Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ THỊ NGỌC KIỀU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ THỊ NGỌC KIỀU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ:60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC

Hà Nội, 2014


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý
Thầy Cô trường Đại học Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ truyền
dạy những kiến thức để thời gian qua tôi có thể học tập, nghiên cứu và thực hiện đề
tài tốt nghiệp của mình thời gian qua.
Tiếp theo tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trương Đông Lộc, là
người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện luận văn này.
Được Thầy hướng dẫn là một vinh dự và là một cơ hội tốt để tôi có thể học tập, rèn
luyện cả về kiến thức chuyên môn và tinh thần làm việc.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị và đồng
nghiệp nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ hết mình, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian
để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và các thành viên trong gia đình
đã động viên tôi trong quá trịnh thực hiện luận văn và chân thành cảm ơn các đáp
viên đã nhiệt tình hỗ trợ khi tôi thực hiển phỏng vấn.
Tác giả

Hà Thị Ngọc Kiều



ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên quá trình nghiên cứu
thực tế do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của các bạn cộng tác viên trong
qua trình thu mẫu. Đồng thời số liệu và kết quả trong nghiên cứu này chưa được
dùng cho bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Hà Thị Ngọc Kiều


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Lời cam đoan.......................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ............................................................................................... vi
Danh mục hình .................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ......................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5
1.1.1. Khái niệm về rau an toàn ...................................................................... 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng ........................................................ 7
1.1.3. Một số quy trình sản xuất rau thông dụng ........................................... 16
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 20
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 24
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................... 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ ....................................... 25
2.1.3. Tình hình sản xuất rau an toàn tại đồng bằng sông Cửu Long ............. 29
2.1.4. Tình hình sản xuất rau an toàn ở thành phố Cần Thơ .......................... 31


iv

2.1.5. Thị trường rau an toàn tại thành phố Cần Thơ..................................... 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 33
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 33
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 41
3.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................................................... 41
3.1.1. Thực trạng về mức độ phổ biến của rau an toàn tại thành phố Cần Thơ41
3.1.2. Thực trạng sử dụng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ ....................... 47
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG RAU

AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................... 52
3.2.1. Thông tin đáp viên tham gia nghiên cứu ............................................. 52
3.2.2. Nguyên nhân sử dụng và không sử dụng rau an toàn của các đáp viên 56
3.2.3. Đánh giá và dự đoán về rau an toàn ở hiện tại và trong tương lai của
người dân thành phố Cần Thơ .............................................................................. 58
3.2.4. Nguồn thông tin và nơi mua từng mua rau an toàn của các đáp viên tại
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 60
3.2.5. Các mối quan tâm của người tiêu dùng tham gia nghiên cứu tại thành
phố Cần Thơ về rau an toàn .................................................................................. 62
3.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rau an toàn của người
dân thành phố Cần Thơ......................................................................................... 65
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH RAU AN TOÀN TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................................................... 77
3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp....................................................................... 77
3.3.2. Các giải pháp được đề xuất ................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 83
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
2. KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 86


v

PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 89
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 93


vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
BẢNG 2.1. Cơ cấu lao động tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2012 ................. 26
BẢNG 2.2. Diện tích sản xuất rau an toàn ở một số tỉnh, thành khu vực đồng bằng
sông Cửu Long ..................................................................................................... 30
BẢNG 2.3. Diện tích trồng rau trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2012........... 32
BẢNG 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rau an toàn của người
dân thành phố Cần Thơ được đưa vào nghiên cứu ................................................ 35
BẢNG 2.5. Ý nghĩa khoảng giá trị thang đo ......................................................... 36
BẢNG 3.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu ..................................................................... 41
BẢNG 3.2. Thông tin đáp viên tham gia khảo sát thực trạng hiểu biết rau an toàn tại
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 45
BẢNG 3.3. Nguồn thông tin về rau an toàn của người dân thành phố Cần Thơ .... 47
BẢNG 3.4. Thực trạng số người sử dụng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ........ 48
BẢNG 3.5. Thông tin đáp viên tham gia khảo sát thực trạng có sử dụng rau an toàn
tại thành phố Cần Thơ .......................................................................................... 50
BẢNG 3.6. Nguồn mua rau an toàn của người dân thành phố Cần Thơ ................ 51
BẢNG 3.7. Cơ cấu mẫu thu thập trong nghiên cứu ............................................... 53
BẢNG 3.8. Thông tin đáp viên tham gia khảo sát phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng rau an toàn của người dân thành phố Cần Thơ ................. 55
BẢNG 3.9. Nguyên nhân sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố
Cần Thơ ............................................................................................................... 56
BẢNG 3.10. Nguyên nhân không sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng tại thành
phố Cần Thơ......................................................................................................... 58
BẢNG 3.11. Đánh giá về sự phổ biến của rau an toàn của người tiêu dùng tại thành
phố Cần Thơ trong thời điểm hiện tai ................................................................... 58
BẢNG 3.12. Đánh giá về sự phổ biến của rau an toàn của người tiêu dùng tại thành
phố Cần Thơ trong tương lai ................................................................................. 60



vii

BẢNG 3.13. Nguồn thông tin về rau an toàn của đáp viên tham gia nghiên cứu tại
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 61
BẢNG 3.14. Nguồn mua rau an toàn của đáp viên tham gia nghiên cứu tại thành
phố Cần Thơ......................................................................................................... 62
BẢNG 3.15. Số lần sử dụng rau (rau an toàn) trong tuần của đáp viên tham gia
nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ ........................................................................ 62
BẢNG 3.16. Loại rau đáp viên tham gia nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ thường
sử dụng ................................................................................................................. 63
BẢNG 3.17. Các yếu tố về rau an toàn các đáp viên tham gia nghiên cứu tại thành
phố Cần Thơ quan tâm ......................................................................................... 64
BẢNG 3.18. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................. 66
BẢNG 3.19. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ................................................ 67
BẢNG 3.20. Kết quả phân tích nhân tố ................................................................ 69
BẢNG 3.21. Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic ......................................... 71
BẢNG 3.22. Mức độ dự đoán chính xác của mô hình ........................................... 73
BẢNG 3.23. Đánh giá của đáp viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ ......................................................................................................... 76


viii

DANH MỤC HÌNH
Trang
HÌNH 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng .......................................................... 9


1


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu của con người trong các buổi ăn hằng
ngày bởi nó cung cấp rất nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế
được. Phần lớn người ta sử dụng rau dưới dạng tươi sống nên khả năng ngộ độc khi
tiêu dùng rau rất lớn nếu như rau được sử dụng không được đảm bảo về mặt an toàn
thực phẩm như: rau tiêu dùng chứa dư lượng thuốc trừ sâu bệnh, dơ bẩn... Thực tế
đã cho thấy trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều sự cố làm phương hại đến sức
khoẻ của người tiêu dùng, thậm chí có những trường hợp dẫn đến việc tử vong của
những người tiêu dùng ăn phải rau không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó đời sống kinh tế của người dân thành phố Cần Thơ ngày càng
được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao. Con người không chỉ
dừng lại ở mức ăn ngon, mặc đẹp như trước mà phải ăn như thế nào để có đầy đủ
chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Chính vì thế mà
vai trò của rau an toàn trong đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên
các diện tích đất có thành phần hoá - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát
hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất
bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất
theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.
Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân
bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn,
thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho
phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng
không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Rau an toàn ở Việt



