Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học một số nội dung cảu bài 6 công dân với quyền tự do cơ bản SGK 121 ở trường THPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG “LÝ THUYẾT TÌNH HUỐNG” TRONG
DẠY- HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA BÀI 6 “CÔNG
DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN”- SGK 12 Ở
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

Người thực hiện : Trần Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn : GDCD

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3


2.3.1
2.3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi
Khó khăn
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Vận dụng “Lý thuyết tình huống” để giới thiệu bài mới
Vận dụng “Lý thuyết tình huống”trong dạy– học nội dung
“Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
4

5
5
7

dự và nhân phẩm của công dân” (SGK 12)
2.3.3 Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy – học nội dung
“Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân” (SGK 12)
2.3.4 Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy – học nội
2.4
3
3.1
3.2

“Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân” (SGK 12)
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

14
17
19
20
20
21


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Giáo dục Việt Nam năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục THPT

là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và
CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện được mục tiêu đó,
mỗi môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò
nhất định.
Trong tất cả các môn học ở trường THPT hiện nay, môn GDCD đóng một
vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh. Môn học này không chỉ cung cấp cho các em hệ thống tri thức khái quát về
thế giới quan, phương pháp luận; về đạo đức, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà còn hình thành cho học sinh những tình cảm,
niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học. Giúp học sinh
có được sự thống nhất trong ý thức và kiểm soát được những hành vi của mình
trong thực tiễn cuộc sống.
Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay, việc dạy và
học môn GDCD ở trường THPT vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn để
xứng tầm với vị trí của nó. Nguyên nhân của hiện tượng trên theo tôi có nhiều
yếu tố tác động đến như: yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội…Điều quan trọng
hơn cả là trong thực tế hiện nay, do tác động những mặt trái của cơ chế thị
trường nên nhiều học sinh trong suy nghĩ còn xem nhẹ môn học này. Nhiều học
sinh và phụ huynh vẫn có quan niệm rằng đây là môn phụ thì học thế nào mà
chẳng được. Bên cạnh đó, một yếu tố chủ quan khác cũng đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn GDCD hiện nay ở
trường THPT là: một bộ phận giáo viên trực tiếp đứng lớp nhưng chưa thực sự
đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết với chuyên môn. Trong phương pháp giảng
dạy chưa thực sự đổi mới, còn nặng về các phương pháp dạy học truyền thống
nên chưa gây được hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học môn GDCD.
Để khắc phục những hạn chế đó, nhằm gây hứng thú cho học sinh trong
mỗi giờ học môn GDCD ở trường THPT hiện nay. Một yêu cầu tất yếu đặt ra
đối với giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học bộ môn cho phù hợp với

nội dung từng bài, dựa trên những đối tượng học sinh khác nhau. Các phương
pháp dạy học môn GDCD hiện nay ở trường THPT rất phong phú và đa dạng.
Nó bao gồm cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện
đại. Theo tôi, trong thực tiễn dạy học sẽ không có phương pháp nào là “chìa
khóa vạn năng” cho cả chương trình. Điều quan trọng là giáo viên phải biết lựa
chọn cho mỗi bài một phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học
sinh khác nhau. Người thầy trong dạy học phải biết kết hợp một cách nhuần
nhuyễn giữa phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Có
như vậy, bài học mới đạt được hiệu quả cao hơn.

3


Khi dạy bài 6 - (SGK 12) “Công dân với các quyền tự do cơ bản” ở
Trường THPT Như Thanh”. Để nâng cao hiệu quả bài học, nhằm gây hứng thú
cho học sinh, tôi đã vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” trong dạy
học. Với phương pháp dạy học này đã góp phần quan trọng giúp cho học sinh có
được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và biết vận dụng có hiệu quả
trong cuộc sống.
Bằng những tình huống, câu chuyện pháp luật cụ thể, có thật trong đời
sống hàng ngày mà giáo viên liên hệ vào bài học đã giúp học sinh hứng thú tìm
tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết những câu hỏi giáo viên đưa ra, thông
qua những câu chuyện tình huống đó giúp các em có khả năng phán đoán phù
hợp với thực tiễn. Sau khi học xong bài 6 - "Công dân với các quyền tự do cơ
bản”- SGK 12 đã giúp các em có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có
thái độ ứng xử linh hoạt trong thực tiễn.
Từ những ưu điểm trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện một SKKN với đề tài :
Vận dụng "Lý thuyết tình huống" trong dạy - học một số nội dung của bài 6 "Công dân với với các quyền tự do cơ bản” - SGK 12 ở trường THPT Như
Thanh. Tôi hy vọng rằng, đây sẽ là một kênh tham khảo cho đồng nghiệp trong
nhà trường và những ai quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học bộ

môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn GDCD ở trường THPT hiện
nay.
- Thông qua SKKN này nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy - học
môn GDCD ở trường THPT qua việc vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình
huống” trong dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng “Lý thuyết tình huống”
trong dạy - học một số nội dung của bài 6 “ Công dân với các quyền tự do cơ
bản”- SGK 12 ở Trường THPT Như Thanh”.
- Đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh lớp 12 trường THPT Như
Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng
thú cho học sinh trong dạy - học môn GDCD
+ Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tổng kết lý thuyết và rút ra kinh nghiệm
trong thực tiễn
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh sau khi sử dụng phương pháp
dạy học có sử dụng "Lý thuyết tình huống" qua mỗi bài học.
+ Dự giờ các đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn.
4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.

