Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng linh hoạt kỹ thuật dạy học nhóm nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy địa lý 11 chủ đề nhật bản ( tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.41 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Một thực tế phũ phàng là lao động Việt Nam đang ở đỉnh cao của thời kì “dân
số vàng ”nhưng lực lượng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, tỉ lệ lao
động trình độ đại học cao đẳng ra trường làm trái nghề hoặc không xin được việc
đang ở mức đáng báo động, là nỗi lo của toàn xã hội.
Nguyên nhân chính là do thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội
ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách
nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong
những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....mà Giáo dục nước ta đang
nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và hình thành năng lực nên khi vào làm việc gặp
rất nhiều khó khăn: nhiều tổ chức doanh nghiệp phải đào tạo lại, thời gian học việc
lâu và năng suất lao động chưa cao.
Nhận thấy thực trạng trên Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới
việc học sinh học được cái gì qua việc học. Một giờ học tốt là một giờ học phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học
nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức
vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình
cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục,
nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực
hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý
1


đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và
thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với
HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động


học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể
(hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp);
chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với
thực tiễn cuộc sống;
Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời
phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm
tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra
đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác
động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên trường THPT Hoằng Hoá đã thực
hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã
đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để
chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát
triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng
như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi
mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa
nhiều. Mặc dù phương tiện hỗ trợ dạy học tích cực đã có nhiều thay đổi tích cực.
Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan
tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì
chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học
sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2


“Làm thế nào để giúp học sinh chúng ta có thể đạt được các mục tiêu đó?”.
Nghĩa là chúng ta cần quan tâm đến các phương pháp tổ chức việc giảng dạy và
học tập cho học sinh trong suốt quá trình dạy học một cách có hiệu quả cao để có

thể đáp ứng được các chuẩn đầu ra mong đợi. Đối với các chuẩn đầu ra về mặt kỹ
năng, giáo viên cần có những kế hoạch và phương pháp giảng dạy một cách cụ thể
và có mục đích. Ví dụ như yêu cầu học sinh làm việc nhóm không có nghĩa là họ
sẽ học được kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học
nhóm nhằm phát huy năng lực học sinh Chủ đề: Nhật bản (tiết 1) - Địa lí 11” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ
đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của
ngành giáo dục nước nhà.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực.
- Vận dụng cải tiến kĩ thuật hoạt động nhóm phát huy năng lực học sinh
một bài học cụ thể: Bài 9: Nhật Bản - Địa lí 11
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, như tên gọi của nó, tôi tập trung nghiên cứu các
vấn đề lí luận về kĩ thuật hoạt động nhóm theo định hướng phát triển năng lực để
vận dụng vào việc dạy – học một bài học cụ thể: Bài 9: Nhật Bản (tiết 1)- Địa lí
11. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng
rộng rãi hơn cho những năm sau.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 11 - Trường THPT Hoằng Hoá
– Huyện Hoằng Hoá – Tỉnh Thanh Hoá.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.

3


Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng đồng thời các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp so sánh
Phương pháp thực nghiệm khoa học.
2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LINH HOẠT KĨ THUẬT
HOẠT ĐỘNG NHÓM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỊA LÍ 11
2.1.1 Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng lực
a. Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động,
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá
nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và
kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động.
b. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (nay còn gọi là dạy
học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20
và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát
triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
c. Một số kĩ thuật dạy học vận dụng trong phương pháp nhóm phát huy năng lực
học sinh trong bộ môn Địa lí
* Phương pháp nhóm

4


Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học
được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn
thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy
học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là

một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học..
Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có
thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ
đề chung.
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề
đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Ở mức độ cao, có thể đề ra những
nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết
quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng.
2.1.2 Các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên
và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy
học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích
tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
a. Kĩ thuật phòng tranh
Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ
5


những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung
quanh lớp học như một triển lãm tranh.
- HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối
ưu.
b. Kĩ thuật công đoạn
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ
khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo

luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm
sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển
cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4
chuyển cho nhóm 1
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân
chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp
ý.
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình
cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý
kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện
xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
c. Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ
tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý
tưởng).
Động não thường được:
- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề
6


- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề
- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau
Động não có thể tiến hành theo các bước sau :
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước
cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ
trường hợp trùng lặp.

- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
d. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những
câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và
cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ
giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn
đề như thế nào.
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các
câu hỏi sau: Điều quan trọngnhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các
em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức
khác nhau.
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã
học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các
em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
e. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học
thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.

7


Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- GV nêu chủ đề .
- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một
HS khác trả lời câu hỏi đó.
- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu

cầu một HS khác trả lời.
- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ
như vậy cho đến khi GV
quyết định dừng hoạt động này lại.
g. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng
hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
- Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.
- Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh
chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý
tưởng trung tâm nói trên.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
h. Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn
Một đoạn văn có nội dung thông tin nhất định, thông qua việc đọc kĩ một đoạn
văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tên tiêu đề cho đoạn văn
đó.
Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc đã hiểu được đoạn
văn. Kĩ thuật này thường được dùng trong các bài, các mục có nội dung dài viết

8


dưới dạng văn bản, thay bằng giảng giải hoặc phát vấn, giáo viên dùng kĩ thuật này
để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển
năng lực trong Chủ đề Bài 9: Nhật Bản (tiết 1) - Địa lí 11
2.2.1. Chương trình Địa lí 11
Chương trình địa lí lớp 11 được biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo dục

nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí gồm
một loạt các khái niệm chung về kinh tế thế giới hiện đại, toàn cầu hóa, tri thức
hóa…Các khái niệm tập hợp về các nước phát triển và đang phát triển ở một số khu
vực trên thế giới như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các
nước Mĩ La Tinh, các nước Tây Nam Á…
Chương trình của sgk Địa lí 11 được xây dựng theo con đường diễn dịch và
có 2 phần lớn sau đây:
Phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia
Do mỗi tuần chỉ có một tiết và trung bình cứ khoảng 2 đến 3 tiết lại có một
tiết thực hành nên có thể nói, cấu trúc và nội dung chương trình Địa lí 11 rất thuận
lợi cho việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực.
2.2.2 Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở các
trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chung và trường THPT Hoằng
Hoá nói riêng.
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến. Việc
áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện, song không
thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả khi sử dụng
một số phương pháp còn nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức.
9


Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm rèn luyện các kỹ
năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh chưa được
thực sự quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, bị
dạy chưa được thực hiện rộng rãi (chủ yếu khi có giáo viên dự giờ).
2.3 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TRONG CHỦ ĐỀ: NHẬT BẢN
I. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những
thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự
nhiên.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên,
sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
*Nâng cao: Biết được vì sao Nhật Bản có điều kiện tự nhiên không thuận lợi
nhưng có nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ.
4. Định hướng hình thành các năng lực
Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

10


- Năng lực sáng tạo

-Năng lực sử dụng bản đồ

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ,


- Năng lực hợp tác

video…

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng số liệu thống kê

- Năng lực sử dụng công nghệ thông - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
tin
5. Tích hợp:
+ Liên môn Lịch sử Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, TNTN
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Kĩ thuật công đoạn
- Kĩ thuật phòng tranh
- Kĩ thuật “ trình bày 1 phút”
III. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản
- Lược đồ tự nhiên SGK
- Tranh ảnh, video clip về tự nhiên, dân cư và xã hội, kinh tế Nhật Bản
- Sơ đồ tư duy toàn bài, phòng máy (máy tính, bảng tương tác thông minh…),
viết dạ, giấy roki, nam châm...
2. Học sinh
Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật
công đoạn là chủ đạo nên ở cuối tiết học trước (Tiết 4: Thực hành Liên Bang Nga),
giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài tiết sau với các nội dung sau:

Giáo viên thành lập 4 nhóm trong lớp theo các dạng địa hình:
 Nhóm đồng bằng: Tìm hiểu đặc điểm địa hình, đất Nb và tác động của chúng
đến phát triển kinh tế
11