2

Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng các kỹ thuật
thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những thông tin về vấn đề vừa nêu đã được nhận thức ít nhiều bởi những
người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, trong
thực tế thì việc sản xuất rau có đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị
trường người tiêu dùng vẫn còn rất hạn chế do người sản xuất chưa sẵn lòng để tạo
ra sản phẩm này để cung cấp cho thị trường, trong khi họ vẫn có khả năng kỹ thuật
để sản xuất rau an toàn đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Mặt khác, đứng về mặt
tiêu dùng thì nhìn chung việc quyết định sử dụng rau an toàn chưa trở thành thói
quen của nhiều người tiêu dùng do nhiều lý do khác nhau từ việc nhận thức của
chính bản thân người tiêu dùng đến vấn đề tổ chức thị trường của ngành hàng rau an
toàn.
Đứng về mặt lý thuyết quyết định tiêu dùng thì mỗi khi điều kiện thu nhập của
người tiêu dùng gia tăng thì họ có xu hướng sử dụng các loại sản phẩm có đặc tính
an toàn cao hơn, đặc biệt là các loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên,
thực tế ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở thành phố Cần
Thơ nói riêng thì xu hướng này chưa được thể hiện một cách rõ nét . Do vậy, vấn đề
được đặt ra trong nghiên cứu này là vì sao nhu cầu sử dụng rau an toàn của người
tiêu dùng có xu hướng gia tăng và trong khi đó người cung cấp rau an toàn (người
nông dân) hoàn toàn có khả năng tạo ra sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
gia tăng này, nhưng thực tế thì cung và cầu của sản phẩm rau an toàn vẫn chưa gặp
nhau. Để trả lời cho vấn đề này, đề tài nghiên cứu ''Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng rau an toàn của người dân trên địa bàn thành
phố Cần Thơ ''
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề



3

xuất các giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận rau an toàn cho người tiêu dùng
cũng như phát triển ngành hàng rau an toàn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đề tài thực hiện xoay quanh 3 mục tiêu cụ thể
sau:
- Đánh giá thực trạng hiểu biết và hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rau an toàn của
người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận rau an toàn cho người
tiêu dùng cũng như phát triển ngành hàng rau an toàn trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người tiêu dùng có biết và từng sử
dụng sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thành hố Cần Thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại địa bàn 3 quận Ninh Kiều, Cái
Răng và Bình Thủy của thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu được thực hiện từ tháng
11/2013 đến tháng 06/2014.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng
rau an toàn trên địa bàn thành phố Cần Thơ thông qua việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rau an toàn và đề xuất các giải pháp nhằm thúc
đẩy quyết định sử dụng rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thành phố Cần Thơ hiện nay là một thành phố có nền nông nghiệp hàng hóa
gắn liền với thị trường đô thị, du lịch và xuất khẩu. Toàn thành phố có diện tích
trồng rau màu hàng năm vào khoảng 7.000 ha nhưng diện tích trồng rau an toàn khá


4

ít, khó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người dân thành phố Cần Thơ
(Nguyễn Văn Thuận, 2011).
Đồng thời, có thể nhận thấy vấn đề rau an toàn đã và đang được khá nhiều
người quan tâm, các nghiên cứu về rau an toàn hiện nay khá nhiều. Tuy nhiên hầu
hết các nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu vào tình hình sản xuất rau an toàn hiện
nay tại đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể đã có các nghiên cứu về sản xuất rau an
toàn tại các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang và Cần Thơ. Các nghiên cứu
đều cho thấy hiện nay diện tích trồng rau an toàn tại đồng bằng sông Cửu Long khá
ít và hầu như khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những
hộ trồng rau an toàn đều có nhiều kinh nghiệm nhưng việc áp dụng kỹ thuật sản
xuất đúng quy trình lại không đồng đều khiến chất lượng rau an toàn của vùng
không đảm bảo.
Riêng đối với đề tài nghiên cứu về tình hình tiêu thụ rau an toàn hiện nay có
không có nhiều tác giả nghiên cứu dù đây là một khía phần khá quan trọng trong
chuỗi giá trị rau an toàn. Việc sản xuất sản phẩm phải được tiêu thụ tốt thì mới có
thể giúp người sản xuất có động lực sản xuất tốt hơn. Chính vì thế đề tài này được
thực hiện nhằm giúp tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng rau an
toàn của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ để từ đó có những giải pháp phù hợp
tác động vào đối tượng người tiêu dùng giúp nâng cao khả năng tiêu thụ rau an toàn
tại thành phố Cần Thơ.


