Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giáo Trình Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Trung Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.69 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
cTd

GIÁO TRÌNH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

Ths. HOÀNG THỊ SÂM

2002


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

-2–

MỤC LỤC
MỤC ĐÍCH
1. Mục đích, nhiệm vụ của môn học. ........................................................................5
2. Rèn luyện kó năng sư phạm là một trong những yêu cầu cơ bản đối với
việc đào tạo người giáo viên. ......................................................................................5
3. Hệ thống những kó năng sư phạm cần rèn luyện ở người giáo viên. ...............5

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. Đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay ở trường trung học....................7
1. Hoạt động của học sinh được tích cực hóa trên cơ sở nội dung dạy học
ngày càng hiện đại hóa ................................................................................................7
2. Trong quá trình dạy học hiện nay, học sinh có vốn sống và năng lực
nhận thức phát triển hơn so với trẻ cùng độ tuổi. ...................................................7
3. Trong quá trình học tập, học sinh có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri


thức, kó năng do chương trình qui đònh. ....................................................................8
4. Quá trình dạy học hiện nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật
chất và phương tiện dạy học ngày càng hiện đại.....................................................9
II. Khái niệm về quá trình dạy học. ................................................................................9
1. Thế nào là quá trình dạy học ? .............................................................................9
2. Tính chất hai mặt của quá trình dạy học ............................................................9
3. Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn. ...................................................10
III. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học........................12
IV. Lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học . .........................................12
1. Quan điểm lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học ................12
2. Vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học lấy người học làm
trung tâm. ...................................................................................................................13
V. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trung học. ........................14
1. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức ..........................................................14
2. Tính độc lập trong hoạt động nhận thức. ..........................................................14
3. Tính sáng tạo .........................................................................................................14
4. Những con dường phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh
trung học .....................................................................................................................15
VI. Công nghệ dạy học (CNDH)....................................................................................15
1. Khái niệm về CNDH............................................................................................15
a. Công nghệ dạy học là gì? ..............................................................................15
b. Vài nét sơ lược về quá trình hình thành công nghệ dạy học. .....................15
2. Bản chất và đặc điểm của CNDH.......................................................................17

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học


-3–

a. CNDH xuất hiện do nhu cầu của thời đại. ....................................................17
b. Bản chất của công nghệ dạy học. ..................................................................18
c. Một số luận điểm về các yếu tố cơ bản của CNGD.....................................19
d. Đặc điểm của công nghệ dạy học. .................................................................21
3. Vò trí và tác dụng của CNDH..............................................................................22

CHƯƠNG II:NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. Nội dung dạy học (NDDH)........................................................................................25
1. Khái niệm NDDH .................................................................................................25
2. Các tiêu chuẩn xây dựng và lựa chọn nội dung. ...............................................25
a) Dựa vào mục tiêu giáo dục của trường phổ thông ở nước ta ......................25
b) Dựa vào hiện trạng và xu thế phát triển của văn hóa khoa học. ...............25
c) Dựa vào khả năng lónh hội của học sinh. .......................................................26
3. Xu hướng đổi mới nội dung dạy học trong nhà trường hiện đại....................26
a) Hiện đại hóa, quốc tế hóa nội dung dạy học. ................................................26
b) Đề cao tính nhân văn, tính dân tộc trong nội dung dạy học. ......................26
c) Tăng cường giáo dục nghệ thuật và giáo dục thể chất trong nhà
trường .................................................................................................................26
d) Tăng cường các yếu tố quản lí, kinh tế, thương mại thò trường .................27
II. Những văn bản chuẩn thể hiện nội dung dạy học ở trường trung học ...............27
1. Kế hoạch dạy học ...............................................................................................27
2. Chương trình dạy học ..........................................................................................27

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. Khái niệm phương pháp dạy học .............................................................................30
II. Hệ thống các phương pháp dạy học ........................................................................30

1. Nhóm phương pháp tổ chức, thực hiện hoạt động nhận thức – học tập .......31
a) Phân nhóm các phương pháp dùng lời.........................................................31
b) Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan .......................................38
c) Phân nhóm phương pháp dạy học thực hành ..............................................41
2. Nhóm phương pháp kích thích và hình thành động cơ nhận thức - học
tập. .........................................................................................................................52
3. Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá. ...............55
4. Việc lựa chọn, kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học ...............................58
III. Vài nét về xu hướng đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học hiện nay. .........59

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

-4–

CHƯƠNG IV: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC
I. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học ...............................................................61
II. Hệ thống những hình thức tổ chức dạy học ..........................................................61
1. Hình thức lên lớp (hình thức bài lớp) ................................................................61
2. Hình thức học tập theo nhóm tại lớp. ...............................................................76
3. Hình thức học tập ở nhà. ....................................................................................80
4. Hình thức thảo luận. ............................................................................................82
5. Hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học .............................................83
6. Hình thức tham quan học tập. ............................................................................83
7. Hình thức giúp đỡ riêng. .....................................................................................84

III. Kết hợp các hình thức tổ chức dạy học.............................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86
---------------wvw---------------

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

-5–

MỤC ĐÍCH
1. Mục đích, nhiệm vụ của môn học.
Thông qua những vấn đề cơ bản về lí luận dạy học để đònh hướng cho người học
một số kó năng sư phạm, đồng thời góp phần giải quyết ba vấn đề cơ bản:
1. Dạy học nhằm mục đích gì?
2. Dạy học cái gì?
3. Dạy học như thế nào?
Dạy học là một nghề mang những đặc trưng riêng, khác với những ngành nghề
khác, vì nghề dạy học tác động đến con người, mà lại tác động đến tâm hồn chứ không
phải thể xác. Do đó cần đào tạo ra những nhà giáo dục, những người thầy dạy – những
kỹ sư tâm hồn, chứ không phải là những người “thợ” dạy. Yêu cầu này đòi hỏi ở tính
khoa học và nghệ thuật cao của nghề dạy học. Bởi vậy các năng lực chuyên môn và
năng lực sư phạm phải đảm bảo hòa quyện trong kó năng sư phạm của người giáo viên.
2. Rèn luyện kó năng sư phạm là một trong những yêu cầu cơ bản đối với việc
đào tạo người giáo viên.
Kó năng là sự vận dụng tri thức để thực hiện một thao tác hay một hành động nào

đó.
Kó xảo là khả năng hoàn thành nhanh nhẹn, chính xác hành động tới mức tự động
hoá, không cần có sự tham gia của ý thức. Nhờ luyện tập nhiều lần kó năng trở thành tự
động hóa gọi là kó xảo.
Kó năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số hành động của người
giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh.
Bất cứ một hoạt động nào cũng cần một số kó năng nhất đònh, kó năng đó được rèn
luyện tới mức thành thạo, một số thao tác được tự động hóa, trở thành kó xảo thì hoạt
động mới có kết quả tốt. Nếu không được luyện tập thì sẽ lúng túng, vụng về và khó
phát triển năng lực nghề nghiệp. Vì vậy ngay khi còn học tập ở trường sinh viên sư
phạm phải được rèn luyện một số kó năng nhất đònh, từ đó mới có vốn kinh nghiệm tối
thiểu để sáng tạo trong cuộc đời làm giáo viên của mình sau này.
Có kó năng, kó xảo - kó năng sư phạm người giáo viên sẽ giảm được sự căng thẳng
về ý chí, có khả năng phân phối sự chú ý trên nhiều mặt hoạt động dạy học và giáo
dục cùng một lúc, phong thái làm việc của giáo viên sẽ nhẹ nhàng, bình tónh, tự tin và
đầy hứng thú, hiệu quả dạy học và giáo dục sẽ cao.
3. Hệ thống những kó năng sư phạm cần rèn luyện ở người giáo viên.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

