Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ngon ngu truyen thong ảnh hưởng của ngôn ngữ giới trẻ trên các phương tiện truyền thông đại chúng tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.43 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Với vai trò là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, tiếng Việt có nhiệm vụ
phải trở thành một công cụ đắc lực và hữu hiệu trong việc chuyển tải một cách
chính xác những thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống, xây dựng và phát
huy cao độ tính ưu việt trong các chương trình, kế hoạch truyền thông đại chúng
hiện nay.
Trong thời đại ngày nay, truyền thông là một trong những lĩnh vực sở hữu
quyền lực mạnh mẽ nhất có thể định hướng, làm thay đổi tư duy, nhận thức, tình
cảm của hàng triệu con người. Nhưng một điều ít được ai nhắc đến là tác động
của truyền thông đối với sự hưng suy của vốn ngôn ngữ dân tộc. Chưa bao giờ
sự thoái hóa của tiếng Việt lại nghiêm trọng đến mức đáng báo động như vài
năm trở lại đây. Chúng ta có thể bắt gặp “triệu chứng” cụ thể đó từ ngôn ngữ của
giới truyền thông.
Khái niệm truyền thông được hiểu ở ý nghĩa rộng nhất là toàn bộ các
phương tiện thông tin đại chúng từ truyền hình, báo chí, đài phát thanh, đến
sách, tạp chí và mạng Internet…
Truyền thông hiện diện từng ngày, từng giờ trong đời sống tinh thần của
cộng đồng chúng ta. Do đó, những sai lầm về mặt ngôn ngữ của giới truyền
thông là một trong những nguyên nhân trực tiếp nhất làm cho tiếng Việt bị biến
dạng, méo mó. Bởi phần lớn, tâm thế của công chúng đều đinh ninh rằng những
gì được phát ra từ truyền hình, báo chí…là chuẩn mực, thông dụng.
Một khi những sai lầm đó cứ lặp đi lặp lại với tần suất cao (như ngôn ngữ
quảng cáo) thì nó sẽ vô tình kéo theo sự ngộ nhận của hàng triệu người. Chúng
ta phải thừa nhận sự ảnh hưởng to lớn của truyền thông đối với lối sử dụng ngôn
ngữ của công chúng, mà trong đó học sinh, sinh viên và giới trẻ nói chung là đối
tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.


1


Tuy nhiên có một thực tế đang xảy ra là Tiếng Việt đang ngày càng bị
“biến tướng” một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ giới trẻ trở thành một trong
những tác nhân lớn lao trong cuộc cách tân ngôn ngữ ngoài mong muốn ấy.
Hiện nay có rất ít những công trình nghiên cứu đi sâu vào việc khảo sát ngôn
ngữ giới trẻ trong các phương tiện truyền thông đại chúng dưới góc độ Từ vựng
học. Vì vậy, tôi bạo dạn đặt vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của ngôn ngữ giới trẻ
trên các phương tiện truyền thông đại chúng như là một sự cần thiết của việc
giữ gìn sự trong sáng cho Tiếng Việt hiện nay.
2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hướng đến những lớp ngôn ngữ mới phát sinh do thói
quen sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Đây là hệ quả của một quá trình phát triển
về kinh tế, xã hội, sự thay đổi lớn về suy nghĩ, thói quen, hành động của cả một
thế hệ. Vì vậy phạm vi nghiên cứu không chỉ bó hẹp trong phạm trù ngôn ngữ
học mà còn phải mở rộng nghiên cứu cả tình hình xã hội, lối sống, trào lưu của
một giới người thời hiện đại.
3.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm đưa ra hiện trạng ngôn ngữ, tiếng Việt hiện nay – những yếu
tố tích cực, những nguy cơ xói mòn sự trong sáng của Tiếng Việt, từ đó đưa ra
những suy ngẫm, đề xuất cho việc bảo tồn nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Và
nhất là khi ngôn ngữ đang được sử dụng như một công cụ truyền thông đắc lực
trong xã hội hiện đại, thì yếu tố dân tộc, truyền thống càng cần được bảo tồn và

pháy huy hơn bao giờ hết.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu công chúng, nhóm đối tượng để đưa ra những hiện trạng,
giải pháp sát với thực tế, có hiệu quả lớn nên và cần tiến hành thường xuyên liên
tục, định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Các phương pháp được sử dụng trong khi
nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thảo luận nhóm
2


-

Phương pháp phỏng vấn nhanh
Phương pháp phỏng vấn anket
Khai thác thông tin, dữ liệu qua mạng thông tin toàn cầu Internet và

các phương tiện truyền thông đại chúng khác
5.

Cấu trúc đề tài nghiên cứu

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG


I.1.

Ngôn ngữ và truyền thông đại chúng

I.2.

Ảnh hưởng của kinh tế xã hội đến ngôn ngữ

II. SỰ THÂM NHẬP CỦA NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ VÀO NGÔN
NGỮ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG HIỆN NAY
2.1.

Khái niệm ngôn ngữ truyền thông

2.2.

Ngôn ngữ giới trẻ?

2.3.

Hiện tượng ngôn ngữ bị “Teen hóa”

2.4.

Ngôn ngữ Việt bị biến thể

2.5.

Ngôn ngữ Việt bị “ Âu hóa”


III.

ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ LÊN TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG HIỆN NAY

3.1.

Tích cực

3.2.

Tiêu cực

IV.

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

4.1.

Nguyên nhân

4.2.

Giải pháp

KẾT LUẬN

NỘI DUNG
I.


CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

Ngôn ngữ và truyền thông đại chúng
3


Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ
dùng để tạo nên các hình thức phát biểu. Những phương tiện ngôn ngữ này tồn
tại trong ý thức của mỗi thành viên dùng ngôn ngữ đó – tất nhiên với những mức
độ phong phú, sâu sắc khác nhau ở những cá nhân khác nhau.
Ngôn ngữ có một sức mạnh truyền thông cực lớn. Có thể thấy rõ sức mạnh
ấy qua những thực tế lịch sử của nhân loại:
Jack Goody – nhà nhân chủng học đã nghiên cứu vai trò của ngôn ngữ
trong xã hội, tôn giáo cho thấy ngôn ngữ không đơn giản chỉ là một phương tiện
diễn tả tư tưởng tình cảm mà còn là một phương tiện để các quyền lực tôn giáo
và chính trị bày tỏ và biện minh cho quyền hành của mình. Nhờ những phương
tiện truyền thông đại chúng hiện đại như máy phóng thanh, truyền thanh, truyền
hình, những lời giảng dạy vượt khỏi khuôn viên nhà thờ để hàng nghìn hàng
triệu người có thể nghe thấy.
Những người sáng lập CNXH ở Châu Âu đều là trí thức, nhà triết học.
Trong số đó Marx nổi bật nổi lên như một nhà triết học lớn của Tây Phương,
đánh dấu một thời kỳ của nền triết học đó. Ngay từ thời trẻ Marx viết báo sử
dụng ngôn ngữ bút chiến để phê phán bằng lý luận, những bài báo và sách ông
viết nhằm thuyết phục người đọc thuộc giới tri thức. Ông không thích tiếp xúc
với quần chúng diễn thuyết hùng hồn để lôi cuốn đám đông. Đối với Marx kẻ
thù của ông là sự ngu dốt và những chính sách ngu dân để lừa bịp những kẻ ngu
dốt. Trái lại ông dùng phân cách lý luận phê phán phê phán để tạo ra sự giác ngộ
tri thức giác ngộ cách mạng.

