Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nâng cao kỹ năng giải bài toán hóa học cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua bài toán axit bazo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.03 KB, 21 trang )

I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn
nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Nguồn
nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi đơn vị, doanh
nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về nguyên
tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logic tất yếu đòi hỏi chất lượng
đào tạo ngày càng phải tốt hơn. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương
pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực
hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu
hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận
thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái
gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành và phát triển năng lực - phẩm
chất tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên
cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo


hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Hệ thống
bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập
nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo

1


dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của
quá trình dạy học. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học
tập mà người giáo viên cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người
giáo viên cần biết xây dựng các bài tập định hướng phát triển năng lực.
Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các chất và sự biến đổi của
chất. Nắm vững được kiến thức cơ bản sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Để đạt được mục đích đó, hệ thống các bài
tập Hóa học đóng vai trò quan trọng, bởi từ việc giải bài tập thì học sinh sẽ nắm
bắt được kiến thức, đào sâu mở rộng, các thiếu sót của học sinh sẽ được sửa
chữa.
Trong kinh nghiệm giảng dạy của mình, trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh, tôi nhận thấy hệ thống bài tập Hóa học rất đa dạng với nhiều
dạng bài khác nhau: bài toán tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình
hóa học, bài toán hỗn hợp, bài toán biện luận chất dư, bảo toàn khối lượng, biện
luận bằng phương pháp trị số trung bình, bài toán lưỡng tính, bài toán oxit axit
yếu tác dụng với dung dịch kiềm, bài toán axit – bazơ, bài toán lập công thức.
Để giúp học sinh giải bài tập nhanh gọn và chính xác, tôi đã nghiên cứu và
tìm ra một số biện pháp giải bài tập áp dụng cho một số dạng bài tập khác nhau
trong đó có bài toán axit – bazơ. Sau khi đọc xong đề bài, học sinh phải biết
phân loại bài tập thuộc dạng nào, sử dụng một phương pháp hay kết hợp nhiều
phương pháp giải khác nhau. Từ việc phân loại bài tập và hướng dẫn học sinh
tìm phương pháp giải tôi đã áp dụng cho việc dạy các bài tập cơ bản trên lớp,
dạy các bài tập khó hơn khi bồi dưỡng học sinh khá giỏi và đã có nhiều kết quả

tiến bộ.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài: " Nâng cao kĩ năng giải bài toán hóa
học cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua bài toán axit – bazơ " nhằm giúp
học sinh khá giỏi có kinh nghiệm trong việc giải toán biện luận. Qua nhiều năm
vận dụng đề tài, tôi thấy học sinh khá giỏi đã tự tin hơn và giải quyết có hiệu quả
khi gặp những bài tập loại này.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu các kinh nghiệm về bồi dưỡng kĩ năng giải bài toán Hóa học cho
học sinh lớp 9.
- Nêu ra các dạng bài tập và phương pháp giải bài toán axit – bazơ theo dạng

2


(phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu các phản ứng axit – bazơ trong Hóa vô cơ), giúp
học sinh khá giỏi lớp 9 nhận dạng, giải nhanh và chính xác.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khá giỏi lớp 9
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết là phương pháp chung cho mỗi dạng.
- Trên cơ sở điều tra thực tế khả năng phát hiện, xử lý số liệu trong bài và giải
quyết bài tập của học sinh
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Để giải được các dạng bài tập, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ
bản:
* Định nghĩa axit, bazơ theo chương trình THCS:
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các
nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều

nhóm hiđroxit (- OH).
* Axit đơn(chứa 1 nguyên tử H trong phân tử): HCl, HBr, HI, HNO3
* Axit đa(chứa từ 2 nguyên tử H trở lên trong phân tử): H2SO4, H3PO4, H2SO3.
* Bazơ đơn(chứa 1 nhóm nguyên tử -OH): KOH, NaOH, LiOH.
* Bazơ đa(chứa từ 2 nhóm nguyên tử -OH trở lên): Ba(OH)2, Ca(OH)2
- Phản ứng hóa học giữa axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa. Nếu phản ứng
trung hòa thực hiện giữa dung dịch axit và dung dịch bazơ thì phản ứng trung
hòa được coi là phản ứng trao đổi. Trong các loại phản ứng hóa học xảy ra trong
cùng một dung dịch thì phản ứng trung hòa xảy ra với tốc độ nhanh nhất, được
ưu tiên phản ứng trước.
- Sản phẩm của phản ứng trung hòa được xác định theo 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Cả axit và bazơ đều phản ứng vừa đủ. Đây là trường hợp đơn
giản nhất, hay gặp nhất, thông thường đề cho axit mạnh phản ứng với bazơ. Sản
phẩm tạo thành là muối trung hòa và nước.
Trường hợp 2: Cho từ từ dung dịch axit vào ống nghiệm đựng dung dịch bazơ,
do lượng bazơ ban đầu dư nên phản ứng ưu tiên sản phẩm tạo thành là muối
trung hòa trước. Sau đó thêm tiếp axit vào, do axit dư nên tạo thành muối axit.

3


Trường hợp 3: Cho từ từ dung dịch bazơ vào ống nghiệm đựng dung dịch axit,
do lượng axit ban đầu dư nên phản ứng ưu tiên sản phẩm tạo thành là muối axit
trước. Sau đó thêm tiếp bazơ vào, do bazơ dư nên tiếp tục tạo thành muối trung
hòa.
1.2. Một số công thức tính toán cơ bản và định luật cơ bản:
a. Tìm số mol:
* n=

m

⇒ m = n.M
M

trong đó:

m : khối lượng chất (g)
M : khối lượng mol (g)

V

* n = 22, 4 ⇒ V = n.22, 4 trong đó: V : thể tích của chất khí (lit)
n : số mol khí (mol)
n

* n = CM .Vdd ⇒ CM = V trong đó: Vdd : thể tích của dung dịch (lit)
dd
CM: nồng độ mol của dung dịch (mol/l hoặc M)
b. Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%):
C% =

mct
×100%
mdd

mdd = mct + mdm
mdd = Vdd . Ddd

trong đó: mct : khối lượng chất tan (g)
mdd : khối lượng dung dịch (g)
mdm: khối lượng dung môi (g)

Ddd : khối lượng riêng (g/ml)
Vdd : thể tích dung dịch (lit)

c. Định luật bảo toàn khối lượng:
- Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản
phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
- PTHH:
A + B →C + D
Ta có: mA + mB = mC + mD
* Trong một phản ứng hoá học nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta tính
khối lượng của chất còn lại.
* Định luật bảo toàn khối lượng áp dụng cho nhiều phản ứng hoá học. Từ định
luật bảo toàn khối lượng có thể áp dụng cho bảo toàn mol cho các nguyên tố (số
nguyên tử của mỗi nguyên tố) hoặc nhóm nguyên tử trong phản ứng:
- Axit đơn: nH = naxit
- Axit đa: nH = 2naxit hoặc nH = 3naxit
- Bazơ đơn: nOH = 2nBaơ
- Bazơ đa: nOH = 2nBazơ