-6–

Gồm 2 nhóm kó năng:
• Nhóm kó năng cơ bản: Là những kó năng nguyên tố tạo tiền đề để hợp thành
kỹ năng chuyên biệt. Gồm 6 kó năng:

- Kó năng đònh hướng
- Kó năng giao tiếp
- Kó năng nhận thức
- Kó năng dự kiến thiết kế
- Kó năng tổ chức sư phạm
- Kó năng kiểm tra, điều chỉnh.
• Nhóm kó năng chuyên biệt: Là những hoạt động chuyên môn riêng của người
giáo viên (kó năng chuyên môn). Gồm 5 kó năng:
- Kó năng dạy học
- Kó năng giáo dục
- Kó năng nghiên cứu khoa học
- Kó năng tự học, tự bồi dưỡng
- Kó năng hoạt động xã hội.
Mỗi kó năng chuyên môn đều bao gồm tất cả những kó năng cơ bản hợp thành.
Nội dung chương trình: 4 chương
-

Quá trình dạy học ở trường trung học
Nội dung và kế hoạch day học ở trường trung học
Phương pháp dạy học ở trường trung học
Hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

-7–


CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. Đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay ở trường trung học.
Thời đại ngày nay có những biến đổi hết sức to lớn và sâu sắc nên đã tạo cho quá
trình dạy học ở trường trung học có những đặc điểm cơ bản sau đây:
1. Hoạt động của học sinh được tích cực hóa trên cơ sở nội dung dạy học ngày
càng hiện đại hóa
Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa
học – công nghệ đang phát triển như vũ bão đã dẫn tới sự bùng nổ thông tin. Tình hình
đó đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, hiện đại hóa nội dung dạy học để phản ánh
những thành tựu hiện đại về các lónh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân
văn, nhằm cung cấp cho học sinh những khối lượng kiến thức cập nhật để họ có thể
thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để tiếp tục học tập.
Vì lẽ đó quá trình dạy học ở các bậc học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là
khối lượng tri thức đã được đổi mới tăng lên, phức tạp hơn với một bên là thời hạn học
tập không thể tăng lên được. Để giải quyết mâu thuẫn đó phải đổi mới phương pháp
theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. Bản chất của hướng đó là
khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của người học thông qua việc
tạo điều kiện cho họ phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhờ vậy mà họ nắm vững tri thức
và học được cách học.
Với cách học như vậy, vò thế của người giáo viên trong quá trình dạy học hiện nay
ở trường phổ thông trung học “ …trước hết không phải là người cung cấp thông tin mà
là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập. Họ nhường việc cung cấp tri
thức cho sách vở, tài liệu và cuộc sống, để thay vào đó, họ phải đóng vai trò người hỗ
trợ cho kinh nghiệm học tập của bản thân học sinh” ( T. Makiguchi- “ Giáo dục vì cuộc
sống sáng tạo”).
2. Trong quá trình dạy học hiện nay, học sinh có vốn sống và năng lực nhận thức
phát triển hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
Trong môi trường xã hội và khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ hiện

nay, người học sinh thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong
phú từ các phương tiện truyền thông khác nhau và luôn luôn chòu tác động ảnh hưởng
từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội; từ các tổ chức đoàn thể; từ bạn bè và những
người thân… Trong quá trình sống và tham gia tích cực các loại hình hoạt động, giao
lưu, chính bản thân các em đã tích lũy ngày càng nhiều vốn sống và kinh nghiệm hoạt

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

-8–

động cho bản thân. Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trên thế giới và trong
nước trong những thập kỉ gần đây cũng khẳng đònh điều đó. So với trẻ cùng lứa tuổi ở
các thế hệ trước, học sinh phổ thông hiện nay có năng lực nhận thức phát triển hơn,
thông minh hơn. Do ảnh hưởng của giáo dục với hệ thống các phương pháp tích cực,
dạy học có tác dụng thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh,
đã tạo nên sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức của các em, giúp cho khả
năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng của các em đều được phát triển. Thực tiễn dạy
học ở các trường trung học ở nước ta hiện nay đã chứng minh điều đó.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy học hiện nay, giáo viên
cần quan tâm khai thác vốn sống phong phú và đa dạng của học sinh và tính đến khả
năng nhận thức của các em, không ngừng đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động dạy học để có thể dạy cho các em biết phát huy tối đa
tiềm năng và vốn sống của mình.
3. Trong quá trình học tập, học sinh có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kó
năng do chương trình qui đònh.

Xu hướng này thể hiện ở chỗ các em học sinh không thỏa mãn với những điều đã
được học theo chương trình mà muốn làm phong phú vốn hiểu biết của mình bằng cách
tự học, tự nghiên cứu để tìm tòi, phát hiện cái mới. Học sinh trung học cũng vậy. Các
em muốn tìm những tri thức và phương pháp mới đối với bản thân các em. Cụ thể là
trong quá trình học tập, các em luôn mong muốn được học thêm, mở rộng, đào sâu
kiến thức trong các bài học, trong sách báo, muốn tìm hiểu thực tế để làm sáng tỏ
những điều đã học, muốn phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau
nhằm chọn được phương án tối ưu, muốn vận dụng những hiểu biết của mình vào thực
tiễn. Xu hướng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh
hưởng tới nhiều học sinh trong cuộc sống lao động học tập ở nhà trường, gia đình và
xã hội. Trước hết là vì năng lực nhận thức của các em không ngừng được nâng cao,
nhu cầu nhận thức ngày càng phát triển nên không thỏa mãn với nội dung học tập do
chương trình qui đònh. Mặt khác, còn do những yếu tố khách quan như: sự tiến bộ khoa
học công nghệ, sự bùng nổ thông tin được phản ánh qua sách báo và phương tiện thông
tin; ảnh hưởng của đời sống xã hội; nhu cầu hành trang để lập thân, lập nghiệp trong
tương lai; những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thế hệ trẻ. Để đáp ứng xu
hướng trên, ngoài chương trình qui đònh theo “phần cứng”, cần thiết kế cả các môn học
theo “phần mềm”, tự chọn để có thể phát huy hết mức những tiềm năng và gây hứng
thú nhận thức cho học sinh. Như vậy, cùng với những giờ học nội khóa, giáo viên cần
tổ chức các hình thức ngoại khóa như sinh hoạt “ Câu lạc bộ khoa học vui”, tổ chức
tham quan học tập, gặp gỡ những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học nổi tiếng… tạo điều
kiện cho học sinh kiểm nghiệm và mở mang vốn hiểu biết của mình, giúp chúng thích
ứng nhanh và nhạy với cuộc sống sau này.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học


-9–

4. Quá trình dạy học hiện nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và
phương tiện dạy học ngày càng hiện đại.
Cùng với sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh, nhà trường ngày càng được trang bò những phương tiện dạy học, đặc biệt
là những phương tiện kó thuật dạy học. Nhờ vậy mà gây hứng thú học tập cho học sinh,
giúp họ lónh hội nhanh và dễ dàng hơn những tri thức và vận dụng những tri thức đó
vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, phương tiện dạy học mới làm giảm cường độ lao
động của giáo viên về mặt truyền đạt thông tin để tập trung thời gian suy nghó hướng
dẫn, tổ chức học sinh lónh hội và vận dụng tri thức, tìm tòi các biện pháp mới để dạy
cho các em cách học tập có hiệu quả nhất.
Việc tăng cường trang bò những phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện
kó thuật không có nghóa là hạ thấp trình độ nghiệp vụ của người giáo viên, lại càng
không có nghóa thay thế người giáo viên, trái lại càng đòi hỏi trình độ nghề nghiệp
của họ phải cao. Thực tiễn dạy học đã khẳng đònh, với việc trang bò những phương tiện
dạy học hiện đại mà trình độ nghiệp vụ của giáo viên thấp hiệu quả dạy học không
những không tăng mà còn giảm nghiêm trọng.
II. Khái niệm về quá trình dạy học.
1. Thế nào là quá trình dạy học ?
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh
(dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực,
chủ động biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình), nhằm
thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học.
2. Tính chất hai mặt của quá trình dạy học .
Đònh nghóa nói trên về quá trình dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và
hoạt động nhận thức- học tập của học sinh, là quá trình hoạt động chung, trong đó
người giáo viên đóng vai trò người lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức
của người học và người học đóng vai trò tích cực, tự giác, chủ động phối hợp với sự tác

