Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc bệnh sỏi đường mật điều trị tại khoa gan mật bệnh viện việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.8 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Xuân Bách và TS.
Trần Đình Thơ đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý
báu và tận tình giúp đỡ giúp tôi hoàn thiện cuốn Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo tại Viện YHDP và
YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội, các Y, Bác sỹ tại Khoa Gan Mật - Bệnh
viện Việt Đức, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới hơn 200 bệnh nhân điều trị sỏi đường mật tại
Khoa Gan Mật - Bệnh viện Việt Đức đã dành thời gian và chấp nhận tham gia
phỏng vấn trong đề tài này.
Cuối cùng, tôi không thể hoàn thành được chương trình học và Luận
văn này nếu thiếu đi sự hậu thuẫn và hy sinh của gia đình và người thân.
Chính điều đó là động lực nhắc nhở tôi luôn nghiêm túc học tập và nghiên
cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết khả năng của mình, song chắc chắn
cuốn Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp giúp
cho Luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017

Nguyễn Thị Lợi


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
Phòng Đào tạo Sau đại học Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Em là: Nguyễn Thị Lợi- Học viên cao học Y tế công cộng khóa XXIV Trường Đại học Y Hà Nội.


Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết quả trung
thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào.

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Lợi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTD

Bảo hiểm toàn dân

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CI

Khoảng tin cậy (Confident Interval)


CSYT

Cơ sở y tế

ĐLC

Độ lệch chuẩn

HGĐ

Hộ gia đình

KCB

Khám chữa bệnh

KST

Ký sinh trùng

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

N


Cỡ mẫu

OOP

Chi trả trực tiếp từ túi tiền (Out of pocket)

OR

Tỷ suất chênh

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VNĐ

Việt Nam Đồng

WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank)


WHO

Tổ chức Y tê Thế giới (World Health Organization)

%

Tỷ lệ phần trăm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Đặc điểm bệnh sỏi đường mật ............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm bệnh sỏi đường mật ..................................................... 3
1.1.2. Cơ chế hình thành sỏi mật ............................................................ 4
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sỏi mật............................................................... 4
1.2. Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi đường mật ...... 5
1.2.1. Một số khái niệm về chi phí và chi phí y tế................................... 5
1.2.2. Khái niệm về khả năng chi trả ...................................................... 8
1.2.3. Bảo hiểm y tế.............................................................................. 11
1.2.4. Chi phí và khả năng chi trả cho điều trị sỏi đường mật ............... 13
1.3. Một số yếu tố liên quan tới khả năng chi trả cho điều trị sỏi đường mật..... 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 17
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................... 18
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................. 19
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ....................................... 23
2.6.1. Quy trình xây dựng bộ công cụ................................................... 23

2.6.2. Bộ công cụ thu thập thông tin ..................................................... 23
2.6.3. Quy trình thu thập thông tin........................................................ 23
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 24
2.8. Sai số và khắc phục ........................................................................... 24
2.9. Đạo đức nghiên cứu........................................................................... 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 26


3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................. 26
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................. 26
3.2. Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi mật ....... 33
3.2.1.Chi phí điều trị của người bệnh khi điều trị nội trú ...................... 34
3.2.2.Chi phí điều trị của người bệnh khi khám ngoại trú ..................... 39
3.2.3. Khả năng chi trả của người bệnh sỏi đường mật ......................... 43
3.3. Các yếu tố liên quan tới khả năng chi trả của người bệnh .................. 44
3.3.1. Các yếu tố nhân khẩu học ........................................................... 44
3.3.2. Yếu tố hộ gia đình ...................................................................... 45
3.3.3. Các yếu tố lâm sàng.................................................................... 46
3.3.4. Các yếu tố sử dụng dịch vụ......................................................... 47
3.3.5. Các yếu tố liên quan tới chi phí thảm họa ................................... 48
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 49
4.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng tham gia nghiên cứu .......................... 49
4.2.Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người mắc bệnh..................... 52
4.2.1. Chi phí điều trị nội trú ................................................................ 52
4.2.2. Chi phí điều trịkhi khám ngoại trú .............................................. 54
4.2.3. Khả năng chi trả của người bệnh điều trị sỏi đường mật ............. 55
4.3. Một số yếu tố liên quan tới khả năng chi trả của người bệnh. ............ 57
4.4.Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ................................................... 58
4.4.1. Ưu điểm...................................................................................... 58
4.4.2. Hạn chế ...................................................................................... 59

