Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Dạy học tích hợp hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.96 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

Phần I: MỞ ĐẦU
1

2

I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng
III. Nội dung, biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
1. Nguyên tắc khi giảng dạy tích hợp
2. Hình thức giảng dạy tích hợp
3. Một số ví dụ cụ thể
IV. Hiệu quả của sáng kiến:

1
1
2
2

2


3
4
4
4
6
19

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3

I. Kết luận
II. Kiến nghị

20
20


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc có
kiến thức tốt còn phải có kỹ năng truyền đạt kiến thức sao cho kiến thức đến với
người học ngắn nhất, dễ hiểu nhất
Đổi mới phương pháp dạy học môn Hoá học cũng không ngoại lệ. Ngoài
việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng công
nghệ thông tin …thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học cũng là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ môn cần hình thành ở các em

lòng yêu thích môn học, những cách học dễ nhớ, phương pháp làm việc khoa
học là nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực hành
động và hình thành kỹ năng sống.
Qua thực tế quá trình dạy học bản thân tôi thấy rằng việc kết hợp kiến
thức các môn học, các tình huống thực tiễn vào giảng dạy bộ môn Hóa học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ
nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng tìm hiểu kiến thức các môn
học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Về phía học sinh việc huy động kiến thức của nhiều môn học vào giải
quyết các tình huống sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra
trong môn học đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong
học tập và hứng thú hơn trong học tập. Từ đó kích thích sự tìm tìm tòi, ham học
hỏi và vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển thì vấn đề ô
nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trong tương lai càng đặt ra cho
ngành giáo dục một nhiệm vụ quan trọng đó là phải giáo dục ý thức trách nhiệm
mỗi cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với suy nghĩ làm thế nào giúp học
sinh ham học và yêu thích môn học, tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy của
các em ở cấp cao hơn tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp: "Dạy học tích hợp
hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn,
nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học”
II. Mục đích nghiên cứu:
Việc tích hợp các kiến thức thực tế, các nội dung về môi trường trong học
tập có tác dụng tăng hứng thú cho tiết học, giúp học sinh hăng say vào học tập,
chống mệt mỏi không làm cho tiết học nặng nề, nhàm chán. Tăng cường khả
năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phát huy tính tư
duy, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em

2


vào những hoạt động học tập.
Đặc biệt với việc lồng ghép các kiến thức về môi trường trong bài học góp
phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ góp phần vào việc phát
triển bền vững
III. Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức, địa chỉ, phương pháp tích hợp áp dụng trong giảng dạy chương
trình Hóa học THCS
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
2. Phương pháp quan sát:
- Quan sát học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học.
- Giáo viên dự giờ, thăm lớp.
3. Phương pháp điều tra và thực nghiệm:
- Dùng hệ thông câu hỏi và phiếu điều tra.
- Trao đổi với giáo viên và học sinh.
- Trực tiếp giảng dạy và kiểm tra kết quả của học sinh.
4. Phương pháp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, đặc biệt là HS
lớp 8,9 – Đây có thể nói là giai đoạn khủng hoảng tâm lý, các em thường bị
phân tán sự chú ý, khó tập trung vào một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó bộ môn
Hóa học lại là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi sự tư duy logic, sự tập trung
cao độ và có phần khô khan.
Đồng thời đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề
nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích
môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn

đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của
học sinh, để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
Đối với học sinh những kiến thức đời sống, những hiện tượng trong thực
tế luôn làm cho các em thắc mắc, đặt ra những câu hỏi và muốn được giải đáp.
Vì vậy phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực
tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày sẽ đưa các em đến với (kích
thích) sự tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá môn học.
Thông qua việc lồng ghép các kiến thức thực tiến, gần gũi với đời sống để
củng cố, luyện tập lại kiến thức của bài học hoặc phát hiện ra kiến thức của bài
mới. Bằng cách đó các kiến thức được truyền tải đến người học một cách nhẹ
nhàng, dễ nhớ và nhớ lâu.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động,
làm cho kiến thức thêm sinh động, phong phú, giờ học bớt căng thẳng, gây hứng
thú, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu trong học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức
nhẹ nhàng, ham học và yêu thích bộ môn.
3


Ngoài ra việc tích hợp các kiến thức thực tiễn còn giúp hình thành cho
HS một số kỹ năng cần thiết như: quan sát, phân tích, suy luận, kỹ năng vận
dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn…
II. Thực trạng:
Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn, học sinh cảm thấy rất khó
khăn trong vấn đề lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, dẫn đến không yêu thích môn
học, hoặc có tư tưởng chỉ học thuộc lòng những kiến thức. Do đó, việc tiếp thu
kiến thức diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm
nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học, các em rất nhanh quên kiến thức. Các em
thường gặp khó khăn và lúng túng trong cách giải quyết những bài tập liên quan
đến nhiều kiến thức do sự liên kết các kiến thức là không có; không biết sử dụng
kiến thức đã học vào những tình huống thực tiễn

Bên cạnh đó một số giáo viên chỉ chú trọng vào rèn kĩ năng, phương pháp
giải các dạng bài tập mà chưa chú ý nhiều đến việc liên hệ kiến thức thực tế với
kiến thức bài học, phương pháp làm cho bài giảng sinh động… Điều đó ảnh
hưởng không nhỏ tới việc nâng cao hiệu quả bài dạy, chưa phát huy được tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh không có động cơ học tập
đúng đắn, kiến thức thực tế còn nhiều thiếu xót. Điều đó đã thôi thúc tôi cần
phải thực hiện vận dụng đề tài để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng
cao chất lượng.
Qua khảo sát khi chưa áp dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy bộ
môn thì nhiều học sinh ngại học, chất lượng làm bài tập, kiểm tra bài cũ và khả
năng liên hệ, giải thích hiện tượng thực tế của các em học sinh qua từng năm
học còn thấp, cụ thể:
2014 – 2015
2015 - 2016
2016 - 2017
(Sĩ số: 44HS)
(Sĩ số: 49HS)
(Sĩ số: 40HS)
Năm Học
SL
%
SL
%
SL
%
Sợ
20
45.5
23
46.9

18
45.0
15
34.1
16
32.7
17
42.5
Thái độ Không thích
môn học Bình thường
6
13.6
7
14.3
4
10.0
Thích
3
6.8
3
6.1
1
2.5
Yếu, kém
24
54.5
25
51.0
19
47.5

TB
16
36.4
18
36.8
18
45.0
Học lực
Khá
4
9.1
5
10.2
2
5.0
Giỏi
0
0
1
2.0
1
2.5
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ được phân công công tác tại trường
THCS Thành Lâm - một trường học vùng cao, với điều kiện còn nhiều khó
khăn, thiếu trang thiết bị, không có phòng học bộ môn; đồng thời tất cả học sinh
là dân tộc thiểu số với trình độ còn hạn chế, năng lực tư duy chưa cao và sự đầu
tư cho học tập của đại đa số gia đình là không có. Vì vậy trong quá trình giảng
dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là với bộ môn thực nghiệm như
môn Hóa. Tuy nhiên bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những hướng đi, cách
giải quyết vấn đề sao cho ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Trong sáng kiến này tôi

