Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------------------

ĐẶNG THỊ THANH THỦY

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ
DỤNG THẺ TÍN DỤNG ĐỂ THANH TOÁN QUA MÁY POS
TẠI TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------------ĐẶNG THỊ THANH THỦY

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ
DỤNG THẺ TÍN DỤNG ĐỂ THANH TOÁN QUA MÁY POS
TẠI TP. HCM

Chuyên ngành

: Tài chính - Ngân hàng

Mã số


: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. UNG THỊ MINH LỆ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đặng Thị Thanh Thủy, học viên lớp cao học khóa 21, chuyên ngành Tài
chính - Ngân hàng, trƣờng ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS tại TP.HCM” là công
trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, đƣợc đúc kết từ quá trình học tập, nghiên cứu
của tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả

Đặng Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh
LỜI MỞ ĐẦU: ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT

ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG. .............................................................................. 6
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ...................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm về thẻ tín dụng .................................................................................... 6
1.1.2 Phân loại các loại thẻ ........................................................................................... 7
1.1.2.1 Phân loại theo đối tƣợng sử dụng ...................................................................... 7
1.1.2.2 Phân loại theo công nghệ sản xuất .................................................................... 7
1.1.2.3 Phân loại theo hạn mức thẻ ............................................................................... 8
1.1.2.4 Phân loại theo tính chất thanh toán ................................................................... 8
1.1.2.5 Phân loại theo phạm vi sử dụng ........................................................................ 8
1.1.3 Các thƣơng hiệu thẻ tín dụng quốc tế ................................................................... 8
1.1.4 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng ....................................................................... 10
1.1.4.1 Các bên tham gia thanh toán............................................................................ 10
1.1.4.2 Quy trình thanh toán thẻ .................................................................................. 11
1.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT .......... 12
1.2.1 Hàn Quốc – Khủng hoảng thanh toán thẻ tín dụng 2003 ................................... 12
1.2.2 Mỹ - Gian lận thẻ tín dụng tăng mạnh................................................................ 13
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho kinh doanh thẻ TDQT tại TP HCM ................. 15
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ............................. 16
1.3.1 Áp dụng mô hình TAM để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định


sử dụng thẻ tín dụng ........................................................................................... 18
1.3.1.1 Hữu ích – PU (Perceived Usefulness) ............................................................. 18
1.3.1.2 Dễ sử dụng – PEOU ( Perceived of ease of use) ............................................. 19
1.3.1.3 Thái độ (Attitude towards usage) ..................................................................... 20
1.3.1.4 Ý định sử dụng (Behavioral Intention to use) ................................................. 20
1.3.1.5 Sử dụng thực tế (Actual use) ........................................................................... 20
1.3.2 Mở rộng mô hình TAM .. ................................................................................... 21
1.3.2.1 Khái niệm Sự tin cậy (reliability) .................................................................... 21
1.3.2.1 Khái niệm Sự thuận tiện (Convenience) ......................................................... 22

1.3.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nhằm phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ...................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG ĐỂ THANH TOÁN
QUA MÁY POS TẠI TP HCM ................................................................................... 26
2.1 Tổng quát về thị trƣờng thẻ Việt Nam ................................................................... 26
2.1.1

Thị phần các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng .............................................. 28

2.1.2

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ....................................................... 29

2.2 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS tại TP.HCM ........... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 35
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG ĐỂ THANH TOÁN QUA MÁY POS TẠI TP.HCM ... 36
3.1 Thiết kế nghiên cứu và xây dựng thang đo ........................................................... 36
3.1.1

Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................... 36

3.1.1.1

Thu thập thông tin: ......................................................................................... 36

3.1.1.2

Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 36


3.1.2
3.1.2.1

Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu ................................................. 37
Đo lƣờng khái niệm Hữu ích .......................................................................... 37


3.1.2.2

Đo lƣờng khái niệm Dễ sử dụng .................................................................... 38

3.1.2.3

Đo lƣờng khái niệm Sự tin cậy ...................................................................... 38

3.1.2.4

Đo lƣờng khái niệm Sự thuận tiện ................................................................. 38

3.1.2.5

Đo lƣờng khái niệm Thái độ .......................................................................... 39

3.1.2.6

Đo lƣờng khái niệm Ý định ............................................................................ 39

3.2 Phân tích nghiên cứu ............................................................................................. 39
3.2.1 Mô tả mẫu ........................................................................................................... 39

3.2.2 Phân tích thang đo .............................................................................................. 41
3.2.2.1

Phân tích thang đo Cronbach’s alpha ............................................................. 41

3.2.2.2

Phân tích nhân tố ............................................................................................ 43

3.3

Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................................... 44

3.3.1 Phân tích tác động của Hữu ích, Dễ sử dụng, Sự thuận tiện, Sự tin cậy với
Thái độ ................................................................................................................ 44
3.3.1.1

Xem xét mối tƣơng quan của các biến thành phần ...................................... 45

3.3.1.2

Phân tích hồi quy.......................................................................................... 47

3.3.2 Phân tích tác động của Thái độ đối với Ý định .................................................. 50
3.3.2.1

Xem xét mối tƣơng quan của các biến thành phần ...................................... 50

3.3.2.2


Phân tích hồi quy.......................................................................................... 51