KẾT LUẬN................................................................................................. 60
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tinchung của đối tượng nghiên cứu.............................................26
Bảng 3.2: Đặc điểmvề học vấn, nghề nghiệp của người tham gia ..........................27
Bảng 3.3: Đặc điểm lao động trong HGĐ người bệnh............................................28
Bảng 3.4: Đặc điểm về tiền sử bệnh của người bệnh..............................................29
Bảng 3.5: Đặc điểm về vị trí sỏi mật của người bệnh.............................................30
Bảng 3.6: Thu nhập và chi tiêu của gia đình người bệnh sỏi đường mật.................31
Bảng 3.7: Tình trạng kinh tế của người bệnh tham gia nghiên cứu.........................32
Bảng 3.8: Số lần sử dụng dịch vụ cho điều trị nội trú và ngoại trú trong nhóm người
bệnh điều trị sỏi đường mật ...................................................................................33
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí điều trị của người bệnh khi điều trị nội trú .....................34
Bảng 3.10: Cơ cấu chi phí trực tiếp không cho điều trị nội trú ...............................35
Bảng 3.11: Cơ cấu chi phí gián tiếp cho điều trị nội trú .........................................36
Bảng 3.12: Khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh nội trú .................................37
Bảng 3.13: Các hình thức xoay sở chi phí khám chữa bệnh nội trú ........................38
Bảng 3.14: Chi phí điều trị của người bệnh sỏi mật khi khám ngoại trú .................39
Bảng 3.15: Cơ cấu chi phí trực tiếp không cho điều trị ngoại trú ...........................40
Bảng 3.16: Cơ cấu chi phí gián tiếp cho điều trị ngoại trú......................................41
Bảng 3.17: Khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh ngoại trú .............................42
Bảng 3.18: Các hình thức xoay sở chi phí khám chữa bệnh ngoại trú ....................43
Bảng 3.19: Chi phí thảm họa do điều trị bệnh sỏi mật............................................43
Bảng 3.20: Các yếu tố nhân khẩu học liên quan với chi phí thảm họa....................44
Bảng 3.21: Các yếu tố hộ gia đình liên quan với chi phí thảm họa .........................45
Bảng 3.22: Các yếu tố lâm sàng liên quan với chi phí thảm họa ............................46

Bảng 3.23: Các yếu tố sử dụng dịch vụ liên quan với chi phí thảm họa..................47
Bảng 3.24: Mô hình hồi quy logistic đa biến rút gọn .............................................48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô phỏng các vị trí sỏi mật ............................................................ 3
Sơ đồ 1.1: Chu trình điều trị và các chi phí của người bệnh sỏi đường mật .... 7
Biểu đồ 1.1: Các cách ứng phó với rủi ro của các hộ gia đình ...................... 10


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mật là bệnh lý ngoại khoa thường gặp, đứng đầu trong bệnh lý gan
mật ở Việt Nam. Trên thế giới, tỷ lệ mắc sỏi mật khác nhau ở mỗi nước. Tại
Mỹ, ước tính có khoảng 15% dân số mắc sỏi mật [1], trong khi tỷ lệ này tại
Châu Âu là 9-21% [1, 2] và tại Nhật Bản là 10% [3]. Tại Việt Nam, hiện chưa
có thống kê đầy đủ mang tính đại diện về tỷ lệ mắc sỏi mật trên toàn quốc.
Tuy nhiên, ước tính của một số nghiên cứu cho thấy khoảng 7% người dân
mắc sỏi mật [4, 5].
Bệnh sỏi mật ở Việt Nam khác hẳn với các nước Âu –Mỹ về nhiều khía
cạnh: bệnh nguyên, bệnh sinh, thành phần hóa học của sỏi. Ở các nước
phương Tây và Bắc Mỹ, thành phần sỏi mật chủ yếu là cholesterol. Điều này
xảy ra do rối loạn thành phần dịch mật, mức độ cholesterol tăng trong khi
mức độ các chất làm tan giảm xuống gây kết tủa, làm tiền đề hình thành sỏi
mật [4-8]. Tại Việt Nam, thành phần của sỏi mật ở nước ta chủ yếu là sắc tố
mật và muối mật do nguyên nhân là trứng giun hoặc xác giun làm chỗ bám
đọng của sắc tố mật và canxi gây tắc nghẽn và gây ra sỏi mật[6, 9, 10].
Trong thực tế, tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân bị sỏi mật đến bệnh
viện khi có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn có biến chứng: viêm phúc mạc
mật, thấm mật phúc mạc, áp xe gan đường mật và các biến chứng…khiến

việc điều trị phức tạp, thời gian lâu dài, lặp lại và tốn kém, làm tăng tần suất
sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế trong nhóm đối tượng mắc bệnh này
[11].Nghiên cứu tại Anh cho thấy, chi phí điều trị phẫu thuật sỏi đường mật
trung bình cho 1 ca bệnh tại Anh là 4,697 Bảng Anh [12]. Một nghiên cứu
khác tại Mỹ cho thấy, chi phí trung bình cho một ca sỏi mật lên tới 16.000
USD [13]. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, chi phí trung bình cho điều trị
một ca sỏi đường mật tại các bệnh viện tuyến tỉnh dao động từ 7 đến 10 triệu
đồng [14, 15]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở tìm hiểu chi


2
phí trực tiếp cho điều trị gồm chi phí khám bệnh, giường bệnh, phẫu thuật, xét
nghiệm, vật tư tiêu hao…v.v mà chưa đi sâu tìm hiểu các thành tố khác cấu
thành chi phí chi trả từ tiền túi của người bệnh, cũng đóng góp vào tổng chi
tiêu cho điều trị bệnh sỏi đường mật, đặc biệt thiếu những nghiên cứu ở bệnh
viện tuyến cuối như Bệnh viện Việt Đức.
Những công trình nghiên cứu về sỏi mật trên thế giới và Việt Nam gồm
có chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, tìm kiếm bệnh nguyên, bệnh sinh, các
kỹ thuật điều trị nội khoa, ngoại khoa, các yếu tố dịch tễ học liên quan tới
bệnh…đã đóng góp những hiểu biết quan trọng về căn bệnh này. Tuy nhiên,
dưới góc độ quản lý y tế, chi phí điều trị cho người bệnh, bao gồm chi phí
trực tiếp và gián tiếp, là một chỉ số quan trọng còn chưa được nghiên cứu đầy
đủ. Liệu người bệnh đang phải gánh chịu những chi phí nào trong quá trình
điều trị bệnh này? Và sự xoay sở của họ ra sao khi phải đối mặt với bệnh tật
và những gánh nặng kinh tế do bệnh tật gây ra?
Việc tìm hiểu gánh nặng chi phí y tế mà người dân phải gánh chịu khi
điều trị sỏi mật là cần thiết, nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có
những bằng chứng cho việc hỗ trợ người bệnh điều trị căn bệnh này. Do đó,
đề tài: “Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc bệnh sỏi
đường mật điều trị tại Khoa Gan Mật Bệnh viện Việt Đức” được thực hiện