4


d. Ngoài ra khi giải bài toán hóa học học sinh phải biết các thao tác toán học
(như: cách giải phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, hệ
phương trình bậc nhất 3 ẩn, phương trình bậc hai), phương pháp biện luận chất
dư, cân bằng thành thạo các phương trình hóa học theo các phương pháp đã học.
2. Thực trạng của vấn đề:
Bản thân là giáo viên đã tham gia bồi dưỡng HSG Hóa học, trong quá trình
giảng dạy đã phát hiện ra một số điểm sai lầm của học sinh khi viết phương trình
hóa học và giải bài tập Hóa học nâng cao dẫn đễn sai đáp số. Cụ thể qua bài

kiểm tra khảo sát sau:
Ví dụ: (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm 2006 -2007)
Cho hỗn hợp A dạng bột gồm Al, Fe, Cu vào cốc đựng 100ml dung dịch
NaOH 1,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,688lit khí (đktc). Thêm
tiếp 100ml dung dịch HCl vào cốc thu được dung dịch B và 2,08g hỗn hợp chất
rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được 0,672lit khí NO duy
nhất (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A ban
đầu.
Phân tích: Dựa vào kiến thức bài toán kim loại Al tác dụng với dung dịch
NaOH, học sinh viết được PTHH xảy ra:
→ 2NaAlO2 + 3H2 ↑
2Al + 2NaOH + 2H2O 
Từ số mol H2 tính được nNaOH pư = 0,08mol < nNaOH có = 0,12mol nên NaOH dư,
Al hết. Phần còn lại trong cốc chứa Fe, Cu, dung dịch NaAlO2, NaOH dư.
Do không biết trật tự các phản ứng (NaOH phản ứng trước, sau đó đến NaAlO2,
sản phẩm phụ Al(OH)3 rồi mới đến Fe) thì khi thêm dung dịch HCl vào cốc, học
sinh viết các phản ứng xảy ra ngẫu nhiên của Fe, NaAlO2, NaOH:
Fe + 2HCl 
→ FeCl2 + H2
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2O
Có trường hợp còn chưa viết được phản ứng phụ xảy ra kế tiếp nhau:
NaAlO2 + HCl 
→ NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl 
→ AlCl3 + 3H2O
Dẫn đến tìm ra đáp số chất rắn X sai khác với giả thiết, hoặc kết quả âm hoặc
không tìm ra được đáp số.
Chất lượng bài tập được đánh giá qua bảng kết quả khảo sát sau:


5


Biết viết
Biết tính toán
PTHH nhưng
Kĩ năng giải
Chưa biết giải
nhưng giải
chưa tìm cách
thành thạo
Tổng số học
ngẫu nhiên
giải
sinh khảo sát
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
10
66,7
1

6,7
4
26,6
0
0
15
Trong Bài 3. Tính chất hóa học của axit, Bài 7. Tính chất hóa học của
bazơ (SGK Hóa học 9) chỉ mới đưa ra tính chất chung của axit tác dụng với
bazơ và bài tập lý thuyết dạng phương trình hóa học (Bài tập 2 trang 25 SGK)
chứ chưa cụ thể hóa được các dạng bài tập. Do đó học sinh chưa nắm bắt hết nội
dung của dạng bài tập axit – bazơ (định tính và định lượng) một cách đầy đủ.
Xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1: (BT249 sách 350BT Hóa học chọn lọc- Đào Hữu Vinh)
A là dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,2M. B là dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,1M. Lấy 50ml dung dịch A, thêm một ít quỳ tím
vào, quỳ tím có màu đỏ. Thêm V(ml) dung dịch B vào dung dịch A thấy quỳ trở
lại màu tím. Tính giá trị V.
Phân tích: Trong VD1, sử dụng cách giải đại số thông thường, viết 4 PTHH xảy
ra, đặt số mol mỗi chất vào PTHH làm cho giá trị mol tăng lên dẫn đến sai khác
so với giả thiết, hoặc học sinh lúng túng không biết tìm số mol các chất đã phản
ứng ở mỗi phản ứng là bao nhiêu. Trong trường hợp này sử dụng phương pháp
bảo toàn mol đối với nOH(bazơ), nH(axit) và tìm thể tích V theo công thức tính:
nOH(bazơ) = nH(axit).
Ví dụ 2: (BT321 sách 350BT Hóa học chọn lọc- Đào Hữu Vinh)
A là dung dịch chứa 0,36mol NaOH, B là dung dịch chứa 0,15mol H3PO4.
Thí nghiệm 1: Đổ rất từ từ A vào B
Thí nghiệm 2: Đổ rất từ từ B vào A
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính số mol các chất thu được sau khi
đổ hết dung dịch này vào dung dịch kia.
Phân tích: Trong VD2, cần xét các phản ứng theo trật tự:

TN1: Do ban đầu H3PO4 dư nên xảy ra các phản ứng theo trật tự:
(1)
H3PO4 + NaOH 
→ NaH2PO4 + H2O
(mol) 0,15
0,15
0,15
(2)
NaH2PO4 + NaOH 
→ Na2HPO4 + H2O
(mol) 0,15
0,15
0,15
(3)
Na2HPO4 + NaOH 
→ Na3PO4 + H2O
(mol) 0,06
0,06
0,06
Sau phản ứng, dung dịch thu được gồm có: 0,06mol Na3PO4;
0,15 - 0,06 = 0,09mol Na2HPO4
TN2: Do ban đầu NaOH dư nên xảy ra các phản ứng theo trật tự:
(1’)
H3PO4 + 3NaOH 
→ Na3PO4 + 3H2O
(mol) 0,12
0,36
0,12

6



(2’)

2Na3PO4 + H3PO4 
→ 3Na2HPO4
(mol) 0,06
0,03
0,09
Sau phản ứng, dung dịch thu được gồm có: 0,12 - 0,06 = 0,06mol Na3PO4;
0,09mol Na2HPO4
Nếu sau phản ứng (2’) axit H3PO4 còn dư thì tiếp tục có phản ứng:
(3’) Na2HPO4 + H3PO4 
→ 2NaH2PO4
Dựa vào quan hệ mol và biện luận chất dư tìm số mol các chất sau phản ứng.
Từ đó tôi suy nghĩ cần phải đưa ra hệ thống lý thuyết và bài tập theo quan
điểm của chương trình THCS một cách tổng quát và hệ thống giúp giáo viên và
học sinh tránh được những sai sót đáng tiếc, giải dạng bài tập axit – bazơ theo
cách đơn giản nhất, chính xác nhất. Trước thực trạng trên, được phân công dạy
bộ môn Hóa học và có điều kiện bồi dưỡng học sinh giỏi 9 trong các đợt tham
gia các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi thấy cần thiết phải đưa ra một giải pháp
tốt nhất để các em giải toán không phải mắc sai lầm, từ đó có kĩ năng giải bài
tập một cách tốt hơn, chính xác, lập luận phù hợp, tính toán nhanh nhất, thuận
lợi nhất. Kết quả đã đem lại thành công khi tôi trực tiếp giảng dạy và bối dưỡng.
Vì thế tôi xin nêu một sáng kiến nhỏ của tôi nhằm giúp học sinh phân loại về
phương pháp giải bài tập dạng bài toán axit – bazơ. Ở đây chỉ xét cho trường
hợp phản ứng giữa axit và bazơ (trong Hóa học vô cơ) thông thường như định
nghĩa trong chương trình THCS.
3. Giải pháp:
3.1. Phương pháp chung khi giải bài tập Hóa học:

- Học sinh học thuộc những kiến thức cơ bản
- Giáo viên đưa ra phương pháp chung để giải bài toán hóa học:
+ Tính số mol các chất có trước phản ứng ( nếu có).
+ Viết các PTHH xảy ra.
+ Đặt số mol của các chất tìm được vào PTHH, đặt ẩn số nếu bài toán là
hỗn hợp.
+ Lập phương trình toán học, giải hệ phương trình toán học tìm ẩn (nếu là
bài tập hỗn hợp). Hoặc biện luận chất dư.
+ Tính toán theo yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích đề bài:
+ Phân tích định tính: có những phản ứng hóa học nào có thể xảy ra trong
thí nghiệm.
+ Phân tích định lượng: số liệu bài cho dạng khối lượng hay thể tích, số liệu
của hỗn hợp hay của một chất. Kết quả:
* Nếu số ẩn số bằng số dữ kiện đề cho thì giải bằng phương pháp lập hệ phương
trình toán học, dùng máy tính hỗ trợ kết quả.
* Nếu số ẩn số nhiều hơn số dữ kiện, bài toán thuộc một trong các trường hợp:
tăng giảm khối lượng, biện luận theo số mol, biện luận theo hóa trị…
* Nếu số ẩn ít hơn số dữ kiện, bài toán thuộc một trong các trường hợp: bài toán
chất dư, hiệu suất phản ứng < 100%, có phản ứng phụ…

7


3.2. Các dạng bài toán axit – bazơ:
Dạng 1: Bài tập lý thuyết
Phương pháp giải: Phản ứng trung hòa luôn xảy ra trong các điều kiện thí
nghiệm có mặt chất tham gia axit, bazơ, không phân biệt bazơ tan hay không
tan. Nhận biết phản ứng có mặt chất tham gia axit, bazơ thường dùng chỉ thị quỳ
tím hoặc dung dịch phenol phtalein.

VD1: Bài tập 2 trang 25 SGK Hóa học 9
Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a. Tác dụng với dung dịch HCl? Viết PTHH
b. Đổi màu quỳ tím thành xanh?
Phân tích: Do phản ứng trung hòa đều xảy ra được giữa axit với cả bazơ tan và
bazơ không tan nên câu trả lời đúng là:
Giải:
a. Cả 3 bazơ đều tác dụng với dung dịch HCl theo các PTHH:
Cu(OH)2 + 2HCl 
→ CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl 
→ BaCl2 + 2H2O
b. Chỉ có bazơ tan mới đổi màu quỳ tím thành xanh: NaOH, Ba(OH)2
Kinh nghiệm: Dựa vào sự đổi màu của chỉ thị có thể phát triển vấn đề ở mức
cao hơn: Cho 3 lọ không nhãn đựng các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH,
HCl, H2SO4. Chỉ được dùng dung dịch phenol phtalein, hãy nhận biết các chất
lỏng đựng trong các lọ mất nhãn trên? Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Phân tích: dung dịch phenol phtalein chỉ đổi màu thành đỏ trong môi trường
bazơ tan, còn trong các môi trường khác thì dung dịch phenol phtalein không đổi
màu. Trích mẫu thử mỗi lọ hóa chất, dùng chỉ thị nhận ra dung dịch NaOH.
Theo các PTHH:
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 
→ Na2SO4 + 2H2O
Nhận thấy: nNaOH : nHCl = 1:1; nNaOH : nH SO = 2 :1 . Do dung dịch HCl và dung dịch
H2SO4 có cùng nồng độ, cùng thể tích sẽ có cùng số mol. Khi thêm dung dịch
NaOH có lẫn dung dịch phenol phtalein (màu đỏ) ở trên vào 2 mẫu thử còn lại,

nếu thấy mẫu thử nào tiêu tốn thể tích dung dịch NaOH nhiều hơn (lượng mất
màu nhiều hơn) là dung dịch H2SO4, tiêu tốn thể tích dung dịch NaOH ít hơn
(lượng mất màu ít hơn) là dung dịch HCl. Dán nhãn các lọ.
Bài tập tương tự: (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2016 -2017): Cho 3
lọ không nhãn đựng các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH, HCl, H 2SO4. Chỉ
được dùng dung dịch quỳ tím có thể nhận biết hết các chất lỏng trên hay không?
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
VD2: Bài tập 8.4 trang 10 SBT Hóa học 9
Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất:
Dung dịch
A
B
C
D
pH
13
1
3
7
Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên:
2

4

8


a. Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4
b. Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)
c. Dung dịch nào có thể là axit yếu như axit axetic (có trong giấm ăn).

d. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch NaOH
e. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl
Phân tích: Dựa vào thông tin giá trị thang pH đã học trong Bài 8 Một số bazơ
quan trọng (SGK Hóa học 9):
Nếu pH = 7: dung dịch là trung tính (không có tính axit, không có tính bazơ)
Nếu pH >7: dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ của dung dịch càng
lớn.
Nếu pH < 7: dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng
lớn.
Giải: Câu dự đoán đúng:
a. Dung dịch B có thể là axit như HCl, H2SO4
b. Dung dịch A có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2
c. Dung dịch C có thể là axit yếu như axit axetic (có trong giấm ăn).
d. Dung dịch B, C có phản ứng với dung dịch NaOH
e. Dung dịch A có phản ứng với dung dịch HCl
Bài tập nâng cao: Đất chua là đất có giá trị pH như thế nào? Giải thích tại sao
khi đất trồng bị nhiễm chua người ta thường bón vôi vào đất mà không bón
đạm?
VD3: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt
dung dịch phenol phtalein vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng, sau đó nhỏ từ
từ dung dịch HCl tới dư vào cốc.
Phân tích: Dựa vào sự đổi màu của chỉ thị:
- Quỳ tím hóa xanh trong môi trường dung dịch bazơ, hóa đỏ trong môi trường
dung dịch axit, không đổi màu trong môi trường trung tính
- Dung dịch phenol phtalein đổi màu đỏ trong môi trường dung dịch bazơ,
không đổi màu trong các môi trường còn lại.
Giải:
Nhỏ vài giọt dung dịch phenol phtalein vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng
xuất hiện màu đỏ. Nhỏ từ từ dung dịch HCl tới dư vào cốc, màu đỏ nhạt dần do
NaOH đã phản ứng: NaOH + HCl 

→ NaCl + H2O
Khi NaOH phản ứng hết thì dung dịch chuyển về không màu.
Kinh nghiệm: Dựa vào thao tác tiến hành thí nghiệm và sự biến đổi màu trong
thí nghiệm có thể kết hợp một số tính chất hóa học khác như: Nêu và giải thích
hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nhỏ nước vào mẩu CaO. Sau đó cho
nước dư vào sản phẩm. Tiếp tục cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm ?
( hoặc dd phenolphtalein). Nhỏ dung dịch HCl từ từ tới dư vào ống nghiệm trên.
Phân tích: Có 2 phản ứng hóa học: oxit bazơ tác dụng với nước thành dung dịch
bazơ và bazơ tác dụng với axit. Theo sự đổi màu của chỉ thị quỳ tím trong 2 môi
trường axit (hóa đỏ), kiềm (bazơ tan hóa xanh), học sinh phải biết thông tin