3.3.3 Phân tích tác động của Giới tính ........................................................................ 54
3.3.4 Phân tích tác động của Nhóm tuổi ...................................................................... 55
3.3.5 Phân tích tác động của Thu nhập ........................................................................ 56
3.3.6 Phân tích tác động của Trình độ học vấn ........................................................... 58
3.4 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
để thanh toán qua máy POS tại TP HCM ...................................................................... 60
3.4.1 Tóm tắt nghiên cứu ............................................................................................ 60
3.4.2 Kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................... 61


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 65
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
TẠI TP.HCM ................................................................................................................. 66
4.1 Nhóm giải pháp đối với ngƣời sử dụng thẻ tín dụng .............................................. 66
4.2 Nhóm giải pháp đối với những đơn vị chấp nhận thanh toán ................................. 69
4.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra ....................... 71
4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ .............................................................................. 71
4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................................. 73
4.3.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ ........................................................................... 75
4.4 Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 75
Kết luận chƣơng 4 ........................................................................................................ 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT................................................................................. 81
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH THANG ĐO ...................................................................... 84
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH HỒI QUY 1 ...................................................................... 89
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH HỒI QUY 2 ....................................................................... 94
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH Independent-samples T-test – Giới tính ............................ 97

PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH One-Way ANOVA – Nhóm tuổi .................................... 100
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH One-Way ANOVA – Thu nhập ..................................... 102
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH One-Way ANOVA – Trình độ học vấn .......................... 105


TỪ VIẾT TẮT
ATM

: Automated teller machine (máy rút tiền tự động)

ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ
ĐVCNTT : Đơn vị chấp nhận thanh toán
NHCN

: Ngân hàng chấp nhận

NHPH

: Ngân hàng phát hành

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

POS

: Point of Sale (máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ)

TAM


: Technology acceptance model (mô hình chấp nhận công nghệ)

TCTCQT : Tổ chức tài chính quốc tế
TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDQT

: Tín dụng quốc tế

TTT

: Trung tâm thẻ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Khái quát quá trình thanh toán, thu nợ thẻ tín dụng ..................................... 11
Hình 1.2: Mô hình TAM .............................................................................................. 18
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 22
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng máy chấp nhận thanh toán POS từ năm 2006 – 2013 .............. 27
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế năm 2011 ................................ 29
Bảng 2.1: Thị phần các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng năm 2010 – 2011 .............. 28
Bảng 3.1: Giới tính của đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 39
Bảng 3.2: Độ tuổi của đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 40
Bảng 3.3: Độ tuổi – Thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 40
Bảng 3.4 : Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 41
Bảng 3.5: Cronbach’s alpha của các khái niệm nghiên cứu .......................................... 42
Bảng 3.6: Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA .................................................... 44
Bảng 3.7 : Ma trận hệ số tƣơng quan – hồi quy 1 ......................................................... 46

Bảng 3.8: Hệ số phƣơng trình hồi quy – hồi quy 1 ....................................................... 47
Bảng 3.9: Thống kê phần dƣ (a) – hồi quy 1 ................................................................. 48
Bảng 3.10: Kiểm định tính độc lập – hồi quy 1 ............................................................ 48
Bảng 3.11 : Kiểm định F – hồi quy 1 ............................................................................ 49
Bảng 3.12 : Ma trận hệ số tƣơng quan – hồi quy 2 ....................................................... 51
Bảng 3.13 : Kiểm tra tính độc lập phần dƣ – hồi quy 2 ................................................ 52
Bảng 3.14 : Kiểm tra tính độc lập phần dƣ – hồi quy 2 ................................................ 52
Bảng 3.15: Thống kê phần dƣ – Hồi quy 2 .................................................................. 53
Bảng 3.16: Kiểm định F – hồi quy 2 ............................................................................ 53
Bảng 3.17 : Đánh giá sự khác biệt Giới tính ................................................................ 54
Bảng 3.18 : Giá trị trung bình theo Giới tính ............................................................... 55
Bảng 3.19: Kiểm định phƣơng sai Nhóm tuổi .............................................................. 55
Bảng 3.20: Kết quả phân tích ANOVA Nhóm tuổi ..................................................... 56


Bảng 3.21: Thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 56
Bảng 3.22: Kiểm định phƣơng sai Thu nhập................................................................. 57
Bảng 3.23: Kết quả phân tích ANOVA Thu nhập ........................................................ 57
Bảng 3.24: Kiểm định phƣơng sai Trình độ học vấn ................................................... 54
Bảng 3.25: Kết quả phân tích ANOVA Trình độ học vấn ............................................ 59


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển,
ngày càng có nhiều phƣơng thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra
đời. Trong đó, đáng chú ý là phƣơng thức thanh toán qua thẻ hiện đang rất phổ biến trên
toàn thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc tiên tiến.

