Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chuyên đề thành nhà hồ giá trị di sản và hướng bảo tồn nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHUYÊN ĐỀ THÀNH NHÀ HỒ- GIÁ TRỊ DI SẢN VÀ
HƯỚNG BẢO TỒN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH

Người thực hiện: Mai Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lý

1

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.3. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp theo hình thức dự án: “Thành


nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn”
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

Trang
1
1
1
1
2
3
3
3
4
17
19
19
19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Địa lí là môn học có ưu thế lớn trong việc cung cấp những tri thức về tự

nhiên, xã hội và con người, từ đó giúp học sinh phát triển nhân cách. Tuy nhiên,
thực trạng của việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thông còn những hạn chế như
nội dung của một số bài chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, vượt ra
ngoài tầm hiểu biết và nhận thức, chưa chú ý đến rèn luyện kĩ năng nên không
tạo được hứng thú với học sinh. Học sinh còn hiểu rời rạc, không nắm được mối
quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, kích thích hứng thú học tập
môn Địa lí đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và áp dụng những phương pháp
dạy học mới để phát triển năng lực học sinh.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp
liên môn trong dạy học Địa lí ở một bài, một chuyên đề dạy học là phương pháp rất
hữu ích, không những giúp cho giáo viên có thêm kiến thức và phương pháp khác
nhau trong dạy học, mà còn giúp học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải
quyết các tình huống trong thực tiễn. Dạy học tích hợp đang là một trong những
hướng đi góp phần phát triển năng lực học sinh qua việc tổ chức các hoạt động học.
Dạy học tích hợp “đã khắc phục, xoá bỏ được lối dạy học khép kín, tách
biệt nhà trường và cuộc sống, mà vốn dĩ có liên hệ, bổ sung cho nhau” [7]. Với
phương pháp dạy học truyền thống, học sinh học Địa lí chỉ biết mỗi kiến thức
thuộc lĩnh vực địa lí, còn với phương pháp dạy tích hợp, học sinh không chỉ
được tiếp cận với môn Địa lí mà còn được tiếp cận với nhiều môn học khác,
tránh sự nhàm chán trong quá trình tiếp thu, hình thành kiến thức, kĩ năng.
Việc tổ chức hoạt động học theo hướng tích hợp không phủ định việc dạy
tri thức, kỹ năng riêng của từng môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri
thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy một cách nhuần nhuyễn
nhằm đạt mục tiêu chung của môn Địa lí. Nắm được vai trò và ý nghĩa của
phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy Địa lí, đặc biệt là sau khi tham
gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học đạt giải
khuyến khích Quốc gia, tôi đã chọn đề tài: Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp
chuyên đề “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn” nhằm phát triển
năng lực học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm.

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và dạy học các
chuyên đề địa lí có liên quan nói riêng.
- Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Địa lí
- Tổ chức dạy học tích hợp chuyên đề “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và
hướng bảo tồn”
3


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức
liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và
mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy
học. “Ở mức độ thấp, dạy học tích hợp là lồng ghép nội dung giáo dục có liên
quan vào quá trình dạy học một môn học như lồng ghép giáo dục đạo đức, lối
sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia biên giới, biển, đảo;

giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn
giao thông” [2]. Mức độ tích hợp cao hơn là “phải xử lí các nội dung kiến thức
trong mối liên quan với nhau, bảo đảm để học sinh vận dụng tổng hợp kiến
thức một cách hợp lí nhằm giải quyết các tình huống trong học tập cũng như
cuộc sống, tránh việc học sinh học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau” [2]. Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn, tạo ra hứng thú học tập. Học các chủ đề tích hợp, liên
môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc, nhờ đó năng lực
và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển.
2.1.2. Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập
đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng chỉ dạy kiến thức
đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn
còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế,
không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các
môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một
thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
2.1.3. Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học tích cực góp phần quan
trọng để phát triển năng lực học sinh. “Năng lực là khả năng làm chủ và vận
dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành
động một cách hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” [1]. Đó là
năng lực chung: Hợp tác (cùng tìm hiểu, thảo luận, giải quyết những vấn đề thực
tiễn đặt ra trong bài học; tương tác trong quá trình học tập; hỗ trợ nhau về kinh
nghiệm); Tự quản bản thân (điều chỉnh thái độ, cách ứng xử, hành vi của bản
thân trong và sau khi học; độc lập, chủ động khám phá)…và các năng lực đặc thù
của dạy học bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học
tập ngoài thực địa, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê,
năng lục sử dụng ảnh, hình vẽ, video, mô hình… Dạy học phát triển năng lực
chính là việc phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;
thực hiện “học đi đôi với hành” (vận dụng kiến thức vào thực tiễn); tăng cường

dạy cách giải quyết vấn đề; tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo lý
thuyết kiến tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy
truyền thống chưa đem lại hiệu quả cao, tách rời các nội dung kiến thức có liên
5


quan giữa các môn học. Giáo viên được trang bị phương pháp để truyền thụ tri
thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một
phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này, học sinh- chủ thể của giờ
dạy đã “bị bỏ rơi”, gây nhàm chán cho cả người học và người dạy. Bởi thế, dạy
học theo phương pháp tích hợp đang trở thành xu hướng tất yếu của dạy học
hiện đại để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn
luyện khả năng tư duy, nhận thức vấn đề một cách hệ thống và lôgic. Qua đó học
sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong
chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng vào thực tiễn. Dạy
học tích hợp liên môn trong giảng dạy Địa lí là hình thức liên kết những kiến
thức giao thoa với môn Địa lí như Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn…. rèn
luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp
thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải
quyết các vấn đề liên quan đến môn học…
2.2.2. Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong
chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập tương đối,
được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học
trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến
thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các
môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời điểm dạy học
các kiến thức đó các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ được
dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. Để khắc phục khó khăn đó,