Đất nước đang trên con đường đổi mới, thực hiện mục tiêu Công nghiệp
hóa - hiện đại hóa mà Đảng ta đề ra là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu thực
hiện được mục tiêu này sẽ giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế
giới. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu đó, một vấn đề đặt ra đối với ngành
Giáo dục nước nhà là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực trong xu thế hội nhập quốc
tế ngày nay.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối
với ngành Giáo dục nước ta hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chỉ có đổi mới phương pháp dạy với có tác
dụng tạo nên sự hứng thú, say mê, sáng tạo của người học. Dạy học bằng
phương pháp “Lý thuyết tình huống” là một trong những phương pháp đã và
đang đáp ứng được những yêu cầu nói trên đối với nhành Giáo dục Việt Nam
trong thực tiễn hiện nay.
Phương pháp dạy học “Lý thuyết tình huống” là một trong những lý
thuyết dạy học hiện đại do các nhà nghiên cứu Didactic (Pháp), đứng đầu là Guy
Broussa khởi đầu nghiên cứu và phát triển. Phương pháp dạy học này đã phát
triển ở Pháp. Sau đó, vào những năm 1990 của thế kỉ trước, phương pháp dạy
học này đã được giới thiệu ở Việt Nam. Từ đó cho đến nay, phương pháp dạy
học “Lý thuyết tình huống” đã được các nhà nghiên cứu lý luận dạy học ở Việt
Nam nghiên cứu và phát triển.
Dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” là phương pháp dạy học mà trong đó
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi các em gặp phải
những mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải
cần tìm. Họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng
tìm tòi, tích cực, sáng tạo - Và kết quả là họ giành được kiến thức.
Với phương pháp dạy học này, giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề
tình huống bất kì nào đó? Sau đó cho các em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức,
hay mặt thực tế của việc giải quyết nó. Nhưng đồng thời cũng cảm thấy một số
khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết, nhưng thiếu sót này có thể

khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
Dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” đòi hỏi giáo viên phải tạo ra được
những mâu thuẫn trong nhận thức. Chỉ có điều học sinh chưa biết nên cần phải
tìm hiểu cho rõ vấn đề .......... Việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức,
kỹ năng và phương pháp mới.
Trong dạy học, điều quan trọng là ngay từ dầu giáo viên phải gây được sự
chú ý cho học sinh, từ đó mới kích thích sự hứng thú cho các em. Đây chính là
sự bắt đầu khởi động của tiến trình nhận thức. Học sinh chấp nhận những mâu
thuẫn chủ quan trong thực tiễn lại có thể trở thành mâu thuẫn khách quan. Tuy
nhiên, mỗi tình huống và vấn đề nêu ra của giáo viên trong bài học phải rõ ràng,
phù hợp với khả năng của học sinh. Từ những điều quen thuộc, đã biết, yêu cầu
5


học sinh phải đi đến cái mới, phải có khả năng giải quyết được vấn đề tình
huống mà giáo viên đưa ra.
Phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” dược sử dụng trong mỗi
bài học sẽ đưa học sinh tiến tới trung tâm của tiết học - Còn giáo viên chỉ là
người hỗ trợ những học sinh của mình trong việc liên hệ lý thuyết với thực tiễn
một cách đúng đắn và chuẩn xác nhất. Học sinh sẽ tiếp thu, củng cố, ôn tập các
kiến thức ở mức độ cao hơn và vận dụng thông minh hơn trong quá trình học tập
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
* Về phía giáo viên:
Với 17 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy ở trường THPT, tôi cũng có
những kinh nghiệm nhất định trong việc vận dụng các phương pháp khác nhau
để dạy môn GDCD đạt hiệu quả. Trong những phương pháp đã sử dụng, theo tôi
phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” sẽ làm tăng tính thực tiễn
của bài học, gây hứng thú cho học sinh. Những tiết học có sử dụng phương pháp
“Lý thuyết tình huống” sẽ làm cho học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng hơn. Học

sinh sẽ không còn cảm thấy kiến thức bộ môn GDCD khó, khô khan và đơn điệu
như trong suy nghĩ và nhận thức trước đây.
Sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” trong thực
tiễn còn giúp giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong giảng dậy, thu thập
được nhiều thông tin cũng như một số giải pháp mới từ phía học sinh để làm
giàu vốn tri thức trong bài giảng của mình.
*Về phía học sinh:
Với việc sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” của
giáo viên trong giảng dạy sẽ giúp các em hứng thú hơn trong học tập bộ môn.
Học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, kiến thức bài học được khắc sâu hơn. Bằng
phương pháp dạy học này không chỉ giúp học sinh nẵm vững kiến thức mà còn
giúp các em nâng cao khả năng nhận thức thực tiễn, phát triển tư duy độc lập,
phát huy tính sáng tạo của người học trong nhận thức các vấn đề thực tiễn.
Thông việc sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống”
còn giúp các em phát hiện ra những vấn đề của cuộc sống mà bản thân học sinh
chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết.
Sử dụng phương pháp học bằng “Lý thuyết tình huống” còn rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn như: làm việc nhóm, tranh
luận và thuyết trình, làm tăng khả năng tự định hướng trong học tập của bản
thân cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
2.2.2. Khó khăn:
*Về phía giáo viên:
Với bài 6 - SGK 12 “Công dân với các quyền tự do cơ bản”. Đặc thù của
bài này là: kiến thức tương đối nặng, vì vậy vấn đề thời gian để giáo viên và học
sinh hoàn thành bài học sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, theo tôi, nếu giao viên
không linh hoạt sử dụng những phương pháp khác nhau trong giảng dạy sẽ làm
cho học sinh thấy nhàm chán trong giờ học, hiệu quả bài học không cao. Xuất
6