Với những ƣu thế của dịch vụ thanh toán, thẻ tín dụng đã có những bƣớc phát triển
vƣợt bậc trong những năm qua và khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong việc nâng cao
giá trị gia tăng, tiện ích của dịch vụ ngân hàng đối với quá trình lƣu chuyển tiền tệ, sản
xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Nhận thức đƣợc điều đó, các ngân hàng đã và đang
tập trung phát triển hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng nhằm nâng cao sự thuận tiện,
an toàn, tiết kiệm chi phí cho ngƣời sử dụng. Hơn nữa, nó còn thúc đẩy nền kinh tế thay
đổi nhanh chóng, không những ở cách cung ứng sản phẩm mà còn cả đến thói quen tiêu
dùng của từng cá nhân trong xã hội, hƣớng đến một nền kinh tế văn minh, hiện đại, hội
nhập quốc tế.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng thông có nhiều lí do để trở thành lựa chọn thuận tiện
cho ngƣời dân trong thanh toán, sẽ không còn rủi ro tiền giả, tiền rách, mất cắp do mang
tiền mặt đi giao dịch, không phải mất hàng giờ để chờ đợi rút tiền,… Do đó, phân tích các
nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng là rất cần thiết để các nhà cung
cấp dịch vụ thẻ, tổ chức kinh tế tìm ra giải pháp để phát triển thẻ thanh toán nói chung và
thẻ tín dụng nói riêng không chỉ số lƣợng thẻ phát hành mà ngày càng tận dụng các ƣu
điểm của thẻ thanh toán trong giao dịch, thu hút ngƣời dân sử dụng thẻ trong mua bán,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tại Việt Nam, hiện đã có rất nhiều nghiên cứu về hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt, nghiên cứu phát triển ngân hàng điện tử, nghiên cứu về tiện ích thẻ thanh toán
hay các nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ hài lòng khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng …


2

nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thoa 2007 – Ebanking: Vietnam Develops with Global
Trend, nghiên cứu Ths. Lê Văn Huy và Trƣơng Thị Vân Anh 2008 – Liên kết phát triển
ngân hàng điện tử: cách tiếp cận từ mô hình chấp nhận công nghệ (TAM); nghiên cứu của
PGS.TS Trần Hoàng Ngân và Ngô Minh Hải 2006 – Sự phát triển ngân hàng điện tử,
nghiên cứu của Nguyễn Chí Hùng 2012 - các nhân tố tác động đến thái độ của ngƣời sử
dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS, … Chủ yếu các nghiên cứu trên áp dụng các

mô hình nƣớc ngoài nhƣ mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Aceptance
Model) của Davis 1989; TAM 2 – Venkatesh và Davis 2000; Mô hình chấp nhận sử dụng
thƣơng mại điện tử (E- Commerce Adoption Model – e-CAM); Mô hình hành động hợp lí
(The Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và Ajzen 1975; … Tuy nhiên,
nghiên cứu chuyên sâu về thanh toán bằng thẻ tín dụng còn là đề tài cần đƣợc phát triển
dựa trên nghiên cứu khoa học cụ thể . Do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích
các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy
POS tại TP.HCM”. Luận văn này tôi lựa chọn mô hình chấp nhận công nghệ TAM đƣợc
xây dựng bởi Davis (1989), trên nền tảng kế thừa các nhân tố Hữu ích, Dễ sử dụng, Thái
độ, Ý định và phát triển thêm hai các nhân tố Sự tin cậy, Sự thuận tiện để đƣa ra một
nghiên cứu mới, hoàn thiện thực sự phù hợp với môi trƣờng Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
2.
-

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xây dựng và Phân tích các nhân tố ảnh

hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS tại TP.HCM và
mức độ ảnh hƣởng của các thành phần nhân khẩu học nhƣ giới tính, nhóm tuổi,thu nhập,
trình độ học vấn đến các nhân tố này.
-

Thông qua nghiên cứu này các ngân hàng phát hành có thể điều chỉnh chiến lƣợc

kinh doanh thẻ của mình một cách hiệu quả nhằm thu hút ngƣời sử dụng thẻ tín dụng.


3


3.
-

Các câu hỏi nghiên cứu:
Các nhân tố nào ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến Thái độ sử dụng thẻ tín dụng

của ngƣời sử dụng tại TP HCM?
-

Mối quan hệ giữa Thái độ và Ý định sử dụng của ngƣời sử dụng thẻ tín dụng tại TP

HCM nhƣ thế nào?
-

Các thành phần nhân khẩu học nhƣ giới tính, thu nhập, nhóm tuổi, trình độ học vấn

tác động nhƣ thế nào đến các nhân tố trong mô hình nghiên cứu?
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này đƣợc tiến hành qua 2 giai đoạn:

-

Nghiên cứu sơ bộ: đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính thông qua thảo luận

với 10 ngƣời nhằm chỉnh sửa, bổ sung biến quan sát. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu
định lƣợng trên 50 ngƣời nhằm đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của thang đo để đo lƣờng
các khái niệm nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh xây dựng thang đo chính thức.
-


Nghiên cứu chính thức: Thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh

vực thẻ, các biến quan sát đã đƣợc thay đổi, chỉnh sửa cho phù hợp với đối tƣợng phỏng
vấn. Nghiên cứu này kế thừa các mô hình nghiên cứu của nƣớc ngoài và thêm các nhân
tố đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
-

Mẫu dữ liệu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, thuận tiện. Dữ liệu

này đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS nhằm mục đích kiểm định thang đo và mô hình
nghiên cứu đã đƣợc xây dựng trong bƣớc nghiên cứu sơ bộ.
-

