tội phạm, người phạm tội và áp dụng các hình
phạt tương ứng theo quy định của pháp luật. Khi bản án của Tòa án có hiệu
lực pháp luật thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, mọi
công dân và những người lien quan trực tiếp đến bản án phải nghiêm chỉnh
chấp hành.
- Mục đích


Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mục đích là:
Bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà nước, của tập thể và của công dân...
Nội dung cơ bản của hoạt động xét xử sơ thẩm là thực hiện tốt các nhiệm
vụ của bộ luật tố tụng hình sự đặt ra, đó là:
Phát hiện nhanh chóng và xác định tội phạm một cách khách quan, toàn
diện, xử lý công minh không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Từ
đó áp dụng mức hình phạt tương xứng đối với người phạm tội, đảm bảo tính
cưỡng chế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta và tăng cường tính
giáo dục trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Trách nhiệm của Tòa án
là phải áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật đã quy định để làm sang tỏ các
yếu tố buộc tội cũng như g ỡ tội, các tình tiết tang nặng, các tình tiết giảm nhẹ
của bị cáo, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
Công tác phòng ngừa tội phạm đòi hỏi phải có những biện pháp tổng hợp về
21

mặt kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng và cả những tác dộng của pháp luật.
Trong đó Tòa án giữ vai trò rất quan trọng nhờ quá trình giải quyết vụ án một
cách đúng đắn và kịp thời.
- Ý nghĩa
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là mục đích sau cùng của quá trình tố tụng,
đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc các cơ quan tiến hành
tố tụng thực hiện chức năng của mình trong giai đoạn này sẽ đảm bảo tối đa
quyền và lợi ích công bằng của các bên, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật. Bên cạnh đó, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn là cơ sở cho
việc xét xử phúc thẩm, tái thẩm (nếu có) và là cơ sở để tổ chức bộ máy cơ


quan tư pháp.
1.2. Ý nghĩa của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm s át việc
tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
* Ý nghĩa chính trị
Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát (việc tuân theo pháp
luật trong) xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát góp phần thực
hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời là
một trong những yếu tố bảo đảm nguyên tắc chế ước và kiểm sát quyền lực
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Quyền công tố là quyền lực công, xuất
hiện và gắn liền với sự ra đời
của nhà nước và pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật để điều chỉnh các quan
hệ xã hội theo tư tưởng của giai cấp thống trị, trừng trị những người đã thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật chống đối ý chí của giai cấp thống trị thông
qua việc buộc tội họ. Vì vậy, hoạt động thực hành quyền công tố của Viện
kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nhằm thực hiện việc
buộc tội chính là hoạt động nhân danh nhà nước thực hiện sự buộc tội đó,
góp phần bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước. - Trong hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm, Viện
kiểm sát bằng việc sử

dụng các quyền năng pháp lý để kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với
22
hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng nhằm phát hiện và loại trừ những vi phạm pháp luật của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xét xử sơ thẩm nói riêng và quá trình
giải quyết vụ án nói chung , qua đó góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
* Ý nghĩa pháp lý
Hoạt động của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có ý


×