động của người giáo viên bằng cách tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình, nhằm đạt những nhiệm vụ dạy học.
Trong quá trình này, quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh liên
hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai quá trình đó thì quá trình dạy
học không diễn ra.
Công tác lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên bao gồm:

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 10 –

- Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức - học tập.
- Vạch ra kế hoạch hoạt động của mình.
- Tổ chức hoạt động dạy của mình và hoạt động học của người học.
- Kích thích tính tự giác, tính tích cực và chủ động của học sinh bằng cách tạo nên
nhu cầu, động cơ, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết, hứng thú nhận thức của người
học, làm cho họ ý thức rõ ràng nghóa vụ và trách nhiệm đối việc học tập của mình.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó mà có những
biện pháp điều chỉnh và sửa chữa kòp thời những thiếu sót, sai lầm của họ cũng như cải
tiến công tác giảng dạy của mình.
Quá trình học của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của người
giáo viên như diễn ra trong tiết học trên lớp hoặc những hình thức tổ chức dạy học
khác và dưới sự tác động gián tiếp của người giáo viên như tự học ở nhà.
Trong trường hợp có sự tác động trực tiếp của người dạy, hoạt động tự giác, tích
cực, chủ động nhận thức - học tập của học sinh thể hiện:
- Tiếp nhận những nhiệm vụ và kế hoạch học tập do giáo viên đề ra.

- Thực hiện những hành động và những thao tác nhận thức học tập nhằm giải quyết
những nhiệm vụ đề ra.
- Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tập của mình dưới tác động kiểm tra của
giáo viên và sự tự kiểm tra của mình.
- Phân tích những kết quả hoạt động học tập dưới sự lãnh đạo của giáo viên.
Còn trong quá trình hoạt động độc lập học tập thiếu sự lãnh đạo trực tiếp của giáo
viên thì hoạt động của người học được thể hiện như sau:
- Lập kế hoạch hoặc cụ thể hoá những nhiệm vụ hoạt động học tập của mình.
- Tự tổ chức hoạt động học tập bao gồm việc lựa chọn phương pháp, phương tiện và
những hình thức hoạt động học tập của mình.
- Tự kiểm tra và tự điều chỉnh trong tiến trình hoạt động học tập của mình.
- Tự phân tích những kết quả hoạt động học tập của mình.
Tùy theo sự tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh thông qua nội dung dạy
học mà trong quá trình dạy học hoặc là người giáo viên làm trung tâm hoặc người học
sinh làm trung tâm. Trong lý luận dạy học hiện đại quan điểm cốt lõi là lấy người học
làm trung tâm. Việc chuyển biến nhận thức từ lấy người thầy giáo làm trung tâm sang
lấy người học làm trung tâm được coi như là cuộc cách mạng côpecních trong quá trình
dạy học.
3. Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn.
Quá trình dạy học bao gồm các thành tố cấu trúc:
- Mục đích, nhiệm vụ dạy học
- Nội dung dạy học

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học


- 11 –

- Phương pháp, phương tiện dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học
- Giáo viên với hoạt động dạy
- Học sinh với hoạt động học
- Kết quả của quá trình dạy học
Các thành tố cấu trúc đó tạo nên một hệ thống toàn vẹn phát triển trong một môi
trường kinh tế, văn hóa, xã hội nhất đònh.
Hệ thống toàn vẹn là một hệ thống bao gồm những thành tố liên hệ với nhau, tác
động lẫn nhau tạo nên chất lượng mới. Nó khác với hệ thống cộng, chẳng hạn như một
đống gạch. Cùng là những viên gạch đó nhưng theo các bản thiết kế khác nhau, chúng
liên hệ và tác động lẫn nhau có thể tạo nên những lâu đài mà cũng có thể chỉ là những
ngôi nhà cấp bốn. Dầu là ngôi nhà cấp bốn thì chúng cũng tạo nên một chất lượng mới,
không còn là đống gạch nữa. Hệ thống toàn vẹn bao giờ cũng diễn ra sự cân bằng
động, vì các thành tố của nó luôn biến đổi. Chỉ một thành tố của hệ thống đó biến đổi
thì cũng tạo nên sự biến đổi của các thành tố khác của hệ thống để đạt được hệ số cân
bằng không đổi. Hệ thống toàn vẹn bao giờ cũng có lực lớn hơn tổng các lực của các
thành tố của nó. Hệ thống bao giờ cũng tồn tại trong một môi trường. Môi trường và
các thành tố của hệ thống cũng có sự tác động lẫn nhau.
Khi xem xét quá trình dạy học một cách tónh, nghóa là xem xét ở một thời điểm
nhất đònh, nó bao gồm những thành tố sau: mục đích xã hội của dạy học, đó là đơn đặt
hàng của xã hội đối với nhà sư phạm - mục đích này được hiện thực hóa bằng nội dung
dạy học; người thầy giáo với hoạt động dạy của mình, với những phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức dạy học, tác động đến động cơ của người học để thúc đẩy người
học học tập với việc sử dụng những phương pháp học tập, phương tiện và hình thức tổ
chức hoạt động học của mình. Sự tác động lẫn nhau giữa hoạt động dạy của giáo viên
và hoạt động học của học sinh tạo nên kết quả dạy - học, nghóa là làm biến đổi nhân
cách của người học. Hoạt động dạy của giáo viên cũng phụ thuộc vào việc dạy cái gì,
nghóa là nội dung dạy học thể hiện mục đích sư phạm của hoạt động dạy. Hoạt động

học của học sinh cũng vậy, nó bò qui đònh bởi động cơ, nội dung dạy học, vai trò của
môi trường xã hội phản ánh trong đơn đặt hàng của xã hội trong hoạt động của giáo
viên.
Môi trường của quá trình dạy học bao gồm sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học,
công nghệ. Chúng có ảnh hưởng tới những thành tố của quá trình dạy học.
Trong những thành tố đó, giáo viên với hoạt động dạy, học sinh với hoạt động học,
nội dung dạy học là đối tượng tác động tạo thành ba đỉnh của tam giác sư phạm. Tuỳ
theo sự tác động khác nhau của ba thành tố này mà có hai cách tiếp nhận khác nhau
đối với quá trình dạy học : hoặc lấy người dạy làm trung tâm, hoặc lấy người học làm
trung tâm.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học
III.

