Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÂM lý học LÃNH đạo QUẢN lý nhân cách người lãnh đạo, quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Từ khi loài người xuất hiện đến nay, con người đã luôn phải tìm hiểu,
khám phá, nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Trong lịch sử tiến hoá, bộ óc của con người, đời sống tâm lý, tinh thần của
con người ngày một phong phú đã được nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã
hội nhân văn tập trung nghiên cứu, giải thích.
Tâm lý học lãnh đạo, quản lý cung cấp những tri thức và phương pháp
nghiên cứu và nghiên cứu ứng dụng trực tiếp trong công tác lãnh đạo, quản lý;
góp phần tích cực nâng cao bản lĩnh chính trị và sự nhạy cảm về chính trị của
những cán bộ lãnh đạo, quản lý; trang bị những tri thức, kỹ năng, phương pháp
để phân tích, tác động tâm lý đối với con người và các nhóm xã hội khác nhau
nhằm đạt tới mục tiêu hoàn thiện nhân cách, củng cố và nâng cao uy tín của
chính người lãnh đạo, quản lý. Từ đó công tác lãnh đạo, quản lý mọi lĩnh vực
hoạt động chính trị tư tưởng, lý luận, tổ chức cán bộ, kinh tế, văn hoá xã hội và
đời sống hàng ngày sẽ có chất lượng, hiệu quả cao hơn.


1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là một hệ thống bền vững các đặc điểm có ý nghĩa xã hội đặc
trưng cho cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội hay một cộng đồng
nào đó; Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân,
quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ; Nhân cách là toàn bộ phẩm chất
tâm lý của cá nhân đã hình thành và phát triển từ trong các quan hệ xã hội.
Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất
tâm lý cá nhân quy định giá trị địa vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người
lãnh đạo, quản lý. Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là nhân cách mẫu mực và
hoàn thiện, phản ánh những chuẩn mực của con người mới xã hội chủ nghĩa ở
nước ta và trên thực tế cuộc sống công tác luôn luôn được quần chúng đánh giá
cao và thừa nhận là người lãnh đạo, quản lý của mình.
2. Cấu trúc nhân cách
2.1. Xu hướng nhân cách người lãnh đạo, quản lý


Mỗi cá nhân sống và hoạt động luôn luôn vươn lên để đạt được mục đích
nào đó trong xã hội. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy những hoạt
động của họ và được gọi là xu hướng.
Nhu cầu người lãnh đạo, quản lý trước hết cũng phải phù hợp và thống
nhất với nhu cầu chính đáng của con người, biểu hiện sự khát vọng, ham muốn
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đó là
động cơ chủ yếu, thôi thúc hành động của bản thân và lôi cuốn mọi người cùng
thực hiện.
Trong quá trình hoạt động, để đáp ứng nhu cầu cá nhân có thể gặp được
các đối tượng vừa đáp ứng được nhu cầu, vừa thu hút được tình cảm, làm cho cá
nhân có thái độ đặc biệt đối với đối tượng đó. Thái độ này gọi là hứng thú. Hứng
thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong
đời sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân đó những cảm xúc nhất định.

2


Hứng thú người lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở chỗ họ có trách nhiệm và
gắn bó với đối tượng phục vụ, có nhiệt tình và say mê đối với nhiệm vụ được giao.
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn đặt ra cho mình những mục tiêu nhất
định để vươn tới. Những mục tiêu cao đẹp nhất trong một giai đoạn nhất định
được gọi là lý tưởng. Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp được phản ánh trong đầu óc
con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực, hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn
họ vào hoạt động để vươn tới mục tiêu đó.
Người lãnh đạo, quản lý phải có lý tưởng giải phóng con người và công
bằng xã hội, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
Qua hoạt động giao lưu, con người tiếp thu được những tri thức và kinh
nghiệm thực hiện. Những tri thức, kinh nghiệm đó kết thành một hệ thống quan
niệm riêng của họ, đó là thế giới quan. Thế giới quan là hệ thống quan niệm về
tự nhiên, xã hội và con người. Thế giới quan có vai trò định hướng, điều chỉnh