trong khi chưa có chương trình mới, cần phải rà soát chương trình môn học có
liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra
những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Các kiến thức liên môn có thể nằm ở chương trình của các lớp khác nhau và đều
có thể được lựa chọn để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, giáo viên có thể xây dựng các chủ đề tích
hợp liên môn phù hợp. Với bộ môn Địa lí giáo viên có thể biên soạn những
chuyên đề dạy học thiết thực.
2.2.3. Xây dựng chuyên đề dạy học tích hợp “Thành nhà Hồ- giá trị di
sản và hướng bảo tồn” bằng hình thức học tập theo dự án để học sinh vừa có
thể nắm vững những tri thức về di sản Thành nhà Hồ, vừa có thể giải quyết
những vấn đề của thực tiễn đời sống có liên quan như hướng bảo tồn và phát
triển di sản, những giải pháp thu hút khách du lịch…Đồng thời cũng từ chuyên
đề này giáo viên có thể xây dựng thêm những chuyên đề dạy học khác.
2.3. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp theo hình thức dự án: “Thành nhà
Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn”
Từ giữa năm 2011, Thành nhà Hồ được Tổ chức UNESCO công nhận là
Di sản văn hoá thế giới. Cũng từ đây “giá trị di sản Thành nhà Hồ mang lại
nhiều cơ hội cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói
chung nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề trong việc phát huy và bảo tồn giá trị
di sản Thành nhà Hồ” [6]. Tuy nhiên, phần đông học sinh chưa có hiểu biết sâu
6


sắc về giá trị của di sản này. Trên cơ sở bài 44, SGK Địa lí 12 (Nâng cao): “Vấn
đề phát triển du lịch” có nội dung về phát triển du lịch bền vững, trong đó nổi
lên một số giải pháp chủ yếu như tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và
bảo vệ tài nguyên- môi trường gắn với lợi ích của cộng đồng, tổ chức thực hiện
theo quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch..., chúng tôi mở rộng bài học
thành một dự án mang tên“Thành nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn”.

Ngoài kiến thức về tài nguyên du lịch nhân văn, học sinh có điều kiện tìm hiểu
cụ thể hơn về Di sản Thành nhà Hồ. Dự án “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và
hướng bảo tồn” sẽ giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn về giá trị của di
sản và bản thân tự đề xuất được phương hướng bảo tồn di sản này.
2.3.1. Mục tiêu dạy học/giáo dục
a. Kiến thức
- Kiến thức về phát triển du lịch bền vững
- Kiến thức về Di sản Thành nhà Hồ:
+ Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, kích thích,
kết cấu của di sản.
+ Phân tích được giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, giá trị về du lịch...của di sản.
Tất cả các giá trị đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch nói riêng và
phát triển kinh tế- xã hội nói chung của Thanh Hoá cũng như của cả nước.
+ Hiểu được giá trị của di sản, từ đó đề xuất các giải pháp để bảo tồn
và phát huy giá trị của di sản.
b. Kĩ năng
- Phân tích tư liệu, số liệu thống kê về Thành nhà Hồ.
- Tổ chức sự kiện, làm việc nhóm, thuyết trình và phản biện, nghiên cứu
khoa học với sự hỗ trợ của máy tính và internet.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những
hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá.
- Hình thành các hành động cụ thể về bảo vệ như không phá phách, không
xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản, tham gia vào việc ngăn ngừa những
hành vi tàn phá di sản văn hoá, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ
gìn bảo vệ di sản văn hoá.
- Xây dựng tinh thần hợp tác, ý thức nâng cao trình độ, kĩ năng để hành
động thực tế.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
2.3.2. Đối tượng dạy học/giáo dục
7


- Đối tượng thực hiện dự án: các em học sinh lớp 12. Do các em có nền
tảng kiến thức tốt về Địa lí, có kĩ năng tổ chức các hội thảo hơn học sinh lớp 10,
11 cũng như sắp trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
- Đối tượng tham gia: Học sinh các khối lớp khác có thể tham gia không
giới hạn về số lượng.
2.3.3. Ý nghĩa của sản phẩm
Sản phẩm có ý nghĩa nhiều mặt cả trong giảng dạy và thực tiễn
a. Trong phạm vi nhà trường
- Đổi mới phương pháp dạy học: biến bài học từ chỗ nghe giảng trên lớp
thành dự án do các em trực tiếp thực hiện từ khâu chọn chủ đề, lên ý tưởng thực
hiện cho đến đánh giá kết quả. Giáo viên là người khơi ngợi niềm yêu thích môn
học và ý nghĩa của dự án cho học sinh, giám sát quá trình tư vấn và hỗ trợ học
sinh khi cần thiết.
- Đổi mới phương pháp học
Dự án được xuất phát từ ý tưởng của các em nên học sinh hứng thú và có
trách nhiệm hơn. Học sinh học tập thông qua các hoạt động thực tế giúp tăng
khả năng ghi nhớ, hiểu biết sâu sắc về vấn đề, rèn luyện tư duy lôgíc. Khi hoàn
thành dự án, các em có thêm nhiều kĩ năng như: làm việc nhóm, lập kế hoạch, tổ
chức sự kiện, tổng hợp, chọn lọc tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn
thành sản phẩm.

- Đổi mới phương pháp đánh giá
Cả giáo viên và học sinh đều tham gia vào quá trình đánh giá với các tiêu
chí rõ ràng được xây dựng từ đầu và bổ sung sau khi dự án kết thúc. Đánh giá
không chỉ đưa ra các con số mà còn đưa ra bài học kinh nghiệm cho chính các
em khi thực hiện công việc tương tự.
b. Đối với thực tiễn
Do học sinh chưa có những hiểu biết sâu sắc về giá trị di sản Thành nhà Hồ
nên chưa có những hành động tích cực trong việc bảo tồn di sản. Nếu không
thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các em về di sản Thành nhà Hồ thì các em
sẽ không thấy hết được những giá trị của di sản để lại cho thế hệ tương lai. Từ đó,
các em sẽ không chủ động, tích cực đóng góp sức mình vào việc bảo tồn di sản.
Do vậy dự án có ý nghĩa thiết thực với việc:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của di sản Thành nhà Hồ đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của quê hương, đất nước
- Tăng cường hiểu biết cho học sinh, từ đó các em sẽ là kênh truyền thông
đến cộng đồng và bạn bè quốc tế.
- Học sinh sẽ có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản.
2.3.4. Nội dung sản phẩm
a. Thời gian: Dự án tiến hành trong 3 tuần, trong đó tuần đầu tiên và tuần
cuối cùng được tiến hành trên lớp với sự dẫn dắt của giáo viên, tuần giữa thực
hiện dự án hoàn toàn do các em phân công chịu trách nhiệm, giáo viên là người
giám sát, hỗ trợ.
b. Tiến trình dự án
Tuần 1: Ý tưởng
8


(Giáo viên tạo hứng thú với dự án, điều tra nhu cầu học sinh và xác nhận
ý tưởng chủ đề, chương trình của học sinh; phân công nhóm; hướng dẫn học
sinh lập kế hoạch thực hiện)

Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất chủ đề, mục đích dự án
- Giáo viên dành 5 phút của tiết học trước để đặt vấn đề cho dự án
+ Năm 2015, Thanh Hoá đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với chủ
đề “Kết nối các di sản thế giới” Thành nhà Hồ trở thành cầu nối di sản của 3
miền đất nước.
+ Giáo viên: Tại sao Thành nhà Hồ trở thành cầu nối di sản 3 miền?
+ HS trả lời lí do Thành nhà Hồ trở thành điểm kết nối.
+ Từ câu trả lời của HS, giáo viên sẽ nêu vấn đề
Từ năm 2011, Thành nhà Hồ được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản
văn hoá thế giới. Đó là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự phát triển
của ngành du lịch Thanh Hoá. Từ đây, vị thế của tỉnh Thanh Hoá đã được cả nước
và bạn bè quốc tế quan tâm nghiên cứu, đầu tư và có hướng bảo tồn. Đặc biệt, khi
Thanh Hoá tổ chức Năm du lịch quốc gia thì Thành nhà Hồ trở thành địa điểm kết
nối di sản ba miền càng làm cho chúng ta thấy được giá trị và vị thế của nó trong hệ
thống các di sản quốc gia. Vậy vấn đề của chúng ta là cần hiểu biết hơn về di sản
Thành nhà Hồ để khai thác những giá trị của di sản phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế- xã hội quê hương, đất nước. Đồng thời có ý thức trách nhiệm bảo tồn
di sản trong tương lai.
Trong tuần tới chúng ta sẽ học về “Vấn đề phát triển du lịch”. Nội dung
chính của bài học sẽ đề cập đến tài nguyên du lịch trong đó có tài nguyên du lịch
nhân văn, Thành nhà Hồ được xem là tài nguyên du lịch của quốc gia. Các em có
muốn thực hiện một dự án nhỏ để tìm hiểu sâu hơn về giá trị Thành nhà Hồ không?
- Sau phần suy nghĩ về ý tưởng cho bài học HS và giáo viên thống nhất
thực hiện bài học với hình thức dự án mang tên “Thành nhà Hồ- giá trị di sản
và hướng bảo tồn”.
Bước 2: Điều tra nhu cầu của học sinh
- GV lập danh sách liên hệ học sinh qua gmail và group facebook.
STT
Tên
Email

Facebook
- Gửi phiếu điều tra online nhu cầu học sinh.
Bước 3: Xác nhận nội dung chương trình, phân nhóm và nhiệm vụ của
từng nhóm qua Group facebook.
Dựa trên nhu cầu của học sinh, tiến hành phân nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Chia 2 ban
- Ban tổ chức: học sinh đứng ra làm chủ tịch tổ chức hội thảo “Thành
nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn”.
- Ban chuyên môn: Sưu tầm các tài liệu về nội dung dự án (bài báo, tạp chí,
Video Clip, số liệu thống kê...) và đề xuất nội dung sẽ trình bày trong hội thảo.
Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm
Ban
Nhiệm
Mô tả nhiệm vụ
Sản phẩm
vụ
9


chính
Ban chủ Viết
- Báo cáo giới thệu về giá trị,
tịch
báo cáo hướng bảo tồn di sản thành
nhà Hồ.
Lên nội - Thiết kế và gửi nội dung,
dung
thể lệ tham gia hội thảo cho
chương các nhóm vào đầu tuần thứ 2.
trình

- Lên lịch nhận báo cáo từ các
nhóm
ban chuyên môn,
thống nhất yêu cầu nội dung
và hình thức.
- Viết lời dẫn chương trình.
Mời
- Lên danh sách đại biểu.
đại
- Gửi giấy mời và xác nhận
biểu
số lượng đại biểu.

+ Báo cáo về di sản Thành
nhà Hồ (powerpoint, word).
+ Kỉ yếu.
+ Tổ chức không gian hội
thảo.
+ Bản đồ chỉ dẫn Thành nhà
Hồ.

In ấn
tài liệu
Tổ
chức
địa
điểm

- Bao gồm báo cáo, chương
trình cho đại biểu, kỉ yếu...

- Chọn địa điểm
- Chuẩn bị bàn ghế, pano,
giấy bút
- Phương tiện loa đài, máy
tính
Quảng - Tìm hình thức phù hợp để
bá cho quảng bá cho học sinh trong
hoạt
trường
động
Ban
Viết
- Báo cáo giới thiệu về giá trị + Báo cáo các giá trị của di
chuyên báo cáo di sản Thành nhà Hồ.
sản Thành nhà Hồ (word,
môn
- Nêu hướng bảo tồn di sản powerpoint).
này.
+ Poster các giá trị di sản
Làm
Làm poster giới thiệu chung Thành nhà Hồ.
poster về giá trị di sản Thành nhà hồ + Bản đồ chỉ dẫn địa lý
Thành nhà Hồ.
trên giấy A0.
(Mỗi ban phân nhóm thành viên phụ trách từng giá trị của di sản)
LỊCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4

Thứ 5 Thứ 6
Thứ 7
Chủ
nhật
1
Nêu vấn Điều tra nhu cầu học sinh
Công bố
Ý
đề (trên (online)
chương
tưởng lớp)
trình
Phân
nhóm
(online)
10


2
Tra cứu thông tin (thư viện)
Viết
báo cáo
3
Tổ
chức,
đánh
giá

Viết báo cáo


Gửi báo
cáo cho
ban chủ
tịch qua
(Gmail)

- Duyệt báo cáo, poster.
- Chuẩn bị khác: in ấn, mời đại biểu, địa điểm, máy chiếu...
- Trình bày và công bố các sản phẩm của dự án tới rộng rãi
học sinh trong trường.
- Rút kinh nghiệm và đánh giá (Trên lớp)

Tổ chức
hội thảo
“Thành
nhà Hồgiá trị
di sản

hướng
bảo
tồn”
(Trên
lớp)
Bước 4: Học sinh dựa vào bản hướng dẫn nhiệm vụ, lập kế hoạch của nhóm.
Bước 5: Giáo viên giới thiệu các phần mền và ứng dụng hỗ trợ thực hiện dự án.
- Google drive
- Word
- Powerpoint
- Facebook group
- Gmail