4


xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lồng ghép các
kiến thức thực tế và môi trường vào trong giảng dạy góp phần làm giảm sự khô
cứng, tăng sinh động cho bài giảng, nâng cao hứng thú học tập của học sinh với
bộ môn Hoá học, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và góp
phần giáo dục y thức trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển
bền vững.
III. Nội dung, biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
1. Nguyên tắc khi giảng dạy theo hướng tích hợp:
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử,
phương trình hóa học, dung dịch, hóa vô cơ hay hữu cơ…đều liên quan đến kiến
thức nhiều môn học hoặc các hiện tượng thực tế. Do đó, trong quá trình dạy học,
GV sử dụng kết hợp những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học
sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn
học với nhau và tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Tuy nhiên để dạy theo cách trên, người giáo viên phải biết chọn những
vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy. Ngoài ra giáo
viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn gần gũi, phù hợp với nội dung bài
học, tránh việc tích hợp lan man, không trọng yếu
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng
các hiện tượng thực tiễn không chỉ giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học
tập mà còn lồng ghép được nhiều nội dung, nhiều hoạt động khác nhau như: bảo
vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức
thực tiễn đó đồng thời góp phần hình thành và rèn luyện ở học sinh những kĩ
năng cần thiết cho một con người trong thời đại mới. Đây cũng là hướng đi mà
ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
Trong quá trình dạy, giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các
kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Để hình thành ở các

em thói quen liên hệ từ kiến thức đến thực tiễn, hình thành kĩ năng vận dụng
kiến thức vào đời sống.
2. Hình thức giảng dạy tích hợp:
Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ
nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào
nhau; Giáo viên cũng có thể tích hợp bằng cách thay đổi loại hình hoạt động
như khi thì tổ chức trò chơi, khi thì lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế,
khi thì đặt ra các tình huống giả định… có thể lồng ghép bằng tranh ảnh; các
đoạn video; các thí nghiệm vui, thí nghiệm thực tế hoặc kể những mẩu chuyện
nhỏ liên quan đến nội dung bài học.
Thông qua đó vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo
được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu
thích môn học hơn.
2.1. Lồng ghép môi trường vào bài dạy:
Trong cuộc sống hằng ngày, những hiện tượng thường xuyên bắt gặp như
vứt rác bừa bãi, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy xí nghiệp, các
5


khu công nghiệp không qua xử lí được thải ra môi trường...; Việc sử dụng các
sản phẩm hóa học trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ cỏ,…); khói bụi của các
phương tiện giao thông, của các khu công nghiệp,...đã và đang ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường, gây nên biến đổi khí hậu
Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng ghép các hiện tượng đó khi
giảng dạy tính chất của một chất cụ thể hoặc khi giảng dạy phần sản xuất các
chất, hay ứng dụng của một số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh
trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học
sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ
thể và gần gũi với các em.
2.2. Liên hệ thực tế.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua những câu
chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào
trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái.
Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
GV có thể đưa học sinh vào “tình huống có vấn đề” bằng cách đặt ra một
câu hỏi rất khôi hài hoặc một vấn đề rất bình thường, gần gũi mà thường ngày
học sinh vẫn gặp thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này tạo
cho học sinh bất ngờ, tò mò từ đó lôi kéo các em vào các hoạt động học tập
Lồng ghép kiến thức thực tế sau khi đã kết thúc bài học hoặc kết thúc một
phần có liên quan. Bằng cách này giúp cho học sinh hiểu sâu hơn, ghi nhớ lâu
hơn lượng kiến thức đã được tìm hiểu trước đó đồng thời hình thành cho các em
thói quen liên hệ kiến thức khi bắt gặp hiện tượng liên quan, các em sẽ suy nghĩ,
ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học
mới tiếp theo.
Liên hệ thực tế cũng có thể được sử dụng thông qua các phản ứng hoá
học cụ thể trong bài học. Cách này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học
sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để
giải tỏa tính tò mò của học sinh mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất
phổ thông.
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thông qua
các bài tập tính toán. Vì muốn giải được bài toán hoá học sinh phải hiểu được
nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết
như thế nào? Từ đó có thể giúp cho học sinh củng cố kiến thức hoặc lĩnh hội
được vấn đề cần truyền đạt, cần giải thích.
Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống ngày thường ở địa phương, gia đình… sau khi đã học bài giảng. Cách này
có thể giúp học sinh tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc
bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Góp phần phát huy khả năng
ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
Từ hiện tượng thực tiễn, xung quanh đời sống liên hệ với nội dung bài

giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Khi học xong bất kỳ vấn đề
gì học sinh thấy có ứng dụng cho thực tế cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn,
6


hứng thú hơn. Từ đó các em sẽ tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ
hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên nên cố gắng đưa ra một số ứng dụng thực tiễn
(nếu có) sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.
Giáo viên cũng cần chú ý vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS chưa tìm hiểu
sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng nên khi sử dụng các hiện
tượng hóa học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, và phải biết lựa
chọn cách giải thích cho phù hợp.
3. Một số ví dụ cụ thể:
Thay cho các câu hỏi thông thường để tránh nhàm chán giáo viên có thể
cho HS xem một đoạn video khoảng 3- 4 phút có nội dung liên quan sau đó yêu
cầu học sinh giải quyết các vấn đề đặt ra
Ví dụ 1: Bài 29, hóa học 9 – Axit cacbonic và muối cacbonat
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
HS theo dõi - Nội dung video:
- Thông qua đoạn
một đoạn video
+ Vị trí xã Cẩm Lương, video học sinh được
giới thiệu về động huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cung cấp thêm thông
cây Đăng – suối
+ Suối cá thần – một điểm tin về địa lí địa
cá thần xã Lương đến của khách du lịch
phương góp phần làm
Ngọc,

