Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BTN kinh te hoc vi mo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.21 KB, 15 trang )

Môn học : ECO102 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Lớp : O8
Nhóm : 16
Chủ đề 1: 1. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Theo nhóm anh
chị thì mục tiêu nào là mục tiêu kinh tế vĩ mô trọng tâm của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay? Vì sao?
Danh sách thành viên :
1/ Thái Gia Hưng -Nhóm trưởng, SĐT : 0986978155, Email :
2/ Trần Hoàng Khải
3/ Hồ Minh Duy Trúc
4/ Mai Hoàng Vũ
5/ Lê Nguyễn Phương Thảo
6/ Nguyễn Bá Nguyên
7/ Trần Quốc Toàn

BÀI LÀM
1- Lời mở đầu :
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu, xem xét xu hướng
phát triến và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền kinh tế và
mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm,
tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của
chính phủ như thu ngân sách, chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và tổng
thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu chi phí sống bình quân của dân cư, tổng
giá trị sản xuất, thu chi ngân sách của một quốc gia.
2- Lĩnh vực nghiên cứu :
Trong kinh tế vĩ mô chúng ta cần giải quyết hai vấn đề chính :
1/ Tìm hiểu sự tương tác giữa các bộ phận của nền kinh tế tức là nghiên cứu về hoạt động
tổng thể của nền kinh tế.
2/ Chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào.
Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới bốn phạm vi :


- Sản lượng và tăng trưởng kinh tế
- Việc làm và thất nghiệp
- Sự biến động của mặt bằng giá cả
- Thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài
3- Phân tích các đối tượng của Kinh tế vĩ mô :
1


Tại sao phải nghiên cứu kinh tế vĩ mô ?
Tầm quan trọng và sự quan tâm đến kinh tế vĩ mô đã tăng rất nhanh trong vòng 30 năm
qua xuất phát từ lý do thực tế cũng như lý thuyết. Trên lĩnh vực thực nghiệm, các nền kinh tế
phát triển cũng như đang phát triển đều phải đối phó với các vấn đề kinh tế vĩ mô như trì trệ
hay chậm phát triển, thất nghiệp, lạm phát, cán cấn thương mại thâm hụt, thất thoát vốn, gia
tăng nợ quốc gia.
Nền kinh tế vĩ mô là môi trường trong đó tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động. Tầm
quan trọng của nền kinh tế vĩ mô trong việc xác định trong kết quả đầu tư.
Khả năng dự báo nền kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến kết quả đầu tư mang tính đầu cơ.
Nhưng điều đó không đủ để dự báo tốt nền kinh tế vĩ mô. Chúng ta phải dự báo nền kinh tế vĩ
mô tốt hơn các đối thủ cạnh tranh thì mới có được thu nhập khác thường. Trong phần này,
chúng ta sẽ xem xét tổng quan một số thống kê kinh tế vĩ mô then chốt dùng để mô tả trạng
thái của nền kinh tế vĩ mô.
3.1 Tổng sản phẩm quốc nội :
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là số đo tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền
kinh tế.
GDP tăng trưởng nhanh cho thấy nền kinh tế đang mở rộng với cơ hội to lớn cho doanh
nghiệp gia tăng doanh số. Một số đo phổ biến khác về sản lượng của nền kinh tế là sản lượng
công nghiệp. Thống kê này cho chúng ta thước đo về hoạt động kinh tế được tập trung
một cách thu hẹp hơn vào khía cạnh công nghiệp chế tạo của nền kinh tế.
Biểu đồ dưới đây thể hiện tăng trưởng GDP từ 2007 đến nay :


2


Tổng cục Thống kê vừa công bố GDP cả năm 2012 ước chỉ tăng 5.03% so với năm 2011;
trong đó quý 1 tăng 4.64%, quý 2 tăng 4.8%, quý 3 tăng 5.05% và quý 4 tăng 5.44%.
Số liệu này đã được điều chỉnh khi công bố trước đó cho thấy GDP quý 1 chỉ tăng 4%,
quý 2 tăng 4.66% và quý 3 tăng 5.35%.
Như vậy, mức tăng trưởng của quý 4 (5.44%) không đạt như kỳ vọng khiến GDP cả năm
(5.03%) thấp hơn nhiều so con số dự kiến gần đây là 5.2%. Biểu đồ bên dưới cho thấy tăng
trưởng kinh tế Việt Nam đang có xu hướng tăng chậm dần. Phân rã theo khu vực kinh tế cho
thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành.
Mảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011; ngược lại,
tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khi chỉ tăng 2.72%, so
với con số 4.01% trong năm trước.

Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%.
Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo còn tăng
20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng liên tục sụt giảm
trong những tháng gần đây. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch
mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng cho thấy sự trì trệ đang hiện diện.
Dự báo: Với hàng loạt các đề án tái cơ cấu và các gói “giải cứu” được dự kiến sớm tung ra
trong thời gian tới, nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội để dần phục hồi trong năm 2013. Tuy nhiên,
với mục tiêu trọng tâm vẫn là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP
trong năm 2013 khó kỳ vọng khởi sắc vượt bậc. Tăng trưởng GDP năm 2013 được dự báo
trong khoảng 5.5 – 5.7%.
3.2 Việc làm :

3



Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ những người chưa tìm được việc làm trong tổng lực lượng lao
động (lực lượng lao động là những người đang làm việc hoặc đang tích cực tìm kiếm việc
làm). Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ hoạt động hết công suất của nền kinh tế. Tỷ lệ thất
nghiệp là một số đo chỉ liên quan đến người lao động mà thôi, nhưng ta có thể góp nhặt được
thêm chút sáng tỏ về sức mạnh của nền kinh tế từ tỷ lệ sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Ví
dụ, các nhà phân tích cũng xem xét tỷ lệ khai thác công suất, là tỷ lệ sản lượng thực tế từ các
nhà máy trên sản lượng tiềm năng.

Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2001 tới nay, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với
tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn một triệu lao
động. Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Tại thời điểm 1/7/2002,
cả nước có 40.694.360 người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên. Trong đó nữ c
hiếm 49,3%. Khu vực thành thị chiếm 23,87%. So với năm 2001, lao động trong khu vực
thành thị tăng 526.300 người, bằng 5,73%; khu vực nông thôn tăng 654.600 người, bằng
2,16%.
Năm 2003 tỉ lệ thất nghiệp là 2.25% và 2 năm tiếp theo có xu hướng giảm nhưng không
đáng kể. Năm 2003 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,78%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn chỉ là 1,2%. Tuy nhiên, có một thực tế là, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong những năm
gần đây đang có xu hướng giảm đi, còn tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên.
Theo báo cáo kết quả điều tra, năm 2004 trong lực lượng lao động từ độ tuổi 15 trở lên : k
hu vực thành thị 94,6% có việc làm và 5,4% thất nghiệp; khu vực nông thôn có 98,9% có
việc làm và 1,1% thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
năm 2004 đã giảm còn 5,6%, giảm không đáng kể so với năm 2003 (5,78%), khu vực nông
thôn còn 1,1%; thời gian lao động được sử dụng cũng tăng lên.
Đến năm 2005 ,lực lượng lao động của cả nước có 44385 triệu lao động tăng 2.6% so với
năm 2004 với quy mô tăng thêm là 1143 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị trong c
4



ả nước là 5.3% đã giảm 0.3% so với năm 2004,trong các vùng và khu vực thì Đông Nam Bộ v
à Động bằng sông Hồng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn(5.6%),vùng duyên hải Nam Trung
Bộ từ 5.1%5.5%,và cá vùng khác dưới 5% Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh trên cả
nước. Song để tiếp tục giảm như mục tiêu Nhà nước đề ra, giáo dục phải định hướng tốt hơn.
Qua bảng số liệu, Nổi bật nhất là sự sụt giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Nếu như năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp ở đây còn cao hơn hẳn các vùng miền khác trong cả
nước, với 6,0%, thì năm nay, con số ấy giảm mạnh nhất, xuống chỉ còn 5,6%, tương đương
với tỷ lệ

Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, 5,6% vẫn là tỷ lệ cao nhất nước hiện nay. Do đó, tiếp tục tạo thêm
nhiều việc làm mới vẫn là nhiệm vụ bức thiết của chính quyền các địa phương ở khu vực
này trong năm 2006. Nhiệm vụ ấy cũng hết sức quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm còn lại
khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tới 5,5%, chỉ giảm
được ít so với con số năm ngoái là 5,7%, dù rất nhiều nỗ lực và ưu tiên của Chính phủ đã được
dành cho nơi đây trong năm 2005.
Ở chiều ngược lại, tuy chỉ giảm nhẹ, song tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Nguyên vẫn nằm mức
thấp nhất nước, với chỉ 4,2%. Nằm trong nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay còn phải
kể đế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc, đều ở mức 4,9%.
Ở các khu vực còn lại, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị cũng đều giảm so với năm trước. Bắc
Trung bộ chỉ còn 5,0%, Đông Bắc 5,1%.
Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn trong cả nước là 80,7%, tăng
1,6% so với năm 2004. Một số vùng, khu vực nông thôn đạt tỉ lệ hơn 80%. Tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị trong năm 2006 chỉ còn 4,37%, giảm 0,93% so với năm 2005.
Hầu hết các tỉnh, thành phố trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp đều giảm. Trong đó, giảm nhiều
nhất là Cần Thơ (từ 6,82% xuống 5,15%); tiếp đến là Bà RịaVũng Tàu (từ 6,67% xu
ống 5,49%); Bình Dương (từ 5,73% xuống 5,49%); HàNội (từ 7,39 xuống 7,08%). Đáng
chú ý là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Hồng lại tăng gần 0,2% so với năm 2005
và đứng đầu trong các vùng miền về tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, trong khi ở các
khu vựckhác tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đều giảm so với năm ngoái Sở dĩ tỷ lệ
thất nghiệp chung của lực lượng lao động thấp, là do nước ta có tới khoảng 76% lực lượng lao

động làm việc ở nông thôn. Phần lớn họ là nông dân và các hộ lao động cá thể nhỏ, nên hầu
như ít có khả năng xảy ra thất nghiệp. Còn lại chỉ có khoảng 17% lao động làm việc trong khu
vực làm công ăn lương là có khả năng xảy ra thất nghiệp. Chính vì vậy, xét về tỷ lệ thất
nghiệp tính riêng cho khu vực thành thị và nông thôn, số liệu bảng cho thấy, tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn.
Năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 4,64%, tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn tăng lên 1,65%. Thực tế này cho thấy, hiện nay và trong những năm tới nước ta cần phải
quan tâm đến cả tình trạng thất nghiệp ở nông thôn.
5


Những kết quả trên cho thấy tỉ lệ thất nghiệp vẫn trong xu hướng giảm và tăng tỉ lệ thời
gian lao động làm việc tại nông thôn,nhiều chương trình chính sách giải quyết việc làm
có hiệu quả.Tuy nhiên sức ép việc làm còn gay gắt nhất là với 2 đô thị lớn như Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh,các vùng kinh tế trọng điểm và
thất nghiệp ở lực
lượng lao động trẻ 1524 tuổi còn cao.
Như vậy, có thể nói tình trạng thất nghiệp trong những năm qua ở Việt Nam nếu tính
chung cho cả nước là ở mức thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ
thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao nếu quy về một tỷ lệ chung thì tỷ lệ thất nghiệp cả
nước là ở mức cao hơn nhiều. Ngoài ra, sự tự do hoá của thị trường lao động đang làm cho
tình trạng thất nghiệp diễn raphổ biến hơn, đặc biệt với thế hệ trẻ. Chính vì vậy, việc
nhanh chóng triển khai BHTN ở nước ta theo Luật BHXH là cần thiết.