Tuần thứ 2: Thực hiện dự án
Địa điểm:
+ Trong thời gian làm việc nhóm, các em sẽ làm báo cáo ở thư viện, nơi có đầy
đủ tư liệu và internet phục vụ tra cứu.
+ Các việc khác liên quan đến công tác tổ chức được bàn bạc trên lớp.
Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên động viên và giải đáp thắc mắc thường xuyên thông qua làm việc
trên thư viện cùng các em và thông qua email.
+ Các em ngoài nhiệm vụ chính liên quan đến dự án được khuyến khích ghi
chép lại quá trình làm việc để rút kinh nghiệm sau dự án.
Tuần 3: Tổ chức hội thảo và hoàn thành các ấn phẩm tuyên truyền, đánh giá
- GV hỗ trợ HS tổ chức hội thảo.
- Sau khi hoàn thành hội thảo, các sản phẩm được hoàn thiện:
+ Các Poster treo lên các hành lang lớp học để tuyên truyền.
+ Kỉ yếu phát trong trường học sau hội thảo.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá rút kinh nghiệm và đưa ra góp ý quá
trình làm việc của học sinh.
HS thực hiện các đánh giá: tự đánh giá và đánh giá nhóm bạn.
+ Đánh giá quá trình thực hiện dự án
+ Đánh giá ấn phẩm
11


+ Kiểm tra kiến thức bằng trả lời phiếu hỏi
2.3.5. Kết quả đạt được
a. Kiến thức
- Đạt được các mục tiêu kiến thức đã đề ra ban đầu để thể hiện qua báo cáo và
bài kiểm tra trên phiếu sau dự án:
+ Các báo cáo không chỉ nêu được hiểu biết của các em về các giá trị di sản
Thành nhà Hồ mà còn thể hiện sự logic khi đề xuất hướng bảo tồn và phát huy

giá trị của di sản này.
+ Bài kiểm tra trên phiếu của học sinh về hiểu biết các giá trị và hướng bảo tồn
di sản Thành nhà Hồ đạt kết quả tốt: 90% học sinh đạt điểm khá giỏi, trong đó
30% trên 8 điểm.
Các em qua phần tìm hiểu của mình cũng bổ sung các câu hỏi hay, thú vị cho bài
kiểm tra.
b. Kĩ năng
- Tổ chức một sự kiện: đạt mức thành thạo nhờ quá trình chuẩn bị chu đáo.
- Sử dụng tốt các ứng dụng trên Gmail, google drive, facebook, powerpoint, word...
c. Hiệu ứng xã hội của dự án
- Học sinh trực tiếp tham gia dự án:
+ Hứng thú với bài học theo hình thức mới.
+ Có thái độ tích cực đối với lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
+ Các em còn hăng hái chia sự hiểu biết của mình về các giá trị, hướng bảo tồn
và phát huy giá trị của di sản Thành nhà Hồ cho các bạn học sinh khác cũng như
người thân.
- Học sinh trong trường:
+ Rất thích thú với dự án và muốn tham gia vào dự án năm tới.
+ Hiểu biết hơn các giá trị di sản Thành nhà Hồ nhờ các sản phẩm của dự án như
kỉ yếu, poster.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác Đoàn và phụ huynh rất ủng hộ ý
tưởng của dự án triển khai hàng năm.
TÓM TẮT SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM
THÀNH NHÀ HỒ- GIÁ TRỊ DI SẢN VÀ HƯỚNG BẢO TỒN
Phần 1. Giá trị di sản Thành nhà Hồ
* Vị trí địa lí và lịch sử hình thành
- Vị trí địa lí (Phụ lục 12- Hình 1, 2)
Khu di tích thành nhà Hồ với trung tâm là thành nhà Hồ, nằm ở phía tây
huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, gần quốc lộ 45. Khu di tích này nằm giữa sông Mã và
sông Bưởi, thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Long,

Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc, một phần xã
Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành).
Phía Bắc là cánh đồng thuộc xã Vĩnh Yên và Vĩnh Long.
Phía Nam giáp khu dân cư của thôn Xuân Giai và thị trấn Vĩnh Lộc.
Phía Đông là thôn Đông Môn thuộc xã Vĩnh Long.
Phía Tây là thôn Tây Giai thuộc xã Vĩnh Tiến.
12


Thành Tây Đô nằm ở khu đất tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình
so với mặt biển là 12,5m, có hướng dốc từ Nam đến Bắc, vị trí cao nhất là chân
núi Đốn (phía Nam).
Thành Tây Đô có toạ độ trong khoảng 20046’06’’- 20005’01’’ độ vĩ Bắc
và105026’23’’-105037’00’’độ kinh Đông.
- Lịch sử hình thành (Phụ lục 12- Hình 3)
Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái
sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Cùng năm đó Hồ Quý Ly cho di chuyển kinh
đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá). “Khu di tích
Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần kiến trúc được xây dựng có
tính toán, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên, để đảm bảo chức
năng làm một kinh đô mới thay cho kinh đô Thăng Long” [6].
Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều đại Hồ, Thành Nhà Hồ trở thành quốc đô,
nước Đại Việt được đổi tên thành Đại Ngu. Đến năm 1407, Thành Nhà Hồ thất thủ,
cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng triều đình Đại Ngu bị quân nhà Minh
bắt. Kể từ đó, Thành Nhà Hồ không còn vai trò là kinh đô nữa.
* Vị thế và cấu trúc của Thành nhà Hồ
- Vị thế của Thành Tây Đô trong vùng đất Vĩnh Lộc (Phụ lục 12- Hình 4)
Thành Tây Đô được xây dựng ở phần đất phía Tây của huyện Vĩnh Lộc. “Lựa
chọn vị thế này, chắc chắn Hồ Quý Ly đã có những tính toán về điều kiện tự nhiên,
vị trí quân sự, hệ thống giao thông thuỷ- bộ và cả cái nhìn theo thuật phong thuỷ”

[6].
Phía Nam là núi Đốn mà theo quan niệm dân gian thì núi Đốn được coi là
“tiền án” của thành.
Phía Bắc nơi có hồ Mỹ Đàm cùng những dãy núi đá trùng điệp như núi
Rồng, núi Phượng, núi Rùa...và núi Thổ Tượng (phía Tây Bắc) được xem là
“hậu chẩm” của thành. Từ cổng Bắc đến Eo Lê và có thể thông ra sông Mã.
Phía Đông có núi Hắc Khuyển (chó Đen) và sông Bưởi chảy ra hợp với
sông Mã. Chếch hướng Đông Bắc thành Tây Đô là hệ thống đồi thấp xen kẽ các
dãy núi đá vôi làm thành tường nối tự nhiên như một công sự kiên cố.
Phía Tây là các làng thôn Hạ, thôn Thượng, Thọ Đồn...nơi có hệ thống núi
Kim Ngọ, Kim Ngưu, hệ thống đồi thấp án ngữ ở phía Tây thành và sông Mã
bao quanh tạo thành các cồn cát hình đầu ngựa.
- Cấu trúc của thành
Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn
là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có
sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ,
vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ,
thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với
khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng
hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.
+ La thành (Phụ lục 12- Hình 5)
13


La Thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình
thang với bề mặt rộng 9,20m, chân thành rộng khoảng 37m. Mặt ngoài dốc
đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1,50m, một số vị trí có
trộn thêm sạn sỏi gia cố.
Toàn bộ La Thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối

liền với núi đá, lấy núi đá làm bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì
nương theo các dòng sông. Điều đó chứng tỏ Hồ Quý Ly đã tiếp thu được kinh
nghiệm của các triều đại trước trong việc lợi dụng triệt để các địa hình địa vật.
+ Hào thành (Phụ lục 12- Hình 6)
Hai khúc sông Mã và sông Bưởi uốn lượn, hợp lưu tại ngã ba cầu Công
mà theo cách nhìn phong thuỷ được gọi là “lưỡng xà uốn khúc” đã tạo thành
hào nước tự nhiên vừa sâu vừa rộng hình vòng cung vây bọc kinh thành.
Để tăng cường sự kiên cố và hiểm trở cho thành nội, ngoài hệ thống hào tự
nhiên, trước đây, Hồ Quý Ly đã cho đào một hệ thống hào sâu bao quanh và cống
ngầm thông với bên trong. Hào thành vừa là lớp bảo vệ, đồng thời vừa để ngăn cách
hai lớp thành ngoại (La thành) và thành nội (tường thành).
Nếu con hào tự nhiên có chức năng ngăn chặn sự tấn công của thuỷ binh,
thì con sông và hào đào bao quanh thành đá lại là vật cản nguy hiểm đối với bộ
binh trước khi công thành. Do vậy, hào thành “không chỉ có chức năng phòng vệ
mà còn có chức năng giao thông thuỷ và tiêu thoát nước cho toàn bộ kinh thành”
+ Thành nội
+> Hướng toà thành
Đối với việc xây dựng kinh thành, hướng của toà thành là vấn đề quan
trọng hàng đầu. Trong số các cổng của bốn cạnh thành, chỉ có cổng phía Nam là
cổng ba vòm duy nhất, còn lại các cổng khác đều là cổng vòm đơn, có thể suy
đoán được thành Tây Đô lấy phía Nam làm hướng chính diện.
Như vậy, thành Tây Đô mở hướng Nam cũng không ngoài quy luật truyền
thống. Đồng thời, với cấu trúc này yếu tố thành được xem là khu trung tâm trong
mối liên hệ với đàn tế Nam Giao trên núi Đốn, hướng dòng chảy sông Mã và
con đường thiên lý về phía Nam.
+> Cấu trúc thành nội (Phụ lục 12- Hình 7, 8, 9)
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng
đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất.
Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu
- tả - hữu. Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa

chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây
đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).
Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại
hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích
Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền
chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời
bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với
14


nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải
qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết,
những bức tường thành phía ngoài vẫn đứng vững.
* Giá trị của Thành nhà Hồ
- Với vai trò là kinh đô (Phụ lục 12- Hình 10)
Thành An Tôn xây dựng năm 1397, thì sau hơn một năm (15-3-1398) việc
dời đô được thực hiện. Mặc dù chỉ tồn tại với tư cách là kinh đô trong thời gian
ngắn nhưng Tây Đô chính thức là kinh đô, trung tâm chính trị của Đại Việt và
Đại Ngu qua hai vương triều Trần (2 năm cuối) và Hồ (1400-1407).
Tây Đô theo quy hoạch của một kinh đô phong kiến. Không thuần tuý là
nơi ở và hoạt động của bộ máy quân sự, chính trị trung ương mà còn bao gồm cả
khu vực rộng lớn dân cư sinh sống bao quanh, chắc chắn với đủ các thành phần
dân cư theo một trật tự phong kiến (sĩ, nông, công, thương).
Khu vực dân cư chính là vành đai bảo vệ với chức năng đảm bảo cung
ứng mọi nhu cầu sinh hoạt cho Hoàng thành. Bởi thế, ngoài các xưởng đúc tiền,
kho vũ khí, nơi tập luyện binh lính, các bãi “lò rèn”, các làng nghề thủ công gắn
với các cơ sở sản xuất còn là hệ thống chợ (chợ kinh thành và chợ quê).
Trong một thời gian ngắn, các phố phường, hệ thống chợ và đường giao
thông đã kích thích mọi hoạt động kinh tế, văn hoá ở vùng đất kinh thành phát

triển, xứng đáng với tầm vóc của một kinh đô phong kiến. Việc xây dựng Tây
Đô và thiết lập triều Hồ “đã đánh dấu như một nét vạch về sự chuyển biến của
chế độ chính trị Việt Nam từ thế kỉ XIV sang thế kỉ XV”.
- Thành Tây Đô là sản phẩm chống quân xâm lược nhà Minh
Mặc dù trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, vương triều Hồ bị thất
bại và trên thực tế chưa có cuộc chiến nào diễn ra ở Tây Đô, nhưng toà thành
này vẫn được xem là một công trình quân sự hơn là một kinh thành. Giá trị quân
sự của toà thành Tây Đô được xét tới từ mục đích chống xâm lược, vị trí “hiểm
yếu” đến cấu trúc quân sự phòng thủ và cuối cùng là tính năng kiên cố.
Thành Tây Đô được xây dựng không chỉ với ý đồ thiết lập kinh đô mà còn
dùng thực hiện chiến lược phòng thủ trước nguy cơ “loạn trong” và “giặc
ngoài”. Với mục đích đó Hồ Quý Ly không những dựa vào lợi thế tự nhiên
“hiểm yếu” mà còn tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên để xây dựng một toà
thành với quy mô to lớn. Nên thành Tây Đô vừa mang dáng dấp là một kinh đô,
vừa là một pháo đài quân sự phòng thủ.
Trong bối cảnh lịch sử và điều kiện vũ khí công thành của thế kỉ XIV, chủ
yếu dựa vào các loại vũ khí tầm ngắn như cung, nỏ, gươm, giáo và sức lực của
con người, để có được một công trình quân sự phòng thủ kiên cố, ngoài việc lợi
dụng vào vị trí quân sự “hiểm yếu” thì toà thành phải bảo đảm được hai yếu tố là
“thành cao” và “hào sâu”.
Tổng thể cấu trúc cho thấy, thành Tây Đô đã đáp ứng được cả hai yêu cầu
này. Nếu cấu trúc hai lớp tường thành và hào thành không những có ý nghĩa về
sự phân biệt các thành phần dân cư ở một trung tâm chính trị, thì chính cấu trúc
và chức năng của từng lớp tường, hào thành đã chứng tỏ Tây Đô thực sự là một
thành luỹ quân sự.
15