Huyện
+ Động cây Đăng có nhiều tăng hiểu biết xã hội
Cẩm Thủy, Tỉnh thạch nhũ với nhiều hình thù đẹp - Việc trả lời câu hỏi
Thanh
Hóa mắt
giúp các em củng cố
(nguồn internet, - Giải thích câu hỏi: Thành phần thêm kiến thức về tính
có chỉnh sửa)
chính của núi đá vôi là CaCO3. chất của muối cacbont
→ GV đưa ra câu Khi gặp nước mưa và khí CO 2 - Từ đó học sinh vận
hỏi
trong không khí, CaCO3 chuyển dụng để giải thích một
Em hãy giải hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong số hiện tượng khác
thích sự tạo nước chảy qua khe đá vào trong trong thực tế như: các
thành thạch nhũ hang động. Dần dần Ca(HCO3)2 mảng bám ở đáy ấm
trong các hang lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn khi đun nấu nước có
động?
không tan. Quá trình chuyển hóa nhiều đá vôi và cách
này xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên khắc phục (dùng giấm
những khối thạch nhũ với những ăn), giải thích câu tục
hình thù khác nhau.
ngữ: “nước chảy đá
CaCO3+CO2+H2O
Ca(HCO3)2 mòn” …
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài tính chất hóa học của oxit hoặc khi học đến
tính chất hóa học của canxi oxit. Gv có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong
đoạn video sau:
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét

HS quan sát đoạn
video 2 – 3 phút:
- Cây hô hấp thải ra khí CO2
- Thông qua đoạn
thí nghiệm về sự
- CO2 sinh ra làm đục nước vôi video và trả lời câu
hô hấp của cây trong do xảy ra phản ứng giữa hỏi học sinh được
xanh:
CO2 với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng củng cố kiến thức về
7


- Có 2 chuông là CaCO3
sự hô hấp ở cây xanh
thủy tinh A, B. CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O (sinh học 6), tính chất
Đặt vào chuông A
- Liên hệ: không đặt các chậu hóa học của oxit axit,
chậu cây và cốc cây trong phòng ngủ vào buổi tối oxit bazơ (hóa học 9)
nước vôi trong; vì dễ gây ngạt
- Học sinh liên hệ thực
Đặt vào chuông B
tế để bảo vệ sức khỏe
một cốc nước vôi
trong. Sau thời
gian thí nghiệm
→ Em hãy cho
biết, cốc nước vôi
trong có thay đổi
gì? Giải thích sự
thay đổi đó?

Ví dụ 3: Khi học về tính chất của muối NaCl (Bài 10 – Một số muối quan
trọng - Hóa học 9), Gv có thể mở rộng kiến thức và thay đổi không khí học tập
bằng đoạn video sau:
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
HS xem đoạn
- Quy trình thực hiện món rau - HS được củng cố
video cách luộc muống luộc: sơ chế (nhặt bỏ phần kiến thức về các
món rau muống
già, sâu, úa..; rửa sạch; cắt phương pháp chế biến
→ Em hãy giải ngắn…), đun sôi nước cho rau món ăn đã được học
thích vai trò của vào luộc chín (cho thêm chút trong bộ môn công
muối trong khi muối ăn); trình bày
nghệ 6 (món luộc)
luộc rau?
- Yêu cầu kĩ thuật: rau luộc đồng thời được cung
xanh, giòn, trình bày đẹp
cấp thêm kiến thức
* Giải thích: Muối ăn (NaCl) dễ mở rộng về muối
hòa tan trong nước, đặc biệt là ngoài ra giải thích
nước nóng; nước muối có nhiệt được hành động trong
độ sôi cao hơn so với nước nên thực tế
làm rau nhanh chín . Do đó giữ - Thông qua đó góp
được độ xanh tự nhiên và độ giòn phần hình thành ở các
của rau.
em kĩ năng nội trợ
Ví dụ 4: Không khí – sự cháy (bài 28, hóa học 8) hoặc Dầu mỏ và khí
thiên nhiên (bài 40, hóa học 9)
Cách thức

Nội dung tích hợp
Nhận xét
- GV đưa ra câu
- Do xăng, dầu nhẹ hơn nước, nổi - HS được củng
hỏi sau:
trên mặt nước sẽ tiếp xúc với oxi trong cố kiến thức về
Vì sao không không khí và tiếp tục cháy; đồng thời sự cháy (điều
dùng nước để xăng, dầu loang rộng trên mặt nước nên kiện phát sinh,
dập tắt đám làm lan rộng đám cháy
nguyên tắc dập
cháy do xăng
- Có thể dùng cát, đất, chăn chùm kín tắt đám cháy),
dầu?
(đối với đám cháy nhỏ), bình cứu hỏa. tính chất của dầu
8


- HS vận dụng
kiến thức để trả
lời
- GV cung cấp
thêm các kiến
thức liên quan
về kỹ năng
thoát
hiểm
trong đám cháy

Tuyệt đối không dùng nước
- Khi phát hiện có đám cháy xảy ra cần

bình tĩnh và thực hiện các biện pháp thoát
hiểm như sau:
+ Tìm cách thông báo cho những người
xung quanh
+ Đi khom lưng hoặc bò dưới đất để
thoát khỏi đám cháy; đóng các cửa trên
đường di chuyển
+ Dùng khăn ướt, chăn ướt chùm kín khi
chạy qua đám cháy
+ Khi bị bén lửa lăn nhiều vòng dưới đất
+ Đóng hết các của lớn, cửa sổ để cô lập
đám cháy....[8]
Ví dụ 5: Bài 27 - Hóa học 9: Cacbon.
Cách thức
Nội dung tích hợp
Sau khi học
- Quá trình ủ than có các phản ứng
xong phần tính xảy ra:
C + O2 to CO (chủ yếu)
chất hóa học
C + O2 to CO2
của
Cacbon, Các phản ứng tỏa nhiều nhiệt, đồng thời
GV yêu cầu HS lại sinh ra khí độc là CO, CO2.
trả lời câu hỏi
- Khí CO, CO 2 có ái lực hóa học với
sau:
phân tử hemoglobin trong tế bào hồng
Trong thực tế, cầu mạnh hơn cả O2. Bởi vậy khi CO,
để sưởi ấm về CO2 xâm nhập vào cơ thể sẽ đẩy khí O2

mùa
đông ra khỏi máu, khiến oxi không được đưa
người
ta tới các tế bào và tế bào sẽ chết. Ngoài ra,
thường đốt một khí CO tác dụng trực tiếp trên cơ tim là
chậu
than giảm co bóp của tim, tác dụng trên não
trong nhà và làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh,
đóng kín cửa từ đó làm giảm huyết áp có thể dẫn đến
để giữ ấm tử vong.
nhiệt độ căn
Những nạn nhân bị nặng, được cứu
phòng. Em hãy sống thường để lại di chứng thần kinh,
cho biết cách như: bệnh parkinson, rối loạn tri giác và
làm đấy đúng rối loạn nhân cách...[8]
hay sai? Vì * Triệu chứng: Khi bị ngạt khí nặng sẽ
sao?
có những biểu hiện như: đau ngực, hồi
- HS vận dụng hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối
kiến thức để trả loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ
lời
tim, phỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự
- GV có thể yêu chủ. [8]
cầu HS trình * Sơ cứu, xử lí khi bị ngạt:

mỏ
- Mở rộng kiến
thức và góp phần
rèn luyện kĩ năng
dập tắt đám

cháy, kĩ năng
thoát hiểm khi có
sự cháy diễn ra

Nhận xét
- HS vận dụng
các kiến thức
liên quan để trả
lời câu hỏi
+ Tính chất
hóa học của
Cacbon (bài 27,
hóa học 9)
+ Sự kết hợp
của hemogrobin
trong hồng cầu
với khí oxi, CO,
CO2 (bài 22: Vệ
sinh hô hấp sinh học 8)
+ Phương
pháp sơ cứu
người bị ngạt
(Bài 23- Thực
hành hô hấp
nhân tạo – sinh
học 8)
- Hình thành ỏ
các em kĩ năng
vận dụng kiến
thức đã học vào

thực tế cuộc
9


bày những hiểu
biết về triệu
chứng, cách sơ
cứu người bị
ngạt
- GV cung cấp
thêm thông tin