- 12 –

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Quá trình dạy học gồm hoạt động dạy và hoạt động học, hai mặt này tồn tại trong
sự tương tác tích cực đối với nhau, phù hợp với qui luật : “Dạy của giáo viên và học
của học sinh thống nhất và biện chứng với nhau”.
Dạy của giáo viên, học của học sinh - hai yếu tố này tồn tại song song, nếu thiếu
một trong hai yếu tố thì quá trình dạy học không tồn tại, chính sự thống nhất và biện
chứng đó tạo nên mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Các mối liên hệ xuôi, liên hệ ngược ngoài và liên hệ ngược trong được hình thành

trong quá trình dạy học làm cho quá trình dạy học trở thành một chu trình kín.
Người giáo viên phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học để lựa chọn nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tác động đến học sinh, tạo nên đường
liên hệ xuôi.
Sau khi tiếp nhận và xử lí thông tin, học sinh đạt được một kết quả học tập nhất
đònh và báo cáo kết quả đó cho giáo viên thông qua việc kiểm tra, tạo nên đường liên
hệ ngược ngoài và làm cho quá trình dạy học trở thành một chu trình kín.
Giáo viên dựa vào kết quả thông báo ngược đó để đònh ra cách tiếp tục tác động
đến học sinh một cách có hiệu quả hơn.
Thông qua kiểm tra học sinh cũng tự phát hiện ra ưu điểm và thiếu sót của mình để
cải tiến cách học tập, tạo nên đường liên hệ “ngược trong” trong bản thân học sinh.
Muốn cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao cần phải làm cho nó trở thành chu
trình khép kín.
IV.

Lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học .

1. Quan điểm lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học .
Quan điểm đó đã manh nha từ trong tư tưởng giáo dục của các nhà giáo dục thời cổ
đại và được phát triển trong quá trình lòch sử của giáo dục. Song nó chưa có những
điều kiện để chiếm đòa vò ưu thế như trong những thập kỉ gần đây.
Vậy hiểu như thế nào là lấy người học làm trung tâm? Một cách tổng quát và đầy
đủ là cần phải hiểu rằng bản chất của quá trình dạy học với quan điểm lấy người học
làm trung tâm là lấy hoạt động của người học làm trung tâm, người học vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học. Điều đó cụ thể như sau:
- Người học phải là chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, chủ động để chiếm lónh tri
thức, hình thành kó năng, kó xảo và thái độ nhằm đáp ứng được những yêu cầu của xã
hội được phản ánh trong mong muốn và nguyện vọng của người học. Chính người học
chứ không phải ai khác phải là chủ thể tạo nên sản phẩm giáo dục cho chính mình.


ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 13 –

Người học phải nhập cuộc vào hoạt động học tập của mình sau khi đã có sự cân nhắc,
lựa chọn cẩn thận.
- Người học nhập cuộc vào hoạt động học tập do động cơ bên trong thúc đẩy. Động
cơ đó phải là điều không chỉ có ý nghóa thật sự đối với mình mà còn có giá trò đối với
yêu cầu của nhà trường, yêu cầu của xã hội.
- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, qua đó mà học bạn và xã hội hóa
việc học của mình.
- Việc dạy học phải xuất phát từ người học: từ nhu cầu, động cơ, cấu trúc tư duy,
năng lực và nói chung là từ đặc điểm tâm lý cá nhân, từ những điều kiện học tập của
học sinh. Song điều đó không có nghóa là phải chú ý tới mọi nhu cầu của người học mà
chỉ chú ý những nhu cầu đúng đắn phản ánh yêu cầu của xã hội đòi hỏi ở mỗi cá nhân.
Vì vậy trong quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm, một mặt phải chú ý nhu
cầu, động cơ của tập thể và từng cá nhân người học; mặt khác phải giáo dục họ nhu
cầu, động cơ đúng đắn để họ dễ dàng thích ứng nhanh trước những biến đổi yêu cầu
của xã hội đối với họ.
- Việc học của học sinh phải được phân hoá và cá thể hóa vì mỗi người học có nhòp
điệu học, hứng thú, nhu cầu, năng lực khác nhau, không có người nào học hoàn toàn
giống nhau.
Trong quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm phải chuyển hoá quá trình
giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Trong hệ thống dạy học lấy người học làm trung tâm, người học vừa là chủ thể, vừa là

mục đích của quá trình học tập. Vò trí người học ở trung tâm hay ngoại biên là nét đặc
trưng phân biệt hệ thống giáo dục này với hệ thống giáo dục khác.
Quan điểm lấy người học làm trung tâm phải được quán triệt trong việc lựa chọn và
trình bày nội dung dạy học, trong việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học nhằm giúp cho người học biết tư duy, biết cách học thông minh và sáng tạo, có
thái độ ham muốn học tập đúng đắn.
2. Vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học lấy người học làm trung
tâm.
Khi nói người học là trung tâm trong quá trình dạy học không có nghóa là hạ thấp
vai trò của người dạy. Trái lại, “ Giáo viên giữ vai trò quyết đònh trong quá trình dạy
học và đặc trưng trong việc đònh hướng giáo dục… Không một hệ thống giáo dục nào có
thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc trong hệ thống đó… Người giáo viên
không chỉ còn là người truyền đạt, thông báo những tri thức rời rạc, mà là người lãnh
đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức- học tập của người học sinh, người hướng
dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học”. Để đạt được điều đó, hoạt động của
người giáo viên đa dạng hơn, phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Nếu thiếu tình cảm

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 14 –

nghề nghiệp, tình cảm đối với học sinh, thiếu tri thức sâu và rộng, thiếu kó năng sư
phạm thì người giáo viên không thể hoàn thành được nhiệm vụ cao cả đó.
Quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả tối ưu trong trường
hợp có sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó sự

nỗ lực của giáo viên trùng với sự nỗ lực của bản thân học sinh để tạo nên sự cộng
hưởng của chính quá trình dạy học đó. Lấy học sinh làm trung tâm là ưu tiên cao cho
việc bồi dưỡng và phát huy tính sáng tạo của người học.
V. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trung học.
1. tính tích cực trong hoạt động nhận thức
Tính tích cực làtrạng thái hoạt động của chủ thể, thể hiện sự gắng sức cao về nhiều
mặt trong hoạt động học tập của học sinh.
Biểu hiện của tính tích cực:
- Tập trung chú ý cao
- Say sưa, hứng thú, nhiệt tình với việc học tập và nhận thức
- Đònh hướng được nhiệm vụ nhận thức
- Có ý chí, kiên trì khắc phục khó khăn, huy động sức suy nghó để hoàn thành
nhiệm vụ.
- Có khả năng linh hoạt để đáp ứng lại những tính huống khác nhau để đặt vấn
đề, giải quyết vấn đề và kiểm tra kết quả giải quyết vấn đề .
2. Tính độc lập trong hoạt động nhận thức.
Tính độc lập là những hoạt động có hệ thống trên lớp và ngoài lớp, để tự mình tìm
tòi tri thức, nêu ra vấn đề, giải quyết vấn đề và tự kiểm tra được kết quả công việc.
Biểu hiện của tính độc lập:
- Tự hòan thành được nhiệm vụ nhận thức
- Hoàn thành theo cách riêng của mình.
Độc lập là nét đặc trưng cơ bản của trí thông minh.
3. Tính sáng tạo
Tính sáng tạo là sự hiểu biết nhận thức học tập một cách tinh tế, nhạy cảm đồng
thời nắm được phương pháp suy nghó và giải quyết vấn đề một cách khoa học để tạo ra
một hoạt động hay một sản phẩm mới.
Biểu hiện của tính sáng tạo:
- Phát hiện được cấu trúc của đối tượng nghiên cứu.
- Nhìn thấy được những vấn đề mới của đối tượng quen biết


ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học
-

- 15 –

Biết tự lực chuyển các tri thức và kó năng sang một tình huống mới.

Xét về mức độ thì tính độc lập rộng hơn, cao hơn tính tích cực. Mà tính sáng tạo là
mức độ phát triển cao nhất, là mức lí tưởng mà người giáo viên trung học mong muốn.
Tính sáng tạo phải bao hàm cả tính tích cực và tính độc lập.
4. Những con dường phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trung
học
-

Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học .
Dạy học phân hóa
Kết hợp giữa tập thể với cá nhân – dạy học theo nhóm.