mọi hoạt động. Nó giúp con người nhìn nhận, đánh giá thế giới xung quanh và
bản thân, vạch hướng cho họ lựa chọn những thái độ và hành vi trong hoạt động.
Người lãnh đạo, quản lý phải có thế giới quan khoa học Mác-Lênin. Thế
giới quan này giúp cho họ nhìn nhận đúng đắn vai trò của con người và mọi sự
kiện, hiện tưởng xảy ra trong đời sống.
Mỗi con người đều căn cứ vào một cái gì đó làm chỗ dự tinh thần để hoạt
động. Chỗ dựa tinh thần này được gọi là niềm tin. Niềm tin là sự hoà quyện một
cách hữu cơ giữa nhận thức, tình cảm, ý chí của nhân cách. Niềm tin đúng đắn
giúp cho con người vững vàng trong hoạt động, sống lạc quan. Người lãnh đạo,
quản lý phải có niềm tin vững chắc và kiên định vào mục tiêu và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội.
2.2. Tính cách người lãnh đạo quản lý
Tính cách là thuộc tính tâm lý cá nhân quan trọng nhất trong nhân cách.
Tính cách của con người được thể hiện rõ nét cả ở xu hướng, năng lực, cảm xúc,
tình cảm và ý chí.

3


Tính cách của cá nhân là quan hệ ứng xử, hệ thống thái độ đối với công
việc, đối với người khác, đối với xã hội, đối với bản thân. Nó còn biểu hiện cả
trong quá trình nhận thức tình cảm, ý chí của cá nhân. Có cả những nét tính cách
tốt hoặc xấu của cá nhân. Thái độ đối với xã hội, thái độ đối với lao động của
mỗi người có thể tích cực hay tiêu cực, chăm chỉ hay lười nhác, làm việc sáng
tạo hay bảo thủ. Thái độ và quan hệ đối với lao động, chất lượng sản phẩm và
sáng kiến trong lao động là những dấu hiệu đáng tin cậy để xem xét tính cáhc
của một cá nhân khi cần đánh giá nhân cách của một con người và giao nhiệm
vụ cho họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: đối với tự mình phải cần, kiêm, liêm,
chính. Đối với mình phải luôn luôn cầu tiến bộ, luôn luôn tự phê bình, sửa chữa

khuyết điểm của mình, đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.
Người còn nhấn mạnh: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác
chính. Mình không chính, mà giúp người khác chính là vô lý”.
Mỗi người thường có một số nét tính cách tích cực và một số nét tính cách
tiêu cực. Phải biết phát huy những nét tính cách tích cực và hạn chế, khắc phục
những nét tính cáhc tiêu cực của bản thân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng
viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã là một
người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính
xấu. Vì tính xấu của một người chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một
đảng viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân”.
Tính cách người lãnh đạo trước hết thể hiện ở thái độ tốt đối với xã hội và
bản thân. Có tình cảm cách mạng, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao. Người lãnh đạo, quản lý cần phải tu dưỡng, rèn luyện mình để khuyết điểm
ngày càng ít, tính tốt ngày càng nhiều thêm theo năm điều: nhân, nghĩa, trí,
dũng, liêm như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
2.3. Năng lực của người lãnh đạo quản lý
Năng lực có cơ sở sinh lý từ những tố chất của cá nhân. Năng lực chịu sự
quy định của các đặc điểm di truyền, tuy nhiên chỉ 10% là nhờ năng khiếu còn
4


90% là nhờ công sức, nước mắt và mồ hôi trong hoạt động. C.Mác đã nói:
không phải mọi người đều có dịp trở thành Raphaen. Điều đó có nghĩa là muốn
có năng lực, tài năng và trở thành tiên tài thì phải có tư chất, năng khiếu bẩm
sinh di truyền nhưng chưa đủ mà phần chủ yếu và quyết định là nhờ học tập, rèn
luyện, hoạt động và phấn đấu suốt đời.
Những tư chất, tố chất di truyền có sẵn là điều kiện quan trọng, những
thuận lợi nhất định có sự hình thành phát triển năng lực cá nhân.
Tố chất, gen di truyền chỉ là tiền đề cần thiết để hình thành, phát triển
năng lực. Nhưng tố chất, gen di truyền không phải là cái nhất thành bất biến mà