- Mở hết các cửa để không khí tràn sống để bảo vệ
vào. Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có sức khỏe, môi
khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện trường
để cấp cứu, hạn chế di chứng. Quá trình - Hình thành kĩ
tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất năng sống cho
tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
HS trong trường
- Trong trường hợp bản thân người hợp phát hiện và
đang ở trong phòng kín mà sử dụng máy sơ cứu người bị
phát điện hoặc đồ dùng sinh ra khí CO 2, ngạt khí độc
thì lúc cơ thể cảm thấy khó thở, hơi
choáng thì nên nhanh chóng dậy mở cửa
phòng ngay, nếu để lâu cơ thể lịm dần đi.
Sau khi mở cửa cần tắt ngay các thiết bị
hoặc bước ra ngoài phòng để không bị
mệt mỏi do thiếu khí.[8]
Để không bị ngạt khí, mọi
người không dùng than, củi để đốt, sưởi

trong phòng kín. Không chạy động cơ sử
dụng xăng, dầu trong các khu vực khép
kín. Không sử dụng thiết bị đốt khí gas
không có thông hơi trong phòng kín hoặc
trong phòng ngủ.
Ví dụ 6: Để củng cố kiên thức về thành phần của không khí (Bài 28 –
Hóa học 8), Gv yêu cầu HS giải thích một hiện tượng trong thực tế
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
- GV đưa ra
- Trong thành phần của không - Thông qua việc giải thích
câu hỏi sau:
khí có một lượng nhỏ hơi nước
hiện tượng thực tế này, HS
Em hãy giải
- Khi xảy ra sự chênh lệch về được củng cố các kiến
thích
hiện nhiệt độ giữa đêm và ngày làm thức liên quan như:
tượng sương cho hơi nước bị ngưng tụ thành
+ Thành phần không
mù trong thực các giọt nước nhỏ lơ lửng trong khí (Bài 28 – hóa học 8)
tế?
không khí tạo nên sương mù
+ Sự bay hơi và ngưng
- Liên hệ thực tế hiện tượng tụ (Bài 26, 27 - Vật lí 6)
- HS vận dụng lấy một đồ vật từ tủ lạnh ra
+ Các hiện tượng tự
kiến thức để ngoài; khói bốc ra từ que kem; nhiên (Bài 18, 20 – Địa lí
trả lời

trời lạnh thấy có khói thoát ra từ 6)
- GV cung cấp miệng khi nói, khi thở…
- Từ việc giải thích hiện
thêm các kiến
* Tác hại của sương mù:
tượng trên, HS liên hệ để
thức liên quan
- Giảm tầm nhìn, tăng nguy giải thích một số hiện
về kỹ năng cơ xảy ra tai nạn giao thông
tượng tương tự trong thực
thoát
hiểm
- Gây nên các bệnh về đường tế như: lấy một đồ vật từ
trong
đám hô hấp: ho, sổ mũi, cảm cúm...
tủ lạnh ra ngoài; khói bốc
cháy
Do đó: đi học, làm việc vào ra từ que kem; trời lạnh
10


sáng sớm khi có sương mù cần
mặc thêm áo, đội mũ, đi giầy tất
ấm tránh bị nhiễm lạnh; di
chuyển cần thận trọng, giảm tốc
độ các phương tiện để tránh gây
tai nạn giao thông.
Ví dụ 7: Bài 41 – Nhiên liệu – Hóa học 9
Cách thức
Nội dung tích hợp

- GV đưa ra
câu hỏi sau:
- Đập nhỏ than để tăng diện tích
Tại sao phải tiếp xúc của chất cháy (than) với
đập nhỏ than oxi
trước khi cho
- Dùng que lửa châm để đưa
vào lò và nhiệt độ của chất cháy đạt đến
dùng que lửa nhiệt độ cháy
châm rồi quạt
- Quạt mạnh để lùa không khí
mạnh đến khi bên ngoài vào bếp nhằm cung
lửa cháy thì cấp thêm khí oxi cho sự cháy
thôi?
diễn ra. Tuy nhiên khi quạt quá
mạnh thì lại làm giảm nhiệt độ
- HS vận dụng của sự cháy xuống vì phải tiêu
kiến thức để tốn một lượng nhiệt nhất định để
trả lời
làm ấm không khí dư
- GV nhận xét
* Vận dụng: Sử dụng nhiên
và bổ sung, liệu tiết kiệm và hiệu quả,
cung cấp thêm nguyên tắc để dập tắt đám cháy
thông tin liên
quan

thấy có khói thoát ra từ
miệng khi nói, khi thở…
- Hình thành cho các em ý

thức và kĩ năng bảo vệ sức
khỏe, ý thức tham gia
giao thông an toàn
Nhận xét
- Thông qua việc giải thích
hiện tượng thực tế này, HS
được củng cố các kiến
thức liên quan như:
+ Điều kiện phản ứng
hóa học xảy ra, điều kiện
phát sinh sự cháy (Bài 13,
bài 28 – Hóa học 8)
+ Sử dụng nhiên liệu
hiệu quả (bài 41 – Nhiên
liệu – Hóa học 9)
- HS liên hệ để giải thích
được một số hiện tượng
tương tự như: thổi mạnh
thì nến tắt, các biện pháp
dập tắt đám cháy…
- Hình thành cho các em ý
thức sử dụng nhiên liệu
tiết kiệm và hiệu quả

GV cũng có thể tích hợp bằng cách kể cho các em nghe những mẩu truyện
ngắn, đọc những bài thơ hay có những câu đố vui liên quan đến nội dung bài học
để thay đổi không khí của tiết học
Ví dụ 8: Bài 29, hóa học 9 – Axit cacbonic và muối cacbonat. GV đưa ra
câu đố như sau:
Cách thức