VI. Công nghệ dạy học (CNDH)
1. Khái niệm về CNDH.
a) Công nghệ dạy học là gì?
Thuật ngữ CNDH (Technologie de l’ enseignement) hiện nay ở trên thế giới và cả
ở nước ta, được dùng tương đương với các thuật ngữ công nghệ đào tạo (technologuia
obrazovania), công nghệ giáo dục (education technology). Nhưng ở đây, chúng tôi
dùng thuật ngữ CNDH.

CNDH là một khoa học mới về việc giáo dục con người đang được hình thành, dựa
trên cơ sở những thành tựu hiện đại của các khoa học giáo dục mới của thời đại. Tuy
mới hình thành, nhưng CNDH đã có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp giáo dục.
b) Vài nét sơ lược về quá trình hình thành công nghệ dạy học.
Trước đây, trong nền giáo dục cũ, việc dạy học chủ yếu dưạ vào lời nói và chữ
viết, đó là dạy học cổ truyền.
Vào đầu những năm 40 của thế kỷ 20, người ta bắt đầu sử dụng phim ảnh. Cuối
những năm 40 và đầu những năm 50, ở khắp châu u, châu Mỹ rồi châu Mỹ Latinh,
việc sử dụng các phương tiện kó thuật dạy học, việc sử dụng dạy học chương trình hóa
và các máy dạy học được sự hưởng ứng rộng rãi của các nhà giáo và các nhà khoa học
giáo dục ở Tây u, ở Mỹ, ở Liên Xô và một số nước khác.
Đến khoảng cuối những năm 60, việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện kó thuật
trong giáo dục đã làm xuất hiện các thuật ngữ công nghệ giáo dục, công nghệ dạy học,
công nghệ đào tạo. Khái niệm CNDH qua quá trình phát triển từ những ngày đầu
(khoảng những năm 50) cho đến nay có thể chia ra làm hai nhóm:

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học
-

- 16 –

Khái niệm CNDH theo nghóa hẹp.
Khái niệm CNDH theo nghóa rộng.

CNDH theo nghóa hẹp.

Những đònh nghóa thuộc nhóm này về cơ bản đồng nhất CNDH với việc sử dụng
vào giáo dục các phát minh, các sản phẩm công nghệ hiện đại của thông tin đại chúng
và các phương tiện kó thuật dạy học. Sau đây là một vài đònh nghóa tiêu biểu thuộc
nhóm này.
Theo Collier và nhiều cộng tác viên: “ Công nghệ dạy học có nghóa là việc áp
dụng các hệ thống kó thuật và các phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học tập của
con người.” ( A. Wood công nghệ giáo dục – hướng tới một đònh nghóa Innovation số
3.1988).
Michael Clark, giám đốc trung tâm nghe nhìn trường đại học Luân Đôn Anh cho
rằng: “ Từ những năm 1950, các giáo sư bình luận về tác động ngày càng tăng của các
phương tiện công nghệ dùng vào giáo dục, hiện tượng đó được gọi là CNDH. Thuật
ngữ này dần dần bò hiểu theo hai hướng, một hướng tiếp tục duy trì nghóa gốc của nó là
việc sử dụng vào giáo dục các phát minh, các sản phẩm công nghiệp và các phương
pháp nằm trong công nghiệp hiện đại; một hướng khác, do sự hiểu nhầm và dẫn đến ý
nghó rằng do kó thuật điện tử đẻ ra nhiều máy móc điện tử, nghe nhìn có thể tồn tại một
CNDH như công nghiệp làm lạnh, côngnghiệp làm giấy”. ng chỉ thừa nhận có hiện
tượng công nghệ áp dụng vào giáo dục. ( Michael Clark Technologie Appliueé à L’
éducation ou Technologie Educative. Perspectives. Paris số 3. 1982).
Khái niệm CNDH theo nghóa rộng.
Cùng với sự phát triển của các việc áp dụng các phương tiện kó thuật dạy học và
thành tựu của các khoa học vào giáo dục, khái niện CNDH ngày càng được hoàn thiện,
mở rộng và có chiều sâu hơn.
Sau đây một vài đònh nghóa khái niệm CNDH theo nghóa rộng.
Tổ chức giáo dục của UNESCO, ở hội thảo tại Giơnevơ từ ngày 10 đến 16 tháng
5/1970 đã đưa ra đònh nghóa như sau:
“ Công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của
công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học, cũng
như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt mục đích dạy học
đề ra, đồng thời tiết kiện được sức lực của thầy và trò”.
David G. Hawkridge, giáo sư khoa học ứng dụng và giám đốc trường đại học mở

Anh ( Openuniversity) viết:
“… Công nghệ dạy học bao hàm một phạm vi rất rộng: nó gồm hầu hết các phương
tiện của giáo dục từ việc soạn thảo các chương trình cho đến việc học tập của học sinh,
từ các bảng đen dùng ở nhà trường nông thôn đến việc thiết lập các thời khoá biểu hàng

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 17 –

ngày bằng máy tính điện tử. CNDH có phạm vi nghiên cứu rất rộng, liên quan đến các
mục đích, đến bản thân quá trình đào tạo, cũng như đến các phương tiện…”.
ng kết luận rằng: “ có một công nghệ dạy học theo nghóa đầy đủ như công nghệ
làm lạnh, công nghệ làm giấy. Chúng ta đang ở bình minh của một cái gì hoàn toàn
mới, hấp dẫn, đe dọa. (David G. Hawkridge Situation etperspectives de la technologie
de l’ éducation. Paris số 3.1982).
Theo Jankieviz ( Ba Lan 1971): “ Công nghệ dạy học là hệ thống các chỉ dẫn sử
dụng các phương pháp, phương tiện hoạt động, mà kết quả là phải đào tạo được những
người tốt nghiệp theo mong muốn trong thời gian ngắn nhất có thể được với sự chi phí
phương tiện một cách tối ưu”.
Terami Nakano ( Nhật Bản) trong bài viết về “ Công nghệ dạy học và đào tạo giáo
viên” đọc tại hội nghò Công nghệ dạy học châu lần thứ ba tại Tôkiô đã nêu: “ Công
nghệ dạy học là một phương thức tư duy có tính khoa học và hệ thống đối với giáo dục,
chứ không chỉ đơn thuần là giới thiệu các phương tiện giảng dạy hay công nghệ phần
cứng”.
A.Wood, trường cao đẳng Bolton Anh, có nêu lên nhận đònh của một số nhà giáo

dục cho rằng: đã có một CNDH thật sự. Nhưng theo họ thì giáo dục buộc phải tồn tại ở
thời kì tiền công nghệ cho đến khi soạn thảo được một cơ sở lý thuyết vững chắc xuất
phát từ đó các áp dụng khoa học và giáo dục có thể tiến hành.
Cho đến hiện nay, còn tồn tại nhiều đònh nghóa khác nhau cho cùng một khái niệm
CNDH. Tuy nhiên có thể nhận thấy những đònh nghóa ra đời vào giai đoạn đầu mới
xuất hiện khái niệm thì hầu như đều nói việc sử dụng các phương tiện kó thuật dạy học
vào giáo dục là thuộc tính bản chất của khái niệm này. Càng về sau, theo tiến trình
của thời gian, các đònh nghóa dần dần được mở rộng hơn, bao quát và sâu sắc hơn.
Tồn tại một số quan điểm đối lập cần chú ý, đó là: sự thừa nhận của một số nhà
giáo dục cho rằng có một công nghệ dạy học. Đồng thời lại có quan điểm chỉ thừa
nhận có công nghệ ứng dụng vào dạy học chứ không thể có một công nghệ dạy học
được hiểu đơn thuần như khái niệm công nghệ trong sản xuất.
Một số nhà giáo dục cho rằng CNDH đã phát triển tới một mức độ cao, đã trở
thành một khoa học có vò trí độc lập. Nhưng lại có ý kiến cho rằng giáo dục còn phải
tồn tại ở thời kì tiền công nghệ cho đến khi nó có một lý thuyết đầy đủ cơ sở khoa học.
2. Bản chất và đặc điểm của CNDH.
a. CNDH xuất hiện do nhu cầu của thời đại.
Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão hiện nay, nhiều
lónh vực khoa học mới và nhiều ngành nghề mới hình thành và phát triển tri thức rất
nhanh. Từ đó xuất hiện nhanh chóng nhu cầu ngày càng tăng về cán bộ khoa học kó

