Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng ca dao tục ngữ và thơ ca trong dạy học địa lý tự nhiên việt nam lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀ THƠ CA TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM LỚP 12.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU ……………………………….....………………… ………
3
1. Lí do chọn đề tài…………………………..……......………………..
3
2. Mục đích nghiên cứu……………………………….....…….………
3
3. Đối tượng nghiên cứu……………………...…….………...................
3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….
4
II. NỘI DUNG………………………………….……….......................


4
1. Cơ sở lí luận ……………………………...………....................
4
2. Thực trạng của vấn đề………………………………...…..………...
4
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………....………….
5
4. Kiểm nghiệm……………………....................................................
13
5. Hiệu quả của SKKN..........................................................................
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.………………………………………
15
1. Kết luận…………………………………. .........................................
15
2. Kiến nghị………………………………….........................................
16
Tài liệu tham khảo........................................................................................... .17
Các đề tài SKKN đã được Sở Giáo dục & Đào tạo đánh giá.......................... 18

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ca dao, tục ngữ và thơ ca là những sáng tác văn học có vần điệu, giàu
hình ảnh, ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh các hiện tượng đời sống xã hội, sản xuất, các
hiện tượng tự nhiên.
1.2. Trong giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp 12, việc vận dụng ca dao,
tục ngữ và thơ ca vào bài dạy một cách phù hợp sẽ tạo hứng thú cho học sinh, minh

họa cho bài học thêm hấp dẫn, cùng với Atlat Địa lí Việt Nam góp phần giúp học
sinh nắm kiến thức thuận lợi hơn và nhớ nội dung bài học sâu sắc hơn .
1.3. Vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên Việt
Nam dưới góc độ mô tả tự nhiên có tính chất hình ảnh, thuận lợi để học sinh liên hệ
với thực tế đời sống.
1.4. Địa lí là môn học thuộc tổ hợp thi môn khoa học xã hội, nên số lượng
học sinh nhập tâm, say mê học tập không nhiều. Thêm vào đó, với những Đổi mới
trong thi cử và xét tuyển như hiện nay đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút học
sinh học bộ môn Địa lí. Do vậy, việc dạy bộ môn Địa lí gặp không ít khó khăn. Vấn
đề đặt ra là: Mỗi tiết học địa lí, giáo viên cần tạo được sự hấp dẫn, có liên hệ thực
tế, nhấn mạnh được vai trò quan trọng khi các em có kiến thức địa lí trong cuộc
sống.
Một trong nhiều phương pháp gây hứng thú cho học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra
một kinh nghiệm nhỏ: “Vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí
tự nhiên Việt Nam Lớp 12”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Một số hiện tượng, đặc điểm tự nhiên Việt Nam ở một số bài học có liên quan
được minh họa bằng một số câu ca dao, tục ngữ và thơ ca. Giải thích nội dung Địa
lí được chứa đựng trong các câu ca dao, tục ngữ và thơ ca đó.
- Giáo viên và học sinh có thể tham khảo để khắc sâu kiến thức và bài học được
thêm sinh động, hấp dẫn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phần Địa lí tự nhiên - Sách giáo khoa Địa lí 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam)
- At lát Địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
3


- Học sinh lớp 12 – Trường THPT Lương Đắc Bằng.
4. Phương pháp nghiên cứu:

- Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài học trên mạng internet.
- Tham khảo qua giáo viên dạy môn ngữ văn của trường THPT Lương Đắc Bằng.
- Thông qua việc học sinh tìm tòi thêm các câu ca dao, tục ngữ và thơ ca có liên
quan đến bộ môn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Phần Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 – THPT nghiên cứu về vị trí địa lí ,
phạm vi lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Các hiện tượng, quá trình tự nhiên là sự kết hợp có qui luật, có mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau rất phức tạp, tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
1.2. Vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca vào bài học một cách phù hợp là công
cụ để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập..
1.3. Qua ca dao, tục ngữ và thơ ca cho học sinh thấy được tinh thần lao động
và nhận thức khá vững vàng các qui luật tự nhiên liên quan đến sản xuất, đời sống
của nhân dân, đồng thời biết vượt lên khắc phục những khó khăn của thiên nhiên
1.4. Vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
Nam có ý nghĩa quan trọng trong dạy học liên môn, tạo điều kiện để giáo viên Địa
lí và giáo viên Ngữ văn trao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, lí luận và cơ
sở khoa học của việc vận dụng.
Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một đề tài nhỏ, đó là:
“Vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp
12”
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Việc vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
Nam Lớp 12 tôi đã và đang ứng dụng, cùng với Bản đồ treo tường, Atlat Địa lí Việt
Nam và hình ảnh liên quan đến mỗi tiết dạy đã giúp học sinh học tập trung hơn,
hiểu bài nhanh hơn, nắm được kiến thức trọng tâm, phát triển tư duy, hình thành
được mối quan hệ giữa các quá trình tự nhiên, sản xuất,....
2.2. Vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
Nam Lớp 12 tạo hứng thú cho sinh tự tìm tòi, nghiên cứu thêm kiến thức.

4


2.3. Ca dao, tục ngữ là khả năng nhận thức của người lao động về qui luật tự
nhiên trong quá trình lao động. Vì thế, nó mang tính địa phương, phân tích các hiện
tượng địa lí còn phiến diện, có nội dung chưa hoàn toàn chính xác về khoa học.
Thơ ca có thể đó là cảm nhận riêng của tác giả trước hiện tượng tự nhiên, nhân
cách hóa, hoặc diễn tả tâm trạng của tác giả trước các hiện tượng địa lí,...Vì thế,
vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp 12
cần khắc phục khó khăn này, vận dụng kiến thức Địa lí để chỉ ra cái đúng, cái hay
và những chỗ chưa chính xác cần hiểu biết trên cơ sở khoa học.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp
Bước 1: Yêu cầu học sinh về nhà tìm tòi, nghiên cứu, chọn lọc trước những câu ca
dao, tục ngữ và thơ ca có liên quan đến bài học sắp tới.
Bước 2: Bản thân giáo viên tự nghiên cứu, tìm kiến thức trên sách báo, mạng
internet, tham khảo qua giáo viên bộ môn Ngữ văn, đưa ra thảo luận trước với giáo
viên trong tổ bộ môn.
Bước 3: Lựa chọn những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca phù hợp với bài học và thời
điểm vận dụng.
3.2. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và ghi nhanh lại những câu ca dao, tục ngữ
và thơ ca đã được chuẩn bị trước.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra, lựa chọn những nội dung phù hợp và bổ sung thêm
những nội dung mà đã được chuẩn bị trước.
Bước 3: Trong quá trình dạy bài học mới, giáo viên có thể đưa ra những nội dung
về ca dao, tục ngữ và thơ ca phù hợp.
Những câu ca dao, tục ngữ và thơ ca có thể vận dụng theo bài trong dạy
học Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp 12:
* Bài 2:

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Ví dụ:
Đọc hai câu thơ sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”
5


Câu thơ giúp học sinh nhớ được điểm cực Bắc (Hà Giang) và điểm cực Nam
(Cà Mau) nước ta.
* Bài 6,7:
Đất nước nhiều đồi núi
Ví dụ 1:
Trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng đã nêu lên được đặc điểm núi
cao, hiểm trở, phức tạp, có sự chia cắt mạnh qua đoạn thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Nguyên nhân là do vùng núi Tây Bắc nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của
vận động Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ-Himalaya.
Ví dụ 2:
Ca dao có câu:
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh”
Câu ca dao trên đề cập đến địa hình vùng núi Tây Bắc cao, hiểm trở, xa xôi và
rất nguy hiểm, đó là khi lên Mường Lễ (thị xã Mường Lay)
Ví dụ 3:
Địa hình các cao nguyên ba dan xếp tầng rộng lớn của sườn Tây Trường Sơn
Nam, được nhà thơ Sơn Thu viết trong bài thơ “Viết cho người con gái Đắc Mil”,