Nội dung tích hợp
- GV đưa ra câu hỏi sau:
Nguyên tố nào đi vào cổ tích
Đáp án: Nguyên tố Canxi
Thắm duyên nhau bởi một miếng - Sự tích trầu cau: Vôi tôi dùng để ăn
trầu
trầu – Một văn hóa của người dân Việt
Muối chế biến theo công trình xây Nam
dựng
- Muối CaCO3 tham gia vào thành phần
Cũng có khi nằm lát đường tàu?[8] của xi măng dùng trong xây dựng
- HS vận dụng kiến thức để trả lời
- Những viên đá vôi nhỏ (CaCO3) được
11


- GV nhận xét và bổ sung
dùng để rải dưới các đường ray tàu hỏa
Ví dụ 9: Hóa học 9: Bài 10 – Một số muối quan trọng
Cách thức
Nội dung tích hợp
- GV đưa ra câu hỏi sau:
Đáp án: Nguyên tố Natri
Nguyên tố nào nhiều giữa biển - Trung bình nước biển có độ mặn
đông
khoảng 3,5%, trong đó thành phần muối
Lửa màu vàng khi nung đèn khí chính là NaCl
Điện phân muối này để điều chế - Khi đốt hợp chất của Na trên ngọn lửa
Hidroxit ăn da?[8]
đèn cồn thì có ngọn lửa màu vàng

- HS vận dụng kiến thức để trả lời
- Điện phân dung dịch NaCl thu được
- GV nhận xét và bổ sung
NaOH (xút ăn da)
Đp
2NaCl +H2O mnx 2NaOH + Cl2+H2
Ví dụ 10: Hóa học 9: Bài 11 – Phân bón hóa học
Cách thức
Nội dung tích hợp
- GV đưa ra câu hỏi sau:
Đáp án: Nguyên tố Kali
Nguyên tố nào cho cây kết trái - Thực vật cần Kali để tổng hợp nên chất
đơm hoa
diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa,
Muối khai thác để làm phân bón
tạo quả
Nó khử tan thủy ngân tạo ra hổn Do đó trong trồng trọt phải cung cấp
hống
thêm phân kali cho cây trồng, đặc biệt là
Có trong thuốc tím rửa rau hằng giai đoạn cây ra hoa, tạo quả
ngày?[8]
- KMnO4 (thuốc tím) là một chất có tính
- HS vận dụng kiến thức để trả lời
oxi hóa mạnh, được dùng để sát khuẩn,
- GV nhận xét và cung cấp thêm tẩy uế, rửa các vết thương, rửa rau
thông tin giải thích câu đố
sống...
Trong các tiết luyện tập hoặc ôn tập học kì, bên cạnh thời lượng làm bài
tập hóa học thì GV có thể tích hợp dưới hình thức tổ chức cho học sinh tham gia
trò chơi với thời lượng khoảng 15 – 20 phút để các em được thay đổi không khí

học tập, thay đổi loại hình hoạt động. Từ đó làm cho tiết luyện tập, ôn tập bớt
khô cứng, HS hứng thú hơn
Ví dụ 11:
TRÒ CHƠI TÌM Ô CHỮ
* Luật chơi:
Có các ô chữ hàng ngang và một ô chữ chìa khóa. Mỗi ô chữ hàng ngang
có một hoặc nhiều chữ cái nằm trong ô chữ chìa khóa.
Các đội chơi có thể lựa chọn ô chữ ngẫu nhiên, với mỗi ô chữ các đội
chơi có 10 giây để suy nghĩ và đưa ra tín hiệu trả lời. Nếu trả lời đúng thì được
điểm, nếu trả lời sai thì 1 trong 2 đội còn lại có quyền trả lời và giành điểm
Sau khi lật mở hết ô chữ hàng ngang, trong vòng 10 giây đội nào có tín
hiệu trước thì được quyền trả lời để tìm ra ô chữ chìa khóa

12


Đội chơi trả lời đúng ô chữ hàng ngang được 10 điểm, ô chữ chìa khóa
được 20 điểm. Nếu 3 đội không có câu trả lời hoặc trả lời sai thì khán giả được
quyền trả lời và nhận quà
* Cách thực hiện:
- GV phổ biến luật chơi
- Các đội chơi lựa chọn ô chữ
- GV đọc câu hỏi, đội chơi (hoặc khán giả) trả lời
- GV đưa ra đáp án đúng → Lồng ghép tích hợp(GV và HS)

Cách thức
Nội dung tích hợp
Hàng 1:
Mưa axít là hiện tượng nước mưa có
Hiện tượng nước độ pH dưới 5,6

mưa có pH < 5,6? * Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
- Sau khi đưa ra đến hiện tượng mưa axit như sự phun
đáp án đúng GV có trào của núi lửa hay cháy rừng…
thể yêu cầu thêm Nhưng nguyên nhân chính vẫn là con
các
đội
chơi người: sử dụng các năng lượng hóa
(không tính điểm) thạch trong sản xuất công nghiệp,
hoặc khán giả Nêu giao thông vận tải, đốt rác thải bừa
những hiểu biết bãi, đun nấu hàng ngày…
của mình về mưa
Quá trình đốt sản sinh ra các
axit
khí độc hại như: lưu huỳnh
đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2).
- HS trả lời
Các khí này hòa tan với hơi nước
- GV nhận xét, trong không khí tạo thành các axit
cung cấp thêm sunfuric (H2SO4)
và axit
nitric
thông tin kết hợp (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit
trình chiếu các này tan lẫn vào nước mưa, làm
hình ảnh liên quan. độ pH của nước mưa giảm. [8]
* Tác hại: Mưa axit làm phá hủy các
công trình bằng kim loại, phá hại
cây trồng và gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe của con người, vật
nuôi, giết chết các sinh vật thủy sinh,

làm mất cân bằng sinh thái…

Nhận xét
- Bài 20: Hơi
nước trong không
khí, mưa (Địa lí
6)
- Tính chất hóa
học của oxit axit
(oxit axit tác dụng
với nước – Hóa
học 9)
- Bài 53: Tác
động của con
người tới môi
trường (Sinh học
9)
- Bài 54, 55: Ô
nhiễm môi trường
(Sinh học 9)
- Bài 14: Bảo vệ
môi trường và tài
nguyên
thiên
nhiên (GDCD 7)
- Tin tức thời sự,
báo chí
- Góp phần giáo
dục ý thức bảo vệ
môi trường

13


* Giải pháp:
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định về xử lí khí thải, rác thải

Đổi mới công nghệ sản xuất,
cải tiến các động cơ để giảm thiểu
lượng khí thải SO2 và NOx.
Loại bỏ lượng S, N trong than
đá, dầu mỏ trước khi sử dụng
Tìm kiếm và thay thế than đá,
dầu mỏ bằng các năng lượng tái tạo
sạch và thân thiện với môi trường:
năng lượng mặt trời, năng lượng
gió…
Hàng 2:
Đây là quá trình
giúp duy trì nồng
độ
oxi
trong
không khí, cung
cấp tất cả các hợp
chất hữu cơ và
hầu hết năng
lượng cần thiết
cho sự sống trên
trái đất?