5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận về rau an toàn
1.1.1.1. Khái niệm về rau an toàn
Theo quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận chất lượng rau an toàn của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007) thì rau an toàn là những sản phẩm
rau tươi (bao gồm các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặc
tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở
dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường
thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn.
Rau an toàn được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được
vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đó rau an toàn phải đảm bảo được 4 tiêu chuẩn
sau: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc sâu, thuốc cỏ), số lượng vi sinh vật và
ký sinh trùng, dư lượng đạm Nitrat (NO3), dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy
ngân, axenic, kẽm, đồng,…).
1.1.1.2. Các tiêu chuẩn xác định rau an toàn
Tiêu chuẩn rau an toàn là hệ thống các chỉ tiêu về hình thái và vệ sinh an toàn
thực phẩm được trình bày trong quy định “Quản lý sản xuất và chứng nhận chất
lượng rau an toàn” ban hành kèm quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về đây là căn cứ
kiểm tra, giám sát và chứng nhận các sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn an toàn. Các tiêu
chuẩn này xoay quanh bốn vấn đề chính: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, số lượng
vi sinh vật và ký sinh trùng, dư lượng đạm Nitrat, dư lượng kim loại nặng.

 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ
tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại
sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.



6

Khi phun thuốc bảo vệ thực vật, có một lượng thuốc bám lại trên bề mặt
cây rau gọi là dư lượng thuốc. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức nhất định có thể
gây ngộ độc cho người ăn. Người bị ngộ độc có thể gánh chịu những hậu quả nặng
nề trước mắt hoặc lâu dài tùy thuộc vào nồng độ và loại độc tố tích lũy trong cơ thể.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên một số bệnh nan y như ung thư,
thai dị dạng,…
Nguyên nhân làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trện rau chủ yếu là
do: sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và chậm phân hủy, kể cả một số thuốc đã
bị cấm sử dụng, phun thuốc nhiều lần không cần thiết và phun với nồng độ cao quá
mức quy định, phun thuốc quá gần ngày thu hoạch.
Biện pháp hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách: không
phun, rải các loại thuốc có độ độc cao và chậm phân hủy, kể cả một số thuốc đã bị
cấm sử dụng, nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học như
các thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc đã được chứng nhận, chỉ nên sử dụng thuốc khi
thật sự cần thiết trên cơ sở nắm vững tình hình và đặc điểm của các loại sâu bệnh,
dịch bệnh đang bùng phát, chỉ được sử dụng thuốc đúng liều lượng, không được
dùng quá nhiều lần, phải thực hiện đúng thời gian cách lý của thuốc.

 Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng
Các vi sinh vật và ký sinh trùng trong rau như giun đũa, giun tóc, vi
khuẩn E.Coli và Samonella khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gây bênh về đường ruột,
ngoài ra còn triệu chứng thiếu máu, bệnh ngoài da.
Nguyên nhân do nước phân tưới hoặc nguồn nước dơ bẩn là nguyên
nhân làm rau nhiễm các sinh vật gây bệnh.
Biện pháp khắc phục cho vấn đề này là không bón phân người hoặc phân
gia súc còn tươi trong quá trình trồng rau, không rửa rau bằng nước do bẩn, ao hồ,

sông rạch bị ô nhiễm.