 Nhóm miền núi: Tìm hiểu đặc điểm Sông ngòi, nguồn nước Nb và tác động
của chúng đến phát triển kinh tế
 Nhóm bán bình nguyên: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Nb và tác động của
chúng đến phát triển kinh tế
 Nhóm trung du: Tìm hiểu đặc điểm Tài nguyên khoáng sản Nb và tác động
của chúng đến phát triển kinh tế
IV. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học .
2. Bài mới :
Hoạt động 1:
Tìm hiểu những đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản
Hoạt động của GV và HS
PP:
Đàm thoại gợi mở với hình

Nội dung kiến thức
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:

Bước 1:cho HS làm việc cặp đôi

+ Vị trí địa lí:

- Dựa vào lược đồ:


- Là một quần đảo nằm ở Đông Bắc

+ Xác định vị trí của Nb.

châu Á.

+ Phạm vi lãnh thổ

- Xung quanh giáp nhiều biển và

+ Vị trí đó có những thuận lợi và khó khăn gì Thái bình Dương.
đối với sự phát triển kinh tế Nhật?

+ Phạm vi lãnh thổ:

Bước 2: HS lên bảng trình bày, xác định trên - Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô,
hình (gọi ngẫu nhiên),

Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên

Bước 3: HS khác quan sát bản đồ nhận xét bổ 1000 đảo nhỏ.
sung. GV chuẩn kiến thức.

- Diện tích: 378 nghìn km2

PP nhóm: Kĩ thuật công đoạn

- Dân số: 127,7 triệu người (2005)

Bước 1: GV nêu vấn đề


- Thủ đô: Tô-ki-ô

Bước 2: Chia 4 nhóm: thảo luận 2’theo nội
dung tương ứng dựa vào Mục I.2. SGK kết => Dễ dàng mở rộng giao lưu với
hợp hiểu biết bản thân hoàn thành nhiệm vụ.

các nước trong khu vực bằng đường
12


+ n đồng bằng: đặc điểm địa hình

biển, phát triển kinh tế biển.

+ n miền núi: đặc điểm Sông ngòi, nguồn
nước
+ n bán bình nguyên: đặc điểm khí hậu
+ n trung du: đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Đồng thời mỗi nhóm nêu tác động của chúng
đối với sự phát triển kinh tế?
Bước 2: Các nhóm trao dổi nội dung cho II. Điều kiện tự nhiên:
nhau theo hình thức xoay vòng: cho đến khi * Địa hình:
nhận lại nội dung của nhóm mình

+ Chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% S

Nhóm 1
NV
A

Lần 1: 1’

2
B

3
C

4
D

NV
1
Nhóm D
Lần 2: 1’

2
A

3
B

4
C

NV
1
Nhóm C
Lần 3: 1’


2
D

3
A

4
B

NV
1
Nhóm B
Lần 4: 1’

2
C

3
D

4
A

lãnh thổ), có nhiều núi lửa.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển
đất đai màu mỡ (lớn nhất đb Can tô
trên đảo Hôn su) => phát triển nông
nghiệp.
*Sông ngòi: Ngắn, nhỏ và dốc;
nhiều suối nước nóng =>Tiềm năng

thủy điện lớn, quy mô và công suất
nhỏ; du lịch.

NV
1
2
3
4
* Bờ biển: dài, khúc khuỷu nhiều
Nhóm
A
B
C
D
Bước 3: Các nhóm lần lượt trình bày và kết vũng vịnh, dài => Xây dựng hải
hợp chỉ bản đồ trên bảng

cảng và đánh bắt nuôi trồng thủy hải

Bước 4: GV nhận xét và kết luận chung.

sản.