chính giáo dục, hoạt động và giao tiếp, giao lưu cũng có thể làm cho tố chất, gen
di truyền biến đổi. Cũng như Hồ Chí Minh đã khẳng định về tính cách con
người: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Điều
quyết định sự hình thành, phát triển năng lực ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào hoạt
động, giáo dục và sự rèn luyện của bản thân. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Năng lực
của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công
tác, do tập luyện mà có”. Chúng ta cần phân biệt năng lực với tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo. Tri thức là những hiểu biết mà con người thu nhận được từ trường lớp,
sách báo và kinh nghiệm cuộc sống. Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những
kiến thức voà thực tế. Kỹ xảo là sự vận dụng thuần thục chúng (do lập đi lặp lại
thành thạo một cáhc kỹ năng nào đó). Năng lực là khả năng áp dụng những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo vào một lĩnh vực hoạt động nhất định có kết quả. Do đó,
nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá tình công tác để nhận xét, đánh giá con
người và cán bộ lãnh đoạ, quản lý thì chưa chính xác. Trước hết phải lấy kết quả
hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu.
Năng lực tổ chức của người lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở các khả năng
chuyên biệt và cá biệt. Khả năng chuyên biệt có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý. Đó là sự nhạy cảm về tổ chức hay còn gọi
là linh cảm về tổ chức. Khả năng lan truyền ý chí, nghị lực của người lãnh đạo,
quản lý vào quần chúng và tự giác đối với hoạt động tổ chức.
5


Ở người lãnh đạo, quản lý còn tính đến khả năng cá biệt của họ. Khả năng
cá biệt thể hiện ở tầm vực quản lý của người lãnh đạo, quản lý rộng hay hẹp,
nông hay sâu có bị giới hạn lứa tuổi và tính cơ động trong tác phong công tác
hay không?
Ngoài năng lực tổ chức, người lãnh đạo, quản lý cần có những năng lực
kiểm tra kiểm soát.
2.4. Tính khí của người lãnh đạo, quản lý

Làm công tác lãnh đạo, quản lý vừa phải xông xáo, tháo vát, vừa phải
bình tĩnh, sâu sắc. Cho nên, cần rèn luyện để có những nét tích cực của tính khí
hoạt bát và tính khí đằm, đồng thời khắc phục những nhược điểm trong tính khí
của bản thân. Chẳng hạn, người lãnh đạo, quản lý có tính khí nóng thì chú ý rèn
luyện tính tự kiềm chế, kiên trí, nếu người có tính khí trầm lặng, ưu tư thì nên
rèn luyện thêm tính tự tin, can đảm v.v…
3. Con đường hình thành và hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo
quản lý hiện nay
3.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng
Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và
hoàn thiện nhân cách.
Việc giáo dục nhân cách người lãnh đạo, quản lý là đòi hỏi thường xuyên,
cấp bách, khách quan và tư thân người lãnh đạo, quản lý.
Mọi cán bộ lãnh đạo, quản lý “phải có kế hoạch thường xuyên học tập
nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực
tiễn”, phải đặc biệt coi trọng tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng,
học tập và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và thực hành nghiêm chỉnh đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
“Tinh thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem
xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ”. Cần “có chế độ chính sách, kinh phí, tạo điều kiện
thuận lợi để công tác giáo dục lý luận, chính trị đạt chất lượng và hiệu quả cao”.
6


3.2. Thực tiễn cách mạng và hoạt động lãnh đạo, quản lý
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng. Nhưng “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Cho nên, trong mọi hoạt động cách

mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo. Mọi thời kỳ hoạt động
cách mạng và lãnh đạo, quản lý đều là những trường học rất tốt cho chúng ta rèn
luyện đạo đức cách mạng”. Vì vậy sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiệnd dại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta hiện nay là
những môi trường hoạt động thực tiễn quan trọng để rèn luyện, nâng cao kiến
thức, năng lực và phẩm chất đạo đức, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho
từng người và cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hội nghị lần thứ ba Ban chấp
hành Trung ương khoá VIII đã khẳng định: “Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản,
chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào
cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo đánh giá, sàng lọc,
tuyển chọn cán bộ”.
3.3. Mở rộng quan hệ thông tin và giao lưu
Nhân cách người lãnh đạo, quản lý thể hiển õ bản chất xã hội, nó được
hình thành và phát triển trong quan hệ giao tiếp, giao lưu với mọi người. Theo
Mác, sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả
các cá nhân khác và nó giao lưu một cách trực tiếp và gián tiếp với họ.
- Có giao lưu, tiếp xúc và trao đổi với người xung quanh, thì người lãnh
đạo, quản lý mới hiểu được nhân viên, cấp dưới, nhu cầu lợi ích và hứng thú,
trình độ của họ; cấp dưới mới phản ánh được nguyện vọng, nhu cầu của họ đối
với lãnh đạo. Không giao tiếp, giao lưu với mọi người, cấp dưới, người lãnh
đạo, quản lý dễ sinh bệnh quan liêu, quyết định sẽ không phù hợp với nhu cầu,
lợi ích của đối tượng bị lãnh đạo, quản lý. Như vậy, chẳng những nhiệm vụ lãnh
đạo, quản lý khó đạt được kết quả mà nhân cách của người lãnh đạo, quản lý
cũng không thể phát triển và hoàn thiện.
7