với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi đường
mật điều trị tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức.
2. Phân tích các yếu tố liên quan tới khả năng chi trả của người mắc bệnh
sỏi đường mật tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm bệnh sỏi đường mật
1.1.1. Khái niệm bệnh sỏi đường mật
Đường mật của người bao gồm: đường mật chính (trong và ngoài gan)
và đường mật phụ (túi mật). Sỏi mật là bệnh gây ra do có những viên sỏi (nhỏ
hoặc to, bùn) nằm trong lòng ống mật (trong gan hoặc ngoài gan, túi mật).
Tùy vị trí của sỏi ở phần nào của đường mật mà người ta gọi sỏi mật ở phần
đó ví dụ như sỏi trong gan phải, trái, túi mật. Tuy nhiên có quy định sỏi từ
hợp lưu 2 ống gan xuống phần thấp của đường mật gọi chung là sỏi ống mật
chủ [7].

Hình 1.1: Mô phỏng các vị trí sỏi mật
Sỏi có thể hình thành tại chỗ hay trên gan rơi xuống. Trên lâm sàng, sỏi
đơn thuần thường ít gặp, chủ yếu là sỏi ống mật chủ phối hợp với sỏi trong
gan (32-97,5%) [6, 9, 10]. Đây là nguyên nhân chính gây khó khăn trong điều
trị không đảm bảo lấy hết được sỏi đường mật trong gan. Có nhiều nguyên


4
nhân gây ra bao gồm: số lượng, vị trí sỏi, tình trạng đường mật trong gan,
phương tiện thăm dò trước và trong mổ để xác định sỏi và hệ thống đường

mật, phương tiện lấy sỏi, kinh nghiệm và tính kiên trì của phẫu thuật viên.
1.1.2. Cơ chế hình thành sỏi mật
Thành phần của sỏi mật ở nước ta chủ yếu là sắc tố mật và muối
mật.Trong khi ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ lại thấy thành phần sỏi là
cholesterol [4-8].
Sự hình thành sỏi mật loại Cholesterol: Vì một lý do nào đó làm cho
các thành phần dịch mật thay đổi tỷ lệ, mức độ Cholesterol tăng lên, mức độ
chất làm tan (Muối mật – Lecithin) giảm xuống. Cholesterol có xu hướng kết
tủa tạo lên những vi thể, tinh thể đó là những loại tiền đề cho sự hình thành
sỏi mật.
Sự hình thành sỏi sắc tố mật: Việt Nam và các nước Đông Nam Á hay
mặt loại sỏi này. Nguyên nhân là do:
- Trứng giun đũa hoặc vỏ xác giun làm “nhân” cho sắc tố mật và canxi
bám vào trứng giun vì vỏ ngoài của trứng giun cứng, sần sùi như
hình răng cưa (nhìn được dưới kính hiển vi).
- Giun đũa lên đường mật là yếu tố quan trọng tạo lên sỏi mật vì nó
gây nhiễm khuẩn và tăng áp lực trong đường mật. Khi bám vào
thành ống mật giun tạo lên những vết loét xước và sau đó là những
chít hẹp xơ vòng ở những nhánh mật phân thùy gan. Phía trên vòng
xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần dần các yếu tố trên thúc đẩy
sự hình thành sỏi mật.
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sỏi mật
Tỷ lệ mắc sỏi mật khác nhau ở mỗi nước. Theo báo cáo, khoảng 15%
dân số Mỹ mắc sỏi mật (20 triệu người) trong đó 80% sỏi mật thuộc loại sỏi
cholesterol [1]. Nghiên cứu tại các nước Châu Âu bằng phương pháp siêu âm
cho thấy tỷ lệ hiện mắc sỏi mật chiếm khoảng 9-21% dân số [1, 2]. Tại Nhật