9


Ca(OH)2 là một bazơ tan ít trong nước và phân biệt “nhỏ ít nước” với “cho nước
dư” để nêu chính xác hiện tượng.
Giải: Mẩu vôi sống tan dần tạo thành chất rắn màu trắng (dạng nhão) do CaO
phản ứng với nước, phản ứng toả nhiều nhiệt: CaO + H2O 
→ Ca(OH)2
Nếu dùng nước dư sẽ tạo thành dung dịch ở phía trên gọi là nước vôi trong và
chất rắn màu trắng lắng đọng ở phía dưới là Ca(OH)2 chưa tan hết.
Cho mẩu quỳ tím vào ống nghiệm thì quỳ tím hoá xanh vì phần tan là dung dịch
bazơ. Nếu dùng dung dịch phenol phtalein thì dung dịch chuyển sang màu đỏ.
Thêm dung dịch HCl vào, xảy ra phản ứng:
Ca(OH)2 + 2HCl 
→ CaCl2 + 2H2O
Quỳ từ xanh chuyển dần về tím khi cả Ca(OH) 2 và HCl đều hết, quỳ chuyển đỏ
khi HCl dư.
Dạng 2: Bài tập định lượng
VD1: Lấy 50ml dung dịch NaOH cho vào một cái cốc. Thêm vào cốc một ít quỳ

tím. Hỏi quỳ có màu gì? Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào cốc cho đến
khi quỳ trở lại màu tím thì dùng hết 28ml dung dịch axit. Tính nồng độ mol của
dung dịch NaOH đã dùng.
Phân tích: Bài toán không dùng ngôn ngữ thông thường “axit hết, bazơ hết” mà
thay bởi việc nhận biết sự đổi màu của quỳ tím”quỳ trở lại màu tím sau phản
ứng”. Đây là một cách biểu đạt ngôn ngữ hóa học khác nhưng đồng nghĩa cả hai
chất axit và bazơ đều hết (số ẩn số bằng số dữ kiện).
Giải: Số mol HCl đã dùng trong phản ứng: nHCl = 0, 028.0,1 = 0, 0028(mol )
Thêm quỳ tím vào cốc đựng dung dịch NaOH thì quỳ đổi màu thành xanh.
Thêm dung dịch HCl vào cốc thì quỳ trở lại màu tím, chứng tỏ HCl và NaOH
đều hết.
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2 O
(mol)
0,0028
0,0028
0, 0028

Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là: CM (ddNaOH ) = 0, 05 = 0, 056( M )
Kinh nghiệm: Từ VD1, có thể chuyển thành dạng tương tự bằng cách cho số
mol của NaOH, tìm số mol HCl, suy ra nồng độ dung dịch HCl như:
Bài tập 77 trang 62 sách 350BT Hóa học chọn lọc- Đào Hữu Vinh
Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,5M để trung hòa 50g dung dịch
NaOH 10%?
50.10
= 0,125 (mol).
100.40
2NaOH + H2SO4 
→ Na2SO4 + 2H2 O


Hướng dẫn: nNaOH =

Viết PTHH:
(mol) 0,125
0,0625
Tìm nH SO = 2nNaOH , từ đó suy ra Vdung dịch H2SO4= 0,125lit = 125ml
Bài tập nâng cao:
A là dung dịch H2SO4; B là dung dịch NaOH. Thực hiện các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Trộn 0,3lit B với 0,2lit A được 0,5lit dung dịch C. Lấy 20ml dung
dịch C, thêm tiếp quỳ tím vào thấy có màu xanh. Sau đó cho từ từ dung dịch
HCl 0,05M tới khi quỳ đổi màu thành tím thấy tốn hết 40ml axit.
2

4

10


Thí nghiệm 2: Trộn 0,2lit B với 0,3lit A được 0,5lit dung dịch D. Lấy 20ml dung
dịch C, thêm tiếp quỳ tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó cho từ từ dung dịch
NaOH 0,1M tới khi quỳ đổi màu thành tím thấy tốn hết 80ml xút.
Tính nồng độ mol của dung dịch A, B
Phân tích: Trong bài tập này có 3 vấn đề học sinh bị vướng mắc dẫn đến sai sót
- Thông tin trong 2 thí nghiệm bị đảo ngược, nhưng nồng độ dung dịch A, B
trong 2 thí nghiệm không đổi, chỉ có thể tích 2 dung dịch A, B thay đổi làm cho
số mol của NaOH và H2SO4 thay đổi.
- Mặt khác dung dịch thu được sau khi trộn 2 dung dịch A, B có tổng thể tích là
0,5lit = 500ml nhưng chỉ lấy 20ml dung dịch thu được này đi làm thí nghiệm
tiếp. Nếu không chú ý chi tiết này (lấy


20
1
=
) thì kết quả làm bài của học
500 25

sinh có thể bị sai hoặc giải tìm được số âm (vô lý). Do đó trong bài tập này nên
xuất phát từ việc gọi nồng độ của dung dịch A là CA(M), của dung dịch B là
CB(M).
- Sau khi tìm được 2 phương trình toán học từ 2 thí nghiệm, nếu không chú ý
việc đảo vị trí 2 ẩn CA, CB khi nhập số liệu vào máy tính cầm tay thì có thể sẽ
tìm ra đáp án khác bị sai.
Giải:
TN1: nH SO = 0, 2C A (mol ); nNaOH = 0,3CB (mol )
Trộn dung dịch A và dung dịch B có phản ứng:
H2SO4 + 2NaOH 
→ Na2SO4 + 2H2 O
Dung dịch C thu được làm quỳ hóa xanh chứng tỏ NaOH dư, H2SO4 hết.
Theo phản ứng:
2

4

nNaOHp ­ = 2nH2 SO4 = 2.0, 2C A = 0, 4C A (mol ) ⇒ nNaOH d­ = 0,3CB − 0, 4C A ( mol )

Lấy 20ml dung dịch C, tức

20
1
=

dung dịch C cho tác dụng tiếp với dung dịch
500 25

HCl thêm vào để trung hòa hết NaOH dư
PTHH:
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2 O
Theo giải thiết: nHCl thêm= 0,04.0,05=0,002(mol)
Theo phản ứng: nNaOH dư = nHCl thêm = 0,002 mol, suy ra:
⇒ 0,3CB – 0,4CA = 0,002 . 25 = 0,05
TN2: nH 2 SO4 = 0,3C A (mol ); nNaOH = 0, 2CB (mol )

1
(0,3CB − 0, 4C A ) =0,002
25

(1)

Trộn dung dịch A và dung dịch B có phản ứng:
H2SO4 + 2NaOH 
→ Na2SO4 + 2H2 O
Dung dịch C thu được làm quỳ hóa đỏ chứng tỏ H2SO4 dư, NaOH hết.
Theo phản ứng:
1
1
nNaOH = .0, 2CB = 0,1CB (mol ) ⇒ nH 2 SO4 d­ = 0,3C A − 0,1CB (mol )
2
2
20
1

=
Lấy 20ml dung dịch D, tức
dung dịch D cho tác dụng tiếp với dung
500 25
nH 2 SO4 p ­ =

dịch NaOH thêm vào để trung hòa hết H2SO4 dư

11


PTHH:
H2SO4 + 2 NaOH 
→ Na2SO4 + 2H2 O
Theo giải thiết: nNaOH thêm= 0,08.0,1=0,008(mol)
1
Theo phản ứng: nH SO d­ = nNaOH thêm = 0,004 mol, suy ra:
2

