Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HOANG THI BICH NGOC - BAI HOC KN VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.2 KB, 4 trang )

/>Kế toán quản trị môi trường – bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
Kế toán quản trị môi trường (Environmental
Management Accounting gọi tắt là EMA) là
một bộ phận của hệ thống kế toán doanh
nghiệp (DN) và là công cụ quản lý không thể
thiếu trong DN giúp các nhà quản trị kiểm
soát chi phí, lựa chọn phương án kinh doanh
tối ưu và đầu tư hiệu quả đáp ứng được cả
tiêu chuẩn kinh tế và môi trường. EMA đã
được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới
chủ yếu là các quốc gia phát triển. Tại Nhật
Bản, EMA đã được áp dụng trong các DN từ
năm 1999 giúp cho các DN gặt hái được nhiều thành công trong quản lý chi phí, gia
tăng lợi nhuận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, cần thiết phải nghiên
cứu quá trình ứng dụng EMA trong các doanh nghiêp Nhật Bản để rút ra các bài học
kinh nghiệm cho các DN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.
Tổng quan về EMA
Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, môi trường đang trở thành vấn đề thời sự có tính
chất toàn cầu. Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của DN trước các vấn
đề môi trường đã đặt kế toán truyền thống tại DN trước thách thức: làm sao và bằng
cách nào có thể kế toán các yếu tố môi trường? không chỉ thông qua vai trò có tính
truyền thống là ghi chép và báo cáo các thông tin tài chính, mà còn phải thể hiện được
vai trò của kế toán như là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong
quản trị các vấn đề môi trường trong phạm vi từng đơn vị kinh tế. Trong bối cảnh đó, sự
ra đời của kế toán môi trường (EA) như là một tất yếu nhằm đáp ứng các đòi hỏi về
thông tin môi trường trong hoạt động của các đơn vị cả ở góc độ lý luận và thực tiễn.
EA trong DN là một bộ phận cấu thành của kế toán liên quan đến các thông tin về hoạt
động môi trường trong phạm vi DN nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông
tin về môi trường cho các đối tượng trong và ngoài DN sử dụng để ra quyết định. Trong
phạm vi DN EA bao gồm: EMA, kế toán tài chính môi trường (EFA), kế toán chi phí môi


trường (ECA).
EMA là sự phát triển tiếp theo của kế toán quản trị truyền thống. Theo ủy ban phát triển
bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) định nghĩa “EMA là một sự hiểu biết tốt hơn và


đúng đắn hơn về kế toán quản trị. Mục đích tổng quát của sử dụng thông tin EA là cho
các tính toán nội bộ của tổ chức và cho ra quyết định. Quá trình xử lý thông tin của
EMA phục vụ cho việc ra quyết định bao gồm các tính toán vật chất như nguyên liệu,
năng lượng tiêu thụ, dòng luân chuyển vật tư và lượng vật chất bị loại bỏ hoặc xả thải
và các tính toán tài chính có tính tiền tệ đối với chi phí (cả phần bỏ thêm và tiết kiệm
được) doanh thu và thu nhập có liên quan đến các hoạt động có khả năng ảnh hưởng
và tác động tiềm tàng đến môi trường”. EMA được áp dụng trong DN nhằm đạt tới các
lợi ích sau:
Nhận dạng đầy đủ, xác định chính xác và phân bổ đúng đắn các khoản chi phí
môi trường giúp cho việc định giá sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh đúng từ đó
có quyết định đúng về chiến lược sản phẩm cũng như đầu tư thiết bị và công nghệ.
Kiểm soát chi phí hoạt động và cải thiện môi trường nhờ vào việc kiểm soát chất
thải gắn với nguồn phát sinh.
Cải thiện quan hệ với chủ nợ, ngân hàng, cổ đông, khách hàng do đáp ứng được
các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, tạo được lợi thế thương mại, nâng cao uy tín trong
cộng đồng nhờ phát triển hình ảnh “xanh”.
Cải tiến hệ thống hạch toán hiện có nhờ vào việc tổ chức hệ thống thông tin kế
toán khoa học hơn và gắn kết được luồng thông tin của các hoạt động từ các bộ phận
của DN.
EMA tại Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có chương trình hạch toán môi trường phát triển nhất trong các
quốc gia Châu Á. Tại Nhật Bản, sự phát triển của EMA được thể hiện trong sự phát
triển của EA nói chung với mục đích phục vụ cho nội bộ DN.
Năm 1997, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) đã tiến hành những dự án nghiên cứu đầu
tiên về EA.