- Giá trị văn hoá
+ Trình độ kĩ thuật (Phụ lục 12- Hình 11)

Thành Tây Đô là một công trình kiến trúc đồ sộ hiện còn lại tương đối
nguyên vẹn là bốn bức tường và các cổng thành bằng đá còn mọi kiến trúc trong
cung điện nội thành chỉ còn lại phần móng. Thành Tây Đô có bốn cổng thành và
là hạng mục công trình đặc sắc nhất của toà thành thể hiện sự sáng tạo trong kĩ
thuật xây dựng.
Tây Đô là kết tinh sức lao động và trí sáng tạo không chỉ người dân xứ
Thanh mà của nhân dân cả nước. Tây Đô được xây dựng trên bình đồ gần
vuông với hệ thống tường đá đồ sộ. Với vị trí và kết cấu bốn bức tường
thành cùng các cổng cuốn vòm đồ sộ, Tây Đô không chỉ bảo đảm mỹ quan
của quốc đô mà quan trọng hơn còn phát huy được khả năng phòng thủ của
toà thành mang nặng mục đích quân sự. Dù không hoàn thành xứ mệnh một
kinh đô kháng chiến nhưng Tây Đô xứng đáng được đánh giá cao như một
công trình kiến trúc quân sự đặc sắc.
Tây Đô là những mẫu mực về việc dùng các khối đá lớn xây ghép không
cần đến chất kết dính, vừa đảm bảo được độ bền vững, vừa đạt trình độ kĩ thuật,
mỹ thuật cao. Cấu tạo tường và cổng thành sử dụng đá xẻ rất to, kĩ thuật cao,
giống như đài bia tưởng niệm tạo cho người ta cảm giác về sự uy nghi.
Trong điều kiện cuối thế kỉ XIV, Tây Đô còn là bước đột phá về kĩ
thuật khai thác đá thủ công và phương pháp vận chuyển đá bằng “cộ” và
“bi”, phương pháp này chưa từng được sử dụng trong xây dựng thành ở Việt
Nam.
+ Giá trị thẩm mỹ (Phụ lục 12- Hình 12)
Trong số các di sản kiến trúc thành lũy Việt Nam, thành Tây Đô là công
trình kiến trúc có giá trị văn hoá đặc sắc, biểu hiện một giá trị thẩm mỹ đặc biệt,
một cảm quan nghệ thuật cao của dân tộc cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV.
Nghệ thuật thẩm mỹ của thành Tây Đô ngoài việc toà thành đặt trong
cảnh quan môi trường đẹp có sông, núi...đăng đối nhau hài hoà, thể hiện vẻ đẹp
thiên nhiên toà thành cổ đã để lại vương vấn cho các thi sĩ thời sau. Các bức
tường thành, đặc biệt là 4 cổng thành (6 vòm cuốn), là hạng mục công trình đặc
sắc thể hiện mức độ tinh xảo của nghệ thuật thẩm mỹ vừa có giá trị kiến trúc,

vừa có giá trị nghệ thuật.
Trình độ thẩm mỹ của toà thành được thể hiện ở nghệ thuật tạo mặt phẳng
phần ngoài cho tất cả các khối đá xây tường và cổng thành và được lắp ghép hết
sức cầu kì. Kĩ thuật và lắp ghép các khối đá khít mít, mạch nhỏ như kẻ chỉ đã thể
hiện mức độ tinh xảo cao. Các khối đá chế tác, ghè đẽo tinh vi và hình dáng phù
hợp, lắp ghép thành các vòm cuốn chính là một kì tích. Đây rõ ràng thể hiện ý
định tạo vẻ thẩm mỹ cho toà thành.
Thành Tây Đô là một công trình kiến trúc độc đáo không chỉ là một pháo
đài quân sự mà còn là một kinh đô nên có những vẻ đẹp của một kinh thành
phong kiến, vừa mang nét đẹp truyền thống vừa tiếp thu những yếu tố văn hoá
thời đại. Điều đó đã khẳng định thành Tây Đô là một di tích tiêu biểu không chỉ
của Việt Nam mà cả thế giới đã ghi nhận.
16


- Giá trị du lịch (Phụ lục 12- Hình 13, 14)
Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giữ vai trò quan trọng, là nguồn
tài nguyên vô hạn cho việc khai thác, phục vụ phát triển du lịch. Gắn kết giữa
Thành Tây Đô với các di tích vệ tinh khu vực phụ cận Thành Nhà Hồ và các di
tích vệ tinh (phủ, đền, nghè, chùa…) khai thác và phát huy có hiệu quả sẽ là một
thế mạnh của loại hình du lịch tâm linh trên đất Vĩnh Lộc mà không phải địa
phương nào trên đất tỉnh Thanh cũng có được lợi thế nổi trội ấy.
Hoạt động du lịch chính là con đường đưa khách tham quan đến với Di
sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, để làm cho Di sản có giá trị đúng với
chính nó, làm cho di tích có hồn và sống lại với thời gian. Du lịch trở thành
phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hoá của địa phương, dân
tộc để mọi khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học
tập và thưởng thức. Hiện nay Thành nhà Hồ đang là điểm đến hấp dẫn của du
khách trong và ngoài nước, đồng thời là cầu nối các di sản của ba miền. Xác
định được các giá trị của di sản Thành nhà Hồ là tài nguyên du lịch quan trọng