- HS trả lời
- GV nhận xét,

Thực vật là những sinh vật có
khả năng tạo cho mình chất hữu cơ
từ những hợp chất vô cơ đơn giản
nhờ quá trình quang hợp, diễn ra
trong lục lạp của thực vật. Trong quá
trình quang hợp thực vật sử dụng khí
CO2 trong không khí đồng thời thải
ra không khí một lượng lớn khí oxi.
Do đó góp phần điều hòa lượng CO2,
O2 trong bầu khí quyển
Lượng chất hữu cơ từ thực vật
được các loài động vật và con người

- Bài 21: Quang
hợp (Sinh học 6)
- Bài : Vai trò của
thực vật đối với
động vật (Sinh
học 6)
- Góp phần giáo
dục y thức bảo vệ
cây xanh, bảo vệ
14


cung cấp
thông tin


thêm sử dụng để chuyển hóa thành năng môi trường
lượng và các chất dinh dưỡng khác
để duy trì sự sống.

Hàng 3:
Những hình ảnh
- Cacbon đioxit (các tên gọi khác
sau đây nói đến là khí cacbonic, thán khí, anhiđrít
chất nào?
cacbonic)
Ở điều kiện bình thường tồn tại ở
dạng khí trong khí quyển Trái Đất,
bao gồm một nguyên tử cacbon và
hai nguyên tử oxi. Là một hợp chất
hóa học được biết đến rộng rãi, nó
thường xuyên được gọi theo công
thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn,
nó được gọi là băng khô được dùng
để bảo quản thực phẩm.[8]
Cacbon đioxit thu được từ nhiều
nguồn khác nhau, bao gồm cả khí
thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm
cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt
động hô hấp của các sinh vật sống
hiếu khí. Nó cũng được một số vi
sinh vật sản xuất từ sự lên men và
sự hô hấp của tế bào. Các loài thực
vật hấp thụ điôxít cacbon trong quá
trình quang hợp, và sử dụng cả

cacbon và oxi để tạo ra hợp chất hữu
cơ. Ngoài ra, thực vật cũng giải
phóng oxi trở lại khí quyển, oxi này
sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử
dụng trong quá trình hô hấp, tạo
thành một chu trình. Nó là thành
phần chính trong chu trình cacbon.[4]
Hàm lượng CO2 trong khí quyển
tăng do không khí bị ô nhiễm là một
trong những nguyên nhân chính gây
nên hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt
độ trái đất tăng lên kéo theo nhiều
hậu quả nghiêm trọng khác như:
băng tan làm mực nước biển dâng
cao, lũ lụt, hạn hán, thiếu nước cho
sinh hoạt và sản xuất, dịch bệnh, đói
nghèo …

- Bài 28: Các oxit
của Cacbon (Hóa
học 9)
- Bài 53: Tác
động của con
người tới môi
trường (Sinh học
9)
- Bài 54, 55: Ô
nhiễm môi trường
(Sinh học 9)
- Bài 14: Bảo vệ

môi trường và tài
nguyên
thiên
nhiên (GDCD 7)
- Tin tức thời sự,
báo chí
- Góp phần giáo
dục y thức bảo vệ
cây xanh, bảo vệ
môi trường

15


Hàng 4:
Khai thác trong
Dầu mỏ được coi là “Vàng đen”,
lòng đất và được ví đóng vai trò quan trọng trong đời
như “vàng đen”?
sống kinh tế toàn cầu. Đây cũng là
một trong những nguyên liệu quan
trọng nhất của xã hội hiện đại dùng
để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu
của tất cả các phương tiện giao thông
vận tải. Hơn nữa dầu mỏ cũng được
sử dụng trong công nghiệp hoá dầu
để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản
phẩm khác. Dầu mỏ mang lại lợi
nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và
dân tộc trên thế giới đang sở hữu và

tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn
tài nguyên trời cho này.[8]
Hiện nay, trong cán cân năng
lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan
trọng nhất so với các dạng năng
lượng khác. Cùng với than đá, dầu
mỏ cùng các loại khí đốt khác chiếm
tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng
toàn cầu.[8]
Tuy nhiên vấn đề sử dụng dầu
mỏ và than đá làm nhiên liệu đã thải
ra môi trường lượng khí thải lớn dẫn
tới ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu
ứng nhà kính, mưa axit … hậu quả là
làm biến đổi khí hậu
Hàng 5:
Một hình thức
Bão là trạng thái nhiễu động của
thời tiết cực đoan, khí quyển và là một loại hình thời tiết
xuất hiện trên các cực đoan.
vùng biển nhiệt
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão"
đới, thường có gió thường được hiểu là bão nhiệt đới, là
mạnh và mưa lớn? hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy
hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển
nhiệt đới, thường có gió mạnh và
mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng
hơn bao gồm cả các cơn dông và các
hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt
Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi..


- Bài 40: Dầu mỏ
và khí thiên nhiên
(Hóa học 9)
- Bài 53: Tác
động của con
người tới môi
trường (Sinh học
9)
- Bài 54, 55: Ô
nhiễm môi trường
(Sinh học 9)
- Bài 14: Bảo vệ
môi trường và tài
nguyên
thiên
nhiên (GDCD 7)
- Tin tức thời sự,
báo chí
- Góp phần giáo
dục y thức bảo vệ
cây xanh, bảo vệ
môi trường, sử
dụng tiết kiệm
nguồn nhiên liệu
hóa thạch

- Các hiện tượng
tự nhiên (Bài 18,
20 - Địa lí 6)

- Tin tức thời sự,
báo chí

16


[8]

Ở Việt Nam, bão thường diễn ra
từ tháng 6 đến tháng 11 và nhiều nhất
là tháng 9, 10 tác động chủ yếu vào
miền bắc và miền trung. Tuy nhiên
vài năm trở lại đây, bão có xu hướng
di chuyển xuống và ảnh hưởng đến
miền nam. Đây cũng là một biểu
hiện của biến đổi khí hậu
Bão gây ảnh hưởng nghiêm trọng,
trực tiếp tới đời sống, kinh tế và xã
hội của những nơi mà nó đi qua đồng
thời ảnh hưởng gián tiếp tới xã hội và
nền kinh tế toàn cầu.
Hàng 6:
… bao gồm tầng
đối lưu, tầng bình
lưu, tầng trung
gian và tầng điện
ly. Trong dấu (…)
là gì?