có đoạn:
“Yêu biết mấy miền cao nguyên lộng gió
Tây Nguyên xanh, con suối chảy không ngừng”
Ví dụ 4:
Ca dao có câu:
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”
Câu ca dao nói về đồng bằng sông Cửu Long có địa hình khá bằng phẳng, với
những cánh đồng “thẳng cánh cò bay”. Đồng Tháp là vùng trũng ngập nước ở phần
thượng châu thổ, nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt phong phú, giàu có.
6


Ví dụ 5:
Ca dao có câu:
“Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”
Đèo Hải Vân thuộc dãy núi Bạch Mã, địa hình cao, phức tạp. Giao thông qua
đèo Hải Vân, trước khi có đường hầm gặp nhiều khó khăn. Câu ca dao nói lên
những khó khăn của địa hình miền núi đến ngành giao thông vận tải nước ta. Ngày
nay để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cùng với sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật, nước ta đã thiết kế xây dựng hầm đường bộ Hải Vân.
* Bài 8:
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Ví dụ 1: Ca dao có câu:
“Thâm đông, hồng tây, dựng mây
Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi”
Bão thường xuất hiện ở Biển Đông, đổ bộ vào nước ta. Phía đông nơi vị trí
của bão, các tầng mây đối lưu dày đặc nên “thâm đông”. Không khí có độ ẩm rất
lớn, ánh sáng Mặt trời chiếu qua lớp không khí này bị tán xạ mạnh tạo nên màu

hồng ở chân trời phía tây. Dựng mây là gió thổi hướng đông bắc. Điều này dự báo
bão sắp đổ bộ vào nước ta, nên đợi sau 3 ngày bão tan thì mới nên đi.
Ví dụ 2:
Biển Đông nước ta giàu tài nguyên sinh vật, phong phú về giống loài, được
nhà thơ Huy Cận viết trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, có đoạn:
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
...................................................
Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
...................................................
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
* Bài 9,10:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
7


Ví dụ 1:
Tục ngữ có câu:
“Mùa đông mưa dầm gió bấc
Mùa hè mưa to gió lớn”
“Gió bấc” chính là gió mùa Đông Bắc. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau,
miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo
hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Gió này tạo nên một mùa
đông lạnh ở miền Bắc. “Mưa dầm” là loại mưa phùn, xảy ra vào nửa sau mùa đông
ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Mưa phùn làm tăng thêm
giá lạnh, rét buốt và tiết trời ẩm thấp, dễ gây nấm mốc, sâu bệnh. Khi di chuyển
xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở
dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng

đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ
và Tây Nguyên là mùa khô.
Như vậy, câu “mùa đông mưa dầm gió bấc” chỉ đúng với đặc điểm khí hậu
miền Bắc, nhưng không đúng với khí hậu miền Nam.
Gió mùa mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây
nam thổi vào Việt Nam, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt
động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây
mưa vào mùa hạ cho cả hai miền nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do
áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên
“gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Ví dụ 2:
Tục ngữ có câu:
“Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân”
Tháng giêng và tháng hai âm dương lịch, tương ứng với tháng hai và tháng ba
dương lịch. Thời gian này ở miền Bắc thời tiết ấm áp hơn, kết hợp với hiện tượng
mưa phùn, độ ẩm không khí cao nên thuận lợi cho cây trồng phát triển, đâm chồi
nảy lộc.
Rét nàng Bân là cách gọi dân gian của đợt rét cuối cùng của mùa đông thường
kèm theo mưa phùn, xảy ra vào tháng ba âm dương lịch (tháng tư dương lịch) ở
miền Bắc Việt Nam.
8


Ví dụ 3:
Dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ nước ta, giáo viên có
thể mô tả lượng mưa lớn qua hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Nỗi lòng chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên”
Ví dụ 4:
Hiện tượng mưa xuân được nhắc đến trong câu thơ:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
(Mưa xuân, Nguyễn Bính)

