Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú học tập môn địa lí qua bài 11 thiên nhiên phân hóa đa dạng (địa lí 12 chương trình cơ bản) ở trường THPT lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN NHẰM GÂY HỨNG THÚ
HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ QUA BÀI 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA
ĐA DẠNG (ĐL 12-CTCB) Ở TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

Người thực hiện:
Phạm Văn Tâm
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Địa Lí

THANH HÓA, NĂM 2017


MỤC LỤC

2


Tt

1

NỘI DUNG

Tang



MỞ ĐẦU

3

1.1

Lí do chọn đề tài

3

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

1.3

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4

Phương pháp nghiên cứu

3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


4

2.1

Cơ sở lí luận

4

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3

Các giải pháp thực hiện

5

2

2.3.1
2.3.2

3.3

3


Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc tích hợp kiến thức môn
Sinh học
Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc tích hợp kiến thức liên
môn Lịch sử, Âm nhạc và Văn học

7
9

Hiệu quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:

3


Thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Đổi mới toàn diện
phương pháp giảng dạy và học. Cũng như hầu hết các giáo viên khác
trong những năm học qua nhóm giáo viên dạy Địa lí chúng tôi cũng đã trăn trở,
tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu

của Ngành giáo dục đề ra. Chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một
trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh
đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học, mỗi bộ
môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi
mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT
Lang Chánh hiện nay.
Trước yêu cầu cấp bách đó, giáo viên trường THPT Lang Chánh nói chung
nhóm giáo viên dạy môn Địa lí nói riêng, luôn học hỏi tìm ra các biện pháp
giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động vào học
tập, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh thấy thích
được học bộ môn Địa Lí và ham muốn khám phá tri thức nhân loại.
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học và
yêu thích môn học, từ đó học sinh mới chủ động tham gia vào các hoạt động tự
bản thân giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. Chính điều
đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài này mong muốn chia sẻ cùng đồng
nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho học sinh nhà
trường trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập
cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh trường THPT Lang
Chánh đối với môn Địa lí. Từ đó tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ,
thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh.
Giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường
giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người
học
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm hứng thú học tập đối với môn Địa lí của học sinh trường THPT Lang
Chánh. Thực nghiệm ở học sinh khối 12, lớp 12A3, 12A4, 125 trường THPT

Lang Chánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát

4


- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí thông tin
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận:
Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú cóa một vai trò
quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con
người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng
thú dù có khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả
cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú cóa vai trò hết sức quan trọng, thực tế
cho thấy hứng thú với các bộ mooncuar học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập
của các em. [1]
Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện của Bộ
giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới CNH - HĐH hội nhập quốc tế, thực
hiện các công văn chỉ đạo của ngành là phát huy tính tích cực học tập của học
sinh để lĩnh hội kiến thức đầy đủ và có hệ thống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Môn Địa lí cũng là một trong những môn học sinnh cần phải đọc nhiều,
ghi nhiều, nhớ nhiều, giáo viên cần phải giảng nhiều nên dễ dẫn đến học sinh
nhàm chán không thích học. Một trong những nguyên nhân làm cho học sinh
học môn Địa lí chưa tốt là do phương pháp dạy của giáo viên chưa gây được
hứng thú học tập cho học sinh thích học môn học của mình; phương pháp dạy

còn nặng về truyền đạt nội dung.
Học sinh trường THPT Lang Chánh năm học 2016 - 2017 có trên 1000
học sinh, trong đó đa số là người dân tộc thiểu số (87%) sinh sống ở vùng miền
núi cao điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc đầu tư cho học tập còn
nhiều hạn chế, đồ dùng học tập chưa đầy đủ và một số gia đình quan tâm chưa
nhiều đến việc học tập của con cái nên kết quả học tập chưa cao. Các em đã hạn
chế về năng lực tiếp thu lại cộng với tâm lý ngại học những môn nhiều chữ như
Văn, Sử, Địa...Một phần cũng do phương pháp dạy của giáo viên nên dẫn đến
nhiều học sinh không hứng thú học môn Địa lí.
Kết quả điều tra thực nghiệm ở học sinh lớp 12A3, 12A4, 12A5 thời điểm
đầu năm học 2016 – 2017.