Bảng trả lời phỏng vấn của ngƣời sử dụng thẻ thanh toán sẽ đƣợc xử lý để

loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu. Thang đo các khái niệm sẽ đƣợc đánh giá độ
tin cậy và tính giá trị của thang đo thông qua kiểm định bằng EFA, Cronback’s Alpha.
Mối quan hệ giữa các nhân tố, biến định tính sẽ đƣợc kiểm định, đánh giá bằng phân tích
hồi quy, Independent – Samples T-test, One-Way ANOVA…


4

5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác động của các nhân tố đến quyết định sử

-


dụng thẻ tín dụng tại TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng để

-

thu thập dữ liệu, Sau đó, tiến hành xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 kết hợp với
phƣơng pháp thống kê, so sánh. Giới hạn của nghiên cứu:
+ Thời gian phân tích: Tình hình sử dụng thẻ tín dụng trong những năm gần đây
tại TP HCM
+ Về không gian: Tiến hành khảo sát 495 khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng
tại: Khách sạn Lotte Legend Sai Gon, Khách sạn InterContinental Asian
Saigon, Thƣơng xá Tax.
6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện đang rất phổ biến và phát triển trên

thế giới. Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này cũng nhận đƣợc rất nhiều khuyến khích
từ Chính phủ bởi sự thuận tiện, an toàn mà nó mang lại. Do đó, đề tài nghiên cứu này rất
có ý nghĩa thực tiễn không những đối với nền kinh tế - xã hội nói chung mà còn đối với
ngân hàng phát hành thẻ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngƣời sử dụng thẻ nói
riêng.
Tuy nhiên, thanh toán qua thẻ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng phát hành
thẻ, cho ngƣời sử dụng thẻ cũng nhƣ cho cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ, nhƣ:
-

Rủi ro giả mạo:

-


Rủi ro tín dụng:

-

Rủi ro về kỹ thuật:

-

Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng:


5

Luận văn đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát, khoa học nhằm Phân tích các nhân tố
ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS tại TP.HCM
dựa trên việc phân lớp theo nhóm tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn để nghiên
cứu. Luận văn sẽ mang lại những ý nghĩa thực tiễn cho các ngân hàng, đơn vị phát hành
thẻ để có những chiến lƣợc marketing, quảng bá và phát triển kinh doanh thẻ tín dụng.
Thang đo và mô hình nghiên cứu của đề tài này cũng có thể là tài liệu tham khảo
để nghiên cứu các đề tài liên quan nhƣ sự chấp nhận công nghệ tự phục vụ, thƣơng mại
điện tử nhƣ ngân hàng trực tuyến e-banking, mua bán hàng hóa trực tuyến liên quan đến
công nghệ thông tin,…
Kết cấu của luận văn

7.

Ngoài lời mở đầu, luận văn gồm bốn chƣơng
-


Chƣơng 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín
dụng.

-

Chƣơng 2: Thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng tại TP HCM

-

Chƣơng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
để thanh toán qua máy POS tại TP.HCM.

-

Chƣơng 4: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại TP HCM
Và cuối cùng là phần kết luận


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG
1.1

Tổng quan về thẻ tín dụng

1.1.1 Khái niệm về thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (Credit Card) là phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt, cung
cấp cho ngƣời sử dụng khả năng chi tiêu trƣớc, trả tiền sau. Tại thời điểm khách hàng
thanh toán hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng

hóa dịch vụ và tiến hành thu hồi khoản tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian
nhất định theo thỏa thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ. Khoảng thời gian kể từ khi thẻ đƣợc
dùng để thanh toán hàng hóa dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài
tùy thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh
toán toàn bộ số dƣ nợ vào ngày đến hạn, thời gian này đƣợc gọi là thời gian ân hạn và chủ
thẻ đƣợc hoàn toàn miễn lãi đối với số dƣ nợ cuối kỳ. Nếu hết thời gian này mà chủ thẻ
vẫn chƣa thanh toán hoặc thanh toán chƣa hết số dƣ nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ
sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả. Sau khi thanh toán hết dƣ nợ phát sinh
trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ đƣợc khôi phục nhƣ ban đầu. Đây chính là tính
chất tuần hoàn của thẻ tín dụng. (Nguồn: Wikipedia)
Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên
uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả đƣợc
xác định dựa trên các tiêu chí nhƣ: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy tín, mối quan hệ sẵn có
với các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp,… của khách hàng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng
tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp
nhận thẻ để thanh toán.
Thẻ tín dụng đƣợc làm bằng plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các
yếu tố: nhãn hiệu thƣơng mại của thẻ, tên là logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu
lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra trên thẻ còn có thể có tên công ty phát hành thẻ hoặc
thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế,…


7

1.1.2

Phân loại các loại thẻ

1.1.2.1 Phân loại theo đối tƣợng sử dụng:
-


Thẻ cá nhân: là thẻ đƣợc phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đƣợc

đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu
thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Thẻ cá nhân bao gồm: thẻ chính và thẻ phụ (đƣợc
phát hành theo yêu cầu của chủ thẻ).
-

Thẻ công ty: là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động

kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và ủy quyền cho ngƣời
đứng tên trên thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều do
công ty thực hiện trực tiếp với ngân hàng phát hành
1.1.2.2 Phân loại theo công nghệ sản xuất
-