5
Bản, trong một điều tra tỷ lệ hiện mắc sỏi mật trong nhóm dân số nghiên cứu

là 10% [3].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Cao Cương và cộng sự (2010)
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật trong cộng đồng người trên 50 tuổi tại thành
phố Hồ Chí Minh là 6,3% (95% CI: 5,4-6,3), trong đó tần suất mắc ở nữ là
7,2% (95% CI: 5,8 – 8,6), tần suất mắc ở Nam là 5,5% (95% CI: 4,3 – 5,7)
[4]. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Trọng Khìn năm 2008 cho thấy
tỷ lệ sỏi mật ở cộng đồng dân cư người trưởng thành tỉnh Thái Bình 2,3%,
trong đó nông thôn 1,9% và thành thị 3,4%. Cơ cấu sỏi mật ở cộng đồng chủ
yếu sỏi túi mật (80,5%), sỏi đường mật hiếm gặp hơn (19,5%) [8]. Một
nghiên cứu khác ở cộng đồng người dân tộc Tày trưởng thành (từ 18 tuổi trở
lên) tại Thái Nguyên (2010) cho thấy tỷ lệ mắc sỏi mật 6,88% (7,93% ở nữ và
5,73% ở nam) [5].
Các yếu tố nguy cơ của sỏi túi mật là tuổi cao, giới (nữ), có thai nhiều
lần, ít lao động thể lực, tình trạng béo phì (chỉ số BMI ≥23), ăn thừa năng
lượng, rối loạn bẩm sinh chuyển hóa mỡ, chủng tộc, một số bệnh (huyết tán,
xơ gan…). Trong khi đó, nhiễm trùng đường mật do ký sinh trùng đường ruột
(giun đũa, sán lá gan…) lại là yếu tố nguy cơ gây sỏi ống mật ở các vùng
nhiệt đới trong đó có Việt Nam [1, 4, 5, 8].
1.2. Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi đường mật
1.2.1. Một số khái niệm về chi phí và chi phí y tế
Chi phí: là trị giá hàng hóa, dịch vụ được xác định thông qua việc sử
dụng nguồn lực theo các cách khác nhau. Nói cách khác, chi phí là giá trị của
nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ [16].
Chi phí y tế: là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch
vụ y tế cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ (một chương trình y tế). Để thuận tiện so
sánh, chi phí thường được thể hiện dưới dạng tiền tệ song chi phí không có
nghĩa là giá cả mà chỉ thể hiện nguồn lực thực sự được sử dụng. Do sự khan


6

hiếm nguồn lực nên chi phí cho một hoạt động là mất đi cơ hội sử dụng nguồn
lực đó cho những hoạt động tương đương khác. Bởi vậy trong tính toán chi
phí thường phải tính đến cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của điều trị một
bệnh là thu nhập mất đi do sử dụng thời gian đó để điều trị bệnh (số ngày
công/lương mất đi của bệnh nhân do điều trị bệnh và của người nhà dành cho
chăm sóc bệnh đó)[17].
Tại Việt Nam, tồn tại 5 nguồn chi cho y tế bao gồm: (1) ngân sách nhà
nước, (2) bảo hiểm y tế chi trả, (3) các khoản viện trợ nước ngoài cho y tế, (4)
trực tiếp từ hộ gia đình, (5) các nguồn kinh phí khác. Trong đó, chi trực tiếp
từ hộ gia đình trong những năm qua vẫn duy trì tỷ lệ cao trong tổng chi phí
cho y tế [18].
Phí khám chữa bệnh hay viện phí là các khoản cơ sở khám chữa bệnh
(KCB) thu của người bệnh khi cung cấp các dịch vụ y tế cho họ, để bù đắp 1
phần hay toàn bộ các chi phí mà đơn vị đó sử dụng để vận hành mọi hoạt
động của cơ sở. Viện phí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp ngân
sách chi tiêu cho đơn vị y tế đó. Thuật ngữ “phí khám chữa bệnh” hay “viện
phí” là thuật ngữ rất phổ biến của một phương thức thanh toán chỉ các khoản
chi trả trực tiếp từ túi tiền của hộ gia đình để “mua” một dịch vụ y tế nào đó,
đây cũng là một công cụ cơ bản của tài chính y tế. Phí này bao gồm các khoản
chi cho khám chữa bệnh, thuốc, vật tư tiêu hao, các xét nghiệm chẩn đoán…
Chi phí điều trị: Chi phí điều trị dưới góc độ người sử dụng dịch vụ y
tế bao gồm bệnh nhân và người nhà của họ, được phân chia thành 4 nhóm:
+) Chi phí trực tiếp dành cho điều trị: chi phí khám bệnh, xét nghiệm,
thuốc, giường bệnh, phẫu thuật/thủ thuật…v.v
+) Chi phí gián tiếp dành cho điều trị: thu nhập mất đi do bệnh nhân bị
bệnh và thu nhập mất đi do người nhà phải đi chăm sóc hoặc đi thăm bệnh.


7
Nếu bệnh nhân và người nhà là người làm việc ở các nhà máy, xí

nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước, 1 ngày mất thu nhập sẽ bằng tổng số
lương + phụ cấp của bệnh nhân trong tháng (năm) chia cho số ngày làm việc.
Nếu bệnh nhân là nông dân, ước tính thu nhập hàng tháng của bệnh
nhân bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ chia cho số
lao động trong gia đình và chia cho số tháng lao động của vụ dó.
Nếu bệnh nhân là người làm các công việc hưởng công theo số lượng
sản phẩm, ước tính thu nhập của bệnh nhân theo ngày công. Sau đó, ước tính
số ngày làm việc và từ đó tính ra thu nhập của bệnh nhân/ngày.
+) Chi phí trực tiếp không dành cho điều trị: Đi lại, ăn uống, thuê nhà
trọ của bệnh nhân và người nhà.
Như vậy, chi phí cho người bệnh = chi phí trực tiếp cho điều trị +
chi phí trực tiếp không cho điều trị + thu nhập mất đi do mất khả năng
sản xuất.
+) Chi phí gián tiếp không dành cho điều trị: các chi phí khác phát sinh
do bệnh tật và quá trình điều trị. Đó có thể là những lo lắng, đau đớn về tâm
lý, sự không thoải mái của người bệnh nhưng chưa bao giờ có thể chuyển đổi
sang tiền tệ nên ít khi được xem xét đến trong phân tích chi phí y tế.
Lựa chọn dịch vụ y tế:
- Tới cơ sở KCB ban đầu chẩn
đoán và điều trị rồi chuyển tuyến
- Tới CSYT tư nhân điều trị
(đông y, tây y)
- Tự mua thuốc điều trị