Về cơ cấu lao động có việc làm, cả nước có hơn 24,677 triệu người làm việc chính ở khu
vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản), chiếm 56,8%; hơn 7,769 triệu người làm việc
chính ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng), chiếm 17,9%; và hơn 1,1 triệu người làm
việc chính ở khu vực III (dịch vụ), chiếm 25,3%.
Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của lực lượng lao động cả nước là 24,8% (tăng thêm 2,2%
so với năm 2004).Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng lao động ở

khu vực công nghiệp xây dựng (17,4%) và khu vựcthương mại dịch vụ (24,7%), giảm lao
động ở khu vực nông nghiệp (57,9%)
3.3 Lạm phát :

6


Lạm phát là tỷ lệ gia tăng của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cao thường gắn liền với
những nền kinh tế ‘quá nóng’, nghĩa là những nền kinh tế có cầu hàng hóa và dịch vụ vượt xa
công suất sản xuất, dẫn đến áp lực tăng giá. Hầu hết chính phủ các nước đều cố gắng đạt được
sự cân đối trong các chính sách kinh tế. Họ hy vọng kích cầu nền kinh tế đủ để duy trì trạng
thái gần như toàn dụng lao động, nhưng không quá nhiều đến mức dẫn đến áp lực lạm phát.
Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp là trọng tâm của nhiều tranh luận về chính sách kinh
tế vĩ mô. Người ta vẫn còn nhiều bất đồng về chi phí tương đối của những chính sách này
cũng như tình trạng tương đối dễ tổn thương của nền kinh tế trước các áp lực này vào một thời
điểm bất kỳ.
Biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ lạm phát từ năm 2009 đến nay :

Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0.27% so với tháng trước,
và tăng 6.81% so với cuối năm 2011. Đây có thể xem là một trong những nỗ lực vĩ mô thành
công trong năm 2012.
Nhìn lại diễn biến lạm phát trong năm 2012 ở biểu đồ bên dưới có thể thấy một số điểm khác
biệt so với những năm trước. Cụ thể là: (i) chỉ số giá tăng chậm dần trong các tháng cuối năm,
đặc biệt sau đợt tăng đột biến trong tháng 9, (ii) nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống không còn
là tác nhân chính gây áp lực lên chỉ số giá, mà thay vào đó là các nhóm ngành được kiểm soát
như Y tế, Điện, Xăng dầu…

7



Dự báo: Với định hướng tiếp tục kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, diễn biến
chỉ số giá trong năm 2013 có thể được kiểm soát tốt hơn nếu không có nhiều đột biến về giá cả
hàng hóa trên thế giới. Điều này sẽ đem lại nhiều dư địa hơn cho việc nới lỏng chính sách vĩ
mô.

Như vậy, lạm phát của năm nay đã dừng ở mức dưới 7%, đảm bảo được mục tiêu của
Quốc hội đề ra, bằng 1/3 con số tương ứng của năm 2011.
Diễn biến giá năm nay có phần nào giống với diễn biến giá năm 2009 khi cùng cán đích ở
mức dưới 7% mặc dù năm trước đó là gần 20%. Đấy là nhìn vào con số chung, còn diễn biến
từng thành phần thì khác hẳn nhau về bản chất.
Lạm phát chung năm 2009 là 6,52% nhưng lạm phát cơ bản loại trừ lương thực thực phẩm
gần 8%. Những con số này minh chứng rằng tiền tệ đóng vai trò chủ yếu trong diễn biến giá cả
năm 2009. Điều này cũng dễ hiểu bởi trước đó ngày 2/12/2008 gói kích cầu tương đương 1 tỷ
USD đã được chính thức khởi động và đi vào thị trường. Thông qua nhiều hình thức khác
nhau, tiền từ ngân hàng cũng đã thẩm thấu vào nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng năm 2009 gần 38%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6%, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại trừ yếu tố giá đã tăng 11% so với năm
trước phần nào phản ánh được mức độ hấp thụ và lưu thông tiền trong nền kinh tế.
Những điều này cũng phản ánh qua giá khi diễn biến cả năm 2009 của 11 nhóm hàng chủ
yếu khá tương đồng nhau. Ngoại trừ nhóm giao thông, nhóm nhà ở, chất đốt và vật liệu xây
dựng ảnh hưởng của giá dầu thế giới và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác ảnh hưởng bởi “cơn
bão giá vàng” để tăng trên 10%, thì các nhóm hàng còn lại tăng “khá đều bước” xung quanh
chỉ số chung. Trong đó, với quyền số lớn nhất, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng
cả năm là 5,78% cũng đóng góp đáng kể 2,3% vào mức tăng chung 6,81%.
8