Thẻ khắc chữ nổi (Embossed Card): là loại thẻ sơ khai ban đầu, đƣợc làm bằng

nhựa dựa trên kỹ thuật khắc nổi với các thông tin cơ bản đƣợc khắc trên thẻ. Thẻ này hiện
nay không còn sử dụng nữa vì kỹ thuật quá thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả, tính bảo mật
kém
-

Thẻ từ (Mangnetic Card): là loại thẻ đƣợc phủ một băng từ với 2 hoặc 3 dãy để

ghi những thông tin cần thiết đã đƣợc mã hóa, các thông tin này thƣờng là thông tin cố
định về chủ thẻ và số liệu kết nối. Tuy nhiên, khi trình độ công nghệ phát triển cao, nó bắt
đầu bộc lộ những nhƣợc điểm, đó là số lƣợng các thông tin đƣợc mã hóa không nhiều và
mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật an toàn, tính bảo mật kém và có thể bị
ăn cắp thông tin bằng các thiết bị kết nối với máy vi tính qua đó kẻ gian lợi dụng đọc

thông tin và làm giả thẻ, hoặc tạo các giao dịch giả gây thiệt hại cho chủ thẻ và ngân
hàng.
-

Thẻ thông minh (Smart Card): là loại thẻ thanh toán đƣợc phát triển hiện đại, thể

hiện những ứng dụng hiện đại nhất của công nghệ thông tin vào lĩnh vực thẻ. Thẻ đƣợc
sản xuất dựa trên kỹ thuật xử lý nhờ gắn chip điện tử thay thế cho dải băng từ sau thẻ theo
nguyên tắc xử lý nhƣ máy tính nhỏ.


8

1.1.2.3 Phân loại theo hạn mức thẻ
-

Thẻ chuẩn (Standard Card): đây là loại thẻ phổ thông, đƣợc phát hành chủ yếu

nhắm đến đối tƣợng ngƣời có thu nhập vừa phải, hạn mức thông thƣờng cũng không cao,
tùy theo mỗi ngân hàng quy định.
-

Thẻ vàng (Gold Card): Là loại thẻ dành riêng cho các đối tƣợng có thu nhập cao,

có khả năng tài chính mạnh và có nhu cầu chi tiêu lớn. Chính vì vậy thẻ có hạn mức tín
dụng cao hơn hạn mức thông thƣờng.
-

Thẻ Platinium: đây là dòng thẻ cao cấp nhất với nhiều ƣu đãi dành cho chủ thẻ.


Thẻ thƣờng đƣợc thiết kế với những giá trị đặc biệt phù hợp với cách sống đẳng cấp và
sang trọng dành riêng cho những nhóm khách hàng cao cấp nhất.
1.1.2.4 Phân loại theo tính chất thanh toán
-

Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ

trong phạm vi số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại ngân hàng.
-

Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong

phạm vi hạn mức đã đƣợc cấp theo thỏa thuận với các ngân hàng phát hành thẻ.
-

Thẻ trả trƣớc (Prepaid Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ

trong phạm vi giá trị tiền đƣợc nạp trong thẻ, tƣơng ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả
trƣớc cho ngân hàng.
1.1.2.5 Phân loại theo phạm vi sử dụng
-

Thẻ nội địa: là loại thẻ chỉ sử dụng tại các điểm chấp nhận thẻ trong phạm vi lãnh

thổ của một nƣớc và không có chức năng thanh toán quốc tế.
-

Thẻ quốc tế: là loại thẻ đƣợc sử dụng để thanh toán trên phạm vi toàn cầu và

thƣờng mang thƣơng hiệu của các tổ chức thẻ quốc tế nhƣ: VISA, MASTER, AMEX,…

(nguồn: thenganhang.com.vn)
1.1.3
-

Các thƣơng hiệu thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ Visa: Năm 1960, một ngân hàng lớn của Mỹ là Bank of America phát hành

thẻ Bank Americard. Để mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng này cấp giấy phép cho


9

các định chế tài chính trong khu vực đƣợc phát hành thẻ Bank Americard. Năm 1977, thẻ
tín dụng Bank Americard đƣợc đổi tên thành thẻ Visa. Tổ chức thẻ Visa quốc tế cũng
chính thức hình thành và phát triển từ đây. Tổ chức thẻ này không trực tiếp phát hành thẻ
mà phân phối cho các thành viên các nƣớc phát hành thẻ làm cho tổ chức thẻ Visa nhanh
chóng mở rộng thị trƣờng. Đến nay, thẻ Visa là loại thẻ có quy mô lớn nhất và có số
lƣợng ngƣời sử dụng nhiều nhất thế giới.
-

Thẻ Master: Ra đời năm 1966 với tên gọi là Mastercharge do Hội thẻ liên ngân

hàng đƣợc gọi tắt là ICA (Internet Card Association) phát hành. Đến năm 1979,
Mastercharge đã đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên
quốc tế sau tổ chức Visa.
-

Thẻ JCB: là loại thẻ xuất phát từ Nhật Bản vào năm 1961 do ngân hàng Sanwa

phát hành. Năm 1981, JCB đã bắt đầu phát triển cơ sở và trở thành một thƣơng hiệu tầm

vóc quốc tế, mục tiêu chủ yếu là hƣớng vào thị trƣờng giải trí và du lịch. Năm 1985, thẻ
JCB đƣợc phát hành lần đầu tiên ngoài thị trƣờng Nhật Bản.
-