Do đó sách báo, chữ viết là phương tiện truyền thông để ông tiếp xúc với
người đọc và sách báo đó phản ánh đúng những gì Marx muốn truyền đạt với
người khác. Do đó không có vấn đề xác định văn bản vì cho đến bây giờ người
ta giữ được nguyên bản kể cả các bản thảo ghi chú đọc sách đầy đủ đến nỗi giáo
sư Trịnh Văn Thảo có thể làm luận án tiến sĩ về bản thảo của Marx.

4


Những dẫn chứng lịch sử trên cho thấy ngôn ngữ có một sức mạnh tiềm ẩn
cực lớn đối với con người. Ngôn ngữ vừa là phương tiện truyền thông, vừa có
khả năng tác động đến mục đích, tính chất chiến dịch truyền thông ấy.
1.2. Ảnh hưởng của kinh tế xã hội đến ngôn ngữ
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái. Số
lượng vỏ âm thanh mà người Việt sử dụng làm vỏ ngữ âm cho hình vị tối đa chỉ
có 4 vạn tiếng khác nhau. Vì thế, để khắc phục mâu thuẫn giữa cái hữu hạn của
số lượng cái biểu hiện (vỏ ngữ âm của từ) và cái vô hạn của cái được biểu hiện
(hiện thực khách quan cần phản ánh), sự xuất hiện từ mới bằng phương thức
dùng chất liệu sẵn có để tạo nên các từ phức như từ ghép, từ láy hay việc xuất
hiện từ đa nghĩa, từ đồng âm trong ngôn ngữ ngày càng nhiều là một tất yếu.
Chính sự phát triển của xã hội, nhận thức của con người và nhu cầu giao tiếp xã
hội là động lực thúc đẩy ngôn ngữ phải biến đổi. Bản chất của tín hiệu ngôn ngữ
là vận động. Xã hội ngày càng phát triển tạo nên một nhịp sống công nghiệp
nhanh và gấp. Thế hệ “teen” năng động chính là những người làm quen với lối
sống này nhanh nhất và hấp thụ nó mạnh mẽ nhất. Chính lối sống nhanh và gấp
ấy đã hình thành nên thói quen lược bớt từ trong một câu nói, thậm chí lược bớt
chữ cái trong một từ của các “teen” khi trò chuyện với nhau cho… đỡ tốn thời
gian. Không chỉ dừng ở vấn đề nhanh chậm khi bấm bàn phím điện thoại hay
đánh máy mà tư duy của 9X bây giờ cũng thực sự nhanh, nhạy. Ngôn ngữ là vỏ
bọc của tư duy, tất yếu nó cũng được đẩy nhanh để bắt kịp với tư duy. Vì thế nên

giới trẻ có nhu cầu sáng tạo ra nghĩa mới cho từ khiến một từ đơn giản, ngắn
gọn có thể bao hàm nhiều nghĩa, sử dụng được trong nhiều trường hợp; hay một
từ ngắn lại diễn đạt được một ý rất dài.
Thêm vào đó, bên cạnh tiếng mẹ đẻ, lớp trẻ Việt ngày nay cũng được làm
quen với rất nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Với nhiều em, nhất là những em
ở các đô thị lớn, song song với tiếng Việt các em còn "đọc thông viết thạo" một

5


ngoại ngữ nữa. Sống trong thời kỳ hội nhập mở cửa, xu hướng quốc tế hóa diễn
ra mạnh mẽ, Internet phát triển đến chóng mặt, các tác phẩm văn học, phim ảnh,
âm nhạc nước ngoài xuất hiện nhan nhản… Tất cả những điều này dẫn đến việc
sử dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp thông thường là điều hoàn toàn tự
nhiên.

II.

SỰ THÂM NHẬP CỦA NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ VÀO NGÔN NGỮ
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG HIỆN NAY

2.1.

Khái niệm ngôn ngữ truyền thông

6


Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin
đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng. Trong đó có ngôn ngữ.
Vì vậy, có thể hiểu ngôn ngữ truyền thông là hệ thống những kí hiệu và
sự sắp xếp các kí hiệu ấy để phục vụ cho việc truyền thông, thực hiện các chức
năng giao tiếp trong truyền thông.
2.2.

Ngôn ngữ giới trẻ?
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang say sưa chế biến và sử dụng “ngôn

ngữ @” bằng cách lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ tiếng Việt, làm giảm đi sự
trong sáng của tiếng mẹ đẻ.
Hiện nay, kiểu sử dụng ngôn ngữ này xuất hiện tràn lan ở hầu hết các diễn
đàn, nhật ký trực tuyến, nhất là khi tán gẫu qua mạng, tin nhắn điện thoại. Đối
tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi teen, trong đó phần lớn là
học sinh phổ thông. Mối nguy hại lớn chính là ngôn ngữ này lan vào nhà trường
một cách âm thầm.
Kiểu ngôn ngữ khó hiểu như vậy hiện đang được giới trẻ sử dụng ngày
càng rầm rộ trong việc giao tiếp, nó xa lạ với tiếng phổ thông và cũng chẳng
giống với một ngôn ngữ nào trên thế giới. Nó bao gồm những ký hiệu phức tạp,
tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc,
nhưng lại bị biến tướng một cách cực kỳ sai chính tả.
Người ta tạm gọi nó là ngôn ngữ tuổi “teen” hay ngôn ngữ @, nó xuất
hiện với mật độ ngày càng dày đặc trên các mạng xã hội, các diễn đàn dành cho
giới trẻ. Ở đây, tiếng Việt đã được viết lại với một kiểu khác mà chỉ có những
thế hệ tuổi 8X hay 9X mới có thể hiểu.
2.3.

Hiện tượng ngôn ngữ bị “Teen hóa”
Trong trường học, trong sinh hoạt thường ngày và trên báo chí rất dễ dàng


để chúng ta có thể nghe được những ngôn ngữ mang đậm chất 9X. Ngôn ngữ do
lớp trẻ sáng tạo và sử dụng đã phát triển đến độ tạo ra sự tò mò và hấp dẫn cả
7