 Dư lượng đạm Nitrat (NO3)
Đạm là thành phần hữu cơ quan trọng cho rau. Khi đất trồng có quá
nhiều đạm thì lượng đạm dư thừa sẽ tồn tại trong rau dưới dạng Nitrate (NO3-). Khi


7

đi vào cơ thể người, NO3 sẽ bị khử thành NO2, NO2 làm chuyển hóa chất
oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành một chất không hoạt động
methaemoglobin làm cho máu thiếu oxy. Do đó nếu trong cơ thể lượng NO3 nhiều
sẽ hạn chế sự hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp gây đột
biến và phát triển các khối u. Vì vậy lượng NO3 cao là triệu chứng nguy hiểm cho
sức khỏe con người.
Nguyên nhân làm dư lượng NO3 cao trên rau chủ yếu do sử dụng nhiều
phân đạm hóa học và sử dụng quá gần ngày thu hoạch.
Biện pháp hạn chế vấn đề này thì trong quá trình sản xuất rau không bón
quá nhiều phân đạm, không bón phân đạm quá gần ngày thu hoạch.

 Dư lượng kim loại nặng
Các kim loại nặng như Asen (AS), chì (Pb), thủy ngân (Hg), đồng (Cu),
kẽm (Zn), thiếc (Sn),… nếu vượt quá giới hạn cho phép cũng là những chất gây hại
cho cơ thể, hạn chế sự phát triển của tế bào và hoạt động của máu, gây thiếu máu,
biến động thân nhiệt, rối loạn tiêu hóa,..
Nguyên nhân làm cho hàm lượng kim loại năng trên rau cao chủ yếu do
trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón NPK có chứa cả một số kim loại nặng.
Trong quá trình tưới tiêu, các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống ao hồ, sông rạch,
thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước tưới rau. Ngoài ra còn do
nguồn nước thải của thành phố và các khu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng

chuyển trực tiếp vào rau tươi.
Biện pháp khắc phục dư lượng kim loại nặng trong quá trình trồng rau
không trồng rau trong khu vực có chất thải của nhà máy, các khu vực đất đã bị ô
nhiễm do sản xuất trước đó gây ra, không tưới rau bằng nguồn nước có nước thải
của các nhà máy công nghiệp.
1.1.2. Cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng
1.1.2.1. Khái quát về hành vi tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng hiện nay có hai định nghĩa tiêu biểu. Theo hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ thì : “Hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa


8

các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà
qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành
vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những
hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ
những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản
phẩm,… đều có tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi khách hàng”.
Ngoài ra, theo Philip Kotler (1993) thì: “Hành vi tiêu dùng là những hành vi
cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ
sản phẩm hay dịch vụ”.
Qua hai định nghĩa đó, ta có thể xác định hành vi tiêu dùng là hành động của
người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ để thỏa
mãn nhu cầu. Cách cư sử, thái độ của khách hàng khi quyết định mua sắm này hay
sản phẩm khác. Hành vi được thể hiện bằng phản ứng đáp lại của khách hàng đối
với các kích thích của môi trường kinh doanh. Hành vi phần lớn do cá tính của
khách hàng quyết định.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng
Theo Lưu Thanh Đức Hải (2007) thì hành vi tiêu dùng là những biểu hiện mà

cá nhân biểu lộ trong quá trình tìm kiếm, đánh giá, mua và sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ để thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ. Nguyên nhân cho việc
thực hiện nghiên cứu hành vi tiêu dùng vì:
- Khách hàng là nhân tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp, thông
qua đó khi làm hài lòng khách hàng, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu lợi
nhuận của mình.
- Hiểu biết về khách hàng vì chỉ có hiểu biết khách hàng thì doanh nghiệp mới
thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của họ.
- Phải tiếp cận khách hàng để nhận biết những động cơ thúc đẩy khách hàng
mua sản phẩm, điều này giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối
thủ cạnh tranh của mình.