Câu thơ của Nguyễn Bính nhắc đến kiểu thời tiết chỉ có ở miền Bắc (vùng ven
biển và ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ).
Vào cuối đông, đầu xuân trung tâm cao áp Xibia dịch chuyển ra phía biển,
nên gió mùa Đông Bắc đi qua biển, khi đi vào nước ta mang nhiều hơi ẩm nên đã
tạo ra kiểu thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn ở vùng ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ. Đây cũng là thời kì nở rộ của hoa xoan, một loại cây thân gỗ ở
miền Bắc.
Ví dụ 5:
Tục ngữ có câu:
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đàng Tây vừa cày vừa ăn”
Mùa hè, nhất là vào tháng 7 ở đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao, hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm)
từ biển vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của khí áp thấp gây
nên mưa bão. Vì vậy “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
Do ảnh hưởng của địa hình dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn nên khi có
gió Tây Nam (gió Tây) gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Ở vùng đồng bằng
sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa.
Ví dụ 6:
Ca dao có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
9


Ở Bắc Bộ, vào đầu mùa hạ thường xảy ra hiện tượng mưa giông do sự tranh

chấp của các khối khí. Sấm thường được hình thành vào mùa hè. Trong quá trình
phát ra tia lửa điện nung nóng không khí, ni tơ tự do trong không khí tổng hợp tạo
ra muối ni tơ, theo nước mưa giông rơi xuống, cung cấp một nguồn đạm tự nhiên từ
khí trời khá lớn cho cây trồng thêm tốt tươi. Lúa chiêm ở miền Bắc từ tháng 2 –
tháng 6 là thời kì đẻ nhánh và làm đòng, gặp mưa giông đầu mùa thì lúa sẽ phát
triển mạnh hơn, mùa màng bội thu.
* Bài 11,12:
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Ví dụ 1:
Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam nước ta, được thể hiện qua trích đoạn:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
...
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy...”
(Trích: “Gửi nắng cho em” – Bùi Văn Dung)

Miền Nam nắng nóng quanh năm, còn miền Bắc có một mùa đông lạnh. Điều
này là do: miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh mạnh của gió mùa Đông Bắc lạnh,
càng di chuyển vào phía nam gió càng giảm sút cường độ (do ma sát bề mặt đệm,
bức chắn địa hình,...nên đến Huế chỉ còn se lạnh và gặp bức chắn dãy Bạch Mã gió
mùa Đông Bắc bị biến đổi tính chất, đồng thời kết hợp với sự tăng lượng bức xạ
Mặt trời từ Bắc vào Nam.
Ví dụ 2:
Phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây của Đông và Tây dãy Trường
Sơn:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây;
Bên nắng đốt, bên mưa quây”.
(“Sợi nhớ, sợi thương” – Thúy Bắc)

Hiện tượng “nắng đốt” xảy ra ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, hiện

tượng “mưa quây” xảy ra ở sườn phía tây của dãy Trường Sơn trong thời gian đầu
mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam.

10


Nguyên nhân: Vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt dới ẩm từ Bắc Ấn Độ
Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta, gặp “bức chắn” địa hình là dãy
Trường Sơn. Theo qui luật đai cao, cứ lên cao 1000m nhiệt độ không khí giảm 6 0C
nên khối không khí khi lên đến độ cao nhất định ngưng kết và gây mưa cho sườn
tây, khối không khí mất hơi ẩm tiếp tục được đẩy lên cao vượt qua dãy Trường sơn
tạo ra hiện tượng gió “phơn” khô nóng cho sườn đồn Trường Sơn (đồng bằng ven
biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc).
Đoạn thơ trong bài “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” (Phạm Tiết Duật)
cũng có ý nghĩa tương tự:
“Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
...........................................................
Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
...........................................................
Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
.........................................................
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.”
Ví dụ 3:
Giải thích hình thái thời tiết tại địa điểm đèo Hải Vân (nằm trên dãy Bạch Mã)