- Câu hỏi: ”Bạn có thích học môn Địa lí không?” thu được kết quả như sau:
Lớp
Rất thích
Thích
Bình thường Không thích

5


12A3
5/36
8/36
15/36
8/36
12A4
4/37
9/37
11/37

10/37
12A5
2/38
11/38
12/38
13/38
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc tích hợp kiến thức môn
Sinh học:
Đối với dạy mục 1: Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc - Nam giáo viên
có thể gây hứng thú học tập cho học sinh như:
Bước 1: Giáo viên trình chiếu các tranh ảnh, video clip về cảnh quan sinh
vật của hai miền nam bắc.
* Các loài sinh vật tiêu biểu ở miền Bắc

6


* Các loài sinh vật tiêu biểu ở miền Nam

7


Bước 2: Giao viên nêu ra câu câu hỏi ”Vì sao cảnh quan và các sinh vật
của hai miền lại có sự khác nhau như vậy?”
Bước 3: Giáo viên sử dụng kiến thức môn sinh học để giải thích cho học
sinh. Ví dụ: Mỗi loài sinh vật đều có đặc điểm sinh thái khác nhau và đều thích
nghi, tồn tại, phát triển ở những môi trường sống có đặc điểm sinh thái thích
hợp.
* Đặc điểm sinh học của một loài sinh vật hai miền:

Sinh vật
Đặc điểm sinh thái
Sinh vật
Đặc điểm sinh thái
miền Bắc
miền Nam
Cây hoa đào
Thích hợp với khí Cây hoa mai Thích hợp với khí hậu
hậu cận nhiệt và ôn
vùng Xích đạo và vung
đới gió mùa, nhiệt độ
nhiệt đới ẩm gió mùa
mát mẻ, chịu rét tốt,
nóng quanh năm, thích
thích hợp đất feralit
nghi với nhiệt độ cao
dễ thoát nước.
trên 250C, độ ẩm lớn,
ánh sáng nhiều, thích
hợp đất phù sa pha cát
dễ thoát nước.
Cây chè
Cây chè là một cây Cây dừa
Thích hợp với khí hậu
rừng
mọc
trong
vùng Xích đạo và vung
những điều kiện ẩm
nhiệt đới ẩm gió mùa

ướt, râm mát của
nóng quanh năm, thích
vùng khí hậu cận
nghi với nhiệt độ cao
nhiệt đới gió mùa
trên 250C, độ ẩm lớn,
Đông Nam Á. Về nhu
ánh sáng nhiều, thích
cầu ánh sáng, cây chè
hợp đất phù sa pha cát.
Cây dừa có thể chịu
là cây trung tính, lớn
được đất với độ pH từ
lên ưa sáng hoàn
5 đến 8. Sống ở vùng
toàn. Nhiệt độ không
đồng bằng ven biển.
khí thuận lợi là 22280C. Lượng mưa
trung bình năm thích
hợp cho sinh trưởng
cây chè trên thế giới
là 1.500-2.000mm.
Độ ẩm tương đối
không khí từ 80-85%
Cây thảo quả Thích hợp khí hậu Cây điều
Thích hợp với khí hậu
8


cận nhiệt và ôn đới,

đất ưa thích là đất
mùn vùng đồi núi
cao, độ ẩm khá cao,
lượng ánh sáng trung
bình

vùng Xích đạo và vung
nhiệt đới ẩm gió mùa
nóng quanh năm, thích
nghi với nhiệt độ cao
trên 250C, độ ẩm lớn,
ánh sáng nhiều, thích
hợp đất phù sa dễ thoát
nước, đất phù sa cổ.
Thích nghi với vùng
địa hình thấp và đồng
bằng.
Cây pơmu
Thích hợp khí hậu Cây hồ tiêu
Thích hợp với khí hậu
cận nhiệt và ôn đới,
vùng Xích đạo và vung
đất ưa thích là đất
nhiệt đới ẩm gió mùa
mùn vùng đồi núi
nóng quanh năm, thích
cao, độ ẩm khá cao,
nghi với nhiệt độ cao
lượng ánh sáng trung
trên 250C, độ ẩm lớn,