Năm 1998 Viện Kế toán công chứng Nhật Bản đã công bố báo cáo sử dụng thông tin
chi phí môi trường để quản trị các vấn đề môi trường. Tháng 12/1998, Báo cáo này đã
chỉ ra rằng kế toán công cũng chủ động ghép nối với EA.
Năm 1999 được coi là năm đầu tiên về EA tại Nhật. Hướng dẫn đo lường và báo cáo
chi phí môi trường được thông qua bởi ủy ban môi trường vào tháng 3/1999 đã thu hút
được sự chú ý của các DN Nhật Bản. Tháng 9/1999 lễ ra mắt của ủy ban EA thuộc Bộ
Công nghiệp và Thương nghiệp (METI) đã được thực hiện. Văn phòng chính của ủy
ban là Hiệp hội quản trị môi trường cho công nghiệp (JEMAI). Hiệp hội đã tiến hành dự
án nghiên cứu trong 3 năm để phát triển công cụ EMA cho phù hợp với các DN Nhật
Bản.
Năm 2000, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) công bố hướng dẫn EA nhằm mục đích
khuyến khích các công ty Nhật Bản công bố thông tin EA cho công chúng một cách tự
nguyện thông qua các Báo cáo môi trường. Hướng dẫn này đã chỉ ra được chức năng
quản trị của EA nhưng nó vẫn đặt trọng tâm hơn vào công bố các báo cáo môi trường
ra bên ngoài. Bên cạnh hướng dẫn EA, năm 2001 MOE còn công bố hướng dẫn Báo
cáo môi trường tự nguyện áp dụng cho các DN Nhật Bản.
Đối với bộ phận tư nhân, Hiệp hội quản trị Nhật Bản đã thành lập nhóm nghiên cứu về
EA từ 7/1999 với sự tham gia của 12 công ty dẫn đầu của Nhật. Nhóm nghiên cứu đã


phát triển phương pháp EA với mục đích sử dụng cho nội bộ DN thực chất đó chính là
EMA. Tháng 5/2000 nhóm đã công bố hướng dẫn thực hành “Kế toán chi phí môi
trường” cho các DN Nhật Bản. Cuốn sách này được xây dựng dựa trên “Hướng dẫn kế
toán chi phí môi trường” được công bố bởi Bộ Môi trường Đức.
Thông qua quá trình phát triển EMA tại Nhật Bản cho thấy một số đặc điểm nổi bật
trong quá trình áp dụng tại các DN như sau:
Thứ nhất: Sự phát triển EA tại Nhật Bản có sự thúc đẩy lớn của các cơ quan Chính
phủ cụ thể là những hành động của MOE và METI. Trong khi những hoạt động của
MOE đặt tầm quan trọng hơn vào EA cho mục đích công bố thông tin phục vụ các đối
tượng bên ngoài (Kế toán tài chính môi trường) thì METI nhấn mạnh đến chức năng

quản trị của EA trong các công ty (EMA). Trong giai đoạn đầu các dự án của METI
được tiến hành ở các công ty có quy mô lớn sau đó METI tập trung vào nghiên cứu và
phát triển các phương pháp đơn giản cho các DN nhỏ vừa.
Thứ hai: Là nước đi sau trong nghiên cứu và áp dụng kế toán môi trường nói chung và
EMA nói riêng, Nhật Bản đã có sự vận dụng tối đa kinh nghiệm của Mỹ và Đức Đặc
biệt, phương pháp kế toán dòng vật liệu (MFCA) có nguồn gốc phát triển từ Đức nhưng
được vận dụng rất thành công tại Nhật. Tuy nhiên, sự vận dụng này có tính đặc thù là
tại Nhật Bản, MFCA chỉ tập trung vào 1 sản phẩm hoặc một quá trình sản xuất do vậy
cho phép phân tích chi tiết quá trình cải tiến sản phẩm.
Thứ ba: Trong EA nói chung và EMA nói riêng chi phí môi trường bị giới hạn trong chi
phí bảo vệ môi trường và không bao gồm chi phí vật liệu và chi phí xã hội. Tại Nhật
Bản, EMA được áp dụng trong các DN không chỉ phục vụ cho mục đích kiểm soát chi
phí, trợ giúp cho quyết định chiến lược về thiết kế và phát triển sản phẩm, lựa chọn dự
án đầu tư dài hạn mà còn phục vụ cho việc lập báo cáo môi trường bao gồm báo cáo
môi trường thường niên bắt buộc theo quy định và báo cáo môi trường tự nguyện của
DN.
EA nói chung và EMA nói riêng đã được áp dụng khá phổ biến ở các DN Nhật Bản.
Năm 2001, trong số 1203 DN cổ phần và niêm yết trên thị trường tài chính (không bao
gồm các công ty tài chính) hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô,
điện tử, giấy, cao su, thiết bị vận tải, hóa học, dệt may, thực phẩm, điện và gas… thì có
208 công ty đã lập báo cáo môi trường của mình trong BCTC, có 140 công ty đã thực
hiện công khai hạch toán chi phí môi trường trong đó có tập đoàn Toyota và tập đoàn
Canon là 2 tập đoàn hàng đầu tại Nhật thực hiện hạch toán chi phí môi trường có hiệu
quả. áp dụng EMA đã giúp các DN Nhật Bản thu được lợi ích hàng tỷ Yên mỗi năm do
cắt giảm năng lượng và vật liệu sử dụng, giảm thiểu chi phí xử lý chất thải và lựa chọn
công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường. Điển hình cho những thành công
trong việc áp dụng EMA có thể kể đến tập đoàn Canon. Canon là tập đoàn dẫn đầu thế
giới trong lĩnh vực sản xuất máy ảnh, thiết bị nghe nhìn, máy phôtô và thiết bị máy tính
cũng như các thiết bị văn phòng khác đã áp dụng MFCA vào hoạt động từ năm 2001
dưới sự tài trợ của MOE và METI qua đó cắt giảm các chất thải (cũng là cắt giảm chi