nên UBND tỉnh Thanh Hoá đã lập đề án quy hoạch xây dựng điểm du lịch
Thành nhà Hồ. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch xác định theo ranh giới di tích
được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ
cận thuộc ranh giới hành chính các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh
Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh và thị trấn Vĩnh Lộc
(thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Quy hoạch tổng thể có quy mô 5.078,5 ha, gồm vùng lõi và vùng đệm;
trong đó vùng lõi rộng 155,5 ha, gồm 3 hợp phần của khu Di sản văn hóa thế
giới Thành Nhà Hồ là Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao. Vùng đệm
rộng 4.923 ha, gồm di tích quốc gia, cấp tỉnh và các công trình tôn giáo tín
ngưỡng (gồm cả khu bảo vệ I và II) rộng 54,87 ha. Ngoài ra, còn 4.868,13 ha là
khu vực cảnh quan đồi, núi, sông hồ có mối quan hệ với di sản thế giới Thành
Nhà Hồ, khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch, thị trấn Vĩnh Lộc, làng
xã và đồng ruộng.
Theo Quy hoạch, sẽ hình thành 2 trục di sản quan trọng: Trục dọc nối Thành
Nhà Hồ từ cửa Nam đến núi Đốn và di tích đàn tế Nam Giao; trục ngang nối sông
Mã với khu quảng trường (khu vực đón tiếp, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ
hội, trưng bày và quản lý di sản) và kết nối với La Thành phía Tây. Cùng với đó là
quy hoạch cụ thể về không gian vùng lõi và vùng đệm của khu di tích.
Cũng theo Quy hoạch, tới đây Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ sẽ tập trung
phát triển loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa; trải nghiệm các
hoạt động văn hóa tâm linh, trò chơi dân gian; dã ngoại - thể thao leo núi; du
lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng...
Phần 2: Hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Thành nhà Hồ
(Phụ lục 12- Hình 15)
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư phải thường xuyên được trang
bị kiến thức toàn diện về nội dung giá trị cùng ý thức bảo vệ di sản dưới nhiều
hình thức, cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt thế hệ trẻ, đồng thời khách du lịch
17



cũng cần phải được cung cấp thông tin để cùng tham gia bảo vệ môi trường và
nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Phát triển du lịch tại điểm đến di sản
Thành Nhà Hồ là sự đầu tư toàn diện về thiết chế quản lý, tôn tạo di tích, đầu tư
hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ…vì vậy cần phải có một kế
hoạch đồng bộ trên nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và
lợi ích xã hội.
Thứ hai, quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Để làm được điều này, cần phải đẩy mạnh công tác khai quật, khảo cổ để
cung cấp tư liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lập quy
hoạch, từng bước thực hiện việc tu bổ, phục hồi, bảo vệ các hạng mục công trình
trên nguyên tắc tôn trọng những giá trị lịch sử, đồng thời phải đáp ứng được tiêu
chí của một khu du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Đây là một trong
những giải pháp cơ bản để phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch bền
vững, thu hút đầu tư và khách du lịch, bởi bản chất của du lịch là hoạt động kinh
tế và nhu cầu của khách du lịch là tìm đến cái mới lạ, độc đáo
Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch một
cách đồng bộ và đúng hướng.
Đây là một vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Thực
tiễn ở Thanh Hóa các điểm đến du lịch nói chung và điểm đến du lịch di sản
Thành Nhà Hồ nói riêng đang còn rất nhiều bất cập cả về hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật lẫn các dịch vụ và dịch vụ có chất lượng cao. Điều này ảnh hưởng lớn
đến ấn tượng của khách du lịch nói chung và khách nước ngoài nói riêng, làm
giảm thời gian lưu trú, giảm tần suất sử dụng dịch vụ, khó kéo khách quay lại
lần hai. Đây chính là nguyên nhân kém sức hút đầu tư và khách du lịch và hệ luỵ
của nó trở thành cấp số cộng . Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương
thức đầu tư hợp lý, đồng bộ và hiệu quả. Điều đáng quan tâm là việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước do Nhà nước thực hiện, trên cơ sở
đó tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư các dịch vụ khác có chất lượng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Đây được xem là một giải pháp mang tính chiến lược đối với các điểm
đến du lịch di sản Thành nhà Hồ. Đòi hỏi điểm đến này phải luôn làm mới và
không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, nhất là những
sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương.
Thứ năm, coi trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trên thực tế hiện nay, nhân lực du lịch đang thiếu đội ngũ cả “thầy” và cả
“thợ”. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch Việt Nam, Thanh
Hóa thiếu hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, cần phải có một kế hoạch xây dựng
nguồn nhân lực cho điểm đến du lịch di sản Thành Nhà Hồ, trong đó chú trọng đào
tạo và bồi dưỡng đội ngũ những người quản lý và quản trị kinh doanh, thuyết minh
viên, hướng dẫn viên, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ lành nghề… đáp ứng các yêu
cầu, tiêu chí đã xây dựng. Mặt khác, phải có chương trình bồi dưỡng kiến thức cho
cộng đồng và tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển toàn diện.
Thứ sáu, xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
18


Kêu gọi sự ủng hộ, sự tham gia và tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho
mọi hoạt động nhằm nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục, bảo quản, tu sửa, phục
hồi di tích dưới những hình thức khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu các khả năng
và giải pháp tuyên truyền, vận động quốc tế, đặc biệt là các tổ chức chuyên môn
quốc tế có liên quan đến di sản và di tích khảo cổ như UNESCO, ICOMOS,
ICROM, SPAFA....
Thứ bảy, quảng bá xúc tiến hình ảnh điểm đến du lịch di sản
Cần tiến hành song song hoạt động xúc tiến điểm đến với xúc tiến đầu tư
du lịch. Trong quảng bá xúc tiến hình ảnh điểm đến cần làm rõ nét đặc trưng của
du lịch Thanh Hóa, tạo được hình ảnh riêng của du lịch Thanh Hóa để du lịch
Thanh Hóa định vị được trong bức tranh tổng thể ngành du lịch Việt Nam. Bên
cạnh đó cần phải đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin và ưu tiên khoản

kinh phí thỏa đáng cho công tác này. Mặt khác, bằng các giải pháp cụ thể như:
Tổ chức sự kiện, thực hiện quảng bá giới thiệu về di sản văn hoá Thế giới
Thành Nhà Hồ tại các sự kiện lớn được tổ chức trong và ngoài nước, sự kiện
ngoại giao... Xây dựng các ấn phẩm quảng bá chuyên nghiệp, đa ngôn ngữ, phù
hợp với thị trường mục tiêu đã định trước.
Thứ tám, liên kết phát triển du lịch
Do bản chất của hoạt động du lịch mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, đồng
thời trong xu thế hội nhập hiện nay, sự phối hợp các hoạt động nhất là trong các
lĩnh vực có liên quan và các địa phương có điều kiện tương đồng vừa là đòi hỏi
khách quan, vừa là yêu cầu nội tại, đây chính là điều kiện làm cho phong phú
các sản phẩm du lịch đồng thời cũng chính là yếu tố hỗ trợ cho phát triển đối với
các địa phương có xuất phát điểm thấp và các điểm đến du lịch di sản đang trong
giai đoạn mới xây dựng như Thành Nhà Hồ- Thanh Hóa hiện nay, đặc biệt là
liên kết xây dựng thành công một số sản phẩm du lịch quốc gia và quốc tế như:
Hành trình con đường di sản Thế giới, Hành trình đến các kinh đô Việt cổ...
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Tổ chức dạy học tích hợp với những nội dung phong phú nhằm giúp học
sinh tiếp cận bài học một cách chủ động, hứng thú có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong quá trình dạy học hiện nay, nhất là với các bộ môn khoa học xã hội. Với dự
án “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn”, quá trình tích hợp kiến thức,
phương pháp, kỹ năng đã cung cấp cho học sinh những tri thức vững chắc, đáng
tin cậy về ý thức bảo vệ di sản.
Trên cơ sở bài 44, SGK Địa lí 12 (Nâng cao): “Vấn đề phát triển du lịch”
có nội dung về phát triển du lịch bền vững, trong đó nổi lên một số giải pháp chủ
yếu như tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên- môi
trường gắn với lợi ích của cộng đồng, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục
và đào tạo về du lịch..., chúng tôi mở rộng bài học thành một dự án mang tên
“Thành nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo tồn”. Ngoài kiến thức về tài nguyên
du lịch nhân văn, các em có điều kiện tìm hiểu cụ thể hơn về Di sản Thành nhà Hồ.