bình
ánh sáng nhiều, thích
hợp đất phù sa dễ thoát
nước, đất phù sa cổ.
Thích nghi với vùng
địa hình thấp và đồng
bằng.
Rau cải, su Thích hợp khí hậu Cây sầu riêng Thích hợp với khí hậu
hào
cận nhiệt và ôn đới,
vùng Xích đạo và vung
đất ưa thích là đất
nhiệt đới ẩm gió mùa
mùn, phù s chân núi,
nóng quanh năm, thích
độ ẩm khá cao, lượng
nghi với nhiệt độ cao
ánh sáng trung bình
trên 250C, độ ẩm lớn,
ánh sáng nhiều, thích
hợp đất phù sa dễ thoát
nước, đất phù sa cổ.
Thích nghi với vùng
địa hình thấp và đồng
bằng.
Loài gấu
Thích nghi khí hậu Loài voi
Thích nghi với khí hậu
cận nhiệt, ôn đới khô, Cá sấu
nóng ẩm (nhiệt đới,

Loài khỉ
nhiệt độ mát mẻ, chịu
cận xích đạo gió mùa,
9


lạnh tốt, độ ẩm không
khí thấp, sống ở vùng
đồi núi cao

độ ẩm không khí và
lương mưa cao, sống ở
vùng địa hình thấp,
đồng bằng, vùng trũng.
2.3.2. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc tích hợp kiến thức liên môn
Lịch sử, Âm nhạc và Văn học.
- Để dạy mục 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam giáo viên có thể sử
dụng bài thơ "Gửi nắng cho em" của Bùi Văn Dung để mô tả về sự khác biệt
giữa khí hậu và cảnh quan sinh vật hai miền Nam - Bắc.
+ Bước 1. Giáo viên đọc và trình chiếu bài thơ
Gửi Nắng Cho Em
(Bùi Văn Dung )
Anh ở trong này chưa thấy mùa Đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa Đông phương Nam.
Muốn gửi ra em một ít nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này.

Anh hiểu sức vươn của những cành đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày Tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây thông xanh nghe em.
Khi hai miền cùng vào một vụ chiêm
Hai vựa thóc cũng nặng tình của đất
Cùng vào mùa một ngày vui thống nhất
Hơn lúc nào anh hiểu thấu lòng em.
...
+ Bước 2. Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ và các câu thơ để trả lời các
câu hỏi.
Câu 1. Ở miền nam có mùa đông không?
Câu 2. Mùa đông miền nam có đặc điểm gi?
Câu 3. So sánh đặc điểm mùa đông của miền Bắc và miền Nam?
+ Bước 3. Giáo viên giải thích ý của các câu thơ có gắn liền với kiến thức
bài học để học sinh hiểu bài.
10


- Để dạy mục 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây giáo viên có thể
gây hứng thú học tập cho học sinh như:
Cách 1. Giáo viên cho học sinh nghe hai ca khúc ”Gửi nắng cho em” và
”Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây” đã được phổ nhạc từ hai bài thơ cùng tên
của tác giả Bùi Đăng Dung va Phạm Tiến Duật. Từ đó cho học sinh cảm nhận
ban đầu về sự khác biệt giữa cảnh quan thiên nhiên, sinh vật giữa miền Bắc
miền Nam, miền Đông miền Tây.
Cách 2. Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh, clip về tư liệu lịch sử
đường Trường Sơn, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trên tuyến
đường Trường Sơn các câu chuyện lịch sử về Trường Sơn để học sinh thấy được
về cảnh quan giữa đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn từ đó liên hệ đến bài

học.