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 18 –


thuật cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong thực tế ở hầu hết khắp nơi trên thế giới, tồn
tại mâu thuẫn khách quan một bên giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài về cán bộ chuyên
môn ngày càng tăng và một bên là có một sự trì trệ nhất đònh trong giáo dục đào tạo,
bởi lẽ giáo dục thường kém linh hoạt và năng động hơn nhiều so với sự phát triển của
sản xuất và khoa học kó thuật. Vì vậy cần phải có một sự đổi mới mạnh mẽ về mục
tiêu nội dung, tổ chức và hệ phương pháp dạy học.
Có thể nói cơ sở kinh tế xã hội của CNDH chính là cuộc cách mạng khoa học kó
thuật trong thời đại ngày nay.
b. Bản chất của công nghệ dạy học.
Qua những điều đã trình bày trên về cơ sở kinh tế xã hội, về nguồn gốc hình thành,
về qui luật vận động và xu thế phát triển của CNDH cho phép chúng ta đi đến nhận
thức sau đây về bản chất của công nghệ dạy học. Nói một cách ngắn gọn CNDH là sự
áp dụng những thành tựu của khoa học, kó thuật và công nghệ vào quá trình dạy học
nhằm thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quả kinh tế cao hoặc CNDH là sự công nghệ
hóa quá trình dạy học. Nói một cách đầy đủ hơn:
Công nghệ dạy học là một khoa học về giáo dục con người. Dựa trên cơ sở tổng hợp
những thành tựu của nhân loại từ trước tới nay, đặc biệt những thành tựu hiện đại của
các khoa học giáo dục và các khoa học liên quan như sinh học, tâm lý học, điều khiển
học, lý thuyết tổ chức, lôgíc học, kinh tế học giáo dục… công nghệ dạy học tổ chức một
cách khoa học quá trình đào tạo con người bằng cách xác đònh một cách chính xác và
sử dụng một cách tối ưu đầu ra (mục tiêu giáo dục), đầu vào (học sinh), nội dung dạy
học, các điều kiện phương tiện kó thuật dạy học, các tiêu chuẩn đánh giá, hệ phương
pháp tích cực hóa, chương trình hóa (qui trình hóa) và cá thể hóa quá trình dạy học, với
sự chi phí tối ưu, thời gian, sức lực, tiền của của giáo viên, học sinh, nhân dân và Nhà
nước nhằm đạt được mục đích giáo dục và đáp ứng được kòp thời những yêu cầu của thời
đại.
đây có một số điểm cần chú ý:
CNDH kế thừa tất cả những thành tựu, những tinh hoa của nhân loại về giáo dục,
chứ không phủ đònh sạch trơn như một số người lầm tưởng.
CNDH xem quá trình dạy học như là một quá trình công nghệ đặc biệt, nhằm sản

xuất ra những sản phẩm cao cấp, những con người, những cán bộ khoa học kó thuật.
Với tính chất là quá trình công nghệ phải chú ý đầy đủ đến các yếu tố sau đây:
1. Đầu ra, tức là sản phẩm cụ thể cần sản xuất, ở đây là mục tiêu giáo dục.
2. Đầu vào, tức nguyên vật liệu và các điều kiện, ở đây là người học sinh, nội dung
dạy học, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bò và phương tiện dạy học.
3. Các qui trình công nghệ vi mô và vó mô nhằm biến đầu vào thành đầu ra.
4. Hiệu quả kinh tế của quá trình.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 19 –

CNDH là một quá trình công nghệ đặc biệt, vì ở đây nguyên vật liệu là học sinh, là
một chủ thể có ý thức. Trong quá trình dạy học theo quan điểm CNDH, thầy giáo là
người vừa thiết kế vừa góp phần thi công, học sinh là người vừa thi công, vừa tự thiết
kế quá trình học tập của mình. Như vậy, đòi hỏi học sinh là trung tâm tích cực và chủ
động học tập.
Họ không chỉ đi theo con đường thẳng, con đường bắt chước, làm theo, mà còn đi
theo con đường phân nhánh, họ vừa đi theo con đường algôrit, vừa đi theo con đường
ơristic. Như vậy, các quan niệm quá cứng nhắc, máy móc về quá trình dạy học theo
quan điểm CNDH đều là sai lầm.
c. Một số luận điểm về các yếu tố cơ bản của CNGD.
1. Vấn đề xác đònh đầu ra: Mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu giáo dục phải xác đònh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, của kinh
tế, sản xuất, chiến đấu, thò trường.

Đầu ra phải mềm dẻo hóa, phải phân hóa thành nhiều loại tuỳ theo yêu cầu của xã
hội và tuỳ đối tượng học sinh.
Đầu ra phải thích đáng phù hợp với thực tiễn, thực hiện được và đo đạc được.
Đầu ra phải bao gồm tri thức, kó năng và thái độ, đặc biệt chú ý biết làm chứ không
chỉ biết lý thuyết.
2. Về đầu vào: để xác đònh đầu vào (đối tượng học sinh) cần dựa vào các cơ sở sau
đây:
Cơ sở sinh học.
Cơ sở tâm lý: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý: nhân bản, dân tộc, giai
cấp, thế hệ, lứa tuổi, cá nhân ( xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất).
Cơ sở sư phạm: trình độ tri thức, kó năng, kó xảo, thái độ của học sinh so với yêu
cầu đầu ra.
Xác đònh đầu vào một cách cụ thể, chính xác so với đầu ra là một yêu cầu khách
quan, quan trọng của quá trình dạy học theo quan điểm CNDH.
3. Về phương tiện kó thuật dạy học ( PTKTDH).
a. CNDH coi phương tiện kó thuật là một phương thức để đạt tới mục đích giáo
dục.
b. Mỗi khâu, mỗi vấn đề trong giáo dục đào tạo có thể gắ n với những phương tiện
kó thuật dạy học hòên đại xác đònh và sử dụng tổ hợp hay đơn lẻ tùy theo dự
đoán của kết quả cần đạt.
c. Dựa trên thành quả của Ergonomia (khoa học nghiên cứu hiệu quả lao động
của con người trong mối quan hệ người, phương tiện, môi trường) và của tâm lý
học, CNDH tạo nên các điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học như âm thanh,
ánh sáng, nhiệt độ, các phương tiện, tự động hóa một số động tác dạy học như
máy kiểm tra, máy dạy học….