phát từ thực tiễn đó, để nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú cho học sinh,
tôi dã sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống”.
Với phương pháp này sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách
tích cực và chủ động hơn. Nếu giáo viên không chịu khó tìm tòi, nghiên cứu đưa
ra những tình huống sát thực với nội dung bài học có thể kết quả sẽ không được
như mong muốn. Vì vậy, để dạy bài này đạt hiệu quả, giáo viên phải đầu tư thời
gian, chuẩn bị giáo án, linh hoạt kết hợp những kỹ năng và thao tác sư phạm cho
phù hợp.
*Về phía học sinh:
Với đặc thù là học sinh ở một trường THPT miền núi cho nên năng lực học
tập của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khi giáo viên sử dụng phương pháp
dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” cũng gặp không ít khó khăn.
Sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” đối với bài
này đòi hỏi học sinh phải có tinh thần tự giác trong học tập, có thái độ làm việc
nghiêm túc, sáng tạo; có tư duy độc lập thì việc tiếp thu bài học mới đạt kết quả
cao. Nếu học sinh vẫn học một cách thụ động, không hợp tác với giáo viên sẽ
làm cho bài học kém hiệu quả.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để dạy - học một số nội dung của bài 6 - SGK 12 “Công dân với các
quyền tự do cơ bản” bằng phương pháp “Lý thuyết tình huống” đạt hiệu quả,
giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị bài thật tốt.
Đối với giáo viên: phải chuẩn bị các tình huống khác nhau thông qua việc
sưu tầm, tìm hiểu các tình huống về câu chuyện pháp luật có trong thực tiễn, phù
hợp với nội dung bài học để các em có thể liên hệ trong thực tiễn. Tình huống
giáo viên đưa ra phải ngắn gọn, chính xác và mang tính chất thời sự để gây sự
hấp dẫn cho học sinh, phù hợp với nội dung của bài học.
Giáo viên cũng có thể hướng dẫn từng nhóm học sinh trong lớp tự tìm các
tình huống liên quan đến bài học, nhằm kích thích tính sáng tạo của học sinh;
thông qua đó rèn luyện cho các em ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Yêu
cầu nguồn tư liệu sưu tầm các tình huống để vận dụng vào giảng dạy một số nội

dung của bài 6 - “Công dân với các quyền tự do cơ bản”, giáo viên và học sinh
nên khai thác trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình… phù hợp với các
mục, nội dung cụ thể của bài hoc.
Đây là bài học gắn liền với các quyền tự do cơ bản của con người. Các
quyền này phải được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất; nó không thể tách rời
đối với mỗi cá nhân. Thông qua bài học sẽ giúp học sinh hiểu được các quyền tự
do cơ bản, biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng pháp luật về quyền tự do
cơ bản của công dân và biết phê phán những hành vi xâm phạm đến quyền tự do
của con người. Bài học cũng giáo dục học sinh biết tôn trọng các quyền tự do cơ
bản của người khác, biết đấu tranh với các hành vi xâm phạm tới các quyền tự
do cơ bản của mình.
2.3.1. Vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” để giới thiệu bài mới

7


Đối với bài 6 - “Công dân với các quyền tự do cơ bản”, giáo viên có thể sử
dụng máy chiếu đưa hình ảnh và tình huống pháp luật “Kẻ đánh bạn gần chết
chỉ vì câu nói đùa” để giới thiệu bài mới. Giáo viên chỉ cần tóm tắt tình huống
và trình chiếu hình ảnh cho học sinh xem.
Vào tối 28/06/2015, Lê Văn Nhẫn (27 tuổi, quê ở Hoài Nhơn, Bình Định),
tạm trú tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đang ngồi nhậu với một số người ở
nơi Nhẫn trọ. Khi mọi người đã “chén chú, chén anh” thì thấy Trần Hữu Tiến
(25 tuổi, quê ở Quảng Trị) đi cùng một Nam thanh niên khác nên gọi vào nhậu
cho vui.
Trong lúc đang hăng say thì người bạn đi cùng với Tiến xin phép về trước
và có nhã ý muốn trả tiền nhậu. Thấy thế, Tiến nói đùa là “Mi trả tiền thì coi
chừng Nhẫn đánh đó”. Nghe Tiến nói thế, Nhẫn sôi máu lên liền cãi lại. Hai bên
xô xát. Sau đó, Tiến gọi điện cho bạn là Nguyễn Cao Lượng 31 tuổi, Hà Văn
Chung - 20 tuổi quê ở Quảng Bình tới đánh hội đồng Nhẫn. Thấy thế, bạn của

Nhẫn là Đỗ Minh Sang 27 tuổi xông vào cứu.
Tuy nhiên, cả Nhẫn và Sang đều bị đánh tới tấp. Hậu quả, Nhẫn bị chấn
thương sọ não, liệt tứ chi, hiện đang sống thực vật và điều trị tại bệnh viện,
Sang bị thương tích 33%.
Tại phiên tòa sơ thẩm chiều ngày 04/08/2015, Tòa án nhân dân TP Đà
Nẵng đã tuyên phạt : Trần Hữu Tiến và Nguyễn Cao Lượng cùng 19 năm tù, Hà
Văn Chung 17 năm tù cùng tội “giết người”. Ngoài mức án trên, 3 bị cáo phải
bồi thường cho Nhẫn 224 triệu đồng, bồi thường cho Sang 48 triệu đồng.