9

- Để triển khai được các sản phẩm mới và xây dựng các chiến lược Marketing
kích thích việc mua hàng thì các doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi tiêu dùng
cũng như thiết kế các sản phẩm có chức năng, hình dạng, kích thước, bao bì, màu
sắc phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng và thu hút sự chú ý của khách
hàng.
Sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng không những thích hợp với tất cả các loại
hình doanh nghiệp mà còn cần thiết cho cả những tổ chức phi lợi nhuận và những
cơ quan Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và điều
chỉnh các chính sách liên quan đến hoạt động Marketing.
1.1.2.3. Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Mô hình hành vi của người tiêu dùng gồm 3 nhân tố cơ bản: các tác nhân kích
thích, ý thức của người mua và những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng.
Kích
thích
Marketing


Các kích

Đặc điểm

thích khác

người mua

Quá trình

Các quyết định của

quyết định

người mua

mua hàng

- Sản phẫm

- Kinh tế

- Văn hóa

- Nhận thức

- Chọn sản phẩm

- Giá cả


- Công nghệ

- Xã hội

vấn đề

- Chọn nhãn hiệu

- Phân phối - Chính trị

- Cá nhân

- Tìm kiếm

- Chọn nơi mua

- Chiêu thị

- Tâm lý

thông tin

- Chọn lúc mua

- Đánh giá

- Số lượng mua

- Văn hóa


các giải pháp
- Thái độ sau
khi mua
Hình 1: Mô hình hành vi người tiêu dùng
(Nguồn: Philip Kotler và Gary Armstrong, 1997)
Tác nhân kích thích là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu
dùng, có thể gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.


10

- Kích thích Marketing: Đây là những hoạt động Marketing của doanh nghiệp
tác động vào người tiêu dùng một cách có chủ đích thông qua các chương trình,
chiến dịch Marketing 4P. Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát các kích thích này.
- Các kích thích khác: Là những tác nhân thuộc môi trường bên ngoài, doanh
nghiệp không điều kiện, kiểm soát được. Bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ
mô. Các nhân tố này có thể gây ra rủi ro hay thuận lợi cho doanh nghiệp, việc
doanh nghiệp cần làm là dự báo và đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu rủi ro và khai
thác tối đa lợi nhuận.
Ý thức người tiêu dùng bao gồm hai thành phần là đặc điểm người tiêu dùng
và quá trình quyết định mua hàng
- Đặc điểm của người tiêu dùng là các tác nhân kích thích tác động vào khách
hàng và khách hàng tiếp nhận những kích thích đó với những đặc tính của mình
(tính cách, tuổi tác, giới tích, hoàn cảnh gia đình, thu nhập,…). Khách hàng xử lý
thông tin tiếp nhận được theo cách riêng của họ: cân nhắc, so sánh,… và đưa ra
quyết định mua hoặc không mua hàng.
- Quá trình quyết định mua sắm là toàn bộ lộ trình người tiêu dùng thực hiện
các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện mong muốn-nhu cầu-tìm kiếm thông tintiêu dùng-cảm nhận có được sau khi tiêu dùng.
Phản ứng đáp lại của người tiêu dùng là những phản ứng người tiêu dùng bộc

lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Có thể nói cách khác là tập
hợp các cảm xúc, thái độ, hành động của người tiêu dùng khi tiếp cận với các kích
thích.
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Từ mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler và Gary Armstrong
(1997) thì có 4 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: văn hóa, xã hội, cá
nhân và tâm lý. Đây là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp
không thể kiểm soát được. Đây cũng là những tác nhân đóng vai trò hình thành và
tạo ra những biến đổi về đặc tính trong hành vi người tiêu dùng. Dựa vào các yếu tố
này, các kích thích Marketing có thể tác động tới hành vi người tiêu dùng.


11

 Văn hóa
Văn hóa là nhân tố có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới hành vi tiêu dùng và
là lực lượng cơ bản biến một nhu cầu thành mong muốn. Ba vấn đề trọng tâm khi
nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa là nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã
hội.
- Nền văn hóa: là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và
hành vi của một người. Mỗi người ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm
nhận về giá trị của hàng hóa, về cách ăn mặc,… khác nhau. Do đó những người
sống trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau (cảm
nhận về giá trị hàng hóa khác nhau).
- Nhánh văn hóa: là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hóa.
Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành viên của nó.
Người ta có thể phân chia nhánh văn hóa theo các tiêu thức như: địa lý, dân tộc, tôn
giáo. Các nhánh văn hóa khác nhau có lối sống riêng, phong cách tiêu dùng riêng và
tạo nên những phân khúc thị trường quan trọng (lối sống, phong cách, tiêu dùng).
- Tầng lớp xã hội: hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự

phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp
theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ
để đảm nhận những vai trò nhất định, thường gặp hơn là trường hợp phân tầng
thành các tầng lớp xã hội. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng
nhất và bền vững trong xã hội được xếp theo thứ bậc và gồm những thành viên có
chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi.