2

4

1
(0,3C A − 0,1CB ) =0,004 ⇒ 0,3CA – 0,1CB = 0,004 . 25 = 0,1
25

(2)

Từ (1) và (2), giải hệ phương trình, tìm được: CA = 0,7M, CB = 1,1M

Bài tập tương tự: A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. Tiến hành các
thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Trộn A với B theo tỉ lệ VA : VB = 2 : 3 thì được dung dịch X làm
quỳ tím hóa đỏ. Trung hòa 1lit dung dịch X cần 40g dung dịch KOH 28%.
Thí nghiệm 2: Trộn A với B theo tỉ lệ VA : VB = 3 : 2 thì được dung dịch Y làm
quỳ tím hóa xanh. Trung hòa 1lit dung dịch Y cần 29,2g dung dịch HCl 25%.
Tính nồng độ mol của dung dịch A, B
VD2: (Bài tập 77 trang 62 sách 350BT Hóa học chọn lọc- Đào Hữu Vinh)
Trộn 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 150ml dung dịch HCl 0,1M thu
được 200ml dung dịch A. Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch.
Phân tích: Bài toán cho 2 số liệu, có một phương trình hóa học (số ẩn ít hơn số
dữ kiện phản ứng). Trình bày theo phương pháp biện luận chất dư của 2 chất
phản ứng, kết luận chất hết, giá trị phải tìm tính theo chất phản ứng hết đó.
nBa ( OH ) = 0, 05.0, 05 = 0, 0025( mol ); nHCl = 0,15.0,1 = 0, 015( mol )
Giải:
PTHH: Ba(OH)2 + 2HCl 
→ BaCl2 + 2H2O
2

Lập tỉ lệ:

nBa (OH )2 0, 0025
n
0, 015
= 0, 0025(mol ) < HCl =
= 0, 0075(mol )
1
1
2
2


Sau phản ứng: Ba(OH)2 hết, HCl dư.
= 0, 0025mol và
Theo phản ứng: n = n
nHCl pư=2 nBa (OH ) = 0, 0025.2 = 0, 005(mol )
Suy ra:
nHCl dư = 0,015-0,005=0,01(mol)
Các chất trong dung dịch sau phản ứng gồm BaCl2 và HCl dư
BaCl2

Ba ( OH )2

2

CM (ddBaCl2 ) =

0, 0025
0, 01
= 0, 0125M ; CM (ddHCl d­ ) =
= 0, 05M
0, 2
0, 2

VD3: />Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hoà 300ml dung dịch A
chứa H2SO4 0,75M và HCl 1,5M.
Phân tích: Đây là bài toán hỗn hợp axit phản ứng với một bazơ, trong đó biết số
mol của axit( hoặc hỗn hợp bazơ phản ứng với một axit, trong đó biết số mol của
bazơ), (số ẩn số bằng số dữ kiện) có thể sử dụng phương pháp tính toán đại số
thông thường.
Giải: Tính số mol: nH SO = 0,3.0, 75 = 0, 225mol; nHCl = 0,3.1,5 = 0, 45mol

→ K2SO4 + 2H2O
Viết các PTHH:
2KOH + H2SO4 
(mol) 0,45
0,225
2

4

12


KOH + HCl 
→ KCl + H2O
(mol) 0,45
0,45
0,9

Nhận thấy: nKOH 0,45 + 0,45 = 0,9mol. Suy ra: VddKOH = 1,5 = 0, 6lit = 600ml
Bài tập tương tự: />Để trung hoà 10ml dung dịch hỗn hợp axit gồm H 2SO4 và HCl cần dùng 40ml
dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100ml dung dịch axit đem trung hoà một
lượng xút vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2g muối khan. Tính nồng độ mol/l
của mỗi axít trong dung dịch ban đầu.
Phân tích: Với ẩn số là nồng độ mol của 2 dung dịch axit, đủ 2 dữ kiện(số ẩn số
bằng số dữ kiện). Trong bài tập này, giải bằng phương pháp đại số lập hệ
phương trình có sử dụng bảo toàn khối lượng muối (m muối=mkim loại + mgốc axit). Chú
ý thông tin 2 thí nghiệm thể tích tăng 10 lần (từ 10ml thành 100ml) để tránh tìm
ra kết quả âm.
Giải: Đặt CM( ddH2SO4x(M); CM(ddH2SO4 )=y(M)
Trong 10ml dung dịch hỗn hợp axit có nH SO = 0, 01x(mol ); nHCl = 0, 01 y (mol ) cần

0,04.0,5=0,02mol NaOH
2

4

Trong 100ml dung dịch hỗn hợp axit có nH SO = 0,1x(mol ); nHCl = 0,1y (mol ) cần
2

4

0,4.0,5=0,2mol NaOH
Theo các phản ứng: nNaOH=2 nH SO + nHCl =0,2x+0,1y=0,2 (1)
2

4

Áp dụng ĐLBTKL: mmuối=mNa +mgốc axit = 0,2.23+0,1x.96+0,1y.35,5=13,2g
⇒ 9,6x + 3,55y = 8,6

(2)

Từ (1), (2), giải hệ phương trình: x = 0,6M; y = 0,8M
Bài tập nâng cao: Một dd A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ 2 : 1 về số mol
a/ Biết rằng khi cho 200ml dd A tác dụng với 100ml dd NaOH 1M, thì lượng
axit dư trong A tác dụng vừa đủ với 50ml dd Ba(OH)2 0,2M. Tính nồng độ
mol/lit của mỗi axit trong dd A.
b/ Nếu trộn 500ml dd A với 100ml dd B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Hỏi
dd thu được có tính axit hay bazơ ?
c/ Phải thêm vào dd C bao nhiêu lit dd A hoặc B để có được dd D trung hoà.
Phân tích: Trong trường hợp hỗn hợp axit phản ứng với hỗn hợp bazơ, trong đó

chỉ biết số mol của bazơ hoặc axit, nếu sử dụng phương pháp đại số thì không
đủ dữ kiện để giải (số ẩn nhiều hơn số dữ kiện) phương pháp lập hệ phương
trình toán học không phù hợp. Phải sử dụng định luật bảo toàn khối lượng với
bảo toàn mol.