- Mở rộng quan hệ giao lưu, nâng cao nghệ thuật giao tiếp với nhiều đối
tượng càng giúp cho người lãnh đạo, quản lý biết sửa chữa và điều chỉnh kịp

thời những nét tính cách hoặc cách làm, cách nghĩ chưa phù hợp của mình.
- Mở rộng quan hệ thông tin, giao tiếp thường xuyên, giao lưu với nhiều
loại đối tượng, người lãnh đạo, quản lý càng tập hợp được trí tuệ của mọi người,
trí tuệ chung của tập thể, nhờ đó sẽ có thêm nhiều khả năng và kinh nghiệm tháo
gỡ được những vướng mắc, khó khăn trong quản lý, điều hành.
- Quan hệ thông tin, giao tiếp, giao lưu trong cơ chế thị trường hiện nay
đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải nâng cao bản lĩnh và tính thích ứng, biết tự
chủ, tự kiểm chế, không xa rời mục đích công việc và đối tượng lãnh đạo, quản
lý. Nó sẽ giúp người quản lý nhận thức được rõ mình, từ đó nhẩn õ mọi người
hơn, lĩnh hộii được hành vi lịch sự tốt đẹp của người khác, các chuẩn mực văn
hoá tiến bộ, tinh hoa của dân tộc khác để góp phần hoàn thiện nhân cách của
người lãnh đạo, quản lý. C.Mác nhận xét rằng con người nhận thức, đánh giá
được bản thân mình trên cơ sở nhận thức về người khác.
Tóm lại, nhờ có mở rộng mối quan hệ thông tin, giao tiếp, giao lưu mà
nguồn thông tin trên nhiều khía cạnh càng dồi dào quan hệ giữa người lãnh đạo
quản lý với người khác và quần chúng cấp dưới càng tốt đẹp gắn bó, càng bền
vững, đảm bảo cho hoạt động lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả cao, cuộc sống của
họ được hài hoà, nhân cách của họ được phát triển ngày càng hoàn thiện.
3.4. Xây dựng tập thể cộng đồng và gia đình.
Người lãnh đạo, quản lý là người tổ chức xây dựng môi trường xã hội
lành mạnh, tập thể đoàn kết giúp đỡ nhau, mọi thành viên trong xã hội đều được
giao việc phù hợp, gắn bó hết sức mình với tập thể, người lãnh đạo, quản lý còn
là thành viên của nhóm hạt nhân, của êkíp lãnh đạo. Đồng thời với những thành
tích hoạt động và chất lượng các sản phẩm đó, nhân cách người lãnh đạo cũng
được tôi luyện, hình thành và phát triển. Một nhóm hạt nhân đoàn kết, một êkíp
gắn bó đều tay, một tập thể tốt sẽ là điều kiện rèn luyện nhân cách tốt và môi
trường thuận lợi để nhân cách người lãnh đạo, quản lý không ngừng phát triển.
8



Ngược lại, trong môi trường xã hội không thuận lợi, nhóm hạt nhân mất
đoàn kết, đố kị, bè phái, xích mích, ganh tị với nhau, không thừa nhận thành tích
và sự tiến bộ của nhau, tạo ra bầu không khí tâm lý căng thẳng thì nhân cách
không thể phát triển dễ dàng và toàn diện được.
Các quan hệ tâm lý lành mạnh, hoà thuận tỏng gia đình có ảnh hưởng rất
quan trọng tới sự hoàn thiện và phát triển nhân cách của người lãnh đạo, quản lý
cũng như của con người nói chung.
3.5. Sự tự rèn luyện, phấn đấu của bản thân
Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm
cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị
mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.
Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các quan hệ xã hội chịu ảnh hưởng,
tác động, giáo dục của người khác và môi trường xã hội theo cả hai chiều hướng
tích cực và tiêu cực. Từ đó sự hình thành và phát triển nhân cách tươi đối ổn
định và đạt tới một trình độ hoàn thiện nhất định đòi hỏi chủ thể phải thường
xuyên tự đấu tranh chống suy thoái nhân cách.
Trong công tác và cuộc sống, nhân cách người lãnh đạo, quản lý cũng liên
tục biến đổi và hoàn thiện dần nhờ cá nhân có ý thức, tự rèn luyện, tích cực hoạt
động thực tiễn làm cho nhân cách của mình phát triển cao hơn, đáp ứng những
yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội.