với những người đã qua tuổi “teen”. Các báo thì dùng nhiều đến mức hình thành
hẳn một phong cách viết tuổi “teen”. Kiểu ngôn ngữ này đã đóng góp rất lớn vào
việc làm nên phong cách của giới trẻ.
Về mặt ngôn ngữ học, ngôn ngữ @ luôn rất ngắn. Ví dụ: wá, wyển ( quá,
quyển); wen (quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bit k? (biết
không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy) ; dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày),v.v.
Và rất mới như: chuối (dở hơi); khoai (khó); phở (đẹp đẽ,ngon lành); điên đảo
(cực kì);vãi (kinh khủng); hack (siêu); hic (buồn), haha (vui).v.v…
Nói đây là một hiện tượng cũng không có gì quá bởi ngôn ngữ “teen” bây
giờ khá phổ biến và được sử dụng như một trào lưu mới. Kiểu ngôn ngữ này do
chính lớp trẻ sáng tạo. Nó chấp nhận cách nói sai, phá vỡ những chuẩn mực,
những quy tắc. Chẳng hạn, những câu thành ngữ, tục ngữ, “teen” có thể thay đổi
lại bằng cách “teen hóa” nó. Thay cho câu “đàn gảy tai trâu”, “teen” nói “muỗi
đốt inox”. Về nội dung không khác nhưng về cách thể hiện đã khác rất nhiều.
Trường hợp này người lớn gọi là “xuyên tạc”. Tuy nhiên kiểu này lại rất được
giới trẻ ưa chuộng bởi nó có vẻ hiện đại, nghe lại dí dỏm, hài hước đúng chất
“teen”.
Thêm vào đó các bạn trẻ còn sáng tạo ra một loạt các từ mới. Kiểu vần vè
chúng ta có thể gặp rất nhiều như: “buồn như chuồn chuồn”, “chán như con
gián”, “tàn như cái làn”, “ngất trên cành quất”, “tít trên cành mít”… Lối nói này
“hot” đến mức được dùng rất phổ biến.
Ngôn ngữ “teen” cũng có kiểu kết hợp nửa tiếng Việt nửa tiếng Anh. Và
sản phẩm đó là các từ như “chải he” (chải hair) = chải tóc, playdân = dân chơi,
…Kiểu Việt hóa như “Xì tai” (style), “xì po” (sport), “rì sọt” (resort),… Kiểu
nói và viết mang hơi hướng Nam Bộ (mà teen cho là điệu đà, dễ thương hơn

giọng miền Bắc). Kiểu viết sai chính tả, 9X bây giờ hay viết: “Pé kon” thay cho
“Bé con”, “Kám ơn” thay cho “Cám ơn”…

8


Và đặc biệt là tình trạng khủng hoảng chữ viết tắt. Giới trẻ có những kiểu
viết tắt đến kinh dị: Chữ “Không” nếu trước đây chúng ta hay viết tắt là “ko” thì
bây giờ teen viết tắt là “hok”, “gì” thành “j”, các chữ cái trong tiếng Việt được
thay bằng các con số: như 4 thay cho chữ A, 3 thay cho chữ E,… Hãy xem thử
một câu viết tắt của một bạn 9X:
4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~... ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0
la^n‘ fu. ba.c... Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^?.. A^n
Tjn‘h Naj‘ Tho^y Hen. Nhau Kiep’ Kha’c...M0^ng Hem Tha‘nh th0^y
-Danh‘ Que^n –Dj (dịch là: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã
bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn
nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi. (Trích của một blogger).
Những kiểu viết tắt như thế này ngập tràn trên những blog và chat yahoo.
Nếu trước đây chúng ta có văn hóa truyền miệng thì bây giờ liệu có phải
đã có văn hóa “truyền mạng” chăng? Và có thể nói, song hành với văn hóa
truyền mạng đó thì ngôn ngữ “teen” đang thực sự bùng nổ.
Truyền thông đã đóng một vai trò rất lớn. Trước hết phải kể đến các tờ báo
dành cho giới trẻ như Hoa học trò, Mực tím, Sinh viên… Đây chính là nguồn
ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền bá rộng rãi lớp từ mới này thông qua những
bài viết mang đậm phong cách “teen”
Với đội ngũ cộng tác viên là những người trẻ tuổi, thậm chí phóng viên
chính cũng là “teen” nên cũng dễ hiểu khi ngôn ngữ được sử dụng trong báo là
ngôn ngữ của “teen”. Khi một báo thành công thì các báo khác cũng không thể
không theo. Cái “món khoái khẩu” đó của “teen” được các báo sử dụng làm
nguyên liệu để “xào nấu”. Lâu dần nó trở thành thực đơn chính trong các số báo,

đặc biệt là các báo dành cho đối tượng “teen”. Số lượng độc giả các tờ này rất
lớn nên từ một bộ phận nhỏ người có cách dùng như thế đã lan tỏa sang rất
nhiều người. Đơn cử như cách viết 100K thay cho 100.000 đồng do Hoa học trò
khởi xướng. Nó đã trở thành một từ ngữ quen thuộc hay nói đúng hơn, dường
9


như bây giờ nó đã phổ biến đến mức K được các bạn ngầm quy ước như là một
đơn vị tiền tệ thay cho nghìn đồng. 100K là 100.000, 200K là 200.000.
Có bạn còn sáng tạo ra một bảng mật mã: A = Cl, B = 3, C = ( D = |), E =
F, R = Pv, QU = vV, S = § Y = ¥ và còn nhiều kí hiệu khác nữa… Nhìn vào
không biết đó là ngôn ngữ 9X hay mật mã 9X? Có lẽ chỉ những người nói nó ra
mới có thể hiểu được.
2.4.

Ngôn ngữ Việt bị biến thể
Gần đây, chúng ta có thể nghe thấy từ “limit” phát ra từ miệng nhiều bạn

trẻ.:“Giày dép limit; limit đồ ăn đồ uống; sách vở nhiều limit ….” Cũng giống
như những “từ mới” khác được các bạn trẻ đưa vào từ điển của mình (vô đối, vãi
chưởng, vãi hồn, …) từ limit có nghĩa là “rất nhiều, không thể đếm được”; và
mọi dân teen hiện nay khi dùng từ này đều hiểu như thế. “Limit” vốn là một từ
tiếng anh rất quen thuộc, nhưng nghĩa của nó lại hoàn toàn ngược lại, không
phải là “rất nhiều, không thể đếm được” mà là “ có giới hạn, ranh giới” (nghĩa
của cả danh từ và động từ “limit”) Tại sao từ này lại nhảy vào từ điển “teen
Việt” (không phải là Từ điển Tiếng Việt, mà là teen Việt) với một nghĩa từ trên
trời rơi xuống vậy? Phải chăng chỉ vì limit có vần với “chi chít” nên được các
teen sử dụng luôn cho nhanh và cho Tây (?), trong khi không hề suy nghĩ đến
nguồn gốc và nghĩa thực của nó. Tiếng Việt sẽ được Tây hóa một cách sai lầm,
đó có phải là một xu hướng mới?

Chúng ta thường nghe một số phát thanh viên hoặc MC hay nói cụm từ
“hai ngàn không trăm linh mười” (linh: âm tiếng Hán, nghĩa là lẻ). Hoặc “để tải
bài hát làm nhạc chuông, hãy soạn tin nhắn theo mã cú pháp BH (dấu cách) TÊN
BÀI HÁT gửi “8573” (phải chăng là cú pháp?).
Một số phát thanh viên thuyết minh phim, hay phóng viên thường dùng
cấu trúc ‘nửa nạc nửa mỡ’ kiểu “cẩn tắc vô áy náy” (trong Kinh thi là cẩn tắc vô
ưu), “lòng lang dạ thú” (đối với lang [con chó] thì phải là sói). Hay nhiều tờ báo