13


Giải:
a. Gọi nồng độ mol của của ddHCl là C
Trong 200ml dung dịch A: nHCl = 0,2C(mol); nHNO = 0, 2C.2 = 0, 4C (mol )
⇒ nH(có) = 0,2C + 0,4C = 0,6C (mol)
Cho ddA tác dụng với ddNaOH:
HNO3 + NaOH 
→ NaNO3 + H2O
HCl + NaOH 
→ NaCl + H2O
Do axit dư nên NaOH hết.
Theo các phản ứng: nH(pư) = nOH(pư)= 0,1 . 1= 0,1(mol) ⇒ nH(dư) = 0,6C – 0,1
Trung hòa axit dư bởi Ba(OH)2:
2HNO3 + Ba(OH)2 
→ Ba(NO3)2 + 2H2O
2HCl + Ba(OH)2 
→ BaCl2 + 2H2O
n
Theo các phản ứng: naxit(dư) = 2 Ba ( OH ) = 2. 0,05. 0,2 = 0,02(mol) = nH(dư)
⇒ nH(dư) = 0,6C – 0,1=0,02 ⇒ C=0,2(M)
Vậy: CM(ddHCl) = 0,2M; CM(ddHNO3) = 0,4M
b. Trong 500ml ddA: nH = 0,5(0,2 + 0,4)=0,3mol
Trong 100ml ddB: nOH = 0,1(1 + 0,5.2) = 0,2mol

Theo các phản ứng: nH = nOH mà nH(có) = 0,3 > nOH(có) = 0,2 nên axit dư.
Dung dịch thu được có tính axit.
c. Theo câu b) nHdư = 0,3-0,2=0,1mol nên nOH thêm = nH dư = 0,1mol
Gọi V(l) là thể tích dung dịch B cần thêm vào để trung hòa axit dư.
⇒ V.1 + V.2.0,5 = 0,1 ⇒ V=0,5lit
Bài tập tương tự:
1. Một dung dịch A chứa HCl và H 2SO4 theo tỉ lệ số mol 3 : 1, biết 100ml dung
dịch A được trung hoà bởi 50ml dung dịch NaOH có chứa 20g NaOH/lit
a/ Tính nồng độ mol của mỗi axit trong A.
b/ 200ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa
NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M.
c/ Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa 2 dung dịch A và B.
2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết để
hoà tan hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp Al(OH)3 và Fe(OH)3
VD4: (Đề thi HSG huyện Thọ Xuân 2016 -2017) : Trộn V1 (lit) dung dịch HCl
0,6M với V2(lit) dung dịch NaOH 0,4M thu được 600ml dung dịch A. Để tác
dụng vừa đủ với 600ml dung dịch A trên cần dùng 2,04g bột Al2O3. Tính giá trị
của V1 và V2?
Phân tích: Do chưa xác định được số mol axit, bazơ có trước phản ứng cũng
như số mol axit, bazơ tham gia phản ứng nên không thể xác định được chính xác
thành phần của dung dịch A(số ẩn số nhiều hơn số dữ kiện).
Học sinh thường chủ quan cho rằng cả axit và bazơ đều phản ứng hết dẫn đến
kết quả sai hoặc không tìm ra được chất tác dụng với Al2O3 (vì NaCl không phản
ứng với Al2O3)
Có học sinh xét được trường hợp NaOH hết, HCl dư nhưng không xét đến phản
ứng của Al2O3 lưỡng tính khi NaOH dư. Do đó chỉ tìm ra được một đáp số.
3

2


14


Thông qua số liệu của phản ứng phụ kế tiếp để biện luận theo số mol. Cần chú ý
đây thường là trường hợp cho 2 đáp số đúng do xét 2 trường hợp: axit hết hoặc
bazơ hết
2, 04
= 0, 02(mol )
102
PTHH của phản ứng trung hòa: HCl + NaOH 
→ NaCl + H2O

Giải: nHCl =0,6V1 (mol); nNaOH = 0,4V2 (mol); nAl O =
2 3

Ta có:
V1 + V2 = 0,6 (1) và nHCl pư = nNaOH pư
Trường hợp 1: HCl hết, NaOH dư.
Al2O3 + 2NaOH 
→ 2NaAlO2 + H2O
nNaOH dư = 2 nAl O = 2.0, 02 = 0, 04(mol ) = 0,4V2 – 0,6V1 (2)
Từ (1), (2) giải hệ phương trình: V1 = 0,2lit ; V2 = 0,4lit
Trường hợp 2: NaOH hết, HCl dư.
Al2O3 + 6HCl 
→ 2AlCl3 + 3H2O
nHCl dư = 6 nAl O = 6.0, 02 = 0,12(mol ) = 0,6V1 - 0,4V2 (3)
Từ (1), (3) giải hệ phương trình: V1 = 0,36lit; V2 = 0,24lit
Bài tập tương tự: Trộn 0,2lit dung dịch H2SO4 x(M) với 0,3lit dung dịch NaOH
thu được dung dịch A. Để phản ứng với A cần tối đa 0,5lit dung dịch Ba(HCO 3)2
0,4M. Sau phản ứng thu được m(g) kết tủa. Tính giá trị của x, m?

Phân tích: Cách làm tương tự VD4, chú ý cụm từ “phản ứng với A cần tối đa”,
học sinh viết các phản ứng cho sản phẩm ở dạng kết tủa cuối cùng:
Trường hợp 1: H2SO4 hết. Dung dịch A chứa Na2SO4, , NaOH dư
Thêm dung dịch Ba(HCO3)2:
2 3

2 3

→ Na2CO3 + BaCO3 ↓ + 2H2O
Ba(HCO3)2 + 2NaOH 
→ 2NaHCO3 + BaSO4 ↓
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 
Trường hợp 2: NaOH hết. Dung dịch A chứa Na2SO4, , H2SO4 dư
Thêm dung dịch Ba(HCO3)2:
→ BaSO4 ↓ + 2CO2 ↑ +2H2O
Ba(HCO3)2 + H2SO4 
→ 2NaHCO3 + BaSO4 ↓
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 
VD5: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba – Na (với tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước được
dung dịch A và 6,72lit khí (đktc). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1M

để trung hòa

1
dung dịch A?
10

Phân tích: Đây là một bài tập đơn giản, với gợi ý tỉ lệ mol n Ba : nNa = 1 : 1 ta đặt:
nBa = nNa = x(mol), từ số mol khí H2 thoát ra, giải tìm x. Chỉ cần chú ý thông tin:



1
dung dịch A”
10

Giải: Đặt: nBa = nNa = x(mol)
Các PTHH:
Ba + 2H2O 
→ Ba(OH)2 +
(mol) x
x
2Na + 2H2O 
→ 2NaOH +
(mol) x
x

H2
x
H2
0,5x

15


6, 72
= 0,3(mol ) ⇒ x + 0,5x = 0,3 ⇒ x = 0,2
22, 4
1
Dung dịch A chứa Ba(OH) 2 và NaOH. Lấy
dung dịch A gồm 0,02 mol

10
nH 2 =

Ba(OH)2 và 0,02 mol NaOH cho tác dụng với dung dịch HCl:
Ba(OH)2 + 2HCl 
→ BaCl2 + 2H2O
(mol)
0,02
0,04
NaOH + HCl 
→ NaCl + H2O
(mol)
0,02
0,02
VddHCl =

0, 04 + 0, 02
= 0, 6lit = 600ml
0,1

Kinh nghiệm: Từ bài toán hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với nước có thể đưa
mức độ cao hơn: chuyển thành bài toán lập công thức tìm kim loại trong hỗn
hợp: Cho 21,7g hỗn hợp kim loại X gồm Ba và R (hóa trị II) tác dụng với
nước(dư) thu được dung dịch Y và 6,72lit khí H2 (đktc).
a. Tìm kim loại R
b. Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% vừa đủ để trung hòa hết dung dịch Y?
Phân tích: Với dữ kiện hỗn hợp X tác dụng với nước dư tạo khí H 2 học sinh
thường khẳng định ngay cả 2 kim loại đều xảy ra phản ứng, bỏ qua biện luận
trường hợp R không phải là kim loại kiềm hóa trị II. Khi giải đặt ẩn phụ x, y là
số mol kim loại phải dùng phương pháp biện luận toán học: 0 < x, y < nhỗn hợp .