trong hai câu thơ sau của Tản Đà:
“Hải Vân đèo lớn vượt qua
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.”
Vào cuối mùa đông, đèo Hải Vân nằm trên dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên
giữa hai miền Bắc – Nam. Vào thời gian này, phía Bắc đèo Hải Vân đang chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc cuối mùa, thổi từ biển vào mang theo hơi ẩm gây
mưa phùn (mưa xuân). Phía nam đèo Hải Vân ảnh hưởng rất yếu của gió này. Từ
Đà Nẵng trở vào Nam thời tiết nắng nóng.
11


* Bài 14:
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Ví dụ :
- Ca dao có câu:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
- Tục ngữ lại có câu: “Tấc đất tấc vàng”
Tấc là đơn vị diện tích nhỏ nhất. Vàng là kim loại quí, dùng cân tiểu li để cân
đong. Đất quí ngang vàng.
Đất quí như vàng vì đất có vai trò quan trọng đối với con người. Câu tục ngữ
này đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất.
- Bài thơ “Lời cầu nguyện của rừng” nói về vai trò quan trọng của tài nguyên
rừng đối với thiên nhiên và con người. Từ đó thôi thúc con người chúng ta hãy bảo
vệ tài nguyên rừng:
“...........................................................
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong!”
* Bài 15:
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Ví dụ 1:
Tục ngữ có câu: “Chiêm khê, mùa thối”. Câu tục ngữ này phản ánh thiên tai
ngập lụt và hạn hán. Những vùng đất không chủ động được tưới tiêu. Vụ chiêm
(vào mùa khô) chỉ trông chờ vào nước trời, nên đất đai, cây trồng thường bị khô
cháy. Vụ mùa (mùa mưa) hệ thống tưới tiêu kém nên đất đai và cây trồng bị ngâm
thối trong nước lũ.
Ví dụ 2:
Hậu quả của bão qua bài thơ “Thương về miền lũ” – Nguyên Thạch, có đoạn:
“Tôi đã thấy những bàn tay gầy yếu
của em thơ và của những cụ già
ngón run run vạch mái lá thò ra
xin trợ giúp những phần quà mì gói,...”
Ví dụ 3:
12


Tục ngữ có câu:
“Ráng mỡ gà ai có nhà thì giữ”
Ráng mỡ gà là những đám mây màu hồng giống như mỡ gà, khi đám mây này
xuất hiện trên đỉnh đầu thì có bão.
Ví dụ 4:
Nhân dân có câu:
“Gió bấc heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
Gió bấc tức là gió bắc. Ở miền Bắc nước ta vào mùa hè gió chuyển hướng tây
rồi bắc là dấu hiệu báo bão tới vì nước ta nằm ở bắc đường đi của bão. Đồng thời
với gió chuyển hướng tây, tây bắc nếu thấy chuồn chuồn bay ra nhiều do độ ẩm
tăng lên đều là dấu hiệu có bão.
4. Kiểm nghiệm:
Để kiểm nghiệm tính thực tế và hiệu quả của việc “Vận dụng ca dao, tục ngữ
và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp 12” tôi đã xây dựng phiếu

điều tra đối với 03 giáo viên bộ môn Địa lí đang giảng dạy tại trường và đối với hai
lớp 12A9 (lớp ban khoa học xã hội, sĩ số học sinh: 41) và 12A3 (lớp ban khoa học
tự nhiên, sĩ số học sinh: 45) của trường THPT Lương Đắc Bằng.
4.1. Đối với giáo viên:
Câu 1: Trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam tại trường THPT Lương Đắc
Bằng thầy (cô) có sử dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca mà nội dung liên quan đến bài
học không?
a. Không sử dụng.
b. Có sử dụng, nhưng chỉ thỉnh thoảng.
c. Sử dụng thường xuyên.
Kết quả: a. 33,33 % ;
b. 66,67 % ;
c. 0 %.
Câu 2: Khi sử dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca có liên quan vào bài dạy môn
Địa lí, Thầy (cô) cho biết học sinh có thái độ như thế nào?
a. Phần lớn các em đều hứng thú hơn với bài học
b. Chỉ một số ít học sinh hứng thú hơn với bài học
c. Tất cả các em không hưởng ứng.
Kết quả: a. 33,33 % ;
b. 66,67 % ;
c. 0 %.