10


điện tử bắt đầu gọi người mẫu nam là “nam hậu”!? Tất cả các vấn đề trên đều
xuất phát từ sự nghèo nàn vốn Hán Việt và tri thức văn hóa cổ mà ra.
Thời gian gần đây, ngôn ngữ kiểu “pà kon ui” (bà con ơi) đã trở thành
ngôn ngữ “đẳng cấp dưới” vì tuy hơi khó đọc nhưng người đọc vẫn có thể hiểu
cơ bản nội dung của thông tin. Các thông tin theo kiểu “mật mã hiện đại” xuất
hiện nhan nhản trên các diễn đàn tuổi teen hay các trang web cá nhân.
Nếu không được “phiên dịch” có lẽ không thể có ai hiểu được những
kiểu viết này ngoài những người trong cuộc: "͵ x íhµ m xêí £í µøê h¥ +)t tí m
hø øí gê µ v øê h¥ gệí hµ ríg +)µíg ¥µ phê thíg §ø khíh íhµ ßø" (nếu xa nhau
em xin lần cuối hãy đặt tên em cho con gái của anh, và anh ơi hãy dặn cháu
rằng đừng yêu phải thằng sở khanh như bố).
Tất nhiên không phải chỉ dừng lại ở một thứ “mật mã” như trên mà còn có
nhiều kiểu sử dụng “mật mã” khác. Một cách viết khác được sử dụng trên nhiều
trang thông tin: Ka^’p do^. - doc. - duoc (Cấp độ đọc được), hay K0^’ g4(G’
+)0.k -|)u+0+k (Cố gắng đọc được) (Chú giải: C = k, A = 4, Đ = +) hoặc -|), Ư =
u+) và vCl... †|ºCl]\[ †ºCl ]\[ “†Cl/v\ †]†”: (và... hoàn toàn “tậm tịt”) (Chú giải:
V = v, A = Cl, H = †|, O = º, N = ]\[, T = †, M = /v\, I = ]).
Theo quan điểm của nhiều người trẻ, ai không hiểu được “ngôn ngữ” này có
nghĩa là người đó đã... già(?).

Và để nhiều người có thể cùng hiểu được thì song hành với những kiểu
“ngôn ngữ” kỳ lạ này, một số bạn trẻ còn sáng chế ra phần mềm để giải mã các
“ngôn ngữ” ấy. Theo đó, khi cài đặt phần mềm này, người sử dụng có thể
chuyển đổi các “mật mã” sang tiếng Việt thông thường.
“Ngôn ngữ” kỳ quặc xâm nhập cả công sở. Các nhân viên trong đội kinh
doanh của một công ty máy tính ở Hà Nội đã rất ngạc nhiên khi đồng loạt nhận
được e-mail của sếp: “Tua^n` nai` 4nh -dj coO^g ta’c, mOoi. nguoO+i` th4y
nh4u +)i hOo.p vs hoa`n thAnh` no^t’ nhu+g~ co^g viE^c. -dA~ -dC, pha^n

11


co^g”. Nội dung đó được hiểu là: Tuần này anh đi công tác, mọi người thay
nhau đi họp và hoàn thành nốt những việc đã được phân công.
Tìm hiểu ra mới biết, anh “sếp” nọ tuy hơi lớn tuổi nhưng lại đang yêu
một cô gái kém hơn chục tuổi. “Ngôn ngữ” của cô bé ngày ngày cứ “thấm” dần
thế là vị sếp mới sử dụng luôn trong các giao dịch thông thường hàng ngày.
Một nhân viên công sở khác lại thường xuyên nhận được email như:
“Cac’ ca^u hoj. cUa. chj. em da~ tra. lo+`i trog fjle -djnk’ ke`m. Em ru+t’ xjn
lo^i~ vj` da~ la`m tre^~ tje^n’ -do^. kua. chj. Chuk’ chj. cuoo^’i tua^`n vuj!”
(Các câu hỏi của chị em đã trả lời trong file đính kèm. Em rất xin lỗi vì đã làm
trễ tiến độ của chị. Chúc chị cuối tuần vui).“Ngôn ngữ” kỳ quặc cũng đã bắt đầu
xuất hiện trên các email hay giao dịch qua chat. Nhiều ý kiến cho rằng, việc sử
dụng “ngôn ngữ” kiểu “mật mã” như vậy trong các giao dịch mang tính chất
nghiêm túc thì vừa là “đánh đố” người đọc vừa thiếu tôn trọng đối tác vì không
phải ai cũng có thể đọc được những “mật mã” kiểu này hay biết rõ cách cài đặt
phần mềm “giải mã”. Có người cũng đặt ra câu hỏi: “Tại sao không sử dụng
cách viết thông thường mà lại phải nghĩ ra những “mật mã” như vậy rồi lại mất
công sáng tạo ra một phần mềm giải mã? Việc giới trẻ có những sáng tạo mới
hay có những cách thể hiện riêng là điều bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng

những “sự sáng tạo” quá khác thường trong các mối quan hệ nghiêm túc có lẽ
cũng cần phải có sự thay đổi. Điều quan trọng là phải biết sử dụng những “sáng
tạo” đó đúng lúc, đúng chỗ!

12


Ảnh chụp qua màn hình 1đoạn chat

Viết tắt trong tiếng Anh thường rất lành mạnh, ví dụ: ASAP - As Soon As
Possible; ATB - All The Best; ATM - At The Moment; ; ATTN – Attention; BBN Bye Bye Now;BBS - Be Back Soon; BF – Boyfriend hay2U ( to You) trong tên
một bài hát rất nổi tiếng“ Nothing compares 2U”; v.v. còn ở tiếng Việt, viết tắt
đôi khi không lành mạnh,tức là cẩu thả, tùy tiện, đánh đố người đọc, chẳng hạn
như “2!” (Hi! - xin chào) là từ mượn tiếng Anh nhưng lại ghi âm và đọc kiểu
Việt thành ra rất khó đoán biết. Nhất là khi người được chào đáp lại bằng một
con số khác “3!” (Số 3 ở đây như một lời chào lại trong ngữ cảnh này, mặc dù
nó không có nghĩa như vậy!).
2.5.

Ngôn ngữ Việt bị “ Âu hóa”
Với đa số người Việt ngày nay, nhất là giới thanh niên, một số thuật ngữ

bằng tiếng Anh đã được quốc tế hóa cũng được người Việt Nam hiểu đầy đủ ý
nghĩa của nó. Tivi là máy vô tuyến truyền hình, bank là ngân hàng, game show
là trò chơi trên truyền hình, coupe là giải thưởng v.v...
Thêm vào đó, đại đa số các phần mềm thông dụng trên máy vi tính hiện
nay đều sử dụng tiếng Anh cũng làm tăng thêm uy lực của ngôn ngữ này. Nếu
chúng ta thử làm một thống kê về ngữ nghĩa của những từ ngữ: Delete, OK, Yes,
Cancel... thì tôi đoán rằng kết quả sẽ có rất nhiều người Việt Nam từ thành thị
đến nông thôn đều hiểu đúng những từ đó nói gì.