Trái đất đươc bao bọc bởi một

lớp không khí dày hàng ngàn km, gọi
là khí quyển. Con người và mọi sinh
vật sống khác sống dưới đáy của lớp
khí quyển khổng lồ này.
Thành phần của khí quyển rất
phức tạp. Ngoài oxi và nitơ ra còn có
hiđro, cacbonic, heli, neon, agon,
kripton, xenon, ozon.... Nitơ chiếm
78,09% và oxy chiếm 20,95%, tổng
các khí khác còn lại chưa đầy 1%.
Trong lớp khí quyển còn chứa một số
lượng nhất định hơi nước và các loại
bụi. Những chất này là thành phần
quan trọng để hình thành mây, mưa,
sương, tuyết,...
Không khí trong khí quyển tuy
không trông thấy nhưng có một trọng
lượng cực lớn. Do đó trái đất và mọi
vật trên mặt đất đều chịu áp suất của
lớp khí quyển này. Áp suất đó gọi là
áp suất khí quyển.
Do tác dụng bởi lực hấp dẫn của
Trái đất, 9/10 trọng lượng khí quyển
đều tập trung ở lớp khí quyển gần
mặt đất trong khoảng 16km nên càng
xa mặt đất (lên cao) không khí càng
loãng.[8]

- Bài 9: Áp suất
khí quyển (Vật lí

8)
- Bài 28: Không
khí, sự cháy (Hóa
học 8)

17


Hàng 7:
Sản phẩm của quá
trình phân rã các
thực vật thân gỗ
thời tiền sử bị vùi
lấp trong các lớp
đất đá và trầm
tích?

Than đá là một loại nhiên liệu hóa
thạch được hình thành chủ yếu vào
khoảng 250-350 triệu năm trước. Ở
kỷ Cacbon, khi động vật nguyên thuỷ
lần đầu tiên xuất hiện trên cạn,
dương xỉ và các động vật nguyên
thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và
chôn vùi sâu dưới lòng đất. Trải qua
nhiều triệu năm hình thành nên than
đá. Ngày nay, quá trình tương tự
cũng diễn ra ở các đầm lầy than bùn,
nơi mà vết tích của các bãi cây bụi
thấp mục rữa tạo thành than bùn và

cả ở những cánh rừng bị cháy được
vùi lấp [8].
Thành phần chính của than đá
là cacbon, ngoài ra còn có các
nguyên tố khác như lưu huỳnh.
Than đá là nguồn nhiên liệu sản
xuất điện năng lớn nhất thế giới,
cũng như là nguồn thải khí carbon
đioxit lớn nhất, được xem là nguyên
nhân hàng đầu gây nên hiện tượng
nóng lên toàn cầu.
Quá trình khai thác than cũng
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường. Hiện nay, than đá cùng
với dầu mỏ đang dần cạn kiệt

Hàng 8:
Là động vật bậc
Con người thuộc bộ linh trưởng,
cao, có tác động lớp thú. Là một loài sinh vật có bộ
rất lớn đến môi não tiến hóa rất cao cho phép thực
trường?
hiện các suy luận trừu tượng, ngôn
ngữ và xem xét nội tâm. Kết hợp với
một cơ thể đứng thẳng cho phép giải
phóng hai chi trước khỏi việc di
chuyển và được dùng vào việc cầm
nắm, cho phép con người dùng nhiều
công cụ hơn những loài khác.
Thời kì nguyên thủy con người

sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên
Thời kì xã hội nông nghiệp, con

- Quyết cổ đại và
sự hình thành than
đá (Bài 39 - Sinh
học 6)
- Nhiên liệu rắn
(Bài 41 - Hóa học
9)
- Bài 53: Tác
động của con
người tới môi
trường (Sinh học
9)
- Bài 54, 55: Ô
nhiễm môi trường
(Sinh học 9)
- Bài 14: Bảo vệ
môi trường và tài
nguyên
thiên
nhiên (GDCD 7)
- Tin tức thời sự,
báo chí
- Góp phần giáo
dục y thức bảo vệ
cây xanh, bảo vệ
môi trường, sử
dụng tiết kiệm

nguồn nhiên liệu
hóa thạch
- Bài 51: Đa dạng
lớp thú – bộ linh
trưởng (Sinh học
7)
- Bài 53: Tác
động của con
người tới môi
trường (Sinh học
9)
- Bài 54, 55: Ô
nhiễm môi trường
(Sinh học 9)
- Bài 14: Bảo vệ
18


người bắt đầu biết trồng trọt, chăn
nuôi đơn giản
Ngày nay, thời đại của văn minh
công nghiệp. Bằng những tiên tiến
con người đã tạo ra nhiều loại cây
trồng, vật nuôi có năng suất cao,
nhiều loại thuốc để chống sâu bệnh,
nâng cao năng suất, chế tạo các thiết
bị máy móc hiện đại giúp giải phóng
sức lao động của con người… Bên
cạnh đó, có không ít tác động tiêu
cực tới môi trường thiên nhiên:

- Công nghiệp phát triển kéo
theo những vấn đề về ô nhiễm: khí
thải, nước thải của các nhà máy, xí
nghiệp làm ô nhiễm bầu không khí,
đất, nước…
- Công nghiệp khai khoáng phát
triển đã phá đi nhiều diện tích rừng,
phá hủy thảm thực vật, làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên…
- Dân số tăng nhanh cùng với
việc đô thị hóa đã thu hẹp đất trồng
trọt, đất rừng; việc đốt nhiên liệu, xả
thải bừa bãi, hoạt động của các
phương tiện giao thông…
Những tác động của con người đã
và đang làm suy thoái môi trường tự
nhiên, làm trái đất nóng dần lên gây
nên biến đổi khí hậu
Vì vậy với trình độ hiểu biết
ngày càng phát triển, con người cần
nỗ lực khắc phục tình trạng ô nhiễm
đồng thời phải bảo vệ và cải tạo môi
trường.
Hàng 9:
Tên một phong
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trào do Bác Hồ vốn yêu thiên nhiên, sống gần gũi với
phát động, thường thiên nhiên
diễn ra vào dịp đầu
Ngày 28-11-1959, trên Báo

xuân?
Nhân Dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết bài “Tết trồng cây” và đề
nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây

môi trường và tài
nguyên
thiên
nhiên (GDCD 7)
- Tin tức thời sự,
báo chí
- Góp phần giáo
dục y thức bảo vệ
cây xanh, bảo vệ
môi trường, sử
dụng tiết kiệm
năng lượng

Tích hợp bộ môn
Lịch sử, GDCD,
Ngữ văn để nói
lên:
- Hồ Chí Minh và
quan điểm của
người về vấn đề
19