13


Câu 3: Khi vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca có liên quan lồng ghép vào bài
dạy Địa lí, thầy (cô) thấy hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức của các em
không?
a. Không hiệu quả
b. Chỉ hiệu quả với một số ít em

c. Hiệu quả với đa phần học sinh
Kết quả: a. 0 % ;
b. 66,67 % ;
c. 33,3 %.
Câu 4: Khi vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca có liên quan đến bài học Địa lí
thầy (cô) dùng vào lúc nào của tiết học?
a. Mở bài
b. Dạy bài mới (tư liệu để minh họa, nguồn tri thức...)
c. Củng cố, tổng kết.
d. Kiểm tra
e. Tất cả phương án trên
Kết quả: a. 0 % ;
b. 0 % ;
c. 0 %; d. 0 % ; e. 100 %.
Câu 5: Việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca phục vụ dạy học Địa lí cần trên
quan điểm “gạn đục, khơi trong” (giữ lấy phần đúng và loại bỏ hay chỉnh lí lại phần
sai trên cơ sở khoa học thầy (cô) có đồng ý không?
a. Không đồng ý
b. Đồng ý
Kết quả: a. 0 % ;
b. 100 % ;
4.2. Đối với học sinh:
Câu 1: Khi thầy (cô) lồng ghép ca dao, tục ngữ và thơ ca vào bài dạy Địa lí,
em có hứng thú với tiết học hơn không?
a. Không hứng thú
b. Bình thường
c. Hứng thú hơn
Kết quả: a. 0 % ;
b. 33,3 % ;
c. 66,7 %;

Câu 2: Khi thầy (cô) lồng ghép ca dao, tục ngữ, thơ ca vào bài dạy Địa lí, em
thấy việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn không?
a. Không
b. Bình thường
c. Hiệu quả hơn
Kết quả: a. 0 % ;
b. 33,3 % ;
c. 66,7%;
Câu 3: Các em có mong muốn được thầy (cô) sử dụng ca dao, tục ngữ và thơ
ca trong các tiết học một cách phù hợp không?
14


a. Không mong muốn. b. Bình thường. c. Rất mong muốn.
Kết quả: a. 0 % ;
b. 33,3 % ;
c. 66,7 %;
5. Hiệu quả của SKKN:
Với phương pháp và cách làm trên, tôi thấy có sự chuyển biến tích cực về chất
lượng học tập của học sinh ở tất cả các ban học. Học sinh tích cực, chủ động hơn
trong học tập, tự học và nghiên cứu thêm, chịu khó tìm hiểu kiến thức, nắm được
kiến thức tốt hơn, thuận lợi cho các em khai thác kiến thức phần Địa lí tự nhiên
Việt Nam.
Các thầy cô cũng đồng ý với quan điểm rằng có thể vận dụng ca dao, tục ngữ
và thơ ca vào tất cả các khâu trong tiến trình dạy học từ mở bài đến dạy bài mới,
củng cố và đánh giá, kiểm tra kiến thức cho học sinh. Vận dụng ca dao, tục ngữ
trên tinh thần gạn đục khơi trong. Khi tích ca dao, tục ngữ, thơ ca để phục vụ dạy
học phần lớn các thầy cô đều gặp khó khăn là thiếu tư liệu.
Qua kết quả điều tra, chúng ta cũng nhận thấy phần lớn học sinh đều trả lời các
thầy cô có sử dụng thơ, ca dao tục ngữ trong quá trình dạy học nhưng với tần suất