13


Chính vì sự phổ quát đó của tiếng Anh mà rất nhiều quốc gia trên thế giới
cũng đang bận tâm vì tính đa dạng của ngôn ngữ đang bị thu hẹp dần. Điều này
cũng đồng nghĩa với sự mai một của văn hóa. Nước Pháp có lẽ là nước đang rất
âu lo về chuyện này. Họ đã bỏ ra rất nhiều ngân quỹ để tài trợ cho các chương
trình quảng bá tiếng Pháp ở các nước dùng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính (pays
Francophone). Ngay cả nước Anh, có một thời thái tử Charles cũng tỏ ra quan
ngại về cách dùng tiếng Anh theo kiểu Mỹ (American English) của giới thanh
niên Anh.
Việt Nam mình, trước kia cũng có những tư tưởng khá cực đoan trong
chuyện vay mượn từ ngữ nước ngoài. Thay vì nói tia tử ngoại (Ultra violet) lại
nói là tia cực tím. Thật ra tử ngoại chính xác hơn vì bước sóng này nằm ngoài
phổ tím trông thấy được bằng mắt thường. Còn cực tím vẫn còn nằm ở cực của
phổ tím. Thay vì dùng chữ hỏa tiễn, lại dùng tên lửa. Làm thế nào để phân biệt
mũi tên có gắn lửa của thổ dân da đỏ với một cổ máy phản lực đưa con người
thám hiểm vũ trụ?
Sự vay mượn là điều tất yếu phải có khi các nền văn hóa giao lưu với
nhau. Nó làm cho ngôn ngữ địa phương được thêm phong phú, và nó phản ánh
giai đoạn lịch sử mà hai nền văn hóa ấy gặp nhau. Ngay cả tiếng Anh cũng có rất
nhiều từ vay mượn của tiếng Pháp. Ví dụ thay vì nói Queen's room (phòng của
Nữ hoàng) thì họ lại nói Queen's Chambre (hoặc chamber). Tiếng Việt cũng vay
mượn rất nhiều từ ngữ tiếng Trung Hoa là chuyện tất yếu của lịch sử. Nhưng
ngày nay, sự cực đoan đó lại đang dịch chuyển về cực ngược lại...
Trở lại với phạm vi hẹp hơn: Ngôn ngữ tiếng Việt trên truyền hình. Hiện
có rất nhiều kênh truyền hình đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó, qua mạng
truyền hình cáp cũng có rất nhiều kênh truyền hình nước ngoài với những
chương trình rất hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Đài truyền hình Việt Nam, trong

xu thế đó, cần phải cạnh tranh với các kênh truyền hình khác bằng nhiều công
cụ, trong đó, nói làm sao để dễ hiểu là công cụ rất quan trọng.
14


Điều đó không có nghĩa là phải dùng tiếng Anh trong những từ rất phổ cập
đã nói ở trên. Đồng ý là có những từ ngữ không thể không vay mượn được
(internet, photocopy, fax...), nhưng có những từ ngữ mà tiếng Việt đã có sẵn
sàng, tại sao lại phải vay mượn? Mà khi vay mượn lại sử dụng một cách rất lố
bịch.
Thật ra đó không phải là vay mượn nữa, mà là "ta chê ao ta", là quên cội
nguồn. Phải chăng thay vì dùng chữ Ngân hàng, ta lại nói Bank để cho nhà băng
này mang dáng dấp hiện đại hơn, uy lực tài chính lớn hơn? Phải chăng khi dùng
chữ "ghem sâu" (game show) ý ta muốn nói mọi người khi tham gia trò chơi
truyền hình này phải có phong cách chơi quốc tế hơn? Vì mục đích gì đi nữa,
chúng ta đang chê rằng tiếng Việt không đủ phong phú, hoặc tiếng Việt không
thích hợp cho môi trường hội nhập ngày nay. Tôi cho rằng, đài truyền hình phải
đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy tiếng Việt.
Có nhiều đồng bào Việt kiều về thăm quê hương đã tâm sự, ở nước ngoài,
chúng tôi mong muốn cho con em mình thường xuyên sử dụng tiếng Việt, nên
ngoài thời gian học trong trường, thì khi ở nhà, giao tiếp trong gia đình, thường
chúng tôi quy định phải dùng tiếng mẹ đẻ để mọi người không quên cội
nguồn.Thế nhưng trở về nước thì chúng tôi lại thấy một điều trái ngược là con
em mình trong nước lại rất thích sử dụng chêm đệm các từ tiếng Anh, đặc biệt là
những từ lóng. Những trường hợp này cần phải suy nghĩ, cân nhắc, nếu như sử
dụng từ tiếng Anh để học tập và làm giàu vốn từ của mình thì đó là một việc rất
đáng khuyến khích, nhưng sử dụng từ tiếng Anh tràn lan, tùy tiện, không đúng
chỗ, không đúng mục đích thì sẽ phản tác dụng, làm hỏng cả tiếng mẹ đẻ, gây
phản cảm cho những người giao tiếp xung quanh.
Thật là vui mừng, hạnh phúc khi dân Việt Nam được hội nhập với thế giới.

Nhưng cũng thật là đau xót khi chúng ta hội nhập mà phải đánh mất chính mình.
Đánh mất nền văn hóa bốn ngàn năm văn hiến là một điều rất xót xa. Phải phân
biệt rạch ròi giữa sự vay mượn ngôn ngữ và sự đánh mất cội nguồn. Nếu không
15


kịp chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì vài thập kỷ sau này, tiếng Việt sẽ trở thành
một cổ ngữ, không phải là sinh ngữ nữa.
III.

ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ LÊN TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG HIỆN NAY

III.1. Tích cực
Trước hết, việc hình thành kiểu “ngôn ngữ teen” với một bộ phận những
từ ngữ đúng nghĩa “teen” đã góp phần làm ngôn ngữ thêm phong phú, sinh
động, mới lạ và trẻ trung. Dùng ngôn ngữ 9X đang là một cách để không bị lạc
hậu với thời đại. Khai thác triệt để những thế mạnh của “ngôn ngữ teen” đã giúp
cho những tờ báo như Hoa học trò, Mực tím,… định hình cho mình một phong
cách riêng là phong cách “teen”. Phải thừa nhận rằng, không chỉ teen mà cả
những người đã qua lứa tuổi này cũng thích đọc các bài báo sử dụng ngôn ngữ
viết theo phong cách đó vì “Nghe nó cũng vui vui”.
Tất nhiên, phải thấy rằng ngôn ngữ @ không phải tất cả là dở, và trong đó
cũng chí có một số ít là tục thôi. Ngôn ngữ này ngày càng sáng tạo, nếu nghiên
cứu, ta sẽ thấy nó vô cùng thú vị.
Chẳng hạn như ngôn ngữ “chát”, nếu đứng về mặt phong cách học, nó không có
lỗi gì cả, trái lại còn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng - đó là tầng lớp
thanh thiếu niên. Cách sử dụng từ ngữ và viết các kí tự khi“chát” thoả mãn được
2 yêu cầu: nhanh và "biểu cảm" hơn.Thứ nhất, thường thì chúng ta nói nhanh
hơn viết, nhiều khi viết chậm không theo kịp dòng tư tưởng cần trao đổi, nên

ngôn từ “chát” được thu gọn, viết tắt tối đa; thứ hai, nhiều từ ngữ, cách nói được
thể hiện qua cách viết trong ngôn ngữ "chát" có sắc thái biểu cảm rất cao, thể
hiện được tình cảm âu yếm, trìu mến đối với nhau giữa các đối tượng cùng
"chát". Cho nên trong các dòng tin nhắn khi "chát", người ngoài cuộc thấy có rất
nhiều các hình thức diễn đạt cùng cách viết đến kỳ dị là vì vậy. Thực ra đây là
một thứ biệt ngữ của giới trẻ giao tiếp trong thời đại "A còng". Tuy nhiên, chúng
16