Năm 2012 thì có diễn biến rất khác trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Tránh bị mang
tiếng là nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát do có quyền số lớn nhất trong rổ hàng hóa tính
CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lần đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước,

đóng góp vào mức tăng chung của cả năm chỉ là 0,4%. Ngoài ảnh hưởng bởi cung cầu, đây là
nhóm hàng vốn nhạy cảm với “lạm phát tâm lý” nhưng đã không có cơ hội bùng nổ trong năm
nay.
“Vô địch” trong năm và cũng chưa từng xảy ra từ trước đến nay khi nhóm thuốc và dịch
vụ y tế “đại nhảy vọt” khi cả năm tăng tới 45,23%, đóng góp 2,5% trong tổng số 6,81% chung
cả năm. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng tăng tới 16,97% và đóng góp thêm 1,14% tăng
chung cả năm.
Như vậy, nếu y tế và giáo dục năm qua được kiểm soát bình ổn, thì lạm phát cả năm chỉ là
trên 3%. Một con số khá ngạc nhiên đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Sự ngạc nhiên trên xuất hiện ở năm nay có thể phần nào nhận thấy thông qua các chỉ tiêu
tiền tệ, sản xuất và tiêu dùng liên quan đã được công bố như tăng trưởng tín dụng cả năm 2012
chỉ khoảng 5% (gần bằng 1/6 năm 2009), giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2012 chỉ
tăng 4,6% (gần bằng ½ năm 2009) và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại
trừ yếu tố giá tăng 4,6% (cũng gần bằng ½ năm 2009) mặc dù lạm phát cơ bản năm nay cũng
ở con số gần 8%, tương đương năm 2009.
Với diễn biến giá cả chung như năm nay, nhiều chuyên gia đã lo ngại về kịch bản diễn
biến giá từ năm 2012 sang 2013 sẽ giống với năm 2009-2010.
Đặt trong tương quan chung, theo quan điểm của người viết, tăng trưởng chứ không phải
lạm phát mới là mối quan tâm của kinh tế Việt Nam trong năm tới 2013.
3.4 Lãi suất :
Lãi suất cao làm giảm giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai, qua đó làm giảm sức thu
hút của các cơ hội đầu tư. Vì lý do này, lãi suất thực là yếu tố then chốt quyết định chi phí đầu
tư kinh doanh. Cầu đối với nhà ở và những hàng hóa tiêu dùng lâu bền giá cao thường được
thanh toán bằng vốn vay trong thời gian dài như ô tô cũng hết sức nhạy cảm với lãi suất vì lãi
suất ảnh hưởng đến các khoản thanh toán lãi vay. Trong Phần 12.3, chúng ta sẽ xem xét các
yếu tố xác định lãi suất thực.
Mức lãi suất có lẽ là yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng nhất cần xem xét trong phân tích
đầu tư. Các dự báo về lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến dự báo suất sinh lợi trên thị trường
chứng khoán có thu nhập cố định. Nếu bạn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng nhiều hơn so với quan
điểm chung, bạn sẽ muốn tránh xa các chứng khoán có thu nhập cố định dài hạn. Tương tự, sự

gia tăng lãi suất có xuhướng là những tin xấu đối với thị trường cổ phiếu. Sự gia tăng lãi suất
bất ngờ nói chung gắn liền với sự giảm sút của thị trường cổ phiếu. Vì thế, một kỹ thuật ưu
9