Hình ảnh của 3 bị cáo Trần Hữu Tiến, Nguyễn Cao Lượng, Hà Văn Chung.
Như vậy, đối với những kẻ coi thường pháp luật, xâm phạm đến các
quyền tự do cơ bản của công dân sẽ bị sử lý nghiêm minh. Không những trừng
trị thích đáng các hành vi phạm pháp luật, mà đây còn là bài học cho người khác

8


Mặc dù tình huống trên mới nêu lên được một nội dung của bài học
nhưng với lối dẫn dắt vào bài bằng những tình huống pháp luật có trong thực tế
sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh. Bài học sẽ giảm bớt sự khô khan, khó
hiểu của những kiến thức pháp luật.
2.3.2.Vận dụng “Lý thuyết tình huống” để dạy- học nội dung “Quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân”. Bài 6 - SGK 12
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân là loại quyền gắn với tự do cá nhân của con người, được ghi
nhận tại Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, năm 2013 và
được quy định thành một nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta.
Thời gian gần đây, trên các kênh thông tin, chúng ta thấy có nhiều vụ xâm phạm
đến quyền tự do cơ bản của công dân. Có những vụ án đã gây nên cái chết

thương tâm mà nguyên nhân “không đâu vào đâu”.
Những vụ bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường, ngoài xã hội…
Đáng báo động như: chỉ trong mấy ngày Tết năm Đinh Dậu (2017) đã có 4.500
ca phải nhập viện do đánh nhau. Như vậy, việc giúp học sinh nắm được những
kiến thức cơ bản của “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của công dân” là điều rất cần thiết. Nó không chỉ giúp
các em biết sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật mà còn phải biết tôn
trọng, bảo vệ quyền tự do cơ bản của người khác.
Biết phê phán, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là
tránh nhiệm, nghĩa vụ và lương tri của mối con người. Các em phải được học
hành, có hiểu biết và nhận thức đúng đắn trước một vấn đề pháp luật. Mặt khác,
do là người hiểu biết, có nhận thức, các em còn phải là một tuyên truyền viên về
pháp luật của gia đình và địa phương nơi mình sinh sống.
Vì vậy, trong nội dung “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân”, tôi sử dụng phương pháp dạy học
“Lý thuyết tình huống” để khắc sâu những kiến thức cho học sinh. Tôi đã lựa
chọn những tình huống pháp luật sát thực với bài học để giúp học sinh lĩnh hội
tri thức pháp luật một cách chủ động hơn. Tình huống tôi áp dụng trong dạy học bài này là những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây nhất.
Tình huống và hình ảnh tôi đưa ra là một nhóm nữ học sinh Trường
TTGD Thường xuyên huyện Đô Lương, Nghệ An đánh một em học sinh lớp 10
cùng trường tại Khu đô thị Vườn Xanh, thị trấn Đô Lương. Sự việc diễn ra có sự
chứng kiến của nhiều nữ sinh khác, nhưng không một ai can ngăn.

9


Hình ảnh học sinh nữ TTGDTX huyện Đô Lương, Nghệ An đánh bạn cùng
trường
Giáo viên chuẩn bị tình huống trước khi đến lớp, pho to ra Giấy A4 cho các

nhóm. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu tình huống và trả lời câu
hỏi.

Hình ảnh nhóm 1 và nhóm 2 nghiên cứu tình huống và trả lời câu hỏi

10


Hình ảnh nhóm 3 và nhóm 4 lớp 12 A6 nghiên cứu tình huống và thảo luận
Sau thời gian 5 phút tìm hiểu tình huống và thảo luận. Các nhóm đã có
những câu trả lời. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Nhóm 1: Trong tình huống trên, các đối tượng đã có những hành vi vi
phạm pháp luật như thế nào?

Hình ảnh đại diện nhóm 1 trả lời câu hỏi thảo luận
11


Các em đã nêu lên được những hành vi vi phạm pháp luật như: Đánh
người, xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của công dân.
Nhóm 2: Nguyên nhân của những tình trạng trên là do đâu?

Hình ảnh đại diện nhóm 2 trả lời câu hỏi của tình huống
Bằng sự hiểu biết của mình, các em đã nêu lên được những nguyên nhân
của thực trạng bạo lực học đường hiện nay. Trong đó có những nguyên nhân cơ
bản như:
+ Thiếu sự quan tâm của gia đình.
+ Không nhận thức được hành vi của mình.
+Vốn hiểu biết về pháp luật còn kém.

+Do lối sống buông thả, bị bạn bè xúi giục.
+ Ảnh hưởng từ bạo lực gia đình.
+ Kém hiểu biết về giáo dục giới tính.
Như vậy, với phương pháp dạy học này, học sinh đã biết sử dụng, liên hệ
kiến thức của những bài học trước với bài học hiện tại để trả lời câu hỏi của giáo
viên. Mặc dù là học sinh miền núi, nhưng các em cũng đã có sự nhìn nhận đúng
đắn về nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường nói riêng và bạo lực trong
xã hộ nói chung hiện nay.

12


Nhóm 3: Pháp luật có những quy định như thế nào đối với vấn đề tính
mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân?

Hình ảnh đại diện nhóm 3 trả lời câu hỏi tình huống
Trong nội dung này, cùng với những hiểu biết của mình và việc tham khảo
SGK đã giúp các em trả lời đầy đủ, chính xác về “Quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân”. Học sinh đã nêu
được các nội dung sau:
+ Không ai được đánh người, nghiêm cấm hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người
gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe cho người khác.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi như: giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai được xâm phạm tới danh dự của người khác.
+ Nghiêm cấm các hành vi đặt điều, nói xấu người khác.
Như vậy, với phương pháp dạy học này, đa số học sinh phải làm việc.
Tránh được thái độ “ỷ lại”, “lười suy nghĩ”, “lười đọc sách” của một bộ phận
không nhỏ học sinh trong lớp. Giáo viên đã chuyển học sinh từ “phải lĩnh hội
kiến thức” sang “chủ động lĩnh hội kiến thức”. Từ đó giúp các em khắc sâu được
nội dung bài học.