ta cũng không nên lên án hiện tượng này vì khi nhu cầu giao tiếp của đời sống
đòi hỏi thì ngôn ngữ sẽ phải đáp ứng, do vậy , ngôn ngữ "chát"- tạm gọi như thế,
ít nhiều có lí do riêng để ra đời và tồn tại. Trong hoàn cảnh giao tiếp có tính cá
nhân khi giới thanh thiếu niên "chát" với nhau, thì việc họ sử dụng biệt ngữ của
mình thiết nghĩ cũng hoàn toàn bình thường.Ngôn ngữ "chát" thể hiện cá tính
nhanh, nhạy, thích cái mới, lạ, tân kì của lớp trẻ, nhưng vì về mặt hình thức nó
có nhiều điểm lệch với ngôn ngữ chuẩn mực, toàn dân nên không phải với ai,
nhất là những người có tư tưởng "bài bản", truyền thống, cũng thấy thuận mắt
xuôi tai và do đó không dễ gì một sớm một chiều nó được người ta chấp nhận.
Đó là lí do vì sao có nhiều ý kiến hay dư luận xã hội phê phán hiện tượng này.
Ngôn ngữ cũng theo quy luật của nó, khi nó bị mòn đi thì cái mới xuất
hiện. Trong khi đó ngôn ngữ @ này lại rất mới. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
như chúng tôi nhiều khi không theo kịp được thực tế, vì mỗi ngày tuổi teen họ
lại ngày phát minh ra nhiều cái mới. Chẳng hạn bây giờ teen còn chát với nhau
trong mobi bằng các ký hiệu biểu tượng emoticons trong Yahoo chatroom,
nhưng là các ký hiệu đánh máy và sáng tạo thêm những cái tương tự như:
bạn là số một,
hả hê,

chơi đi,
yêu,


ngốc nghếch,

ông già,

mọt sách,

……

Trong khi các nhà ngôn ngữ ở Việt Nam đau đầu vì sự sáng tạo (đôi khi đi
quá xa) của tuổi “teen” thì ở Thái Lan, các chuyên gia ngôn ngữ lại coi đây là
một hiện tượng thú vị cần nghiên cứu.
Làn sóng blog du nhập vào nước ta từ hơn 1 năm trở lại đây. Các nhà
ngôn ngữ học đang đau đầu về cách sử dụng ngôn ngữ của tuổi "teen" với muôn
vàn tiếng lóng, tiếng đọc trại và thậm chí là các từ mới chưa bao giờ xuất hiện
trong từ điển.
17


Bản thân từ "blog" (viết nhật ký trên mạng) cũng vốn không phải là một từ
tiếng Anh chính thống. Nó xuất phát từ "web log", tức là những ghi chép trên
trang web. Nếu viết liền 2 từ này lại thì nó sẽ được đọc như là "we blog" (chúng
tôi blog). Kể từ đó "blog" nghiễm nhiên trở thành một động từ dùng để miêu tả
hành động ghi chép hay viết nhật ký trên trang web.
Không chỉ có từ blog, từ khi điện thoại di động và các dịch vụ tán gẫu trực
tuyến ra đời, giới trẻ cần có một cách để thông tin nhanh hơn, ngắn gọn hơn. Ở
các nước sử dụng tiếng Anh, bạn đừng ngạc nhiên khi họ viết trong tin nhắn chữ
"sk8board" thay vì viết đầy đủ là "skateboard" (ván trượt). Sở dĩ có sự viết tắt
này là vì âm "ate" được phát ra nghe tương tự như "eight" (số 8).
Chưa hết, nếu tán gẫu trên internet với một "teen" Thái Lan, hẳn đôi khi bạn sẽ

đau đầu vì không hiểu tại sao họ gõ một dãy 55555 trên màn hình. Số 5 trong
tiếng Thái đọc là "ha". Bởi vậy 55555 có thể hiểu là "ha ha ha ha ha", một cách
biểu hiện tiếng cười sảng khoái.
Theo họ, hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của tuổi "teen" đang đặc biệt nở rộ
trong thời gian này với sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa mà trong đó,
internet góp phần không nhỏ. Thậm chí, người Thái còn đang tính chuyện tập
hợp một số ngôn ngữ tuổi "teen" để bổ sung vào từ điển. Các nhà ngôn ngữ học
Thái cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá về sự sáng tạo ngôn
ngữ của giới trẻ ngày nay.
Ngay cả một chuyên gia Thái Lan đang biên soạn cuốn từ điển mới cũng
phải công nhận rằng, hồi ông còn trẻ, tuổi "teen" lúc ấy cũng phát minh ra nhiều
từ mới tuy không nở rộ và nhiều như bây giờ. Thông qua việc nghiên cứu ngôn
ngữ tuổi "teen", các chuyên gia Thái phát hiện ra rằng, giới trẻ ngày càng sáng
tạo hơn trong việc phát minh những từ mới. Đó không chỉ là sự sáng tạo đơn
thuần mà điều đó phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ mà sự giao
thoa của các nền văn hóa là một ví dụ mà trong đó, ngôn ngữ là yếu tố dễ thấy
nhất.
18


Không chỉ ở Thái Lan, điều này có thể cũng đúng với giới trẻ Việt, nơi giới trẻ
xưa nay vẫn quen với sự rụt rè và chưa dám thể hiện mình nhiều. Nói cách khác,
ngôn ngữ tuổi "teen" ngày nay là một công cụ giúp giới trẻ tự khẳng định mình.
Cách sáng tạo ra ngôn ngữ mới cũng phản ánh cách mà giới trẻ suy nghĩ. Tuổi
"teen" sử dụng các từ mới này một cách vô tư và hoàn toàn không lo lắng về ảnh
hưởng của nó. Đơn giản, họ chỉ dùng cho vui.
Các bậc phụ huynh thường khuyên con mình nên đối diện với khó khăn
thay vì lẩn tránh nó. Ngôn ngữ tuổi "teen” có thể là một vấn đề đau đầu với
người lớn nhưng thay vì trốn tránh, cách tốt hơn có lẽ là nghiên cứu nó để hiểu
con cái mình hơn và cũng để thấy rằng không phải sự chuyển biến nào của giới

trẻ cũng đáng lo ngại cả.
III.2. Tiêu cực
Ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Một
thực tế diễn ra là ngôn ngữ này đang vận động và biến đổi rất mạnh mẽ, xuất
hiện một kiểu ngôn ngữ lệch chuẩn trong phạm vi giao tiếp hẹp trong giới 9X
mà ngay những người trẻ vừa mới qua độ tuổi đó cũng không can dự được vào.
Trong cuộc sống hàng ngày “ngôn ngữ teen” cũng được sử dụng rộng rãi
và liên tục cập nhật thêm từ mới. Với thái độ “mở” hết sức nên hầu hết các từ
mới nào xuất hiện là cộng đồng “teen” chấp nhận và dùng ngay. Điều này cũng
góp phần làm nên tình trạng “loạn ngôn ngữ 9X”.
Thực tế cho thấy, chỉ vì muốn “teen hóa”, muốn phù hợp với phong cách
giới trẻ mà báo chí đã làm cho thông tin bị sai lệch. Không thể phủ nhận ngôn
ngữ “teen” có nhiều mặt tích cực và trên thực tế nó đã tạo thành một trào lưu
mới: trào lưu sử dụng “ngôn ngữ teen”. Báo chí đã tận dụng được loại ngôn ngữ
này ở khía cạnh tốt nhưng dù sao vẫn cần một thái độ cẩn trọng, bởi báo chí liên
quan đến độ chính xác của thông tin và báo chí có vai trò mạnh mẽ trong việc
tạo nên hiệu ứng xã hội.