Người mắc
bệnh sỏi đường mật

Điều trị tại Khoa
gan mật, Bệnh viện Việt Đức


Phục hồi, ra

Tái phát

Chi phí trực tiếp cho điều trị = khám
bệnh + xét nghiệm + giường bệnh +
mổ/thủ thuật + thuốc điều trị.
Chi phí trực tiếp không cho điều trị =
đi lại + ăn uống + chi phí khác.
Chi phí gián tiếp của bệnh nhân và
người nhà do mất thu nhập = thu
nhập/ngày x số ngày nghỉ do bệnh.
Chi phí gián tiếp không dành cho điều
trị = chi phí phát sinh khác do bệnh tật
và quá trình điều trị.

Tử vong

Khỏi bệnh

Sơ đồ 1.1: Chu trình điều trị và các chi phí của người bệnh sỏi đường mật


8
1.2.2. Khái niệm về khả năng chi trả
Theo tác giả Maclennan và Williams[19], khả năng chi trả là một khái
niệm thường gắn liền với việc đảm bảo các chi tiêu cơ bản (nhà ở, giáo dục
hoặc phương tiện đi lại) ở mức chi phí “không bị áp đặt, theo con mắt của bên
thứ ba (thường là chính phủ), trở thành một gánh nặng bất hợp lý lên thu nhập
hộ gia đình”.

Có 2 phương pháp tiếp cận nhằm ước tính khả năng chi trả của hộ gia
đình. Phương pháp thứ nhất dựa vào tính toán tỷ lệ của các khoản chi trên
tổng thu nhập của cả gia đình. Với phương pháp tiếp cận này, việc chi tiêu
cho một hàng hóa hay dịch vụ nào đó được coi là chi phí thảm họa khi vượt
quá một tỷ lệ nhất định tổng nguồn lực chi tiêu gia đình. Khi một gia đình
dành phần lớn ngân sách sẵn có của họ vào một mục chi tiêu cụ thể, họ sẽ
phải giảm mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ khác. Chỉ với những thay đổi nhỏ
trong cán cân chi tiêu hộ gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo, cũng có thể
gây ra những hậu quả thảm họa.
Phương pháp thứ hai hay còn gọi là nghèo hóa do chi tiêu dựa vào ước
tính số lượng tuyệt đối tổng ngân sách của hộ gia đình còn lại sau khi chi
tiêu cho một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Nếu trước khi chi tiêu tổng thu
nhập thực sự của hộ gia đình ở mức trên ngưỡng nghèo nhưng sau đó lại
rơi xuống dưới ngưỡng nghèo do phải chi tiêu trực tiếp cho hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó thì hộ gia đình đó đã bị nghèo hóa do chi tiêu hàng hóa
hoặc dịch vụ đó[20].
1.2.2.1. Chi phí thảm họa
Chi phí tự trả trực tiếp từ túi tiền (OOP) của hộ gia đình là các khoản
chi của hộ gia đình tại thời điểm họ sử dụng dịch vụ y tế, bao gồm chi cho
tiền công khám bệnh, tiền thuốc, giường bệnh, tiền xét nghiệm…nhưng
không bao gồm các chi phí cho đi lại, bồi dưỡng, chi mua bảo hiểm, các
khoản được bảo hiểm y tế chi trả [21-23].


9
Chi phí tự chi trả trực tiếp từ túi tiền của hộ gia đình cho chăm sóc y tế
khi duy trì ở mức cao trong tổng chi cho y tế có thể là nguyên nhân dẫn tới
thảm họa tài chính thậm chí là nghèo hóa hộ gia đình. Trong một nghiên cứu
trên 59 quốc gia chỉ ra rằng ở những quốc gia có OOP cho y tế chiếm hơn
20% tổng chi tiêu cho y tế có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng [21, 24].

Trong các nguồn chi cho y tế tại Việt Nam trong những năm gần đây,
tỷ lệ tự chi trả trực tiếp từ túi tiền hộ gia đình vẫn cao (chiếm 48,8% năm
2012 và có xu hướng tăng nhẹ trong những năm gầy đây). Một trong những
mặt trái và nguy cơ của việc thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện chính là
làm gia tăng chi phí tiền túi của bệnh nhân, kể cả bệnh nhân BHYT vẫn phải
tự chi trả khi đi KCB do nhiều nguyên nhân trong đó có cả tình trạng bệnh
nhân có BHYT nhưng không dùng thẻ, bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến.
Chi phí y tế thảm họa là khoản chi phí tự chi trả trực tiếp từ túi tiền của
hộ gia đình vượt quá khả năng chi trả của hộ gia đình đó ở một mức quy ước
nào đó. Khả năng chi trả của hộ gia đình là chi tiêu thực còn lại sau khi đã chi
cho lương thực, thực phẩm [18, 21].
Chi phí y tế thảm họa được xác định bằng chi phí cho y tế từ túi tiền
của hộ gia đình bằng hoặc vượt quá 40% tổng chi tiêu ngoài lương thực, thực
phẩm của hộ gia đình đó [24-26]. Một cách tính khác cũng được nhiều tác giả
sử dụng, theo đó, chi phí y tế thảm họa là chi phí cho y tế từ túi tiền của hộ
gia đình bằng hoặc vượt quá 10% tổng chi tiêu [24, 27, 28].
Khi rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, hộ gia đình có thể lựa
chọn các giải pháp khác nhau đề ứng phó với tình trạng khó khăn. Họ có thể
giảm chi tiêu trong mua lương thực thực phẩm, hoặc vay mượn và bán đi các
tài sản trong nhà. Tuy nhiên, hầu hết các cách đối phó thiếu chiến lược
thường dẫn tới tình trạng nghèo hóa khiến bệnh tật trở thành bẫy đói nghèo
cho những hộ gia đình có người bệnh [29].