để thiết thực kỷ niệm Ngày thành lập
Đảng. Trong bài viết, Bác nêu rõ tác

dụng của việc trồng cây, đó là công
việc “tốn kém ít mà ích lợi
nhiều”, đồng thời đề nghị tất cả nhân
dân miền Bắc mỗi người phụ trách
trồng một hoặc vài ba cây và chăm
sóc cho tốt.[8]
Sáng 11/1/1960, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng đồng bào Thủ đô đã
trồng cây ở Công viên Hồ Bảy Mẫu
(nay là Công viên Thống Nhất). Tại
nơi đây, Bác đã tự tay cầm xẻng, xúc
đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng
cây xong, Bác nói chuyện thân mật
với mọi người về lợi ích của việc
trồng cây.[8]
Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến,
xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở
nhân dân thực hiện Tết trồng cây,
vừa đi thăm và tham gia trồng cây
cùng với nhân dân.
Cho đến nay tết trồng cây đã trở
thành truyền thống tốt đẹp được nhân
dân ta gìn giữ qua nhiều đời.
Sau khi tìm ra
ô chữ chìa khóa
→ phát một đoạn
video 3-5 phút về
những tác động
của biến đổi khí
hậu

GV yêu cầu HS
về nhà sưu tầm tư
liệu về ô nhiễm
môi trường, vẽ
tranh cổ động bảo
vệ môi trường

trồng cây, bảo vệ
môi trường
- Lịch sử của
phong trào tết
trồng cây
- Giáo dục y thức
bảo vệ và chăm
sóc cây xanh; y
thức bảo vệ môi
trường cho HS

- Góp phần giáo
* Nội dung:
dục ý thức, trách
- Khái niệm về biến đổi khí hậu
nhiệm bảo vệ môi
- Những biểu hiện, hậu quả của biến trường vì sự phát
đổi khí hậu
triển bền vững
- Những giải pháp nhằm giảm thiểu
tác hại của biến đổi khí hậu

Trên đây chỉ là một số ví dụ cụ thể, trong quá trình giảng dạy những bài

cụ thể GV có thể sử dụng nhiều hiện tượng, nhiều kiến thức khác để lồng ghép
nhằm nâng cao hiệu quả của bài học

20


IV. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau một thời gian sử dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy, bản
thân đã tiến hành khảo sát thực tế hai khối lớp học 8, 9 trong trường và nhận
thấy rằng phần lớn học sinh hiểu bài và hứng thú học tập hơn, yêu thích môn
Hoá hơn. Trong tiết học có tích hợp, các em hăng say phát biểu, xây dựng bài.
Đó cũng là một trong các động lực khích lệ giúp tôi giảng dạy tốt môn hoá học.
Cụ thể sau khi khảo sát tâm lý và kết quả học tập của học sinh qua các
năm học sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả như sau:
Năm Học
Thái độ
môn học

Học lực

Sợ
Không thích
Bình thường
Thích
Yếu, kém
TB
Khá
Giỏi

2014 - 2015

(Sĩ số: 44HS)
SL
%
0
0
7
15,9
23
52.3
14
31,8
3
6,8
28
63.6
11
25
2
4,6

2015 - 2016
(Sĩ số: 49HS)
SL
%
0
0
6
13.3
27
55,1

16
32,7
3
6.1
29
59.2
13
26.5
4
8.2

2016 - 2017
(Sĩ số: 40HS)
SL
%
0
0
4
10
22
55
14
35
2
5.0
23
57,5
11
27,5
4

10.0

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trên đây là một số cải tiến trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học với
mục đích nâng cao hứng thú, sự yêu thích môn học của học sinh; tạo cho các em
môi trường học tập vui vẻ, khoa học. Từ đó giúp tiết học trở nên sinh động hơn,
vui vẻ hơn, kiến thức đến với các em một cách nhẹ nhàng, làm giảm áp lực,
giảm sự khô khan, cứng nhắc của bộ môn khoa học tự nhiên. Từ đó chất lượng
của môn học được nâng lên.
Ngoài ra, việc lồng ghép các kiến thức thực tế và môi trường vào giảng
dạy còn góp phần hình thành một số kĩ năng cho HS như: kỹ năng phân tích,
quan sát, kĩ năng vận dụng… đề cao ý tưởng sáng tạo, khám phá cái mới; đặc
biệt góp phần vào việc giáo dục ý thức, giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh
trong thời đại mới
Sau khi đã triển khai sáng kiến các đồng nghiệp trong trường rất ủng hộ
và đề nghị cần phải có thêm sự cải tiến mới trong giảng dạy hơn nữa nhằm đem
lại hiệu quả cao trong dạy học. SKKN chắc chắn không thể không thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành từ các đồng nghiệp.
II. Đề xuất:
Nhà trường cần huy động các nguồn lực hỗ trợ để đầu tư thêm về cơ sở
vật chất (phòng học bộ môn), trang thiết bị dạy – học (Máy chiếu, Hoá chất,
dụng cụ) để đảm bảo điều kiện cho quá trình dạy và học.

21


Cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích các giáo viên sáng tạo, học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tăng cường tổ chức các buổi thảo luận, học tập chuyên đề để giáo viên có

cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thành Lâm, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép của người khác.
Giáo viên

Hoàng Thị Thuận

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học giáo dục – Thạc sĩ Đỗ Văn
Thông – ĐHSP
2. Phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học cấp THCS – Khoa KHTN –
Đại học Hồng Đức
3. Sách giáo khoa Hóa học 8, 9 – Nhà xuất bản GD&ĐT
4. Sách giáo khoa Sinh học 6, 7, 8, 9 – Nhà xuất bản GD&ĐT
5. Sách giáo khoa GDCD 6, 7, 8, 9 – Nhà xuất bản GD&ĐT
6. Sách giáo khoa Địa lí 6 – Nhà xuất bản GD&ĐT
7. Sách giáo khoa Công nghệ 6 – Nhà xuất bản GD&ĐT
8. Trang mạng điện tử
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
S
T
T

Tên đề tài SKKN


Cấp
đánh
giá xếp
loại

Kết
quả
đánh
giá xếp

Năm học
đánh giá
xếp loại

22


1.
2.
3.
4.

loại
Hướng
học DỤC
sinh giải
tậpTẠO
- Phòng
SỞdẫn
GIÁO

VÀbài
ĐÀO
THANH B
HÓA 2010 - 2011
dạng tách chất PHÒNG
ra khỏi hỗnGD&ĐT
hợp
Sở THƯỚC
B
TẠO- BÁ
Một số phương pháp giúp HS - Phòng
B
2012 – 2013
THCS cân bằng PTHH
- Sở
C
Một số cải tiến trong quá trình sử
- Phòng
dụng thí nghiệm hoá học nhằm nâng
B
2014 -2015
cao hứng thú và hiệu quả môn học
Sử dụng trò chơi trong giảng dạy
- Phòng
nhằm nâng cao chất lượng môn Hóa
B
2015 -2016
học ở cấp THCS

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


DẠY HỌC TÍCH HỢP
HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG
NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CỦA MÔN HỌC

Người thực hiện: Hoàng Thị Thuận
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Thành Lâm
Môn: Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2017

23



×