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học



Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 20 –

d. Các phương tiện kó thuật dạy học là tất yếu trong quá trình dạy học theo quan
điểm CNDH. Các PTKTDH sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong nhà trường
và trong giáo dục không phải như các công cụ đơn độc mà như những bộ, những
tổ hợp để thực hiện những nhiệm vụ dạy học xác đònh.
4. Về nội dung dạy học( NDDH).
Nội dung dạy học được hiện đại hóa và mềm hóa, chứa đựng nhiều yếu tố mới,
trong đó có thể kể đến một số luận điểm như sau:
a. NDDH phản ánh những thành tựu của văn hóa, khoa học, kó thuật, những vấn
đề có tác dụng đưa lại hiệu quả cao nhất, phù hợp nhất với sự phát triển của
thực tế xã hội, phải chứa đựng những tư tưởng chủ đạo của khoa học hiện đại.
Để đáp ứng kòp thời những chuyển biến nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa
học kó thuật, chương trình có phần cứng và phần mềm, phần các bộ môn tự
chọn và tự nguyện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cá thể hóa và phân hóa việc
dạy học.
b. Tính hiện đại của NDDH thể hiện ở sự liên kết hợp lí những thông tin khoa học
vào những cấu trúc mới lôgic, tạo nên sự tối ưu của nội dung, giúp cho việc
hình thành tốt tư duy năng động, dẫn dắt học sinh ra khỏi phạm vi kiến thức đã
xác lập nhất đònh, thúc đẩy học sinh tìm kiếm kiến thức mới cao và rộng hơn
cái đã có.
c. Sử dụng vào mục đích dạy học tạo việc tích hợp nhiều môn khoa học và các
phương pháp nghiên cứu đặc trưng của nó, tạo ra một nội dung dạy học trong
đó có những kiến thức đơn vò, những hành động đơn vò được tổng quát hoá dưới
dạng các hệ thống. Cấu trúc lôgic của nội dung tạo ra những mối tương quan
chắt chẽ liên môn dẫn đến sự giảm nhẹ gánh nặng tự liên kết kiến thức cho
người học, tiền đề cho sự thích nghi nhanh với thực tiễn sản xuất và công tác.

d. Nội dung dạy học được phân nhỏ để thiết lập một cấu trúc vừa mức, gọn và
hướng vào một mục tiêu hoạt động xác đònh, nhờ đó tạo ra mức phấn đấu cụ
thể, qua đó hình thành những động lực thúc đẩy quá trình tự phấn đấu học tập
của học sinh.
5. Về phương pháp: Đổi mới hệ phương pháp với một số luận điểm cơ bản như sau:
a. trên cơ sở xác đònh đúng đắn đầu ra, đầu vào, nội dung các điều kiện và
phương tiện, tổ chức quá trình dạy học với vò trí của thầy giáo là người thiết kế,
người tổ chức và cổ vũ các điều kiện, người học sinh là trung tâm, là người thi
công, người tích cực, chủ động học tập, trên cơ sở việc chương trình hóa chu
trình dạy học ( chương trình hóa vó mô) cũng như chương trình hóa động tác
(chương trình hóa vi mô) nhằm loại bỏ đến mức cao nhất những yếu tố ngẫu
nhiên trong hoạt động, đảm bảo cho quá trình đó có được sự tổ chức đứng đắn
tối đa.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 21 –

b. Quá trình đào tạo thực sự là quá trình điều khiển và tự điều khiển, đảm bảo kòp
thời và đầy đủ các mối liên hệ ngược trong và ngòai, và hiệu quả của nó phụ
thuộc trình độ tổ chức quá trình dạy học theo những qui trình nhất đònh.
c. Yếu tố cơ bản của phương pháp hiện đại hướng vào việc làm giảm tới mức tối
đa khoảng cách giữa nội dung dạy học và sự phát triển của khoa học và của
thực tế xã hội.
d. Trên cơ sở xác đònh rõ ràng mục đích dạy học và phạm vi các kiến thức, kó

năng, cho phép sử dụng các con đường cá biệt hóa việc dạy học trên cơ sở các
kó thuật dạy học đã được kiểm nghiệm thực tế.
e. Xác lập các phương pháp dạy học hoàn hảo và những điều kiện học tập tối ưu
cho tất cả mọi người và từng người, sao cho những người khác nhau, qua quá
trình dạy học, đạt được những thành tựu gần giống nhau.
6. Về đánh giá kết quả dạy học.
Việc đánh giá kết quả dạy học cho từng trường, từng cá nhân phải căn cứ vào hiệu
quả thực tế đối với nến kinh tế xã hội và dưạ trên một số luận điểm cơ bản sau đây:
a. Hoạt động dạy học có mục đích cuối cùng là số lượng, chất lượng và hiệu quả
dạy học được đo bằng mức độ thực hiện các mục tiêu đặt ra với sự chi phí tối ưu
thời gian, sức lực, tiền của của thầy, trò, nhân dân và Nhà nước. Bởi vậy, trong
từng giai đoạn đào tạo phải có được thông tin cần thiết về mức độ thực hiện các
mục tiêu đó (các mục tiêu trung gian). Phương tiện kó thuật sẽ hỗ trợ cho việc
phát hiện kòp thời tình hình, nhằm điều chỉnh các quá trình đi đúng theo mục
tiêu dự kiến sau mỗi giai đoạn.
b. Hệ thống kó thuật đánh giá không chỉ nhằm vào việc xác nhận thành tích học
tập của từng học sinh riêng lẻ, mà chủ yếu là hướng vào việc đánh giá sự diễn
biến đúng đắn của quá trình dạy học và từ đó xây dựng cơ sở vững chắc, chính
xác cho sự điều khiển nhanh chóng các sai sót, lệch lạc nảy sinh.
c. Công nghệ dạy học coi việc đánh giá đònh lượng kết quả dạy học là một khâu
không thể thiếu được của toàn bộ quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa
học, hiện đại, nhưng không phải là tất cả mọi kết quả giáo dục đều cần phải và
có thể đánh giá đònh lượng. Phải kết hợp đánh giá đònh lượng và đònh tính.
d. Thực nghiệm khoa học khẳng đònh việc kiểm tra có kết quả nhất là sử dụng các
máy kiểm tra, kể cả máy tính điện tử, đồng thời được bổ sung bằng các hình
thức kiểm tra khác trong đó có sự tham gia tích cực của người thầy giáo.
d. Đặc điểm của công nghệ dạy học.
CNDH như đã trình bày trên là khoa học tổ chức một cách tối ưu quá trình dạy học
nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất về số lượng cũng như chất lượng với sự chi phí tối
ưu về thời gian, sức lực, tiền của của thầy, trò, nhân dân và Nhà nước, nhằm đáp ứng

có hiệu quả và kòp thời những yêu cầu của nền kinh tế xã hội của thời đại ngày nay.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 22 –

Nó có các đặc điểm cơ bản sau đây (theo một công trình nghiên cứu nhiều năm của
các nhà khoa học giáo dục Ba Lan).
1. Tính hiện đại được hiểu là thường xuyên áp dụng vào thự c tiễn giáo dục những
đổi mới về giáo dục có căn cứ khoa học và được kiểm tra bằng thực nghiệm.
2. Tối ưu hóa tức chi phí ít nhất về thồi gian, sức lực, tiền của nhưng đạt kết quả
cao nhất trong quá trình đào tạo.
3. Tính tích hợp tức việc sử dụng tổng hợp nhuần nhuyễn những thành tựu của
nhiều khoa học vào việc đào tạo. Giáo dục học hiện đại phải dựa vào những thành
tựu của nhiều khoa học hiện đại khác.
4. Tính khoa học: phải xây dựng được một hệ thống khái niệm, phạm trù, qui luật,
tính qui luật để điều khiển quá trình dạy học.
5. Tính lập lại kết quả: cùng một quá trình dạy học phải đạt được một kết quả
mong muốn giống nhau ( hoặc gần giống nhau).
6. Chương trình hóa hành động tức là từ lúc thăm dò nhu cầu của xã hội đến lúc
tuyển sinh, cho đến các quá trình cụ thể như học tập, nghiên cứu khoa học, đều
được tiến hành theo những qui trình vó mô và vi mô nhất đònh.
7. Sử dụng các phương tiện kó thuật dạy học.
8. Đánh giá kết quả đào tạo một cách khách quan, kòp thời về đònh lượng và đònh
tính.