19


Hiện tại “ngôn ngữ teen” đang bùng nổ nhưng không có một sự định
hướng nào. Do đó, loại ngôn ngữ này vẫn đang tồn tại song song hai dòng, một
bên là những ngôn ngữ trong sáng, mới mẻ và hấp dẫn, một bên là những từ ngữ
khó hiểu và sai chính tả, sai lạc trầm trọng so với tiếng Việt... Những ngôn ngữ
này dù có thể chấp nhận trong đời sống nhưng không thể chấp nhận trong ngôn
ngữ chính thống.

Dịch là: "Có những điều không thể biết trước được, bởi cái viễn cảnh khi
đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có một mối tình lâu dài. 2

năm cũng là một khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này.
Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ bằng phẳng cả. Những khó khăn cùng cực, những
bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan vất vả..."
Tiếng Việt đã được viết lại với một kiểu khác mà chỉ có những thế hệ tuổi
8X hay 9X mới có thể hiểu.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì theo đó, một bộ phận trong
giới trẻ cũng ngầm phát triển “ngôn ngữ teen”. Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình,
Nguyên Trưởng phòng ngôn ngữ học xã hội, Viện Ngôn ngữ học cho rằng:
“Chúng ta hãy bình tĩnh trước hiện tượng xã hội mới mẻ này. Chúng ta cần lưu
tâm đến nó, hướng dẫn cho các em khi nào cần sử dụng nó vì nó cũng có chức

20


năng nhất định, sử dụng đúng sẽ phát huy tác dụng. Nếu sử dụng ra ngoài thì
gây phản cảm”.
Những giáo viên phổ thông là người hàng ngày tiếp xúc với các em lại có
cách nghĩ hoàn toàn khác. Họ có cơ sở để lo lắng rằng, ngôn ngữ này đã vượt ra
khỏi phạm vi những diễn đàn dành cho giới trẻ. Và thực tế nó bắt đầu xuất hiện
trong tập vở của học sinh, sinh viên. Có thể chưa đến mức báo động, nhưng với
ngôn ngữ cần có một cái nhìn xa hơn hiện tại.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Phong, Giáo viên Trường THPT Phú Thịnh,
Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: “Tôi thấy các em sử dụng ngôn ngữ tuổi teen
trong các bài viết tập ghi chép rất nhiều, thậm chí các em viết quên bỏ dấu và
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nhiệm vụ chung của người Việt Nam,
quan trọng nhất là học sinh, sinh viên, bởi vì đối tượng này giao tiếp rất nhiều
trong xã hội”.
Ngôn ngữ giới trẻ còn có một tác dụng khác là tránh sự kiểm soát của
người lớn, bởi yếu tố phức tạp của ký hiệu. Thử hỏi một ngôn ngữ ra đời với
mục đích thiếu trong sáng như vậy sẽ có ích gì cho giới trẻ? Những bạn trẻ thừa

nhận, rất khó từ bỏ ngôn ngữ trào lưu ấy, bởi nó đã trở thành một thói quen.
Người xưa đã nói, thói quen hình thành nên nhân cách.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam đánh giá:
“Vấn đề sử dụng ngôn ngữ tuổi teen nếu không khéo sẽ ảnh hưởng rất lớn, nó
giống như hiệu ứng domino vậy. Giới trẻ xem nó là một trò chơi sành điệu”.
Từ câu chuyện “ngôn ngữ teen” có một chân lý cần phải được lật lại. Tất
cả mọi thứ trong thế giới hội nhập điều có thể giống nhau, riêng ngôn ngữ thì
không. Tiếng Việt của chúng ta, bản thân nó đã bao hàm tất cả những gì chắt lọc
và súc tích. Sử dụng Quốc ngữ là thể hiện lòng tự hào của một đất nước, nhìn
chữ viết là nhìn thấy cả dân tộc.

21


Sẽ ra sao khi có một lớp trẻ đang cố tình viết sai chính tả để khẳng định
mình? Và sẽ ra sao khi mai này có một thế hệ thích làm điều sai trái cũng chỉ để
khẳng định mình?
Nếu như trước đây, “ngôn ngữ” được xem là của thời đại @ là những cách
viết tắt, viết khó hiểu hoặc buồn cười thì nay lĩnh vực này lại được nâng lên một
cấp độ mới.
Trên nhiều blog cá nhân, mặc dù để chế độ public nhưng người đọc vẫn
không thể hiểu nổi nội dung thông tin chỉ đơn giản vì “ngôn ngữ” được sử dụng
có lẽ đều bằng tiếng của... người hành tinh khác.
Bạn bè của tôi, những người thuộc thế hệ của tôi có cách nói ngôn ngữ
chat, nơi mà Tiếng Việt được biến thể theo một cách “nhanh gọn” và “đa dạng”
đến rợn người. Mỗi khi nhìn vào thứ tiếng đó, những người của thế hệ trước lắc
đầu ngán ngẩm; bởi cùng là Người Việt (viết hoa) nhưng trớ trêu thay lại không
thể đọc được ngôn ngữ của nhau.
Sử dụng ngôn ngữ không chỉ cần đúng, hay mà còn phải có nghệ thuật!
Nếu sử dụng ngôn ngữ sai chẳng những năng lực của người viết bị phủ

nhận, mà còn tai hại hơn nữa nếu như cái sai đó lại được đem trương lên các pa
nô, áp phích trong một dịp lễ kỷ niệm lớn của đất nước thì chắc chắn nó sẽ gây
ra sự phản cảm đối với người đọc, người xem, gây bất lợi cho mục đích tuyên
truyền, vận động, đồng thời hạ thấp trình độ văn hoá, uy tín quản lí, lãnh đạo của
một tổ chức,... và còn nhiều những nguy cơ khác nữa mà chúng ta không thể
lường hết được! Chắc hẳn chúng ta còn nhớ những hạt sạn chính tả khó tẩy mờ
kiểu như vậy trên băng rôn trong dịp lễ hội Đền Hùng vừa qua, dòng chữ “bánh
chưng, bánh giầy” viết sai thành "bánh trưng, bánh dầy"; rồi trong dịp Đại lễ kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long, “vạch xuất phát” ở đường Thanh Niên ghi thành
"vạch suất phát"(!). Đây là những lỗi sai đơn giản nhất, sâu hơn chút nữa là vấn
đề sử dụng từ ngữ.

22


Vấn đề sử dụng từ ngữ đúng về ý nghĩa, phong cách, hoàn cảnh nói
năng… liên quan đến văn hóa trong ngôn ngữ mà ngôn ngữ học gọi là "sự trau
dồi ngôn ngữ”. Chúng ta phải làm thế nào để sử dụng ngôn ngữ không chỉ đúng,
hay mà cao hơn nữa còn phải sử dụng có nghệ thuật. Đó mới là cái đích cần
hướng đến trong thuật ngữ “trau dồi tiếng Việt”. Vấn đề sử dụng câu chữ, hay là
dùng từ đặt câu, cũng liên quan đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
mà sâu xa hơn nữa còn là vấn đề tự tôn dân tộc. Giữa từ nước ngoài và từ trong
nước, từ thuần Việt và từ ngoại lai thì chúng ta nên chọn sử dụng từ nào? Hiện
nay các bạn trẻ có xu hướng thích dùng các từ " tân kì", các từ nước ngoài, nhất
là từ tiếng Anh. Hiện tượng này không còn chỉ bó hẹp trong giao tiếp cá nhân
hằng ngày nữa, mà đã lan ra cả các phương tiện thông tin đại chúng. Tại sao
không dùng các từ ngữ mà tiếng Việt đã có? Sao không dùng "buổi biểu diễn", "
buổi công diễn" mà cứ phải là liveshow? Phải chăng tiếng ta không có từ để chỉ
tiền thù lao buổi biểu diễn mà phải dùng từ cát-sê?
IV.


NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

IV.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng này tất nhiên là có nhiều. Đầu tiên phải kể
đến yếu tố tâm sinh lý lứa tuổi. Các em ở tuổi mới lớn thường bị lôi cuốn bởi sự
mới lạ, sáng tạo trong ngôn ngữ cũng là một cách để các em làm mới chính
mình và cuộc sống xung quanh. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học lứa
tuổi, các em ở vào tuổi thiếu niên và tuổi vị thành niên có xu hướng chơi theo
nhóm, giao tiếp dễ dàng với những bạn đồng trang lứa nhưng lại gặp khó khăn
trong việc giao tiếp với người lớn, do khoảng cách về môi trường sống, lối sống
và lối tư duy. Chính bởi thế, việc các em sáng tạo ra một ngôn ngữ riêng "lưu
hành nội bộ" trong "giới" của mình cũng là một điều hết sức tự nhiên.
Ngoài ra còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là yếu tố xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển tạo nên một nhịp sống công nghiệp nhanh và gấp.
Thế hệ teen năng động chính là những người làm quen với lối sống này nhanh
23


nhất và hấp thụ nó mạnh mẽ nhất. Chính lối sống nhanh và gấp ấy đã hình thành
nên thói quen lược bớt từ trong một câu nói, thậm chí lược bớt chữ cái trong một
từ của các teen khi trò chuyện với nhau cho… đỡ tốn thời gian. Không chỉ dừng
ở vấn đề nhanh chậm khi bấm bàn phím điện thoại hay đánh máy mà tư duy của
9x bây giờ cũng thực sự nhanh, nhạy. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, tất yếu nó
cũng được đẩy nhanh để bắt kịp với tư duy. Vì thế nên các teen có nhu cầu sáng
tạo ra nghĩa mới cho từ khiến một từ đơn giản, ngắn gọn có thể bao hàm nhiều
nghĩa, sử dụng được trong nhiều trường hợp; hay một từ ngắn lại diễn đạt được
một ý rất dài. Từ "alo" là một ví dụ điển hình. Chúng ta đã quen sử dụng từ này
như một hô ngữ - lời chào khi nhận điện thoại. Giờ đây, với teen, nó còn được
sử dụng như một động từ chỉ hành động gọi điện (Về tới nhà thì alo ngay cho tớ

nhé), hay danh từ chỉ bản thân cái điện thoại (Alo của tao mới đi toong ngày
hôm qua, nó bị tắm trong máy giặt mày ạ).
Dễ hiểu là mọi thứ lệch chuẩn bao giờ cũng bị nhìn với ánh mắt xoi mói
và không mấy thiện cảm. Nhưng theo chúng tôi, ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay
có thể chấp nhận được. Nó thể hiện sự sáng tạo, năng động, cá tính cần thiết của
teen. Và đặc biệt nó góp phần làm phong phú, sinh động hơn cho ngôn ngữ đời
sống, ngôn ngữ không chết khô trên trang giấy mà phập phồng hơi thở hiện đại.
Và thêm một lý do để chúng ta có thể thông cảm với giới trẻ, đó là các em rất có
ý thức về hành động của mình, các em chỉ sử dụng ngôn ngữ này trong một
phạm vi giao tiếp nhất định, với những đối tượng giao tiếp nhất định. Chúng tôi
hoàn toàn chưa biết đến một bài văn được viết bằng ngôn ngữ "phóng túng" này,
cũng chưa từng biết đến việc teen dùng ngôn ngữ này để giao tiếp với bố mẹ hay
thầy cô giáo. Chúng ta khuyến khích giới trẻ năng động, độc lập trong suy nghĩ
và hành động, vậy tại sao không thể để các em năng động, độc lập ngay từ trong
ngôn ngữ của mình?
Một nguyên nhân nữa đó là do cơ chế truyền miệng và sự hỗ trợ của
Internet. Chỉ một từ hôm nay được người này nói nếu lạ tai thì ngay lập tức nó
24


sẽ được tái sử dụng nhiều lần bởi nhiều người khác và nhiều người khác nữa.
Dịch vụ Chat và đặc biệt là sự bùng nổ của blog đã tạo cơ hội vô cùng thuận lợi
cho ngôn ngữ teen phát triển và truyền bá rộng rãi.
IV.2. Giải pháp
Hơn lúc nào hết, để cứu lấy tiếng Việt, trước khi giải quyết những nguyên
nhân sâu xa chúng ta nên hướng giải pháp đến nhân tố có tác động trực tiếp
cũng là biểu hiện rõ nhất cho diện mạo của tiếng mẹ đẻ. Tất nhiên xã hội không
thể quy hết lỗi lầm cho truyền thông, cũng như không thể quơ đũa cả nắm rằng
tất cả giới truyền thông đều mắc phải sai lầm đó.Nhưng để chấn hưng tiếng Việt
ngày càng sáng và sang hơn, bước đầu tiên chúng ta nên bắt đầu từ ngôn ngữ

truyền thông vì sự ảnh hưởng rộng lớn của nó đối với toàn xã hội. Đương nhiên
đây không phải là giải pháp quyết định, song nó sẽ giúp ngăn chặn một mối đe
dọa làm cho tiếng Việt ngày càng thoái hóa trầm trọng. Vấn đề này thuộc ý thức
tự trọng của giới truyền thông, và xa hơn là sự quản lý của các cơ quan chức
năng.
Những MC có vẻ đẹp hình thể nhưng thiếu nền tảng văn hóa hay những
phóng viên lạm dụng tiếng Việt quá đà, hoặc những trò quảng cáo với ngôn ngữ
tiếp thị lố bịch… chính là những thủ phạm nguy hiểm nhất góp phần làm băng
hoại nền ngôn ngữ dân tộc. Một khi giới truyền thông nghiêm túc chấn chỉnh
việc vận dụng tiếng mẹ đẻ thì chúng ta sẽ ít phải nhức óc hơn trong việc chứng
kiến tình trạng loạn ngôn như những năm gần đây.
Và cũng chính giới truyền thông, nếu ý thức được điều này và quyết tâm
cứu lấy tiếng Việt thì họ là một trong những đối tượng có khả năng phát huy
hiệu quả cao nhất.
Phải nhận thức được rằng, chúng ta chỉ hạn chế, dung hòa và làm trung
tính hiện trạng trên chứ không thể “tẩy sạch” được. Chúng ta không nên áp đặt
tuyệt đối với giới trẻ được vì đó là quyền tự do cá nhân. Xã hội càng văn minh
thì ta càng phải tôn trọng quyền tự do cá nhân. Chúng ta không nên can thiệp
25


×