Nhóm 4: Theo em, chúng ta cần có những giải pháp gì để khắc phục thực
trạng trên?

13


Hình ảnh đại diện nhóm 4 trả lời câu hỏi tình huống
Thông qua tình huống, với suy nghĩ của mình, học sinh cũng đã mạnh dạn
nêu lên được các giải pháp như:
+Xử lý mạnh tay, có biện pháp đủ tính răn đe đối với những hành vi vi
phạm.
+ Nâng cao nhận thức, ý thức về hành động, hậu quả của hành động.
+ Nhìn nhận lại cách giáo dục của một số gia đình.
+ Chính quyền, Công an đảm bảo sự thống nhất, nêu cao trách nhiệm và
phát huy hết năng lực của mình.
Như vậy, bằng cách khơi gợi suy nghĩ của học sinh, giáo viên đã tạo điều
kiện để các em nói lên được những quan điểm của mình, biết phê phán những
hành vi vi phạm pháp luật... Bằng những suy nghĩ cũng có thể là tích cực hoặc
có thể là trái chiều, nhưng qua đó đã giúp giáo viên bổ sung thêm kiến thức pháp
luật cho học sinh một cách hiệu quả thiết thực nhất.
14


Khi đại diện các nhóm lên trình bày, đa số học sinh trong lớp theo dõi và
có những ý kiến đóng góp khác nhau. Bằng cách chất vấn trực tiếp những câu
hỏi của học sinh và cách giải đáp của giáo viên đã giúp học sinh tiếp cận được
vấn đề một cách chuẩn xác nhất.

Hình ảnh các em tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến
Như vậy, với phương pháp dạy học tích cực bằng “Lý thuyết tình huống”

đã giúp cho học sinh dễ học, dễ nhớ những nội dung của kiến thức pháp luật Bài
6 - “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân” - SGK 12.
Thông qua quá trình học sinh nghiên cứu, phân tích, thảo luận các tình
huống đã giúp các em ghi nhớ nội dung kiến thức bài học một cách lâu dài.
Tránh được tình trạng “ học vẹt”, “ học trước quên sau” của một bộ phận học
sinh. Trong quá trình tranh luận, để giải quyết vấn đề của tình huống đặt ra, các
em đã nâng cao được khả năng tư duy độc lập, phát huy tính sáng tạo và hình
thành cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tranh luận và thuyết trình
trước một tình huống pháp luật trong cuộc sống.
Thông qua những tình huống cụ thể, với những dẫn chứng thời sự mang
tính thuyết phục cao, học sinh có thể phát hiện ra các vấn đề của cuộc sống mà
bản thân các em chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm trong để hóa giải. Có thể dẫn
chứng cho trường hợp này qua ví dụ sau:
Khi dạy nội dung “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của công dân” ở lớp 12A 8, tôi đưa ra tình huống “Cả
làng đánh chết người bắt trộm chó” và đặt câu hỏi cho học sinh tranh luận. Vậy
thì trong trường hợp này, “làng” có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Đã có
một bộ phận học sinh đã trả lời là “ không”. Các em cho rằng, đã "ăn trộm" thì
phải chịu đánh. Hơn nữa, đây là chuyện “cả làng” đánh nên Công an sẽ không
thể biết ai mà bắt.

15


Như vậy, với vai trò là người “điều phối viên” của tiết học, giáo viên sẽ
phải theo dõi những ý kiến đưa ra từ phía học sinh. Sau đó tổng hợp ý kiến của
các em rồi phân tích, tổng hợp ý kiến, bổ sung và đưa ra kết luận nội dung của
tình huống để học sinh tiếp thu những tri thức đúng đắn, khắc phục được những
suy nghĩ và nhận thức mang tính chủ quan của học sinh. Trong thực tế đã có lúc

các em có những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quyền tự do cá nhân
của người khác nhưng bản thân lại không hề biết rằng mình đã và đang vi phạm
pháp luật. Ví dụ như: hành vi “nói xấu”, “tung tin bịa đặt ”, xúc phạm đến nhân
phẩm và danh dự của người khác người khác, hoặc đưa tin không đúng về họ lên
các trang mạng Facebook. Các em không nghĩ rằng đó là hành vi vi phạm pháp
luật một cách vô tình.
Một ví dụ khác như: tình huống “Bắt được kẻ móc túi trên xe buýt”. Đối
với tình huống này, đa số các em Nam đều cho rằng phải đánh cho một trận rồi
mới giải đến cơ quan Công an. Hoặc tình huống “Giăng bẫy bằng điện đánh
chuột gây chết người”. Một số học sinh vẫn nghĩ đây chỉ là một rủi ro “không
may” đáng tiếc chứ không phải lỗi do sự cố ý, nên người giăng bẩy điện không
vi phạm pháp luật.
Một tình huống khác trong gia đình: Chồng đánh vợ, vợ chửi chồng, chamẹ đánh con… Thậm chí có những trường hợp phải nhập viện điều trị. Nhưng
học sinh vẫn nghỉ nghĩ rằng đây chỉ là những “chuyện trong nhà”, trong gia đình
nên “đóng cửa bảo nhau”, không cần phải nhờ đến cơ quan pháp luật can thiệp.
Từ cái nhìn nhận thiếu hiểu biết về pháp luật của học sinh, thông qua
những câu chuyện tình huống cụ thể, sinh động mà giáo viên đưa ra trong dạy
bài 6 - “ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân”, học sinh có thêm sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc hơn về
pháp luật. Học sinh phải nhận thức được bản chất của vấn đề là:
+ Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác:
+ Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung
hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe của người khác.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi như: giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Với những tình huống pháp luật cụ thể giáo viên đưa ra trong giờ học đã
phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo nên sự hứng thú cho các em.
Thông qua giờ học, học sinh đã biết vận dụng những tri thức của bài học để giải
quyết những vẫn đề trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, việc giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học “Lý thuyết tình huống” trong nội dung bài này đã giúp các