10

Biểu đồ 1.1: Các cách ứng phó với rủi ro của các hộ gia đình (%)
Ghi chú: các thành phố lớn bao gồm các thành phố trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ) và các tỉnh thành trực thuộc địa phương (Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang,
Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột)

(Nguồn: Trần Ngô Minh Tâm và Đặng Lê Trung (2010), dựa trên số liệu VHLSS 2008[29])

Một trong những vấn đề quan tâm nhất của ngành y tế nước ta hiện nay
là vấn đề tài chính cho y tế.Nguồn tài chính công (chủ yếu là ngân sách nhà
nước và bảo hiểm y tế) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho y tế, mà chủ
yếu là chi trực tiếp từ túi tiền của hộ gia đình. Chi phí trực tiếp từ túi tiền của
hộ gia đình ở nước ta đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn cao.
Tỷ lệ chi phí từ túi tiền của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế còn khá lớn
(hơn 50%), làm giảm đi hiệu lực và tính công bằng mà BHYT mong muốn
đem lại, làm tăng nguy cơ rơi vào đói nghèo.Mặc dù người nghèo và cận
nghèo được chính phủ hỗ trợ thông qua chính sách miễn giảm chi phí mua thẻ
BHYT, nhưng mức chi cho y tế ở nhóm nghèo vẫn cao so với mức sống và có
xu hướng tăng. Mặt khác, dưới góc độ tài chính, mặt trái của việc đăng kí


11
khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ BHYT là khi người bệnh không khám
chữa khỏi tại cơ sở y tế ban đầu thì phải chuyển lên tuyến trên để điều trị, làm
gia tăng thêm chi phí khám chữa của người bệnh. Thêm vào đó, chính sách tự
chủ về tài chính theo nghị định 16/2015/ NĐ- CP vừa kích thích một số bệnh
viện tuyến dưới nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ để
phục vụ người bệnh, thu hút khách hàng tới sử dụng dịch vụ. Nhưng trái lại,
dưới áp lực tự chủ tài chính, một số bệnh viện tuyến dưới có thể tăng thời
gian điều trị nội trú, tăng kê đơn thuốc đối với cả điều trị nội và ngoại trú, gây
bội chi bảo hiểm xã hội, đồng thời gia tăng chi phí từ túi tiền của người bệnh.
1.2.3. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một bộ phận cấu thành của pháp luật về an
sinh xã hội, là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe và là 1 trong 9 nội dung của Bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định tại
Công ước 102 ngày 28/06/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế về các tiêu

chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH.
Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm BHYT vẫn có tính độc lập tương đối
so với khái niệm BHXH, đặc biệt ở góc độ luật thực định, tính độc lập càng
thể hiện rõ. Theo khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày
14/11/2008 do Quốc hội ban hành: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm
được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận,
do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có tránh nhiệm tham gia
theo quy định của Luật này”.
Việt Nam hiện tồn tại hai loại hình thức bảo hiểm y tế: bảo hiểm y tế
bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối
tượng nhất định, thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế (thành phố, thị
xã, trung tâm…) nơi có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công). Tiêu chí để
định mức phí BHYT thường được tính theo tỷ lệ phần trăm thu nhập của


12
người tham gia bảo hiểm, người có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc
hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự kiện sức khỏe (ốm đau, tai nạn…) theo
quy định pháp luật.
BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở
nước ta.So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông
đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. BHYT tự nguyện được triển khai theo địa
giới hành chính (áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã,
phường, thị trấn…) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên, hội viên các
đoàn thể…).BHYT tự nguyện gồm nhiều loại hình khác nhau: bảo hiểm KCB
nội trú, bảo hiểm KCB ngoại trú, bảo hiểm bổ sung cho loại hình BHYT bắt
buộc, BHYT cộng đồng, BHYT hộ gia đình và các loại hình BHYT khác.
Tỷ trọng đóng góp từ BHYT trong tổng chi y tế còn thấp so với tỷ lệ

bao phủ BHYT. Trong năm 2012 khi tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 66% nhưng chi
trả BHYT chỉ đóng góp tỷ lệ khiêm tốn 15,8% tổng chi y tế. Nguyên nhân của
hiện tượng này là: (i) BHYT chưa thanh toán các dịch vụ dự phòng và nâng
cao sức khỏe (chiếm 17,2% tổng chi y tế); (ii) BHYT không thanh toán cho
người chưa có BHYT (chiếm 30% dân số); (iii) BHYT không thanh toán
khi người có BHYT tự mua thuốc; và (iv) người có BHYT vẫn phải tự chi
trả khi đi KCB, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ trái tuyến, hoặc tại y tế tư
nhân. Nếu chỉ xét các khoản chi được BHYT chi trả, tức là chi phí KCB
ngoại trú và nội trú, đóng góp của BHYT còn thấp. Năm 2011, tỷ lệ chi KCB
được BHYT thanh toán chỉ đạt 25% so với tỷ lệ người dân được bao phủ
BHYT là 58,2% [30].
BHYT góp phần chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia:
BHYT ra đời đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần những chi phí KCB,
giúp người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khỏe
cũng như ổn định cuộc sống gia đình.