không nhiều. Kết quả phần đông các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả tiếp thu kiến
thức cũng cao hơn.
Xuất phát từ thực tiễn điều tra giáo viên và học sinh tôi đã sưu tầm, hệ thống
các trích đoạn ca dao, tục ngữ và phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam và
hướng dẫn cách khai thác, sử dụng tư liệu hiệu quả nhất.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ ca trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam
là hoàn toàn có cơ sở. Ca dao, tục ngữ, thơ ca và Địa lí tự nhiên là đều phản ánh
đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, ảnh hưởng của tự
nhiên đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân.
Vận dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca vào bài dạy Địa lí Tự nhiên là công cụ giúp
giáo viên tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em thuận lợi hơn trong việc lĩnh hội
tri thức Địa lí Tự nhiên.
Giáo viên có thể sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca để tạo ra một mở bài cuốn hút
với các em, để khai thác kiến thức địa lí, để minh họa, mở rộng kiến thức cho bài

15


học, hoặc để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng của các em
vào những tình huống cụ thể.
Ca dao, tục ngữ là một biểu hiện thực tế về khả năng nhận thức qui luật của tự
nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Đó là vốn kiến thức quí báu của dân tộc,
tuy nhiên do trình độ hạn chế nên bên cạnh những giá trị quí báu còn có những nội
dung chưa được chính xác. Việc vận dụng này nên thực hiện với tinh thần ‘gạn đục
khơi trong’ giữ lấy phần đúng và loại bỏ hay chỉnh lí lại phần sai trên cơ sở khoa
học để phát huy đầy đủ vốn quí của dân tộc.
2. Kiến nghị:
Sở Giáo dục và Đào tạo nên biên soạn hệ thống các câu ca dao, tục ngữ và thơ

ca Việt Nam có liên quan đến Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp 12 hoặc các hiện tượng
thiên nhiên nói chung để phục vụ cho day học Địa lí Lớp 10.
Ở các trường THPT khi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn các giáo viên có thể
phối hợp xây dựng nội dung tích hợp Địa lí với môn Ngữ văn và môn học khác
theo từng bài cụ thể để thu hút học sinh học hiệu quả hơn.
Giáo viên Địa lí cần tự học, tự nghiên cứu các môn học khác có liên quan đến
Địa lí để nâng cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và trong tương
lai.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đúc rút từ kinh nghiệm dạy học thực tế của
bản thân và tham khảo từ các nguồn tài liệu khác, không sao chép nội dung của
người khác.
Hoằng Hóa, Ngày 01 tháng 6 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Thủy
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Tam Phù Xa, NXb Thanh Niên,
2008
2. Địa lí Tự nhiên Việt Nam. Vũ Tự Lập. NXB Đại học Sư phạm Tái bản lần 3
năm 2006
3. Sách giáo khoa Địa lí 12.
4. Sách giáo viên Địa lí 12.
5. Mạng internet.

17



CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD & ĐT ĐÁNH GIÁ:
- Năm 2014 - 2015 : SKKN loại B cấp Tỉnh. Quyết định số 988/ QĐ-SGD&ĐT
- Năm 2013 - 2014 : SKKN loại C cấp Tỉnh. Quyết định số 753/ QĐ-SGD&ĐT
- Năm 2009 - 2010 : SKKN loại B cấp Tỉnh. Quyết định số 904/QĐ-SGD&ĐT
- Năm học 2005 - 2006: SKKN loại C cấp Tỉnh . Quyết định số 97/QĐ-SGD&ĐT
- Năm học 2002 - 2003: SKKN loại C cấp Tỉnh . Quyết định số 138/QĐKH-CNGD
- Năm học 2001 - 2002: SKKN loại C cấp Tỉnh . Quyết định số 194/QĐ-KHGD
- Năm học 2000 - 2001: SKKN loại C cấp Tỉnh . Quyết định số

18

87/GDCN.



×