việt để dự báo lãi suất sẽ có giá trị to lớn đối với một nhà đầu tư đang cố gắng xác định cách
phân bổ tài sản tốt nhất cho danh mục đầu tư của mình.
Đáng tiếc thay, dự báo lãi suất là một trong những phần nổi tiếng là khó nhất trong kinh tế
vĩ mô ứng dụng. Tuy nhiên, chúng ta có những hiểu biết khá tường tận về những yếu tố cơ
bản xác định mức lãi suất:
1. Nguồn cung vốn từ người tiết kiệm, chủ yếu là các hộ gia đình.
2. Cầu vốn từ các doanh nghiệp dùng để tài trợ cho đầu tư vật chất vào nhà máy, thiết bị,
và hàng tồn kho.
3. Cung và (hoặc) cầu vốn ròng của chính phủ, được điều chỉnh bằng hành động của
Ngân hàng dự trữ liên bang.
4. Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
Cho dù có nhiều mức lãi suất khác nhau trong nền kinh tế (cũng nhiều như các loại chứng
khoán), các mức lãi suất này có xu hướng biến thiên cùng nhau, vì thế các nhà kinh tế
thường thảo luận như thể chỉ có một mức lãi suất đại diện. Ta có thể sử dụng sự rút gọn này
để tìm hiểu việc xác định lãi suất thực nếu ta xem xét đường cung và đường cầu nguồn vốn.

10


Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác
nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết định
kịp thời và quyết liệt nhàm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng co doanh nghiệp và giải cứu
nợ xấu ở các ngân hàng.
Lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được
tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất vay cũng đã giảm từ +-20% xuống còn +-12 –

13%/năm.
Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi
suất huy động của Thủ tướng chính phủ.
Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm.
Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho
vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành.
Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn
9%/năm. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012,
NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở
lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi
theo kỳ
hạn
của
mình. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa
trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Theo các DN với mức lãi suất huy động 8%
thì họ hy vọng các ngân hàng sẽ cho vay ra ở mức 11-12% nhưng điều này chưa xảy ra.
Tại hội nghị mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2013: sẽ xem xét bỏ trần lãi suất
huy
động. Theo đó, NHNN sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ
mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng
VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường
tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát
của năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành theo
hướng giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. (Nguồn Internet)
3.5 Thâm hụt ngân sách :
Thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang là chênh lệch giữa thu và chi ngân sách của
chính phủ. Bất kỳ mức thiếu hụt ngân sách nào cũng phải được bù đắp bằng vay mượn của
chính phủ. Giá trị vay mượn lớn của chính phủ có thể gây sức ép làm tăng lãi suất thông qua
tăng tổng cầu tín dụng trong nền kinh tế. Nói chung, các nhà kinh tế tin rằng vay mượn chính
phủ thái quá sẽ ‘chèn lấn’ vay mượn tư nhân và đầu tư bằng cách buộc lãi suất tăng lên và

ức chế đầu tư kinh doanh.
3.6 Chính sách tài khoá :
11


Chính sách tài khoá liên quan đến hành động chi tiêu và thu thuế của chính phủ và là
một phần của việc ‘quản lý về phía cầu’. Chính sách tài khoá có lẽ là phương thức trực tiếp
nhất để kích cầu hoặc làm nền kinh tế chậm lại. Giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp làm giảm
phát cầu hàng hóa và dịch vụ. Tương tự, việc tăng thuế suất ngay lập tức sẽ bơm hút thu nhập
từ người tiêu dùng về phía chính phủ và dẫn đến giảm tiêu dùng tương đối nhanh.
Trớ trêu thay, cho dù chính sách tài khoá có tác động tức thời nhất đối với nền kinh tế
thì việc hoạch định và thực hiện chính sách này thường chậm chạp và dây dưa. Điều này là vì
chính sách tài khoá đòi hỏi sự cam kết to lớn giữa các nhánh hành pháp và lập pháp. Chính
sách thuế và chi tiêu phải được phát động và biểu quyết bởi Quốc hội; điều này đòi hỏi phải có
sự thương thảo chính trị đáng kể, và bất kỳ luật nào được thông qua cũng phải được tổng
thống ký, lại đòi hỏi nhiều thương thảo hơn. Vì thế, tuy tác động của chính sách tài khoá tương
đối nhanh, việc hoạch định và thực hiện thì cồng kềnh đến mức trên thực tế, chính sách tài
khoá không thể được sử dụng để tinh chỉnh nền kinh tế. Hơn nữa, phần lớn chi tiêu của chính
phủ, như chi cho hệ thống bảo hiểm y tế Medicare hay bảo hiểm xã hội, thì không có tính chất
tùy ý, nghĩa là được xác định bằng công thức chứ không phải chính sách và không thể thay đổi
để đáp ứng trước tình hình kinh tế. Điều này làm cho việc hoạch định chính sách tài khoá
thậm chí còn cứng nhắc hơn.
Cách phổ biến để tóm tắt tác động của chính sách tài khoá chính phủ là xem xét thâm hụt
hay thặng dư ngân sách, vốn chỉ đơn thuần là chênh lệch giữa thu và chi ngân sách. Thâm hụt
lớn có nghĩa là chính phủ chi nhiều hơn đáng kể so với thu ngân sách qua hệ thống thuế khóa.
Ảnh hưởng ròng là làm tăng cầu hàng hóa (thông qua chi tiêu) nhiều hơn so với làm giảm cầu
hàng hóa (thông qua thu thuế), do đó, kích cầu nền kinh tế.
3.7 Chính sách tiền tệ :
Chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô
và là phần chủ lực trong chính sách về phía cầu. Chính sách tiền tệ chủ yếu phát huy tác dụng