 Xã hội
Thực tế cho thấy hành vi của người tiêu dùng gắn liền với cộng đồng xã
hội của họ. Những nhân tố xã hội cơ bản ảnh hưởng đến hành vi gồm: nhóm tham
khảo, gia đình và địa vị xã hội.
- Nhóm tham khảo là nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một người.
Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp


12

đến một người gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham
gia và có tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp như gia đình, bạn bè,
hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp mà người đó có quan hệ giao tiếp thường
xuyên. Các nhóm sơ cấp có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ
giao tiếp thường xuyên hơn.
- Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng
có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua.
Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người mua, do từ bố mẹ mà một người có
được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham
vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua không còn quan hệ
nhiều với bố mẹ thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn có thể
rất lớn. Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình

riêng của người đó, tức là vợ chồng và con cái. Gia đình là một tổ chức mua hàng
tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm.
- Vai trò và địa vị xã hội: lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá
nhiều vào địa vị xã hội của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao
như quần áo, giày dép, xe cộ… Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có
khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã
hội khác nhau. Những người có địa vị xã hội như thế nào thường tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ tương ứng như thế. Những người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu
nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao cấp như dùng đồ hiệu, chơi golf,…

 Cá nhân
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc
điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề
nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của người đó. Thông
thường, người ta mua hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt cuộc đời mình. Họ
ăn thức ăn thức ăn của trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời và sử dụng phần lớn
thực phẩm trong những năm lớn lên và trong giai đoạn trưởng thành, sau đó họ sẽ
sử dụng những thức ăn kiêng cữ trong những năm cuối đời. Thị hiếu về quần áo, đồ


13

gỗ và cách giải trí cũng tùy theo tuổi tác, việc tiêu dùng được định hình theo giai
đoạn của chu kỳ sống.
Ngoài ra nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu
dùng của họ, người công nhân thường sẽ mua quần áo lao động, giày đi làm,…
giám đốc công ty sẽ mua quần áo đắt tiền, thường xuyên đi du lịch, tham gia các
công lạc bộ. Việc nắm bắt được nghề nghiệp của từng cá nhân sẽ giúp chuyên môn
hóa và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng cho từng nhu cầu khác nhau. Thêm vào đó
việc lựa chọn sản phẩm cũng chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người

đó, những người có thu nhập cao sẽ có khuynh hướng tiêu dùng khác người có thu
nhập thấp.
Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng biệt có ảnh hưởng đến hành vi của
người đó, ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một
người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của
mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin, có uy lực, tính độc
lập, lòng tộn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo,… nhân cách được xem như một
phần quan trọng trong phân tích hành vi của người tiêu dùng vì mỗi nhân cách khác
nhau sẽ có cách tiêu dùng, cách lựa chọn sản phẩm và lòng tin khác nhau.

 Tâm lý
Việc lựa chọn mua sản phẩm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn
yếu tố thuộc phạm trù tâm lý gồm động cơ, sự cảm nhận, sự hiểu biết, niềm tin và
thái độ
Động cơ: tại bất kỳ thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu
cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học, chúng nảy sinh từ những trạng thái căn
thẳng về sinh lý như đói, khát, khó chịu. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý,
chúng nảy sinh từ trạng thái căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận,
được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn
gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay
lập tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh.