Dãy núi Trường Sơn

Chiến trường Trường Sơn
Cách 3. Dạy mục c. Thiên nhiên phân hóa vùng đồi núi, giáo viên sử dụng
kiến thức thơ văn như sau:

11


- Bước 1. Giáo viên cho học sinh nghe bài thơ ”Trường Sơn đông, Trường
Sơn tây” của Phạm Tiến Duật.
Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Phạm Tiến Duật
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.
Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.
Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn nước bay lèn đá
Biết lòng Anh say miền đất lạ

Chắc em lo đường chắn bom thù
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
….
+ Bước 2. Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào các ý câu thơ để trả lời
các câu hỏi.
Câu 1. Hãy mô tả lại đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường
Sơn Nam?
Câu 2. Tại sao cùng một dãy núi lại có hai màu mây – hai trạng thái thời
tiết khí hậu?
Câu 3. Sự khác biệt về mùa mưa và mùa khô ở Tây Trường Sơn và Đông
Trường Sơn như thế nào?

12


+ Bước 3. Giáo viên giải thích ý của các câu thơ có gắn liền với kiến thức
bài học để học sinh hiểu bài.
2.4. Hiệu quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua khảo sát mức độ hứng thú học môn Địa Lí và kiểm tra mức độ hiểu
bài của học sinh ở các lớp tôi nhận được kết quả như sau:
Rất thích
Thích
Bình thường Không thích
Lớp Số HS
SL
TL%
SL

TL% SL TL% SL TL%
12A3
36
11/36
30
16/36
45
8/36
22
1/36
3
12A4
37 13/37
35
15/37
40
7/37
18
2/37
7
12A5
38 10/38
25
19/38
50
5/38
13
4/38 12
Như vậy thông qua việc áp dụng và lấy ý kiến thăm dò đối với các lớp học
sinh thuộc khối 12 cho thấy kết quả là ý thức học tập và rèn luyện của học sinh

các lớp sau khi áp dụng sáng kiến cao hơn so với trước khi áp dụng. Đa số học
sinh có hứng thú học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động học môn Địa lí.
Sáng kiến cũng giúp mỗi giáo viên thay đổi phương pháp dạy học phù hợp hơn
với từng bài học qua đó tạo hứng thú cho học sinh học tốt bộ môn của mình. Từ
những hiệu qua nêu trên sáng kiến cũng đã góp phần làm tăng chất lượng giáo
dục của nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Tôi thấy việc nắm vững phương pháp dạy học bộ môn Địa lí cũng như
việc xây dựng cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc, tìm ra những giải
pháp dạy học phù hợp của môn Địa lí sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng
trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn,
phù hợp, cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu,
khám phá thế giới khoa học địa lí một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục
nên những con người toàn diện hơn . Nó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách có
ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những
tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những
nhân cách tốt.
- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục
đích yêu cầu của môn học, từng bài học từ đó tìm ra cho mình một định hướng
giảng dạy đúng đắn.
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh, hiểu biết được mức độ
cảm nhận của học sinh thông qua các bài học.
- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
- Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối

13


với các em.

- Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp
đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học
tốt hơn.
- Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút
lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học.
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp.
- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
3.2. Kiến nghị:
- Trong dạy học cần tăng cường nhiều hơn việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Cần tạo điều kiện để học sinh đi học địa lí thực tế một số nơi.
- Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải
thường xuyên sưu tầm, học hỏi kiến thức môn học khác liên quan và kinh
nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp đổi mới pháp dạy
học để gây hứng thú học tập cho hoc sinh mà tôi đã áp dụng thành công, tôi rất
mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến các bạn đồng nghiệp .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 07 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Phạm Văn Tâm

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Địa lí (2014 – Vụ giáo dục)
2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy
học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THPT
4. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra đánh
giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn.
5. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

6. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12- Lê Thông(tổng chủ biên) -Nhà xuất bản Giáo
dục- năm 2008
7. Sách giáo khoa Sinh học lớp 10 - Phạm Thành Đạt (tổng chủ biên) - Nhà xuất
bản Giáo dục- năm 2014
8. Lí luận dạy học Địa lí- Nguyễn Dược- Nguyễn Trọng Phú - Nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội- năm 2001
9. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí – Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu
Hằng - Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội- năm 2002
10. Phương tiện dạy học - Tô Văn Giáp - nhà xuất bản giáo dục- năm 2000
11. Một số tài liệu trên internet

15


16




×