phí môi trường) và làm tăng sản phẩm có ích từ 78% năm 2003 lên 90% năm 2007.
Đầu tiên, Canon tiến hành MFCA cho một dây chuyền sản xuất cho một loại thấu kính
máy ảnh tại nhà máy chính. Mặc dù, quá trình sản xuất mục tiêu được xem như là sản


xuất không rác thải trước khi áp dụng MFCA. Những phân tích MFCA đã khởi điểm cho
một loạt sự cắt giảm trong cả những ảnh hưởng môi trường và chi phí phân loại lại rác
kính như là hao hụt (phí tổn) vật liệu. Trước đó rác thải kính được coi như kết quả
không thể tránh được của quá trình sản xuất và không thể ngăn chặn. Dựa trên phân
tích MFCA, Canon đã giới thiệu vật liệu kính mới mỏng hơn trong mối quan hệ với nhà
cung cấp kính. Sau những thành công ban đầu, Canon đã mở rộng mô hình MFCA
trong toàn bộ tập đoàn.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nghiên cứu quá trình áp dụng EMA tại các DN của Nhật Bản cho thấy những bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Mặc dù EMA là lĩnh vực thuộc về nội bộ DN nhưng sự phát triển của một lĩnh vực
mới như EMA cần có có sự đóng góp quan trọng của những nỗ lực trong việc ban hành
hướng dẫn và đảm bảo thực thi bằng các nguồn tài trợ của các cơ quan Chính phủ.
EMA có thể áp dụng cho các DN có quy mô khác nhau. Tuy nhiên, EMA thường
được áp dụng tại các DN có quy mô lớn có nguồn tài chính dồi dào và chính sách hoạt
động nghiêm ngặt. Trong giai đoạn đầu EMA nên được thử nghiệm tại một dây chuyền
hoặc một bộ phận trước khi tiến hành đại trà toàn DN.
Phạm vi ứng dụng của EMA trong các DN rất đa dạng nhưng chiếm tỷ lệ cao ở
những DN hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp, nơi hoạt động sản xuất tác
động nhiều đến môi trường.
Phương pháp thích hợp để thực hiện EMA trong các DN là MFCA vì nó mang lại
hiệu quả kinh tế và môi trường cao từ việc tiết kiệm vật liệu, năng lượng và sự phối hợp
hoạt động chặt chẽ của tất cả các bộ phận trong DN.
EMA đã được áp dụng phổ biến tại các quốc gia phát triển và đang được triển khai tại
các quốc gia đang phát triển để đáp ứng cho quá trình phát triển bền vững. Những bài

học kinh nghiệm từ quá trình áp dụng EMA tại Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho các DN
Việt Nam rút ngắn thời gian nghiên cứu thử nghiệm và nhanh chóng áp dụng có hiệu
quả EMA từ đó nâng cao hiệu quả quản trị kinh tế và môi trường, làm tăng sức cạnh
tranh cho DN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới./.
Tài liệu tham khảo
Ministry of Economy, Trade and Industry (2002). Environmental management
accounting technique workbook.
Ministry of the Environment (2005). Environmental accounting guidelines.
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của Ths. Hoàng Thị Bích Ngọc - Đại học
Thương mại.



×