3. Vò trí và tác dụng của CNDH.
Có những sự nhận thức khác nhau đối với CNDH, nhưng hầu như có sự thống nhất
cơ bản về vò trí quan trọng và tác dụng to lớn của CNDH đối với việc đào tạo con
người nói chung và người cán bộ khoa học kó thuật nói riêng.
Một công bố của y ban công nghệ dạy học ( Commission of instructional
technology) năm 1970 do Joao Batista Traanjo e Olivera phụ trách, đã nêu lên tác
dụng của CNDH như sau:
- Nâng cao năng suất của giáo dục.
- Tạo cho giáo dục những nền tảng khoa học hơn.
- Cho phép cá thể hóa giáo dục.
- Làm cho giáo dục có hiệu quả hơn.
- Làm cho việc học tập nhanh hơn.
- Tăng cường sự bình đẳng trước giáo dục.
(Joao Batista Traanjo e Olivera Về việc sử dụng tốt công nghệ dạy học.
Perspectives Unesco số 3 1982).
Một số nhà khoa học cho rằng sự phát triển của lý luận dạy học và lý luận giáo
dục, đặc biệt tác dụng thực tiễn của nó, không thể nào có, nếu không tính đến CNDH
hiện đại.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 23 –

Tổng thuật của Gz. Kupisieviacz trong tạp chí Dydactika Szkoly Ryzszej 4.1975 đã
cho rằng: “ CNDH là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo dục, sau sự thành lập nhà

trường, việc sử dụng chữ viết, việc in và dùng sách”.
Rõ ràng cho đến nay CNDH đã được đặt vào một vò trí rất cao đối với toán bộ quá
trình giáo dục của loài người. nước ta, khái niệm công nghệ dạy học và những thuật
ngữ của nó như thiết kế, thi công, đầu ra, đầu vào, các qui trình… cũng đã được đề cập
đến một cách dè dặt từ cuối những năm 70 và cho đến nay đã được nói đến nhiều hơn,
rộng rãi hơn và sâu sắc hơn.
Năm 1981, Lê Khánh Bằng trong bài “ Một số phương hướng và biện pháp nâng
cao chất lượng dạy học ở đại học” đăng trên tạp chí ĐHTHCN, đã viết: “ Quá trình
dạy học có thể xem như một quá trình công nghệ đặc biệt, một số qui trình “sản xuất
những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất, những con người mới xã hội chủ nghóa, những
cán bộ khoa học kó thuật”. Nét độc đáo của quá trình là ở chỗ học sinh không phải đối
tượng thụ động của quá trình tác động của giáo viên, mà học sinh vừa là khách thể vừa
là chủ thể của quá trình dạy học. Vì vậy, ở đây cũng cần xem xét kó đầu ra (mục tiêu
đào tạo) đầu vào (học sinh) và các qui trình để giúp học sinh tự biến đầu vào thành đầu
ra”.
Hồ Ngọc Đại trong bài viết “ Có dám làm một cuộc cải cách giáo dục quốc dân
thật sự không?”( Văn nghệ 8. 1987) đã nêu ý kiến: “ Đổi mới giáo dục là thay đổi
công thức cũ thầy giảng trò ghi nhớ bằng công nghệ giáo dục do thầy thiết kế, trò thi
công”.
Đặng Quốc Bảo trong bài “ Cải cách nền giáo dục quốc dân, một tất yếu khách
quan của thời đại chúng ta” ( đăng ở Tạp chí cộng sản 12.1987) có viết “ Nền giáo dục
mới phải thực hiện đúng hợp đồng sản xuất một cách ăn chắc theo kiểu đại công
nghiệp. Yêu cầu này buộc phải có một công nghệ giáo dục, tức là một quá trình thực
tiễn được tổ chức phù hợp với yêu cầu lý luận”.
Trong hội nghò từ ngày 2 đến 12 tháng 8 năm 1988 tại Vũng Tàu do bộ ĐHTHCN
và dạy nghề tổ chức để bàn về việc thực hiện ba chương trình hành động của ngành
1988 – 1990, các đồng chí lãnh đạo Bộ ĐHTHCN cũng đã đề cập đến một số vấn đề
liên quan tới khái niệm công nghệ dạy học.
“ Chương trình II ( nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất) vừa có tính chất là
một ý tưởng cơ bản của công nghệ đào tạo mới, nhằm thực hiện nguyên lý phương

châm giáo dục của Đảng; học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, vừa là
lối thoát cơ bản về tạo điều kiện vật chất cho việc cải cách và sự phát triển sự nghiệp
giáo dục”( Trần Hồng Quân – Kết luận hội nghò ngành ĐH 1988 sdd tr.52).
“ Cải cách nội dung phương pháp đào tạo mới theo hướng cá biệt hóa, tích cực hóa
đào tạo, hình thành cho được công nghệ đào tạo theo ngành học, nghề học, đảm bảo
trang bò cho học sinh các kiến thức cơ bản và kó năng, kó xảo thuần thục”.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học

- 24 –

mỗi trường phái cụ thể hóa những chủ trương biện pháp trong từng chương trình
hành động thành những kế hoạch qui trình, qui đònh vận dụng hướng chung của ngành
vào trường mình…
Như vậy rõ ràng đã đến lúc chúng ta cần nắm vững bản chất của CNDH để có được
một cơ sở lý luận vững chắc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức
quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông trung học.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học


- 25 –

CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC
I.

Nội dung dạy học (NDDH)

1. Khái niệm NDDH
NDDH là một bộ phạân được chọn lọc trong nền văn hóa của dân tộc và của loài
người (bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) mà ngừơi giáo viên cần tổ chức
cho học sinh lónh hội để đảm bảo hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã đònh.
NDDH gồm 4 thành phần :
1) Hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản hiện đại về tự nhiên, xà hội, tư duy,
kó thuật và về cách thức hoạt động.
2) Hệ thống những kó năng, kó xảo lao động trí óc và lao động chân tay.
3) Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.
4) Hệ thống những chuẩn mực (tiêu chuẩn) về thái độ đối với tự nhiên, xã hội và
với con người.
2. Các tiêu chuẩn xây dựng và lựa chọn nội dung.
a) Dựa vào mục tiêu giáo dục của trường phổ thông ở nước ta
Đó là đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân mới, mhững người lao động phát
triển toàn diện.
Nội dung dạy học ở trường trung học phải chuẩn bò cho học sinh ra trường có thể
tham gia lao động sản xuất, tiếp tục học trong các trường nghề, trung học chuyên
nghiệp, đại học hoặc tham gia nghóa vụ quân sự bảo vệ đất nước và làm kinh tế….
b) Dựa vào hiện trạng và xu thế phát triển của văn hóa khoa học.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiến bộ hiện nay đã làm thay đổi vò trí, tính
chất, cấu trúc của nội dung các môn học trong nhà trường. Vì vậy nội dung dạy học

phải:
- Phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học, kó thuật và văn hóa.
- Phải đảm bảo tính hệ thống và tăng cường mối liên hệ giữa các môn học (tích
hợp môn học).
c) Dựa vào khả năng lónh hội của học sinh.

ThS. Hoàng Thò Sâm

Khoa Sinh Học


×