Thẻ Dinners Club: là loại thẻ du lịch và giải trí T&E (Travel & Entertainment)

đầu tiên đƣợc phát hành năm 1949, cũng là loại thẻ đầu tiên có mặt tại Nhật Bản vào năm
1960. Ban đầu thẻ này phát triển rất mạnh, năm 1990 có 6,9 triệu ngƣời sử dụng với
doanh số 16 tỷ dollas. Tuy nhiên số ngƣời sử dụng thẻ Dinners Club ngày càng giảm dần
do chi phí sử dụng khá cao.
-

Thẻ American Express: là loại thẻ cao cấp dành cho giới thƣợng lƣu, ra đời vào

năm 1958, có trụ sở chính tại San New York, United States. Với hàng triệu công ty trên
toàn thế giới , American Express thực sự đã dành đƣợc vị trí thƣơng hiệu toàn cầu, luôn
khẳng định vị thế của mình bằng những kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch nƣớc ngoài.
-

Thẻ CUP: công ty Chuyển Mạch Thẻ Quốc Gia China UnionPay thành lập tháng

3/2002 là trung tâm then chốt trong lĩnh vực thẻ ngân hàng Trung Quốc đặt nền móng cho
sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thẻ ngân hàng. Đến cuối năm 2007, CUP có hơn 190


10

thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng: 169 ngân hàng thành
viên là của CUP đã phát hành hơn 1,5 tỷ thẻ.
1.1.4


Quy trình thanh toán thẻ tín dụng

1.1.4.1 Các bên tham gia thanh toán
-

Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc

(NHNN) cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ và phải là thành viên của Tổ chức
thẻ quốc tế. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và
phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, thực hiện cung cấp các dịch vụ thẻ cho khách
hàng, giải quyết khiếu nại, quản lý rủi ro và thu hồi nợ thẻ. Ngân hàng phát hành thƣờng
là ngân hàng có uy tín trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.
-

Chủ thẻ (Cardholder): là ngƣời có tên trên thẻ, đƣợc ngân hàng phát hành cấp

thẻ để sử dụng. Chủ thẻ là ngƣời duy nhất đƣợc quyền sử dụng thẻ của mình để mua hàng
hóa tại đơn vị chấp nhận thẻ và rút tiền mặt tại máy ATM hay ứng tiền mặt tại các điểm
ứng tiền mặt
-

Đơn vị chấp nhận thẻ (Merchant) là các tổ chức cá nhân cung ứng hàng hóa,

dịch vụ chấp nhận thẻ làm công cụ thanh toán, bao gồm: nhà hàng, khách sạn, siêu thị,
trung tâm thƣơng mại, công ty du lịch,… các đơn vị này sẽ đƣợc các ngân hàng thanh
toán thẻ cung cấp các máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện các dịch vụ thẻ.
-

Ngân hàng thanh toán (acquiring Bank) là ngân hàng trực tiếp kí hợp đồng với


đơn vị chấp nhận thẻ và thanh toán các chứng từ giao dịch do đơn vị chấp nhận thẻ xuất
trình. Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát
hành thẻ tín dụng.
-

Ngân hàng đại lý (Correspondent Bank) là ngân hàng đƣợc ngân hàng thanh

toán thẻ ủy quyền để thực hiện một số dịch vụ chấp nhân thanh toán thẻ thông qua hợp
đồng đại lý. các dịch vụ thanh toán liên quan nhƣ nhờ thu, thanh toán với đơn vị chấp
nhận thẻ, ứng tiền mặt cho chủ thẻ,…


11

-

Tổ chức thẻ quốc tế (Credit Card Association) là hiệp hội các tổ chức tài

chính, tín dụng tham gia trên thị trƣờng thẻ, có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động
thanh toán và phát hành thẻ cho các thành viên có nhu cầu thực hiện dịch vụ thanh toán và
phát hành các sản phẩm mang thƣơng hiệu của họ. Hiện gồm có: tổ chức thẻ Visa, tổ chức
thẻ Mastercard. công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB.
1.1.4.2 Quy trình thanh toán thẻ:
Hình 1.1: Khái quát quá trình thanh toán, thu nợ thẻ tín dụng
(9)
Chủ thẻ

NHPH


(8)
(6)

(1)

(2)

(7)

Tổ chức thẻ
quốc tế

(5)
CSCNT/NH
Đại Lý

(6)

(3)
NHTT

(4)
(nguồn: www.sptaichinh.com)
Bƣớc 1: Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hóa hoặc rút tiền mặt tại đơn vị
chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý thanh toán.
Bƣớc 2: Các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý thanh toán cung cấp hàng
hóa, dịch vụ theo qui định trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với ngân hàng thanh toán.
Bƣớc 3: Các cơ sở chấp nhận thẻ sẽ gửi bảng sao kê chi tiết và hóa đơn thanh toán
cho ngân hàng thanh toán.