thông qua tác động đến lãi suất. Tăng cung tiền làm giảm lãi suất ngắn hạn, cuối cùng khuyến
khích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong dài hạn, hầu hết các nhà kinh tế tin rằng cung
tiền cao hơn chỉ dẫn đến mức giá cao hơn và không có tác động lâu dài đến hoạt động kinh tế.
Vì thế, cơ quan quản lý tiền tệ đứng trước sự cân bằng khó khăn. Chính sách tiền tệ mở rộng
có lẽ sẽ làm hạ lãi suất và qua đó kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong ngắn hạn, nhưng những
tình huống này cuối cùng chỉ dẫn đến mức giá cao hơn mà thôi. Sự đánh đổi giữa kích cầu và
lạm phát là ngầm ẩn trong mọi cuộc tranh luận về chính sách tiền tệ thích hợp

12


Việc thực hiện chính sách tài khoá thì cồng kềnh nhưng có tác động khá trực tiếp đến
nền kinh tế, trong khi chính sách tiền tệ dễ dàng hoạch định và thực hiện hơn nhưng có tác
động kém tức thời hơn. Chính sách tiền tệ được xác định bởi Hội đồng thống đốc thuộc Hệ
thống dự trữ liên bang. Các thành viên hội đồng do tổng thống bổ nhiệm với thời hạn 13 năm
và được cô lập với áp lực chính trị. Hội đồng có qui mô nhỏ vừa đủ và chịu sự quyết định của
chủ tịch một cách vừa đủ để có thể hoạch định và điều phối chính sách một cách tương đối dễ
dàng.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ cũng khá trực tiếp. Công cụ được sử dụng phổ biến
nhất là nghiệp vụ thị trường mở, trong đó Fed mua hay bán trái phiếu kho bạc trên tài khoản
riêng của Hệ thống dự trữ liên bang. Khi mua chứng khoán, Fed chỉ đơn thuần ký séc, qua đó
làm tăng cung tiền. (Không giống như chúng ta, Fed có thể thanh toán cho chứng khoán mà
không cần rút tiền mặt từ một tài khoản ngân hàng.) Ngược lại, khi Fed bán chứng khoán, số
tiền thanh toán cho chứng khoán được rút ra từ cung tiền. Các hoạt động thị trường mở diễn
ra hàng ngày, cho phép Fed điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Các công cụ khác để Fed tùy ý sử dụng là lãi suất chiết khấu, là lãi suất mà Fed tính trên
các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, là tỷ lệ tiền gửi mà các ngân
hàng phải giữ bằng tiền mặt tại chỗ hay gửi vào tài khoản của Fed. Việc giảm lãi suất chiết
khấu phát đi tín hiệu về một chính sách tiền tệ mở rộng hơn. Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp
các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn ứng với mỗi USD tiền gửi và kích thích nền kinh tế