Thiên nhiên Nhật đa dạng nhưng đầy thử
thách tài nguyên nghèo nàn, thiên tai thường *Khí hậu:
xuyên xẩy ra: Động đất, núi lửa, bảo sóng + Nằm trong khu vực gió mùa, mưa
13


thần => gây ra khó khăn không nhỏ đối với sự nhiều.

phát triển kinh tế của Nhật. Mỗi năm có + Khí hậu thay đổi từ Bắc xuống
khoảng trên 1000 trận động đất lớn nhỏ.

Nam: Ôn đới, cận nhiệt đới.

Kĩ thuật phòng tranh:
GV: Cách giải quyết nhằm hạn chế tối đa *Khoáng sản: Nghèo khoáng sản,
những thiệt haị và khó khăn của tự nhiên NB.

ngoài than và đồng các khoáng sản

Các nhóm suy nghĩ trả lời ghi ra giấy, hết 1 khác không đáng kể.
phút giơ giấy lên; gv gọi bất kì hs trả lời và
cho điểm cá nhân lấy điểm miệng.

*Khó khăn: Thiên tai (động đất, núi

- đất ít: sx nông nghiệp khó khăn: thuê đất, áp lửa, bảo…); Thiếu tài nguyên
dụng kĩ thuật tiên tiến để trồng trên diện tích khoáng sản.
đất dốc; nhập khẩu lương thực, thâm canh...
- Khoáng sản ít: nhập khẩu, tiết kiệm, mua mỏ
nước ngoài…
- Động đất, sóng thần: xây dựng hệ thống
cảnh báo, tuyên truyền chủ động ứng phó,
thích nghi...
Bước 5: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường:
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên
thiên nhiên, thường hay xãy ra thiên tai, vì
vậy việc khai thác TNTN ở NB cần phải

chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Xem đoạn phim kết hợp hiểu biết và nội III. Dân cư:
dung SGK để nhận xét đặc điểm dân cư: - Số dân: Là nước đông dân đứng thứ 8

14


Kĩ thuật trả lời nhanh

trên thế giới.

Nhóm cũ:

- Gìa hóa dân số:

Bước 1: Các nhóm có 3 phút để trao đổi + Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm
thảo luận

dần (Năm 2005 đạt 0,1%)

Bước 2: 1 phút trình bày:

+ Tỷ lệ người già trong dân cư ngày

Bước 3: HS trả lời, các HS khác bổ sung càng lớn.
và trả lời thêm câu hỏi phụ.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến

thức

-Văn hóa:
+ Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh
thần trách nhiệm cao, tiết kiệm, sáng

GV kể câu chuyện về tính cần cù, ham tạo coi trọng giáo dục
học hỏi, thích ứng với KHKT mới của + Phương châm “ Đạo đức Phương
người dân Nhật Bản.

Đông kết hợp kĩ thuật tiên tiến Phương

Lưu ý: nhóm trình bày nhanh, đủ ý, khả Tây”.
năng phản biện tốt cho điểm tối đa; các - Phân bố: ven biển
nhóm tự chấm điểm cho nhau, lấy điểm *Kết luận: Có đội ngũ lao động lành
cộng vào cột điểm miệng

nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy

GV: liên hệ đặc điểm này ở người Vn để kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng
HS thấy được những điểm hạn chế.
cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên gây
khó khăn cho đất nước thiếu lực lượng
trẻ trong tương lai, chi phí phúc lợi xã
hội cao.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV nêu một số dẫn chứng nền IV. Tình hình phát triển kinh tế

kinh tế Nhật bị thiệt hại nặng nề sau 1.Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ
chiến tranh và nhiệm vụ giải giáp phát hai: Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm

15


xít của quân đồng minh trên đất Nhật trọng.
của KH.

2. Giai đoạn từ 1950 - 1973:

Sau đó GV yêu cầu HS:

- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi

-?

phục và phát triển nhảy vọt (1955 -

- Giải thích nguyên nhân?

1973)

Bước 2: HS dựa vào bảng 9.2 nhận xét - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và giải thích nguyên nhân về tốc độ tăng (>10%)
trưởng kinh tế của Nhật Bản thời kì *Nguyên nhân:
1950 – 1973.

- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công


Bước 3: GV kết luận và chuẩn kiến nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
thức. Sau đó GV yêu cầu HS dựa vào - Tập trung cao độ vào các ngành then
bảng 9.3 nhận xét tốc độ tăng trưởng chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
kinh tế Nhật thời kì 1990 – 2005?

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: vừa

Bước 4: HS nhận xét các HS khác bổ phát triển công nghiệp trọng điểm vừa
sung.

công nghiệp vừa, nhỏ để hạn chế thấp

Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến nhất tình trạng thất nghiệp.
thức.

3. Giai đoạn từ 1973 -2005:
- Tốc độ phát triển kinh tế giảm xuống
và không ổn định.
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng năng lượng và tài chính
thế giới.
- Năm 2005 quy mô nền kinh tế của
Nhật Bản lớn thứ hai thế giới (sau Hoa
Kì) và hiện nay thứ 3 thế giới sau TQ.

3. Củng cố:
4. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà:
16



5. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
2.4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.4.1 Đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Hoằng Hoá ở
các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1 lớp
thực nghiệm để dạy. Cả hai lớp này đều được dạy cùng một bài:
Bài 9: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật bản
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp
Số học sinh
Lớp
Số học sinh
11A1
44
11A2
31
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
2.4.2 Kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy Nhật bản Bài 9 tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn
(thời gian 15 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

11A1

11A2

Xếp loại

Tổng

%

Tổng

%

Giỏi (9-10 điểm)

13

29,5

1

2,3

Khá (7-8 điểm)

23

52,3

11

26,2

Trung bình (5-6
điểm)


8

18,2

21

50

Yếu (<5 điểm)

0

0.0

9

21,5

Bảng 2: Tổng hợp kết quả thực nghiệm
2.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh
khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình.
17


Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý
vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí.
Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100% số học sinh đạt
tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng

3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực trạng hoạt động
dạy học theo định hướng phát triển năng, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không
có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, loại bỏ các phương pháp
dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu
quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học
sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động,
sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả
phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù
lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được
khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề,
gắn kiến thức với thực tiễn…Thay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải
nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm” , chỉ có như vậy kiến
thức học mới được khắc sâu và bền vững.
- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội
thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức,
lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng
tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng
lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên
cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.

18


- Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực.
3.2. Kiến nghị.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng
phát triển năng lực, tôi đề nghị:
- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận
lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về
chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện
đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực.
- Tất cả các giáo viên bộ môn đều áp dụng phương pháp dạy học tích cực một
cách thường xuyên để rèn luyện các kĩ năng và khả năng tự giác tìm hiểu kiến thức
của học sinh.
- Xem điểm miệng không chỉ là điểm bài cũ mà có thể là điểm xây dựng bài,
điểm hoạt động nhóm… mở rộng hình thức đánh giá hs.
Vì thời gian, trình độ của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung trình bày. Tôi rất mong và trân trọng
những góp ý chỉnh sửa của các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu ứng dụng được
hoàn thiện hơn, phổ biến rộng rãi trong ngành, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn Địa lí ở trường phổ thông. Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan đây là nghiên
cứu ứng dụng được viết từ kinh nghiệm
dạy học 6 năm qua của bản thân và
tham khảo từ các tài liệu, không sao

19


chép nội dung của người khác.
Lê Quốc Tuấn


Thanh hóa ngày 10 tháng 5 năm 2017
Người viết sáng kiến

Phạm Thị Ngân

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm và ứng dụng – Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà
Nội.
2. Phương tiện dạy học địa lí ở trường THPT – PGS.TS Nguyễn Đức Vũ- NXB
Giáo dục.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí 11 – NXB Giáo dục.
4. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Địa lí (2014 – Vụ giáo dục)
5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, NXB Giáo dục.
20


6. Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT dự án phát triển GDTHPT
7. "Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông", Dự án PTGD THPT, Hà
Nội, 2006
8. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
9. />name=News&op=viewst&sid=63
10. />ctl=site&sub=50&LayoutRootNode=Article&aID=462

21




×