13
BHYT tổ chức những đợt khám bệnh định kỳ cho người tham gia bảo
hiểm, góp phần bảo vệ sức khỏe người tham gia, giúp họ luôn luôn nắm vững
tình hình sức khỏe của mình, sớm phát hiện bệnh tật để điều trị kịp thời, tránh
để lại nhiều di tật.
BHYT tạo tâm lý an tâm trong cuộc sống, kích thích nâng cao năng
suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
Trên cơ sở mức đóng bảo hiểm theo thu nhập là BHYT xác định chức
năng phân phối lại thu nhập giữa họ. Để thực hiện hình thức bảo hiểm này,
người tham gia bảo hiểm phải đóng một tỷ lệ nhỏ trong tương quan với thu
nhập vào một quỹ chung (gọi là quỹ BHYT). Về nguyên tắc, nguồn này để
đảm bảo thu nhập cho mọi người tham gia bảo hiểm. Song thực tế, chỉ một số
ít người gặp rủi ro về bệnh tật được quỹ chi trả. Thông qua đó, BHYT đã thực

hiện chức năng phân phối lại thu nhập của những người may mắn, ít gặp rủi
ro cho những người không may bị rủi ro trong cuộc sống, giữa những người
khỏe mạnh với những người bị ốm đau, bệnh tật, giữa những người trẻ và
người già. Như vậy, thu nhập của người tham gia BHYT được phân phối lại
và quỹ BHYT là quỹ liên tục nhận sự góp vào và chi trả chi phí y tế cho
người bệnh để phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm.
1.2.4. Chi phí và khả năng chi trả cho điều trị sỏi đường mật
1.2.4.1. Trên thế giới
Tại Mỹ, nghiên cứu của Nealon và cộng sự trên 52 người bệnh tham gia
điều trị sỏi mật bằng tán sỏi cho thấy, tổng chi phí cho một đợt điều trị tán sỏi
là 15.087 USD và cho một đợt điều trị cắt túi mật là 3.685 USD [31].
Một nghiên cứu khác tại Mỹ do Glasgow và cộng sự cho thấy, chi phí
cho việc điều trị người bệnh mắc sỏi mật giai đoạn phức tạp là 22.824 USD,
cao hơn đáng kể so với nhóm người bệnh mắc ở giai đoạn ban đầu với 16.187
USD [13].


14
Theo Claire Jones và cộng sự, chi phí điều trị phẫu thuật sỏi đường mật
trung bình (2009) cho 1 ca bệnh tại Anh là 4.697 Bảng Anh, trong đó những
người nhập viện ngay từ ban đầu có chi phí cao nhất với trung bình là 6.112
Bảng Anh [12].
Nghiên cứu của Go PM và cộng sự tại Hà Lan trên 55 người bệnh cho
thấy, tổng chi phí cho một đợt điều trị tán sỏi ngoài cơ thể là 5.066 USD,
một đợt điều trị cắt túi mật là 5.893 USD và mổ nội soi cắt túi mật là
3.117 USD [32].
1.2.4.2. Tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang là nước xếp hạng kinh tế trung bình thấp với thu
nhập bình quân đầu người khoảng 2.200 USD [30, 33]. Đầu tư ngân sách nhà
nước cho y tế tăng trong những năm gần đây [34], tuy nhiên chi trả trực tiếp

từ túi tiền hộ gia đình còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi cho y tế [18, 30,
35]. Từ một nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự cho thấy năm 2012,
có 2,5% số hộ gia đình bị rơi vào hoàn cảnh đói nghèo và 3,9% số hộ gia đình
phải đối mặt với khó khăn về tài chính do các khoản chi phí khám chữa bệnh
gây ra [23]. Một trong những nguyên nhân gây ra là do các khoản chi trực
tiếp từ túi tiền của hộ gia đình vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn 50% trong tổng
chi cho y tế.
Hiện nay, rất ít các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chi phí
điều trị bệnh sỏi mật. Bên cạnh đó, hiện chưa có nghiên cứu nào tiến hành
đánh giá khả năng chi trả của người bệnh cho việc điều trị bệnh này. Tuy
nhiên, các kết quả đều cho thấy chi phí điều trị ở mức cao. Nghiên cứu của
Trương Tấn Minh và cộng sự (2010) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
cho thấy, với trung bình số ngày nằm viện là 17,3 ngày, chi phí chi trả trực
tiếp cho phẫu thuật sỏi mật là 10,6 triệu VNĐ đồng, trong nhóm người bệnh
có BHYT là 10,7 ± 5,9 triệu VNĐ, trong khi những người không có BHYT
phải chi trả là 10,1 ± 4,2 triệu VNĐ. Khi phân theo nơi sinh sống, chi phí điều