9


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tác động tiêu cực đối với tâm lý
con người và các nhóm xã hội có chiều hướng gia tăng, vai trò tự giáo dục, tự
rèn luyện để chống suy thoái nhân cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo, quản lý hiện nay. Môi trường hoạt
động của người lãnh đạo, quản lý càng đa dạng và phức tạp, sự cạnh tranh diễn

ra trong nền kinh tế thị trường càng quyết liệt, quan hệ quốc tế càng mở rộng, thì
những người lãnh đạo, quản lý, càng phải có bản lĩnh và sự thích ứng cao với cơ
chế thị trường, càng phải giữ được nhân cách mẫu mực trong sáng. Một bộ phận
cán bộ lãnh đạo, quản lý bị suy thoái nhân cách như hiện tượng lạm dụng quyền
lực, tuỳ tiện tiêu xài công quỹ, sống xa hoa quá mức, trình độ, năng lực của một
số người lãnh đạo, quản lý lạc hậu, bất cập nhưng không chịu khó học tập vươn
lên. Trong mấy năm qua có một số cán bộ lãnh đạo, quản lý phải ra trước vành
móng ngựa, nhiều người trong số họ phải vào tù, hàng nghìn tỉ đồng của Nhà
nước bị thất thoát. Hiện tượng tham nhũng đang trở thành “quốc nạn” là mộg
trong bốn nguy cơ của đời sống xã hội ta hiện nay càng làm cho cuộc đấu tranh
suy thoái nhân cách tỏng bản thân mỗi người và cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý thêm cấp bách và gay gắt.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII chỉ rõ:
“Xây dựng chế độ tự phê bình và phê bình ở các cấp, trước hết là trong cán bộ
chủ chốt; lấy tự phê bình làm chính, chống cách làm hình thức, chiếu lệ”. Đó là
một trong những hoạt động thiết thực và biện pháp hữu hiệu nhất để xây dựng
và chỉnh đốn Đảng, để chống sự suy thoái nhân cách người lãnh đạo, quản lý các
cấp.
Cuộc đấu tranh khắc phục sự suy thoái nhân cách người lãnh đạo, quản lý
không tách rời việc giáo dục nhân cách, việc xây dựng mô hình nhân cách người
lãnh đạo, quản lý chân chính, mẫu mực và hoàn thiện. Trên con đường hình
thành và hoàn thiện nhân cách hiện nay, mỗi người Việt Nam trước hết là người
lãnh đạo, quản lý đều phải có ý thức giữ gìn và phát huy nhân cách của dân tộc
10


Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc
và danh nhân văn hoá thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo, quản lý – Học viện chính trị – Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện chính trị học – Năm 2010.
2. Nguyễn Ngọc Bích: Tâm lý học nhân cách, NXB Chính trị quốc gia –
Năm 1998.

11


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Nội dung
1. Khái niệm nhân cách

2

2. Cấu trúc nhân cách

2

2.1. Xu hướng nhân cách người lãnh đạo, quản lý

2

2.2. Tính cách người lãnh đạo, quản lý

3


2.3. Năng lực của người lãnh đạo quản lý

4

2.4. Tính cách của người lãnh đạo, quản lý

6

3. Con đường hình thành và hoàn thiện nhân cách người lãnh

6

đạo quản lý hiện nay
3.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng

6

3.2. Thực tiễn cách mạng và hoạt động lãnh đạo, quản lý

6

3.3. Mở rộng quan hệ thông tin và giao lưu

7

3.4. Xây dựng tập thể, cộng đồng và gia đình
3.5. Sự tự rèn luyện, phấn đấu của bản thân
Kết luận


8
8
10

12



×