14

Một động cơ hay một sự hối thúc là một nhu cầu có đủ sức mạnh để thôi thúc người
ta hành động. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng.
Maslow (1943) đã tìm cách giải thích tại sao ở những thời điểm khác
nhau người ta bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Tại sao có người đã dành
nhiều thời gian và sức lực để đảm bảo an toàn cá nhân và có người lại cố gắng

giành sự kính trong của người xung quanh. Maslow cho rằng nhu cầu của con người
được sắp xếp trật tự theo thứ bậc từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Theo thứ tự
tầm quan trọng các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: những nhu cầu sinh lý, nhu
cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định mình. Con
người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi người
ta đã thỏa mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ
hiện thời nữa, người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo.
Sự cảm nhận: một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề
người có động cơ sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự
nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Nhận thức được định nghĩa là một
quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một
bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào
những tác nhân vật lý mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với
môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó.
Sự hiểu biết: con người có khả năng khái quát hóa và có sự phân biệt khi
tiếp xúc với những hàng hóa có kích thước tương tự nhau. Khi người tiêu dùng hiểu
biết về hàng hóa họ sẽ tiêu dùng một cách có lợi nhất.
Niềm tin và thái độ: các nhà sản xuất rất quan tâm đến những niềm tin
mà người tiêu dùng mang trong đầu mình về những sản phẩm và dịch vụ của mình.
Những niềm tin đó tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và
người ta hành động theo những hình ảnh đó.
Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững,
những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một
khách thể hay một ý tưởng nào đó. Thái độ dẫn họ đến quyết định thích hay không


15

thích một đối tượng nào đó. Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với
những sự vật tương tự. Người ta không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật

theo một cách mới. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Vì thế mà khó thay
đổi được thái độ. Thái độ của một người được hình thành theo khuôn mẫu nhất
quán, nên muốn thay đổi phải thay đổi luôn những thái độ khác.
1.1.2.5. Quá trình tạo quyết định mua
Theo Maslow (1943) thì quá trình tạo quyết định mua diễn ra khá phức tạp, là
một chuỗi các giai đoạn mà người tiêu dùng trải qua trong việc ra quyết định mua
sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình đó trải qua 5 giai đoạn
a) Nhận thức được nhu cầu: nhu cầu có thể được hiểu/nhận ra nhanh bởi
những tác động bên trong và bên ngoài. Các tác động bên trong như đói, khát sẽ tác
động lên ý thức và trở thành một sự thôi thúc. Do kinh nghiệm trước đó, người ta sẽ
tìm cách giải quyết sự thôi thúc này và sẽ dẫn đến một đối tượng mà người ấy biết
sẽ thỏa mãn sự thôi thúc. Các tác động bên ngoài như một chương trình quảng cáo
về một sản phẩm/nhãn hiệu nào đó sẽ dẫn khách hàng nhận biết một vấn đề gì đó
(hay một nhu cầu).
b) Tìm kiếm thông tin: một người tiêu dùng khi đã có nhu cầu thì họ bắt đầu
tìm kiếm thông tin hoặc không tìm kiếm thông tin.
c) Đánh giá các giải pháp: do khách hàng có những nguồn thông tin khác nhau
và những suy nghĩ khác nhau dẫn đến những cụm sản phẩm lựa mua khác nhau, từ
đó khách hàng sẽ chọn những nhãn hiệu sản phẩm để mua.
d) Quyết định mua hàng: sau khi tiến hành đánh giá các giải pháp người tiêu
dùng tiến hành mua hàng. Quá trình này có thể chịu ảnh hưởng từ người khác.
e) Cân nhắc sau khi mua hàng: sau khi mua hàng khách hàng có thể thỏa mãn
hoặc không thỏa mãn về sản phẩm. Nếu sản phẩm đáp ứng được các mong đợi,
khách hàng sẽ thỏa mãn ngược lại nếu chưa đáp ứng được khách hàng sẽ không hài
lòng. Người tiêu dùng thường đặt mong đợi của họ dựa trên quảng cáo mà họ nhận
được từ nhà sản xuất, người bán, bạn bè, người thân,… Sau khi mua nếu hài lòng


×