15
trị sỏi mật là 9,9 triệu đồng ở nhóm người bệnh thành thị và 11,0 triệu VNĐ ở
nhóm người bệnh ở nông thôn [14]. Nghiên cứu khác của Võ Văn Thắng và
cộng sự (2011) về chi phí điều trị nội trú của người bệnh tại khoa Ngoại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Đồng Nai cho thấy, nhóm bệnh Gan Mật có chi phí điều trị
cao nhất với trung bình là 6,8 triệu VNĐ/đợt điều trị so với các nhóm bệnh
khác như tiết niệu, hô hấp và tiêu hóa, trong đó chi phí trực tiếp cho điều trị
chiếm trên 80% so với tổng chi phí [15].
1.3. Một số yếu tố liên quan tới khả năng chi trả cho điều trị sỏi đường
mật
Hiện nay chưa có nghiên cứu tiến hành đánh giá khả năng chi trả cho
người bệnh điều trị sỏi đường mật, cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan

tới khả năng chi trả đó. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã đề cập đến sự
khác nhau về chi phí điều trị với những đặc điểm khác nhau của người
bệnh, bao gồm:
Phương pháp điều trị khác nhau: Nghiên cứu của Nealon và cộng sự
tại Mỹ hay nghiên cứu của Go PM và cộng sự tại Hà Lan cho thấy, chi phí
cho phương pháp tán sỏi cao hơn đáng kể so với chi phí cho cắt túi
mật[31, 32].
Giai đoạn bệnh: Kết quả nghiên cứu của Glasgow và cộng sự cho thấy,
chi phí cho việc điều trị người bệnh mắc sỏi mật giai đoạn phức tạp cao hơn
đáng kể so với nhóm người bệnh mắc ở giai đoạn ban đầu [13]. Hay theo kết
quả của Claire Jones và cộng sự, những người bệnh được khám sàng lọc và
điều trị sớm tại cơ sở cộng đồng cũng có chi phí điều trị sỏi đường mật thấp
hơn so với những người nhập viện từ ban đầu [12].
Địa dư và tình trạng có BHYT: Mặc dù nghiên cứu của Trương Tấn
Minh và cộng sự cho thấy không có sự khác biệt về chi phí giữa người bệnh
thành thị và nông thôn, cũng như giữa người có BHYT và người không có
BHYT[14]. Với cùng một mức phí điều trị như vậy, những người có BHYT


16
và những người ở thành thị sẽ có ít khả năng bị chi phí thảm họa hơn so với
những người không có BHYT và những người ở nông thôn [23].
Tổng quan tài liệu cho thấy, mới chỉ có một số nghiên cứu tiến hành
khảo sát chi phí điều trị cho sỏi đường mật. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào
tiến hành đánh giá chi phí trên quan điểm người sử dụng dịch vụ. Do đó, một
nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết thực hiện để cung cấp góc nhìn đa chiều
về gánh nặng tài chính mà người bệnh mắc sỏi đường mật đang gặp phải.


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 10 tháng từ tháng
06/2016 đến tháng 03/2017, trong đó thu thập số liệu từ tháng 09 đến tháng
12/2016.
- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện
Việt Đức – Hà Nội.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm đối tượng là người bệnh khám,
điều trị sỏi đường mật (bao gồm nội trú và ngoại trú) tại Khoa Gan Mật của
Bệnh viện Việt Đức đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn tham gia vào nghiên cứu
và không có đặc điểm thuộc tiêu chuẩn loại trừ nào dưới đây:
Tiêu chuẩn lựa chọn

Tiêu chuẩn loại trừ

+ Tuổi từ 18 trở lên

+ Không đồng ý, không đủ năng lực

+ Có khả năng trả lời câu hỏi

để tham gia nghiên cứu.

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Không đủ tình trạng sức khỏe/ tỉnh

+ Người bệnh tới khám, điều trị sỏi táo để tham gia (Tình trạng bệnh tâm

đường mật tại Khoa gan mật của thần, nghiện rượu).
Bệnh viện Việt Đức đã kết thúc quá
trình KCB.

2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.


18
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ từ
một mẫu trong quần thể hữu hạn các bệnh nhân sỏi mật đáp ứng tiêu
chuẩn nghiên cứu đang điều trị tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức tại
thời điểm nghiên cứu:

Trong đó:
- N: Kích thước quần thể hữu hạn (số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu ước tính tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức trong năm 2016 dự kiến
440 bệnh nhân).
- p: tỷ lệ người bệnh gánh chịu chi phí thảm họa do chi tiêu y tế liên
quan đến điều trị sỏi đường mật, lấy P = 0,5 (do chưa có nghiên cứu nào trước
đó về vấn đề này).
- d: Sai số chấp nhận được với d =0,05.
- Z21 - α/2 = 1,962 = 3,84 (với α = 0,05)
Thay số vào công thức tính cỡ mẫu và điều chỉnh chúng tôi được nf= 206
người bệnh. Do đó, 206 người bệnh được mời vào nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: áp dụng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Chọn toàn bộ người bệnh sỏi đường mật tới khám, điều trị tại
Khoa gan mật, Bệnh viện Việt Đức từ 09/2016 cho tới khi tuyển đủ cỡ mẫu

cần thiết vào nghiên cứu.


×