em có được những hiểu biết nhất định về pháp luật và tự điều chỉnh những hành
vi của mình trước những tình huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày.
3.3. Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy - học nội dung “Quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân”
Đối với các quyền tự do cơ bản của công dân thì “Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân” là quyền quan trọng nhất. Điều này đã được ghi
nhận tại điều 20, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Để làm
16


rõ nội dung của quyền này, giáo viên cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp
dạy học khác nhau như: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết
vấn đề, dạy học với lý thuyết tình huống, dạy học với lý thuyết kiến tạo…
Nhưng theo tôi, để giảng dạy nội dung này đạt hiểu quả tốt nhất, giáo viên nên
sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống”. Giáo viên có thể sử
dụng tình huống pháp luật như sau: “Khống chế, bắt con để ép mẹ trả nợ”.
Theo nguồn tin từ Cơ quan điều tra Công an quận Long Biên - TP Hà Nội
. Ngày 31/3/2017, đơn vị đã ra quyết định bắt bị can Lã Thanh Tùng (sinh năm
1996), trú ở Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, TP Hà Nội, để điều tra về
hành vi bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
Theo điều tra, bà Thu ( trú ở Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên - TP
Hà Nội) vay nợ Tùng số tiền hơn 4 triệu đồng. Nhưng do không có khả năng chi
trả, Tùng đã từng đến nhà bà Thu gây sức ép đối với các thành viên trong gia
đình. Để yên ổn, chồng bà Thu đã hứa sẽ trả mỗi tháng 1 triệu đồng. Tuy nhiên,
cam kết này nhà bà Thu đã không thực hiện được. Đầu tháng 3 năm 2017, Tùng
lại tiếp tục đến nhà bà Thu đe dọa và tình cờ gặp Nam, con trai bà Thu đang
học lớp 12.
Trưa 18/3/2017, Tùng rủ thêm một số đối tượng đến khu vực trường học
để tìm cháu Nam. Thấy cháu từ trường đi ra, cả nhóm đã lại khống chế đánh và
bắt cháu Nam lên xe đem đi. Sau đó, chúng gọi điên về nhà cho bà Thu đòi tiền

nợ…Nhận được tin, bà Thu đã báo Công an quận Long Biên - TP Hà Nội. Ngay
lập tức, Công an quân long Biên đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trên địa
bàn thành phổ để giải cứu thành công nạn nhân…
Với tình huống câu chuyện pháp luật này, giáo viên có thể tiến hành thực
hiện các bước như sau:
+ Pho tô tình huống ra Giấy A4, sau đó chia lớp học thành 3 nhóm, mỗi
nhóm 4,5 bản để nghiên cứu tình huống và trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
+ Học sinh phải chuẩn bị Giấy A0 ở nhà, bút viết bảng trắng để trả lời các
câu hỏi.

Hình ảnh các nhóm học sinh lớp 12 A9, nghiên cứu tình huống pháp luật
17


Nhóm 1: Trả lời câu hỏi: Trong tình huống trên, Lã Thanh Tùng cùng
các đối tượng đã có những hành vi vi phạm pháp luật nào? Xâm phạm tới quyền
gì của công dân?
Nhóm 2 : Trả lời câu hỏi: Theo quy định của pháp luật, những trường hợp
nào được phép bắt, giam, giữ người?
Nhóm 3: Trả lời câu hỏi: Trường hợp bắt, giam, giữ người trái phép sẽ bị
pháp luật xử lý như thế nào?
Các nhóm sẽ thảo luận và ghi nội dung trả lời vào giấy. Mỗi nhóm sẽ cử
đại diện lên bảng trình bày quan điểm của nhóm.

Hình ảnh đại điện nhóm lên bảng trả lời câu hỏi
Khi đại diện các nhóm trình bày, những học sinh dưới lớp theo dõi và
tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho các nhóm. Giáo viên với vai trò là
người “điều phối viên” trong lớp học sẽ theo dõi, phân tích, tổng hợp ý kiến của
các nhóm; đồng thời bổ sung và đi đến kết luận tình huống. Trong tình huống
trên, Lã Văn Hùng và các đối tượng đã có những hành vi vi phạm pháp luật như

sau:
- Bắt người.
- Giam, giữ người trái phép.
Hành vi tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là xâm
phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Theo quy định của
pháp luật, không cho phép ai được bắt người khác nếu không có quyết định của
Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát (trừ trường hợp phạm tội
quả tang). Pháp luật cũng quy định rõ những trường hợp được phép bắt, giam, giữ
người khác như sau:
Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định
của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ

18


chứng tỏ bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ
tiếp tục phạm tội.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi:
+ Có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực
hiện hành vi tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không được trốn
thoát.
+ Thấy ở người bị tình nghi hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu
vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó chạy trốn.
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm
thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Cũng như đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ
ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND
nơi gần nhất. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn,

Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện
Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do
ngay.
Như vậy, thông qua việc vận dụng phương pháp dạy học “Lý thuyết tình
huống”, mỗi học sinh có thể tiếp nhận được hệ thống tri thức một cách chủ
động, hăng say trong học tập, tránh được sự ỷ lại hay tiếp nhận tri thức một cách
thụ động, không chịu làm việc của một bộ phận học sinh trong lớp. Với hương
pháp dạy học này đã khắc phục được tính khó hiểu của những câu chuyện tình
huống pháp luật.
Sử dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” trong dạy học, đa số học
sinh hiểu được các vấn đề như: trong trường hợp nào được phép bắt, giam, giữ
người khác. Việc bắt, giam giữ người khác được tiến hành theo trình tự nào, giải
người bị bắt đến đâu…
2.3.4. Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy - học nội dung “Quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân” bài 6 - ( SGK 12)
Chỗ ở của công dân bao gồm nhà riêng ở thành phố, nông thôn, căn hộ
trong khu chung cư, khu tập thể… Đó là tài sản riêng hoặc là tài sản thuộc
quyền sử dụng của công dân; là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi sum họp, nghỉ ngơi của
mỗi gia đình. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong các quyền tự do
cơ bản của công dân. Có nghĩa là: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi
người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được
sự đồng ý của họ. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có
quyết định của cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền được khám chỗ ở của một
người bất kì nào đó. Trong trường hợp này, việc khám xét cũng không được tiến
hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Như vậy, đối với nội dung này, giáo viên có thể sử dụng tình huống 13
trong sách GDCD 12 - Bài 6 để học sinh nắm được kiến thức bài học một cách
hiệu quả và sâu sắc.
19



Ví dụ: “ Hai người đàn ông đang đuổi theo một tên ăn cắp xe đạp. Đuổi
được một hồi, kẻ ăn cắp bỗng mất hút, không biết tên trộm đã trốn đi đâu. Một
người nói: Chắc nó chạy vào nhà ông Tài rồi, ta vào đó xem sao? Đến trước
cổng nhà ông Tài, hai người đề nghị ông Tài cho vào khám nhà để tìm tên ăn
trộm. Ông Tài nói, không thấy đứa nào chạy vào đây và không đồng ý cho hai
người vào nhà. Vì hai người đàn ông khẳng định kẻ ăn trộm chạy vào nhà ông
Tài nên hai người đàn ông cứ thế xông vào khám xét khắp nơi trong nhà, trong
bếp, trong vườn nhà ông Tài”.
Giáo viên tóm tắt nội dung tình huống, sau đó chia lớp học thành 3 nhóm ,
yêu cầu học sinh nghiên cứu tình huống trong thời gian 5 phút và trả lời câu hỏi
của giáo viên đưa ra.
Nhóm 1: Pháp luật có cho phép hai người đàn ông trên được vào khám
nhà ông Tài không?
Nhóm 2: Hành vi của hai người đàn ông đã vi phạm quyền gì của ông Tài?
Nhóm 3: Pháp luật chỉ cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường
hợp nào?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên theo dõi, phân tích, tổng hợp,
bổ sung ý kiến của học sinh và đi đến kết luận như sau:
- Pháp luật không cho phép hai người đàn ông trên được vào khám nhà
ông Tài. Bởi vì, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng,
không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác khán xét nếu không được người đó
đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được khám chỗ ở của một người nào
đó.
Việc khám xét cũng không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân
theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Hành vi của hai người đàn ông trên đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về chỗ ở của công dân.
- Pháp luật chỉ cho phép khám chỗ ở của công dân trong các trường hợp

sau:
+ Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương
tiện để thực hiện tội phạm, hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
+ Khi chỗ ở của người nào đó có người phạm tội, hoặc người bị truy nã
đang lẩn trốn ở đó.
Như vậy, với tình huống trên, học sinh đã nắm được kiến thức bài học một
cách đầy đủ, chính xác về quyền được khám phá nhà ở của công dân, đồng thời
các em có thể vận dụng kiến thức đó vào đời sống thực tiễn.
Trên thực tế, tại các vùng quê, “tình làng, nghĩa xóm” luôn được duy trì,
gìn giữ với quan niệm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Tuy nhiên, chỉ cần có một sự va
chạm về kinh tế hoặc có sự mất mát về tài sản như: con gà, cái máy bơm nước,
cái xe đạp... sẽ làm cho họ nghi ngờ lẫn nhau. Và việc chạy “ xồng xộc” vào nhà
một ai đó để khám xét, lục lọi không phải là việc xa lạ.

20


Do đó, khi giáo viên áp dụng những tình huống sát với nội dung bài học
đã giúp học sinh không chỉ nắm bắt được những tri thức môn học sâu sắc mà các
em còn trở thành những tuyên truyền viên về pháp luật tại các làng, bản, địa
phương nơi mình sinh sống với tư cách là người có hiểu biết và được nhận thức
đầy đủ về pháp luật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Chúng ta đã biết trong thực tiễn và quá trình dạy học, “Không một liều
thuốc nào có thể chữa khỏi tất cả các bệnh”; cũng như không một phương pháp
dạy học nào có thể áp dụng xuyên suốt quá trình dạy và học.
Như vậy, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cho từng phần,
từng nội dung của bài học là rất cần thiết. Do đó, việc sử dụng phương pháp “Lý
thuyết tình huống” vào dạy - học một số nội dung của bài 6: “ Công dân với các
quyền tự do cơ bản” - SGK 12, tôi thấy rất khả quan. Đa số học sinh đã hiểu bài,