12

Bƣớc 4: Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ hoặc
ngân hàng đại lý bằng cách ghi nợ tạm ứng thanh toán thẻ và ghi có cho đơn vị chấp nhận
thẻ
Bƣớc 5: Ngân hàng thanh toán tổng hợp giao dịch và gửi dữ liệu thanh toán đến tổ
chức thẻ quốc tế.
Bƣớc 6: Tổ chức thẻ quốc tế xử lí bù trừ thanh toán, ghi nợ và báo nợ cho ngân
hàng phát hành; đồng thời ghi có và báo có cho Ngân hàng thanh toán.
Bƣớc 7: Ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán. Sau khi nhận đƣợc thông tin
và nếu không có khiếu nại gì, ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán cho Tổ chức thẻ
quốc tế
Bƣớc 8: Ngân hàng phát hàng sẽ gửi sao kê hàng tháng cho chủ thể yêu cầu thanh
toán.
Bƣớc 9: Chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành. Sau khi nhân đƣợc sao kê
giao dịch, nếu không thấy sai sót gì, chủ thẻ tiến hành thanh toán nợ cho ngân hàng phát
hành.
1.2

Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT

1.2.1 Hàn Quốc – Khủng hoảng thanh toán thẻ tín dụng năm 2003
Do tham vọng khuyến khích nền kinh tế tăng trƣởng cao tránh sự suy giảm nhƣ
của các quốc gia Châu Á, vì vậy, năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích ngƣời
tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng khoảng
năm 1997. Do đó, Các công ty phát hành thẻ tín dụng đã tận dụng chính sách này, cấp
phát thẻ bừa bãi không cần kiểm tra khả năng chi trả của chủ thẻ dẫn đến tình trạng nợ
nần trong các hộ dân. Theo một chuyên gia tại Ngân hàng Morgan Stanley, số hộ dân lạm
dụng thẻ tín dụng khiến mắc nợ ngân hàng đã lên tới 117% tổng thu nhập và bằng 75%

GDP của Hàn Quốc. Theo thống kê thì cuối năm 2003, số nợ đáo hạn tới 3 tháng của các
hộ dân lên tới 4 triệu ngƣời, tƣơng đƣong với 15% dân số Hàn Quốc không trả đƣợc nợ.
Tình trạng vỡ nợ vì thẻ tín dụng xảy ra trong một thời gian dài và kết quả là sự phá sản


13

của nhiều công ty tại Hàn Quốc. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, khủng hoảng kinh tế
vì thẻ tín dụng tại Hàn Quốc còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng từng diễn ra tại nƣớc này
năm 97-98 khi mà họ phải chịu nợ IMF tới 58 tỷ USD và cuộc khủng hoảng này cũng sẽ
không có liều thuốc chữa trị nhanh. Cũng vì nợ nần ngân hàng từ thẻ tín dụng mà năm
2003 GDP của Hàn Quốc đã giảm tăng trƣởng 3%, thất nghiệp tăng gần 4%. Nhà phân
tích Kho You-Sun thuộc Công ty Chứng khoán Mertiz nói rằng: “Hàn Quốc đang trả học
phí để trở thành một nƣớc tiên tiến. Nhƣng mức học phí này quá đắt.”
Không phản ứng dây chuyền nhanh nhƣ khủng hoảng tài chính năm 1997, nhƣng
hiệu ứng lạm dụng thẻ tín dụng để tiêu xài quá mức cũng đã lan nhanh tại một số nƣớc
Châu á. Thủ tƣớng Trung Quốc cũng cảnh báo rằng, nền kinh tế của quốc gia có nguy cơ
lạm phát tăng do lạm dụng tiền ngân hàng nhà nƣớc quá mức cho phép dƣới hình thức thẻ
tín dụng để đầu tƣ và mua sắm. Theo chuyên gia Henry Morris tại Viện nghiên cứu Tƣ
vấn và Công nghiệp, khả năng chi tiêu bằng thẻ tín dụng tại các quốc gia và lãnh thổ
Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Thái lan, Malaysia tuy đƣợc kiềm chế ở mức tinh vi
hơn nhƣng không có nghĩa là không rơi vào tình trạng nhƣ của Hàn Quốc. Do đó, Chính
phủ nhiều nƣớc Châu á cũng khuyến cáo các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ việc cho
vay từ thẻ tín dụng để tránh sự sụp đổ nhƣ nhiều ngân hàng ở Hàn Quốc. (Nguồn: Thời
báo kinh tế Việt Nam)
1.2.2 Mỹ - Gian lận thẻ tín dụng tăng mạnh
Theo tờ USA Today, năm 2012, tội phạm công nghệ cao gây thiệt hại cho nƣớc
Mỹ khoảng 67,2 tỷ USD, trên toàn cầu khoảng 400 tỷ USD, chỉ đứng sau tội phạm ma túy
(460 tỷ USD). Tình trạng gian lận thẻ tín dụng diễn ra ngày càng phức, tinh vi tại Mỹ đã
khiến cho ngƣời sử dụng nói chung và các “đại gia” bán lẻ tại Mỹ phải lo lắng.