Giải: Giả sử chỉ có Ba phản ứng: Ba + 2H2O 
→ Ba(OH)2 + H2
6, 72

Từ phản ứng: nBa = nH = 22, 4 = 0,3(mol ) ⇒ mBa =0,3.137=41,1g > mX=21,7g Vô lí
Do đó phải có phản ứng của R với H2O, tức R phải là kim loại kiềm hóa trị II
Đặt: nBa = x (mol), nR = y(mol), ta có: 137x + MR . y = 21,7 (1)
Các PTHH:
Ba + 2H2O 
→ Ba(OH)2 + H2
(mol) x
x
x
R + 2H2O 
→ R(OH)2 + H2
(mol) y
y
y
2

6, 72

Theo giả thiết: nH = 22, 4 = 0,3(mol ) ⇒ x + y = 0,3 (2)
2

19, 4

Từ (1), (2), biến đổi toán học: y = 137 − M và điều kiện 0 < y < 0,3 tìm MR<72,3
R
a. Kim loại R phù hợp là Ca (MCa = 40)

b. Thay MR = 40 vào (1): 137x + 40y = 21,7. Giải hệ phương trình: x=0,1;y=0,2
Dung dịch Y chứa Ba(OH)2 (0,1mol); Ca(OH)2 (0,2mol)
Phản ứng trung hòa: Ba(OH)2 + 2HCl 
→ BaCl2 + 2H2O
(mol) 0,1
0,2
Ca(OH)2 + 2HCl 
→ CaCl2 + 2H2O
(mol) 0,2
0,4
mddHCl =

(0, 2 + 0, 4).36,5
×100% = 300g
7,3

16


Kinh nghiệm: Từ bài toán trên có thể đưa mức độ cao hơn: tìm của kim loại có
khối lượng mol bị giới hạn 2 phía: (Bài 299 trang 113 sách 350BT Hóa học
chọn lọc- Đào Hữu Vinh): Cho 16g hỗn hợp kim loại Ba và kim loại kiềm R tác
dụng hết với nước được dung dịch A và 3,36lit khí H2 (đktc).
a. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,5M để trung hòa
b. Cô cạn
c. Lấy

1
dung dịch A?
10


1
dung dịch A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
10

1
dung dịch A rồi thêm 99ml dung dịch Na2SO4 0,1M thấy trong dung
10

dịch vẫn còn hợp chất của bari, nhưng nếu thêm tiếp 2ml dung dịch Na 2SO4 ở
trên thì thấy dư Na2SO4. Hỏi R là kim loại kiềm gì?
Phân tích: Học sinh sẽ nhận ra cách xuất phát của bài toán hỗn hợp là đặt ẩn
phụ: nBa = x(mol); nR = y (mol). Nếu không nắm được thông tin kim loại kiềm R
(hóa trị I) thì phải gọi thêm ẩn hóa trị của R là n trước khi viết phương trình hóa
học của Ba (hóa trị II) và R (hóa trị n) với nước. Bài toán có 4 ẩn. Từ số liệu đề
lập 2 phương trình toán học: mkim loại=137x+MR.y=16 và nH =x+0,5y= 0,15
Nếu giải bằng cách thông thường thì không đủ dữ kiện để giải hệ phương trình
tìm x, y, từ đó học sinh lúng túng khi không tìm được số mol để tính thể tích
2

dung dịch HCl tác dụng với

1
dung dịch A chứa Ba(OH)2 và ROH.
10

Kinh nghiệm: Trong bài tập này, từ mối quan hệ mol trong các phản ứng hòa
tan kim loại trong nước: nOH = 2 nH và sử dụng phối hợp các phương pháp: định
luật bảo toàn khối lượng cho bảo toàn mol: n HCl = nH = nOH sẽ suy ra câu a, b
nhanh nhất, phương pháp biện luận bất đẳng thức toán học tìm R

Giải: Ta có các phản ứng:
Ba + 2H2O 
→ Ba(OH)2 + H2
2R + 2H2O 
→ 2ROH + H2
Ba(OH)2 + 2HCl 
→ BaCl2 + 2H2O
ROH + HCl 
→ RCl + H2O
n
Với: nOH = 2 H = 2. 0,15 = 0,3 mol và bảo toàn mol: nHCl = nH = nOH = 0,3 mol.
2

2

1 0,3
1
dung dịch A cần VddHCl = 10 ×0,5 = 0, 06(lit ) = 60(ml)
10
1
b. Ta có: mchất rắn khan = mkim loại + mOH = (16 + 0,3 . 17) = 2,11(g).
10

a. Để trung hòa

c. Đặt x, y là số mol Ba, R trong 16g hỗn hợp ban đầu. Ta có các phương trình
toán học: 137x + MR . y = 16 và nH = x + 0,5y = 0,15. Biến đổi, rút ra:
2

4,55

16 − 0,3M R
;x =
68,5 − M R
137 − 2 M R
1
Thêm dung dịch Na2SO4 vào dung dịch A chỉ có phản ứng:
10
Na2SO4 + Ba(OH)2 
→ BaSO4 + 2NaOH
y=

17


nNa2 SO4 = 0, 099.0,1 = 0, 0099mol . Do Ba(OH)2 dư nên Na2SO4
nBa ( OH )2 pu = nNa2 SO4 = 0, 0099mol

Với nBa = x= nBa ( OH )

phản ứng hết:

16 − 0,3M R

2



> 10.0,0099=0,099 ⇒ 137 − 2M ­>­0,099­ ⇒ MR < 23,9
R


(1)
Thêm tiếp 2ml dung dịch Na2SO4 (tổng thể tích 99 + 2 =101ml) vào dung dịch
trên: nNa SO = 0,101.0,1 = 0, 0101mol . Do Na2SO4 dư nên Ba(OH)2 hết
2

4

Với nBa = x= nBa ( OH )

16 − 0,3M R

2



< 10.0,0101=0,101 ⇒ 137 − 2M ­<­0,101 ⇒ MR > 22,07
R

(2)
Từ (1), (2): 22,07 < MR < 23,9 . Vậy R là Na (MNa = 23)
Bài tập nâng cao: Hòa tan hoàn toàn 17,88g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm
A, B và một kim loại kiềm thổ M vào nước được dung dịch C và 0,24mol khí H 2
bay ra.
Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H2SO4
a. Để trung hòa

1
dung dịch C cần hết V(lit) dung dịch D. Tính tổng khối lượng
2


muối tạo thành trong phản ứng trung hòa.
1
3
dung dịch C thấy lượng H2 bay ra bằng
2
4

b. Hòa tan hoàn toàn m(g) Al vào

lượng H2 thu được ở trên khi hòa tan X vào nước. Tính m?
Phân tích: Từ mối quan hệ mol trong các phản ứng:
+ Hòa tan kim loại trong nước: nOH = 2 nH = 0,48mol
2

+ Hòa tan Al trong dung dịch kiềm: nOH phản ứng = nAl phản ứng =
Bảo toàn mol cho

3
nH
2 2

1
1
dung dịch C: nH=nOH= ×0, 48 = 0, 24 mol và bảo toàn khối
2
2

lượng cho dung dịch muối: mmuối = mkim loại + mgốc axit
Giải: Trong V(l) dung dịch D: đặt nH SO = a (mol) ⇒ nHCl = 4a ⇒ ∑ nH = 2a + 4a
2


PTHH:

4

2A + 2H2O 
→ 2AOH + H2
2B + 2H2O 
→ 2BOH + H2
M + 2H2O 
→ M(OH)2 + H2

Theo các phản ứng: nOH = 2 nH = 0,48mol, trong
2

1
dung dịch C:
2

1
2

nH=nOH= ×0, 48 = 0, 24 mol ⇒ 2a + 4a = 0,24 ⇒ a = 0,04
Bảo toàn mol cho các gốc axit: nSO = nH SO = 0,04 mol; nCl =nHCl = 4.0,04 =0,16
Bảo toàn khối lượng muối:
4

2

4


1
2

mmuối=mkim loại+mgốc axit= ×17,88 +0,04.96+0,16.35,5 = 18,46g

18


Từ nOH phản ứng =nAl phản ứng=

3
3 3 1
nH 2 = × × ×0, 24 = 0,135 < nOH có=0,24mol ⇒ OH dư
2
2 4 2

⇒ Al phản ứng hết: m = 0,135 . 27 = 3,645g

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Bài toán axit – bazơ có thể được ra đề dưới dạng chỉ xảy ra một loại phản
ứng, giải theo phương pháp đại số, hoặc giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
hoặc có thể lồng ghép qua nhiều phản ứng với nhiều dạng toán khác nhau. Khi
đó, ta phải giải phối hợp nhiều phương pháp, đặc biệt chú ý tới phương pháp bảo
toàn mol, bảo toàn khối lượng để giải bài toán được nhanh hơn, dành thời gian
cho những bài tập khác trong đề thi.
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã có tác dụng rất hiệu quả đến phương
pháp và chất lượng giảng dạy bộ môn của bản thân tôi, phát huy rất tốt năng lực
tư duy, độc lập suy nghĩ cho đối tượng học sinh khá giỏi. Các em đã tích cực
hơn, tự tin hơn trong việc tham gia xác định hướng giải và tìm kiếm hướng giải

cho các bài tập Hóa học 9, việc giải quyết những bài tập trong sách giáo khoa đã
không còn là sự khó khăn như lúc trước nữa. Qua đó kiến thức, kĩ năng của học
sinh được củng cố một cách vững chắc sâu sắc, kiến thức học sinh được nâng
cao. Đặc biệt có một số em biết tìm ra cách giải hay, sáng tạo và nhanh, có em
đã đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh. Chất lượng bộ môn có
chuyển biến tốt và đạt thành tích tốt trong các năm học qua. Kết quả thu được
sau 3 lần khảo sát:
Lần 1: Trước khi áp dụng đề tài
Lần 2: Sau khi áp dụng đề tài lần đầu
Lần 3: Khi hình thành kĩ năng, vận dụng và làm thành thạo dạng bài tập này
Kĩ năng giải
Biết giải
Chưa biết giải
Tổng số học
thành thạo
sinh khảo sát
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Lần 1 15
0
0
5
33,3
10
66,7
Lần 2 15

5
33,3
6
40
4
26,7
Lần 3 15
10
66,7
5
33,3
0
0
Nhờ đó mà trong các năm học gần đây tôi đã có kết quả:
Năm
2013 - 2014
2014 - 2015
2015 - 2016
học
1 giải nhì
1 giải KK (em Trịnh
1 giải nhì
Cấp
(em Trịnh Trọng Nam)
Thị Vân Anh)
(em Trịnh Xuân Hậu)
tỉnh
(16/20đ)
(14,5/20đ)
(18/20đ)

III. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học, bồi dưỡng học sinh giỏi hằng
năm, bản thân tôi đã phát hiện ra những thiếu sót của học sinh khi giải bài tập
axit - bazơ là do các em chưa nắm bắt hết các trường hợp xảy ra, chưa xác định

19


được trật tự ưu tiên. Do đó khi phát hiện ra những sai sót đó, tôi đã củng cố lại
kiến thức về dạng bài tập này theo quan điểm phù hợp của dạng bài toán axit bazơ nêu trên.
- Tháo gỡ cho các em những thắc mắc đã gặp phải, từ đó đưa thêm một số
dạng bài toán có liên quan đến bài toán axit - bazơ như:
+ Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
+ Bài toán lập công thức
+ Bài toán hỗn hợp và biện luận chất dư
+ Bài toán lưỡng tính với dung dịch kiềm.
+ Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch axit
Từ đó gây hứng thú học tập, lòng đam mê học tập bộ môn, chịu khó tìm tòi
các bài toán hóa học hay và khó, mở rộng kiến thức bộ môn, hứng thú tiếp cận
với các dạng bài toán mới, khó và hay hơn nhiều.
Trên đây tôi đã trình bày một số kinh nghiệm của bản thân khi giảng dạy về
bài toán axit - bazơ. Đó là nội dung, biện pháp thực hiện mà bản thân tôi đã ôn
luyện cho học sinh khá giỏi lớp 9. Mỗi dạng bài tập tôi đã lấy một vài ví dụ
minh họa. Tuy là một dạng bài toán nhỏ trong nhiều dạng bài toán phức tạp khác
nhưng tôi nghĩ là điều cần thiết để giáo viên bộ môn Hóa học giảng dạy cho học
sinh dễ nắm bắt, định hướng được cách làm bài tập, giúp các em tránh được
những thiếu sót đáng tiếc. Các em có thể làm các bài tập khó hơn, trong học tập
trên cơ sở vận dụng kĩ năng làm bài toán axit - bazơ này một cách thành thạo.
2. Kiến nghị:

Để sử dụng được bài toán axit - bazơ có hiệu quả, người giáo viên cần:
- Chuẩn bị kĩ nội dung của một dạng bài tập cần bồi dưỡng cho học sinh, xác
định được phương pháp giảng dạy các bài toán khó, rèn luyện kĩ năng phân tích
đề cho học sinh.
- Nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện.
- Chỉnh sửa kịp thời những học sinh làm sai bài toán thông qua việc chấm
chữa vở hoặc làm bài thi, đưa ra nguyên nhân làm sai để rút kinh nghiệm.
Việc hình thành kĩ năng giảng dạy bài toán đã nêu phải được thực hiện theo
hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Bản thân tôi luôn bắt đầu từ một bài
tập mẫu, phân tích từng dữ kiện, số liệu đề bài để học sinh xác định được hướng
giải và tự giải, từ đó rút ra được phương pháp chung để giải các bài tập cùng
loại. Sau đó, tôi tổ chức cho học sinh làm bài tập tương tự mẫu, phát triển vượt
mẫu, làm bài tập tổng hợp.
Tuy nhiên, vốn kiến thức cũng như phương pháp, kinh nghiệm còn nhiều hạn
chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý rút kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Tác giả:

20


Nguyễn Kim Ngân
Tài liệu tham khảo
1. Sách 350BT Hóa học chọn lọc- Đào Hữu Vinh
2. Các đề thi học sinh giỏi các tỉnh trong các năm học

3. Sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 9
4. Bài tập nâng cao Hóa học 9 – Nguyễn Xuân Trường NXBGD Việt Nam
5. Toán khó Hóa học 8 – 9. Chuyên đề bồi dưỡng Hóa học 8.9 – Nguyễn Đình
Độ NXB Đà Nẵng
6. Thông tin kiến thức, đề thi từ trang mạng giáo dục:
/>
21



×