thông qua tăng cung tiền hiệu dụng.
Lãi suất chiết khấu tuy nằm trong sự kiểm soát trực tiếp của Fed, nhưng không thường
xuyên được thay đổi. Cho đến giờ, lãi suất quỹ liên bang là định hướng tốt nhất cho chính
sách dự trữ liên bang. Lãi suất quỹ liên bang là lãi suất cho vay ngắn hạn giữa các ngân hàng,
chủ yếu là cho vay qua đêm. Những khoản vay này phát sinh vì một số ngân hàng cần vay
vốn để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, trong khi một số ngân hàng khác thừa vốn. Không
như lãi suất chiết khấu, lãi suất quỹ liên bang là lãi suất thị trường, nghĩa là nó được xác định
bởi cung và cầu chứ không phải được ấn định bằng phương pháp hành chính. Tuy nhiên, Hội
đồng dự trữ liên bang ấn định mức mục tiêu của lãi suất quỹ liên bang, mở rộng hay thu hẹp
cung tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở khi Hội đồng điều chỉnh quỹ liên bang về giá
trị mục tiêu. Đây là lãi suất ngắn hạn tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, và được hiểu là có ảnh hưởng
đáng kể đối với các mức lãi suất khác ở Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế theo một con đường vòng hơn so với chính
sách tài khoá. Trong khi chính sách tài khoá trực tiếp kích thích nền kinh tế hoặc làm cho nó

13


phát triển bớt nóng hơn thì chính sách tiền tệ phát huy tác dụng chủ yếu thông qua tác động
đối với lãi suất.
Tăng cung tiền làm giảm lãi suất; điều đó kích cầu đầu tư. Khi số lượng tiền trong nền
kinh tế tăng lên, các nhà đầu tư sẽ nhận thấy rằng các danh mục tài sản của họ bao gồm quá
nhiều tiền. Họ sẽ cân đối lại danh mục thông qua mua những chứng khoán chẳng hạn như trái
phiếu, gây sức ép khiến giá trái phiếu tăng lên và lãi suất giảm. Trong dài hạn, các cá nhân có
thể gia tăng nắm giữ cổ phiếu cũng như cuối cùng mua các tài sản thực, giúp trực tiếp kích cầu
tiêu dùng. Tuy nhiên, ảnh hưởng sau cùng của chính sách tiền tệ đối với cầu đầu tư và tiêu
dùng thì kém tức thời hơn so với ảnh hưởng của chính sách tài khoá.
Hộp dưới đây tập trung vào những chọn lựa mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế
phải đương đầu vào đầu năm 2009 khi họ cố gắng ngăn chặn hay chí ít cũng xoa dịu tình trạng
suy thoái kinh tế đang lớn dần. Hộp này đề cập tới nhiều chủ đề trong chính sách kinh tế,

chẳng hạn như với lãi suất ngắn hạn gần bằng không, chính sách tiền tệ đã gần như đi đến giới
hạn, buộc chính phủ phải quay lại với chính sách tài khoá. Thật vậy, vào lúc đó, chỉ riêng
chính phủ Hoa Kỳ không thôi đã xem xét việc cắt giảm thuế 300 tỷ USD cùng với sự gia tăng
ồ ạt chi tiêu liên bang khoảng 375 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng. Bài báo lưu ý mối đe
dọa rằng thâm hụt ngân sách liên bang khổng lồ xảy ra có thể làm tăng lãi suất và chèn lấn đầu
tư tư nhân, và khi nền kinh tế phục hồi, tình trạng thâm hụt đó cần được khống chế tức thời để
tránh rủi ro châm ngòi lạm phát trở lạ.
4- Các tác động của Lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam :
Trong tất cả các yếu tố trên thì Lạm phát là yếu tố quan trọng nhất đối với kinh tế Việt
Nam hiện nay vì nó có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực kinh tế cụ thể như :
4.1 Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không
ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu
hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có
thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi
nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
4.2 Đối với lĩnh vực lưu thông
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh
nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó
phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do có nhiều người
tham giâ vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những
14


người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông
tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
4.3 Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàn bị thu hẹp. Số người gửi tiền
vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm
mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền

quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang có lượng
tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá
đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình
thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn
nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
4.4 Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra
những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn.
Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm
cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành
cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm... các ngành, các lĩnh vực dự định đựơc chính phủ đầu tư và hỗ
trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục
tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×