tiếp thu kiến thức bài học đạt hiệu quả. Hầu hết các em không còn ngại học môn
GDCD mà ngược lại, các em còn tỏ ra hứng thú và yêu thích môn học này hơn.
Điều đó đã được minh chứng cụ thể qua việc phần lớn các em học sinh khối 12
đã lựa chọn Tổ hợp các môn KHXH để dự thi THPT Quốc gia năm học 20162017 ở trường THPT Như Thanh.
Thông qua các tình huống pháp luật mà giáo viên đưa ra trong mỗi bài đã
tạo cơ hôi cho học sinh trao đổi với nhau về những nội dung quan trọng của bài
học. thông qua việc trao đổi, tranh luận của học sinh, kết hợp với sự giải đáp
những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên đã làm cho không khí của lớp học sôi
nổi hơn. Các em đã mở rộng được tầm nhận thức, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm từ những câu chuyện pháp luật để vận dụng vào trong thực tiễn.
Đối với học sinh khối lớp 12 ở trường THPT Như Thanh, sau khi tôi áp
dụng phương pháp dạy học "Lý thuyết tình huống" trong bài 6 - SGK 12 và
nhiều bài học khác, thông qua những câu chuyện pháp luật có trong thực tiễn đã
giúp học sinh đạt được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm
12A6
41 Khảo sát
Dưới 5 5- 6.25 6.5- 7.75 8- 8.75 9- 10
Đề của Sở
GD&ĐT
01
09
27
04
0
Đề của Bộ
GD&ĐT
0

06
17
14
04
lần 3
12A10 41 Đề của Sở
GD&ĐT
05
24
11
0
0
Đề của Bộ
GD&ĐT
0
15
14
10
02
lần 3
Trên đây là bảng khảo sát kết quả điểm thi ở hai lớp có điểm đầu vào lớp
10 khác nhau. Với lớp 12A6, điểm thi đầu vào của các em là trung bình, còn với

21


lớp 12 A10, điểm đầu vào của các em thấp nhất khóa học 2014-2017. Dựa trên
cơ sở đó, tôi có thể đưa ra những nhận xét sau:
Việc giáo viên vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” vào dạy học một số nội dung của bài 6 - “Công dân với các quyền tự do cơ bản” nói
riêng và chương trình GDCD lớp 12 nói chung đã đạt được những kết quả rất

khả quan. Với phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả này đã giúp học sinh
nắm vững kiến thức bài học. Mặt khác, các em còn được rèn luyện những kỹ
năng cần thiết để vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các vấn đề
trong thực tiễn. Qua đó, học sinh biết lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử phù
hợp trước những tình huống khác nhau. Học sinh đã có sự nhìn nhận đúng đắn
về cái đúng, cái tốt đẹp để đấu tranh và bảo vệ lẽ phái, bảo vệ chân lí; đồng thời
các em cũng kiên quyết đấu tranh và nghiêm túc phê phán các hành vi vi phạm
pháp luật. Học sinh cũng có thái độ đúng đắn, tin tưởng và tôn trọng pháp luật,
không đồng tình với các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống; tích cực vận động
mọi người phải hiểu biết và tôn trọng pháp luật để hướng tới cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Từ những hiệu quả đat được nêu trên, tôi thiết nghĩ, đề tài SKKN này
không chỉ được áp dụng một cách có hiệu quả trong dạy - học bộ môn GDCD ở
Trường THPT Như Thanh mà nó còn có khả năng ứng dụng và triển khai rộng
rãi cho mọi đối tượng học sinh ở các trường phổ thông trong cả nước.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận.
“Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì
chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi” ( Horace Mann 1796- 1895). Đúng vậy,
đối với giáo viên điều quan trọng trong dạy học không phải là “nhồi nhét kiến
thức” cho học trò mà điều quan trọng hơn là phải biết khơi dậy ngọn lửa tâm
hồn, khơi dậy cảm hứng và niềm say mê của học sinh đối với môn học của
mình. Vì thế, việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù cho
bộ môn, cho phù hợp với từng bài là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp học sinh
phát huy hết khả năng của mình trong học tập kiến thức mà còn tạo nên sự hứng
thú, say mê đối với các em trong học tập, phát huy được khả năng sáng tạo của
người học và phát triển tư duy nhận thức cho học sinh.
Đối với việc dạy - học bộ môn GDCD hiện nay ở trường THPT, giáo viên
có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương
pháp có những thế mạnh và kèm theo những hạn chế riêng. Không có phương

pháp nào là “ chìa khóa vạn năng” cho cả chương trình hoặc một bài cụ thể. Do
đó, trong quá trình dạy học môn GDCD ở trường THPT, giáo viên phải linh hoạt
kết hợp các phương pháp khác nhau, đặc biệt là sử dụng phương pháp “Lý
thuyết tình huống” vào một số bài học cho phù hợp với nội dung sẽ mang lại
hiệu qủa cao trong việc hình thành tri thức đạo đức pháp luật cho học sinh
Chính vì vậy, việc vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” trong
dạy - học bộ môn GDCD đã thực sự đưa người học tiến tới trung tâm của tiết
22


học. Còn với giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ học sinh trong việc liên
hệ lý thuyết với thực tiễn một cách chuẩn xác nhất.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn GDCD. Hằng năm nên tổ chức
những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT.
Cử những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy những phương pháp đổi
mới môn học để giáo viên trong toàn Tỉnh học tập, tham khảo để nâng cao trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
3.2.2. Đối với Nhà trường
- Cần quan tâm hơn nữa đến bộ môn GDCD, bổ sung thêm nguồn tài liệu
trong thư viện của nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo.
- Thực hiện các chương trình ngoại khóa về môn GDCD để học sinh thêm
yêu môn học.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm trực tiếp
giảng dạy bộ môn GDCD ở Trường THPT Như Thanh. Tôi thiết nghĩ, đây là ý
kiến mang tính chủ quan của mình, nên sẽ không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Vì vậy, tôi rất mong được các đồng nghiệp và quý thầy cô đóng góp ý
kiến để SKKN này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và quý thầy cô!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Trần Thị Hoa

23



×