Công ty An ninh mạng IntelCrawler ngày 17-1-2003 cho biết đã phát hiện ít nhất 6
hãng bán lẻ của Mỹ đang bị tin tặc xâm nhập vào hệ thống thanh toán bằng một phần
mềm độc hại, tƣơng tự nhƣ trong vụ đánh cắp dữ liệu của hơn 110 triệu khách hàng của


14

hãng Target. 110 triệu chủ tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng mua sắm tại chuỗi cửa
hàng bán lẻ Target của Mỹ hồi tháng 12-2013 đã vô tình trở thành miếng mồi béo bở của
một nhóm tin tặc. Nhóm này đã lợi dụng thời điểm “Ngày thứ sáu đen tối” khi mọi ngƣời
đổ xô mua sắm để thu thập dữ liệu. Từ đó làm thẻ giả, lấy tiền từ tài khoản ngân hàng
hoặc dùng tiền trong tài khoản để mua hàng trực tuyến. IntelCrawler cáo buộc Sergey
Taraspov (17 tuổi), ngƣời Nga đã viết phần mềm virus Kartokha, bán trên thị trƣờng chợ
đen đã vô tình tiếp tay cho các tin tặc đánh cắp nhiều dữ liệu thẻ tín dụng tại gần 2.000
cửa hàng thuộc hệ thống Target. Cùng thời điểm, hãng bán lẻ hàng xa xỉ hàng đầu tại Mỹ,
Neiman Marcus, cũng thừa nhận nhiều thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của khách hàng đã bị tin
tặc tấn công.
Tháng 11-2013, chính quyền Mỹ phá đƣợc đƣờng dây gồm 20 kẻ đánh cắp thông
tin thẻ tín dụng từ Ngân hàng quốc gia Ras Al-Khaimah (Các tiểu Vƣơng quốc Ả Rập
thống nhất) và Ngân hàng Muscat (Oman), đánh cắp 45 triệu USD. Thành viên của nhóm
tin tặc này đến từ 20 quốc gia. Cho đến nay, vụ vi phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử
ngành bán lẻ Mỹ là vụ đánh cắp thông tin 90 triệu khách từ 17 công ty, đơn vị kinh doanh
(trong đó có 7-Eleven, NASDAQ, JCPenney, Visa, JetBlue, Dow Jones…) của T. J.
Maxx xảy ra từ những năm 2005 - 2007.
Kể từ khi xảy ra vụ gian lận thẻ quy mô lớn tại hệ thống cửa hàng Target, các nhà
bán lẻ và ngành công nghiệp thẻ đã chú ý nhiều hơn đến việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ
chip theo chuẩn EVN (chữ cái viết tắt của 3 tổ chức phát hành thẻ hàng đầu thế giới gồm
Europay, MasterCard và Visa) với những ƣu điểm vƣợt trội và tính bảo mật cao hơn gấp
nhiều lần. Đây là chiếc thẻ đƣợc gắn vi xử lý nhƣ một máy tính nhỏ, có chức năng lƣu trữ
thông tin cực lớn, xử lý mã hoá thông tin đầu vào và đầu ra. Thẻ hoạt động bằng hệ điều

hành với các ứng dụng, các khoá bảo mật, số liệu về chủ thẻ… Khi thực hiện thanh toán
tại điểm kinh doanh, thẻ chip sẽ gửi thêm một thông báo mật nhằm xác minh mỗi giao
dịch, khiến tội phạm không thể đánh cắp thông tin để làm thẻ giả.


15

Mặc dù vậy, quá trình chuyển đổi sang loại thẻ thông minh này đƣợc cho là khá
tốn kém, ƣớc tính khoảng 15-30 tỷ USD, cho nên trong thời gian chờ đợi chuyển đổi, Cơ
quan bảo vệ tài chính ngƣời tiêu dùng Mỹ đã kêu gọi ngƣời dân thƣờng xuyên quản lý tài
khoản của họ, báo cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp thẻ ngay lập tức nếu họ nghi có dấu
hiệu gian lận. Cơ quan này cũng khuyến cáo ngƣời dân cảnh giác không rơi vào bẫy của
bọn tội phạm mạng khi chúng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thông qua thƣ điện tử
hoặc điện thoại. ( Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng)
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho kinh doanh thẻ tín dụng tại TP HCM
Theo thống kê của các tạp chí, tại các các nƣớc đang phát triển, đa phần các ngân
hàng kinh doanh thẻ đều thu đƣợc những khoản doanh thu và lợi nhuận khổng lồ. Phát
triển kinh doanh thẻ TDQT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM VN
trong giai đoạn hiện nay, vì mục tiêu của các NHTM là trở thành những Ngân hàng bán lẻ
hàng đầu nhằm mở rộng thị phần, tăng thu phí dịch vụ và phát triển thƣơng hiệu. Tuy
nhiên các ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình phát triển hoạt
động kinh doanh thẻ tín dụng do sự tăng nhanh số lƣợng thẻ TDQT dẫn đến sự lỏng lẽo
trong khâu thẩm định khách hàng; sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nƣớc ngoài
cũng nhƣ tình trạng tội phạm thẻ tăng lên nhanh chóng khó kiểm soát tại Việt nam nói
chung và TP HCM nói riêng.
Do đó, trên cơ sở nắm bắt kinh nghiệm trong kinh doanh và phát triển của một số
nƣớc trên thế giới và khu vực, trong giai đoạn tới, các NHTM trên địa bàn TP HCM cần
đạt đƣợc các mục tiêu sau:
-


Chăm sóc tốt các khách hàng hiện hữu và thu hút các khách hàng mới dựa vào

việc triển khai công nghệ mới, gia tăng tiện ích, thuận tiện, tăng tính an toàn nhằm tạo ra
kênh giao dịch tin cậy cho khách hàng.
-

Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.


×