19


Mục tiêu của dự án để học sinh có được những kiến thức về phát triển du
lịch bền vững nói chung và kiến thức về Di sản Thành nhà Hồ nói riêng. Học
sinh trình bày được khái quát về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, kích thước, kết
cấu của di sản. Phân tích được giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, giá trị về du
lịch...của di sản. Tất cả các giá trị đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển
du lịch nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung của Thanh Hoá cũng
như của cả nước. Hiểu được giá trị của di sản, từ đó đề xuất các giải pháp để
bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Từ việc hoàn thành dự án này, học sinh sẽ có ý thức bảo vệ, tôn tạo
những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di
sản văn hoá. Hình thành các hành động cụ thể về bảo vệ như không phá phách,
không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản, tham gia vào việc ngăn ngừa
những hành vi tàn phá di sản văn hoá. Đồng thời tuyên truyền cho mọi người
cùng giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.

20


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tổ chức dạy học tích hợp giúp học sinh tiếp cận bài học một cách chủ động,
hứng thú có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học hiện nay, nhất là
với bộ môn Địa lí. Với chuyên đề “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và hướng bảo
tồn”, quá trình tích hợp kiến thức, phương pháp, kỹ năng đã cung cấp cho học sinh
những tri thức vững chắc, đáng tin cậy về di sản Thành nhà Hồ.
Dạy học tích hợp theo dự án chuyên đề “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và
hướng bảo tồn” góp phần xây dựng những căn cứ khoa học sát thực, đề xuất với

các cấp quản lí về hướng bảo tồn và phát triển di sản. Điều đó có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn với việc hoạch định chính sách của các cấp quản lí, nhất là hiện nay
chúng ta đang đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch...
Dạy học tích hợp theo dự án chuyên đề “Thành nhà Hồ- giá trị di sản và
hướng bảo tồn”củng cố thêm lí thuyết về dạy học tích hợp liên môn.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức biên soạn lại chương trình và sách giáo khoa các môn học theo
hướng tích hợp. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trong các trường Đại học
sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ
giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp.
Tiếp tục tổ chức cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên
trung học.
3.2.2. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
về dạy học tích hợp ở nhà trường phổ thông. Đồng thời định hướng xây dựng
các chuyên đề dạy học theo hướng kết nối giữa chương trình nhà trường và thực tiễn
cuộc sống.
Đổi mới cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lí trong các
nhà trường theo hướng tích hợp liên môn.
3.2.3. Đối với giáo viên và học sinh
Về phía giáo viên, đầu tư xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tổ chức
hoạt động học, phát triển năng lực; đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn để cùng
hợp tác, hỗ trợ học sinh học tập; chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn
học sinh hình thành tri thức và kĩ năng.
Về phía học sinh, cần có sự nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú
với giờ học; dành thời gian đọc, tiếp cận tư liệu, tự đặt ra các tình huống và đề
xuất biện pháp giải quyết tình huống trong học tập.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm được rút ra từ kết quả mà tôi tham gia
vào cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp và thực tiễn giảng dạy trong năm học

vừa qua. Tôi hi vọng những biện pháp mà mình đưa ra trong sáng kiến này sẽ
phần nào giúp cho các thầy cô có được những định hướng nhất định để thiết kế
các chuyên đề dạy học tích hợp có hiệu quả.

21


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Vũ Văn Thành

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Mai Thị Hoa

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực (Tài liệu tập huấn năm 2014).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội
dành cho giáo viên trung học phổ thông (Tài liệu tập huấn năm 2015)
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Tài liệu tập huấn
năm 2014).

4. Dạy và học tích cực (2010), Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB
Đại học Sư phạm.
5. Địa lí 12 (Nâng cao, 2008), NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Thị Thuý (Chủ biên, 2015), Thành Tây Đô – Di sản văn hoá Thế giới,
NXB Khoa học xã hội.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên trung học (Tài liệu tập huấn năm học 2014- 2015).

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Địa lí, Trường THCS&THPT Thống Nhất,
Yên Định

TT
1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Tìm hiểu đối tượng học sinh góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục
Sở GD&ĐT
toàn diện học sinh lớp 12A5Thanh Hóa
Trường THCS và THPT Thống
Nhất

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2013- 2014

24


PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên:..................................................................Lớp:.............
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có
câu trả lời phù hợp với em.
1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào về Di sản văn hoá

Thành nhà Hồ?
Nội dung

Không
Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, cấu trúc của di
sản văn hoá Thành nhà Hồ?
Thành nhà Hồ - kiến trúc đá cổ độc nhất vô nhị ở
Việt Nam?
Hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
Thành nhà Hồ?

2. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án?
Nhiệm vụ
Đóng vai thành viên Ban tổ chức, thiết kế chương
trình, giấy mời đại biểu
Đóng vai thành viên Ban chuyên môn xây dựng
nội dung
Đóng vai thành viên ban tổ chức, người dẫn
chương trình, viết lời dẫn và xây dựng bộ câu hỏi
giao lưu với khán giả
Đóng vai thành viên Ban tổ chức thiết kế ấn phẩm
tuyên truyền
Viết 1 tiểu phẩm giới thiệu về thành Nhà Hồ trong
vai một nhà quản lí di sản
Đóng vai người tham gia hoạt động ngoại khóa



Không


25


×